kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định truyện và sự thật

    Ký ức đau lòng Nhắc đến làng Vũ Đại, người dân cả nước đều biết đến câu chuyện xoay quanh 3 nhân vật trong văn chương là Chí Phèo, Thị Nở và Bá Kiến. Dù ngôi nhà của Bá Kiến vẫn còn đó, như chứng tích lịch sử, nhưng ngôi làng ấy đã đổi tên thành làng Đại Hoàng từ lâu. Nay làng Đại Hoàng thuộc xã Hòa Hậu (Lý Nhân, Hà Nam), vùng đất chiêm trũng xa xôi nhất của Hà Nam, cạnh sông Hồng, giáp Thái Bình và Nam Định.

    Nếu làng Vũ Đại gắn với những câu chuyện buồn tủi về số phận con người, về một vụ án đầy bi kịch, thì cái tên Đại Hoàng lại gắn với một thảm án có lẽ là kinh hoàng hiếm thấy trong lịch sử tội ác. Toàn bộ 4 mạng người chết thảm chưa rõ nguyên nhân. Thảm án ấy xảy ra cách nay đã hơn 30 năm, nhưng mỗi lần nhắc đến, người dân làng Đại Hoàng vẫn rùng mình sợ hãi.


    Ngôi nhà của Bá Kiến ở làng Vũ Đại

    Nếu câu chuyện Chí Phèo giết Bá Kiến, rồi tự mổ bụng mình tự tử, là hình ảnh của văn chương, do nhà văn sáng tạo ra, thì chuyện một người đàn ông ở làng Đại Hoàng giết một lúc 3 mạng người thân, rồi tự rạch bụng, moi ruột mình, là chuyện có thật.

    ít ai biết rằng cái gì đã vào tâm trí các nhà văn, để họ sáng tác ra những chuyện đúng như sự thực.....tất cả đều in dấu vết, theo một dạng năng lượng sóng mà những trung tâm tiếp sóng có kỹ thuật cao siêu đều tiếp nhận được và phát lại dưới dang âm thanh hình ảnh chuẩn xác.....bộ não con ngừoi cũng vậy, với những ngừoi sống bằng trí tuệ tâm hồn, họ thấy cái mà ngừoi trần mắt hột ko thấy ....

    và thêm nữa họ cũng đã từng (kiếp trước) tham dự câu chuyện , nên kiếp này đến duyên tái hiện cảnh đó rõ y chang ....bộ não như hộp đen ghi nhận lại, và khi đến cơ duyên nó hiện lên.....chứ ko phải cái gọi là sáng tác

    tất cả cái gì có trong óc con ngừoi, vào bất kỳ thời điểm nào, đều đã từng có sự hiển hiện bên ngoài (tâm) . thế giới vật chất biến hiện bên ngoài chính là hình ảnh phản chiếu trong tâm, trong hộp đen

    cuộc đời luôn là luân hồi, với những kẻ bám luyến ko bao giờ có ý muốn thoát ra



    Câu chuyện khủng khiếp ấy đã ám ảnh người dân quá nặng nề, mà thời gian nửa kiếp người vẫn chưa xóa được. Chúng tôi tìm về làng Đại Hoàng, lật lại vụ án thảm khốc và bí ẩn năm xưa, để mong tìm được phần nào lời giải cho câu chuyện kinh hãi này. Con đường về làng Đại Hoàng rộng thênh thang.

    Nhà cụ Bá Kiến, biểu tượng của sự giàu có, xa hoa và tàn ác, giờ nhỏ xíu, lọt thỏm trong vườn chuối, cỏ mọc lút gối. Ngôi nhà ấy giờ chỉ bằng gian bếp của người nông dân làng Đại Hoàng. Con ngõ nhỏ ngoắt ngoéo, cỏ mọc rậm rạp, xuyên qua những mảnh vườn nhỏ, cây cối um tùm dẫn đến ngôi nhà từng xảy ra thảm án năm xưa.

    Những người chỉ đường bảo ngôi nhà ấy bỏ hoang, người thì bảo thi thoảng có người ở. Dân làng không nắm rõ, vì 30 năm nay, từ khi thảm án xảy ra, chẳng mấy ai dám đặt chân đến con ngõ ấy, chứ đừng nói đến chuyện vào ngôi nhà lúp xúp, giữa mảnh vườn hoang để xem có ai đến ở hay không.

    Có rất nhiều lời đồn kỳ quái, ma rợn, bùa ngải liên quan đến mảnh đất u ám, đau thương đó. Thậm chí, người dân còn đồn rằng, nó là hiện thân từ nhân vật Chí Phèo thời xưa.


    Ngôi nhà nơi diễn ra thảm án bí ẩn ở làng Đại Hoàng

    Ngôi nhà gỗ lim cổ khá nhỏ, mái ngói, cửa khép hờ. Vườn lơ thơ cây cối. Mảnh sân nhỏ sạch sẽ, gọn gàng. Chúng tôi gọi cửa, hai người đàn ông lồm cồm bò dậy. Cụ ông gầy còm, tóc bạc như cước nằm một giường, con trai cụ nằm một giường. Căn nhà nhỏ, nhưng trống hoác, vì chẳng có vật dụng gì đáng giá. Chỉ có 3 cái ghế, nên người đứng, người ngồi.

    Dường như, lâu lắm rồi, mới có khách lạ ghé ngôi nhà này, nên hai cha con cụ Trần Đức Thạc tỏ ra ngạc nhiên.
    Chúng tôi hỏi lại vụ án năm xưa, xảy ra đúng tại ngôi nhà này, cụ Thạc lần mò tìm mấy nén nhang, tay run rẩy đánh lửa xoèn xoẹt châm nhang lên cái bàn thờ trống hoác tràn ngập bát hương với những chân hương lạnh lẽo.
    Mái tóc bạc trắng, người cao lênh khênh, nhưng gầy còm như cây sậy trước gió, gợi cho người đối diện sự cảm nhận về một con người cả đời long đong, vất vả, và mang nặng u sầu đến tận lúc mái tóc bạc phơ.
    Cụ Thạc trầm ngâm, nghĩ nhiều hơn nói.

    Mãi cụ mới nhả được câu, mà nước mắt thì cứ chực chảy ra. Cụ Thạc bảo: “Tôi là anh cái Hoàn. Tôi là thứ 3 trong nhà. Năm nay tôi cũng 80 rồi.

    Cái Hoàn nhà tôi là em út. Số nó đúng là quá khổ cháu ạ. Chồng nó là người ở làng Tảo Môn, xã Nhân Hòa. Em gái tôi sinh năm 1946.

    Tuổi 30 mới lấy được chồng. Thế nhưng, nó lại lấy ngay phải thằng chồng ngỗ ngược. Tôi chỉ biết đó là một thằng ngỗ ngược, nóng tính, nó là hiện thân của Chí Phèo ở cái làng này, nhưng lý do gì nó giết em gái tôi, giết cả 2 đứa cháu của tôi, thì tôi không thể nào giải thích được.

    Mấy chục năm nay, hành động tàn ác của nó, sự mất mát của gia đình tôi, cứ ám ảnh tôi mãi, không sao gỡ ra khỏi đầu tôi được.


    Hôm vụ án xảy ra, tôi đang ở nhà mình mãi Hải Phòng. Nhận được điện báo, tôi về ngay, nhưng về đến nơi, thì em tôi, hai cháu tôi đã được dân làng, họ hàng đào sâu chôn chặt rồi. Sau đó, tôi lại ra Hải Phòng, ngôi nhà này bỏ hoang, không ai dám ở. Năm 2011, con trai tôi bán nhà ở Phủ Lý về đây ở, rồi đưa tôi về. Bố con tôi mời thầy cúng làm lễ cẩn thận lắm.

    không biêt thế nào là cẩn thận lắm nhỉ

    Tôi cũng bốc bát hương thờ mấy mẹ con cái Hoàn”.
    Theo lời cụ Thạc, cậu em rể của ông, tên là Trần Văn Sửu, đã giết em gái ông, cùng 2 đứa cháu ngoan ngoãn. Giết xong cả nhà, thì Sửu đã tự mổ bụng, moi ruột mình và chết một cách kỳ quái. Cụ Thạc bảo, người dân trong làng cứ đồn rằng, Sửu bị bỏ bùa. Lá bùa hình con rắn bí ẩn đã sai khiến Sửu làm điều kinh thiên động địa.

    Tuy nhiên, cụ Thạc không tin vào điều đó. Cụ tin rằng, Chí Phèo đã hiện thân trong thể xác Sửu, biến Sửu thành kẻ sát nhân điên cuồng.
    Bao nhiêu năm nay cụ cứ suy nghĩ mông lung về điều đó.


    có mỗi cụ hiểu điều đó, ... trông cụ cũng khá giống.....một nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo

    Nói đến đây, cụ Thạc rưng rưng, không nói được thêm nữa. Ký ức ấy quá đau đớn, nên cụ cứ nghẹn ngào. Cụ quay sang người con trai, bảo đi tìm ông Trần Đức Bình, là người nắm rõ nhất thảm án năm xưa. Diễn biến câu chuyện kinh được ông Bình thuật lại trong căn nhà nhỏ, khiến những người có mặt đều rùng mình sợ hãi và đặt ra những câu hỏi không có câu trả lời.

    Ngày 7/10 (âm lịch) năm 1981, lúc 5 giờ 15, tại làng Đại Hoàng (Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam) diễn ra vụ án thảm khốc. Trần Văn Sửu đã dùng dao giết vợ, giết 2 con ruột của mình, sau đó tự mổ bụng, cắt đứt ruột mình và chết trước mặt hàng trăm người dân, công an, dân quân. Vụ án đã khép lại hơn 30 năm, nhưng đến nay người dân trong làng vẫn không hiểu nguyên cơ vì sao xảy ra vụ án thảm khốc như thế.

    sao ko dùng khoa học hình sự tiên tiến tối tân ra nghiên cứu nhỉ

    ............http://vn.news.yahoo.com/b%C3%AD-%E1...235957612.html
    Last edited by maihoa; 30-08-2013 at 10:39 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. TÂM VŨ TRỤ - SỬA CHỮA VÀ BỔ XUNG
    By doxuantho in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 251
    Bài mới gởi: 01-06-2014, 11:53 AM
  2. xin hãy niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
    By bulo_kun in forum Đạo Phật
    Trả lời: 125
    Bài mới gởi: 02-02-2013, 09:38 AM
  3. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 22-09-2012, 10:14 PM
  4. Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 28-05-2011, 09:40 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •