Tìm ra cách tách 'hồn lìa khỏi xác'


Những trường hợp người gần chết có thể rơi vào tình trạng hồn lìa khỏi xác
Các chuyên ra Anh và Thụy sĩ đã tìm ra cách có thể gây ra hiện tượng hồn lìa khỏi xác ở những người khỏe mạnh.
Các thí nghiệm được ghi lại trong tạp chí Khoa học, đã đưa ra những giải thích khoa học đối với hiện tượng hồn lìa khỏi xác, một hiện tượng mà cứ 10 người thì có một người đã từng trải qua.

Hai nhóm nghiên cứu của Anh và Thụy sĩ đã dùng kính mắt thực tế ảo đối với những người xung phong làm thí nghiệm để lừa não bộ rằng cơ thể đang nằm ở một nơi khác.

Ảo ảnh cùng cảm giác cơ thể của họ đang được cọ xát đã làm những người tình nguyện làm thí nghiệm cảm thấy rằng họ đã di chuyển ra bên ngoài cơ thể của mình.

Các nhà nghiên cứu nói rằng phát hiện của họ có thể được ứng dụng vào thực tế, chẳng hạn như nó chó thể đưa trò chơi điện tử lên một cấp độ ảo mới để người chơi cảm thấy như họ đang ở ngay bên trong trò chơi.

Đối với một số người, hiện tượng thoát xác diễn ra một cách tự phát, trong khi đối với những người khác thì hiện tượng này chỉ xảy ra trong những hoàn cảnh đặc biệt như khi sắp chết hoặc trong những lần dùng bia rượu hay dùng ma túy.

Có một giả thuyết rằng hiện tượng này phụ thuộc vào việc mọi người nhìn nhận cơ thể của mình như thế nào - những người không vui vẻ hoặc không tiếp xúc nhiều với cơ thể bản thân mình có nhiều khả năng trải qua tình trạng thoát xác hơn.

Nhưng hai nhóm nghiên cứu, một của trường University College London, và Viện công nghệ liên bang Thụy sĩ tin rằng hiện tượng này còn liên quan đến hệ thống thần kinh.

Nghiên cứu của họ cho rằng sự mất liên lạc giữa các mạch của não xử lý các thông tin thị giác và xúc giác có thể là nguyên nhân của một số hiện tượng thoát xác.

Trong thí nghiệm của các nhà khoa học Thụy sĩ, các nhà nghiên cứu đề nghị những bệnh nhân tình nguyện đứng trước máy quay phim đồng thời đeo mắt kính có các hình ảnh đang chạy.




ba chiều phía sau lưng của chính mình làm cho họ có ảo giác đó là hình ảnh ngay trước mặt họ.

Khi các nhà nghiên cứu dùng một chiếc bút và xát nhẹ vào lưng những người làm thí nghiệm, họ có thể thấy lưng ảo của họ đang được cọ xát cùng lúc đó hoặc một vài giây sau.

Những người này cho biết họ cảm thấy như cái lưng ảo của họ được cọ bút vào chứ không phải là lưng thật, việc này làm cho họ cảm thấy như cơ thể ảo là cơ thể thật của họ.

Tình nguyện

Kể cả khi máy quay chuyển sang quay hình ảnh của những ma-nơ-canh đang được chiếc bút cọ vào lưng, thì những người tham gia thí nghiệm vẫn nói rằng họ cảm thấy cơ thể của ma-nơ-canh trong phim là cơ thể của chính họ.

Và khi các nhà nghiên cứu tắt hình ảnh chạy trong các mắt kính, dắt những người làm thí nghiệm đi giật lùi vài bước rồi đề nghị họ đi trở lại nơi họ vừa đứng, những người này vẫn bước quá và dừng lại ở điểm gần với vị trí của "cơ thể ảo" hơn.

Tiến sĩ Henrik Ehrsson, trưởng nhóm nghiên cứu của UCL dùng một thí nghiệm tương tự và thấy rằng những người làm thí nghiệm có những phản ứng như toát mồ hôi nhiều hơn - khi cơ thể ảo của họ bị đe dọa bị nện bằng búa.

Ông Ehrssoon nói: "Thí nghiệm này cho thấy hình ảnh đầu tiên được con người thu nhận có vai trò tối quan trọng đối với những gì mà bên trong cơ thể của họ trải qua. Nói cách khác, họ cảm thấy cơ thể của họ nằm ở nơi mà mắt của họ nhìn đến."