三 车 秘 旨 – Tam Xa Bí Chỉ
Tác giả: Trường Ất Sơn Nhân Lý Hàm Hư. Trần Anh Ninh ở Hoán Giang hiệu đính
Độc giả nên biết
1/ Tác giả cuốn sách này là Lý Hàm Hư, người đời gọi là người sáng lập Tây phái. Ý chính trong sách, tuy không ngoài phạm vi của “Tham đồng”, “Ngộ chân”, nhưng đã tự thành một phái, ắt phải có chỗ đặc biệt, mà viết thành đan kinh có những lời chưa từng được nói. Người học nên phân biệt kĩ.
2/ Vì người học công phu có trước sau, trình độ có nông sâu, cho nên mới sáng tác ba kiện hà xa để giảng giải. Kiện hà xa thứ nhất, là chỉ đoạn công phu thứ nhất. Kiện hà xa thứ hai, chỉ đoạn công phu thứ hai. Kiện hà xa thứ ba, chỉ đoạn công phu thứ ba. Còn con đường vận chuyển Hà xa, chỉ có một đường, chẳng hề có nhánh rẽ. Chớ lầm tưởng Hà xa có ba đường.
3/ Trong văn của Tam kiện hà xa, không tránh khỏi việc hình dung thái quá, dẫn đến thí dụ cũng không tương xứng. Độc giả chớ nên chấp nê vào mặt chữ mà dẫn tới làm sai học thuyết.
4/ Cách thi hành “Thu tâm pháp” trong Phụ lục, tương đối thiết yếu. Nếu cố gắng tham ngộ kĩ càng tất sẽ thu được ích lợi.
5/ Bên trong câu chữ của Đạo tình thi, cũng ngẫu nhiên có diệu nghĩa ẩn tàng bên trong. Độc giả nếu có thể từ đây mà suy ra, cũng rất tốt.
6/ Cuốn sách này là bản sao đã lâu, được lưu truyền cho tới nay, cũng được hơn 80 năm, chưa từng khắc bản lưu hành. Ngoại trừ ba thiên “Hà xa”, những thiên như “Thu tâm pháp” cho tới “Đạo tình thi ca”, tại bản sao gốc chưa lập thêm tên riêng, lại không dựa vào danh nghĩa của “Tam xa bí chỉ” để sắp xếp theo thứ tự, vậy là chưa thỏa đáng. Để tiện cho độc giả, nay phân biệt thành hai loại Tiêu đề và Phụ lục, coi trọng như nhau mà chỉnh lí một lượt.
7/ Các tác phẩm đan kinh của người xưa, hoặc để kiểm tra bảo vệ bên ngoài, hoặc để biểu thị nhập môn, vốn chẳng có tính chất phổ độ, cũng chẳng làm để truyền thế. Vậy chẳng cần người người liễu giải, cũng để phòng người người có khả năng liễu giải. Liền đó dùng ẩn ngữ cùng từ khác nghĩa, tầng tầng lớp lớp. Duyệt giả mù tịt, chẳng biết nói đến điều gì. Thậm chí, ý tại đây mà lời lại ở chỗ khác, chân tướng thường thường giấu giếm. Người học đạo không ai là không than Đan kinh khó đọc, chính là lý do này.
8/ Đọc sách này mà không thể liễu giải, nên cầu trong “Đạo Khiếu đàm”. Đọc “Đạo Khiếu đàm” mà không thể lĩnh ngộ, thì nên tham khảo “Tam Phong toàn tập”, vì nó có thể giúp độc giả tường minh.
Trung Hoa dân quốc, năm 26, tháng 5, Trần Anh Ninh ở Hoán Giang viết ở Hỗ (Thượng Hải)
LÝ HÀM HƯ CHÂN NHÂN TIỂU TRUYỆN:
   Chân nhân người Tứ Xuyên, phủ Gia Định, huyện Lạc Sơn, Lý Gia Hà, Trường Ất Sơn. Sanh vào giờ Dần, sáng mùng 4, tháng 8 năm Bính Dần niên hiệu Gia Khánh. Sanh thời, mẫu thân nằm mộng thấy một đạo nhân, ôm bọc Kim thư bước vào cửa, tỉnh dậy thì hạ sanh chân nhân.



Anh em ba người, thì thầy là thứ hai. Lúc thơ ấu thông minh đĩnh ngộ, gần 20 tuổi đã nhập học ở ấp làng. Giỏi đàn, thích uống rượu làm thơ. Năm 24, gặp Lữ Tổ nhưng không biết. Sau đó, mắc chứng bệnh thương huyết, nên vâng lời mẫu thân tới huyện Nga Mi dưỡng bệnh, và gặp tiên sinh Trịnh Phác Sơn.
Tiên sinh là người thời Khang Hy, là cao đệ của Tôn Chân nhân húy Giáo Loan. Cùng ngụ ở đó trị bệnh, có nói: “Kim thạch thảo mộc chỉ có thể trị phần ngọn. Trị gốc, phải dùng diệu dược của bản thân, mới có thể chắc chắn được”. Nghe xong, như chợt tỉnh cơn mê, tức thì dập đầu quy y. Tiên sinh bèn truyền khẩu quyết, dặn rằng: “Đại kiếp sắp đến. Con nên dốc lòng tu luyện để cứu đời, trên còn có Tổ sư mới thực là thầy”.
Sau đó, thầy tới núi Nga Mi, gặp Lữ tổ Phong tổ ở thiền viện. Thầy sơ danh là Nguyên Thực, tự là Bình Tuyền. Lữ tổ đổi tên thành Tây Nguyệt, tự Hàm Hư, một chữ Đoàn Dương. Được mật truyền khẩu quyết. Tiềm tu vài năm, kim đan đã thành. Ba thầy lại tới, dặn dò cấp tốc viết sách cứu thế. Phụng mệnh ba thầy, mà viết "Thái thượng thập tam kinh chú giải", "Đại động lão tiên kinh phát minh". Tiếp đó chú “Vô căn thụ”, tên là "Đạo ngôn thập ngũ chủng". Lại cũng viết "Thủ thân thiết yếu". Với Niên phổ, Thánh tích, Đan kinh, các sách cứu thế của Lữ tổ thì san đính lại, thành tên: "Hải sơn kỳ ngộ". Soạn tập Phong tổ toàn thư, lấy tên "Tam Phong toàn tập". Tự viết có "Cửu tầng luyện tâm", "Văn chung kinh", "Hậu thiên xuyến thuật", đều được khắc bản phát hành. Cũng có thêm "Viên kiệu nội thiên", "Tam xa bí chỉ", "Đạo khiếu đàm", ba quyển này đều chưa từng khắc bản phát hành.
Vào tháng một, năm Bính Thìn, niên hiệu Hàm Phong, Sơn (tên người viết) đến phòng tại Trường Ất Sơn, được nhìn từ dung, giống như người mới ba mươi. Sau khi từ biệt, ngày mùng 8 tháng 5 giờ Dần năm đó, thầy thăng cử, mùi hương lạ tràn đầy không trung trong bảy ngày liền. Giờ Mão hôm đó, tiên dung hiện tại giếng tự phun. Sau khi phi thăng, hiển tích thật nhiều không thể kể hết.
Thầy sinh hai con trai, trưởng thì nghiệp nho, thứ thì làm nông. Con lớn sinh được ba con trai, trưởng 11 tuổi thông minh nhân hiếu. Mọi người ai ai cũng đều thán phục thầy.
Môn nhân thì vô số, mà thành đại đan, chỉ có mỗi Chu Đạo Xương ở Giang Tây, đắc ngọc dịch hoàn đan được vài người.
Sơn đức bạc duyên mỏng, theo hầu thầy chưa lâu, chỉ lược thuật những gì mắt thấy tai nghe như vậy.
Đệ tử Xảo Dương Lý Đạo Sơn kính thuật tại huyện Kiến Ninh ở Phúc Kiến.
Tam xa chính là tam kiện hà xa. Kiện thứ nhất vận khí, tức Tiểu Chu thiên Tý Ngọ vận Hỏa. Kiện thứ hai vận tinh, tức Ngọc Dịch hà xa, vận thủy ôn dưỡng. Kiện thứ ba tinh khí cùng vận, tức Đại Chu thiên vận Tiên Thiên Kim Hống, Thất Phản Hoàn Đan, Cửu Hoàn Đại Đan vậy. Tam xa đó đều lấy Chân Thần Chân Ý xoay chuyển ở trong. Người có khả năng thấu hiểu chân bí của tam xa, thì Tinh Khí Thần tam phẩm viên toàn, Thiên, Địa, Nhân tam tiên thành tựu.
KIỆN HÀ XA THỨ NHẤT
Công phu vận khí, là để khai quan trúc cơ, đắc dược kết đan. Thứ tự bên trong, đầu tiên phải từ trong hư không mà hàm dưỡng chân tức. Thu tâm, điều tức, bế mục tồn thần. Tịnh rồi lại tịnh, thanh rồi lại thanh. Hết thảy đều phải buông lơi, toàn thể phải đều như mất. Hỗn hỗn độn độn, yểu yểu minh minh. Công phu đạt đến đó, giống như trời vào mùa đông, vạn vật đều trở về với căn gốc. Giống như ngày vào đêm, tự nhiên chậm chậm, mọi hơi thở đều trở lại Tâm. Đây chính là lúc vô tri vô thức. Ai hiểu rõ ranh giới của vô tri, vô thức, mới có được Nhất Dương lai phục. Giống như đang mùa đông mà chuyển sang mùa xuân, như đêm tối chuyển sang rạng đông. Bỗng nhiên kinh động, không có khói mà hình như có khói, không có khí mà hình như có khí, qua Hạ Đan Điền mà bốc tới Tâm khuyết, khiến cho người như đang trong mộng vừa chợt tỉnh (sơ tỉnh). Thời điểm này gọi là Hoạt Tý thời. Nhanh chóng khởi kiện hà xa thứ nhất, chọn nó mà vận hành, chậm rãi thì khí vô hình biến thành khí hữu hình.
Khí đó, tên gọi Nhâm Diên, tên Hậu Thiên, cũng là Dương Hỏa, nên viết: Tý thời Tiến Dương Hỏa. Làm thế nào để Tiến Dương Hỏa? Người học nắm chắc lấy trạng thái sơ tỉnh chi tâm, đất dốc nhô cao thêm, chuyển quá hạ thước kiều, tức là vị trí trước Thiên Cương. Thề nguyện không truyền chân quyết. Chuyển tới Vĩ Lư, thủ giữ chắc không loạn. Trong nháy mắt, chân khí ôn ôn, từ hai lỗ ở đầu nhọn xương Vĩ Lư, thấu qua eo lưng (Yêu Tích), bốc đến Ngọc Chẩm, chui vào Nê Hoàn. Cổ tiên rằng: “Giáp tích song quan thấu đỉnh môn. Tu hành lộ kính thử vi tôn” là để chỉ điều này.
Người ngốc nghếch không biết vận khí, dùng lưỡi ngóc vòm họng, để lấy cam lồ. Chao ôi! Thật buồn cười thay mà cũng thật đáng thương thay, đúng là chẳng được thầy chỉ dạy cho cái lầm lẫn đó. Nên biết đạo vận khí, chỉ có thể dẫn khí nhập hầu. Huỳnh Đình kinh viết: “Phục thực huyền khí dĩ trường sinh” là do khí Dương Hỏa đó vốn sắc màu đen tuyền, nên có tên là Huyền Khí vậy. Phương pháp phục thực, cần phải có khẩu quyết, thì mới có khả năng đưa vào khí quản (chắc là phần ống mà khí vào phổi). Không thì nó chạy lạc vào thực hầu (chắc là phần ống để đưa thức ăn xuống dạ dày) mất, thì dựa vào đâu mà đắc đan cơ? Nên đưa dương khí đó tống xuống khí hầu, cho tới Huyền Ưng, mới hóa thành nước Cam Lồ. Huỳnh Đình viết: “Huyền Ưng khí quản thụ tinh phù” là như vậy. Huyền Ưng tên là Huyền Ung 玄雍, cũng gọi là Huyền Ung 玄壅, người xưa nói rằng khí của người chỉ đến đó là tắc. Người thường không biết lẽ huyền diệu, khí tới Nê Hoàn, lại tưởng nó hóa thần thủy, giống như uống trà vậy. Ta sợ khí quản chẳng còn một giọt nước, khiến ngươi ho khan mà không dừng vậy.
Thủy đó, là vật hữu hình, làm sao có thể nhập vào khí quản?
Huỳnh Đình kinh viết: “Xuất thanh nhập huyền nhị khí hoán,tử nhược ngộ chi thăng thiên hán”. Là nói Thanh Khí xuất từ Đan Điền, Huyền Khí nhập vào Huyền Ưng, hai khí chuyển hoán. Khí hóa thành thủy, tẩy rửa Tâm cung, lạc vào trong Hư Vô Khiếu. Làm ra thứ Thủy quý báu này thật nhiều, chính là trúc cơ.
Trúc cơ đã lâu, tích lũy đã nhiều, đến một thời điểm nào đó, ngồi tĩnh tọa bình thường. Bỗng nhiên trong đan điền xuất hiện một vật, có tiếng vang như phong lôi vọng, sáng như tinh điện, đó là thành Tiên Thiên dược trong Hậu Thiên. Ngay lập tức, theo hà xa thứ nhất mà vận nó, tới Nê Hoàn, bắt đầu hóa thành chất lỏng, nuốt lấy nó, là mới đắc Ngọc Dịch Đan. Đó là bắt đầu Đắc Dược Kết Đan vậy. Công phu về sau, cần liên miên bất tuyệt để sâu rễ bền gốc. Muốn đạt đến điều huyền diệu của dưỡng đan, xin mời xem tiếp kiến giải dưới đây.
KIỆN HÀ XA THỨ HAI.
Công phu vận tinh là Rút Khảm Diên để chế Ly Hống, luyện tính mình (Kỷ Tính) vậy. Trước đó vận khí lâu ngày, đã được tiểu dược, đã kết được đan. Về sau, miên miên nội tức, thiên nhiên tự tại, cố thủ đan điền. Buổi sớm mỗi ngày đều phải thanh tọa, thanh ngọa, Đan ấy, giống như một khối bông tròn mềm mại, thăng lên Tâm phủ. Cần phải thu về hư không, mờ mịt vô hình, mới không tẩu thất.
Quyết viết: “Thần phản thân trung, khí tự hoàn” chính là lúc này. Ngày ngày ôm ấp khối Đan đó, rồi đột nhiên trong đan điền như xuân thủy mới sinh, mênh mông sóng sánh. Ngay lập tức phải giữ nội tức tự nhiên vừa luyện lại vừa nấu (phanh luyện), tới khi thủy ấy đột ngột hóa thành nhiệt khí, theo hai bên hông mà chảy xuống Dũng Tuyền. Cần nhớ, thần phải tới hai gót chân, cho chân tức thuận theo đến đó, ấy gọi là “Chân nhân chi tức dĩ chủng” (Hơi thở của chân nhân tới gót chân). Khoảnh khắc này, Dũng Tuyền định tịnh, Tâm sắp trở lại Vĩ Lư, bèn lặng lẽ chờ. Chợt thấy một vật tiến tới Vĩ Lư, tựa khối bông, tựa bánh bao, tựa khối khí, ngưng đọng khó đi. Kế đó cốt yếu là điều đình nội tức (dừng nội tức), chuyên tâm một lòng, mãnh phanh cấp luyện. Rồi một dòng nước nóng, thấu xuất Vĩ Lư, từ từ vượt qua eo lưng (Yêu Tích), cuồn cuộn thẳng tiến Nê Hoàn.
Mới gọi là Hoàng Hà chảy ngược, là Tào Khê nghịch lưu. Các Hà xa đó, Đại Động Kinh nói: “Lặc tinh vệ Nê Hoàn” (nén tinh để bảo vệ Nê Hoàn). Lữ tổ rằng: “Bàn tinh nhập thượng cung” (Dời tinh vào thượng cung), không đồng với vận khí.
Trong Nê hoàn cung lúc này tiếng nước (thủy thanh) như sấm động, lâu rồi dừng hẳn, Thần đã nhập vào trong thân. Chờ trong khoảnh khắc, rồi lấy lưỡi nối lên vòm họng (thượng ngạc), mũi nén khí, hai hàm khép lại, hai tay chống xuống sạp (tức là tay chống xuống chỗ ngồi), đầu ngẩng lên đối diện hư không, đợi chút thí Kim Dịch đầy lưỡi, trong mũi nén khí, không được thở ra. Khi ấy, nuốt ực một cái mà “Lưu nhập khí quản”, giáng hạ các bậc Thập Nhị Trùng Lâu. Thần thủy tưới vào Hoa Trì.
Cái Hoa Trì này, nhiều người chẳng biết. Hoặc gọi “Thiệt Thai hạ”, hoặc gọi “Hạ Đan Điền”, tất thảy đều chẳng đúng. Hoa Trì đó, nằm giữa hai vú của người, tên là “Thượng Khí Hải”, cách Huyền Ưng một tầng. Bạch Ngọc Thiềm nói: “Hoa Trì chính tại Khí Hải nội” là như vậy.
Nước đầy Hoa Trì, để nó chảy mà không níu giữ. Chảy tới Giáng Cung, tâm địa trong mát, chảy tới Huỳnh Đình, tâm hỏa cực định. Đó là Rút Diên để chế Hống, dắt Hổ (khiên Hổ) giáng Long. Hai quẻ Ký Vị, chảy khắp chẳng dừng, ấy là Ngọc Dịch Luyện Kỷ.
Nhưng Ngọc Dịch đó, không phải lúc nào cũng có, nên tăng thêm công phu vận khí lúc trước. Vận nó một vài lần, sẽ có một lần được Ngọc Dịch.
Cứ như vậy cho tới khi Ngọc Dịch luôn luôn có, thì Huỳnh Trung Thông Lý, da thịt mềm mại, tâm thái an dật, tính và thể sáng láng (tính thể quang minh). Đối cảnh vong tình, tại dục xuất dục, tùy duyên độ nhật, tại trần ly trần, chân ý bền vững, mũi kiếm bền sắc. Tròn quay quay, sáng rực rỡ, sắc đo đỏ, tiếng leng keng, đấy là lúc Luyện Kỉ thuần thục.
Muốn xem Tam xa công phu luận giảng, xin mời xem tiếp phần sau.
KIỆN HÀ XA THỨ 3
Vận tiên thiên tinh khí, đan gia gọi là Hống nghênh Diên nhập, Tình trở lại Tính, cũng là Thất Phản Hoàn Đan vậy. Trước tiên phải Luyện Kỉ thuần thục, Hống tính thông linh, tiến thoái tự nhiên, thư hùng ứng biến. Công phu đến đó, thì có thể tiến hành Phản hoàn đại sự, Thất Phản Hoàn Đan. Đầu tiên phải mang Hống Tính mà đã thành Nội đan vào phòng tĩnh tọa (nhập thất tọa viên), mang Nội đan đó tàng giữ trong Không Động.



Trên như Càn (thượng biên như Càn), dưới như Khôn (hạ biên như Khôn), Tính biên thuộc Hữu, Mệnh biên thuộc Vô. Đầu tiên cần từ Hữu vào Vô, sau đó từ Vô sinh Hữu. Trông như Càn Tinh gieo vào Khôn Mẫu, Khôn là Thực Phúc mà thành Khảm. Khôn Tinh cảm tự Càn Phụ, Càn là Hư Tâm mà thành Li. Càn Khôn đã phô bày, gọi là Đỉnh Khí (tức là có Vô Diệu Khiếu). Công dụng của Khảm Li (Li Khảm nhị dụng) nhờ đó mà hiện hình.
Bắt đầu từ Hữu vào Vô, tịch tịch tịnh tịnh, Tâm mất Thần tồn (Tâm tử Thần tồn). Được một chút, Thức Thần của ta hóa thành vật để dọa và mê hoặc ta, để thử thách Nội Thần. Lại cũng có Chư Thiên Ma Tướng kéo tới, hóa thành người tốt hoặc người ác, cũng để thử thách Nội Thần. Ta cứ bất động, Nguyên Thần hoàn toàn nhiên.
Đến một thời điểm, có một luồng khí Dương phát sinh. Ví như ở dưới Khôn Âm, Nhất Dương Lai Phục. Ta tức thời liền nhả một Âm của Càn Cung mà nghênh đón nó (Thận Khí bốc lên, Tâm Dịch giáng xuống, thuận theo tự nhiên – Thận Khí thượng thăng, Tâm Dịch hạ giáng, bản hồ tự nhiên). Gọi là: Dĩ Hống Nghênh Diên, cũng gọi là Đại Khảm Ly Giao, còn gọi là Nội Ngoại Âm Dương Tiêu Tức (tức là Nội Ngoại Âm Dương thông được với nhau). Đã thông, ấy là mệnh Thái Ất Thần Nữ bạn với Khâu Lan Giả (Khâu Lan – Hoa Lan ở gò đất?), nâng xuất Thư Kiếm, chọn nó mà thủ, lập thành căn bản của Đan (Đan Bản), đó tức là Thất Phản Hoàn Đan.
Đan bản đã lập, Thần Khí dung hòa, là do Nhất Dương dần đổi thành Đoài, Khảm Nam biến thành Đoài Nữ. (Canh Phương Nguyệt, Tây Giang Nguyệt, Nga Mi Nguyệt đều chỉ lúc này).
Vì hai chữ Đoài Nữ, mà đan gia gọi là Thủ Kinh, Thiên Quý (Vì những cái đó chỉ nghe nói mà thôi. Người ngốc nghếch chẳng biết mà cứ nhắm mắt tu luyện. Chưa gặp được chân sư mà đã dám luyện sao?). Đan sĩ hái lấy Thủ Kinh đó, gọi là “Nhiếp Tình Quy Tính”.
5.048 ngày vào lúc Hoàng đạo, cũng như ngày 15 trăng sáng (Rằm), Kim Thủy đầy đủ (Kim Thủy viên mãn). Trong thân lúc đó toàn là Tiên Thiên Tinh Khí, ngùn ngụt mạnh mẽ. Đến lúc đó, nhanh chóng khởi Đại Hà Xa, vận lên Nê hoàn. Sau một lúc sẽ có Mỹ Dịch, rơi vào cuống lưỡi, to như quả trứng gà hay quả nho, không thơm không ngọt, mà là một thứ ngọt thơm rất lạ, đó là Cửu Hoàn Kim Dịch Đại Đan.
Đạo nhân nuốt Kim Dịch đó, rồi mới gọi là Diên nhảy vào Hống, Kim trộn với Mộc, Hậu Thiên trở lại Tiên Thiên, Anh Nhi hội Xá Nữ. Anh, Xá tương phùng, sớm chiều hàm dưỡng, lâu rồi nhìn rõ tạng phủ, trong ngoài sáng láng, chính giữa có Nhất Chân, giống hệt như ta, đó là Anh, Xá lại sinh Anh Nhi. Được Anh Nhi rồi thì nên lặng yên mà điều dưỡng, khắc khắc chăm sóc nhẹ nhàng, theo Linh Cốc chuyển dần lên Thiên Cốc, sau rồi xuất thần nhập hóa, cao hội quần tiên.
Trước đây, ở kiện Hà Xa thứ hai có câu: "Khi ấy, hét lên một tiếng mà nuốt “Lưu nhập khí quản”, giáng hạ các bậc Thập Nhị Trùng Lâu."
Nay đã sửa như Survivor đã dịch thành "Khi ấy, nuốt ực một cái mà “Lưu nhập khí quản”, giáng hạ các bậc Thập Nhị Trùng Lâu".
Thu Tâm Pháp
Tác giả: Trường Ất Sơn Nhân Lý Hàm Hư
Hiệu đính: Hoán Giang Trần Anh Ninh
THU TÂM PHÁP ĐỀ TỪ
Nói thẳng ra về Thu Tâm pháp, Thượng Thiên vui mừng không khiển trách. Cuối năm cần mẫn điều khiển Hà Xa, Tâm thì siêng năng mà thực thư thái. Đêm qua phi thần vào chầu Thượng Chân, được phong làm Thiện Giáo Đại Chân Nhân. Nói công việc 400 năm tiếp theo đây của ta, có 3 lần du hí ở hồng trần. Hoài bão những ý độc đắc về Kim Đan, đã cùng quần tiên nói những điều bí ẩn. Tỉnh giậy liền phát lòng từ bi, liền tay viết ra Lang Hoàn Ký. Không phân Thiện Ác và Hiền Ngu, quan trọng nhất là Thu Tâm vào Hư Vô. Nhập được Yểu Minh sẽ thấy Đạo, đó là một bước công phu tốt lúc ban đầu.
THU TÂM PHÁP HẠ THỦ CÔNG PHU:
Đạo dưỡng sinh cốt ở Chân Tức. Tàp Văn Dật nói rằng: “Ngã vị chư quân thuyết đoan đích, mệnh đế tòng lai tại Chân Tức” - Ta vì các người mà nói rõ đầu đuôi, Gốc của Mệnh toàn theo Chân Tức - mà thành yếu ngôn. Hạ thủ công phu trước tiên phải Tĩnh Tâm, rồi ngậm miệng, rồi Điều Tức (Tâm tĩnh thí Khí bình, không cố điều mà điều được là hơn cả). Hơi thở ở mũi (Tị Tức) bình hòa rồi thì bế mục mà nội quán, Thần tập trung vào Âm Khiêu nhất mạch dưới gốc của Thận (trước Cốc Đạo, sau Âm Nang). Như vậy một chút, thì dẫn Tâm Tức đi lên vào trong Hư Vô Khiếu (trước Eo sau Rốn, dưới Tâm trên Thận, ở giữa có một vùng, không thể nắm được), đình Thần, an Tức, giữ thật tự nhiên. Tâm mà chặt quá thì nóng, cần phải thuận theo nó một cách tự nhiên, đó là Văn Hỏa. Tâm mà lỏng quá thì lạnh, nhất thiết phải giữ cho nó tự nhiên, đó là Võ Hỏa. Văn Võ nấu luyện, diệu dụng từ đầu chí cuối. Nội Tức đều đều, chẳng quên chẳng giúp (vật vong vật trợ).
Lúc này, Tâm như hư không, có hơi thở (Tức) dựa vào nhau thì chẳng phải là Hư, có hơi thở theo nhau thì chẳng phải là Không. Giữa khoảng chẳng Hư cũng chẳng Không ấy, Tĩnh rồi lại Tĩnh, Thanh rồi lại Thanh, Khí Tức miên miên, Tâm Thần lặng lặng. Đến đó cần tất cả đều buông lơi, ta người đều quên. Cái đó gọi là Toàn Yểu Minh (đi sâu vào Yểu Minh). Trong Yểu Minh có Khí, có một Thần thức giấc, đó chính là Chân Tức. Chân Tức hiện ra, tim ấm áp và hơi ngứa (huân tâm tô dưỡng), cần nhanh chóng bắt lấy mà đưa vào Xoang Tử Lý Hư Vô Khiếu Nội, tích luỹ nó, thì gốc của Mệnh sinh mà Dương Khí tự trưởng, rồi có thể Khai Quan Vận Khí vậy.
Ngưng Thần Điều Tức là hạ thủ công phu. Ngưng Thần, là thu cái Tâm đã Thanh mà nhập vào trong nó (nó đây chắc là Khí Huyệt). Lúc Tâm chưa Thanh, mắt không nên nội bế (nhắm mắt nội quán?). Cần phải tự cố gắng, đưa Tâm quay về, cho thật thanh lương điềm đạm, rồi mới tiến hành Thu Nhập Khí Huyệt, đó gọi là Ngưng Thần. Ngồi trong Hư Vô, không thiên lệch cũng không ỷ lại, đó là Ngưng Thần vào Hư.
Điều Tức không khó, Tâm Thần mà Tĩnh, tự nhiên tuỳ theo hơi thở, ta chỉ giữ lấy nó, thuận theo nó, rồi thêm Thần Quang chiếu xuống, đó là Điều. Điều độ hơi thở của Âm Khiêu (Âm Khiêu chi Tức), gặp nhau cùng với hơi thở của ta ở trong Khí Huyệt. Thần ở trong Khí, lặng lẽ chảy vào Nguyên Hải, không giao mà tự giao, không tiếp mà tự tiếp, đó là nói Cách Thể Thần Giao vậy. Giữ cái Tính ấy không cho tán loạn. Tồn cái Thần ấy không cho hôn trầm, mới có thể đạt Yểu Minh Hoảng Hốt.
Tâm dừng ở dưới rốn (Tề hạ), gọi là Ngưng Thần. Khí quay về dưới rốn (Tề hạ), gọi là Điều Tức. Thần Tức dựa vào nhau, giữ cho nó thanh tĩnh tự nhiên, gọi là Vật Vong (không quên). Thuận theo cái thanh tĩnh tự nhiên đó, gọi là Vật Trợ (không giúp). Vật Vong Vật Trợ, vừa lặng vừa nhu, hơi thở thì hoạt bát mà Tâm thì thoải mái, lập tức dùng yếu quyết chữ “Toàn”, lấy Hư Không làm chỗ tàng Tâm, lấy chỗ hôn mê lặng lẽ làm quê của Tức Thần. Năm lần bẩy lượt, trong rồi lại trong, đột nhiên Tâm Tức quên nhau, Thần Khí hòa thành một, bất giác bỗng nhiên sinh Dương vậy.
THU TÂM PHÁP TẠP ĐÀM
Môn nhân hỏi rằng:
- Đạo lý bí mật của Tam Xa, tiết lộ hết Thiên Cơ, không sợ trời trách phạt sao?
Hàm Hư đáp rằng:
- Không dám cố tránh việc trời trách phạt, thực lòng mong người có thể sửa đổi lỗi lầm tự làm mới lại mình. Phàm là làm theo công pháp, tất đầu tiên phải bỏ Nhân Tâm, cầu Đạo Tâm. Trừ Phàm Tức, tìm Chân Tức. Sau đó định Thần Khí, Toàn Yểu Minh (đi sâu vào Yểu Minh). Các cái đó, thiếu một cũng không được. Người vào Đạo của ta, sao có thể quay trở lại thành tiểu nhân được?
Phàm khi tiến hành công phu, Toàn Yểu Minh là việc khó đầu tiên. Nhưng Tiên Thiên nhất Khí, tới từ trong Hư Vô, phải có Yểu Minh thực sự thì mới có Hư Vô thực sự. Ôi! Đầu tiên thì khó mà sau đó thì được, toàn thân phải không tiếc gì cả. Trước kia, ta ở trong động, học Toàn Yểu Minh mất bẩy tám năm, sau đó mới hơi nắm chắc (nguyên văn là “cái chuôi-đằng chuôi”). Người tu học ngày nay, tiến nhanh thoái mạnh, làm sao nhập đạo được đây?
Đệ tử hỏi rằng:
- Thầy truyền đạo, người ta nói là quá bừa bãi? Ví như kẻ hạ sĩ được nó, tu hành không hiệu quả, có thể quay lại mắng nhiếc được không?
Hàm Hư đáp rằng:
- Không gặp kẻ hạ sĩ chê cười, không đủ thấy cái lớn của Đạo ta. Đạo lớn, đầu tiên cần thanh tĩnh Thân Tâm, trông nom Thần Khí. Kẻ làm việc ấy rất nhiều rồi, cần có thể buông lơi hết cả, mà hoàn toàn đi sâu vào Yểu Minh. Cần có các công phu thực sự đó, sau mới có hiệu nghiệm thực sự. Kẻ kia vô công mà mơ hão hiệu nghiệm, cuối cùng cũng là kẻ chả thu được chút hiệu nghiệm nào. Quay lại mà chê trách ư, sao đủ mà chê trách được?
Đệ tử hỏi rằng:
- Theo như thầy nói, thì ác nhân đều có thể học đạo phải không?
Hàm Hư đáp rằng:
- Được. Có tụng rằng: “Tòng tiền chủng chủng, thí như tạc nhật tử. Tòng hậu chủng chủng, thí như kinh nhật sinh - Mọi thứ trước đây, coi như chết đi từ hôm qua. Mọi thứ sau này, coi như sinh ra từ hôm nay”. Mọi điều ác không làm, mọi điều thiện thì vâng lệnh mà thi hành, thì có thể chuyển địa ngục thành thiên đường, biến hắc khí thành hồng quang. Ta có 3 chữ yếu quyết: Cần (cần cù), Thành (thành thật), Hằng (liên tục, mãi mãi), không thể thiếu một. Chỉ Cần và Thành thôi ư, nhưng kết quả lại do Hằng. Không Tử nói: người mà không Hằng, không thể làm được thầy mo, chứ nói gì đến Đạo? Nho sinh học tập văn nghệ, còn có kỳ hạn vài năm, thậm chí có người còn đến chục năm. Há như Tu Tâm Luyện Khí, xét lại không như đọc sách làm văn ư?
“Thành” là tượng của Chí Âm, trong “Dịch” là Thái Cực, ở Phật là Như Như. Mạnh Tử nói: “Chí Thành nhi bất động giả, vị chi hữu dã. Bất Thành, vị hữu năng động giả dã - Người Chí Thành mà bất động, còn chưa có được. Không Thành, còn không có khả năng mà động ấy chứ”. Lấy Động so với Tĩnh mà nói, thì biết được Thành là tượng của Âm. Đạo của Khổng môn, đưa Chí Thành lên như Thần, bàn luận về Chí Thần không nghỉ, đều là Đại Thể, Đại Dụng trong Tĩnh, cho nên dựa vào Thành mà nhập Tĩnh, thì Tĩnh Tâm không loạn. Dựa vào Thành mà nhập định, thì Định Tâm không di chuyển. Dựa vào Thành mà Thủ Trung (giữ chỗ giữa), thì Trung Tâm không thiên lệch. Dựa vào Thành mà nhập Yểu Minh, thì thông suốt không trở ngại vậy.
“Cần” là gốc của việc học, ở trong Đạo, lại có không Cần mà Cần (không chuyên cần mà lại chuyên cần). Dưỡng hơi thở của tự nhiên, định tâm của tự nhiên, vô vi nhi vi (không làm mà làm), vi nhi bất vi (làm mà không làm). Đó là nói: “Miên miên nhược tồn, dụng chi bất cần - Liên miên như có như không, dùng nó mà không chuyên cần”, thật là hết mức về chữ Cần vậy.
Luyện Thụy Ma (ma ngủ), tất phải dùng chữ Cần. Đốt hương mà ngồi, tinh thần đi xuống, đó là dùng nhầm cái sai của chữ Cần vậy. Người luyện Thụy (ngủ) giỏi, ngủ mà không ngủ, không ngủ thì sẽ nhìn, công phu tự nhiên bất đoạn, Thần Khí tự nhiên gia tăng. Chịu khó suốt đêm, chống lại ma ngủ. “Tham Đồng Khế” nói: “Tẩm mị thường tương bão, giác ngộ hầu tồn vong - Lúc ngủ thường ôm ấp, còn hay mất là lúc giác ngộ”. Chịu khó sử dụng yếu quyết đó, thì tự nhiên tỉnh táo không mê.
Môn nhân hỏi rằng:
- Tiên sư Lục Tiềm Hư nói: “Giao cấu là yếu quyết cực kỳ bí mật của Thái Thượng”, có thể nghe về yếu quyết đó được không.
Hàm Hư đáp:
- Giao cấu là gốc của Chí Âm, là gốc của Yểu Minh. Người có thể hoàn toàn đi sâu vào Yểu Minh, mới có thể đắc thành giao cấu. Ta khuyên người trước tiên nên rèn luyện tại Hư Không, tĩnh rồi lại tĩnh, định rồi lại định, không người không ta, không không cũng không, tự nhiên vào được Yểu Minh, không giao cấu mà tự có thể giao cấu, từ trong Chí Âm sinh ra Chí Dương. Phương pháp giao cấu, Tiên Thiên với Hậu Thiên khác nhau. Tiên Thiên giao cấu, lấy Tính lập Mệnh. Hậu Thiên giao cấu, lấy Thần hợp Khí.
Cho nên “Nhập dược kính” nói: “Thị Tính Mệnh, phi Thần Khí. Thủy hương Diên, chỉ nhất vị - Là Tính Mệnh, không phải là Thần Khí. Diên trong Thủy, chỉ có một mùi vị”. Danh mục của Tiên Thiên, chỉ có một vật. Danh mục của Hậu Thiên, thì phân thành Tinh, Thần, Ý, Khí, Hồn, Phách, Tính, Tình. Như ở Tiên Thiên, chỉ luyện ra một thứ, là xong tất cả. Quan trọng nhất là trong giao cấu mà lấy ra được Chân Dương.
Ngũ tạng trong người, nguyên có bộ vị, không thể di động. Đạo gia nói: “Càn Khôn Khảm Ly điên đảo”, đó có phải là Tâm có thể đi xuống, Thận có thể đi lên chăng? Không phải. Cái gọi là “Điên Đảo” đó, là nói về Thần Khí trong Tâm Thận. Tâm Thần cúi đầu mà hạ xuống, Thận Khí ngửa mặt mà bốc lên, Thần Khí điên đảo, tức Tâm Thần hữu hình cũng như điên đảo, Càn Khôn vô hình cũng như điên đảo. Điên đảo giao nhau, trong Khôn sinh một Dương thành Khảm, trong Càn sinh một Âm thành Ly. Ly Nữ và Khảm Nam giao nhau, như là Đoài Nữ ở phương Tây, tiếp với Chấn Nam ở phương Đông. Lại lấy Nam Bắc mà chuyển dịch thành Đông Tây, Thủy Hỏa biến thành Kim Mộc. Kim Tình Mộc Tính, gọi là Bạch Hổ Thanh Long. Long giao Hổ, như Xá giao Anh, Hổ giao Long, như Anh nhảy vào Xá. Cái cần là hai vật Tính và Mệnh. Trong Mệnh có Tính, trong Tính có Mệnh, hai vật thành một vật. Cho nên Tử Dương tiên sinh nói: “Chấn Đoài phi Đông Tây, Khảm Ly phi Nam Bắc”. Mọi người cũng nên tỉnh lại đi.
Nho gia, Đạo gia, các cách dưỡng khí cũng có bất đồng. Dưỡng Khí của tự nhiên, có thể được sốnh. Dưỡng Khí của hạo nhiên, thì có thể sống có thể chết. Từ xưa đến nay, các bậc chí sĩ nhân đức đều là loại gặp nguy thì trao lại việc lớn (kiến nguy thụ mệnh), sát thân thành nhân. Lúc dưỡng nó, thì thuần cái tâm nghĩa lý, lấp đầy vũ trụ, cho nên Mạnh Tử nói: “Kì vi Khí dã, chí đại chí kiên, dĩ trực dưỡng nhi vô hại, tắc tắc hồ thiên địa chi gian, thị tập nghĩa sở sinh giả - Cái là Khí đó, cực lớn cực cứng, cứ dưỡng nó mà không hại, thì nó lấp đầy khoảng giữa trời và đất, đó là gồm nghĩa của nhờ đó mà sinh”. Đạo gia dưỡng khí, chỉ giữ cái Chân của nó, không cần gặp nguy thì lui bước sớm, không cần sát thân mà đi ẩn sớm vậy. “Dịch” có nói “Kiến cơ nhi tác - gặp cơ hội thì làm”, không mong suốt ngày là quân tử vậy.
Công phu ban đầu cuả Đạo gia, cần dưỡng Khí tự nhiên của nó. Dám hỏi cái gì là Khí của tự nhiên?
Đáp: Dễ nói thôi (Dịch đã nói?), cái là Khí đó, rất bé nhỏ, rất mềm mại mà uyển chuyển, dưỡng nó mà không hại, thì nó tụ lại trong Hư Vô, đó là gồm Tinh để Sinh vậy. Đạo gia Hoàn Đan, cũng là Khí của hạo nhiên. Thu được Khí đó, thì cũng có thể kiến nguy thụ mệnh, sát thân thành nhân. Xưa nay gọi là Đao Giải, cuối cùng thì cũng có chỗ thần kỳ không biết được, biến hóa không lý giải được, khác với Nho gia. Sau khi người chết đi, lại gặp ở xứ khác, mày râu trẻ lại, đi cùng khách Tiên, đó là thành tựu của Hoàn Đan, thân ngoại hữu thân vậy.
Bậc Chí Nhân đắc đạo, sống là Tiên, chết cũng là Tiên. Là các thứ như “Lưu hình tại thế, Thi giải đăng chân - hình ảnh lưu tại thế gian, thoát xác bay lên tiên”. Người Nhân có thể tĩnh, sống cũng thọ, chết cũng thọ. Như bọn Tăng Tử toàn thân, Nhan Uyên đoản mệnh vậy.
Đạo có ngũ thất: có loại còn nông cạn mà đã bỏ; có loại ham thích hư danh; có loại bắt đầu thì chăm cuối cùng thì bê tre; có loại thì tâm tính thiên chấp, chưa nhập môn đã muốn chê bai các bậc cao thâm; có loại tư chất kém cỏi, gọi là không tỉnh, quát mà không ngộ.
Đạo có tam đắc: có người hiểu đạo biết, có thể thành Linh Nhân; có người thích đạo, có thể thành Chân Nhân; có người vui vẻ với đạo, có thể thành Chí Nhân.
Hậu thiên xuyến thuật văn chung kinh
Dư trứ 《Đạo Đức 》; 《Huỳnh Đình 》; 《Đại Đỗng 》; 《Vô Căn 》chư chú, giai ngôn tiên thiên chi dụng, nhi phi sơ học pháp môn dã. phu hành viễn tự nhĩ, đăng cao tự ti. nhược bất minh hậu thiên thứ tự, thí chư thế thượng công danh, vị cử mậu tài; hiếu liêm, không tưởng tiến sĩ; hàn lâm dã. nhân tác 《hậu thiên xuyến thuật 》nhất thiên, vi nhập môn chi lộ yên
Ta viết chú cho “Đạo Đức Kinh”, “Huỳnh Đình Kinh”, “Đại Động Kinh”, “Vô Căn Thụ”, tất cả đều nói về cái dụng của Tiên Thiên, mà chẳng bàn về sơ học pháp môn. Người hành đạo từ xa tới gần lạicàng thêm tự ti. Chẳng biết thứ tự Hậu Thiên, thì như so với thế thượng công danh, chưa được Mậu tài, Hiếu liêm (hai học vị thi đỗ), sao mà mơ tưởng tới Hàn Lâm - Tiến sĩ . Thế nên nay viết một chương “Hậu thiên xuyến thuật” cốt làm con đường nhập môn vậy.
Nhất; thu tâm. Nhị; tầm khí. Tam; ngưng thần. Tứ; triển khiếu. Ngũ; khai quan. Lục; trúc cơ. Thất; đắc dược. Bát; kết đan. Cửu; luyện kỷ.
Thứ nhất: Thu tâm.
Thứ hai: Tầm khí
Thứ ba: Ngưng thần
Thứ tư: Triển khiếu
Thứ năm: Khai quan
Thứ sáu: Trúc cơ
Thứ bẩy: Đắc dược
Thứ tám: Kết đan
Thứ chín: Luyện kỷ
Thái thượng hữu ngôn, quý dĩ tiện vi bản, cao dĩ hạ vi cơ. Hậu thiên tư bổ, tiện hạ chi đạo dã. Tiện dã giả, sư sở vị “thuyết trứ sửu ”dã. Hạ dã giả, 《kinh 》sở vị “hạ nhi thủ ”dã. Bồi dưỡng đan cơ, thuần dĩ tinh khí vi bảo. Kì hành pháp công dã, yếu tiên thu tâm nhập nội, dĩ trung vi cực, dĩ hòa vi tắc, dĩ thần vi thể (định), dĩ ý vi dụng (tuệ)
Thái Thượng có nói “quý dĩ tiện vi bản, cao dĩ hạ vi cơ”. Quý thì lấy Tiện (xấu, hèn) làm gốc, Cao thì lấy Hạ làm nền. Bồi bổ Hậu Thiên, chính là Tiện Hạ chi đạo. Thái Thượng gọi “Tiện” là “Thuyết trứ xú”, “Đạo Đức Kinh” gọi “Hạ” là “hạ nhi thủ” (Hạ - mà giữ lấy). Bồi dưỡng Đan Cơ, chỉ thuần là lấy Tinh Khí mà coi là bảo bối mà giữ gìn nó. Hành pháp công đó cái quan trọng đầu tiên là Thu tâm nhập nội, lấy Trung làm Cực, lấy Hòa làm Tắc (phép tắc), lấy Thần làm Thể (định), lấy Ý làm Dụng (tuệ).
Tầm khí tại âm khiêu vi tiên, trung thị hoạt hoạt bát bát, bất kiến bất văn chi xử. hòa thị chuyên khí trí nhu, bão thần dĩ tĩnh chi công. định trung sanh tuệ, tọa chiếu như sơ. cấu nguyên tinh nhi sanh nguyên khí, triển khiếu khai quan bất nan dã. nguyên tinh giả, âm khiêu nhất mạch, trục nhật sanh nhân chi khí dã. học nhân thải thủ nguyên tinh, tất tầm khí chi hoạt động xử, nhi dĩ tĩnh hợp chi. thử chi vị thần khí giao. thần khí giao, tắc nam nữ cấu tinh, chân chủng hóa sanh. chân chủng giả, hậu thiên đỉnh chi chân khí dã. hậu thiên đỉnh giả, tức nguyên thần; nguyên khí giao hợp chi sở dã, cố danh linh phụ; linh mẫu.
Trước hết tầm khí tại Âm Khiêu, Trung là chỗ “hoạt hoạt bát bát, chẳng nghe chẳng thấy”. Hòa nghĩa là chuyên khí trí nhu (tức là chuyên chú vào khí mà trí ý buông lỏng), ôm Thần để mà tĩnh. Định trung sanh Tuệ, tọa chiếu như sơ. Kết hợp Nguyên Tinh mà sinh Nguyên Khí thì Triển Khiếu Khai Quan có khó gì. Nguyên Tinh là, Khí hàng ngày sinh người trong Âm Khiêu nhất mạch. Học giả thái thủ (hái và giữ) Nguyên Tinh, tất phải tầm Khí ở nơi “hoạt bát”, rồi lấy Tĩnh mà kết hợp nó. Cái đó gọi là Thần Khí giao. Thần Khí giao, tất nam nữ kết hợp tinh, mà chân chủng hóa sinh. Chân chủng chính là Chân Khí của Hậu Thiên Đỉnh. Hậu Thiên Đỉnh là chỗ Nguyên Thần Nguyên Khí giao hợp, cho nên gọi là Linh Phụ, Linh Mẫu.
Thử khí tòng đỉnh trung luyện xuất, tức nghi ngưng kì thần, nhu kì ý, dĩ nhu chế cương, tự nhiên nhập ngã nội đỉnh. hòa chi; điều chi; đoán chi; luyện chi, tiềm phục vu đan điền chi trung, hô hấp hồ hư vô chi nội, thị danh mệnh đế, hựu hào thai tức.
Khí đó từ trong Đỉnh mà luyện ra, tức thì nên ngưng Thần đó, nhu Ý đó, lấy nhu chế cương, tự nhiên sẽ nhập vào trong đỉnh của ta. Tiềm phục ở trong Đan Điền mà Hòa nó, Điều nó, Rèn nó, Luyện nó, Hô Hấp đạt tới trong Hư Vô, tên là Mệnh Đế, cũng gọi là Thai Tức.
Hốt nhiên nhi nội đỉnh chi gian, xung xuất nhất vật, khiêu khiêu dược dược, hư hư phún phún, trực do trùng mạch thượng chí tâm phủ, tức triển khiếu thì dã, sĩ kì trùng đột hữu lực thì, nãi biến thần vi ý, dẫn xuất vĩ lư, nhất chàng tam quan, phi thượng nê hoàn, tức khai quan dã.
Đột nhiên bên trong Đỉnh, nhẩy ra một vật, rung động nhảy nhót, se sẽ phun ra, xung động mạch mà thẳng lên tới Tâm Phủ, tức là lúc Triển Khiếu vậy, đợi tới xung đột mạnh lên thì biến Thần thành Ý, dẫn xuất Vĩ Lư, khua đánh Tam Quan, thẳng lên Nê Hoàn, là Khai Quan vậy.
Quan khiếu kí khai, nãi hành dưỡng kỷ chi công, nhi đàm trúc cơ chi đạo. trúc cơ giả, thải bỉ khí huyết, bổ ngã tinh thần. tinh thần tuy tráng, hựu khủng động diêu, vu thị dĩ nhâm duyên chế chi, nhâm duyên giả, nhị khí cấu nhi sanh giả dã
Quan khiếu đã khai, thì hành dưỡng công phu Dưỡng Kỷ, mà bàn về đạo Trúc Cơ. Trúc Cơ, là thái Khí Huyết của nó (Bỉ Khí Huyết) mà bồi bổ Tinh Thần của ta (Ngã Tinh Thần). Tinh Thần tuy to lớn mạnh mẽ, mà sợ nhiễu động, liền đó thì lấy Nhâm Diên mà chế nó. Nhâm Diên, là cái mà hai khí kết hợp sinh ra.
Nguyên phù khảm cung chi khí, địa khí dã. li cung chi khí, thiên khí dã. Thiên địa giao hợp chi thì, hỗn hỗn độn độn, nhân nhân uân uân, kết vi hư vô quật tử. Hư vô quật trung toàn sản nhất khí, tức dĩ thử khí vi nhâm diên, thử đắc diên thì dã
Bản chất khí của Khảm Cung là Địa Khí. Khí của Li Cung là Thiên Khí. Lúc Thiên Địa giao hợp thì hỗn hỗn độn độn, mờ mờ mịt mịt, mà kết thành Hư Vô Quật. Trong Hư Vô Quật vụt sinh một Khí, Khí đó là Nhâm Diên, đó là lúc được Diên vậy.
Diên chi thể hữu khí vô chất, dĩ cố thanh nhi thượng phù. Chí Côn Lôn thì, yếu dĩ mục quang thượng thị, thần khí tương tức vu đỉnh trung. Ngưng trụ nhất thì, dương cực âm sanh, thủy dĩ thiệt đảo để thượng? Tị tức yếu quân, để? Cửu chi, nãi hữu mĩ tân giáng hạ, hàn tuyền tích tích. Tuy bất thậm đa, nhiên nhất thôn hạ trọng lâu, dĩ ý tống hồi Huỳnh Đình. Khước hựu kì quái, phát thanh như bành phái nhất bàn, thủy tri thiên thượng cam lộ, nguyên bất khả đa đắc dã. Giáng nhập Huỳnh Đình, kết vi nội đan.
Thể của Diên vốn hữu khí mà vô chất, vì cớ nó Thanh mà nổi lên trên. Lúc lên tới Côn Lôn rồi, phải nhớ đưa ánh mắt nhìn lên trên (mục quang thượng thị), Thần Khí cùng nghỉ trong đỉnh đầu. Ngưng trụ một lúc, Dương cực Âm sinh, bắt đầu đưa lưỡi để lên vòm họng (thượng ngạc), hơi thở trong mũi nhớ phải đều, ngóc lưỡi hồi lâu, thì có Mỹ Tân (nước bọt đẹp) giáng xuống, như dòng suối lạnh chảy nhỏ giọt. Tuy chẳng có quá nhiều, nhưng cứ thế mà nuốt ực một phát mà hạ xuống Trùng Lâu, rồi dùng Ý mà tống về Huỳnh Đình. Thì gặp chuyện kì lạ, âm thanh như cuồn cuộn sục sôi, thì mới biết Thiên Thượng Cam Lồ vốn chẳng thể có được nhiều. Giáng nhập Huỳnh Đình, kết thành Nội Đan.
Dĩ hậu tắc tại dục tuyệt dục, tại trần xuất trần, đối cảnh vong tinh, luyện duyên phục hống, cản thối tam thi; ngũ tặc, tiêu ma lục dục; thất tình. cốt khí câu thị kim tinh, cơ phu giai thành ngọc chất. tắc nội phát thiên ky, ngoại hợp nhân sự, vô ý; vô tất, vô cố; vô ngã. tích công luy đức, luyện khí dưỡng thần, vật lai sự chí, tâm cảnh tự phóng quang minh. tức cảnh hội tâm, tuệ kiếm phách khai trần chướng. công tu nhân gian, danh xưng thiên thượng. thả thực thiên lộc, hưởng thọ vô cùng. thử thì bão phác thủ trinh, phòng nguy lự hiểm, thiên nhân hợp phát, vạn hóa định cơ, tinh thần vĩnh cố, nhất khí hoàn hư, thử luyện kỷ chi công hoàn bị hĩ.
Từ đó về sau thì tại dục tuyệt dục, tại trần xuất trần, đối cảnh vong tinh, luyện Diên phục Hống, đuổi lui Tam Thi, Ngũ Tặc, dứt bỏ dần Lục Dục, Thất Tình. Cốt Khí đều là Kim Tinh, da thịt đều thành Ngọc chất. Tất nội phát thiên cơ, ngoại hợp nhân sự, vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã. Tích lũy công đức, luyện Khí dưỡng Thần, sự vật tới, tâm cảnh tự phóng quang minh. Tức cảnh hội tâm, Tuệ kiếm đả khai trần chướng. Cong phu tu luyện thì ở nhân gian, mà danh thì được ghi trên trời. Được hưởng thiên lộc, hưởng thọ vô cùng. Lúc đó giữ Chân thủ Trinh, phòng nguy lo hiểm, Thiên nhân hợp phát, vạn hóa định cơ, tinh thần vĩnh cố, nhất khí h àn hư, đó chính là lúc Luyện Kỷ công phu hoàn tất vậy.
Nhập môn giả tất tiên thu tâm; tầm khí; ngưng thần; triển khiếu; khai quan; trúc cơ; đắc dược; kết đan; luyện kỷ, thử cửu tằng công phu, nãi vi nhập đạo chi môn . kí dĩ nhập môn, âm dương quy nhất, vô vãng bất phục. cùng lí tẫn tính dĩ chí vu mệnh, tự hữu vi nhi nhập vô vi, do miễn cường nhi để tự nhiên, vị hữu kim đan bất thành giả hĩ.
Người nhập môn, trước tiên phải Thu Tâm, Tầm Khí, Ngưng Thần, Triển Khiếu, Khai Quan, Trúc Cơ, Đắc Dược, Kết Đan, Luyện Kỷ - đó là 9 tầng công phu, đó là cửa để nhập Đạo. Khi đã nhập môn, Âm Dương quy nhất, không đi mất cũng chẳng phục lại. Xét lí Tận Tính cho cùng rồi xét tới Mệnh, từ Hữu Vi mà nhập Vô Vi, mạnh mẽ gắng gỏi mà chống lại tự nhiên, chưa có Kim Đan thì chưa thành vậy.
TUẦN ĐỒ LỤC – dựa theo đường lối mà ghi chép.
(Nhân nguyên đại đạo cửu tầng luyện tâm văn chung kinh)
Tử Hà động, chủ nhân Hàm Hư Tử thủ trứ.
(九层炼心道言)
(Cửu tầng luyện tâm đạo ngôn)
1/ Tầng đầu tiên của việc luyện tâm, là luyện Vị Thuần Chi Tâm (cái Tâm chưa thuần) vậy. Tâm chưa thuần, thì nhiều vọng tưởng, lắm suy nghĩ chạy lung tung (du tư). Vọng tưởng sinh từ Tham dục, du tư khởi từ không tỉnh (bất giác). Học nhân trong lúc đả tọa, chẳng thể bất dục để bỏ đi tình cảm trần ai, không loại bỏ các vọng tưởng, thì du tư đột nhiên khởi. Phương pháp là Chỉ Quán, mới có thể loại bỏ dần dần. “Chỉ” tức là dừng ở sau Rốn (Tề đường), trước Mệnh Môn, khoảng giữa hai điểm đó hạ xuống một chút, có một Hư Vô Quật (khoảng hư vô), Tâm ta dừng ở đây mà Nội Quán nó, Tâm chiếu không trung, cùng khí giữ lẫn nhau, duy trì trong cái quy củ đó, tiến lui trong khoảng của nó, mọi hơi thở đều quay về gốc, thuận tạo hóa tự nhiên, lừng lững bất động, lập thanh tĩnh chi nguyên cơ. Lúc đó, Nhất Tuyến Tâm Quang (một dải sáng của Tâm) cùng Nhất Tuyến Chân Khí (một dải chân khí) tiếp đón nhau, hỗn hỗn mang mang, an an nhàn nhàn, đó là công phu ban đầu của Luyện Tâm Dưỡng Khí.
2/ Tầng thứ 2: là luyện Nhập Định Chi Tâm. Lúc trước Nhất Tuyến Tâm Quang cùng Nhất Tuyến Chân Khí tiếp đón nhau, nếu như có khả năng trực tiếp tạo ra Yểu Minh, thì tự có thể thấu xuất huyền khiếu. Sao mà định tâm chẳng vững? Đó là thường do Thức Thần xua đuổi làm Tâm với Khí rời nhau, nên chẳng thể nào thấy được Bản Lai Diện Mục. Phương pháp là tại lúc Tâm Tức Tương Y, là phải mang tri giác vứt mất đi, Tâm ở trong Khí mà không biết, Khí bao ngoài Tâm mà chẳng hay, mờ mờ mịt mịt, làm thành một khối, đó là công phu Luyện Tâm Hợp Khí vậy.



3/ Tầng thứ 3: là luyện Lai Phục Chi Tâm. Lúc trước, thì mờ mờ mịt mịt, làm thành một khối, Âm nặng hạ xuống, Nhất Dương lai phục, đó tên là Thiên Địa Chi Tâm, tức là Huyền Quan Nhất Khiếu. Lúc đó, Tinh, Khí, Thần đều ở tại Tiên Thiên, lớn nhỏ chưa phân, đều hợp cùng nhau mà chẳng phân ra Chân Tinh, Chân Khí, Chân Thần, ấy mới đích thực là Chân Tinh, Chân Khí, Chân Thần. Nếu có thể một lòng không động, mới có thể vận hành thái thủ. Không ứng phó được với việc “thấy cái chưa từng thấy”, “nghe cái chưa từng nghe”, cảnh đẹp ngay trước mắt, chẳng biết ra tay thế nào. Một khi Tâm động thì sẽ lạc vào Hậu Thiên rồi phân thành Tinh, Khí, Thần vậy. Phương pháp là tại lúc Huyền Quan mới hiện, liền dẫm Hỏa Vân (đạp trụ Hỏa Vân), chạy tới Vĩ Lư, kiên Tâm đó, nhu Tức đó, khua thiết cổ để quá Tam Quan (khua thiết cổ là khua trống sắt chắc liên quan đến việc dùng Thuần Dương Khí thông Vĩ Lư Quan mà lên Ngọc Chẩm Quan), mà nghỉ lại ở Côn Lôn, đó là công phu Luyện Tâm Tiến Khí vậy.
4/ Tầng thứ 4: là luyện Thoái Tàng Chi Tâm. Lúc trước, dẫm Hỏa Vân quá Tam Quan, Tâm với Khí theo nhau, chắc chắn đã nhập vào Nê Hoàn. Nhưng trong Nê Hoàn Cung, nếu còn Thức Thần dẫn động, thì Khí lạnh mà ngưng, tất chẳng thể nào hóa thành Chân Thủy, để tẩy gột Tam Cung, công phu lúc trước vứt đi hết. Phương pháp là tại trên đỉnh Côn Lôn, Tức Tâm chủ Tĩnh, cùng Khí giao hòa, Khí bèn hóa thành Mĩ Dịch, theo Thượng Ngạc mà rơi xuống, cong lưỡi lên mà đón, nuốt nó xuống, rồi chú tâm vào Giáng Cung, rồi chú tâm vào Huỳnh Đình, rồi chú tâm vào Nguyên Hải. Một dây tiếng động vang xuống tận đáy, lại chờ Huyền Quan hiện ra, đó là công phu Luyện Tâm Đắc Khí vậy.
5/ Tầng thứ 5: là luyện Trúc Cơ Chi Tâm. Lúc trước, Khí nhập Nê Hoàn rồi quay về Khí Huyệt, đã có con đường Hà Xa, từ đó một lòng làm việc, đêm ngày chẳng nghỉ, Cơ thành sao phải chờ 100 ngày? Ví nếu mà hoặc có tâm lười nhác, hoặc có tâm hữu dục, cứ làm rồi nghỉ, thì Đan Cơ khó bền chặt. Nói Trúc Cơ là để tụ Tinh hội Thần, nếu công phu chẳng siêng, Tinh Thần lại tán loạn, lấy gì ra để kéo dài tuổi thọ (diên niên) mà phụng đạo đây? Phương pháp là làn theo Tý Ngọ, hàng ngày thêm bớt, thủ Khảm điền Ly, tích Kim thực phúc (tích Kim đầy bụng), đó là công phu Luyện Tâm Lũy Khí vậy.
6/Tầng thứ 6: là luyện Liễu Tính Chi Tâm. Lúc trước, Hà Xa chuyển động, tụ Tinh hội Thần thì Linh Căn sung mãn. Từ đó, Tâm Dịch giáng xuống, Thận Khí bay lên, gọi là Khảm Li giao. Trong yểu minh có dấu hiệu, một nửa là Thủy Khí, mênh mông như thủy triều, một nửa là Vân Khí, lấm tấm như sương, gọi là Kim Thủy vừa động, mới có thể tu Ngọc Dịch Hoàn Đan. Ví như dụng tâm chẳng chuyên, thì việc Tận Tính khó xong được. Phương pháp là tại lúc Kim Thủy mới sinh, theo Đan Điền mà phân ra rồi hạ xuống Dũng Tuyền, một chút thì hợp mà đến Vĩ Lư, điều đình Chân Tức, cổ vũ nó một hồi, thì nó cuồn cuộn đi ngược lên, đến tận Thiên Cốc, nhẹ nhàng nuốt xuống, lạc tới Huỳnh Đình. Như thế tất ngày ngày tưới tắm, tâm địa mát mẻ (tâm địa thanh lương). Huyết hóa nhuần nhị, Ý ngưng thành Thổ, trong Thổ sinh ra Hống. Hống Tính viên minh, gặp vật chẳng đổi, Linh Kiếm trong tay. Mạnh Tử gọi là “Tận kì tâm giả, tri kì tính dã”. Tiên gia gọi là Âm Đan, Nội Đan, đó là công phu Luyện Tâm Minh Tính vậy.
7/Tầng thứ 7: luyện Dĩ Minh Chi Tính (luyện cái tính đã minh). Lúc trước, Kim Thủy Hà Xa, Tiên gọi là Nội Luyện. Đến đó, lại có công phu Ngoại Luyện. Dùng Ngoại hợp Nội, Chân Tâm sẽ tụ mà chẳng tán. Vì Nội Thể tuy minh mà Hống Tính lại muốn bay lên. Nội Tu tuy đủ, nhưng Âm Đan lại dễ hỏng. Giả như bảo dưỡng không thuần thì Tâm Tính lại bị diệt vậy. Phương pháp là lấy Hư Minh Chi Tâm, Diệu Hữu Chi Tính hòa trộn đất cát, trồng tại nhà kia (bỉ gia). Bỉ Gia hư không là do Ngã Gia đầy, Bỉ Gia không có là do Ngã Gia có. Theo Hữu nhẩy vào Vô, lấy Thực nhập Hư. Một lòng chẳng động, một lúc thì Tiên Thiên Nhất Thí từ trong Hư Vô tới. Nhất hầu (5 ngày?) thành Nhất Dương, giống như Chấn. Nhị hầu (10 ngày?) thành Nhị Dương, giống như Đoài. Thời gian đủ nhị hầu (10 ngày?), chính nên hợp Đan. Bên kia nhổ ra Nhất Huyền Chân Khí (một dây Chân Khí), cái đó tỉ dụ thành “Hổ hướng Thủy trung sinh”. Bên này rơi xuống Nhất Điểm Huyền Quang, cái đó tỉ dụ thành “Long tòng Hỏa lí xuất”. Hai bên Long Hổ hội hợp, Tính Tình giao cảm, một trường đại chiến, giống như Thiên Địa Hối Minh (trời đất lúc tối lúc sáng), Thân Tâm đều Tĩnh vậy. Phút chốc Tam Dương phát động, giống như quẻ Kiền. Như thủy triều như lửa, như sương như khói, như lôi như điện, như tuyết như hoa. Trong thân Dương Diên chiếu sáng, ta tức thì cầm kiếm, giữ ấn, đạp Thiên Cương, bước theo Bắc Đẩu, cổ động nguyên hòa, mãnh phanh cực luyện, thấu Tam Quan mà lên Nê Hoàn, một thân mao khiếu đều khai, so với Ngọc Dịch Hà Xa trước kia có chỗ khác nhau. Nuốt nó uống nó, lấy Tiên Thiên chế Hậu Thiên, Tính Mệnh hợp nhất, tức là Đại Hoàn vậy. Tính thuộc Hỏa, số của nó là 7. Mệnh thuộc Kim, số là 9. Phản Bản Hoàn Nguyên, vì thế mà biết Thất Phản Cửu Hoàn, Kim Dịch Đại Đan vậy. Từ đó, Diên đến chế Hống, Tâm đó Trường Minh thì Hống chẳng dao động vậy. Đó là công phu Luyện Tâm Tồn Thần vậy.
8/Tầng thứ 8: là luyện Dĩ Phục Chi Tâm (luyện cái Tâm đã phục), mà khiến nó thông Thần vậy. Lúc trước, Thất Phản Cửu Hoàn, lấy Diên chế Hống, Tâm đã định vậy. Chỉ cần ôn dưỡng nó, cần phải khiến Khí trong thân hóa hết thành Thần, Thần trong thân có thể đi chơi bên ngoài. Liền đó, lấy 1 năm 12 tháng khí hậu, trừ hai tháng Mão Dậu làm Mộc Dục, còn 10 tháng mà tiến thoái, nên gọi là Thập Nguyệt Ôn Dưỡng, chẳng nói buộc phải 10 tháng công phu, có điều không vậy thì Tâm tuy định mà chẳng linh. Luyện nó, rèn nó, thì ngày ngày gặp Linh Tâm. Linh thì ắt động, động thì ắt biến, biến thì ắt hóa, vì thế mà có việc xuất Thần, mà chẳng bị vật tình làm mê hoặc. Đó là công phu Luyện Tâm Thành Thần vậy

9/Tầng thứ 9: là luyện Dĩ Linh Chi Tâm (luyện cái Tâm đã linh), mà khiến nó quay về Không. Lúc trước, công phu ôn dưỡng đã sâu, Thần đã xuất mà chẳng bị mê hoặc, tùy tâm muốn, không đi chẳng hợp, cao đạp mây trời, đi khắp hải đảo, vô cùng vui vẻ vậy. Nếu Linh Tâm chẳng Hư thì chẳng có khả năng bao hàm vạn vật, vì thế mới có thêm một bước Luyện Hư. Luyện Hư là, tấm lòng mênh mông, mọi Hữu đều Vô. Một Khí trong Thanh Không, quanh quẩn trong khoảng trời đất. Là Ngã mà chẳng phải là Ngã, là Không mà chẳng phải là Không. Thế giới có bị hủy, chỉ có Không là không bị hủy. Càn Khôn có trở ngại, chỉ có Không là không bị trở ngại, đó là vì Thần đầy Hư Không, Pháp khắp Sa Giới. Đó là từ đầu đến cuối của Luyện Tâm, chẳng còn gì để thêm nữa.