Trích bài viết đăng trên web võ thuật Thiều gia
Tuyệt kỹ võ công thuần Việt huyền thoại

Theo lời vị võ sư họ Hà, sau khi luyện thành quyền ba chân hổ, người tiều phu đã phổ biến với dân làng để nó trở thành một thứ vũ khí chống thú dữ, giặc ngoại xâm, như một chữ đạo để người đời tu tâm dưỡng tính và hi vọng nó được lưu giữ mãi về sau. Tuy nhiên, trong thời buổi loạn ly, quyền ba chân hổ như cây kim rơi xuống đáy bể, tưởng đã thất truyền.


Võ sư Hà Trong Sơn đang biểu diễn bài Quyền Hổ Ba Chân

Thế nhưng theo những bậc lão nhân biết về tuyệt kỹ này thì khi giới võ học Bình Định thời ấy đã gần quên quyền ba chân hổ thì võ sư Hà Trọng Sơn xuất hiện, đưa nó lên tầm cao vốn có của mình.

Tuy nhiên, người đem quyền ba chân hổ vào Nam và vượt biên giới Việt Nam đến Mỹ và Na Uy lại là người học trò ưu tú của “con hùm xám miền Trung”- võ sư Hà Trọng Ngự.


Võ sư Hà Trọng Ngự

Võ sư Hà Trọng Ngự cho biết: “Đây là loại võ công bí truyền thuộc vào hàng tuyệt kỹ nên chỉ được truyền trong gia đình và không phải ai cũng học được. Chỉ những người thực sự có tố chất mới có thể lĩnh hội những tinh túy trong tuyệt kỹ ấy. Thêm nữa, quyền trên là loại võ thuật có tính sát thương rất cao. Do đó sẽ rất nguy hiểm khi rơi vào tay kẻ bất lương.

Chỉ trong những tình thế chẳng đặng đừng người học mới được sử dụng quyền ba chân. Do đó người tiếp thu bài quyền đòi hỏi phải có tư chất, đạo đức và có cái tâm”.

Theo lời ông, chúng tôi được biết, võ sư Hà Trọng Ngự khai tâm học võ từ năm 6 tuổi và người thầy đầu tiên của ông là người bác ruột, võ sư Hà Trọng Sơn. Và trong các đệ tử của “con hùm xám miền Trung” duy chỉ có Hà Trọng Ngự là người hội đủ những tố chất để lĩnh hội quyền ba chân hổ. Cố võ sư Hà Trọng Sơn đã quyết định chọn ông Ngự làm người chân truyền tuyệt kỹ giờ đây đã trở thành báu vật gia truyền của gia đình.

Trả lời chúng tôi về những tháng ngày khổ luyện tuyệt kỹ trên, võ sư Hà Trọng Ngự cho biết: “Con đường võ học không dành cho người thiếu kiên trì và có sức chịu đựng gian khổ. Đặc biệt là khi phải luyện một tuyệt kỹ võ học. Muốn bắt được cái tinh túy của quyền ba chân hổ, người luyện phải nắm được cái thần thái của con hổ và biến mình thành mãnh hổ với đủ mọi vũ khí của con cọp”.

Theo đó, để luyện quyền ba chân hổ, người luyện phải tiếp xúc với võ thuật từ rất nhỏ để có được một nền tảng võ học vững chắc. Các phương pháp tập luyện các pháp trong tuyệt kỹ cũng vô cùng phức tạp và yêu cầu sự kiên trì, chịu khó cao độ. Chia sẻ sơ lược về một vài phương pháp luyện tập các pháp trong quyền ba chân hổ, lão võ sư cho biết, để nắm được quyền ba chân hổ, võ sinh phải luyện thành 5 pháp khác nhau bao gồm: thân pháp, tấn pháp, thủ pháp, cước pháp, nhãn pháp và cuối cùng là thần sắc.

Một trong những pháp khó luyện nhất là thủ pháp. Theo đó, để có được bàn tay cứng như sắt thép, uy lực như vuốt mãnh hổ, các võ sinh phải dùng tay không xúc vào đá 1x2 mm liên tục cho đến khi bàn tay xơ tước, rướm máu rồi mới ngâm tay vào thuốc võ bí truyền. Tiếp tục luyện như vậy cho đến khi da và các đầu ngón tay không còn cảm giác đau đớn nữa lại thay đá bằng sạn và đá loại lớn hơn.

http://www.youtube.com/watch?v=2Ol0i...r_embedded#t=7
Và đây là Clip nối về bài quyền được cho là... ẹ ọe ! "khủng" nhất xứ An Nam


Hỗn hợp đá và sạn trên sẽ được trộn với thuốc võ đổ vào chảo được đặt trên lửa đỏ. Võ sinh phải dùng tay liên tục đảo hỗn hợp trên trong lửa đỏ cho đến khi tay nóng không chịu được mới rút ra ngâm vào thuốc. Cứ thế cho đến khi chịu được mức nhiệt cao nhức.

Để có được hổ trảo uy lực, ngoài việc cần có bàn tay cứng chắc, người luyện còn phải dùng năm đầu ngón tay bấu, chụp vào các vật cứng từ nhẹ đến mạnh để luyện lực kéo, xé, bóp, …

Hay để có thân pháp như một chúa sơn lâm, võ sinh phải tập nhảy khỏi hố sâu với chân trần, chân mang chì từ nhẹ đến nặng cho đến khi mang được 2 chân 20 kg nhảy ra khỏi hố sâu 1m rộng 1m, …

Có thể nói, đến bây giờ, sau những thời gian gần như bị lãng quên, quyền ba chân hổ đã trở lại và mạnh mẽ với vị truyền nhân mới, góp phần nâng cao giá trị tinh thần văn hóa của võ thuật cổ truyền Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt nói chung trong nước cũng như trên thế giới.

Võ sư Hà Trọng Ngự là trưởng môn phái Việt Nam Võ Ta - Tây Sơn Bình Định. Ngày 5/2/2009, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu - ứng dụng võ thuật TP.HCM. Ngoài việc truyền thụ thành công quyền ba chân hổ cho hai võ sư Hà Trọng Kha Vy, Hà Trọng Kha Sơn, ông còn truyền dạy cho võ sư Trương Thành Tâm tại Na Uy. Chia sẻ về ước mơ vinh danh võ thuật cổ truyền Việt Nam, ông cho biết: “Võ thuật nước nhà là tinh túy của lịch sử dân tộc. Nhà nước, các cấp chức năng cần quan tâm hơn nữa, cần tìm cách thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của võ thuật cổ truyền nước nhà, đưa võ cổ truyền Việt Nam sánh ngang võ thuật thế giới”.

Hà Nguyễn (phóng viên báo Người Đưa Tin - HCL)
Và đây là thế giới phân tích về sức mạnh của Ronanldo
Phân tích khả năng bật cao của Ronaldo

Ronaldo có thể bật cao hơn mức trung bình của các cầu thủ bóng rổ đang chơi tại NBA.

Ronaldo vừa ghi bàn thắng vào lưới đội bóng cũ MU giúp Real có kết quả hòa trong khuôn khổ lượt đi vòng knock-out Champions League mùa này. Đó là một pha đánh đầu "không tưởng" như tờ Daily Mail (Anh) mô tả. Và trong bộ phim tài liệu với chủ đề "Điều gì đã khiến Cristiano Ronaldo trở thành cầu thủ hàng đầu thế giới" của hãng Castrol (ra mắt hồi tháng 9 năm 2011), khả năng bật nhảy ấy của Ronaldo đã được nghiên cứu rất tỉ mỉ.

Ronaldo cao 1,85 mét, vòng ngực 109 cm, cơ thể chỉ có 3% là mỡ (chẳng khác gì một siêu mẫu), vòng đùi 61,7 cm. Ronaldo có cơ bắp như một VĐV điền kinh cự ly trung bình, và sức mạnh như một VĐV nhảy cao. Trong giới quần đùi áo số, CR7 có cơ thể mà không ai có được.


Ronaldo bật nhảy tại chỗ đạt 44 cm


Ronaldo bật nhảy tự do đạt tới 78 cm


Riêng về khả năng bật cao, Ronaldo rất ấn tượng. Ronaldo bật nhảy tại chỗ trên một chiếc máy, hai tay chắp vào hông và kết quả là 44 cm. Khi giậm nhảy thoải mái (theo kiểu vẫn thường làm trên sân cỏ), kết quả hoàn toàn khác. Ronaldo bật cao tới 78 cm, cao hơn mức bình quân của các cầu thủ bóng rổ đang chơi tại NBA (giải bóng rổ nhà nghề Mỹ, vốn nổi tiếng về chiều cao của các cầu thủ trong làng thể thao thế giới). Nghiên cứu cho thấy, lực dồn vào chân chỉ khoảng 25% trọng lượng cơ thể, giống như các nhà du hành vũ trụ khi cất cánh.

Thực tế, trong sự nghiệp đỉnh cao của mình, Ronaldo đã từng ghi không ít bàn thắng như cú đánh đầu tung lưới De Gea vừa qua. Tiêu biểu như pha đánh đầu vào lưới Chelsea tại trận chung kết Champions League 2008, hay bàn thắng vào lưới Roma cũng năm 2008.

Trở lại một chút với bàn thắng vào lưới đội bóng cũ MU, Ronaldo bật cao đến mức, đầu gối của anh còn ngang bằng với đầu của Patrice Evra. Sir Alex sau đó đã phải ngả mũ thán phục cú đánh đầu ấy của Ronaldo: "Đó là cú đánh đầu không thể cản phá. Thật không thể tin nổi. Bạn đơn giản là không thể ngăn chặn những cú đánh đầu như vậy. Cái cách cậu ấy chọn vị trí, bật nhảy thật tuyệt vời, còn cú lắc đầu dứt điểm với uy lực không thể tin được".
Kết luận:
Như vậy, ta có thể thấy: Võ sư Hà Trọng Ngự của Việt Nam ta có sức khỏe thiệt phi thường.
Thằng Ronaldo chim bé, chân không đeo chì ấy vậy mà nhảy như cứt, chỉ được có chút xíu (bật tự do được 78cm). Trong khi đó thầy Ngự của An Nam ta vừa lùn vừa mập, chân đã ngắn lại phải mang 20 kg chì nhưng thầy vỡn chèo lên khỏi cái miệng hố cao 1m... như thường.

Thật mình có nằm mơ cũng điếu tưởng tượng được vì sao thầy mình "tài" như thế ?!.

Làm sao thầy ta lại có thể nhảy cao hơn Ronaldo được các bạn nhỉ ?!
P/s: Xin đọc nguyên văn bài phân tích trong diễn đàn của Web võ thuật thaicucthieugia.com
Link: http://thaicucthieugia.com/forum/sho...0080#post10080