Bậc cổ đức có nói:

“Nước không luật nước loạn, nhà không luật nhà vong”

Thật vậy! nước có luật mới được phú cường và thạnh trị. Nhà có giữ luật mới được an vui.Trên có thuận dưới mới hòa. Ở xứ nào mà người ta có giữ hạnh thì dân chúng được bình an, không có tai nạn phiền hà. Ngược lại, thiếu luật hạnh lẽ tất nhiên bị đào thải vô giá trị. Chẳng những gia đình,chính trị, tôn giáo hay các nghề nghiệp chi mà thiếu kỷ luật trật tự thì nghề nghiệp cũng hư hỏng thất bại…

Học trò không tuân kỷ luật ở nhà trường học trò ấy bị đuổi, tài xế không luật có ngày tán gia bại sản…

Nói chung lại: sĩ, công, nông, thương mà không luật thì không được an vui và bền vững mà sau sẻ ra người vô dụng…

Được giàu sang quan quyền, vua chúa là công hạnh biết giữ gìn các giới luật…

Trong kiếp hiện tại hay quá khứ mà có chư Phật, Thánh, Tiên đều do giữ gìn giới luật mà đắc quả Tiên, Thánh, Phật vậy.

Chẳng những loài người hay Trời Phật, Thần Thánh có giới luật mà thôi, nhẫn đến súc vật cũng có giới luật nữa. Như chim nó bay có hàng, kiến mối bò có lối, ong cũng có hàng, có qui tắc trật tự đoàn của nó. Xét như thế thì đủ biết và chứng tỏ rằng: Giới luật tuy mỗi trường hợp có khác nhưng ở trường hợp nào hay cương vị nào cũng không thể thiếu giới được.

Nếu một người không giới luật thì ắt người là hư Tâm mất nết, một gia đình không giới luật thì gia đình ấy lộn xộn mất hạnh phúc, và mua chuốt lấy sự khổ nguy.

Một nước không kỷ luật thì nước ấy sẽ suy đồi, hung bạo, không còn phong hóa, đạo đức kỷ cương gì nữa!!!

Thế giới không qui luật là thế giới hung tàn bạo ngược, loạn ly ghê gớm. Muốn tránh tai họa khỏi những sự nguy hiểm cho chúng ta và xã hội thì moị người nên lấy giới luật làm căn bản, hộ thân và truyền bá giới lành ấy để cùng nhau chung sống, trên con đường quang minh và chánh đại, lẽ sống tinh khiết trong sạch cao thượng: “ Giới luật là chỗ đứng, ngồi,ngủ nghĩ, an vui, của tất cả vậy”

Vì thế ai cũng nên, phải có giới luật. Cẩm nang Khất sĩ có hiệu năng giúp cho bất cứ ai có nhiệt tâm muốn thực hiện cho mình một đời trong sạch, cao đẹp và giải thoát.

* Đạo Phật được thành lập trên nền tảng qui chế giới luật là qui điều Đạo đức mà Phật đã ấn định những phương pháp cư xử và hành động cho Tăng sĩ cùng thiện nam tín nữ lo thực hành theo, để có thể tạo nên những phương pháp đặc tính: nhân vị, tự do, cao thượng hầu sống hợp với bản tính thiên nhiên và không trái với công lý.

Tuân theo qui luật đạo đức không có nghĩa là bị bắt buộc hay mất quyền tự do và mê tín mà là khuynh hướng cao cả của con người tri giác, có bổn phận tìm tòi và vạch rõ một chiều hướng quang minh chánh đại mà mình đã ra công thực nghiệm để cùng nhau đi tới sự toàn chơn, toàn thiện, toàn mỹ, toàn năng, toàn trí,toàn đức,toàn hảo và toàn nhân.Trọn sáng, trọn lành… và hoàn toàn trọn vẹn.

Khi con người chưa được giải thoát vì còn bị lôi cuốn của dục vọng thì chưa được tự do thật sự và còn kẹt trong vòng đấu tranh sanh tử luân hồi.

Do đó tuân theo qui luật của Đạo đức là một quan niệm hướng thượng có thể coi là bổn phận thiêng liêng. Mỗi người tự tạo cho mình một đời sống thanh cao và thực sự tự do giải thoát, tức là hạnh phúc cứu cánh trong tư tưởng truyền thống của đạo Phật.

Đức Thích ca Ngài để lại cho chúng ta một quan niệm chính xác về qui chế giới luật là con đường quang minh trọng đại chánh giác mà mỗi Tăng sĩ có thể thực hiện cho mình một đời sống trong sạch cao đẹp và giải thoát.

PHẬT NGÔN: “ Lời của đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni: Hãy giữ lời nói của ngươi và làm cho tâm ý của ngươi trở nên thanh bạch, đừng làm một việc gì sai quấy giữ ba điều ấy là theo chánh đạo, đạo của Chư Phật đó…”

Lời Phật dạy tuy chỉ có vài hàng gọn ngắn gồm 37 chữ tất cả nhưng nội dung của bài đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa rất cao đẹp và sâu xa …

Với sự hứa hẹn tiến dẫn cho con người có thể đạt tới mục đích, mục tiêu tối hậu: chơn- thiện-mỹ.

Nhưng tiếc thay! Nếu chúng ta để mặc cho dục vọng mù quáng lôi cuốn thì than ôi! Nó trở thành xấu xa nguy hiểm và bắt đầu mở ra con đường thoái hóa cho tương lai đen tối phũ phàng …!

Thật vậy! người tu mà không luật tất nhiên phải bị đào thải…Do đó mỗi Phật tử chơn thành tuân theo qui luật của Phật để tu hành mưu cầu cho mình con đường giải thoát và cứu độ chúng sinh đền ơn trong muôn một thì phải luôn luôn tự kiểm tư tưởng, hành động và ngôn ngữ của mình để tương quan với lời phật dạy. Có như thế mới thể hiện được danh từ Phật tử…và hưởng ứng lời kêu gọi thống thiết của muôn triệu sanh linh đang bị lầm than chìm đắm trong bể khổ, đặng hoàn tất sứ mạng tự độ,độ tha của chính mình vậy.

Tóm lại: qui chế giới luật là giúp con người biết cách cư xử và hành động chơn chánh, sống hợp với bản thân,bản tánh thiên nhiên không trái công lý và đem lại hòa hiếu an vui …cho gia đình xã hội mà từ lâu đã được thừa nhận là con đường Đạo, Trung đạo chánh giác có hiệu lực đưa chúng sanh ra khỏi đường sanh tử luân hồi, hưởng quả vui làm gương giải thoát.

Qui chế giới luật là thể hiện của sự sống quang minh bất diệt là con đường thanh cao chánh giác cứu cánh đưa chúng sanh đến cõi chơn phước cực Đại không thể nghĩ bàn.

* SỐNG CÒN VÀ HẠNH PHÚC: Sự sống còn và hạnh phúc của mỗi người ở chổ “vô tranh”. Tự thắng mình…Con đường phải đi ấy là trung đạo chánh giác và đi bằng cách duy trì bảo vệ qui điều giới luật không tham vọng,Để có thể ta quên đi những tư tưởng lỗi thời hầu tạo cho mình một uy thế: Khả dĩ có đủ hiệu năng phù hợp với cả toàn thể đó là điểm chính, lẽ tất yếu rất cần thiết để đem lại sự “ sống còn và hạnh phúc”