kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Ðề tài: PHÁP TU DÀNH CHO NGƯỜI CƯ SĨ- GỞI BẠN THÍCH TÙM LUM VÀ CÁC BẠN HỮU DUYÊN

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định PHÁP TU DÀNH CHO NGƯỜI CƯ SĨ- GỞI BẠN THÍCH TÙM LUM VÀ CÁC BẠN HỮU DUYÊN

    Đây là một bài pháp do một đạo hữu với bí danh là CỤC ĐẤT gởi tặng cho tôi ,nhân đọc topic của bạn Thích Tùm Lum xét thấy lợi ích của bài pháp này sẽ trả lời cho đạo hữu Thích Tùm Lum và một số bạn mới tu theo nguyên thủy, mong rằng với những lời chân thật của đức phật dạy sẽ làm hành trang cho các bạn hữu duyên tinh tấn hơn trong pháp học cũng như pháp hành, nếu có một chút lợi ích nào cho người đọc mọi công đức xin dành trọn cho tác giả CỤC ĐẤT và cho bạn đọc, nếu có sơ sót nào trong khi post bài này tôi xin thành tâm sám hối trước tam bảo kính mong các đạo hữu phổ biến rộng rãi bài này ra để làm lợi ích cho chúng sanh
    chú ý bài này cũng được tác giả đăng trên trang http://bsphamdoan.wordpress.com/2013...o-nguoi-cu-si/ nếu muốn các bạn vào đây tham khảo thêm.kính chúc các bạn tinh tấn tu học để làm rạng danh chánh pháp của thế tôn
    Phật Pháp dành cho người Cư Sĩ
    Tác Giả: Cục Đất
    Hiền giả! ở đời có câu “thuốc đắng giả tật, Sự Thật mất lòng” nhưng trong giáo pháp này, có những SỰ THẬT nếu như một người thấu hiểu sẽ cảm thấy “đau lòng”. Do vậy,hãy kham nhẫn, này Hiền giả! hãy tác ý kham nhẫn nếu như Hiền giả biết được những sự thật mà trước đây chưa từng được biết. cđ vì nhân duyên câu hỏi (khế pháp) mà nói lên các ý nghĩa này.
    Thật sự, này Hiền giả! trong thời pháp này, các hữu tình tu sai nhiều quá, hành sai nhiều quá; người cư sĩ thì đi làm phận sự của “Tỷ-kheo”, Tỷ-kheo thì lo ôm đồm Phật sự của cư sĩ…, cứ rối ren như vậy thì giáo pháp ngày càng lu mờ và loạn lạc, các bậc Thánh ngày càng vắng bóng.
    Này Hiền giả! ngay cả những câu cửa miệng, những lời phổ quát như “TỨ DIỆU ĐẾ“,”BÁT THÁNH ĐẠO“, “BỐN NIỆM XỨ”… cũng là những Pháp cao thượng Phật dạy cho “các Tỷ-kheo” chứ không có dạy cho Cư sĩ (kinh văn thường ghi:“này Gia chủ”,”này Cư sĩ áo trắng”…), nghĩa là các pháp thời nay các hữu học cho là căn bản phải biết thì “theo Kinh Văn” là những pháp mà hàng tại gia Cư sĩ “Không Nên Tu“.
    Ở đây, này Hiền giả! một thời, có vị Cư sĩ họ Thích với tên gọi Mahànàma đến viếng và thưa hỏi Thế Tôn:
    “– Bạch Thế Tôn, đã lâu rồi, con đã hiểu như thế này lời dạy của Thế Tôn: “Tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, si là cấu uế của tâm”. Bạch Thế Tôn, con đã hiểu như thế này lời dạy của Thế Tôn: “Tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, si là cấu uế của tâm”. Tuy vậy, đôi lúc các tham pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các sân pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các si pháp chiếm cứ tâm con và an trú. Bạch Thế Tôn, con tự suy nghĩ: “Pháp nào tự trong ta không được đoạn trừ, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm ta và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm ta và an trú, các si pháp xâm nhập tâm ta và an trú?”
    – Này Mahànàma, có một pháp trong Ông chưa được đoạn trừ, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các si pháp xâm nhập tâm Ông và an trú. Và này Mahànàma, pháp ấy trong Ông có thể được đoạn trừ, nếu Ông không sống trong gia đình, không thụ hưởng các dục vọng.” http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung14.htm
    Vào một thời khác, này Hiền giả! có vị du sĩ với tên gọi Vacchagotta đã đến và vấn hỏi Thế Tôn:
    “– Tôn giả Gotama, có thể có vị tại gia nào không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại mạng chung lại có thể đoạn tận khổ đau?
    – Này Vaccha, không có người tại gia nào không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại mạng chung lại có thể đoạn tận khổ đau.
    – Tôn giả Gotama, có thể có người tại gia nào không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại mạng chung lại có thể sanh Thiên?
    – Không phải chỉ một trăm, này Vaccha, không phải hai trăm, không phải ba trăm, không phải bốn trăm, không phải năm trăm, nhưng nhiều hơn như vậy là những người tại gia không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại lại có thể sanh Thiên.” – http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung71.htm
    Như vậy, này Hiền giả! qua hai thời Pháp khác nhau, giảng cho 2 vị tại gia Cư sĩ khác nhau, Thế Tôn đều xác nhận “KHÔNG Có người tại gia Cư sĩ nào có thể đoạn tận khổ đau”(nếu có thì Thế Tôn và chư Phật quá khứ đã không xuất gia để chứng ngộ Giải thoát dưới cội Cây Bồ-đề); và để đoạn tận được các pháp đó, người ấy phải “Không sống trong gia đinh, không thọ hưởng các dục”.
    và này Hiền giả! có thời pháp này, còn nói rõ hơn,xác quyết rõ hơn là có những Pháp “KHÔNG Nói cho hàng Cư sĩ tại gia” :
    “…… này Cư sĩ, ông hãy học tập như vậy.
    Khi nghe nói vậy, cư sĩ Cấp Cô Ðộc khóc và chảy nước mắt. Rồi Tôn giả Ananda nói với cư sĩ Cấp Cô Ðộc:
    – Này Cư sĩ, Ông đang gượng lên mà sống, hay chìm xuống (cõi chết)?
    – Thưa Tôn giả Ananda, con không gượng lên mà sống, con đang chìm xuống cõi chết. Dầu cho bậc Ðạo sư được con hầu hạ đã lâu và dầu con đã từng gần gũi các vị Tỷ-kheo tu tập ý lực, con chưa từng được nghe một thời thuyết pháp như vậy.
    – Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy KHÔNG nói cho các hàng cư sĩ mặc áo trắng. Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy NÓI cho các hàng xuất gia.” – http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung143.htm
    Như vậy, này Hiền giả! “Cư sĩ“ Cấp Cô Độc(Anthapindika) là vị đại phú hào, CẢ ĐỜI phụng sự cúng dường Thế Tôn và Thánh chúng, tuy vậy, vị ấy cũng ” chưa từng được nghe một thời pháp như vậy”.
    Này Hiền giả! Cư sĩ Cấp Cô Độc sinh ra trong thời của Thế Tôn, được TẬN MẮT nhìn thấy Thế Tôn, được lui tới và tận mắt nhìn thấy các bậc A-la-hán, vậy mà có những pháp vị Cư sĩ ấy “cả đời chưa được nghe”, nhưng này Hiền giả, trong thời Pháp này, các hữu học dầu được nghe nhiều các “thuyết pháp” như vậy, tuy nhiên, chư vị ấy KHÔNG CÓ BIẾT Rằng các pháp ấy không có dành cho họ. Đây là một cái tệ, một sự tổn hại cho Chánh pháp.
    Thật Sự, này Hiền giả! có những pháp dành cho Cư sĩ, có những pháp dành cho “Tỷ-kheo”(Không dành cho Cư sĩ); và này Hiền giả! thế nào các pháp dành cho người Cư sĩ?
    Hãy lóng nghe và khéo léo tác ý !

    ĐỊNH NGHĨA “NGƯỜI CƯ SĨ”
    37. VII. Mahànàma (S.v,395)
    1) Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, trong khu vườn cây bàng.
    2) Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến… ngồi xuống một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn:
    3) — Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người Cư sĩ?
    – Ai quy y Phật, này Mahànàma, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ.
    4) — Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ Giới?
    – Này Mahànàma, người cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ giới.
    5) — Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ Tín?
    – Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn “. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ tín.
    6) — Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn là người cư sĩ đầy đủ lòng bố Thí?
    – Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ trú ở gia đình, tâm Thoát khỏi cấu uế của xan Tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích chú chia xẻ vật bố thí. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ bố thí.
    7) — Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ trí Tuệ?
    – Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ có trí tuệ, thành tựu trí Tuệ về sanh diệt (các pháp), trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ. (*thấy các hiện hữu là sanh diệt Vô thường, ko tham đắm vật dục thế gian, không chấp thủ)
    - http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-55b.htm
    BỔN PHẬN NGƯỜI Cư Sĩ
    (X) (60) Bổn Phận Người Gia Chủ
    Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên:
    - Thành tựu bốn pháp, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử bước vào con đường thích đáng của người gia chủ, con đường đem lại tiếng tốt, con đường đưa đến cõi Trời. Thế nào là bốn?
    Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử hộ trì chúng Tỷ-kheo, hộ trì chúng Tỷ-kheo với Y, hộ trì chúng Tỷ-kheo với Đồ ăn khất thực, hộ trì chúng Tỷ-kheo với Sàng tọa, hộ trì chúng Tỷ-kheo với Dược phẩm trị bệnh. (* Hiền hữu hãy khéo tác ý, tư duy chiều ngược lại!)
    Thành tựu với bốn pháp này, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử bước vào con đường thích đáng của người gia chủ, con đường đem lại tiếng tốt, con đường đưa đến cõi Trời.
    Bậc Hiền trí thực hiện,
    Con đường thật xứng đáng,
    Của người làm gia chủ,
    Hộ trì bậc có giới,
    Bậc sở hành chơn chánh,
    Hộ trì với y áo,
    Với đồ ăn khất thực,
    Sàng tọa, thuốc trị bệnh,
    Công đức họ tăng trưởng,
    Thường hằng, ngày lẫn đêm,
    Do làm nghiệp hiền thiện,
    Ði đến cảnh chư Thiên.
    - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 4-0406.htm
    LÒNG TIN ĐÚNG “PHÁP”
    (II) (32) Cundì, Con Gái Vua
    1. Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Cundì, con gái vua, với năm trăm thiếu nữ hộ tống trên năm trăm cỗ xe đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Cundì, con gái vua bạch Thế Tôn:
    2. – Anh của chúng con, bạch Thế Tôn, hoàng tử Cunda nói như sau: “Nếu có người đàn bà hay người đàn ông quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ say đắm rượu men, rượu nấu, người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, nhất định sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ”. Nhưng bạch Thế Tôn, con xin hỏi Thế Tôn:
    Với lòng tin bậc Ðạo Sư như thế nào, bạch Thế Tôn sau khi thân hoại mạng chung: nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ?
    Với lòng tin Pháp như thế nào, sau khi thân hoại mạng chung, nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ?
    Với lòng tin chúng Tăng như thế nào, sau khi thân hoại mạng chung, nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ?
    Làm cho đầy đủ các giới như thế nào, sau khi thân loại mạng chung, nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ?
    3. – Dầu cho các loại hữu tình nào, này Cundì, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
    4. Dầu cho loại pháp nào, này Cundì, Hữu Vi hay Vô Vi, ly tham được xem là tối thượng trong tất cả pháp, (tức là) sự nhiếp phục kiêu mạn, sự nhiếp phục khao khát, sự nhổ lên dục ái, sự chặt đứt tái sanh, sự đoạn diệt tham ái, sự ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Những ai đặt lòng tin vào pháp ly Tham, này Cundì, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
    5. Dầu cho loại chúng Tăng hay Hội chúng nào, này Cundì, chúng Tăng đệ tử của Như Lai, được xem là tối thượng trong tất cả hội chúng ấy, tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng đệ tử của Như Lai đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời. Những ai đặt lòng tin vào chúng Tăng, này Cundì, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
    6. Dầu cho loại giới nào, này Cundì, các giới được bậc Thánh ái kính được gọi là tối thượng trong các giới ấy, tức là giới không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được bậc trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến chánh định. Với những ai làm cho đầy đủ trong các giới luật được các bậc Thánh ái kính, họ làm cho đầy đủ những gì tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
    - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 5-0106.htm
    * này Hiền giả! lòng tin “về Phật, về Tăng, về Giới” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần ở những nơi khác trong Pháp tạng, nhưng lòng tin về Pháp, chỉ thấy được nói đến 1 lần khác ở phần “Các Lòng Tin – Phẩm Bánh Xe,Tăng Chi 4 Pháp” trong ngữ cảnh Thế Tôn đang giảng cho “các Tỷ-kheo”; trong đó Phật tuyên bố: “Này các Tỷ-kheo, dầu cho loại Pháp Hữu Vi nào, Thánh đạo Tám ngành được xem là Tối thượng; dầu cho loại PHÁP Nào, Hữu Vi hay Vô Vi, Ly THAM được xem là Tội thượng” – http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 4-0406.htm

    Tại sao lại như vậy? trong khi giảng cho các Cư sĩ thì Phật giới thiệu pháp Ly THAM là tối thượng còn khi giảng cho Đệ tử “Tỷ-kheo” thì Phật nói rõ cả 2 pháp: “Thánh đạo Tám ngành là tối thượng trong các pháp Hữu vi, còn Ly Tham là tối thượng trong tất cả pháp, dầu là Hữu vi hay Vô vi”.
    Hãy kham nhẫn và khéo léo tác ý này Hiền giả! chớ có lướt qua nhanh chóng đoạn nhấn mạnh quan trọng này. Đây là câu trả lời Tóm gọn toàn bộ ý nghĩa và mục đích của Chánh pháp (và có sự phân biệt đối tượng thọ lãnh Pháp).
    PHÁP KHÓ ĐƯỢC Ở ĐỜI
    “1. Rồi Gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên:
    2. – Có Năm pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời. Thế nào là năm?
    TUỔI Thọ khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời;
    DUNG Sắc khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời;
    AN Lạc khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời;
    TIẾNG Đồn tốt khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời;
    Cõi TRỜI khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời.
    Này Gia chủ, Năm pháp này, khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời.
    Này Gia chủ, năm pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, TA Tuyên Bố không phải do nhân cầu xin, không phải do nhân ước vọng mà có được.
    3. Này Gia chủ, Nếu năm pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, do nhân cầu xin, do nhân ước vọng mà có được, thời ai ở đời này lại héo mòn vì một lẽ gì?
    Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có Thọ mạng, không có thể do cầu xin thọ mạng hay tán thán để làm nhân đem lại Thọ mạng. Vị Thánh đệ tử muốn có thọ mạng cần phải thực hành con đường dẫn đến Thọ mạng. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến thọ mạng, sự thực hành ấy đưa vị ấy nhận lãnh được thọ mạng, vị ấy nhận lãnh được thọ mạng hoặc Chư Thiên, hoặc loài Người.
    4. Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có Dung Sắc, Không có thể do cầu xin Dung Sắc hay tán thán để làm nhân đem lại Dung Sắc. Vị Thánh đệ tử muốn có Dung Sắc cần phải thực hành con đường dẫn đến Dung Sắc. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến Dung Sắc, sự thực hành ấy đưa vị ấy nhận lãnh được Dung sắc, vị ấy nhận lãnh được dung sắc hoặc Chư Thiên, hoặc loài Người.
    5. Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có An lạc, Không có thể do cầu xin An lạc hay tán thán để làm nhân đem lại An lạc. Vị Thánh đệ tử muốn có An lạc cần phải thực hành con đường dẫn đến An lạc. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến An lạc, sự thực hành ấy đưa vị ấy nhận lãnh được An lạc, vị ấy nhận lãnh được an lạc hoặc Chư Thiên, hoặc loài Người.
    6. Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có Tiếng tốt, Không có thể do cầu xin Tiếng tốt hay tán thán để làm nhân đem lại Tiếng tốt. Vị Thánh đệ tử muốn có Tiếng tốt cần phải thực hành con đường dẫn đến Tiếng tốt. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến Tiếng tốt, sự thực hành ấy đưa vị ấy nhận lãnh được Tiếng tốt, vị ấy nhận lãnh được Tiếng tốt hoặc Chư Thiên, hoặc loài Người.
    7. Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có Thiên giới, Không có thể do cầu xin Thiên giới hay tán thán để làm nhân đem lại Thiên giới. Vị Thánh đệ tử muốn có Thiên giới cần phải thực hành con đường dẫn đến Thiên giới. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến Thiên giới, sự thực hành ấy đưa vị ấy nhận lãnh được Thiên giới, vị ấy nhận lãnh được Thiên giới.” – http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 5-0106.htm
    CON ĐƯỜNG THỰC HÀNH
    “(I) (61) Bốn Nghiệp Công Ðức
    1. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên:
    2. – Có Bốn pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời. Thế nào là bốn?
    “Mong rằng Tài sản khởi lên cho ta đúng pháp”. Ðây là pháp thứ nhất, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời.
    “Tài sản đã được đúng pháp, mong rằng Tiếng tốt được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy”. Ðây là pháp thứ hai, khả lạc… khó được ở đời.
    “Tài sản đã được đúng pháp, tiếng tốt đã được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy, mong rằng ta sống lâu, hộ trì Thọ mạng kéo dài”. Ðây là pháp thứ ba, khả lạc… khó được ở đời.
    “Tài sản đã được đúng pháp, tiếng tốt đã được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy, sau khi được sống lâu, hộ trì thọ mạng kéo dài, mong rằng khi thân hoại mạng chung, ta sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này”. Ðây là pháp thứ tư, khả lạc… khó được ở đời.
    Bốn pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời.
    3. Này Gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có Bốn Pháp đưa đến chứng được những pháp ấy. Thế nào là bốn?
    Ðầy đủ Lòng TIN, đầy đủ GIỚI, đầy đủ Bố THÍ, đầy đủ Trí TUỆ.
    ………… (* các pháp “Tín, Giới, Thí” đã được trích dẫn và giảng rộng giống như phần Định Nghĩa “NGƯỜI CƯ SĨ”, chỉ khác ở phần giảng rộng về Tuệ được trích rõ dưới đây: )
    7. Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ trí Tuệ?
    Này Gia chủ, sống với tâm bị dục tham chinh phục, làm việc Không Nên Làm, Không Làm Việc nên làm. Do làm việc không nên làm, không làm việc nên làm, vị ấy Rời khỏi danh tiếng và an lạc.
    Này Gia chủ, sống với tâm bị sân hận chinh phục… sống với tâm bị hôn trầm thụy miên chinh phục… sống với tâm bị trạo hối chinh phục… sống với tâm bị nghi chinh phục, làm việc Không Nên Làm, Không Làm Việc nên làm; do làm việc không nên làm, không làm việc nên làm, vị ấy Rời khỏi danh tiếng và an lạc.
    8. Này Gia chủ, Thánh đệ tử ấy,
    sau khi Biết được dục tham là uế nhiễm của tâm, từ bỏ dục tham, uế nhiễm của tâm;
    sau khi Biết được sân hận là uế nhiễm của tâm, từ bỏ sân hận, uế nhiễm của tâm;
    sau khi Biết được hôn trầm thụy miên là uế nhiễm của tâm, từ bỏ hôn trầm thụy miên, uế nhiễm của tâm;
    sau khi Biết được trạo hối là uế nhiễm của tâm, từ bỏ trạo hối, uế nhiễm của tâm;
    sau khi Biết được nghi là uế nhiễm của tâm, từ bỏ nghi, uế nhiễm của tâm; này Gia chủ,
    đây gọi là vị Thánh đệ tử có đại trí tuệ, có trí tuệ rộng lớn, bước vào giới vức minh kiến, đầy đủ trí tuệ. Ðây gọi là đầy đủ Trí TUỆ.
    Này Gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời, có Bốn pháp này đưa đến chứng được những pháp ấy.” – http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 4-0712.htm
    ** Lời dạy rõ ràng và xác quyết: “KHÔNG Thể do Nhân cầu xin hay ước nguyện mà được thành tựu, phải do Nhân thực hành con đường đúng đắn”
    BỐ THÍ ĐỒ ĂN
    (VII) (37) Bố Thí Bữa Ăn
    - Người bố Thí bữa ăn, này các Tỷ-kheo, người thí chủ đem lại cho người thọ lãnh năm điều. Thế nào là năm?
    Cho Thọ mạng, cho Dung sắc, cho An lạc, cho Sức mạnh, cho Biện tài.
    Cho Thọ mạng, vị ấy được chia thọ mạng chư Thiên hay loài Người.
    Cho Dung sắc, vị ấy được chia dung sắc chư Thiên hay loài Người.
    Cho An lạc, vị ấy được chia an lạc chư Thiên hay loài Người.
    Cho Sức mạnh, vị ấy được chia sức mạnh chư Thiên hay loài Người.
    Cho Biện tài, vị ấy được chia biện tài chư Thiên hay loài Người.
    Người bố Thí bữa ăn, này các Tỷ-kheo, người thí chủ đem lại cho người thọ lãnh năm điều này.
    - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 5-0106.htm
    ** thời Pháp trong ngữ cảnh Thế Tôn giảng cho các “Tỷ-kheo” nhưng nội dung Pháp đề cập đến lợi ích việc “bố Thí đồ ăn”(có liên hệ với “Bổn Phận cư sĩ” nêu ở trên) nên cđ trích dẫn để cho các hữu học có thêm phương tiện để hành pháp.

    GẦY DỰNG “TÀI SẢN”
    (I) (41) Trở Thành Giàu
    1. Như vầy tôi nghe:
    Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên:
    2. – Này Gia chủ, có năm lý do này để gầy dựng tài sản. Thế nào là năm?
    Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử Đạt được tài sản nhờ nỗ lực Tinh Tấn, thâu hoạch với sức mạnh của đôi Bàn tay, kiếm được do đổ Mồ hôi ra, thâu được một cách hợp Pháp;
    tự làm mình an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc; làm cho mẹ cha an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc; làm cho vợ con, người phục vụ, các người làm công được an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Ðây là lý do thứ nhất để gây dựng tài sản.
    3. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử Đạt được tài sản nhờ nỗ lực Tinh Tấn, thâu hoạch với sức mạnh của đôi Bàn tay, kiếm được do đổ Mồ hôi ra, thâu được một cách hợp Pháp. Vị ấy làm cho Bạn Bè thân hữu an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Ðây là lý do thứ hai để gầy dựng tài sản.
    4. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử Đạt được tài sản nhờ nỗ lực Tinh Tấn, thâu hoạch với sức mạnh của đôi Bàn tay, kiếm được do đổ Mồ hôi ra, thâu được một cách hợp Pháp.
    Các TAI HỌA từ Lửa, từ Nước, từ Vua, từ ăn Trộm, từ kẻ Thù hay từ các người Thừa tự được chận đứng, và vị ấy Giữ được tài sản cho an toàn. Ðây là lý do thứ ba để gầy dựng tài sản.
    5. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử Đạt được tài sản nhờ nỗ lực Tinh Tấn, thâu hoạch với sức mạnh của đôi Bàn tay, kiếm được do đổ Mồ hôi ra, thâu được một cách hợp Pháp, có thể làm năm loại Hiến cúng. Hiến cúng cho Bà con, hiến cúng cho Khách, hiến cúng cho Hương Linh đã chết(peta), hiến cúng cho Vua, hiến cúng cho chư Thiên. Ðây là lý do thứ tư để gầy dựng tài sản.
    6. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử Đạt được tài sản nhờ nỗ lực Tinh Tấn, thâu hoạch với sức mạnh của đôi Bàn tay, kiếm được do đổ Mồ hôi ra, thâu được một cách hợp Pháp, đối với các Sa-môn, Bà-la-môn nào ly kiêu mạn, ly phóng dật, an trú nhẫn nhục, nhu hòa, nhiếp phục tự mình, an tịnh tự mình, làm lắng dịu tự mình, đối với những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy vị ấy tổ chức sự Cúng dường Tối Thượng, đưa đến cảnh giới chư Thiên, được quả dị thục, đưa đến cõi trời. Ðây là lý do thứ năm để gầy dựng tài sản.
    Này Gia chủ, có Năm Lý Do này để gầy dựng tài sản.
    7. Này Gia chủ, đối với vị Thánh đệ tử gầy dựng tài sản với năm lý do này, khi tài sản đi đến hoại diệt, vị ấy suy nghĩ như sau: “Các tài sản do những lý do để gầy dựng, ta đã gầy dựng chúng*. Nay các tài sản ấy của ta đi đến hoại diệt”, vị ấy không có hối hận. (* việc đáng làm đã làm, không có gì hối tiếc)
    Này Gia chủ, đối với vị Thánh đệ gầy dựng tài sản với năm lý do này, nếu tài sản ấy đi đến tăng trưởng, vị ấy suy nghĩ như sau: “Các tài sản do những lý do gầy dựng, ta đã gầy dựng chúng. Nay các tài sản ấy của ta đi đến tăng trưởng”. Như vậy, cả hai phương diện, vị ấy không có hối hận.
    Tài sản được thọ hưởng,
    Gia nhân được nuôi dưỡng,
    Chính nhờ các tài sản,
    Do ta tránh Tai họa.
    Là cúng dường tối thượng,
    Làm năm loại hiến vật,
    Dành cho bậc trì giới
    Bậc tự điều, Phạm hạnh.
    Mục đích gì bậc Trí,
    Trú nhà, cầu tài sản,
    Mục đích ấy ta đạt,
    Ðược làm không hối hận.
    Người nào nhớ nghĩ vậy,
    An trú trên Thánh pháp,
    Ðời này người Hiền khen,
    Ðời sau hưởng Thiên lạc.
    - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 5-0106.htm
    NGƯỜI “MÙ”
    29.- Mù Lòa
    - Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Người mù, người một mắt, người có hai mắt.
    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người mù? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
    không có mắt để có thể với mắt như vậy, thâu hoạch được tài sản chưa được thâu hoạch hay làm cho tăng trưởng tài sản đã được thâu hoạch;
    không có mắt để có thể với mắt như vậy, biết được pháp Thiện và pháp Bất thiện, có tội và không tội, pháp liệt và thắng, pháp thuộc thành phần đen và trắng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người mù.
    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có một mắt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
    có mắt để có thể với mắt như vậy, thâu hoạch được tài sản chưa được thâu hoạch hay làm cho tăng trưởng tài sản đã được thâu hoạch;
    nhưng không có mắt để có thể với mắt như vậy, biết được pháp Thiện và pháp Bất thiện, có tội và không tội, pháp liệt và thắng, pháp thuộc thành phần đen và trắng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người một mắt.
    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có hai mắt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
    có mắt để có thể với mắt như vậy, thâu hoạch được tài sản chưa được thâu hoạch hay làm cho tăng trưởng tài sản đã được thâu hoạch;
    và có mắt để có thể với mắt như vậy, biết được pháp Thiện và pháp Bất thiện, có tội và không tội, pháp liệt và thắng, pháp thuộc thành phần đen và trắng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người có hai mắt.
    Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.
    Kẻ mù, mắt bị hư
    Cả hai đều bất hạnh
    Vừa công đức không làm
    Vừa không được tài sản
    Thứ đến là hạng người
    Ðược gọi là một mắt
    Liên hệ pháp phi pháp
    Tầm cầu các tài sản
    Với trộm và man trá
    Cùng với cả nói láo
    Vừa khéo góp tài sản
    Vừa giỏi hưởng dục lạc
    Từ đây đến địa ngục
    Người một mắt bị hại.
    Còn vị có hai mắt
    Ðược gọi người tối thượng
    Thâu hoạch các tài sản
    Một cách đúng chánh pháp
    Các tài sản đã có,
    Tăng trưởng đúng chánh pháp
    Bố thí, ý tốt đẹp
    Không phân vân ngập ngừng
    Ðược sanh chỗ hiền thiện
    Ði chỗ ấy không sầu
    Vậy hãy tránh thật xa
    Người mù, người một mắt
    Thân cận bậc Hai mắt
    Bậc tối thắng trượng phu!
    - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 3-0104.htm
    * thời Pháp này được nói trong ngữ cảnh Thế Tôn đang giảng cho các Tỷ-kheo với cách thường hay gọi “này các Tỷ-kheo”, nhưng nội dung của Pháp nói về sự “thâu hoạch Tài sản” dành cho hàng Cư sĩ nên cđ trích dẫn để chúng ta hiểu thêm lời dạy của Thế Tôn về các hạng người khác nhau
    LỜI KHUYÊN GIỮ GIỚI
    Trú ở Pàtaligàma, Thế Tôn nói với các cư sĩ ở Pataligama:
    Này các Gia chủ, có năm sự lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật. Thế nào là năm?
    Ở đây, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ có tiền của dồi dào rất nhiều vì sống không phóng dật. Ðó là sự lợi ích thứ nhất cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
    Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật được tiếng tốt đồn xa. Ðó là sự lợi ích thứ hai cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
    Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật khi đi vào hội chúng nào, hoặc Sát Ðế Lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tinh thần không sợ hãi (vô úy), không bối rối. Ðó là sự lợi ích thứ ba cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
    Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ chết với tâm không rối loạn. Ðó là sự lợi ích thứ tư cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
    Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới. Ðó là sự lợi ích thứ năm cho những ai giữ giới, sống theo giới luật. Này các Gia chủ, có Năm Lợi Ích này cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
    - Này các Gia chủ, có năm sự nguy hiểm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật. Thế nào là năm?
    …………
    (* ngược lại với 5 điều ở trên)
    - http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
    “PHÁP TU” CHO NGƯỜI NAM
    (AN LẠC HIỆN TẠI – AN LẠC VỊ LAI)
    (IV) (54) Dìghajanu, Người Koliya
    1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Koliya, tại một thị trấn của dân chúng Koliya tên là Kakkarapatta. Rồi Koliya tử Dìghajànu (đầu gối dài) đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Koliya tử Dìghajànu bạch Thế Tôn:
    - Bạch Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng những dục vọng, sống hệ phược với vợ con, dùng các hương chiên-đàn ở Kàsi đeo, và dùng các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, thọ lãnh vàng và bạc; bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho những người như chúng con, thuyết như thế nào để những pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại, và hạnh phúc an lạc trong tương lai.
    2. – Này Byagghapajja (chân cọp), có bốn pháp này đưa đến hạnh phúc hiện tại, an lạc hiện tại cho thiện nam tử. Thế nào là bốn?
    3. Ðầy đủ sự Tháo vát, đầy đủ Phòng hộ, làm bạn với Thiện, sống Thăng Bằng điều hòa. Này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ sự Tháo vát?
    4. Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử làm nghề gì để sống, hoặc nghề nông, hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho vua, hoặc BẤT CỨ NGHỀ GÌ, trong các nghề ấy, người ấy thiện xảo, không biết mệt, biết suy tư hiểu phương tiện vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm; này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ sự tháo vát. Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ Phòng hộ?
    5. Ở đây, này Byagghapajja, những Tài sản của thiện nam tử do tháo vát tinh tấn thâu hoạch được, do sức mạnh của bàn tay cất chứa được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch được đúng pháp, vị ấy Giữ gìn, Phòng hộ và Bảo vệ: “Làm thế nào các tài sản này của ta không bị Vua mang đi, không bị Trộm cướp mang đi, không bị Lửa đốt, không bị nước cuốn trôi, không bị các người con thừa tự không khả ái cướp đoạt”. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ sự phòng hộ. Và này Byagghapajja, thế nào là làm bạn với Thiện?
    6. Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sống tại làng hay tại thị trấn. Tại đấy có gia chủ hay con người gia chủ, những người trẻ được nuôi lớn trong Giới đức, hay những người lớn tuổi được lớn lên trong Giới đức, đầy đủ Lòng Tin, đầy đủ Giới Đức, đầy đủ Bố Thí, đầy đủ Trí Tuệ, vị ấy làm quen, nói chuyện, thảo luận. Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập với đầy đủ lòng Tin. Với những người đầy đủ giới đức, vị ấy học tập với đầy đủ Giới đức. Với những người đầy đủ bố thí, vị ấy học tập với đầy đủ bố Thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy học tập với đầy đủ Trí tuệ. Này Byagghapajja, đây gọi là làm bạn với thiện. Và này Byagghapajja, thế nào là sống Thăng bằng Điều hòa?
    7. Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: “Ðây là tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như vậy”.(* ý nói ko vay mượn ăn trước rồi trả sau)
    Ví như, này Byagghapajja, người cầm cân hay đệ tử người cầm cân, sau khi cầm cân biết rằng: “Với chừng ấy, cân nặng xuống, hay với chừng ấy, cân bổng lên”.
    Cũng vậy, này Byagghapajja, thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: “Ðây là tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như vậy”.
    Này Byagghapajja, nếu thiện nam tử này tiền nhập vào ít, nhưng sống nếp sống rộng rãi, hoang phí, thời người ta nói về người ấy như sau: “Người thiện nam tử này ăn tài sản của vị ấy như ăn trái cây sung”. Này Byagghapajja, nếu người thiện nam tử này có tiền nhập lớn, nhưng sống nếp sống cơ cực, thời người ta sẽ nói về vị ấy như sau: “Người thiện nam tử này sẽ chết như người chết đói”.
    Khi nào, này Byagghapajja, thiện nam tử này, sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: “Ðây là tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như vậy”. Này Byagghapajja, đây gọi là nếp sống Thăng Bằng điều hòa.
    8. Như vậy, này Byagghapajja, có Bốn cửa xuất để tiêu pha tài sản thâu nhập: “Ðam mê đàn bà, đam mê rượu chè, đam mê cờ bạc; bạn bè kẻ ác, thân hữu kẻ ác, giao du kẻ ác“. Ví như, này Byagghapajja, một hồ nước lớn, có bốn cửa nước chảy vào, có bốn cửa nước chảy ra, có người đóng lại các cửa nước chảy vào, mở ra các cửa nước chảy ra, trời lại không mưa đúng lúc, như vậy, này Byagghapajja, chờ đợi là hồ nước ấy bị giảm thiểu, không có tăng trưởng. Cũng vậy, này Byagghapajja, có bốn cửa xuất để tiêu phí tài sản được thâu nhập: “: “Ðam mê đàn bà, đam mê rượu chè, đam mê cờ bạc; bạn bè kẻ ác, thân hữu kẻ ác, giao du kẻ ác”.
    9. Như vậy, Này Byagghapajja, có Bốn cửa vào để tài sản được hưng khởi: “Không say đắm đàn bà, không say đắm rượu chè, không say đắm cờ bạc; bạn bè với thiện, thân hữu với thiện, giao du với Thiện“. Ví như, này Byagghapajja, một hồ nước lớn, có bốn cửa nước chảy vào, có bốn cửa nước chảy ra, có người đóng lại các cửa nước chảy ra, mở ra các cửa nước chảy vào, và trời lại mưa đúng lúc, như vậy, này Byagghapajja, chờ đợi là hồ nước ấy tăng trưởng, không có giảm thiểu. Cũng vậy, này Byagghapajja, có bốn cửa vào để tài sản được hưng khởi: “Không say đắm đàn bà, không say đắm rượu chè, không say đắm cờ bạc; bạn bè với thiện, thân hữu với thiện, giao du với thiện”.
    Bốn pháp này, này Byagghapajja, đưa đến hạnh phúc hiện tại, an lạc Hiện tại cho các thiện nam tử.
    10. Có Bốn pháp này, này Byagghapajja, đưa đến hạnh phúc tương lai, an lạc Tương lai cho thiện nam tử. Thế nào là bốn?
    11. Đầy đủ Lòng Tin, đầy đủ Giới Đức, đầy đủ Bố Thí, đầy đủ Trí Tuệ. Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ lòng tin?
    …………. (* bốn pháp “Tín, Giới, Thí, Tuệ” được giảng lại giống như đã được trích dẫn ở phần Định Nghĩa “NGƯỜI CƯ SĨ” )
    Tháo vát trong công việc
    Không phóng dật, nhanh nhẹn
    Sống đời sống Thăng Bằng
    Giữ tài sản thâu được
    Có Tín, đầy đủ Giới
    Bố Thí, không xan tham
    Rửa sạch đường Thượng đạo
    An toàn trong tương lai
    Ðây chính là tám pháp
    Bậc tín chủ tìm cầu
    Bậc chân thật tuyên bố
    Ðưa đến lạc hai đời
    Hạnh phúc cho hiện tại
    Và an lạc tương lai
    Ðây trú xứ gia chủ
    Bố thí, tăng công đức.
    - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 8-0406.htm
    “PHÁP TU” CHO NGƯỜI NỮ
    (IX) (49) Ở Ðời Này
    1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Ðông viên, lâu đài mẹ của Migàrà. Rồi Visàkhà, mẹ của Migàrà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Visàkhà, mẹ của Migàrà đang ngồi một bên:
    2. – Này Visàkhà, đầy đủ bốn pháp, nữ nhân thành tựu sự chiến thắng ở đời này. Ðời này rơi vào tầm tay của nàng. Thế nào là bốn?
    3. Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân có khả năng khéo làm các công việc, biết thâu nhiếp các người phục vụ, sở hành vừa ý chồng, biết giữ gìn tài sản cất chứa. Này Visàkhà, thế nào là nữ nhân có khả năng khéo làm các công việc?
    4. Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân phàm có những công việc trong nhà, thuộc về len hay vải bông, ở đây, nữ nhân ấy thông thạo, không biếng nhác, tự tìm phương pháp làm, vừa đủ để tự mình làm, vừa đủ để sắp đặt người làm. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân có khả năng khéo làm những công việc. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân biết thâu nhiếp các người phục vụ?
    ,
    5. Ở đây, này Visàkhà, trong nhà người chồng, phàm có nô tỳ nào, hay người đưa tin, hay người công thợ, nữ nhân biết công việc của họ với công việc đã làm, biết sự thiếu xót của họ với công việc chưa làm; biết sức mạnh hay sức không mạnh của những người đau bệnh; biết chia các đồ ăn, loại cứng và loại mềm, mỗi người tùy theo từng phần của mình. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân biết thâu nhiếp những người phục vụ. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân sở hành vừa ý chồng?
    6. Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân, những gì người chồng không vừa ý, dầu cho có vì sanh mạng, nàng cũng Không làm. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân sở hành vừa ý chồng. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân biết giữ gìn tài sản thâu hoạch được?
    7. Ở đây, này Visàkhà, Phàm có tiền bạc, lúa gạo, bạc và vàng người chồng đem về, nữ nhân ấy bảo vệ, phòng hộ chúng, giữ gìn để khỏi bọn ăn trộm, ăn cắp, kẻ uống rượu, kẻ phá hoại. Như vậy, là nữ nhân biết giữ gìn tài sản thâu hoạch được.
    Thành tựu bốn pháp này, này Visàkhà, nữ nhân thành tựu với sự chiến thắng ở đời. Ðời này rơi vào trong tầm tay của nàng.
    8. Này Visàkhà, đầy đủ bốn pháp, nữ nhân thành tựu sự chiến thắng ở đời sau. Ðời sau rơi vào tầm tay của nàng. Thế nào là bốn?
    9. Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân đầy đủ Lòng Tin, đầy đủ Giới Đức, đầy đủ Bố Thí, đầy đủ Trí Tuệ. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân đầy đủ lòng tin?
    10. Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân có lòng tin, Tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn “. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân đầy đủ lòng tin. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân đầy đủ giới đức?
    11. Ở đây, này Visàkhà, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân đầy đủ giới đức. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân đầy đủ bố thí?
    12. Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân sống ở gia đình với tâm từ bỏ cấu uế của xan Tham, bố thí rộng rãi, với bàn tay cởi mở, vui thích từ bỏ, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu, vui thích chia xẻ các vật dụng bố thí. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân đầy đủ bố thí. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân đầy đủ trí tuệ?
    13. Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, trí tuệ các bậc Thánh thể nhập, đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân đầy đủ trí tuệ. (* xem lại chú thích về “Trí tuệ” ở trên)
    Thành tựu bốn pháp này, này Visàkhà, nữ nhân thành tựu sự chiến thắng ở đời sau. Ðời sau rơi vào trong tầm tay của nàng.
    Khéo làm các công việc
    Thâu nhiếp người phục vụ
    Sở hành vừa ý chồng
    Giữ gìn của cất chứa
    Ðầy đủ tín và giới
    Bố thí, không xan tham
    Rửa sạch đường thượng đạo
    Ðến đời sau an lành
    Như vậy là tám pháp
    Nữ nhân có đầy đủ
    Ðược gọi bậc có giới
    Trú pháp, nói chân thật
    Ðủ mười sáu hành tướng
    Thành tựu tám chi phần
    Nữ cư sĩ như vậy
    Với giới hạnh đầy đủ
    Sanh làm vị Thiên nữ
    Với thân thật khả ái.
    http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 8-0406.htm
    Như vậy, này Hiền giả! “Pháp tu” cho người Nam để an lạc Hiện tại là khác “pháp tu” cho người Nư để “chiến thắng Đời này”:
    - người Nam, thời 4 pháp: “đầy đủ sự Tháo vát, đầy đủ Phòng hộ, làm bạn với Thiện, sống Thăng Bằng điều hòa”
    - người Nữ, thời 4 pháp: “khéo làm các Công việc, biết Thâu nhiếp(quản lý) người phục vụ, Sở hành Vừa ý chồng, biết Giữ gìn tài sản”
    ** Riêng phần “pháp tu” cho người Nam để an lạc Vị Lai và cho người Nữ để “chiến thắng Đời sau” là Hoàn Toàn giống nhau, gồm 4 pháp: “đầy đủ Lòng Tin, đầy đủ Giới Đức, đầy đủ Bố Thí, đầy đủ Trí Tuệ”. ĐẶC BIỆT, 4 “pháp tu” này cũng là món quà tối thượng của đứa con Hiếu thảo dành tặng cho Cha Mẹ.
    BÁO HIẾU MẸ CHA
    2. Có hai hạng người, này các Tỷ-kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha.
    Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ Mẹ và Cha. Hơn nữa, này các Tỷ-kheo, nếu có an trú cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ Mẹ và Cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, Cha Mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này. Nhưng này các Tỷ-kheo,
    Ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào lòng Tin;
    đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện Giới;
    đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố Thí;
    đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí Tuệ.
    Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha.
    - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 2-0104.htm
    MỐI QUAN HỆ, PHÉP TẮC CƯ XỬ
    TRONG GIA ĐÌNH & XÃ HỘI
    (* đây là một bài Pháp tuyệt vời, Thế Tôn dạy RÕ bổn phận mà một người tại gia phải làm để xứng đáng là một người Hiền trí. Hiền hữu hãy lóng nghe và khéo tác ý!)
    31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt
    (Sigàlovàda sutta)
    Như vầy tôi nghe.
    1. Một thời Thế Tôn sống ở Ràjagaha (Vương Xá thành), tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivàpa (chỗ tìm ăn của loài sóc). Lúc bấy giờ, Singàlaka (Thi-ca-la-việt), gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông, hướng Nam, hướng Tây, hướng Bắc, hướng Hạ, hướng Thượng.
    2. Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát vào thành Vương Xá khất thực. Thế Tôn thấy Singàlaka, gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông, hướng Nam, hướng Tây, hướng Bắc, hướng Hạ, hướng Thượng. Thấy vậy Ngài nói với Singàlaka, gia chủ tử:
    - Này Gia chủ tử, vì sao Ngươi dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông… hướng Thượng?
    - Bạch Thế Tôn, thân phụ con khi gần chết có dặn con: “Này con thân yêu, hãy đảnh lễ các phương hướng”. Bạch Thế Tôn, con kính tín, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ lời nói của thân phụ con, buổi sáng dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông… hướng Thượng.
    - Này Gia chủ tử, trong luật pháp của bậc Thánh, lễ bái sáu phương không phải như vậy.
    - Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc Thánh, thế nào là lễ bái sáu phương? Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc Thánh, đảnh lễ sáu phương phải như thế nào? Lành thay! Thế Tôn hãy giảng pháp ấy cho con!
    - Này Gia chủ tử, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
    - Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
    Singàlaka, gia chủ tử vâng lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
    3. – Này Gia chủ tử, đối với vị Thánh đệ tử, bốn nghiệp phiền não được diệt trừ, không làm ác nghiệp theo Bốn Lý Do, không theo Sáu Nguyên Nhân để phung phí tài sản. Vị này, nhờ Từ Bỏ mười bốn ác pháp, trở thành vị che chở sáu phương; vị này đã thực hành để chiến thắng hai đời, vị này đã chiến thắng đời này và đời sau. Sau khi thân hoại mạng chung, vị này sanh ở thiện thú, Thiên giới.
    Thế nào là bốn nghiệp phiền não đã được diệt trừ?
    Này Gia chủ tử, đó là nghiệp phiền não sát sanh, nghiệp phiền não trộm cắp, nghiệp phiền não tà dâm, nghiệp phiền não nói láo. Bốn nghiệp phiền não này đã được trừ diệt.
    Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
    4. Thiện thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm:
    Sát sanh và trộm cắp,
    Nói láo, lấy vợ người,
    Kẻ trí không tán thán,
    Những hạnh nghiệp như vậy.
    5. Thế nào là không làm ác nghiệp theo bốn lý do?
    Ác nghiệp làm do tham dục, ác nghiệp làm do sân hận, ác nghiệp làm do ngu si, ác nghiệp làm do sợ hãi. Này Gia chủ tử, vì vị Thánh đệ tử không tham dục, không sân hận, không ngu si, không sợ hãi, nên không làm ác nghiệp theo bốn lý do.
    Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
    6. Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm:
    Ai phản lại Chánh pháp,
    Vì tham, bố, sân, si,
    Thanh danh bị sứt mẻ
    Như mặt trăng đêm khuyết.
    Ai không phản Chánh pháp,
    Vì tham, bố, sân, si,
    Thanh danh được tròn đủ,
    Như mặt trăng đêm đầy.
    7. Thế nào là không theo sáu nguyên nhân phung phí tài sản? Này Gia chủ tử,
    đam mê các loại Rượu là nguyên nhân phung phí tài sản.
    Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản.
    La cà đình đám hí luận là nguyên nhân phung phí tài sản.
    Ðam mê Cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản.
    Giao du Ác hữu là nguyên nhân phung phí tài sản.
    Quen thói Lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản.
    8. Này Gia chủ tử, đam mê các loại Rượu có sáu nguy hiểm: Tài sản hiện tại bị tổn thất, đấu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, thương tổn danh dự, để lộ âm tàng, và thứ sáu là trí lực tổn hại. Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sau nguy hiểm như vậy.
    9. Này Gia chủ tử, du hành đường phố Phi thời có sáu nguy hiểm: Tự mình không được che chở hộ trì, vợ con không được che chở hộ trì, tài sản không được che chở hộ trì, bị tình nghi là tác giả các ác sự, nạn nhân các tin đồn thất thiệt, tự rước vào thân nhiều khổ não. Này Gia chủ tử, du hành đường phố phi thời có sáu nguy hiểm như vậy.
    10. Này Gia chủ tử, La Cà đình đám hý viện có sáu nguy hiểm: Luôn luôn tìm xem chỗ nào có múa, chỗ nào có ca, chỗ nào có nhạc, chỗ nào có tán tụng, chỗ nào có nhạc tay, chỗ nào có trống. Này Gia chủ tử, la cà đình đám hý viện có sáu nguy hiểm như vậy.
    11. Này Gia chủ tử, đam mê Cờ bạc có sáu nguy hiểm: Nếu thắng thì sanh oán thù, nếu thua thì tâm sanh sầu muộn, tài sản hiện tại bị tổn thất, tại hội trường (pháp đình) lời nói không hiệu lực, bằng hữu đồng liêu khinh miệt, vấn đề cưới gả không được tín nhiệm vì người đam mê cờ bạc không xứng để có vợ. Này Gia chủ tử, đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm như vậy.
    12. Này Gia chủ tử, thân cận các Ác hữu có sáu nguy hiểm: Những kẻ Cờ bạc, Loạn hành, nghiện Rượu, những kẻ Trá ngụy, Lường gạt, Bạo động là những người bạn, là những thân hữu của người ấy. Này Gia chủ tử, thân cận ác hữu có sáu nguy hiểm như vậy.
    13. Này Gia chủ tử, quen thói Lười biếng có sáu nguy hiểm: “quá lạnh“, không làm việc; “quá nóng“, không làm việc; “quá trễ” không làm việc; “quá sớm“, không làm việc; “tôi đói quá“, không làm việc; “tôi no quá“, không làm việc. Trong khi những công việc phải làm lại không làm. Tài sản chưa có không xây dựng lên, tài sản có rồi bị tiêu thất. Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm như vậy. Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
    14. Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm:
    Có bạn gọi bạn rượu,
    Có bạn, bạn bằng mồm,
    Bạn lúc thật hữu sự,
    Mới xứng danh bạn bè.
    Ngủ ngày, thông vợ người,
    Ưa đấu tranh, làm hại,
    Thân ác hữu, xan tham,
    Sáu sự não hại người.
    Ác hữu, ác bạn lữ,
    Ác hạnh, hành ác xứ,
    Ðời này cả đời sau,
    Hai đời, người bị hại.
    Cờ bạc và đàn bà,
    Rượu chè, múa và hát
    Ngủ ngày, đi phi thời
    Sáu sự não hại người.
    Chơi xúc xắc, uống rượu (* vậy là thời xưa đã có trò “Xúc Xắc” )
    Theo đuổi đàn bà người,
    Lẽ sống của người khác,
    Thân cận kẻ hạ tiện,
    Không thân cận bậc trí,
    Người ấy tự héo mòn,
    Như trăng trong mùa khuyết.
    Rượu chè không tiền của,
    Khao khát, tìm tửu điếm,
    Bị chìm trong nợ nần,
    Như chìm trong bồn nước,
    Mau chóng tự hại mình,
    Như kẻ mất gia đình.
    Ai quen thói ngủ ngày,
    Thức trọn suốt đêm trường,
    Luôn luôn say sướt mướt,
    Không thể sống gia đình.
    Ở đây ai hay than:
    Ôi quá lạnh, quá nóng,
    Quá chiều, quá trễ giờ,
    Sẽ bỏ bê công việc.
    Lợi ích, điều tốt lành,
    Bị trôi dạt một bên.
    Ai xem lạnh và nóng,
    Nhẹ nhàng hơn cỏ lau,
    Làm mọi công chuyện mình,
    Hạnh phúc không từ bỏ.
    15. Này Gia chủ từ, có Bốn hạng người phải Xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn:
    Người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn;
    người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn;
    người khéo nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn;
    người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.
    16. Này Gia chủ tử, có Bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Người vật gì cũng lấy, cho ít xin nhiều, vì sợ mà làm, làm vì mưu lợi cho mình. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.
    17. Này Gia chủ tử, có Bốn trường hợp, người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Tỏ lộ thân tình việc đã qua; tỏ lộ thân tình việc chưa đến; mua chuộc cảm tình bằng sáo ngữ; khi có công việc, tự tỏ sự bất lực của mình. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp, người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn. (* “tỏ lộ thân tình” có thể được hiểu là cố ý làm thân, lấy lòng..)
    18. Này Gia chủ tử, có Bốn trường hợp, kẻ nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Ðồng ý các việc ác; không đồng ý các việc thiện; trước mặt tán thán; sau lưng chỉ trích. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp kẻ nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.
    19. Này Gia chủ tử, có Bốn trường hợp, người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Là bạn khi mình đam mê các loại rượu; là bạn khi mình du hành đường phố phi thời; là bạn khi mình la cà đình đám hý viện; là bạn khi mình đam mê cờ bạc. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.
    Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
    20. Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm:
    Người bạn gì cũng lấy,
    Người bạn chỉ nói giỏi,
    Người nói lời nịnh hót,
    Người xa xỉ tiêu pha.
    Cả bốn, không phải bạn,
    Biết vậy, người trí tránh,
    Như đường đầy sợ hãi.
    21. Này Gia chủ tử, Bốn loại bạn này phải được xem là bạn chân thật:
    Người bạn Giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật;
    người bạn Chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là bạn chân thật;
    người bạn Khuyên điều lợi ích phải được xem là bạn chân thật;
    người bạn có lòng Thương tưởng phải được xem là bạn chân thật.
    22. Này Gia chủ tử, có Bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật: Che chở cho bạn khi bạn vô ý phóng dật, che chở của cải cho bạn khi bạn vô ý phóng dật, là chỗ nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi, khi bạn có công việc sẽ giúp đỡ cho bạn của cải gấp hai lần những gì bạn thiếu. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là người bạn chân thật.
    23. Này Gia chủ tử, có Bốn trường hợp, người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn chân thật: Nói cho bạn biết điều bí mật của mình; giữ gìn kín điều bí mật của bạn; không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn; dám hy sinh thân mạng vì bạn. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn chân thật.
    24. Này Gia chủ tử, có Bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật: Ngăn chận bạn không làm điều ác; khuyến khích bạn làm điều thiện; cho bạn nghe điều bạn chưa nghe; cho bạn biết con đường lên cõi chư Thiên. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật.
    25. Này Gia chủ tử, có Bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật: Không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn; hoan hỷ khi bạn gặp may mắn; ngăn chận những ai nói xấu bạn; khuyến khích những ai tán thán bạn. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật.
    Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
    26. Thiện thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm:
    Bạn sẵn sàng giúp đỡ,
    Bạn chung thủy khổ vui,
    Bạn khuyến khích lợi ích,
    Bạn có lòng thương tưởng.
    Biết rõ bốn bạn này,
    Người trí phục vụ họ,
    Như mẹ đối con ruột.
    Người trí giữ Giới Luật,
    Sáng như lửa đồi cao.
    Người tích trữ tài sản,
    Như cử chỉ con ong.
    Tài sản được chồng chất,
    Như ụ mối đùn cao,
    Người cư xử như vậy,
    Chất chứa các tài sản,
    Vừa đủ để lợi ích
    Cho chính gia đình mình.
    Tài sản cần chia bốn
    Ðể kết hợp bạn bè:
    Một phần mình an hưởng,
    Hai phần dành công việc,
    Phần tư, phần để dành,
    Phòng khó khăn hoạn nạn.
    27. Này Gia chủ tử, vị Thánh đệ tử hộ trì sáu phương như thế nào? Này Gia chủ tử, sáu phương này cần được hiểu như sau:
    Phương Ðông cần được hiểu là cha mẹ. Phương Nam cần được hiểu là sư trưởng. Phương Tây cần được hiểu là vợ con. Phương Bắc cần được hiểu là bạn bè. Phương Dưới cần được hiểu là tôi tớ, lao công. Phương Trên cần được hiểu là Sa-môn, Bà-la-môn.
    28. Này Gia chủ tử, có Năm cách, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Ðông: “Ðược nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ; tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ; tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống; tôi bảo vệ tài sản thừa tự; tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời”. Này Gia chủ tử, được con phụng dưỡng như phương Ðông, theo năm cách như vậy, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách: Ngăn chận con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự cho con.
    Này Gia chủ tử, như vậy là cha mẹ được con phụng dưỡng như phương Ðông theo năm cách và cha mẹ có lòng thương tưởng con theo năm cách. Như vậy phương Ðông được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
    29. Này Gia chủ tử, có Năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương Nam: Ðứng dậy để chào, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp. Này Gia chủ tử, được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách như vậy, các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo Năm cách: Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyến; dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì; dạy cho thuần thục các nghề nghiệp; khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc; bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt.
    Này Gia chủ tử, như vậy là bậc sư trưởng được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách và sư trưởng có lòng thương tưởng đến đệ tử theo năm cách. Như vậy phương Nam được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
    30. Này Gia chủ tử, có Năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây: Kính trọng vợ, không bất kính đối với vợ; trung thành với vợ; giao quyền hành cho vợ; sắm đồ nữ trang với vợ; Này Gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách: Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình; khéo tiếp đón bà con; trung thành với chồng; khéo gìn giữ tài sản của chồng; khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc.
    Này Gia chủ, người vợ được người chồng đối xử như phương Tây theo năm cách và người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách. Như vậy phương Tây được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
    31. Này Gia chủ tử, có Năm cách vị thiện nam tử đối xử với bạn bè như phương Bắc: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, không lường gạt. Này Gia chủ tử, được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách như vậy, Bạn bè có lòng thương kính vị thiện nam tử theo Năm cách: Che chở nếu vị thiện nam tử phóng túng; bảo trì tài sản của vị thiện nam tử nếu vị này phóng túng; trở thành chỗ nương tựa khi vị thiện nam tử gặp nguy hiểm; không tránh xa khi vị thiện nam tử gặp khó khăn; kính trọng gia đình của vị thiện nam tử.
    Như vậy các bạn bè được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách và bạn bè có lòng thương tưởng vị thiện nam tử theo năm cách. Như vậy phương Bắc được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
    32. Này Gia chủ tử, có Năm cách một vị Thánh chủ nhân đối xử với hạng nô bộc như phương Dưới: Giao việc đúng theo sức lực của họ; lo cho họ ăn uống và tiền lương; điều trị cho họ khi bệnh hoạn; chia xẻ các mỹ vị đặc biệt cho họ; thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép. Này Gia chủ tử, các hàng nô bộc được Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách như kia, có lòng thương tưởng đối với vị chủ nhân theo năm cách như sau: Dậy trước khi chủ dậy; đi ngủ sau chủ; tự bằng lòng với các vật đã cho; khéo làm các công việc; đem danh tiếng tốt đẹp cho chủ.
    Này Gia chủ tử, các hàng nô bộc được vị Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách, có lòng thương tưởng đối với Thánh chủ nhân theo năm cách. Như vậy phương Dưới được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
    33. Này Gia chủ tử, có Năm cách vị thiện nam tử đối xử với các vị Sa-môn, Bà-la-môn như phương Trên: Có lòng từ trong hành động về thân; có lòng từ trong hành động về khẩu; có lòng từ trong hành động về ý; mở rộng cửa để đón các vị ấy; cúng dường các vị ấy các vật dụng cần thiết. Này Gia chủ tử, các vị Bà-la-môn, Sa-môn được vị thiện nam tử đối xử như phương Trên theo năm cách như vậy, có lòng thương tưởng vị thiện nam tử ấy theo Năm cách sau đây: Ngăn họ không làm điều ác; khuyến khích họ làm điều thiện; thương xót họ với tâm từ bi, dạy họ những điều chưa nghe; làm cho thanh tịnh điều đã được nghe; chỉ bày con đường đưa đến cõi Trời.
    Này Gia chủ tử, các vị Sa-môn, Bà-la-môn được thiện nam tử đối xử như phương Trên với năm cách, và các vị Sa-môn, Bà-la-môn có lòng thương tưởng vị thiện nam tử theo năm cách. Như vậy phương Trên được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
    Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
    34. Thiện thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm:
    Cha mẹ là phương Ðông,
    Sư trưởng là phương Nam,
    Vợ chồng là phương Tây,
    Bạn bè là phương Bắc,
    Nô bộc là phương Dưới,
    Sa-môn, Bà-la-môn,
    Có nghĩa là phương Trên.
    Cư sĩ vì gia đình,
    Ðảnh lễ phương hướng ấy.
    Kẻ trí giữ Giới, Luật,
    Từ tốn và biện tài,
    Khiêm nhường và nhu thuận,
    Nhờ vậy được danh xưng.
    Dậy sớm không biếng nhác,
    Bất động giữa hiểm nguy,
    Người hiền, không phạm giới,
    Nhờ vậy được danh xưng.
    Nhiếp chúng, tạo nên bạn,
    Từ ái, tâm bao dung,
    Dẫn đạo, khuyến hóa đạo,
    Nhờ vậy được danh xưng.
    Bố thí và ái ngữ,
    Lợi hành bất cứ ai,
    Ðồng sự trong mọi việc,
    Theo trường hợp xử sự.
    Chính những nhiếp sự này,
    Khiến thế giới xoay quanh,
    Như bánh xe quay lăn,
    Vòng theo trục xe chính.
    Nhiếp sự này vắng mặt,
    Không có mẹ hưởng thọ,
    Hay không cha hưởng thọ,
    Sự hiếu kính của con.
    Do vậy bậc có trí,
    Ðối với nhiếp pháp này,
    Như quán sát chấp trì,
    Nhờ vậy thành vĩ đại,
    Ðược tán thán, danh xưng.
    35. Khi được nghe vậy, Singàlaka, gia chủ tử bạch Thế Tôn: “Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
    - http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong31.htm
    tóm lại :
    trong các mối quan hệ, cần phải có Phép tắc với 3 đối tượng chính: “Chính Mình”, “Bạn Bè” & “Người Thân”.
    - với chính Mình, thời diệt trừ “4 Nghiệp phiền não”, không làm ác nghiệp theo “4 lý do”, không phung phí Tài sản theo “6 Nguyên nhân” (tổng cộng là “mười bốn ác pháp”)
    - với Bạn Bè, thời Bốn hạng người phải xem là “Không phải bạn”: Người vật gì cũng lấy, người chỉ biết nói giỏi, người khéo nịnh hót, người tiêu pha xa xỉ, mỗi Hạng thời có 4 trường hợp.
    Và Bốn hạng người phải xem là “bạn Chân thật”: Người bạn giúp đỡ; người bạn chung thủy trong khổ vui; người bạn khuyên điều lợi ích; người bạn có lòng thương tưởng., mỗi Hạng thời có 4 trường hợp.
    - với Người Thân, thời có “Cha Mẹ, Sư Trưởng, Vợ Con, Bạn Bè, Tôi Tớ, Sa-môn Bà-la-môn” tương ưng với Sáu phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới); và đối với mỗi phương, thời có sự “tương tác” qua lại 2 chiều với mỗi chiều là theo 5 cách.
    như vậy, là Tóm gọn toàn bộ các pháp cho Cư sĩ trong mối quan hệ nhiều chiều trong Xã hội;
    như vậy, là toàn vẹn lời giảng của Thế Tôn: “Này Gia chủ tử, đối với vị Thánh đệ tử, Bốn nghiệp phiền não được diệt trừ, không làm ác nghiệp theo Bốn Lý Do, không theo Sáu Nguyên Nhân để phung phí tài sản. Vị này, nhờ từ bỏ Mười Bốn ác pháp, trở thành vị che chở sáu phương; vị này đã thực hành để chiến thắng Hai đời, vị này đã chiến thắng đời này và đời sau. Sau khi thân hoại mạng chung, vị này sanh ở thiện thú, Thiên giới.”.
    RỘNG GIẢNG “BỐN NHIẾP PHÁP”
    1. Một thời, Thế Tôn trú ở Alavì, tại điện Phật Aggàlava. Rồi Hatthaka, người xứ Alavì cùng với năm trăm nam cư sĩ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Hatthaka, người xứ Alavì, đang ngồi xuống một bên:
    2. – Này Hatthaka, hội chúng này thật lớn. Làm sao, này Hatthaka, Ông thâu nhiếp được hội chúng này?
    - Bạch Thế Tôn, có bốn nhiếp pháp này được Thế Tôn thuyết giảng. Con thâu nhiếp hội chúng này với những nhiếp pháp ấy. Bạch Thế Tôn,
    khi con biết rằng: “Người này cần phải thâu nhiếp nhờ bố thí”, thời con thâu nhiếp người ấy với bố thí.
    Khi con biết rằng: “Người này cần phải thâu nhiếp nhờ ái ngữ”, thời con thâu nhiếp người ấy với ái ngữ.
    Khi con biết rằng: “Người này cần phải thâu nhiếp nhờ lợi hành”, thời con thâu nhiếp người ấy với lợi hành.
    Khi con biết rằng: “Người này cần phải thâu nhiếp nhờ đồng sự”, thời con thâu nhiếp người ấy với đồng sự.
    Vả lại, bạch Thế Tôn, trong gia đình con có tài sản, họ nghĩ rằng như vậy không thể được nghe như là một người bần cùng. (* ý nói rằng: người có “uy quyền” về tài sản nên lời nói ra càng có sức nặng hơn là một “người bần cùng”)
    3. – Lành thay, lành thay, này Hatthaka! Ðây là nguyên lý để thâu nhiếp đại chúng! Này Hatthaka, những ai trong quá khứ đã thâu nhiếp đại chúng, Tất cả đều thâu nhiếp đại chúng với bốn nhiếp pháp này. Này Hatthaka, những ai trong tương lai sẽ thâu nhiếp đại chúng, Tất cả sẽ thâu nhiếp đại chúng với bốn nhiếp pháp này. Này Hatthaka, những ai trong hiện tại thâu nhiếp đại chúng, Tất cả họ đều thâu nhiếp đại chúng với bốn nhiếp pháp này. – http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 8-0103.htm
    Công Đức THẾ TÔN Tu 4 Nhiếp Pháp Trong Quá Khứ & Quả Phước Hiện Báo Trong Đời Này
    “16. Này các Tỷ-kheo, trong bất kỳ đời trước nào, hiện hữu nào, trú xứ nào, Như Lai đời trước làm Người, được đầy đủ Bốn Nhiếp pháp: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Với tác động, chất chứa, tích tụ và tăng thịnh của nghiệp ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cõi thiện thú, Thiên giới, hay đời này. Ngài từ trần từ chỗ kia, sanh đến chỗ này với hai tướng Ðại Trượng phu: Tay chân mềm mại, và có [color]lưới da giữa ngón tay, ngón chân.[/color]
    17. Ngài đầy đủ hai tướng này, Nếu sống tại gia, làm vị Chuyển Luân Thánh vương, dùng Chánh pháp trị nước, là vị Pháp vương, bình định bốn phương, đem lại an toàn cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Bảy món báu trở thành vật sở hữu của vị ấy là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, gia chủ báu và thứ bảy là tướng quân báu. Vị này có đến một ngàn thái tử, những bậc anh hùng, chiến thắng, thân thể dõng kiện, nhiếp phục địch quân. Vị này chinh phục và trị nước với chánh pháp, không dùng trượng, không dùng đao, trị vì đất này cho đến hải biên, một cõi đất không hoang vu, không có tướng nguy hiểm, không có gai góc, phồn vinh, phong phú, an ổn, may mắn, không có nguy hiểm. Làm vua được những gì?
    Ðược khéo thâu nhiếp các vị tùy tùng. Ðược khéo thâu nhiếp các cư sĩ, Bà-la-môn, thị dân, thôn dân, tài chánh quan, tư pháp quan, thủ môn quan, các đại thần, các chư hầu, các hào phú, các vương tử. Làm vua được như vậy.
    Nếu vị này, từ bỏ gia đình, xuất gia sống không gia đình, vị này sẽ thành bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vén lui màn vô minh che đời. Làm Phật được những gì? Ðược khéo thâu nhiếp các vị tùy tùng, được khéo thâu nhiếp các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, các Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ, chư Thiên, loài Người, A-tu-la, Long thần, Càn-thát-bà. Làm Phật được như vậy.” – http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong30.htm
    còn tiếp vì bài dài quá nên phải post 2 lần
    Last edited by chanhhoitrong_123; 25-08-2013 at 02:48 PM.

  2. #2

    Mặc định TIẾP THEO PHÁP TU DÀNH CHO NGƯỜI CƯ SĨ

    SÁU NIỆM XỨ
    (IX) (9) Tùy Niệm Xứ
    1. – Này các Tỷ-kheo, có sáu tùy niệm xứ này. Thế nào là sáu?
    2. Tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm Giới, tùy niệm Thí, tùy niệm Thiên.
    Này các Tỷ-kheo, có sáu tùy niệm này.
    (X) (10) Mahànàma
    Một thời, Thế Tôn trú giữa các vị Thích-ca, tại Kapilavatthu, khu vườn Nigrodha. Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn:
    - Vị Thánh đệ tử này, bạch Thế Tôn, đã đi đến quả, đã liễu giải giáo pháp, đời sống gì vị ấy sống một cách sung mãn?
    - Này Mahànàma, Thánh đệ tử nào đã đi đến quả, đã liễu giải giáo pháp, với nếp sống này, sống một cách sung mãn.
    (1) Ở đây, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Khi nào, này Mahànàma, Thánh đệ tử niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Như Lai. Và này Mahànàma, một Thánh đệ tử, với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
    Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: “Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Phật“.
    (2) Lại nữa, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những bậc trí tự mình giác hiểu!”. Này Mahànama, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Pháp. Và này Mahànama, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
    Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này được nói như sau: “Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Pháp“.
    (3) Lại nữa, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử Thế Tôn này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời”. Này Mahànàma, trong khi Thánh đệ tử tùy niệm chúng Tăng, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Tăng. Và này Mahànama, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Tăng. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
    Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: “Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Tăng“.
    (4) Lại nữa, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm các Giới của mình: “Giới không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không có uế tạp, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, có khả năng đưa đến Thiền định”. Này Mahànàma, trong khi Thánh đệ tử tùy niệm Giới, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Giới. Và này Mahànama, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Giới. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
    Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: “Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Giới“.
    (5) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử tự mình niệm Thí của mình: “Thật là được lợi cho ta! Thật là khéo được lợi cho ta, vì rằng với quần chúng bị cấu uế xan tham chi phối, ta sống trong gia đình, với tâm không bị cấu uế của xan tham chi phối, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí”. Này Mahànàma, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm bố thí, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Thí. Và này Mahànama, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Thí. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
    Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: “Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Thí“.
    (6) Lại nữa, này Mahànama, Thánh đệ tử tu tập tùy niệm Thiên: “Có chư Thiên bốn Thiên vương Thiên, có chư Thiên cõi trời Ba mươi ba, có chư Thiên Yàma, có chư Thiên Tusità (Ðâu-suất), có chư Thiên Hóa lạc Thiên, có chư Thiên Tha hóa Tự tại, có chư Thiên Phạm chúng, có chư Thiên cao hơn nữa. Ðầy đủ với lòng tin như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Lòng tin như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với giới như vậy, chư Thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Giới như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với nghe pháp như vậy, chư Thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Nghe pháp như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với Thí như vậy, chư Thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Thí như vậy cũng có đầy đủ ở nơi ta. Ðầy đủ với Tuệ như vậy, chư Thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Tuệ như vậy cũng đầy đủ nơi ta”. Khi vị ấy niệm Tín, Giới, nghe Pháp, Thí và Tuệ của tự mình và chư Thiên ấy; trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào chư Thiên. Và này Mahànàma, Thánh đệ tử với tâm chánh trực được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
    Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: “Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Thiên“.
    Này Mahànàma, vị Thánh đệ tử nào đã đi đến quả, đã liễu giải giáo pháp, vị ấy sống một cách sung mãn với nếp sống này.” – http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangch … 6-0103.htm
    ** “(IX)(9) Tùy Niệm Xứ” là thời pháp Thế Tôn giảng cho “các Tỷ-kheo”, nhưng có nhắc đến danh tự “Niệm Xứ” nên cđ trích dẫn cho đầy đủ văn nghĩa, vì rằng thời pháp được kết tập ngay sau đó((X)(10) Mahànàma) không có nhắc đến danh tự này. Lưu ý phần “niệm Giới, niệm Thí” thì phải có hành rồi niệm mới là tương ưng; phần “niệm Thiên” thì Phật nhắc đến bộ 5 pháp “Tín, Giới, Văn, Thí, Tuệ” cũng phải được đầy đủ.
    BẢY THÁNH TÀI
    (III) (23) Hatthaka , Người Alavì (1)
    1. Một thời, Thế Tôn trú ở Alavì, tại điện Phật Aggàlava. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
    2. – Này các Tỷ-kheo, Hatthaka, người xứ Alavì thành tựu bảy pháp vi diệu chưa từng có. Hãy thọ trì như vậy. Thế nào là bảy?
    3. Có lòng Tin, này các Tỷ kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có Giới, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có lòng Xấu hổ, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có lòng Sợ hãi, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; nghe nhiều, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có Bố thí, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có Trí tuệ, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì.
    Thành tựu Bảy pháp vi diệu chưa từng có này, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì. Hãy thọ trì như vậy. Thế Tôn nói như vậy. Nói như vậy xong, bậc Thiên Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh xá.” – http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 8-0103.htm
    ** trong Tăng Chi 5 Pháp thường thấy Phật giảng bộ năm “Tín, Giới, Văn, Thí, Tuệ” đi chung, Hoặc là bộ năm “Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ” đi chung; trong Tăng Chi 7 Pháp thường thấy Phật giảng bộ bảy “Tín, Giới, Tàm, Quý, Văn, Thí, Tuệ” đi chung, Hoặc là bộ bảy “Tín, Tấn, Tàm, Quý, Niệm, Định, Tuệ” đi chung (tức là thêm 2 pháp “Tàm-Quý”).
    Như vậy, “pháp tu” cho Cư sĩ & Tu sĩ là giống nhau ở 4 pháp căn bản “Tín, Tàm-Quý, Tuệ”, khác nhau 3 pháp “Giới-Văn-Thí” dành cho Cư sĩ & “Tấn-Niệm-Định” dành cho “Tỷ-kheo”; và Tất Cả pháp đều được Thế Tôn giảng trực tiếp cho “Tỷ-kheo”(không thấy giảng trực tiếp cho Cư sĩ trong Chánh Tạng), chỉ thấy “nội dung thời pháp” nói đến sự thành tựu của Cư sĩ, như vị “Hatthaka-người xứ Alavì” ở trên là 1 ví dụ
    TÁM TRAI GIỚI
    (IV) (44) Vàsettha
    1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Mahàvana, ngôi nhà có nóc nhọn, rồi nam cư sĩ Vàsettha đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với nam cư sĩ đang ngồi một bên:
    2. – Này Vàsettha, ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn. Như thế nào, này Vàsettha, là ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn?
    3. Ở đây, này Vàsettha, Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành trai giới “. Ðây là chi phần thứ nhất được thành tựu.
    4. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới “. Ðây là chi phần thứ hai được thành tựu.
    5. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận phi Phạm hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa lánh, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận phi Phạm hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa lánh, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới “. Ðây là chi phần thứ ba được thành tựu.
    6. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới “. Ðây là chi phần thứ tư được thành tựu.
    7. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận đắm say rượu men,rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men,rượu nấu. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận đắm say men rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới “. Ðây là chi phần thứ năm được thành tựu.
    8. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới “. Ðây là chi phần thứ sáu được thành tựu.
    9. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới “. Ðây là chi phần thứ bảy được thành tựu.
    10. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận, không dùng các giường cao, giường lớn, từ bỏ không dùng các giường cao, giường lớn. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận, không dùng các giường cao, giường lớn, từ bỏ không dùng các giường cao, giường lớn. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới “. Ðây là chi phần thứ tám được thành tựu.
    - Này Vàsettha, ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn. Ðến như thế nào là quả lớn? Ðến như thế nào là lợi ích lớn? Ðến như thế nào là rực rỡ lớn? Ðến như thế nào là biến mãn lớn?
    4. Ví như, này Vàsettha, có người áp đặt chủ quyền cai trị trên mười sáu quốc độ lớn này tràn đầy bảy báu, như Anga, Magadha, Kàsìkosala, Vajjì, Cetì, Vamsà, Kurù, Pancàlà, Macchà, Sùrasenà, Asska, Avantì, Gandhàrà, Kambojà. Nhưng chủ quyền ấy không bằng một phần mười sáu của một ngày trai giới thành tựu tám chi phần. Vì cớ sao? Nhỏ nhoi, này Vàsettha, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên.
    5. Năm mươi năm của một đời người, này Vàsettha, bằng một đêm một ngày của chư Thiên Bốn thiên vương. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Năm mươi năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên Bốn thiên vương. Sự kiện này có xảy ra, này Vàsettha: “Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên Bốn thiên vương”. Do vậy, Ta nói: “Nhỏ nhoi thay, này Vàsettha, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên “.
    6. Một trăm năm của một đời người, này Vàsettha, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Ba mươi ba. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Một ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Ba mươi ba. Sự kiện này có xảy ra, này Vàsettha: “Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Ba mươi ba”. Do vậy, Ta nói: “Nhỏ nhoi thay, này Vàsettha, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên “.
    7. Hai trăm năm của một đời người, này Vàsettha, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Yàma. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Hai ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Yàma. Sự kiện này có xảy ra, này Vàsettha: “Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Yàma”. Do vậy, Ta nói: “Nhỏ nhoi thay, này Vàsettha, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên”.
    Bốn trăm năm của một đời người, này Vàsettha, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Tusità (Ðâu-Xuất). Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Bốn ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tusità. Sự kiện này có xảy ra, này Vàsettha: “Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Tusità(*)”. Do vậy, Ta nói: “Nhỏ nhoi thay, này Vàsettha, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên “. (* Tusità: Đẩu-suất-đà)
    Tám trăm năm của một đời người, này Vàsettha, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Hóa lạc. Tám ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Hóa lạc. Sự kiện này có xảy ra, … với hạnh phúc chư Thiên “.
    Mười sáu trăm năm của một đời người, này Vàsettha, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Mười sáu ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Sự kiện này có xảy ra, này Vàsettha: “Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại”. Do vậy, Ta nói: “Nhỏ nhoi thay, này Vàsettha, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên “.
    Chớ giết hại loại sanh
    Chớ lấy của không cho
    Chớ nói lời nói láo
    Chớ uống thứ rượu say
    Từ bỏ phi Phạm hạnh
    Từ bỏ không dâm dục
    Không ăn vào ban đêm
    Tránh không ăn phi thời
    Không mang các vòng hoa
    Không dùng các hương liệu
    Hãy nằm trên tấm thảm
    Trải dài đất làm giường
    Chính hạnh trai giới này
    Ðược gọi có tám phần
    Do đức Phật nói lên
    Ðưa đến đoạn tận khổ
    Mặt trăng và mặt trời
    Cả hai thấy lành tốt
    Chỗ nào chúng đi tới,
    Chúng chói sáng hào quang
    Chúng làm mây sáng chói
    Giữa hư không chúng đi
    Trên trời chúng chói sáng
    Sáng rực mọi phương hướng
    Trong khoảng không gian ấy
    Tài sản được tìm thấy
    Trân châu và ngọc báu
    Lưu ly đá cầu may
    Vàng cục trong lòng đất
    Hay loại Kancana
    Cùng loại vàng sáng chói
    Ðược gọi Hataka
    Tuy vậy chúng giá trị
    Chỉ một phần mười sáu
    Với hạnh giữ trai giới
    Ðầy đủ cả tám mặt
    Kể cả ánh sáng trăng
    Với cả vòm trời sao
    Vậy người nữ, người nam
    Giữ gìn theo tịnh giới
    Hành Bồ-tát trai giới
    Ðầy đủ cả tám mặt
    Làm các thiện công đức
    Ðem lại nhiều an lạc
    Ðược sanh lên cõi trời
    Không bị người cười chê.
    Khi được nói như vậy, nam cư sĩ Vàsettha bạch Thế Tôn:
    - Bạch Thế Tôn, nếu người bà con huyết thống thân mến của con thực hành ngày trai giới, với đầy đủ tám chi phần này, như vậy, các bà con huyết thống thân mến của con được hạnh phúc an lạc lâu dài. Bạch Thế Tôn, nếu tất cả các Sát-đế-lỵ thực hành ngày trai giới, với đầy đủ tám chi phần, tất cả các được hạnh phúc an lạc lâu dài. Bạch Thế Tôn, nếu tất cả Bà-la-môn … các Phệ-Xá … các Thủ-đà thực hành ngày trai giới với đầy đủ tám chi phần, Tất cả các Thủ-đà được hạnh phúc an lạc lâu dài.
    3. – Như vậy là phải, này Vàsettha! Này Vàsettha, nếu tất cả các Sát-đế-lỵ thực hành ngày trai giới, với đầy đủ tám chi phần, tất cả các Sát Ðế Lỵ được hạnh phúc an lạc lâu dài. Này Vàsettha, nếu tất cả Bà-la-môn … các Phệ-Xá … các Thủ-đà thực hành ngày trai giới với đầy đủ tám chi phần, tất cả các Thủ-đà sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài. Này Vàsettha, nếu thế giới chư Thiên, với các ác ma, các Phạm thiên, hay quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn thực hành ngày trai giới, với đầy đủ tám chi phần, như vậy, thế giới chư Thiên, các ác ma, các Phạm thiên, hay quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài. Này Vàsettha, nếu các cây sàlà lớn này có thể thực hành ngày trai giới với đầy đủ tám chi phần, sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài, nếu chúng có tư duy, nói gì đến loài người.” – http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 8-0406.htm
    MƯỜI THIỆN NGHIỆP
    (X) (176) Cunda Người Thợ Rèn
    1. Một thời, Thế Tôn trú ở Pàvà, trong vườn xoài của Cunda, con người thợ rèn. Rồi Cunda, con người thợ rèn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Cunda, còn người thợ rèn đang ngồi một bên:
    - Này Cunda, trong những tịnh hạnh của ai, Ông cảm thấy thích thú?
    - Bạch Thế Tôn, các Bà-la-môn ở phương Tây, những người có mang theo bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, những vị này có tổ chức những lễ tịnh hạnh. Con ưa thích những lễ tịnh hạnh của những người ấy.
    - Này Cunda, các Bà-la-môn trú ở phương Tây, những người có mang theo bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, như thế nào, những người này có tổ chức những lễ tịnh hạnh?
    - Ở đây, bạch Thế Tôn, những người Bà-la-môn trú ở phương Tây, những người có mang bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, những vị này khích lệ đệ tử như sau:
    “Hãy đến, này Bạn. Hãy dậy thật sớm và từ nơi giường chạm xuống đất. Nếu Bạn không chạm xuống đất thì chạm phân bò ướt; nếu Bạn không chạm phân bò ướt thời Bạn chạm cỏ xanh; nếu Bạn không chạm cỏ xanh thời Bạn hãy cúng dường lửa; nếu Bạn không cúng dường lửa, thời Bạn hãy chắp tay đảnh lễ mặt trời, nếu Bạn không chắp tay đảnh lễ mặt trời, thời Bạn hãy xuống nước lần thứ ba vào buổi chiều”.
    Như vậy, bạch Thế Tôn, các Bà-la-môn trú ở phương Tây, những người có mang theo bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, những vị này ấy tổ chức những lễ tịnh hạnh. Con thích thú lễ tịnh hạnh của những vị ấy.
    - Sai khác này Cunda, là những lễ tịnh hạnh do những Bà-la-môn trú ở phương Tây, những người có mang bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm tổ chức. Sai khác là lễ tịnh hạnh trong Luật của bậc Thánh.
    - Như thế nào, bạch Thế Tôn, là lễ tịnh hạnh trong Luật của bậc Thánh? Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp cho con về lễ tịnh hạnh trong Luật của bậc Thánh.
    - Vậy này Cunda, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói:
    - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Cunda con người thợ rèn vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
    2. Này Cunda, Thân không tịnh hạnh có ba, Lời không tịnh hạnh có bốn, Ý không tịnh hạnh có ba. Và này Cunda, thế nào là Thân không tịnh hạnh có ba?
    3. Ở đây, này Cunda, có người sát sanh, hung bạo, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình. Người ấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy. Người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống Tà hạnh đối với các dục, Tà hạnh với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới). Như vậy, này Cunda, bất tịnh hạnh về thân có ba.
    Và này Cunda, thế nào là bất tịnh hạnh về lời có bốn?
    4. Ở đây, này Cunda, có người nói láo, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì ông biết”. Dầu cho vị ấy không biết, vị ấy nói: “Tôi biết”. Dầu cho vị ấy biết, vị ấy nói: “Tôi không biết”. Hay dầu cho vị ấy không thấy, vị ấy nói: “Tôi thấy”. Hay dầu cho vị ấy thấy, vị ấy nói: “Tôi không thấy”. Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ, nói những lời đưa đến chia rẽ. Và người ấy là người nói lời thô ác, bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định. Người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Như vậy, này Cunda, không tịnh hạnh về lời có bốn.
    Và này Cunda, thế nào là không tịnh hạnh về ý có ba?
    5. Ở đây, này Cunda, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!”. Có người có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: “Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại!”. Lại có người có tà Kiến, có Tưởng điên đảo, như: “Không có bố thí, không có cúng dường, không có tế lễ, các hành vi thiện ác không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”. Như vậy, này Cunda, không tịnh hạnh về ý có ba.
    6. Này Cunda, có mười bất thiện nghiệp đạo này. Này Cunda, với ai thành tựu mười bất thiện nghiệp đạo này, có thể dậy sớm và từ giường
    nếu vị ấy chạm đất, vị ấy vẫn bất tịnh. Dầu cho vị ấy không chạm xuống đất, vị ấy vẫn bất tịnh.
    Nếu vị ấy chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn bất tịnh.
    Nếu vị ấy chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn bất tịnh.
    Nếu vị ấy cúng dường lửa, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không cúng dường lửa, vị ấy vẫn bất tịnh.
    Nếu vị ấy chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn bất tịnh.
    Nếu vị ấy vào buổi chiều xuống nước lần thứ ba, vị ấy vẫn bất tịnh.
    Vì sao? Này Cunda, mười bất thiện nghiệp đạo này là bất tịnh, không tạo ra tịnh. Này Cunda, do nhân thành tựu mười bất thiện nghiệp đạo này, địa ngục được trình bày, bàng sanh được trình bày, ngạ quỉ được trình bày hay là ác thú khác được trình bày.
    7. Này Cunda, tịnh hạnh về Thân có ba, tịnh hạnh về Lời có bốn, tịnh hạnh về Ý có ba.
    Này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về thân có ba?
    8. Ở đây, này Cunda, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh, và loài hữu tình. Ðoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho; bất cứ vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không có cho người ấy, người ấy không lấy với ý niệm trộm cắp. Ðoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục, không Hành tà hạnh với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới). Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về thân có ba.
    Và này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về lời có bốn?
    9. Ở đây, này Cunda có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng tội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì người biết”. Nếu không biết, người ấy nói: “Tôi không biết”. Nếu biết, người ấy nói: “Tôi biết”. Hay nếu không thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”. Nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Ðoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hiệp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Ðoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác, những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Ðoạn tận lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích. Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về lời nói có bốn.
    Và này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về ý có ba?
    10. Ở đây, này Cunda, có người không tham ái, không tham lam tài vật kẻ khác, không Nghĩ rằng: “Ôi! Mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình”. Không có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: “Mong rằng những loài hữu tình này sống lo tự ngã, không thù hận, không sân hận, không nhiễm loạn, được an lạc”. Có chánh kiến, không có tư Tưởng điên đảo, nghĩ rằng: “Có bố thí, có cúng thí, có tế lễ, các hành vi thiện ác, có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”. Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về ý có ba.
    11. Này Cunda, có mười thiện nghiệp đạo này. Này Cunda, ai thành tựu mười thiện nghiệp đạo này,
    nếu có dậy sớm và từ giường chạm đất, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm xuống đất, vị ấy vẫn trong sạch.
    Nếu vị ấy chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn trong sạch.
    Nếu vị ấy chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn trong sạch.
    Nếu vị ấy thờ lửa, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không thờ lửa, vị ấy vẫn trong sạch.
    Nếu vị ấy chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn trong sạch.
    Nếu vào buổi chiều, vị ấy xuống nước lần thứ ba, vị ấy vẫn trong sạch.
    Vì sao? Này Cunda, mười thiện nghiệp đạo này là trong sạch, tác thành trong sạch. Do nhân thành tựu mười thiện nghiệp đạo này, chư Thiên được tuyên bố, loài Người được tuyên bố, hay bất cứ Thiện thú nào khác được tuyên bố.
    12. Ðược nói vậy, Cunda, con người thợ rèn thưa với Thế Tôn:
    - Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn…! Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.” – http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 0-1322.htm
    NĂM HỌC GIỚI & THÁNH QUẢ “DỰ LƯU”
    (IX) (179) Gia Chủ
    1. Gia chủ Anàthapindika với khoảng 500 nam cư sĩ đoanh vây, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:
    2. – Này Sàriputta, Thầy có biết người gia chủ mặc áo trắng nào mà sở hành được bảo vệ trong năm học giới, và có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú, nếu vị ấy muốn, có thể tự đáp về mình như sau: “Ta sẽ đoạn tận địa ngục, đoạn tận loài bàng sanh, đoạn tận loài ngạ quỷ, đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không còn phải thối đọa, quyết chắc đạt được Chánh giác”? Sở hành được bảo vệ trong năm học giới nào?
    3. Ở đây, này Sàriputta, Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Sở hành được bảo vệ trong năm học giới này.
    Vị ấy có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú nào?
    4. Ở đây, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử có lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: “Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ nhất đã chứng được nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.
    5. Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được kẻ trí tự mình giác hiểu”. Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ hai đã chứng được nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.
    6. Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời”. Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ ba đã chứng được nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.
    7. Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu giới được bậc Thánh ái kính, không có bể vụn, không bị sứt mẻ, không tì vết, không ô nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, làm cho an lạc, hướng đến Thiền định. Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ ba đã chứng được nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.
    Bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú này được chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.
    8. Này Sàriputta, người gia chủ mặc áo trắng nào mà Thầy biết sở hành được bảo vệ trong năm học giới, và có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú; nếu vị ấy muốn, có thể tự đáp về mình như sau: “Ta đã đoạn tận địa ngục, đoạn tận loài bàng sanh, đoạn tận loài ngạ quỷ, đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không còn phải thối đọa, quyết chắc đạt được Chánh giác”.
    - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ … 5-1318.htm
    * Này Hiền giả! hãy khéo tác ý đến danh tự “Bốn tăng thượng tâm Hiện tại lạc trú”, danh tự này Thế Tôn giảng dạy cho Tu sĩ là khác, cho Cư sĩ là khác; như thế nào là khác?
    “1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ làm chói sáng chỗ ấy. Thế nào là năm?
    2. Có Giới, sống được bảo vệ với sự bảo vệ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các tội nhỏ nhiệm, chấp nhận và học tập các học pháp. Nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, tích tập điều được nghe. Các pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ đọc nhiều lần, chuyên ý quan sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến. Thiện Ngôn, dùng lời thiện ngôn, nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác. Chứng được không có khó khăn, chứng được không có mệt nhọc, chứng được không có phí sức bổn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú. (* “bốn Thiền” ở đây chính là Sơ Thiền – Tứ Thiền thuộc chi thứ 8 trong Bát Thánh Đạo )
    Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ làm chói sáng chỗ ấy.” – http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangch … 5-1926.htm
    như vậy, này Hiền giả! “Bốn tăng thượng tâm Hiện tại lạc trú” dành cho Cư sĩ là khác, dành cho Tu sĩ là khác.
    TỔNG KẾT PHÁP TU CHO NGƯỜI CƯ SĨ
    • Ba Quy y: quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng
    • Bốn Pháp Thiện: “Tín, Giới, Thí, Tuệ” (4 Pháp này quan trọng, áp dụng cho hầu hết mọi đối tượng và được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần Kinh Tạng)
    • Bốn Nhiếp Pháp: Bố thí, Ái ngữ,Lợi hành, Đồng sự
    • Năm Học giới Tại gia: KHÔNG “sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, tà ngữ, say rượu” (tham khảo: http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o … 0&start=12 ; Đặt Biệt trong link có trích dẫn thời pháp Thế Tôn xác chứng vị “vị Thánh đệ tử làm cho chỉ tức 5 Sợ Hãi Hận Thù”, vị ấy đã thành tựu đầy đủ Bốn Dự lưu phần
    • Sáu Tùy Niệm Xứ: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên
    • Bảy Thánh tài: Tín, Giới, Tàm, Quý, Văn, Thí, Tuệ
    • Tám Trai giới: “5 Học giới Tại gia” + Ăn ngày 1 bữa, Ko ăn phi thời; Ko xem múa hát nhạc kịch, Ko mang vòng hoa,hương liệu,thời trang; Ko năm giường cao, giường lớn
    • Chín Pháp: “5 Học giới Tại gia” & “4 Dự lưu Chi phần”
    • Mười Thiện Nghiệp đạo: ba về Thân, bốn về Khẩu, ba về Ý
    Như vậy, này Hiền giả! là tổng nhiếp các pháp dành cho Cư sĩ với đầy đủ nhân duyên và nghĩa văn, ngoài ra còn các pháp khác như: “Tám thế gian pháp” tùy chuyển thế giới, “Sáu pháp hòa kính”, “Bốn vô lượng tâm”,… cũng thường được Phật tử đem ra “thảo luận” nhưng không thấy Phật giảng trực tiếp cho cư sĩ trong Chánh tạng.
    .

  3. #3

    Mặc định

    Chân thành cảm ơn chanhoitrong_123 thật nhiều. Thích Tùm Lum tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong việc tu tập và thực hành theo lời dạy của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Hiện nay tôi cực kỳ tự tin khi chuẩn bị bước đi trên con đường mới. Chanhoitrong_123 có nhận xét đúng về người Phật Tử khi tu tập trong thời đại ngày nay, người may mắn hữu duyên để được quay về với Chánh Đạo với Phật Giáo Nguyên Thủy như TTL tôi hiện nay không nhiều, nên chắc chắn tôi sẽ cố gắng tạo sự hữu duyên để bạn tôi, gia đình họ hàng tôi, vợ con tôi ít nhiều hiểu thêm về Phật Giáo Nguyên Thủy là gì, và con đường cũ của hai vợ chồng tôi tu tập bao lâu nay là gì (tưởng tượng tôi mà nói thế nào là PGNT thế nào là Tịnh Độ Tông do đâu vì đâu chắc vợ tôi còn sốc hơn tôi nữa). Đầu óc tôi vô minh nên vẫn còn nhiều điều chậm hiểu nên bây giờ mới ngộ được chút đỉnh (có còn hơn không). Từ đây sắp tới tôi sẽ cố gắng tu tập và đọc thêm kinh kệ của PGNT cũng như tập tễnh bước vào con đường thiền. Rất vui khi có được các anh chị tu theo PGNT hỗ trợ và chỉ giáo thêm cho TTL tôi học hỏi. Thân mến
    Thiên Đường Có Lối Không Ai Hỏi
    Địa Ngục Cửa Cài Lắm Khách Thăm

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thích tùm lum Xem Bài Gởi
    Chân thành cảm ơn chanhoitrong_123 thật nhiều. Thích Tùm Lum tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong việc tu tập và thực hành theo lời dạy của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Hiện nay tôi cực kỳ tự tin khi chuẩn bị bước đi trên con đường mới. Chanhoitrong_123 có nhận xét đúng về người Phật Tử khi tu tập trong thời đại ngày nay, người may mắn hữu duyên để được quay về với Chánh Đạo với Phật Giáo Nguyên Thủy như TTL tôi hiện nay không nhiều, nên chắc chắn tôi sẽ cố gắng tạo sự hữu duyên để bạn tôi, gia đình họ hàng tôi, vợ con tôi ít nhiều hiểu thêm về Phật Giáo Nguyên Thủy là gì, và con đường cũ của hai vợ chồng tôi tu tập bao lâu nay là gì (tưởng tượng tôi mà nói thế nào là PGNT thế nào là Tịnh Độ Tông do đâu vì đâu chắc vợ tôi còn sốc hơn tôi nữa). Đầu óc tôi vô minh nên vẫn còn nhiều điều chậm hiểu nên bây giờ mới ngộ được chút đỉnh (có còn hơn không). Từ đây sắp tới tôi sẽ cố gắng tu tập và đọc thêm kinh kệ của PGNT cũng như tập tễnh bước vào con đường thiền. Rất vui khi có được các anh chị tu theo PGNT hỗ trợ và chỉ giáo thêm cho TTL tôi học hỏi. Thân mến
    Lành thay lành thay xin chúc mừng bạn TTL đã trở về mái nhà chung của chúng ta,một mái nhà tràn đầy tình yêu thương của đấng từ phụ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI cùng các huynh đệ trong diễn đàn, đọc những dòng tâm sự của bạn cũng giống y như cảm xúc cuả tôi ngày xưa vậy đó. TRước đây tôi cũng tu đủ pháp môn:thiền đại thừa, mật tông,yoga,tịnh độ....nhưng khi đọc các bài viết về PGNT tôi đã oà khóc ,khóc nghẹn ngào trong hạnh phúc như bắt gặp được của qúy báu nhất thế gian. Đạo hữu TTL thương mến! bạn có thể có rất nhiều vật chất trên thế gian này, nhưng giáo pháp của ĐỨC PHẬT thì không thể dễ dàng có được vì nó qúy hơn tất cả những gì qúy báu nhất trên thế gian ,bạn có thể dùng tiền để mua được nhiều thứ vật chất nhưng giáo pháp của thế tôn bạn không thể mua bằng tiền, trong kinh pháp cú đức phật dạy rằng :
    Thân người khó được
    PHật pháp khó gặp
    Thánh tăng khó thấy
    Chánh pháp khó nghe
    Lòng tin khó sanh
    Bạn lành khó hội
    Hôm nay được thân làm người, được gặp chánh pháp được kết duyên với các bạn thiện tri thức trong diễn đàn này bạn đã thật sự có nhiều phước duyên rồi . Hạnh phúc chắc chắn sẽ đến với bạn nếu như bạn thực hiện đúng lời phật dạy,có thể bạn sẽ phải bậc khóc nhiều lần bởi những trải nghiệm hạnh phúc trong suốt quá trình thực hành lời phật dạy và những ân đức cao cả của ngài
    Kính chúc bạn thật nhiều an lạc khi thực hành giáo pháp của thế tôn
    Tặng bạn thêm link này vào đây bạn sẽ học được rất nhiều điều hay
    http://phatphapchanthat.blogspot.com/
    Bạn cứ yên tâm tu học từ từ, trong room PGNT này có rất nhiều đạo hữu phật pháp cao thâm sẽ trợ giúp bạn nếu hữu duyên, còn khả năng tôi chỉ có bấy nhiêu đó thôi

  5. #5

    Mặc định

    "Ta là Phật đã thành, Người là Phật chưa thành sao lại lạy ta?"
    Lành thay lời nói của Bổn sư

  6. #6

    Mặc định

    Ngày xưa tôi cũng như vậy! Khi gập được chân lý ,trái Tim muốn khóc òa hihi
    Lúc trước tôi theo nguyên thủy sau gập được chơn nhân đại thừa tôi mới biết đâu là duyên hjhj tiểu hay đại điều là chÂn cả! Nhỏ không thể chứa lớn nhưng lớn thì bao dung nên hòa hiệp được tất cả ôi!!! Tình thương yêu
    Bát nhã

  7. #7
    Đai Đen Avatar của spirit82
    Gia nhập
    Oct 2012
    Nơi cư ngụ
    Linh thứu cung
    Bài gởi
    693

    Mặc định

    Bài tổng hợp của bác sỹ phạm doãn rất là hay, bổ ích. Cám ơn bạn đã sưu tầm.

    Tôi nghĩ bài này nên được đánh top trên cùng, thật sự rất hay, người ta cảm nhận rõ ràng 1 trí tuệ thật, 1 cái mùi vị đúng là chỉ ở đạo Phật chân chính mới có được.

  8. #8

    Mặc định

    Giống như một người nông dân một tay dùng cái liềm của mình, một tay tóm lấy cỏ mà cắt lìa, đó là tướng của tuệ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Vũ khí Việt Nam bảo vệ Biển Đông
    By Bin571 in forum Giáo dục Quốc Phòng
    Trả lời: 219
    Bài mới gởi: 23-12-2016, 02:54 PM
  2. Mật tông vấn đáp
    By ductri16580 in forum Mật Tông
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 05-09-2014, 11:53 AM
  3. Trả lời: 395
    Bài mới gởi: 08-07-2014, 08:56 PM
  4. Sự Khác Biệt Giữa Nguyên Thủy và Đại Thừa
    By minh đài in forum PHẬT GIÁO nguyên thủy
    Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 07-07-2012, 12:59 AM
  5. Mê Tín Dân Gian
    By phimanh in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 31
    Bài mới gởi: 07-08-2011, 07:15 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •