Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học
Trần Trung Phượng
Tia Sáng



Từ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người, khoa học và huyền học (Mystique hoặc Mysticisme) là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt thậm chí đối lập lẫn nhau. Một bên thuộc lĩnh vực lý trí đòi hỏi phải có sự phân tích chứng minh và dựa trên một nền tảng thực nghiệm vững chắc và một bên lại đề cao thứ cảm thức có tính chất trực giác, bí nhiệm về một loại đối tượng không hoặc khó có thể xác định bằng bất cứ một phạm trù khoa học nào. Thậm chí, từ một quan điểm thuần lý và cực đoan, có ý kiến cho rằng huyền học là một biến tướng của chủ nghĩa duy tâm ngu dân, một loại tàn dư của mê tín dị đoan từ thời xa xưa.

May thay, trên thế giới hiện nay, ngày càng có nhiều người không những có tư cách khoa học chân chính mà còn có đủ "tố chất" cần thiết để nếu không trở thành một nhà huyền học đích thực thì chí ít cũng là một người có khả năng nghiên cứu những vấn đề hóc búa thuộc lĩnh vực huyền bí, nơi mà ánh sáng khoa học nhất là khoa học hiện theo nghĩa đơn giản là "một hệ thống suy luận hợp lý", không phải luôn luôn có thể soi rọi tới. Vê vấn đề này, nếu trước kia chúng ta có thể kể đến như Blaise Pascal, Teilhard de Chardine, Lecomte du Nouy... thì hiện nay có thể đề cập đến một số tác giả như Anagarica Goviđa, David Bohm và gần đây nhất là Ê-rơ-no Mun-đa-sép, một nhà bác học lớn người Nga có tên tuổi trên trường quốc tế.

Là một giáo viên, tiến sĩ y học, giám đốc trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình Liên bang Nga, E. Mun-đa-sép được biết đến trước hết như là một chuyên gia lớn về nhãn khoa, người có công khai sáng một phương hướng mới trong y học phẫu thuật tái sinh, tức phẫu thuật "cấy ghép" mô người. Ông là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công và hiện nay đang nghiên cứu những cơ sở của phẫu thuật tái sinh hàng loạt các bộ phận cơ thể người.

Điểm đặc biệt ở Mun-đa-sép là ông không dừng lại ở những vấn đề thuần tuý chuyên môn về nhãn khoa như phần lớn các bác sĩ khác, mà do một thứ nhận thức lô gíc có tính chất trực cảm, ông lại sử dụng nhãn khoa đặc biệt là hình học nhãn khoa, như một điểm xuất phát từ trong thế giới vật chất để bước sang nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực huyền học, tín ngưỡng, tôn giáo, từ những vấn đề về năng lượng tâm thần, trường sinh học, "con mắt thứ ba", cõi bên kia, cho đến những vấn đề liên quan đến nguồn gốc loài người và vũ trụ. Để nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực huyền học, Mun-đa-sép không chỉ đọc những tác phẩm của các "bậc được bí truyền', những người phát triển tâm linh ở trình độ cao như E.P Bia-vat-cai-a, E.Rê-rích, A.Bây-li... mà còn nghiên cứu ngay tại thực đại, tại những nơi được xem là quê hương của tâm linh như Ấn Độ, Nepal và đặc biệt là Tây Tạng. Nếu con đường nghiên cứu khoa học của ông trong lĩnh vực y học diễn ra tương đối dễ dàng suôn sẻ và được nhiều người chấp nhận thì trong lĩnh vực huyền môn, những khám phá "động trời" của ông khiến cho không ít người phải hoài nghi, thậm chí phản đối mạnh mẽ. (Những khám phá của ông được công bố trong các bài báo đăng trong Luận chứng và sự kiện, một tờ báo rất phổ biến ở nước Nga, và sau được in trong tác phẩm Chúng ta thoát thai từ đâu? xuất bản năm 2001. Xem: Chúng ta thoát thai từ đâu, bản dịch tiếng Việt, NXB Thế giới, 2002).

Trước hết, về mặt phương pháp và quan điểm nghiên cứu, Mun-đa-sép khẳng định: là một nhà khoa học, ông không thể loại bỏ và không quan tâm tới những gì các bậc được bí truyền đã viết và tôn giáo đã khẳng định cách đây hàng mấy nghìn năm. Mặc dù ngày nay, tôn giáo đã đứng ngoài khoa học và đóng vai trò tác động lên hành vi và lối sống của con người (so sánh cách xử sự của người Thiên chúa giáo và Hồi giáo) nhiều hơn là bổ sung kiến thức, nhưng Mun-đa-sép tin rằng tôn giáo sẽ dần dần được chứng minh về mặt khoa học, và tù một "bản tính thuần tuý niềm tin”, tôn giáo sẽ trở thành một loại hình khoá học, bổ sung thêm kiến thức mà loài người hiện đang có. Nếu theo Swami Manaan, "tôn giáo là sự cảm nghiệm cái đại thể" thì dưới cái nhìn khoa học của Mun-đa-sép, "tôn giáo chính là những lành nghiệm của các nền văn minh trước đây", và có thể nói rằng trên thế giới tồn tại một nguồn kiến thức thống nhất có đặc điểm chung là huyền bí, một loại kiến thức mà khoa học duy vật âu châu không hề biết tới hoặc bác bỏ, nhưng mọi người ở các nước, từ nơi sâu thẳm trong tâm hồn đều biết tới, và từ thế hệ này sang thế hệ khác, không ai bảo ai vẫn tiếp tục tìm kiếm nguồn tri thức đó. Xét về mặt xác suất, sự tồn tại một nguồn kiến thức chung như vậy xem ra thực tế hơn là ý kiến cho rằng mọi người ở các nước, từ thế hệ này sang thế hệ khác đã đồng thanh bịa đặt như nhau.

Tất nhiên, đối với các vấn đề huyền học, không thể luôn luôn áp dụng các phương pháp thực chứng hoặc thực nghiệm như đối với các hiện tượng vật lý tự nhiên nhưng không phải là quả táo không rơi trúng đầu mà chúng ta lại có thể phủ nhận định luật hấp dẫn của Newton. Nói cách khác, muốn ăn trứng nhạn thì phải luồng hang mai, nhưng không thể vì không thích ăn trứng nhạn mà lại cho rằng trong hang mai không có trứng nhạn! Đối với những lãnh vực khó áp dụng phương pháp thực chứng, điều quan trọng là phải biết áp dụng những lập luận lô gích và sử dựng các sự kiện gián tiếp, sắp xếp các sự kiện này theo một trật tự có tính hệ thống cao để từ đó có thể đưa ra một giả thuyết. Theo Mun- đa-sép, phép lô gích chính là bà hoàng của khoa học và việc đưa ra được một giả thuyết tất là đã hoàn thành được nửa công việc.

Với một quan niệm về phương pháp luận khoa học như vậy, Mun-đa-sép đã chính thức công bố một số "khám phá" khiến cho nhiều người phải sững sờ (đúng hơn nên gọi những "khám phá" này là những giả thuyết được đưa ra như một công cụ để làm việc).

Trước hết, về một vấn đề hết sức hóc búa, một vấn đề đã làm đau đầu biết bao các nhà khoa học và các nhà triết học từ hàng nghìn năm nay, tức vấn đề nguồn gốc của loài người căn cứ vào "đôi mắt thống kê trung bình" (kết quả của việc tính toán, đo đạc đôi mắt) và số liệu hình học nhãn khoa, Mun-đa-sép cho rằng loài người có một nguồn gốc duy nhất tù Tây Tạng và chính xuất phát từ đây, loài người đã toả ra khắp trái đất theo bốn hướng chính là Xi-bi-ri - châu Mỹ-Niu-di-lân (hướng 1), Thái Lan - In-đô-nê-xi-a-châu Úc (hướng 2), Pamia - châu Phi (hướng 3), Cáp-ca-dơ - châu Phi-Aixlen (hướng 4). Từ kết quả phân tích toán học con mắt của các chủng tộc khác nhau trên thế giới, Mun-đa-sép thấy rằng các thông số hình học nhãn khoa trung bình hoàn toàn thuộc về chủng tộc Tây Tạng (giống như quan niệm của Nhi-cô-lai Rê-rích, người mà ông coi như thần tượng của khoa học nước Nga. Vào các năm 1925-35, Rê-rích đã tiến hành các cuộc thám hiểm ở Tây Tạng và Hi-ma-lai-a và đã cho ra đời giả thuyết nói trên).

Chính tại các vùng đất Tây Tạng này và các vùng đất thiêng liêng, huyền bí khác nhau trên trái đất, theo Mun-đa-sép, đã tồn tại một thứ mà ông gọi là "quỹ đen của nhân loại" (Gene pool of humanity). Quỹ này thể hiện qua các hình nhân trong trạng thái sô-ma-chi (tức nhập định theo chiều sâu), có hai vai trò cụ thể: thứ nhất, đó chính là khâu bảo hiểm cho loài người không bị diệt vong hoàn toàn và sự sống trên trái đất luôn luôn được bảo đảm kế tục dù cho trái đất có bị bất cứ thảm hoạ nào, thứ hai, quỹ gen nhân loại chính là kho tàng tri thức của các nền văn minh trái đất (theo Mun-đa-sép, lịch sử loài người đã trải qua ít nhất là ba nền năn minh với ba chủng tộc lớn là Lê-mu-ri, Át-lan và A-ri-an), và cứ định kỳ, lại có đại diện của nền văn minh này hoặc nền văn minh kia ra khỏi quỹ đạo để hoạt động tiên tri. Về cơ cấu, quỹ gen nhân loại bao gồm những người đang trong trạng thái sô-ma-chi (Mun-đa-sép cho rằng ông đã tiếp cặn trực tiếp với những người này trong các hang động ở Tây Tạng), trong đó, người Át-lan, một loại chủng tộc có trình độ phát triển tâm linh khá cao chiếm một tỷ lệ lớn nhất.

Dưới mắt của Mun-đa-sép có thể coi một phần địa cầu bao gồm Ấn Độ, Nê-pal, Tây Tạng là trung tâm tinh thần của nền văn minh chúng ta. Dù có suy yếu về phương diện vật chất kỹ thuật, sự phát triển tâm linh ở vùng đất này nhắc cho chúng ta nhớ rằng sự phát huy năng lượng tâm thần phải được coi là một nguyên tắc tối quan trọng của bất kỳ nền văn minh nào, nếu nền văn minh ấy không muốn lâm vào ngõ cụt, bế tắc như nền văn minh phương Tây hiện nay. Từ sự phân tích một trong những "khái niệm” chủ đạo của nền minh triết cổ truyền là "không gian thông tin toàn thể" (thuật ngữ do Mun-đa- sép đặt ra dùng để chỉ "cõi kia"), Mun-đa-sép cho rằng nội dung chủ yếu của kiến thức cổ xưa là làm chủ năng lượng tâm thần, và tất cả mọi việc xảy ra dù lạ lùng đến đâu (như hiện tượng "vật chất hoá" và "phi vật chất hoá") cũng đều bắt nguồn từ tâm thức và có thể được giải thích qua trạng thái của tâm (trong tác phẩm "Huyền học và đạo sĩ Tây Tạng", bà Aiexandra David Neel cũng đã đưa ra nhiều dẫn chứng do chính bà kinh nghiệm trực tiếp ở Tây Tạng). Tâm hồn con người là sản phẩm của thế giới tế vi, có nhiều khả năng to lớn chưa bộc lộ, và cổ nhân chính là những người nắm năng tượng của thế giới tế vi, tức tâm năng vững hơn chúng ta. Năng lượng của thế giới tế vi không chỉ là hiệu quả của thần giao cách cảm và thôi miên, đó còn là các phương pháp chữa bệnh mới, tác động lên sức hút (di chuyển các vật nặng), các nguyên lý mới của hàng không học... Nhưng điều quan trọng đặc biệt cần phải nhấn mạnh ở đây là để làm chủ năng lượng tâm thần thật sự, và để tránh sa vào ác đạo, điều cần thiết là phải giữ cho tâm hồn cao cả và tư tưởng được trong sạch, không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nền tôn giáo chân chính đều chủ trương "tịnh hoá" tâm hồn (Phật giáo) hoặc sự "thanh khiết" nội tâm (Thiên chúa giáo). Đó cũng là một thứ "huyền học tích cực" chủ trương sự thức ngộ đầy cảm giác an lạc của cá nhân không đồng nghĩa với sự hư vô hoá cá nhân trong vòng hào quang của Cõi Sáng.

Ngay cả những khái niệm tôn giá quen thuộc như "cái thiện”, "cái ác" tình yêu thương" cũng được Mun-đa -sép giải thích bằng phương pháp khoa học. Đây là những khái niệm quen thuộc đối với nhiều người, nhưng đối với Mun-đa-sép chúng có một ý nghĩa rất lớn lao và sâu sắc. Theo ông, phát sinh từ tuyệt đối, vật chất được phân chia thành hai thế giới: thế giới tế và thề giới vật thể. Thế giới vật thể thay đổi dần trong quá trình hình thành các hệ ngân hà, sao, hành tinh và khí giữa các hành tinh. Còn thế giới tế vi là thế giới ‘tần số cực cao' thế giới này tiến hoá thông qua sự phát triển của các đường xoắn siêu cao. Chính các đường xoắn đó là khởi nguyên của những tình cảm chủ yếu của chúng ta. Bên trong các trường xoắn có chứa đựng thông tin, và nhân lực xoắn các trường đó là những lực có ích (tích cực) tức làm việc thiện bới tạo điều kiện bảo tồn thông tin. Còn những lực tháo lơi các trường xoắn là những lực ác, tiêu cực vì xoá bỏ thông tin. Mun-đa-sép đi đế kết luận là con người muốn tiến bộ thật sự thì không chỉ phát triển về mặt vật chất mà cần phải biết cách thanh lọc tâm hồn để đạt tới một trạng thái tâm hồn trong sạch thật sự và chỉ vi điều kiện này, con người mới điều khiển và làm chủ được năng lượng tích cực của thế giới tế vi. Vì vậy, tu nhân không phải là một bổn phận đạo đức tẻ nhạt, khô khan mà đó chính là tương lai của loài người.

Chắc chắn rằng những giả thuyết và luận điểm của Mun-đa-sép còn có phải được kiểm chứng một các nghiêm ngặt để tính khoa học và lô gích của nó có sức thuyết phục hơn. Nhưng dẫu sao thì ông cũng là một trong những người phá vỡ bức tường ngăn cách giữa khoa học và huyền học trong hàng nghìn năm nay. Vả lại, như chính ông đã nói, câu chuyện tới đây vẫn chưa kết thúc và sẽ còn có "những chuyến thám hiểm mới cùng với những công trình mới”.

Nguồn: Tia Sáng