Lão võ sư Chưởng Môn Phái Vịnh Xuân Nam Anh Công Phu


Xuất thân từ một gia đình có truyền thống võ thuật lâu đời, Đại Sư Nam Anh đã được ông ngoại truyền thụ võ công Thiếu Lâm Tự ngay từ thuở ấu thơ.

Đến năm 1959, ông được vinh dự trở thành hội viên của Tinh Võ Hội (vốn là một tổ chức quốc tế về võ thuật và tiêu chí để kết nạp vào hội viên rất chọn lọc) và theo học môn Võ Đang dưới sự huấn luyện của Đại Sư Quan Thế Minh. Năm 1967, ông có cơ duyên gặp được đạo sĩ Trương Tòng Phú, vốn là Đại Sư chưởng môn phái Võ Đang nên ông đã quyết định theo Thầy lên núi tu luyện suốt 3 năm ròng.

Hạ sơn năm 1969 và từ đó đến năm 1975, ông theo học môn Vịnh Xuân với võ sư Hồ Hải Long (tên thật là Nguyễn Duy Hải), một trong số các truyền nhân của Đại Sư Nguyễn Tế Công . Trong khoảng thời gian ấy, cùng với võ sư Hồ Hải Long, ông đã sáng lập nên bộ môn Thần Khí Đạo với tinh hoa đặt nặng trên Khí và Thần.

Là một trí thức của chế độ cũ, sau ngày giảI phóng, Nam Anh cũng phảI học tập cảI tạo một thờI gian. Trong thờI gian đó, anh vẫn được ban giám thị trọng dụng năng lực, võ công, cho phép anh dạy võ cho các trạI viên khác ngay trong trạI. Những lúc anh đi quyền, đứng tấn mẫu cho võ sinh, có một ông già 96 tuổI thường chống gậy ra xem và vỗ tay khen: “Thân pháp nhịp nhàng, trụ tấn vững chắc… Khá lắm!”. NgườI có thể nhìn ra cao thủ ắt cũng phảI là cao thủ, Nam Anh thầm phục và bắt đầu chú ý đến lão dị nhân râu tóc trắng như cước kia. BuổI tốI, anh thấy ông lão hầu như không ngủ, thường ngồI thiền suốt đêm, sau đó đứng ngay… trong mùng và thực hiện từ 300 đến 600 lần “Tả hữu khai cung”, động tác đầy nộI lực nhưng lạI không hề gây ra một tiếng động nhỏ. Bị đau bao tử nặng nên ông lão ít ăn cơm, chỉ uống sữa là chính. Điều “kì cục” là khi đục hộp sữa, ông lão không dùng dao, không dùng đồ mở hộp mà chỉ dùng… ngón tay. Tận mắt chứng kiến tuyệt kĩ “nhất dương chỉ” của tiền bốI, Nam Anh không khỏI kinh ngạc và thán phục. Ngay ngày hôm sau, anh đã lễ phép xin được hầu chuyện ông lão. Anh càng ngạc nhiên hơn khi ông lão xưng tên, bởI không ai khác, dị nhân gần 100 tuổI kia chính là Hạng Văn Giai, cao thủ huyền thoạI trên giang hồ tưởng chừng đã biệt tích từ vài mươi năm trước. Vậy nhưng, khi câu chuyện mon men đến lĩnh vực võ thuật, cao thủ họ Hạng lạI chỉ lắc đầu: “Có gì đáng nói đâu, đạI khái thì trước tôi cũng có vài ngườI và sau tôi cũng có vài người.”

Việc học của các bậc thầy gắn chặt vớI một chũ “duyên”, Nam Anh không dám nài nỉ gì thêm, chỉ cố ghi nhớ những lờI hiếm hoi mà ông lão nói vớI mình mỗI khi tiếp xúc. Không lâu sau đó, anh đã phảI xúc động thật sự vì hạnh phúc và hàm ơn vì ngộ ra rằng, tất cả những gì ông lão nói vớI anh trong những cuộc đàm đạo tưởng chừng vu vơ kia đều là những kiến thức cực kì uyên bác về nhâm, cầm, độn, toán và nho, y, lí, số - những tinh hoa kiến thức triết học cổ phương đông, nền tảng của võ Đạo…Hơn một năm sau, ông lão gọI Nam Anh đến bảo: “Tiên sinh có cặp long mi hổ nhãn, tất rạng danh trong võ nghiệp. Phần ta chỉ có thể đóng góp vớI tiên sinh được bấy nhiêu thôi. Nếu muốn cái thế võ công, theo ta, tiên sinh nên đi gặp một người…”


NgườI mà bậc lão sư ẩn danh muốn Nam Anh gọI thầy là đạI sư Nguyên Minh, sư thúc của võ sư Hồ HảI Long trong Vịnh Xuân quyền. Để tiến dẫn anh, lão sư Hạng Văn Giai đã kể cho anh nghe một câu chuyện riêng tư giữa ông và đạI sư Nguyên Minh, bảo anh bao giờ gặp cứ kể lạI, đạI sư sẽ biết anh được ai gửI đến.

ĐạI sư Nguyên Minh tên thật là Huỳnh Tường Phong, là một nhà tư bản lớn trước năm 1975, đồng thờI là một cao thủ có tiếng trong giớI võ lâm đã mai danh ẩn tích (sư đệ của danh sư Nguyên Tế Công). Vào thờI điểm Nam Anh đi tìm (1978), đạI sư cũng đã 96 tuổi. Sau nhiều công sức tìm kiếm, Nam Anh tìm được nơi ở của ông – Garage Wing Fung ở đường Lê Hồng Phong, quận 10 tp. HCM. Tiếp Nam Anh là một ông cụ chừng hơn 60 tuổI, tóc húi cua, ăn mặc giản dị, quê mùa. Nghe xong “câu chuyện tiến cử”, ông cụ bảo Nam Anh:”Thầy đứng đây chờ, để tôi hỏI ngườI nhà xem thử”. Lát sau, một ông lão khác gần 80 tuổI, có lẽ là quản gia, xuất hiện và bảo anh:” Đây đúng là nhà ông Huỳnh Tường Phong rồI, nhưng hình như ông ta đã xuất cảnh, anh thử tớI chỗ này xem thử”… Cứ thế, 6 tháng trờI chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác, cuốI cùng, những lờI chỉ dẫn lạI dắt anh trở về vớI garage Wing Fung. Gặp lạI, Nam Anh chưa kịp tròn mắt kinh ngạc, ông cụ chất phác “tuổI 60” kia – chính là vị đạI sư danh tiếng đã gần 100 tuổI – đã buông gọn một câu:”Tôi có phảI tiên thánh gì đâu, sao thầy phảI nhọc công tìm kiếm những bảy lần?”. Nam Anh:”Dạ, đờI ai cũng thích gặp tiên thánh, nhưng vớI con, tiên thánh không ở đâu xa vờI, chỉ ở ngay trước mặt”. Kẻ xin học tỏ ra ngộ đạo, đạI sư Nguyên Minh hài lòng tuyên bố thử thách bấy nhiêu là quá đủ, đồng ý nhận Nam Anh làm đệ tử. Năm năm sau, năm 1983, vị đạI sư tuyên bố:”Từ nay không còn gì dạy nữa. Muốn tốt hơn, anh phảI dựa chính mình”. Nam Anh được thầy học cho phép hạ sơn. VớI đẳng cấp trác tuyệt mà anh đạt đã đạt được, đạI sư Nguyên Minh không ngần ngạI phong ngay cho anh Chu Sa đai cửu đẳng, chưởng môn đờI thứ sáu môn phái Vịnh Xuân quyền, vớI tên hiệu là Minh Bảo (theo thứ tự các đờI là Giác - Viễn – Nguyên – Minh). Ngay sau đó, đẳng cấp này đã được chính võ lâm Phật Sơn (Trung Hoa) - xuất xứ của Vịnh Xuân quyền - thừa nhận, ngoài anh ra, trên toàn thế giớI không còn ai mang đai cao đến mức này.

Đỉnh vinh quang thường giăng bẫy sẵn những sai lầm. Đầu thập niên 70, sau những thành công vanh dộI trên màn bạc, ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long – cũng xuất thân là môn đồ Vịnh Xuân quyền – đã trở nên ngạo mạn, tự coi phái Vịnh Xuân là “duy ngã độc tôn” và sổ toẹt không kiêng nể những tinh hoa võ thuật khác. Anh dè bỉu Karatédo :”Khi Karaté chấm dứt thì Vịnh Xuân quyền mớI bắt đầu”. Quá say sưa vớI danh tiếng của Triệt quyền đạo do mình sáng lập, Lý Tiểu Long quay sang đả phá sự khổ luyện bài bản: ”Sự múa may của võ thuật cổ truyền chỉ là sự sắp xếp trong tuyệt vọng”. Khi Lý đột tử, những đồng môn của anh đã nhanh chóng vồ lấy những lờI tuyên bố phi võ thuật này để cổ xúy cho một phong trào “Tân Vịnh Xuân” thực dụng, vứt bỏ toàn bộ các bước căn bản của “Ngũ hình quyền” (Long Xà Hổ Báo Hạc) vốn là tinh hoa của Vịnh Xuân vì nếu học đủ những tinh hoa này thì… quá mất thờI gian. Thay vào đó, võ thuật Tân Vịnh Xuân (Triệt Quyền Đạo) chỉ coi trọng kỹ thuật chiến đấu, việc dạy và việc học chỉ còn là những ngón nghề đấm đá, thuần túy bạo lực, cùng tấm ảnh Lý Tiểu Long cắt từ áp phích phim choán chỗ bàn thờ tổ. Và hậu quả nhãn tiền là điều không tránh khỏI: học cấp tốc, thi đấu cấp tốc, các võ sĩ Tân Vịnh Xuân cũng liên tiếp thảm bạI trên các đấu trường, khiến Vịnh Xuân quyền nói chung trên thế giớI bị sa sút thảm hại. Không thể kéo dài sự nhập nhằng này, để xiển dương những tinh hoa võ phái, Nam Anh đạI sư phảI khai sinh ra Vịnh Xuân Nam Anh kungfu, nhằm tránh sự ngộ nhận. Ý đồ nghiêm túc, nguyên tắc chặt chẽ, Nam Anh kungfu nhanh chóng lấy lạI được sự kính trọng cho Vịnh Xuân quyền. Hàng loạt cao thủ của các võ phái khác đã tự nguyện tìm đến xin làm môn đồ Vịnh Xuân, trong đó có Phạm Huy Chú – HCV Taekwondo Đông Nam Á, Mai Trọng Hiếu – vô địch hạng nặng Taekwondo toàn quốc, Trần Ngọc Xuyên – cao thủ Lam Sơn võ đạo và Võ Đang, Mai Văn Sáu - tứ đẳng Karatédo, sau này là chủ tịch HộI Karatédo thành phố Hồ Chí Minh… Dù đã thành công, đã trở thành “sư phụ của các sư phụ”, được nhiều ngườI ngưỡng mộ, Nam Anh đạI sư vẫn tiếp tục khổ luyện. Trong 4 năm (1982–1986), nắng cũng như mưa, ông vẫn đều đặn bỏ ra mỗI ngày 5h đạp xe từ nhà mình ở đường Nam Kỳ KhởI Nghĩa (Q.3) xuống chợ Bình Tây (Q.5) để học thêm phái Bạch Mi của đạI sư lừng danh Lư Diệu Hằng để rồI sau đó được đạI sư này phong hồng đai cửu đẳng - đẳng cấp cao nhất của võ phái này.

Để thử tài Vịnh Xuân, trong 3 năm (1983-1986), cả trăm cao thủ cả Tây, Tàu, lẫn Ta đều tìm đến thách đấu. Kiên nhẫn chốI từ nhưng không phảI lúc nào cũng thành công, nhiều lần võ sư Nam Anh và các học trò ông đã phảI đành lòng chấp nhận – và toàn thắng - chỉ phiền nỗI mỗI lần như vậy, ông phảI làm đơn trình báo công an và chính quyền địa phương.

Võ học thâm như Đông HảI
Siêu quần võ sĩ đa thị sa số hằng hà
Trương Tòng Phú

Nể phục thì nhiều, nhưng ngườI thực sự để đạI sư Nam Anh phảI thay ấn tượng và thay cả một nếp nghĩ là võ sư Hàng Thanh, một ngườI bạn cố tri của ông. Được mệnh danh là Thiết Sa chưởng. võ sư Hàng Thanh từng biểu diễn nhiều lần cho xe tảI hạng trung cán qua ngườI mà không cần lót ván ở cả 3 tư thế nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng… Là con nhà võ nhưng bề ngoài vị võ sư này cực kỳ đỏm dáng và chảI cuốt, thường ăn mặc như tài tử xinê vớI đồ vét trắng thắt nơ, đầu xịt keo bóng lộn và dầu thơm điếc mũi. Đã thế, Hàng Thanh lạI rất hay kể những chuyện rất “trờI ơi, đất hỡI”, kiểu như có lần ông đang ngồI uống cà phê, chợt thấy học trò khắp nơi kéo tớI đông ngìn nghịt, thì ra “hào quang tỏa ra chói sáng cả một vùng, học trò biết ngay đó là chỗ thầy ngồI nên kéo tớI thăm…”!

Bình thường, lúc vui vẻ, đạI sư Nam Anh thường lấy chuyện ạy để chế giễu ông bạn vui của mình. Một lần, trong quán ăn, cô phục vụ đã vô ý đổ nguyên tô phở nóng lên đầu võ sư Hàng Thanh, bún, nước lầy lụa cả bộ đồ vét trắng. Thay vì nổI giận, vị võ sư đỏm dáng chỉ điềm nhiên vuốt những cọng bún, mỡ, hành bám trên áo rồI tỉnh như không, tiếp tục ngồI ăn, không một lần trách cứ. Chỉ đạI cao thủ mớI “thường” trước “vô thường” như thế. ĐạI sư Nam Anh thầm phục, tự nghĩ: về chữ “Nhẫn” bản thân ông còn thua bạn rất xa. Từ đó, ông tuyên bố bỏ ngoài tai mọI lờI thách thức và cấm tiệt học trò Vịnh Xuân nhận lờI giao đấu vớI bất kỳ ai.

Năm 1986, đạI sư Nam Anh sang Canada định cư để tiếp tục học lên tiến sĩ Luật khoa. TạI đạI học Montréal, sau nhiều thử thách khắt khe và không ít rắc rốI, ông được trường này tiếp nhận đồng lúc 3 chức danh giáo sư ở ba khoa: Luật, Thể dục thể thao và Cận y khoa. Võ đường của ông đã nhanh chóng được hàng trăm sinh viên đa quốc gia theo học, nhiều ngườI đã đạt đến trình độ Hồng đai tứ đẳng Vịnh Xuân, tiếp tục thay ông phát triển Vịnh Xuân ra nhiều nước trên thế giớI, trong đó có Pháp, Mỹ, Nga… Từ Ấn Độ, Pakistan và cả Trung Quốc, nhiều võ sư Vịnh Xuân chân truyền cũng bái phục, xin được theo học ông để nâng cao trình độ. Do điều kiện, ông không từ chốI, nhưng đành phảI giớI thiệu họ về Việt Nam cho võ sư Phạm Chí Điện, quán trưởng võ quán Nam Chánh Trực (Q.8) và võ sư Nguyễn Văn LợI, cả hai đều là truyền nhân Vịnh Xuân đờI thứ 8 và đều gọI đạI sư Nam Anh bằng Sư Công để 2 võ sư này bổ túc trình độ cho các võ sư đồng môn ngoài nước.

Trình độ và uy tín của vị đạI sư ngườI Việt này cao đến nỗI, sau sự kiện ngày 11-9, Đài truyền hình Montréal đã mờI ông lên nói chuyện và con đường kiềm chế bạo lực cho 25 triệu khán giả của đài nghe.

Thành công nơi đất khách là điều không dễ đạt. Thấu hiểu điều đó, trong nhiều năm qua, đạI sư Nam Anh đã mở thêm 2 trung tâm: 1 tư vấn luật, 1 dạy Anh – Pháp ngữ cho ngườI Việt nhập cư nghèo tạI Montréal. Ngoài chức danh chủ tịch Liên đoàn quốc tế Vịnh Xuân chính thống phái, đạI sư Nam Anh còn là ngườI sáng lập và giữ chức chủ tịch hộI Án ma nã (châm cứu xoa bóp) đông y tỉnh Québec, để phục vụ đồng bào ngườI Việt nơi xứ người. Những đóng góp của ông đã được chính phủ Canada đánh giá cao. Bộ nhập cư Canada đã ký quyết định trao bằng tưởng lệ ông; Đảng cầm quyền của cựu thủ tướng Canada Lucien Bouchard đã chính thức mờI ông tham gia nhóm cố vấn cho chính phủ nước này . VớI tất cả niềm kiêu hãnh, vị đạI sư ngườI Việt đã cảm ơn và từ chốI những vinh dự này. Ông nói: “Tôi là ngườI Việt Nam, dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, trái tim tôi vẫn luôn hướng về đất Việt. Giúp đỡ đồng bào và làm rạng danh Tổ quốc đó là nghĩa vụ mà bất cứ ai cũng nên cố gắng làm, chứ không vì vinh quang và sự tưởng thưởng”.

Sau vô vàn những thăng trầm, vị đạI sư lừng lẫy mớI tìm được cho mình một tổ ấm đích thực vớI ngườI vợ trẻ - Hoa hậu điện ảnh Việt Nam kiêm Á hậu thờI trang châu Á Nguyễn Thị Thanh Xuân – và 2 đứa con nhỏ. Tết vừa rồI, gia đình ông về quê ăn Tết tạI Việt Nam. Ông đang ấp ủ dự định về sống hẳn và xây dựng trung tâm Vịnh Xuân tạI Việt Nam, biến quê cha đất tổ thành mảnh đất hành hương cho các cao đồ Vịnh Xuân toàn thế giới.

Không huy chương, không lưu danh bằng kỳ tích, cũng không dự định dùng võ thuật để lập chiến công hiển hách, đạI sư Nam Anh chỉ quan niệm đơn giản rằng, hiểu bản thân là “Anh”, vượt qua chính mình là “Hùng”. Anh Hùng là ngườI hiểu và luôn tìm cách để tự thắng mình.