Dù hai người có ghét cay ghét đắng đến cở nào, nhưng một khi đã ăn phải “nèm yêu” thì sẽ quấn quýt vào nhau như cá với nước, câu chuyện tưởng chừng như huyễn hoặc nhưng với người Mường, đó chỉ là chuyện rất đỗi bình thường suốt ngàn năm qua. “Nèm” hay còn gọi là “bùa yêu” không chỉ có để làm cho đôi lứa yêu nhau mà còn nhiều tác dụng khác.
Chuyện về “nèm yêu”
Xe leo lét lên hết con dóc, xã Ear’bin (huyện Lắc-Đăc Lắc) hiện ra trước mắt. Vốn là một xã miền núi nên ở đây dân cư khá thưa thớt, cuộc sống của người dân nơi đây không sôi động, sầm uất như ở vùng trung tâm huyện. Vốn là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư người Mường từ miền bắc di cư vào làm ăn kinh tế mới, nên Ea’rbin cũng có nhiều cao thủ làm “nèm”. Theo chỉ dẫn của những người làm đường, chúng tôi tìm đến thôn 3-Taolao xiêng để diện kiến với thầy “bùa” Hoàng Văn Quý, (48 tuổi) người được xem là pho từ điển sống về các bài nèm còn lưu truyền trong cộng đồng người Mường.
Tiếp xúc với người lại, nhưng có vẻ vị cao thủ bùa yêu này cũng không có vẻ dè dặt , trái lại anh còn tỏ ra thoải mái kể chuyện về bùa yêu cho chúng tôi nghe. Nhấp chén trà nóng rồi từ từ rít một hơi thuốc lào, anh chậm rãi kể về “nèm”: “Nèm không biết có từ lúc nào, nhưng trải qua bao đời nó vẫn tồn tại như vậy trong cộng đồng người Mường! Trước đây, người ta đâu có lấy nhau vì tình yêu? Do cha mẹ sắp đặt cả. Vì vậy phải làm ra cái “nèm” yêu này để làm cho vợ chồng có thể sống hoà hợp được với nhau. Trước kia, nơi này 10 cặp vợ chồng lấy nhau thì có đến 8 cặp đến với nhau bằng nèm!”.
Anh Quý cho biết, anh bắt đầu học “nèm” từ người bố của mình vào lúc 15 tuổi, bố anh-cụ Hoàng Văn Thục (ở xóm Mịn-xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cũng là một thầy mo nổi tiếng, được bà con bản địa xem như là “vua bùa yêu” xứ Mường. Không chỉ học “nèm”, anh còn được học môn độn que-một môn xem ngày giờ bí truyền của người Mường.
Theo anh Quý, thường thì mỗi tuần lại có năm đến mười trường hợp dưới xuôi lên nhờ bà làm “nèm” tác hợp duyên , gần thì Sài Gòn, Đồng Nai, ở xa thì tận Thanh Hoá, Nghệ An… Người thì chồng bỏ, người thì vợ theo trai, kẻ thất tình, người quá lứa lỡ thì… rất đa dạng, sau khi hỏi tên hỏi tuổi, anh “nèm” vào nhúm muối, hoặc rau răm…đưa cho thân chủ về làm theo chỉ dẫn. Muối thì người đến làm tự tay đem bỏ vào thức ăn cho người mình yêu ăn, rau răm thì để dưới gối. “Nèm”, làm như vậy chỉ sau ba ngày, nhanh nhất là một tuần thì hai người sẽ yêu nhau say đắm.
Khi được hỏi yêu bằng “nèm”, với yêu như bình thường thì khác nhau gì không?Anh Quý cho biết: “ Không khác nhau gì cả! cũng nhớ nhau, thương nhau như thường vậy thôi, nhưng khác ở chổ là khi đã “nèm” vào rồi thì hai người yêu nhau, thương nhau lắm chứ không có chuyện hằn học, dận hờn cải vả nhau!”.
Bữa cơm gia đình dọn ra, cơm ở đây được nấu từ thứ gạo nếp tẻ vừa dẻo vừa thơm, trên mâm cơm có món thịt nhái chiên đặc biệt, theo anh Quý, đây là món đặc sản của đồng báo ở đây mà dưới xuôi không có.Vừa ăn cơm, anh Quý vừa kể về “nèm yêu”, về những trường hợp gia đình nhà tan cửa nát phải lên đây làm nèm, anh kể về gia đình chị Hương, chồng là giám đốc của một công ty lớn ở Cần Thơ, chán cơm thèm phở bỏ đi cặp bổ với một cô cave. Chị vợ hoang mang tuyệt vọng khóc lóc lên nhờ anh làm nèm gọi chồng về và “trói” lại. Chỉ sau 1 tuần, ông chồng đã dứt hẳn cô bồ cave để trở về, chị vợ vừa vui mừng vừa tủi thân khi chồng trở về, gia đình đoàn tụ.
Cách thức truyền nèm
Anh Quý hiện là pho từ điển sống về các bài “nèm”. “Nèm” không chỉ dùng để giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống hay chữa bệnh thay thuốc, mà nó còn được dùng để ếm trù hại nhau. Thế nhưng, điều gì cũng có hai mặt nhân quả. “ Người Mường không bao giờ dùng “nèm” làm chuyện hại người, chỉ khi họ gặp người xấu áp bức quá đáng đến tận đường cùng họ mới dùng nó để trị lại kẻ xấu dành lại công bằng cho mình.”- Anh Quý chia sẽ.
Anh Quý cũng bật mí về các cách thức làm “nèm”, theo anh Quý, để “nèm”, trước tiên phải có đồ vật làm trung gian để “mượn”. Ví như “nèm” chữa đau bụng thì mượn củ gừng, “nèm yêu” mượn lá rau răm (người Mường gọi là tơm thăm), “nèm” gọi người đi xa mượn cái áo, “nèm” trị bướu cổ hay các bệnh ghẻ lỡ hắc lào thì mượn nước…Sau khi đã có vật trung gian, người làm “nèm” sẽ nín thở đọc nhẩm câu chú, sau đó hà hơi 3 lần vào vật được mượn.
Điều đặc biệt anh thường căn dặn những người đến làm “nèm” là phải giữ gìn vật được nèm không cho đi qua những nơi uế tạp như dây phơi, nhà cầu, hay những nơi nhơ bẩn. Vì như thế sẽ làm cho “nèm” mất tác dụng. “ Thường hy hữu có một vài trường hợp không thành công đều là do nguyên nhân ấy cả, không được đi qua dây phơi, nhà vệ sinh, để vật nèm vào nơi sạch sẽ, đó là điều trước tiên để nèm phát huy tác dụng!”. Anh Quý cho biết.
Không chỉ để làm bùa yêu, hay gọi người đi xa phải về theo yêu cầu của người đến thỉnh “nèm”, anh Quý còn làm “nèm” để trị rắn cắn, hoặc làm nèm cho người đi đòi nợ mà người ta không chịu trả. Theo anh Quý, dể học được các bài “nèm” này, người học phải mất cả một đời người. Và mỗi năm chỉ có học được vào thời khắc giao thừa khi tết đến. Hiện người Mường vẫn còn tồn tại một môn bấm độn cực kỳ linh nghiệm và hiệu quả, nhưng hiện giờ những người còn thông thạo môn này còn rất ít, và anh Quý may mắn nằm trong số đó.
…Rời Ear’bin, khi trời nhập nhoạng tối, bất chợt thấy xung quanh cuộc sống này còn quá nhiều điều huyền bí mà khoa học chưa giải đáp được. Khoa học ngày càng tiệm cận với tâm linh, chắc chắn đến một lúc nào đó, tất cả sự huyền bí sẽ được lật mở. Chí ít giờ đây, nèm (bùa) vẫn sẽ là một điểm tựa niềm tin cho những người đang khốn khổ ngụp lặn trong hoàn cảnh tuyệt vọng.
(Sưu tầm)