Thiên Tiên tâm truyền
Ông Thái Hư dạy, hậu học Mẫn Nhất Đắc Tiểu Cấn tuyển thuật
Trương Vô Kỵ dịch
Tự viết tựa
Nguyên là vận hạn vô thường, thế vận thông hay tắc, đạo vận sáng hay tối, cái cơ đó là do người, trời đất nhờ đó mà vận chuyển. Trước thời trung cổ, mọi người đều toàn vẹn Thần, vận không tắc, Đạo không mờ tối. Thế thượng đời nay, toàn lo hình thể và thanh sắc, chăm quét hư tịch. Cái tệ hại đó bắt đầu từ các vị thầy, mới thì hiểu sai ý những lời tinh vi, quên mất thuần tình thì đọa, dẫn đến tự sai và làm người khác sai; tiếp theo thì cậy câu từ để làm lợi cho mình, khởi lên mà phụ họa nhau, từ đó kêu gọi nhau, dẫn đến người học quá nửa bị đọa trong thuật ấy, chết mà không hối, hoàn toàn chẳng hiểu diệu hữu diệu vô, chân thật theo nhau, thánh nhân đặc biệt nhờ đó để quan kì khiếu diệu. Nên cái dụng, vô tình hữu tình, duy nhất chẳng hai. Đạo sư đời nay, chẳng thấy được chỗ đấy, người học cũng hiểu không đến, theo đó dần thành tập quán, mới dẫn đến bĩ bại hạ nguyên, thân thế đạo vận, sợ có mà không thể hỏi. Tạo hóa cũng không thể làm thế nào cả, chỉ có con người là chí linh của tạo hóa, muốn vãn hồi vận này, chỉ có đầu tiên tự pháp theo thánh nhân xưa mà thôi.
Pháp cổ là thế nào, nước ta có Hi Hoàng, Tây Vực có Năng Nhân , Đông Thổ có Thái Ất, mở chỗ tối, dưỡng chính, để làm trong trẻo nhân tâm, rủ lòng thương mà có lời tinh vi, để dạy hậu thế. Tam giáo kinh văn đều đủ, tẩy tâm để đọc, tự biết thế và thân không phải là hai, Tính Mệnh là một vật, mới hay chủ thế là người, chủ người là Thần, Tam Tài nhất quán, nghĩa ắt như vậy. Thái Ất chẳng nói sao, thân người là một Thế Thân, Tâm là trời, Thân là đất, niệm là người, thành chính tu thân tề gia, rồi đến trị bình thiên hạ, chẳng nhọc phân biện, thẳng từ tịnh niệm trở lại chân thành mà thôi. Thượng cổ thánh nhân, công pháp trị thế, chẳng do thể chế ngoài thân, tịnh không duy trì ngoài niệm, chỉ tự tận Kỷ là thành công, dù cho người người tận Kỷ cho là học, giản dị làm sao, hựu mật và tự tại làm sao. Cái được là khiến người ta hoàn toàn tự học Kỷ, hư tịch chí niệm học cho cao thâm vậy, gọi là thiên hạ vốn ở quốc gia, quốc gia gốc ở gia đình, gia đình gốc ở thân người vậy. Ta lại nói thêm cho tận thuyết, lấy gốc của thân là ở Tâm, gốc của Tâm là ở Thần, Thần không hư thì không linh, không tịch thì không ninh, không linh không ninh, Thần sao thuần đây. Ấy là hư tịch mà học thật cao, thì vận đạo chỉ có Thần.
Sau đời Tam Đại, người ta đua nhau công nghiệp, cho là hữu chinh túc tín , mới mở ra cái mối trá ngụy của cơ giới, theo đó Đạo vận đã mờ tối, mà thế vận dần Bĩ. Lữ Tổ thương xót, khai mở Y Thế nhất tông. Nê Hoàn Lí Ông tổ sư của ta, ngầm theo giúp đỡ.
Tiếc rằng đời dần kiêu bạc, quần nhiễm ô trọc, chỉ có trong triệu triệu vạn triệu, được một Thái Hư Ông thầy ta, kế thừa tông chỉ không bỏ, giữ được hư tịch, mà hành hợp Trung Dung, không sùng công huân, mà tấm lòng thì thuận theo nhân ái. Cho đến năm Bính Ngọ niên hiệu Càn Long, ta mới được tin ở Đại Địch động trong động Huyền Cái, Thần Nhân ông Cù đầu bù, ngầm chứng thụ cho vào một ngày bất thức bất tri, nhớ lại cũng lâu lắm rồi. Ấy lại xấu hổ vì học không bằng thầy, không chấn hưng được Vô Tự Tâm Âm. Để truyền nó cho người học, bèn chọn lấy 3 cuốn sách, hai dạng, gọi chung là Thiên Tiên Tâm Truyền. Hậu học nhờ đó, có thể dung Nhất mà Thần hóa, không gì không dựng cột thấy bóng . Nói rõ ý chính, không ngoài bốn chữ “hư tịch hằng thành” mà thôi. Tông phái của bốn chữ này, bắt đầu từ lúc toàn vẹn Thần, tức là lấy Thần toàn vẹn làm cái học tận cùng, thực sực chẳng qua là lấy Thần làm chủ thân và thế vậy.
Năm Giáp Ngọ niên hiệu Đạo Quang, ngày đầu tiên của hạ tuần tháng giêng, Kim Cái sơn nhân Mẫn Nhất Đắc cẩn thận viết tựa.
Tự thuật
Thầy truyền công phu Thiên Tiên. Ta vào năm Bính Ngọ niên hiệu Càn Long, được tin ở động Huyền Cái. Cất giấu trong lòng, đến nay đã 47 năm vậy. Thường nói với người, mà người tin thì ít. Góc bể chân trời, đã đạp nát giày sắt; vạn tải thiên thu, uổng lao thần mà cửu thị. Rất sợ để lời thầy truyền vào cây cỏ, mà đem Cảm Thọ Khẩu Quyết đi ấn loát. Chỉ là kẻ sĩ sơ học, hoặc tâm tính chưa thuần, quan khiếu chưa mở; hoặc tình trần quấy rối đã lâu, che lấp càng sâu. Pháp chỉ là đầu tiên cần tẩy rửa, tiếp đo thi hành tồn tư . Ví như trong có trở ngại, tuy là vì Hậu Thiên vật trở trệ, nhưng xét đến cùng là vì tạp niệm phóng túng bên trong, dẫn đến việc Chân Khí ẩn tàng, Quan Khiếu bế tắc. Lúc ấy thượng sĩ, chỉ có không thi hành vận chuyển, chỉ trọng chỉ niệm, tấn tạo tự nhiên, chung thủy không hai, tự hoàn Tiên Thiên, được Thân như thủy tinh.
Cho nên, muốn hoàn Tiên Thiên, pháp chỉ là nhất ý hư tịch, trong niệm vô niệm, tự nhiên Hậu Thiên Khí tịch, Tiên Thiên luôn hiện, Nguyên Khí luôn hành, Quan Khiếu trong thân, thông suốt mở rộng, chỉ cảm thấy Ngũ Sắc Thần Quang, tụ ngàn vạn triệu. Đây là chứng cứ thực của toàn thốc Ngũ Hành, người học chớ có kinh hoàng, cũng đừng mừng vui, chỉ toàn nhờ Chân Nhất không hai, liền được an nhiên đại định. Thuần túy đã tinh, vẫn lấy Chân Nhất dưỡng dục, công viên hành mãn, Phạm Khí bao trùm trời đất, Nguyên Phôi mô phạm thập phương.
Nói nó hiện mà hiển rõ các nhân, há có biết liền suốt Tam Thanh từ trước đến, Thái Cực vốn vô. Nói nó ẩn mà tàng chư dụng, há biết nhờ Lục Khí mà chu lưu chí hư không chủ tể. Tọa trấn Thái Hư Chân Cảnh, mãi là Vô Cực Kim Tiên. Nói là sắp thăng chứng, thêm thang trời gì để mà thăng được, chính không biết ta là Thái Sơ Ngọc Thanh, Thái Sơ Ngọc Thanh là ta vậy. Tiếc rằng trên đời chỉ truy cầu ngoại vật, đắc được công quyết giản dị này, vậy mà vẫn nghi hoặc mà tự quay lui. Bệnh ấy là tại tự mù mờ một câu vạn duyên phóng hạ, chung thân chẳng chỗ mà nhập thủ. Dù cho không mù mờ câu này, mà chỉ tảo trừ một chút, đã tự cho là trong đã tịch hư, liền thi hành khẩu quyết nghênh Cương, xông vào Hoàng Trung, mang theo Hậu Thiên Phàm Thần Phàm Khí, làm tắc Huyền Khiếu trong thân, khác gì chở nước gánh bùn lên làm tắc Không Động Tiên Cảnh. Dù cho sau này dùng hết sức của ngũ đinh để khai trừ, mà bùn nước lưu ngấn, cuối cùng khó tẩy sạch. Nếu biết tẩy cho sạch hẳn, rồi Hi Tiên chẳng ngừng, bước nhật nguyệt vân, có thể ôm Đạo đến cùng, là thuộc chủng tử của tông ta. Nếu mà lại nửa đường thì bỏ, thì giống sợ như nghẹn mà bỏ ăn, không đáng thương sao. Nên ta lấy tâm truyền của tiên sư, chép truyền cho đời. Nay đem chép các bản, rồi lại lấy một câu vạn duyên phóng hạ, làm tiếng chuông gõ ban sáng dành cho người học.
Ngày nhuận Trùng Dương, niên hiệu Đạo Quang thứ 12, Kim Cái sơn nhân Mẫn Nhất Đắc thuật.
Nội thiên (9 chương)
Thầy nói hỗn hóa, Thiên Tiên công phu, vạn duyên buông xả, thân tự tịch hư.
Bèn dẫn Thanh Trấn, thừa chiếu thường trì, ở trời, ở vực, không chút gián đoạn.
Viên hư viên tịch, viên thanh viên hòa, trong nào, ngoài nào, có nào, không nào.
Hóa hóa sinh sinh, phó cho như như, diệu dụng của hoàn phản, như thế như thế.
Thành thân trong thân, tên là Chân Ngô, kính trọng thì gọi là chúa tể, thân thiết thì gọi là con.
Ôn dưỡng tắm gội, bú mớm cho ngươi lúc ban đầu, công thuần hành túy, hoàn về Thái Sơ của ta.
Từ cuối ngoi lại đầu tiên, huấn cáo không nhiều, chỉ thích hỗn mục, tuyệt tránh mơ hồ.
Mơ hồ với hỗn mục, cách nhau bao xa, một đằng viên giác, một đằng hồ đồ.
Giác thì thành Thánh, muội thì thành Ma, thầy huấn thị như vậy, cẩn thận chớ tham ngoa.
Ngoại thiên (8 chương)
Thiên Tiên tâm truyền, xem thân như thủy tinh, nhờ đó nghênh Trấn, như nhận mặt trời chiếu.
Trấn chiếu thì sinh, Trấn tập trung thì hóa, hóa hóa sinh sinh, công phu chỉ có một pháp.
Trời nhờ Nhất mà sinh, đất nhờ Nhất mà thành, thân mà mất Nhất đó, thì làm sao thành thủy tinh được.
Nhất mà là Nhất, vô niệm mà chân thành, hữu vô chẳng lập, nhân pháp cùng hết.
Cái Thần nguyên dụng, gốc ấy hỗ căn, đặt thân vào Nhất, đặt Nhất vào Tâm.
Đại chu thiên giới, xuyên vào hạt bụi, vô sắc vô pháp, hỗn hóa viên chân.
Đấy là Chân Ngã, tên là thân ngoại thân, nhìn nghe không thấy.
Thần thông biến hóa, ẩn hiện tùy tâm, công viên hành mãn, bình thăng Ngọc Thanh
Hai thiên trên, là ta được thầy tin cẩn, năm Nhâm Thìn niên hiệu Đạo Quang, sao chép để dạy cho các môn sinh của Kim Cái, Nội Ngoại Đan Quyết đầy đủ vậy, nên gọi là Nội Ngoại Thiên.
Viên Quyết (4 chương)
Trên cùng là Cửu Thiên, dưới cực là Cửu Uyên, Tam Tài noãn thủ, Hoàng là ruộng phúc.
Ta ở trong đó, hỗn hóa Khôn Càn, biết hoàn biết phản, chẳng phải sau chẳng phải trước.
Thuần được thuần được, chẳng phải đất chẳng phải trời, Thường Chân Chân Thường, huyền chi hựu huyền.
Miên miên mật mật, Đạo luôn đầy đủ, công phu tạo đến cực, ta là Phật Tiên.
Bốn chương trên, là dạy môn hạ Tiết Dương Quế. Thiên Tiên tâm học đầy đủ vậy, nên gọi là Viên Quyết. Mẫn Tiểu Cấn ghi nhớ.
Tục thiên (12 chương)
Ôi chí sĩ chúng ta, hữu chí cánh thành, Tam Ni Y Thế, sao chẳng làm theo.
Lại chủ hỗn hóa, chẳng tính chi li, nhờ hư hàm tĩnh, nhờ tĩnh hoàn hư.
Hư cực tĩnh đốc, chí đạo đã có nền, 3 năm, 5 năm, thân thế Hi Di .
Sau đó dục dưỡng, mình chẳng tự mãn, khả cửu khả đại , Thần sao dám lười.
Bạc Già Phạm Đế, Ô Lỗ Tư tăng, từ khi đức hóa đến nay, chứng nghiệm duy tân.
Trong hai nghìn năm, binh lửa dịch bệnh chẳng xâm, nam chuộng trung chính, nữ chuộng u trinh.
Tây Vực Chí có nói, Phật cũng như người, kinh viết trì thế, Huyền Trang dịch văn.
Công phu không tăng giảm, hỗn hóa đến mức thuần, làm đến cùng cực, ẩn hiện tùy tâm.
Chí Chân Đạo đó, thánh thánh tâm ngôn, tán vào kinh điển, người đời mê mờ lười nghiên cứu.
Lữ Tổ sưu tập chỉ dạy, hiển rồi lại chìm, Nê Hoàn kế thừa, Thái Hư noi theo.
Tiểu tử thừa theo, nhận mà chưa trao, cung kính Động Âm, nghiên cứu Đại Địch.
Bèn tuyển chọn mà thuật lại, nguyện tặng chư hữu, nhớ kỹ bốn chữ, hư tịch hằng thành.
Bài trên gọi là “tục”, tổng cộng 12 chương, là nối tiếp theo Thiên Tiên tâm truyền. Công quyết giản dị, không rườm rà, theo đó mà thi hành, thì đắc đại tự tại, thực là trong ngoài phối hợp với Vô Tự Chân Kinh của Tây Thánh. Cẩn thận xét Tây Vực Chí, có nước Ô Lỗ Tư, kéo dài vài vạn dặm, thổ nhưỡng phì nhiêu, có ngàn thành thuộc quốc, hàng năm nương nhờ cứu giúp, phong tục tối thuần, so với các đời Hi Hoàng thì còn thịnh trị hơn. Lại xét Nội Điển, nước Trách Già Ô xưa, trước khi Bạc Già Phạm Đế tới, phong tục còn xa xỉ, phần nhiều dân chúng lười nhác, nhiều lần gặp biển tràn, mà không biết đắp đê phòng chống, dần dần không chống nối. Thời có trưởng giả, tên là Diệu Nguyệt, kính tín Phật pháp. Mới cảm động được Bạc Già Phạm Đế, từ trung Ấn Độ, suất 2.500 môn đồ đều vượt đường xa đến đất đó, xẻ lũy đắp đê. Trưởng giả đi theo, tự chuẩn bị củi nước, thuê người theo lũy. Một thời gian ngắn, cả nước đi theo, chia hết mà đê thành. Chẳng những biển không dương sóng, mà trời cũng không mưa dầm. Bạc Già Phạm Đế, mới tuyên thuyết pháp trì thế Đà La Ni Kinh, để ban cho trưởng giả, cuối cùng trở lại trung Ấn Độ. Xét tức là Phật Thích Ca. Đời Trinh Quán của nước ta, pháp sư Huyền Trang trở về từ Tây Vực, phụng chiếu dịch kinh, vua viết bài tựa cho kinh, thuật lại như vậy. Mẫn Nhất Đắc soạn.
Đại Địch động âm (tổng cộng 11 tiết)
Ông đầu bù họ Cù nói:
- Giáo không thanh xú, chỉ thấy hài hòa, không sắc mà sắc, chẳng không mà không.
Thẩm Thái Hư nói:
- Đấy gọi là Đạo.
Cù nói:
- Pháp thiên hàm địa, pháp địa tu thân, chí thành vô tức , Đạo là Tâm ta.
Thẩm nói:
- Đúng, đấy gọi là Đức.
Cù lại nói:
- Việc cần nhau thì xong, vật nhường nhau thì dư.
Thái Hư tục viết:
- Được mất vốn vô thường, tính toán chẳng qua vậy.
Thẩm hát rằng:
- Sắc tức là không, không tức là sắc.
Cù rằng:
- Chẳng biết chẳng hay, thuận theo tự nhiên.
Thẩm đáp rằng:
- Đả phá hư không liền vô vật.
Cù nói:
- Đúng, quay mình, quên ta thấy Thiên Chân, mà biết “bất hữu” có trong ta.
Thẩm nói tiếp:
- Mới là Kim Cương Bất Hoại Thân.
Thẩm lại hát rằng:
- Đại Đạo vố vô ngã, quán không là trụ không.
Cù mới đáp rằng:
- Hữu vô đều chẳng lập, thực ở trong hữu vô.
Thẩm nói:
- Không được với chẳng mất, theo nhau thuận vận hành.
Cù mới đáp rằng:
- Đây là Chân Tiêu Tức, tri âm có mấy ai.
Đầu bù hát rằng:
- Chí Đạo không nhỏ vậy, trống sành như tiếng sấm.
Thái Hư đáp rằng:
- Chỉ có phương tiện pháp, động tĩnh ứng Thiên Tâm.
Thẩm lại hát rằng:
- Mây tan, mặt trời tự hiện, mặt trời hiện, thì mây tiêu vong.
Đầu bù đáp rằng:
- Cũng nên tụng trong Tâm, tiêu tức vốn vô thường.
Cù lại nói:
- Chỉ như Y Thế vận, vận khốn là do người.
Thái Hư đáp rằng:
- Hiểu được tông chỉ này, trước tiên ta sẽ làm Thần sống.
Đầu bù nói tiếp:
- Thần là chủ thân tâm, thân tâm là đất trời.
Thái Hư bèn nói:
- Tạo hóa chẳng cố chấp, nên người nắm thế quyền.
Động âm trên, tổng cộng 11 tiết. Các vị chân nhân Cù đầu bù, Thẩm Thái Hư, cùng nhau tuyên thuyết ở Đại Địch động thiên. Ta tâm lĩnh và làm theo, mới là tâm âm của ta vậy. Gia Khánh nguyên niên, ông Lí đầu bù ở Phụng Thiên đến Kim Cái, gặp nhau tình cảm rất hòa hợp. Lòng ta nhớ động âm, Lí Chân Nhân liền sôi nổi nói:
- Nhã âm thì tiếng của nó vô hình, Thần Thất mà không yên tĩnh, thì không nghe thấy xướng ứng.
Nêu ra việc cần tức cảnh để đặt tên, mới hợp ý chỉ của Đạo, bèn đặt tên là Đại Địch động âm. Nay đã 37 năm, mãi theo hang trống mà truyền âm thanh, bèn sáng tác mệnh đề, người học hãy thể hội sâu sắc.
Mẫn Nhất Đắc trịnh trọng ghi nhớ.
Tự cảnh thiên (19 chương)
Diều hâu bay trên trời, cá lội dưới vực, thiên nhiên cơ khí, phát từ Phúc Điền, chẳng phải cúi ngửa, tự nhiên nhi nhiên, chí thành vô tức, Đại Đạo ngưng kết.
Thân ta là đất, Tâm ta là trời, Niệm là vật và ta, ta và vật là một, hỗn mà hóa nó, mật mật miên miên, không lúc nào mờ, không khi nào nhiễm.
Nói dễ dàng gì, niệm tuyệt thì Thần trong trẻo, niệm làm sao tuyệt, chớ theo chớ để mặc, nhờ hư nhờ tịch, cố gắng đến trong trẻo, trong trẻo tạo nên như quên, chân thành và hằng mới được.
Ta chớ sao nhãng, thân còn thì có thể nhờ, một khi vật hóa , muốn được cũng không thể, tuổi ta đã lớn, một hơi thở mà còn, thì nhờ một hơi thở này, cầm Mệnh mà thừa hành.
Khắp trời khắp đất, đồng chí ít người, ta chớ dại đợi, cần thi hành thì liền thi hành, chưa quay về Đại Tạo, thì Thần còn tạo Thần, sao được do dự, roi nghĩa vô tình.
Diệu Nguyệt trưởng giả, là phàm phu ở Trách Già, kính tín Phật pháp, cảm động Văn Phật , việc tải trong Nội Điển, điển há lừa ta, đủ chứng đủ tin, ta cũng như họ.
Huống gì Chí Đạo này, công phu chỉ có bắt ta, trí trung trí chính, trí dung trí hòa, như Tâm điều khiển ngón tay, như gỗ hút vào nước xoáy, cẩn thận giữ gìn chớ lười nhác, thận độc không gì khác.
Xưa ngủ sao kỹ vậy, thúc giục mới tỉnh ư, đã là như thế, đời sao đáng biết, vốn bất tài vậy, mà trách nhiệm sao dám từ.
Đời lại cười nói, nếu việc truyền ấy quả là chân, thì người theo học ắt nhiều, sao có mình anh nghe thấy, đời bĩ đã lâu, sao không đảm nhận sớm.
Bất tài im lặng, đáp không thể đáp, Thần lỡ đại ngôn, đáng nói mà khó nói, còn đợi Đạo thành, lầm lẫn tính được.
Thuần Dương, Nê Hoàn, tiên triết giống nhau, đời năm tháng ngày, sau khi ngộ mới tuyên bố, ấy là Thiên Cơ, sao dám lộ hoàn toàn.
Vận đến Canh Thìn, Thần Mẫu ý chỉ, trì thế được ban, luật tha lộ phạt, Thái Hư thừa theo, mới dám nói cho đời.
Ý chỉ ấy chỉ về cái gì, học thành thuần thuần, trong không cố chấp, đổi nhờ người đổi, hành ắt là vậy, người cần thành người.
Trung hòa tĩnh niệm, không bị người khác xâm lấn, duy trì được nó, thân tĩnh thế ninh, nếu học chưa đến cùng cực, thì rất dễ loạn tâm.
Nên ta chậm rãi, cẩn thận chẳng coi thường, nay chỉ tự cố, không dám cố người, đời riêng tự hỏi, chớ để hai lòng.
Đồng chí hiểu được, trong lòng tự tỉnh, hư tịch hằng thành, mờ tối liền tỉnh, cũng là Y Thế, thân thế không tắc.
Nam sùng trung chính, nữ sùng u trinh, sau đó hàm dục, hết Báo Thân này, được Mộc Phật ứng, khả năng của Trách Già Ô.
Ứng thì như vậy, không ứng cũng theo, thi hành bổn phận của ta, không thi hành cái xấu, nguyện kẻ đồng chí, chỉ hành như như.
Đời đều ừ hữ, ngươi cứ cố giữ, bẩm hữu dày mỏng, thì chứng nghiệm tự khác nhau, hành tàng hiển hối, mặc cho như như.
Thiên trên có 19 chương, đề là Tự Cảnh , đã gọi toàn bộ tâm truyền.
Thời là rằm tháng 2, mùa xuân năm Giáp Ngọ niên hiệu Đạo Quang, địa gọi là Dao Đàn, cung gọi là Tán Hóa, đường gọi là Bảo Nguyên, trong đó phụng thời các vị chân nhân Lữ Khưu Bạch Hoàng Thẩm, là nơi lũy hành tích công, bắt đầu vào Nhẫn Yểm Xuân Phàm Lan Pha Kính Hiên Nam Nhai Tâm Hương, thành vào Tình Ba Lan, làng Vân Trực, Kính Đường Giá Đường Bổ Ngu Xuân Tuyền Mậu Đường Hi Đường Thì Hương Vân Bá .v.v.... Nếu mà đồng học có ý cẩn thận theo Kim Cái tông đàn mà sắp đặt, ta ắt cho là hành thuộc hữu vi, người còn thì còn, người mất thì mất. Mời vì tuyên dạy Y Thế thánh công của Lữ Tổ, thực rót xuống tâm truyền, chủ tại việc làm trong trẻo nhân tâm. Mới vì rút củi để chữa vận, thuận tiện làm bảo phiệt tu thân, gọi chung là Thiên Tiên tâm truyền, 3 sách và 2 dạng. Cho nên trịnh trọng nói rõ ý nghĩa thân thế, ý nghĩa hành công nhất trí. Mà thân vận sắp tắc, Kính Hiên mậu đường có được mà khắc in. Ta liền lấy 19 chương Tự Cảnh ra làm đoạn kết, há chẳng phải thắng hội kịp thời sao. Viết vài hàng bạt để ghi nhớ sự may mắn này.
Kim Cái sơn nhân ông Định Phạm và Mẫn Nhất Đắc cẩn thận tuyển và viết lời bạt.

Thiên Tiên tâm truyền
Nội thiên
Thầy nói hỗn hóa
Thầy là Lí tổ Nê Hoàn. Cẩn thận xét hỗn hóa, ấy là Tam Ni Y Thế công quyết của Lữ Tổ. Pháp tạo các loại hư vô của thân, nghênh Cương hạ chiếu, thuần thục thi hành Tam Tài noãn thủ, trong đó không có niệm khác tạp nhập mà thôi.
Ông Thái Hư nói:
- Đây là Vô Thượng Thượng Thừa Đan Quyết, nhưng chỉ có thể tâm lĩnh, không thể truyền miệng. Ông Nê Hoàn thầy ta, lúc truyền cho ta nói: Đây thực là Thái Thượng tâm truyền, mà nhập thủ đầu tiên cần chỉ niệm, rồi thì tồn vận, rồi thì tồn tư, quan trọng là hiểu rõ tông chỉ. Tông chỉ là thế nào, biết hoàn biết phản mà thôi. Hoàn là hoàn nguyên, phản là phản bản. Nếu mà mù mờ, thì Đạo vốn Chí Hư, Thể vốn Chí Vô, ắt hoàn lệch mất hoàn, phản sai mất phản, hoàn phản như thế, khác gì trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Hiểu rõ tông chỉ, mới có thể thi hành hữu vi mà không bị hữu vi làm cho lúng túng, mà luôn luôn hợp Đạo vậy. Khẩu quyết, là ở việc biết phép nhờ. Phép nhờ là thế nào, hoặc nhờ Hư để hàm Thật, hoặc nhờ Thật để rèn Hư. Đây là hai pháp môn, đều là phép nhờ Ảo để thành Chân. Đều cần dẫn vào tận cùng, nếu mà chấp nhất, thì đều gọi là cố chấp. Kẻ cố chấp, là không hiểu Đạo Đức. Đan thư ở đời, đều gốc ở Hoàng Lão, chẳng lẽ lại để trong rương báu, mà tông nào theo tông ấy, không biết đường tham khảo, thì dễ dẫn đến sai lầm, động thì sai một li đi một dặm. Tông phái ta có từ đời Tần Hán, trực thừa đơn truyền, bắt đầu từ Quan Doãn, đến đời Lữ Tổ kế thừa, tông chỉ được chấn hưng, sau đó không lâu thì ẩn đi. Đến ông Nê Hoàn thầy ta kế thừa, Bỉnh được truyền riêng, tự thẹn đức bạc, nhưng ghi nhớ kỹ những gì được truyền thụ. Người học được nó, nên tham khảo các Đạo tịch, chứng các Phật kinh, chẳng lập hữu vô, chỉ tuần theo Đạo Thể, mà làm cả tồn giữ và dẫn đạo, chắc chắn tạo đến tự nhiên, ngõ hầu không phụ những gì được dạy vậy.
Thiên Tiên công phu
Tiên có 5 cấp, tức là Thiên Tiên, Thủy Tiên, Địa Tiên, Thần Tiên, Quỷ Tiên. Tuy có 5 cấp, làm mà thành, đều gọi là Chân Nhân, vì chỉ có Chân Nhân mới làm được như vậy. Nhưng người ta bẩm tập khác nhau, thì tu dưỡng công tác, rất khó nhất trí, đấy là lí do Tiên có 5 cấp. Hậu học noi theo, đều bày ra riêng các việc từ đầu đến cuối, để kế thừa truyền thụ. Đan tịch lưu ở đời, đại khái là loại này, mà chẳng có tâm truyền, thì hồ đồ mà không có chỗ nhập thủ. Bạch tổ Quỳnh Quản tiên sinh thương xót, mới sáng tác Tu Tiên Biện Hoặc Luận, để dạy đời. Tiếc rằng đời thiếu bậc thượng trí, mà tự vấn là hèn kém, toàn bỏ luận này mà không tham khảo. Thầy ta là ông Nê Hoàn thể theo, nói là thực sự kế thừa trực tiếp Tam Ni Y Thế Công Quyết nhập thủ của Lữ Tổ, ắt liền thân thế lưỡng lợi, chẳng nhọc làm gì tiếp, mà công phu đầy đủ một tông. Xét đến cùng công pháp, thì không ngoài hỗn hóa. Nên nói rõ rằng: Thiên Tiên công phu, chẳng phải Thủy Tiên, Địa Tiên có được và thi hành.
Vạn duyên phóng hạ
Duyên là cái gì, là tình trần tình căn vậy. Nếu không phải do uẩn hàm bên trong, thì do tiếp xúc bên ngoài, cần phải phóng hạ, Thiên Tâm mới hiện, đây là bước thứ nhất của nhập thủ. Tu Tính bắt đầu ở đây, mà tu Mệnh cũng bắt đầu ở đây. Diệu nghĩa trong đó, hành giả tự ngộ, khỏi mất công rườm lời. Nhưng phóng hạ đó, công pháp lại bất nhất, chọn lấy cái chí tinh và không lưu lại tệ hại mà nói, ông Nê Hoàn nói:
- Duyên khởi liền trừ, là một pháp. Duyên khởi đông đúc, trong nóng như thiêu, tụ rồi phóng chéo ra, là một pháp. Duyên khởi thì coi thường, mặc duyên tự duyên, là một pháp. Trong ba pháp, cái bước sau cùng, mới do Tiên sáng tác. Ấy như mây điểm hư không, hư không tự vô nhiễm, nên không có tổn hao hay ích lợi. Hậu học thi hành, chỉ tự lo bí mật mà thôi.
Ông Thái Hư nói:
- Đúng vậy. Thầy không nói là tảo trừ, mà nói là phóng hạ. Vì duyên là do ý thành, ý là do tâm phát, tâm hết ý tự hóa, mà duyên tự thoát gốc, chẳng nhọc làm gì. Người học hãy thể theo.
Thân tự tịch hư
Thân là trong thân. Tự là tự nhiên. Khí tĩnh gọi là tịch, niệm vô gọi là hư. Như vậy thì thân bằng hư vô, mà dung quang tất chiếu . Xét một câu này, là bí quyết nhập thủ của hỗn hóa đệ nhất bộ, mà công phu nhập từ tồn tư. Tồn tư là thế nào, mới thì theo ngoại để chứng nội, sau đó thì theo nội để chứng ngoại, rồi đến nội ngoại như như, không thể phân biệt. Ông Nê Hoàn nói:
- Các công nghiệm ấy, đắc không từ mắt, thì đắc mới chân. Nhưng không phải kẻ sơ học có thể làm được, nên như một pháp theo ngoại chứng nội, ấy là pháp theo mắt nhập ý. Tiếp đó là theo nội chứng ngoại, là pháp theo ý nhập mắt. Rồi mới như như, ấy là hiệu nghiệm vô ý vô nhãn. Người học tạo được vậy, mới có thể thi hành nghênh Cương, mà hành không hành hão, hành lâu không gián đoạn, mới tạo Chân Tâm thường tồn mà như hư, Chân Khí thường sung mà như không. Dạng huyền huống này, chẳng tồn mà hiện, chẳng tư mà đắc, mới hợp tự nhiên. Hành công đến đây, nói dễ dàng gì. Mà khẩu quyết chỉ là trong niệm vô niệm mà thôi.
Bèn dẫn Thiên Cương, tấn chiếu thường trì
Là kế thừa công nghiệm câu trên, mới thêm phép nhờ dẫn Cương, để tạo Chân Hư Chân Vô Huyền Cảnh, mà việc tấn chiếu, tự có nơi chốn. Ông Nê Hoàn nói:
- Tấn đến hạ chiếu, mới từ đỉnh đầu, phía trước xuống Mi Tâm, rồi theo Mi Tâm, tập trung chiếu vào Sơn Căn. Đầu tiên rất cần dùng Chân Ý, thẳng từ Đỉnh Môn, thấu nghênh Trấn Tinh trên trời, tự có thể dẫn đến Thiên Cương, xuống hợp Thân Cương, tụ tồn Sơn Căn, rót chiếu Khuyết Bồn. Thi hành thêm hư cực tĩnh đốc, thì tự có thể thâm thấu Huyền Khiếu. Cảm thấy đã thấu Khiếu, thì tạo thêm tự nhiên, kiên trì khẩu quyết Vô Niệm, tự được chân hiệu nghiệm của Thai Tức. Nhưng nếu không thường duy trì thì không thể được. Cần biết một công pháp này, từ đầu đến cuối đều nhờ vào nó. Thi hành đến hóa phàm thành thánh, đến mức chẳng sót chút nào chưa hóa, thì mới dừng tay.
Ở trời, ở vực sâu, không lúc nào gián đoạn
Trời là xương Thiên Linh Cái. Vực là huyệt Dũng Tuyền ở lòng bàn chân. Xem xét Trấn Tinh ở trời, vị trí ở giữa trời, cao quá Nhật Nguyệt Tinh Thần, là do tinh hoa của đại địa bay lên kết thành, thật là Đẩu Khẩu Thiên Cương Chi Chủ. Cũng là Ngũ Tinh Chi Trung Tinh, sáng rực ngũ phương, mà không sửa đổi thường độ. Dưới có Bắc Thần , chủ tể sâm la vạn tượng, ở thân người là xương thóp Tín Môn. Xương này là do sinh khí của thân người kết lại, sinh thành sau khi sinh ra, trên thông với Trấn Tinh trên trời. Nên muốn dẫn Thiên Cương, thì cần nghênh Trấn Tinh. Trấn Tinh đã tiếp, thì Thiên Cương tự rót xuống. Theo đây mà tấn chiếu, ngày đêm thường tồn, giống như bình thủy tinh, ngửa lên nhận mặt trời chiếu xuống, trong ngoài thông minh, trên dưới thấu triệt, sau đó Hậu Thiên hóa hết vậy. Xét một bước này, chính là yếu quyết Hoàn Nguyên. Quyết nói Quy Hoàng, ấy là khí hô hấp ngừng, Khí từ trước Lư thấu ra, thẳng theo phần dưới giữa của Trung Đạo, đi đến xương gáy, mà như không thăng không giáng, là vì Tiên Thiên Khí trong trẻo, không có chất để thể nghiệm được vậy. Tiên triết theo đó, gọi là chỉ hành vào lúc một niệm chẳng tạp, thì cái thăng giáng đó, toàn là Tiên Thiên, nên không để lại tệ hại, mà hiệu nghiệm tự cực kỳ thần diệu. Nếu mà hư tịch, là chưa tạo tự nhiên, pháp chỉ là thăng thì mặc thăng, mà lúc giáng, chớ quên khẩu quyết Chú Hải. Thái Hư truyền miệng như vậy, bày ra là vì nếu kẻ sơ học làm bừa việc Quy Hoàng tất sẽ phạm vào hậu phàm thăng theo. Nếu mà mù mờ chỗ này, thì thụ họa chẳng nhỏ đâu.
Viên hư viên tịch, viên thanh viên hòa
Công pháp muốn tràn khắp, cần phải tròn trịa vô khuyết, tạo đến không còn chút nào phàm hậu tạp ở trong mới diệu.
Ông Thái Hư nói:
- Hư tịch là Thể, thanh hòa là Nghiệm. Công dụng tạo đến tròn trịa, tự không còn tệ hại. Tuyệt chẳng phải kẻ sơ học do vận chuyển mà thông, tồn tư mà trải khắp. Đã thông đã trải khắp nhiều lần, tự thuần hành vô niệm mà tự nhiên phản hoàn, pháp đều gọi là hỗn hóa, nên phải lấy thanh tĩnh tự nhiên làm vận dụng. Nếu không vậy, ắt có cái tệ hoa mắt chóng mặt.
Hà nội hà ngoại, hà hữu hà vô, sinh sinh hóa hóa, nhất phó như như
Xét câu “như như”, là tạo rất sâu tự nhiên vậy.
Ông Thái Hư nói:
- Nội là bên trong Sắc Thân, là tạng phủ .v.v.... Ngoại lấy Sắc Thân mà nói, là da thịt gân cốt .v.v.... Mà ông Nê Hoàn nói nội là Sắc Thân, ngoại là Pháp Thân, ấy là công quyết Tam Ni Y Thế của Lữ Tổ. Chuẩn theo đó mà hành trì, cũng như pháp chế Thần Tiên Nhục , lấy trời đất làm nồi bếp, lấy Ngân Ngạc làm bình sành, lấy phao ảnh Sắc Thân làm thịt, thêm vào Định Tuệ để duy trì. Pháp ấy rất giản dị, chỉ đóng Lục Môn, không để Khí rò rỉ mà thôi, đấy là thi hành Thai Tức. Nay ta chỉ dạy, là vì người học thân tâm chưa tĩnh, Quan Khiếu chưa thông, cần từ thân sắc, thi hành vận chuyển, tiếp đó tồn tư, đợi đến khi Quan Khiếu thông hoàn toàn, tồn tư không còn vọng niệm, sau đó tuân theo huyền thị của thầy, giây khắc không gián đoạn, ắt không có tệ hại tự lừa mình. Người học thể theo, cẩn thận chớ nhảy cóc.
Phản hoàn diệu dụng, như tư như tư
Hoàn là Hoàn Nguyên. Phản là Phản Bản.
Ông Thái Hư nói:
- Cần biết Đạo vốn Chí Hư, Thể vốn Chí Vô. Học mà mù mờ nghĩa ấy, thì luôn luôn hoàn lệch mất hoàn, phản sai mất phản. Xét đến chữ “diệu dụng”, là có đủ loại tác dụng: nhờ cái hư hàm cái thật, nhờ cái thật nung luyện cái hư trong đó. Kẻ hậu học thẩm xét nó, cẩn thận chớ vướng vào hư chớ vướng vào thật. Nên nói “như tư như tư”.
Thành thân nội thân, thị danh Chân Ngô
Xét tức là Chân Nhân trong Đan Thư. Mà công pháp, so với các Đan Thư, giản dị hơn nhiều. Tuyệt kị lúc làm lúc bỏ, cùng với tán mạn hôn trầm. Pháp ấy là lấy Thái Hư làm Lô Đỉnh, mà lấy Sắc Pháp lưỡng thân làm Dược Vật. Rồi lấy hai nghĩa Định Tuệ làm Thủy Hỏa, rồi lấy không gián đoạn làm Hỏa Hậu. Hỏa Hậu công đủ, Chân Ngô mới hiện, không vất vả phá đỉnh đầu bay xa, mà ẩn hiện tùy tâm, tịnh không nơi chốn xa gần, chỉ cảm thấy động tĩnh thôi vậy.
Tôn chi viết tể, thân chi viết nhi
Đan Thư chỉ dạy, toàn là phép nhờ. Không hiểu nghĩa đó, sẽ hiểu lầm lớn.
Ôn dưỡng mộc dục, nhũ bộ nhĩ sơ
Ông Thái Hư nói:
- Ôn dưỡng mộc dục, nhũ bộ .v.v..., dù có định thuyết từ trước, tải cả trong Đan Thư, nhưng cũng có hoạt pháp, giống như Vũ sơ cửu hà , tùy thế dẫn thuận, dựa vào huyền huống của ta và tâm buộc nó, tự nhiên tòng tâm bất du , để mong trí trung trí hòa mà thôi.
Công thuần hành túy, hoàn ngã Thái Sơ
Công là nội công, hành là nội hành. Xét từ “hoàn ngã”, là cái vốn có của ta nay hoàn lại. Thái Sơ là Tiên Thiên Chi Sơ, Vô Cực Chi Căn, là Chân Nhất vậy.
Từ cuối ngoi lại đầu tiên, huấn cáo không nhiều.
Chỉ thích hỗn mục, tuyệt tránh mơ hồ.
Mơ hồ với hỗn mục, cách nhau bao xa.
Một đằng viên giác, một đằng hồ đồ.
Giác thì thành Thánh, muội thì thành Ma.
Thầy huấn thị như vậy, cẩn thận chớ tham ngoa.
12 câu này, là thơ huấn cáo của Thái Hư Ông.

Thiên Tiên tâm truyền
Ngoại thiên
Thiên Tiên tâm truyền, thị thân tinh nhược
Thị là nội thị, là nhìn bằng tâm. Thân là Sắc Thân, là phàm thể. Tinh là thủy tinh, tỷ dụ thông minh . Bước công phu này, thuần là theo lúc vạn duyên phóng hạ mà nhập thủ, cần đắc cái huyền bí nhược tồn nhược vong, mới không đến nỗi theo ảo vọng, nên gọi là như thủy tinh, là ý nghĩa đại giác như như.
Giả dĩ nghênh Cương, như thừa nhật hạ
Pháp rõ là Y Thế Công Quyết, giống như lấy bình thủy tinh đón mặt trời chiếu xuống, ánh sáng tự rót vào, trong ngoài thông minh.
Cương chiếu tắc sinh, Cương tập trung thì hóa, hóa hóa sinh sinh, công phu chỉ có một pháp
Chiếu là phổ chiếu, chú là ngưng tụ, sinh là tự sinh, hóa là biến hóa. Công pháp bất đồng như vậy, mà chỉ nhờ Chân Nhất vậy, nên nói công duy nhất pháp. Pháp là pháp tắc. Công là công dụng, chủ được pháp dụng ấy, thì có Chân Ngã tồn tại vậy.
Trời nhờ Nhất mà sinh, đất nhờ Nhất mà thành
Thiên Tiên diệu dụng, chẳng qua là sinh thành. Chứng nghiệm trời đất, cũng chỉ là sinh thành. Mà huyền nghĩa của nó, là nhờ Nhất mà thành. Người lo học Tiên, sao có thể bỏ Nhất được.
Thân mà mất Nhất đó, thì làm sao thành thủy tinh được
Thân vốn do Nhất sinh, thân mà muốn như thủy tinh, thì Thuần Nhất mới thành. Nhất làm sao thuần được? Là ở việc biết hoàn phản, vô niệm chí thành. Ông Thái Hư truyền miệng như vậy.
Nhất mà là Nhất, vô niệm mà chân thành, hữu vô chẳng lập, nhân pháp cùng hết
“Vô niệm” là nói trong niệm vô niệm vậy. “Thành” là thành trong bất thành vô vật , là Chân Nhất vậy. “Hữu” là hữu trong hữu văn hữu kiến. “Vô” là vô trong vô động vô biến. “Bất lập” là mặc nó ẩn hiện. “Nhân” là nhân tình, “pháp” là pháp tắc. “Song mẫn” là hết tham xét. Công phu có thể như thế, thì niệm tự tịch nhiên, mà Tâm phục lại thái định vậy. Đây là thấu suốt từ đầu đến cuối, phải chân thành mà thủ giữ. Chân thành thủ giữ như vậy, hư có thể cực, tĩnh có thể đốc, Thai Tức tự thành, Huyền Quan Khiếu khai, khí hô hấp ngừng, Chân Khí chu hành, không tán hoặc trệ, thì cái ẩn hiện, không gì không phải là tình huống chân thực. Nhưng nói chung lấy việc lặng nhìn mà không chấp, làm thì không lưu lại tệ hại.
Cái Thần nguyên dụng, gốc ấy hỗ căn , đặt thân vào Nhất, đặt Nhất vào Tâm, Đại chu thiên giới, xuyên vào hạt bụi, vô sắc vô pháp, hỗn hóa viên chân.
Nguyên là nguyên từ đầu đến cuối. Hỗ là thay nhau, như nói là tuần hoàn. Gốc là gốc của tự mình, mà nói là “ấy” tức là nói Chân Nhất vậy. Trí là an trí. Thân là Sắc Thân, Nhất là Chân Nhất, Tâm là Thức Tâm. Thiên Giới, là chỉ thân mà nói. Hạt bụi, là chỉ tính mà mói. Sắc chỉ Sắc Thân, pháp chỉ Pháp Thân. Cẩn thận xét hỗn hóa, mới hợp Sắc Pháp lưỡng thân, đặt Thiên Tâm vào, để thi hành nung đúc. Vì sắc thì phàm trọc, mà trong tồn Chân Nhất, pháp thì thanh linh, mà trong lẫn phàm hậu, cần phải tẩy rửa nhiều lần, càng quét sửa chỉnh, quyết Chân mới xuất mới tròn vẹn. Cái diệu của công pháp, mà ở một câu “gốc ấy hỗ căn”. “Đặt thân đặt nhất” ở sau, đã đủ Đại Chu, tế nhập Thần dụng. Mà sở dĩ đắc Thần, là vì vô sở trụ nhi sinh kì tâm. Nên nói: vô sắc vô pháp, hỗn hóa viên chân. Tinh diệu trong đó, chẳng thể dùng bút thuật lại.
Đấy là Chân Ngã, tên là thân ngoại thân, nhìn nghe không thấy, thần thông biến hóa, ẩn hiện tùy tâm, công viên hành mãn, bình thăng Ngọc Thanh
Chân Ngã là Chân Nhân. Mà nói là thân ngoại thân, tức là so với Sắc Thân để luận, vì có thể rời Sắc Thân, mà xuất xứ thì không hai vậy. Hai câu dưới, là dẫn kinh ngữ, để chứng minh Chân Ngã là Đạo Thể, chính để làm roi đánh quát kẻ mê ở đời, chới lại hẹp hòi vào định thuyết, dẫn đến đọa ảo vọng mà chẳng ngộ. Bốn câu cuối là chỉ Chân Không thì chẳng trống không, Chân Vô thì chẳng vô, kẻ si không biết trời đất Tam Tài, chỉ là một thứ, chỉ hâm mộ cái ẩn hiện của chí nhân, mà không biết cái dẫn đến ẩn hiện, chỉ do Nhất Tâm, hiện liền hiện, ẩn liền ẩn. Ôi, tâm của chí nhân, chẳng phân hai, chẳng diệt cùng với trời đất, nên có thể ẩn hiện vô cùng, thần thông mạc trắc. Mới đầu thì Sắc Thân, chưa tạo thuần pháp, nên phải thi hành hỗn hóa. Đến khi đã tạo thuần pháp, mà chưa tạo tự nhiên, còn chưa thể bình thăng Ngọc Thanh, mới có hỗn hữu hỗn vô, hỗn hóa hỗn viên, lưu thân trụ thế để làm việc đó. Đợi đến khi công viên hành mãn, mới thăng Ngọc Thanh. Nói là “bình thăng”, là không nhọc phá đỉnh đầu bay xa. Vì rằng Lục Hợp Tam Châu, chẳng ngoài Nhất Tâm, tự không nơi chốn cố định, có gì là cao thấp xa gần, mà vất vả xuất nhập thăng giáng đây. Đây đều do thần công hỗn hóa thành một, thần công Đại Chu tế nhập, mà được hợp đức cùng trời đất. Khác xa với các dạng tiên nhân Địa Thủy Thần Quỷ, cách trời còn xa, còn cần bay lên, mới đến Ngọc Thanh. Nên nói là công phu Thiên Tiên.
Thiên Tiên tâm truyền
Viên quyết
Thượng cùng Cửu Thiên, hạ cực Cửu Uyên
Cửu Thiên là chỉ đầu não, là Nê Hoàn. Cửu Uyên, là chỉ Dũng Tuyền, là lòng bàn chân. Đây là coi thân người như một tiểu thiên địa, nên xưa thuyết pháp như vậy. Cùng là đến hết. Cực là cực. Hàm hữu công pháp theo nhau lội ngược dòng, ấy là tác dụng của câu “vu thiên vu uyên, vô gian khắc thì”.
Tam Tài noãn thủ, Hoàng thị phúc điền
Trứng là trứng gà, ý nghĩa tỉ dụ xuất từ Nội Điển. Hoàng là lòng đỏ của trứng gà, tỷ dụ nhân thế vậy. Mà nói là “thủ”, là lấy Thái Hư làm Lô Đỉnh, và lấy Tam Tài làm Dược Vật. Tổng quyết của hỗn hóa là như vậy.
Ta ở trong đó, hỗn hóa Khôn Càn
Ta là Chân Ngã. Xử là lưu tồn. Trung là Hoàng Trung. Mà nói là “đó”, là vì Chân Ngã tự thành, nên dùng chữ “đó” để nói. Cẩn thận xét công pháp, là hỗn trộn thân thế vào Hoàng Trung, chỉ tuần theo Đạo Thể, nhất niệm hư vô mà tịch tĩnh, tịch tĩnh mà hư vô, không trụ vào nơi chốn nào, không tạp tri thức, tự tạo Thiên Khí rót xuống, Địa Khí đi lên, hóa Bĩ thành Thái. Sơ nghiệm của hỗn hóa ắt như vậy, nên nói hỗn hóa Khôn Càn.
Biết hoàn biết phản, chẳng phải sau chẳng phải trước
Hoàn là Hoàn Nguyên. Phản là Phản Bản. Hậu là Hậu Thiên. Tiên là Tiên Thiên. Tri là tri giác, còn phải sáng rõ nữa. Chỉ có sáng rõ sau đó có thể chân thành, chân thành thì không gì không Hoàn, chân thành thì không gì không Phản. Phản Hoàn như vậy, ắt tự chẳng phải sau, chẳng phải trước vậy. Đấy mới là thần nghiệm của tự nhiên. Vì nếu thêm Tinh Khí Thần mà nói, là còn thuộc tác dụng của Nội Thiên.
Thuần được thuần được, không phải đất không phải trời
Khắc là có thể. Thuần mà là chuyên nhất, ấy vì nói thêm về dụng. Thuần mà là hoàn chỉnh, ấy vì nói thêm về nghiệm. Đạo của đất thì chẵn, đạo của trời thì lẻ, Dương lẻ mà Âm chẵn, hỗn hóa đến đây, mới thành Thuần Dương, không có Âm tồn tại, nên nói không phải đất, không phải trời. Đấy là tạo nghiệm của Ngoại Thiên, há dễ tạo được sao.
Thường Chân Chân Thường, huyền chi hựu huyền
Cẩn thận xét hằng cửu gọi là Thường, không giả gọi là Chân. Vì nói làm gì thì tạo nấy, hằng mà lại thật, thật mà lại hằng, công phu tạo đến cùng cực, thì hiệu nghiệm tự tạo Chân vậy. Nên nói huyền chi hựu huyền, là vì tạo đến Vô Cực Nhi Cực. Xét từ đầu đến cuối, không ngoài hai chữ Hoàn Phản. Đến cùng được cái cực, là Hoàn Phản về Đạo Thể vậy.
Miên miên mật mật, Đạo không gì không đủ
Cẩn thận xét Thường Chân gọi là miên, Chân Thường gọi là mật. Mật mật miên miên, mới tạo chí thành mà vô tức vậy, Đạo sao từng không đầy đủ. Nên thầy khẳng định: Đạo không gì không đủ.
Công phu siêu cực ấy, ta là Phật Tiên
Công là công phu Hoàn Phản. Siêu là siêu xuất. “Ấy” là Đạo ấy. Cực là Vô Cực Chi Cực. Ta là Chân Ngã. Đối chiếu tức là câu thân ngoại thân nói trong Ngoại Thiên, chất mà vô chất, chính như Tử Ma Kim Thân của Phật, Chân Thường Chủng Tử của Huyền Tông, nên nói “ta là Phật Tiên”.
Hi Hoàng tề khu, Nguyên Thủy bỉ kiên
Hi là Thiên Hoàng Phục Hi. “Tề khu” là song song cùng tiến. Nguyên Thủy, là tổ hiệu của vạn hữu vạn vô. “Bỉ kiên” nghĩa là đứng song song. Thế là đủ tỉ dụ đoạn văn trên. Người học cẩn thận chớ bám vào tướng, ấy là Thuấn là ai, ta là ai vậy.
Thiên Tiên tâm truyền
Y thế huyền khoa nghi tắc
Thiết đàn
Một gian phòng nhỏ, trong bày một cái ghế sạch, một cái ghế thấp, một đặt trước thánh, một đặt ở phía đông phòng. Phòng không cần to, chỉ cần sạch và sáng. Cửa sổ khép chặt, để tránh gió. Hai cái bồ đoàn, một đặt ở trước thánh, một đặt phía đông phòng. Đệm cỏ lau một mảnh, vải phủ bàn một miếng, một bức Tam Sự Kiện, giữa bầy một mâm gạo trắng, trên bày một chén nước trong, một ngọn đèn sáng, bày một đôi nến, hương thì dùng 3 nén hương sợi loại tốt, áo sạch một bộ, giầy sạch một đôi. Ngoài ra không để vật gì.
Tiến đàn
Không bất kính, ý tứ cung kính, sau đó mới vào. Vào thì thẳng thắn Thể, trống rỗng Tâm, chân nhất niệm, sau khi không nghe không thấy, mới hướng thượng hành 3 lễ. Xong thì lui sang một bên, trước ngồi ngay ngắn mặt hướng tây, ngồi trên cái ghế thấp, trên bày huyền khoa, dưới đặt một cái bồ đoàn. Ngồi cho ngay ngắn, đợi đến lúc Khí đã tĩnh, sau đó triển khoa, ngầm trì hai chữ Úm Lan, hoặc 3, hoặc 5, hoặc 7 lần, để tịnh thân tịnh tâm tịnh ý. Cho nên vào lúc trì Úm, cần tồn trong không một niệm, để quán tạo Thanh Không Nhất Khí, sau khi như thủy như thiên , mới xuất chữ Lan. Vì cách Úm ra của Tây pháp, chú thích một chữ “dẫn”. Nếu xét ý nghĩa về “dẫn”, chỉ là đem âm vận của chữ Úm kéo dài mà thôi. Người có thể như pháp, chân thành quán, chân thành tồn mà chân thành duy trì, ba lượt là đủ. Trì xong, tiếp theo thi hành lễ cáo, mà không mang lễ tiết, pháp dùng Thần lễ vậy. Nếu muốn thoái xuất, cần phải đứng lên đến trước thánh, bái lễ như trên, ba lễ rồi thoái. Lại xét Thần lễ, cần dùng Thần hướng thanh không mà Thần khấu, Sắc Thân tịch bất động vậy.
Thoái hưu
Thân xuất mà Thần ngưng bên trong, không chỉ không nói không nhìn không nghe, mà bên trong chỉ tồn thủ cảnh tượng thanh hòa. Ngộ sự thì ứng, ứng xong liền buông, không đuổi theo tình, dẫn đến mất hứng thú tồn. Nếu mà mất thì liền ngưng, ngưng thì như buông, thì Thần tự thường thanh, Khí tự thường tĩnh vậy. Lại tiến, lễ tiết như trước. Công khóa đã đầy đủ, thoái lại một mình, nói chung là lấy niệm tuyệt tình vong làm chủ đạo. Bắt đầu thì mạnh mẽ, cuối cùng thì thuần thục, không ngại khó, chẳng cầu an tạm bợ.
Cáo viên
Cần phải đầy đủ hằng thành, phát đại thệ nguyện, còn có kệ ngôn, phục xuống mặc niệm rằng:
- Mỗ, thấm ân thầy truyền, nhờ hư hàm tĩnh, nhờ tĩnh hoàn hư, hư cực tĩnh đốc, Tam Nguyên hợp cơ, hỗ tương Y Thế, chứng nghiệm tân kì, khắc ấy giờ ấy, chớ hỏi giây lát, khẩn tâm khẩn đảo, nguyện tạo Hi Di.
Niệm xong khấu đầu ba lần, đứng lên đến trước thánh, bái lễ như trên, ba lễ rồi thoái.
Khoa và nghi tắc trên chỉ có bốn thứ. Các thánh để lại, rất là giản dị, nhưng thuộc về quy tắc nhập môn, nên có tiến thoái nghi văn. Chí sĩ thi hành nó, tóm lại là ở nhất thân. Tu Tiên Biện Hoặc nói, lấy Thân làm Đàn Lô Đỉnh Táo, lấy Tâm làm Thần Thất. Ấy là lấy Tâm làm trời, lấy Thân làm đất, lấy Niệm làm người, sau đó trí hư trí tĩnh, trí trung trí hòa, trí viên trí cực, thân thế tự hóa. Vào lúc ấy, Sắc Pháp lưỡng thân, từ ắt dự đến chẳng dự, mà lại không chút mờ tối, đấy là hỗn, là hóa. Lữ Tổ khai khoa tâm học như vậy, nếu mà bám vào Nghi vào Cảnh, thì xa rời khoa giáo vậy.
Huyền khoa chính bản và chú thích
Bài kệ mở đầu
Lấy hư hàm thật, lấy thật phản hư, thật hư dung nhất , thân thế có thể chữa.
Sau đây nói rõ công pháp
Dung nhất chân ngôn
Úm [dẫn] Lan
Không tính lần, mục đích để tạo Thanh Không Nhất Khí, không thế không thân thanh xú cũng hết, mới là dung nhất. Thể theo công dụng, là ở chữ Úm, nên kéo dài âm vận của nó. Nên tinh nghĩa của chữ Lan bao gồm trong âm vận của chữ Úm vậy. Nhưng xét Nội Điển, gọi là tịnh giới, không gọi là dung nhất.
Thánh cáo
Thiên Bảo Linh Bảo Thần Bảo, Ngọc Thanh Thượng Thanh Thái Thanh, Nhất Khí lưu hành, Tam Thanh diễn hóa, âm thầm hàm quang, không nói mà bày vận bốn mùa, chính sắc không không, vô vi mà hóa sinh Tam Cảnh, trên Đại La Thiên, trong Kim Khuyết Cung, hư vô tự nhiên, Tam Thanh Tam Cảnh Tam Bảo Thiên Tôn.
Đây là Ngọc Thanh Thần Mẫu cáo, Thái Ất ban bố ra, lúc nguyên sơ mới xuất, đời vốn gọi là Tam Thanh tổng cáo, đã có từ lâu vậy. Ông Nê Hoàn nói:
- Kẻ tụng cáo này, kiêng kị lẫn tri kiến, nói chung lấy trong trẻo không biên giới, thanh xú cũng hết làm chính. Ta thể theo cáo văn, là trực tiếp viết về Đạo Thể, thánh mà không phải là Thần Mẫu, thì không làm được; bút mà không phải Thái Ất, thì không thể thuật được. Kẻ tu chí đạo, phải luôn duy trì bên trong, đời tuy ngoa nhận, nhưng Tam Thanh toàn nghĩa đầy đủ, gọi tổng cáo, cũng không phải là không được vậy.
Tình từ
Bái rằng vận đang Hạ Nguyên, duy nhất có thể đổi, ta thừa hựu mật, nhiếp thế quy tâm, sùng nhân từ, sùng thuận, người thường khí tân, phục vọng từ bi rộng rãi, rủ chiếu khắp nơi.
Thiên Khí giúp xuống gọi là nhân từ, Địa Khí đi lên nhờ gọi là thuận. Trong khoảng một thở một hít, hai nghĩa đó tự giúp nhau tuần hoàn, mới thì tồn vận, thuần rồi thì tự được, nói chung lấy vô trụ vô sở mới diệu.
Sám giải chân ngôn
Khảo sát các Nội Điển, ấy là Đại Minh Chú, tâm âm của Tự Tại Bồ Tát. Người trì tụng chân thành, thế cảm vật hóa, thân thi ứng thuận, có thể phát Vô Thượng Bồ Đề Niệm, nên có thể tiêu giải nghiệp án. Nhưng xét công pháp, rất là tinh nghiêm. Ông Nê Hoàn nói:
- Lữ Tổ lấy dùng vậy. Kiếp ách Hạ Nguyên, đều do người tạo. Tạo hóa nhân đó mà vận hành vậy, nếu nghiệp án không tiêu, thì thế vận khó hanh thông.
Úm [dẫn] Ma Ni Bát Nạp Minh Hồng
Công pháp, còn bắt đầu từ quán không, cần quán tạo Thân Tâm lưỡng vong, thế thân là một. Tự có được được một thứ như hạt gạo, du hành bên trong, mà màu đen như sơn, mới là thân thế Hạ Nguyên, màu đen là do tập nhiễm gây nên. Pháp vào lúc hiện, Thần nhớ chân ngôn, mà cần tạo đến mức trì như không trì, mới có thanh nhập tâm thông ứng lại. Tuyệt tránh khởi lên suy nghĩ, ấy liền đắc được vô âm chi âm, tiếng vang xuyên suốt thập phương, không biết thanh âm từ đâu tới. Ấy là tự học tạo chân thành đến cùng cực, đắc được vào trong lúc trì mà không trì, mới giống như hiệu nghiệm hồn mộng trì tụng. Người học tạo đến đây, mới có thế cảm mà vật hóa, thân ứng mà khí ngưng vậy. Lữ Tổ y khoa thánh công là như vậy. Há là kẻ trì tụng họng lưỡi, có thể tạo được sao. Nhưng mà Đạo không rời thế, tạo đến nhập thánh, cũng bắt đầu từ họng lưỡi. Người học không thể không ngộ vậy.
Vân Triện
Xét Vân Triện này, Thái Ất có nói, tên là Huyền Uẩn. Nói là Tiên Thiên Chân Khí ngưng kết, tâm hoa của Thần Mẫu, triện triện ngầm có thiên địa sơn xuyên. Tam giáo kinh nghĩa, thể có thể nghiên cứu, mà dụng thì không thể hết. Lúc ấy, Quả Lão hội lại, sáng tác Huyền Uẩn chân ngôn để truyền đời. Đời nhờ đấy làm ra bài kệ khai kinh, mà đâu biết bổ sung riêng Vân Triện để nói đây. Thể của nó có thể nghiên cứu, là Nguyên Mệnh vậy, nên có thể nhờ đó mà chữa thế vận. Phàm theo đó mà trì vận, công hành lưỡng toàn, thế thân cùng lợi. Triện này uẩn hàm Đạo Thể, thể đã chí chân, thì dụng của nó tự Thần, nhưng tư trí chẳng thể dò được. Nên nói dụng không thể hết, giải thích Huyền Uẩn kệ, chẳng phải nói suông vậy.

Nội dung Vân Triện: La Tam Lam Ba, Đãi Hiệp Thai Li, Đường Vận Thôi Nhập, Liên Quảng Linh Đô. Úc La Thù Mạc, Dục Phất Siêu Tán, Triệu Sanh Thiên Hoành, Trệ Thủy Minh Khiên. Đình Phán Bao Kỉ, Du Huyền Ác Xưng, Sa Phúc Yên Minh, Quế Hội Hòa Tử. Tồn Nhạc Hiền Lặc, Bách Phấn Thiên Cấu, Thổ Thành Viên Bình, Di Kết Chương Sanh. Chương Kết Lục Miểu, Lai Mông Long Đăng, Nanh Giải Thuyên Tín, Đế Nhĩ Đà Lai. Nam Vô Giác Pháp, Thừa Tân U Duyên, Nhật Nguyệt Tinh Đẩu, Diệu Tức Mệnh Khí.
Có 84 triện. Thần Mẫu bày bố, Hoàng Nhân mô phỏng, Kham Mẫu đính chính, Tinh Dương tụ tập, Quả Lão xiển minh, Thuần Dương sử dụng, Nê Hoàn noi theo, Nhất Bỉnh thừa kế. Ông Nê Hoàn thầy ta nói:
- Thái Tố Vân Triện, rải rác Thái Hư, một khi thắng nhân , Hoàng Nhân thiên chân, thấy rồi mô phỏng nó, tàng nó vào Thiên Phủ, truyền nó cho các Chân Nhân ở đời. Ví như một hộc Mưu Ni, tán đầy nhân thế, tịnh không có ngắt câu, cũng không có âm vận có thể lưu lại. Tinh Dương tụ tập được, cảm khái nói: tản ra vô phương mà nhận, nhận khó mà đầy đủ. Lại nữa thể của triện li kì, mô phỏng thực không dễ, Kham Mẫu nhân thế cảm động giáng xuống, truyền cho âm vận, khiến người ta có thể đọc được. Tinh Dương nhận lấy, sau đó phiên dịch mẫu, rồi tụ tập mà thành văn, mới có tên là Đại Động Ngọc Kinh. Nhưng còn có cái chưa góp lại tàng nhập, kéo đến đời Lưu Tống, Ô Trình Lục tĩnh tu, phụng chiếu góp nhập.
Ta xét đời sử dụng, hay dùng một số chữ để bao triện . Mà nếu đem dịch mẫu, theo từng chữ từng chữ phân bậc tìm xét, thì đều có huyền nghĩa vậy. Y khoa của Lữ Tổ, chỉ lấy chữ 玩 để bao ngoài, xét là Nguyên Thủy Ngọc Pháp vậy, mới là nghĩa của câu nam mô giác pháp trong kinh văn triện tập. Thầy ta cũng nói:
- Mọi vật đều có chỗ sinh ra vậy. Việc sinh Vân Triện, là sinh từ Kim Thư. Việc hiện ra của Kim Thư, thì hiện ở Vương Nghê. Vương Nghê là thế nào, là Nguyên Mệnh vậy. Nếu như học đến cùng, ấy là đến tận cùng nguồn gốc. Biết mà cẩn thận vận, thì hóa hóa sinh sinh, không trái với Đạo Thể. Cần biết Đạo vốn Chí Hư, Thể vốn Chí Vô, nghĩa này mà hiểu rõ, thì hai chữ hư vô, cũng là xuất từ Vương Nghê vậy. Đấy gọi là thấu triệt, người học nghiêm chỉnh thể nghiệm chẳng sao nhãng. 12 triện bên dưới, là Lữ Tổ thêm vào, nhưng huyền nghĩa của nó, có thể đoán dò.

Phòng Nguyên Đức Khâu
Là chỉ Đạo mà Nho Tông bẩm thừa.



Thọ Trinh Cố Linh
Là chỉ Đạo mà Huyền Tông bẩm thừa.



Thọ Thiên Địa Tinh
Là chỉ Đạo mà Thích Tông bẩm thừa.



Nguyện thừa hựu mật, nhiếp thế nhập vi. Sùng nhân sùng thuận, phàm thứ khí tân. Thành vương thiện thế, dụng báo tứ ân.
24 triện trên, là ông Nê Hoàn tiếp nối, xét là chúc từ vậy. Ông Nê Hoàn nói rằng:
- Tông ấy là Chí Đạo, Vân Triện là Chân Văn. Một triện theo Tâm vận, Tam Tài Thần kính lâm. Sở cầu không gì không hiệu nghiệm, có nguyện tự viên thành. Có thể đem vận toàn bộ triện, thì vận vận xuất Thiên Tâm. Không rơi vào hữu vô giới, Ô Lỗ Tư chứng được. Nhiên Đăng từng ghi nhớ, ẩn hiện liền tùy tâm.
Nê Hoàn lại nói:
- Trì vận có di chế , vô duyên khó thấy nghe. Di chế là thế nào? Đạo tổ Thuần Dương Ông nói: Ngươi học trì vận, chỉ đem Vân Triện theo thứ tự phân ra mà tồn lưu, hoặc rốn hoặc não, mà thứ tự có trước có sau. Chuẩn mà duy trì, đầu tiên vận Vương Nghê, tiếp đó vận Kim Thư, rồi mới vận triện, không được đảo vị trí. Vương Nghê là thế nào, là ○ vậy. Kim Thư là thế nào, là vậy.
Nê Hoàn lại nói:
- Việc vận Vương Nghê Kim Thư của Lữ Tổ, là dùng Thiên Mục. Mà công phu ở miệng, chỉ nhờ hai chữ Úm Lan, pháp như mài kính, là chính dùng Thần để giữ vậy. Nên việc vận triện đó, cũng dùng Thiên Mục, hướng không mà vận. Triện thành, nhiếp tồn rốn tồn não, trong đó còn có huyền nghĩa cực tinh vi. Triện tuy khởi thủ kế tiếp Kim Thư, nhưng Vương Nghê này, là Nguyên Mệnh của Tam Tài, xuất từ cực cực hóa sinh. Lấy thân mà nói, lúc chưa ra khỏi bụng mẹ, vị trí vốn ở não; đã ra khỏi bụng mẹ, liền rơi vào Khí Hải. Xét tiếp Kim Thư, là Nguyên Tính của Tam Tài, mọi vật nhờ đó mà ẩn hiện. Lấy thân mà nói, lúc chưa cảm ứng vật, vị trí vốn ở Li; đã cảm mà ứng, mới lâm Thiên Cốc. Cho nên phàm là triện theo Kim Thư mà vận, ắt theo Thiên Cốc giáng xuống phía trước, nên lấy giáng được thanh minh làm diệu. Triện theo Vương Nghê mà vận, ắt theo Khí Hải đi lên đằng sau, nên lấy thăng được xung hòa làm diệu. Chuẩn thế mà vận, ắt tồn não, ắt tồn rốn, còn phải mỗi triện ngầm giữ một vòng toàn bộ triện, để được không thiên lệch. Chuẩn thế mà giữ, thì thăng giáng bình, Âm Dương điều, hô hấp đều. Học tạo tự nhiên, Tam Nguyên cơ khí, tự phản về Tiên Thiên, Nguyên Tạo phản tiên, thân thế không phải đã trị sao. Sau đó không chút lơ là, 3 năm 5 năm, vừa hàm vừa luyện, thế có gì không hóa, vận có gì không sáng, trời chẳng là trời, đất chẳng là đất sao? Cần biết tai kiếp đến gấp, đều do người tạo. Nên các Tiên Phật Thánh Hiền kia, mới dạy chủ về tu tỉnh thân tâm, phản hoàn Đạo Thể, tuổi trời không hai vậy. Cái học Y Thế, Lữ Tổ khởi đầu gom góp để dạy. Mới nhờ Vân Triện, mà tu mà chứng. Công quyết giản dị, chính tại duy trì một niệm. Ấy là ý chân thành thì tâm chính, tâm chính thì thân tu, thân tu thì gia tề, gia tề thì quốc trị, quốc trị sau đó thiên hạ bình. Há là chuyên làm lợi một thân mình sao? Đến như nói Đạo không ngoài ta, nghĩa đó tinh huyền mà thiết thật. Thái Ất chẳng nói sao, thân người là một thế thân, Tâm là trời, Thân là đất, Niệm là người. Người ta ở trong trời đất, nhỏ như hạt gạo, mà trời thì thực bao đất, đất thì tải vật mà nhận trời. Hình như trứng gà, trời thì xanh, đất thì vàng, nhân vật đông đúc ở trong đó. Làm chủ được nó, thì chỉ người mới có thể. Nên Lưỡng Tạo kia, chuyển cho người nhận, người là Thiên Địa Chi Thần vậy. Mà Thần quý hư tịch, có kệ rằng: Một cước đạp nghiêng thế giới trần ai, tình vong niệm tuyệt thấy Thiên Tâm. Đấy là trí hư, đấy là thủ tĩnh, sau đó tinh tiến, mới tạo đến hựu mật. Học tạo hựu mật mà tự nhiên, mới được Y Thế, mà không bị thế làm mê vậy, nói dễ dàng gì. Không chân thành thì không tiến bộ, không hằng cửu thì không chứng nghiệm. Có thể thấy cái học ấy, chỉ tại 4 chữ hư tĩnh hằng thành vậy.
Phổ ứng chân ngôn
Úm dẫn Phổ Long [nhị hợp] Sa Ha
Xét xuất từ Nội Điển, mà dụng pháp thì tùy tâm. Nên Phật Pháp, Đẩu Pháp kia, đều lấy để dùng. Cẩn thận xét hai pháp ấy, dưới Phổ Long thì trực tiếp Sa Ha. Mà trên Sa Ha, lại chú rằng nhị hợp . Nhưng xét Tây Pháp, hợp âm xoắn vào nhau. Nên niệm pháp, âm vận của Úm ẩn vào trong họng mũi, âm vận dài mà âm thầm. Mở miệng niệm nó, mới hợp quyết, âm vận Phổ ở dưới ngắn mà co lại, âm vận Long trải và lớn. Rồi đến 2 chữ tiếp, âm của Sa nhanh, âm của Ha mau, ý nghĩa dùng để giáng phục chư ma, nên gọi là Nhất Tự Đính Luân Vương Chân Ngôn. Chú thanh này xuất, thì trong vòng 40 dặm, chư ma khí giới, đều tự sợ hãi rơi rụng. Tông phái của ta là trường phái Đẩu, hợp âm của Đẩu Pháp thì nuốt, ý nghĩa thì trọng nói để bày tỏ. Nên có nhất hợp nhị hợp, cho đến bát hợp cửu hợp. Lữ Tổ dẫn dụng theo Đẩu, nên gọi là Phổ ứng Chân Ngôn, ý ở phổ cảm phổ ứng vậy. Nê Hoàn lại nói:
- Trì vận đã xong, nói chung nên lễ cáo rồi thoái. Còn như số lần, học tránh tham nhiều. Hôm nay trì 8 triện, cũng không phải là ít. Nói chung lấy Thần toàn vẹn vô lậu làm chủ, mà công pháp chỉ là: thăng thì được xung hòa, giáng thì được thanh minh làm chân nghiệm vậy.
Hồi hướng thệ kệ
Khoa bản của hai họ, hoặc kinh hoặc sám, đều có hồi hướng văn ngôn. Vì rằng cái trì cái vận tinh nghĩa, hồi lại tồn ở trong đó, khiến giữ không mất. Đấy là buông đâu ở đấy.
Nguyện thừa hựu mật, nhiếp thế vào chỗ tinh vi, nhờ hư hàm tĩnh, nhờ tĩnh hoàn hư, hư cực tĩnh đốc, Tam Nguyên hợp hóa, giúp nhau chữa vận, chứng nghiệm tân kì, giờ ấy khắc ấy, không chút rời xa, chuyên tâm hoàn Thần, nguyện đạt Hi Di.
“Nguyện” là hoành nguyện Y Thế. “Thừa” là theo đó mà thừa hành vậy. “Hựu” có nghĩa là an, “mật” là không nghe không thấy, quỷ thần mạc trắc vậy. “Nhờ” là nhờ, theo đây mà hiểu kia, công pháp đối ứng là vậy. “Nhiếp” là thu nhiếp, thế kiêm thân thế mà nói. “Vi” là bé nhỏ, Nguyên Tính Tính Nguyên vậy. “Hư” chỉ Tâm, “tĩnh” chỉ thân. “Hàm” là hàm dưỡng, “hoàn” là hoàn nguyên, “cực” là làm đến cùng cực, “đốc” là thực sự thuần hậu. Tam Nguyên là Thiên Nguyên Địa Nguyên Nhân Nguyên. “Cơ” là Chân Cơ, là Khí Cơ của Tiên Thiên Chân Nhất. “Hỗ” là giao nhau, “chứng” là chứng tín, nghiệm là ứng nghiệm. “Kì” có nghĩa là bất nhị. “Khắc” là chớp mắt, “thời” là tạm thời, “gián” là gián đoạn. Nhìn mà không thấy gọi là Hi, nghe mà không thấy gọi là Di. Niệm xong khấu đầu 3 cái, khởi thân đến trước thánh, bái lễ ba lễ rồi lui.
Khoa trên là chính bản, mà cái để trì chỉ có 8, có thể nói thực là giản dị. Chuẩn theo đó mà thi hành, ứng nghiệm nhanh chóng, vì có thể chí hư chí tịch mà chí thành vậy. Học mà ít thành, là vì không hằng cửu vậy. Học dùng thể chú, công pháp cùng thi hành vậy.
Thiên Tiên tâm truyền
Phụ lục
Thần nhân Lí đầu bù pháp ngôn nhất tắc
Thế nào là hỗn hóa, kế đó làm sao thêm hỗn vong. Nói về cái nghĩa hỗn hóa, thì giống như bình tủy tinh, nhận ánh mặt trời chiếu xuống vậy. Việc nhập thủ đó, là khởi đầu từ việc nhờ. Phép nhờ thế nào. Tồn thân thế này, giống như thủy tinh vậy. Chân thành mà thi hành, tuyệt tránh mong đợi hiệu quả, chớ trụ vào kiến văn. Pháp chỉ là hỗn hóa thân thế này, vào trong hư tịch. Lúc ngươi nhập thủ, đầu tiên cần hiểu thấu suốt ý nghĩa này, mới không bị đọa nhập ảo vọng, sao có thể qua loa. Thể hội cho thấu suốt, mới được thi hành. Ta nói như vậy, ý nghĩa thế nào. Cái Thật hữu hình, không phải là Chân Thật. Cái Hư có thể thấy, không phải là Chân Hư. Vì thế cổ triết có lời rằng, cái Hư của Chân Thật, thì Kim Ngọc được nó mà kiên cố. Cái Thật của Chân Hư, thì hư không được nó mà rộng khắp. Nay ta lấy hai bên ra nói, trời xanh thăm thẳm kia, là hợp với Địa Khí mà kết thành, nhưng không thể không nói là trời vậy. Đất kết thành khối kia, là nhờ Thiên Khí mà kết thành, nhưng không thể không nói là đất. Học theo nghĩa ấy, mà thi hành hỗn chiếu, thì niệm không chỗ bám vào, Tâm tự đắc mà bất nhị. Thể hành như vậy, Thật Hư tất tự hòa tan thành một, công phu đến hòa tan thành một, thì đã tạo đến hóa cảnh, đã không còn phân biệt, nên gọi là hỗn. Mà tiếp theo ắt phải hỗn vong, cùng với tồn hỗn thể dụng mà xong hết, thì mới đắc được mức độ thâm tạo tự nhiên. Học tạo được tự nhiên, thì vĩnh viễn không còn tệ hại, cổ triết gọi là bách xích can đầu tiến thêm một tầng vậy.
Phần văn trên là truyền từ Thần Nhân ông Lí đầu bù, mà đắc được từ môn hạ họ Từ. Vị này hiệu là Căn Vân, là người Thái Châu. Người này thành tín có thừa mà linh tuệ khuyết thiếu, nhận được sách, thì ngày đêm đối diện khóc bái. Chân thành đến cực mà cảm động thần linh, Lí Chân Nhân mới tới, truyền hết Đại Đạo cho Sinh. Mới hỏi riêng, nói là truyền cho một cuốn sách bằng giấy, miệng nói Đạo lấy chỉ niệm làm kinh, lấy hỗn chiếu hỗn hóa làm vĩ, tiếp đó lấy hỗn vong làm cuối cùng. Cái cuốn sách đó, nhận mà chưa thể đọc. Giữ được, lời nói đếm đến 290 có lẻ. Xét tức là cái học mà Thái Hư Ông thầy ta làm theo, màu giấy cũng ảm đạm. Mà chính vì vị ấy xuất ra, nhờ đó mà được truyền. Bèn đọc thuộc, nay nhân việc sao lục tâm truyền, mà viết vài hàng, để ghi lại nguyên do việc có được nó. Tiểu Cấn cẩn thận viết lời bạt.
Chân sư Thái Hư thị pháp ngôn nhất tắc
Ông Thái Hư nói:
- Tam Tài gọi là thế, thân ta cũng gọi là thế. Nên thế với thân, có thể phân có thể hợp. Ông Nê Hoàn thầy ta nói: lấy tu pháp ra nói, thì nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên. Lấy ý nghĩa ra nói, thì tự nhiên là thể; Đạo là dụng. Vì thể vốn Chí Hư, Đạo vốn Chí Vô. Chuẩn theo đó mà làm, pháp chỉ là hư vô mà thôi. Bám vào tác vi, liền trái tự nhiên, cách xa thể vậy, gọi là Tiểu Đạo, chí sĩ chớ làm vậy. Nhưng, cổ triết cổ đức chẳng nói sao: mới đầu nương theo hữu tác mà người khác không biết, đến lúc vô vi chúng mới hay. Thuyết là thế náo, đáp: đấy là pháp, pháp là pháp tắc vậy. Là cần hữu dụng mà dụng trung vô dụng, vô vi công lí thi công vậy. Nên cổ triết nói: như vậy mà không như vậy, không như vậy mà lại như vậy. Ấy mới là như vậy mà không trái lại với như vậy. Chỉ người có thành và hằng mới có thể nhập Đạo, mới có thể chứng Đạo.
Ông Thái Hư lại nói:
- Thân người là một Tiểu Thiên Địa. Nói thiên địa, mà người ở trong đó. Thái Ất chẳng nói sao, Tâm của ta là trời, Thân của ta là đất, Niệm của ta là người. Thể theo như thế, Tam Tài chỉ là Nhất Ngã, có thể phân ra thân gì thế gì đây. Đây là nguyên do đạo tổ Thuần Dương Lữ Ông của ta, khai mở Y Thế thánh công. Hậu học theo đó, thân trị mà thế an, hiệu nghiệm đó ảnh hưởng rất nhanh. Mà thể nghiệm, chỉ tại nhất thân, trời đất quỷ thần không dò được. Là đạt được ý nghĩa chữ “trộm” trong Chu Dịch. Nghĩa đó thế nào, là vẹn đủ chữ “mật” mà thôi. Xét đến cùng công pháp, chỉ có hai chữ “chỉ niệm”. Lữ Tổ chẳng nói sao: Đại Đạo dạy người đầu tiên là chỉ niệm, niệm mà không dừng được thì chỉ uổng công. Cái gọi là Đại Đạo, chỉ một tông này. Người học nhờ đó, 3.000 công, 800 hành, chớp mắt có thể tròn. Chỉ lo chẳng tin, chẳng hiểu, hiểu mà không hằng, không chân thành vậy.
Ông Thái Hư lại nói:
- Thân người khó được, Đại Đạo khó được nghe. Ông Nê Hoàn thầy ta nói: ngươi đã là người, đầu tiên tu nhân đạo. Các ngươi cần biết, không tu nhân đạo, thì làm sao mà hợp đạo. Đạo chẳng có ta người, trong không có cố chấp, nên có thể thường ứng thường tĩnh mà có thể thường trong trẻo, tâm tri chỉ niệm. Niệm sao có thể dừng, pháp chỉ là chẳng đuổi theo, chẳng bỏ mặc mà thôi. Như là mây che Thái Không, pháp chỉ là mặc nó, Thái Không tự không, không thể gây hại. Cổ triết chẳng nói sao: không sợ niệm khởi, chỉ sợ biết muộn.
Ông Thái Hư nói:
- Thầy ta nói, người có mấy cấp người, Đạo có mấy cấp Đạo. Nay ta không sợ mà tiết lộ, vì ngươi mà nói ra. Người thế gian, tầm thường nhỏ nhen, theo sóng đuổi sóng, là chúng sinh. Người biết tu biết tỉnh, là phàm phu. Tu mà biết hợp thế mà pháp Đạo, là người. Pháp Đạo mà hóa thân, là Đạo nhân. Lấy thân mà Y Thế, là Thần Tiên. Lấy thế mà hóa thế, là Chân Tiên. Thế thân hợp hóa, là Thiên Tiên.
Thầy ta hỏi rằng:
- Nay ngươi mong thành loại người nào.
Ta quỳ xuống đáp:
- Con tuy không thông minh, mà nguyện học Thiên Tiên.
Thầy mới nói rằng:
- Nguyện lớn không phải mà ngông cuồng, người có khả năng mới theo, nhưng cần quét sạch văn kiến. Kiến văn xưa kia, đều là chi li, đều là tiểu đạo, gọi là pháp phồn tạp mà khó thành. Thiên Tiên tâm học, đã không có hào quẻ, lại không cân lạng, xuyên suốt thủy chung, chỉ thủ hai chữ “vô niệm”. Được hiệu nghiệm với thành tựu, mặc cho dòng nước cuốn trôi, niệm mới quy nhất.
Ta nghe xong, khấu đầu hỏi:
- Vậy thì Tham Đồng Khế, Ngộ Chân Thiên, Đạo này thuộc về chi li sao.
Thầy đáp:
- Tự ngươi chẳng ngộ, nên ngươi làm việc không đạt. Vì cổ triết không biết thế thân nhất trí mà nói, nay đã hiểu hết thuyết ấy, nên tự dùng Thần mà hiểu lấy ý chỉ, mà thi hành nhất thân, sao có thể đóng đinh cây xuân mà mài đều. Cổ triết chẳng nói sao: đắc quyết quay về, chăm xem sách. Lại nói: đắc quyết quay về có thể vứt sách. Sao có thể quay lại mà sinh nghi hoặc, đó là ngươi tự mù mờ lời ta vậy. Hai sách này, ấy là cái nơm bắt cá. Thuyết ngày xưa ta truyền cho ngươi, nay lấy thân ngươi hóa thành cái nơm bắt cá vậy. Ngươi không lấy thân để bắt cá, nên có câu hỏi này. Ngươi từ nay về sau, chỉ đem Thân Tâm hỗn chiếu, tiếp đó cần hỗn hóa, rồi mới hỗn vong, mới tạo tự nhiên, tự hiểu Triêu Truân mà Mộ Mông, lại tự hợp ứng tinh ứng triều. Nếu vẫn theo tranh tìm ngựa, thì Tâm làm sao nhất được, niệm làm sao thuần được.
Ông Nê Hoàn nói:
- Chí sĩ ở thế gian không thiếu, mà toàn vướng vào cái nhỏ mà bỏ sót cái lớn, cho nên bị bó hẹp vào một góc ở đời, chẳng thoát khỏi phạm vi. Đạo của ta lấy xuất thoát làm tông, nên có thể thân thế thành một mà dung hóa. Không đặt tên được, nên miễn cưỡng gọi là hỗn hóa.
Ông Thái Hư nói:
- Chí sĩ ở thế gian, phần lớn đều tu thân để hợp thế, tạo đến lấy thế để hóa thân. Sau đó lại không tu thêm, nên chỉ có cái chí xuất thế, mà không có cái thực xuất thế. Gọi là dùng hết sức bình sinh, một Cân Đẩu vượt 10 vạn 8 ngàn dặm, nguyên vẫn ở trong lòng bàn tay của Như Lai. Tông của ta thì không vậy, một hơi thở vẫn còn, thì chí này không được lơ là. Mới đầy thì đều tu thân để hợp thế, kế tiếp lại lấy thế để hóa thân, sau đó lấy thân để Y Thế, tạo đến thế hóa mà chưa thôi, ắt phải thế thân hòa trộng thành một, theo an mà hóa, mới là rốt ráo. Nên có thể nhảy ra ngoài trời đất, không ở trong Ngũ Hành. Tông ta lập pháp như vậy, có tạo được hay không, chẳng cần tính. Nguyện này là nguyện nào, Nội Điển nói: tận một Báo Thân này, cùng thăng lên Cực Lạc Quốc vậy.
Mẫn Nhất Đắc cẩn thận thuật lại.
Công pháp của tông ta, chuẩn theo Thiên Nguyên. Mà trong đó có lẫn tác dụng, là vì người học hướng từ thế thượng mà nhập thủ, nên không thể không nhờ hữu tác để được trung dung vậy. Nếu người chưa nhập thế thượng giả, chỉ theo Bích Uyển Đàn Kinh mà nhập môn, rồi theo bản chú Đạo Đức Kinh của Bạch Tổ, bản chú hai cuốn Tham Đồng Ngộ Chân của Vân Môn Chu Tổ, quy tông theo Kim Đan Tứ Bách Tự của Trương Tổ, tích lũy hành theo Tam Ni Y Thế, trí hóa theo Thiên Tiên Tâm Truyền, cứu tệ hại theo một cuốn Ngộ Nguyên Tử Tiền Hậu Biện Tham Chứng, chứng minh theo Âm Phù Kinh Huyền Giải Chính Nghĩa, hai cuốn Song Tu Bảo Phiệt của ông Nê Hoàn. Các việc làm ở trên, lật đi lật lại, chẳng qua là tạo đến hai chữ trung hòa vậy. Ý nghĩa, chỉ là phản bản hoàn nguyên, mới là nói toàn thụ toàn quy mà thôi.
Hiện đã khắc in:
- Bích Uyển Đàn Kinh
- Tam Ni Y Thế thuyết thuật của Lữ Tổ sư
- Huyền Đàm Tập của Trương Tam Phong chân nhân
- Tựu Chính Lục của Lục Ước Am tiên sinh
- Tam Ni Y Thế công quyết của Lữ Tổ sư
- Trọng Thân Tây Vương Mẫu Nữ Tu Chính Đồ Thập Tắc của Lữ Tổ sư
- Nữ Tông Song Tu Bảo Phiệt Thập Tắc của Nê Hoàn Lí ông
- Kim Đan Tứ Bách Tự của Trương tổ sư
- Thiên Tiên tâm truyền của ông Thái Hư
- Thiên Tiên tâm truyền Y Thế Huyền Khoa của ông Thái Hư
- Ngộ Nguyên Tử Tiền Biện Tham Chứng
- Ngộ Nguyên Tử Hậu Biện Tham Chứng
- Cổ Pháp Dưỡng Sinh Thập Tam Tắc.
- Tiền Trình Giới Kị
- Tỏa Ngôn Tục
- Như Thị Ngã Văn
- Thượng Phẩm Đan Pháp Công Phu Tiết Thứ
- Tiết Thiên Cơ
- Kim Hoa Tông Chỉ của Lữ Tổ sư
- Hoàng Cực Hạp Tích Chứng Đạo Tiên Kinh của Doãn đầu bù
- Âm Phù Kinh Huyền Giải Chính Nghĩa
- Vũ Hương Thiên Kinh Chú Chú Nhất Bộ.
20 cuốn trên, tổ hợp thành một bộ, gọi chung là Cổ Thư ẩn Lâu Tàng Thư. Ngoài tám quyển Kim Cái Tâm Đăng, làm một bộ, tên chung tương đồng. Còn có một bộ ông Lý đời Tống chú Nguyên Thủy Thiên Tôn Tiên Thiên Đạo Đức Kinh, một bộ Bạch Tổ đời Tống chú Đạo Đức Kinh, một bộ Tham Đồng Khế Xiển U với một bộ Ngộ Chân Thiên Xiển U của Vân Môn Chu Tổ, một bộ Chu Dịch Đồ Thuyết của Vương Vô Dị, Vân Dương Thủ khắc in một bộ Dịch Thuyết của Trần Ông, tổng cộng 6 cuốn. Sao thêm mà lực bạc, chưa thể khắc in tái bản. Điều này cần chí sĩ hữu lực làm.
Tháng tư, năm Giáp Ngọ niên hiệu Đạo Quang, ông Định Phạm ghi nhớ.