Những người con Tổ quốc

Tôi mong làm sao Nhà nước có chính sách tốt đối với gia đình họ, cha mẹ họ những người đã hi sinh trong thời bình.

Dũng cảm đến mức nào được công nhận “liệt sĩ”

Thứ tư, 14/08/2013, 13:15 (GMT+7)

Không nhất thiết hy sinh trong chiến đấu mới là liệt sĩ. Những người dũng cảm hy sinh cứu 1 hay nhiều người đều được xem xét công nhận liệt sĩ.

Xung quanh câu chuyện anh Trần Hữu Hiệp (Thanh Hóa) và em Nguyễn Văn Nam (Nghệ An) đang được đề nghị công nhận liệt sĩ vì dũng cảm cứu nhiều người khỏi chết đuối, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Duy Kiên (Phó Cục trưởng Cục Người có công - Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội).

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã quy định về điều kiện được công nhận là liệt sĩ. Vậy xin ông cho biết, người được công nhận liệt sĩ là người như thế nào? Có phải là người chiến đấu bảo vệ tổ quốc hoặc truy bắt tội phạm, hy sinh mới là liệt sĩ?

Người được công nhận liệt sĩ không nhất thiết phải là bộ đội, công an, người phục vụ an ninh quốc phòng chiến đấu hy sinh. Một công dân được xem xét công nhận liệt sĩ nếu hy sinh khi có hành động “dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân”.

Hành động như thế nào được coi là dũng cảm cứu người, thưa ông?

Nghị định “hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng” đã ghi rõ, hành động dũng cảm là hành động thực hiện những công việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và nhân dân mặc dù biết có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Xin một phút mặc niệm cho anh Hiệp và em Nam.

http://khampha.vn/tin-nhanh/dung-cam...c4a110277.html

http://nld.com.vn/20130816034517428p...ng-ao-phao.htm