kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Nhất Xiển Đề - Hạng người mặc định phải đọa địa ngục

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Nhất Xiển Đề - Hạng người mặc định phải đọa địa ngục

    Trong kinh niết bàn Đức Phật nói rằng trong các kinh thì kinh này có năng lực độ thoát rộng lớn hơn tất cả . Nếu như có hạng người nào mà các kinh khác không độ được thì kinh này vẫn độ được . Nếu hạng người đó căn trí thô kém , nhất thời chưa đủ năng lực phát tâm bồ đề thì kinh niết bàn này vẫn thấm vào cơ thể người đó qua các lỗ chân lông , tồn ẩn hạt giống niết bàn trong thân người đó . Qua các kiếp sau , kinh niết bàn sẽ được hiển lộ ra ngoài chuyển hóa người đó lần lượt đủ sức phát bồ đề tâm . Nhưng đặc biệt đối với hạng nhất xiển đề thì không có cách chi mà kinh niết bàn len lõi vào được , cho nên chẳng thể phát huy năng lực của kinh đối với hạng nhất xiển được . Giống như nước đổ lá khoai , hạng người nhất xiển đề được mệnh sẵn không có gì độ được .

    Đến như Đức Phật cũng chẳng thể kéo nổi người như vậy thì chẳng có bồ tát nào đủ sức làm nổi cả . Trong kinh Đức Phật đã nói rằng Ngài biết Thiện Tịnh ( con trai ruột của Đức Phật ) là nhất xiển đề , nhưng vẫn cho xuất gia vì Đức Phật là bậc toàn tri toàn giác nên Ngài đều thuận theo tất cả chúng sanh . Sau 20 năm cận kề Đức Phật , Thiện Tịnh đã phá các kiết sử cõi dục chứng lên tới tứ thiền phước báo khá lớn nhưng cuối cùng cái mầm ác nhất xiển đề vẫn bộc lộ và vô phương cứu chữa .

    Tuy hạng nhất xiển đề không thể cứu độ trong hiện tại nhưng vào thời tương lai sau này sẽ có thể cứu chữa được . Vì trải qua ngọn lửa dưới ngục vô gián thì Đức Phật thọ ký rằng Thiện Tịnh sẽ thay đổi bản chất ; nhưng thời gian là một 1 kiếp tức vài tỷ năm sau mới có cơ hội cho Thiện Tịnh .

    Tuy rằng khó độ nhưng Đức Phật vẫn kêu các vị Đại Bồ Tát sanh vào nhà những người nhất xiển đề , bởi vì tuy công sức bồ tát bỏ ra như dã tràng se cát , nhưng đối với hạng nhất xiển sau vài tỷ năm , cái sự gần gũi thiện tri thức sẽ trở thành nhân lành đối với họ . Giống như Thiện Tịnh tuy mất hết công đức như người đầy tóc bỗng dưng trọc lóc , nhưng sự gần gũi cúng dường Đức Phật và tu tập tứ thiền lúc trước sẽ là nhân lành cho Thiện Tinh lúc ra khỏi hỏa ngục .

    Bởi vậy , Đức Phật nói rằng hạng nhất xiển đề vẫn có Phật Tánh , vì hiện tại không thể cứu được nhưng đời tương lai vẫn có thể cứu được . Do Phật Tánh siêu việt không gian thời gian , cho nên nói nhất xiển đề có Phật Tánh là ý muốn nói rằng vẫn còn hi vọng .

    Kinh niết bàn , phẩm 24 " Ca Diếp Bồ Tát vấn Phật " : http://www.niemphat.com/kinhdien/kin...nietban24.html
    Last edited by binhthuongtam; 20-07-2013 at 04:00 AM.

  2. #2

    Mặc định

    Hình như mi ko hiểu nghĩa kinh nói gì.

  3. #3
    Vô Pháp
    Guest

    Mặc định

    Làm gì có địa ngục như đạo Phật nói. Vì sao nhất xiển đề giết không có tội?

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Vô Pháp Xem Bài Gởi
    Làm gì có địa ngục như đạo Phật nói. Vì sao nhất xiển đề giết không có tội?
    địa ngục đầy rẫy ,nếu bạn để ý thì lò sát sinh,nhà bếp là địa ngục của loài vật đấy,
    trong bệnh viện,những người bệnh hiểm nghèo,tai nạn cũng ko khác địa ngục đâu

  5. #5

    Mặc định

    Lục đạo luân hồi đơn giản như thế này thôi
    A) ĐỊA-NGỤC
    Cảnh của một đứa trẻ , ngồi trong bụng mẹ, bọc thai như bao vỏ của hột giống, da bụng mẹ như đất. Ở trong ấy nhờ cái ấm mà tượng hình. Lúc ban đầu mê như người ngủ, vốn chưa có cái biết, về sau bởi có sự xao động bên ngoài là pháp-hành, mới sanh-thức biết lần lần. Cái thức mới ấy gọi là thọ-cảm, có thọ-cảm mới chun ra, cũng như kẻ ngộp nhô tìm ánh sáng, vượt bỏ chốn vô minh si mê (địa-ngục)

    B) NGẠ-QUỈ
    Đứa trẻ sanh ra chỉ biết đòi ăn, đòi bú, cũng như cỏ mọc ra, là chỉ biết đói khát, đòi ăn phân, uống nước, gốc tham-lam (ngạ-quỉ)

    C) SÚC-SANH
    Trẻ con sáu tuổi vọc đất chơi bùn, ưa lùm, thích buội khác nào con vật; lại thêm ngịch ngợm phá phách, hung dữ, ham gây gốc, sân giận (súc-sanh).
    (Ba hạng này ở trong cái ác mà không tự biết, sống bằng cách hại kẻ khác chung quanh, mà vẫn không hay. Như cây cỏ sanh ra bỏi đất nước, rồi ăn đất nước mà sống, khác nào như đưá con sống bằng thân mẹ, ăn máu thịt mẹ? Đứa trẻ lấy máu thịt mẹ làm thân (điạ-ngục) sanh ra rồi lại còn bú là ăn máu thịt mẹ nữa, thêm sự thèm đói như ma đói (ngạ-quỉ).
    Lớn lên sáu tuổi hết giết mẹ, lại đến tuổi đùa-nghịch, phá-phách, gây-gỗ khổ hại ông cha (súc-sanh).
    Ấy bởi chỉ có sắc thân như địa-ngục; thọ-cảm như ngạ-quỉ, tư-tưởng như súc-sanh, thôi! Nào ta có nên chấp trách, kẻ chưa có cái biết đầy đủ ấy, vì theo từng lớp tiến-hoá, ai ai cũng vậy. Chính ta, chúng ta mỗi người đã phải trải qua ba lớp ác ấy rồi: Ta dã ở trong cảnh mê ngộp của địa-ngục thai bào (sắc) mà tiến đến cõi đói khát tìm đòi của ngạ-quỉ (thọ), rồi vượt lên đến lớp nghịch-ngợm phá-phách của súc-sanh (tưởng). Nhưng lần lươt ta sẽ đến với cái thiện của lớp người (hành). Trời (thức) mà tha thứ cùng giúp đỡ cho bao kẻ khác. Người giúp ta, ta giúp lại cho kẻ khác, ai cũng sanh nơi cha mẹ gốc vốn, và phải nương theo chỗ sanh gốc vốn ấy một lúc đầu. Về sau ta mới biết tự lo cho ta và đền ơn cha mẹ, là ta giúp đỡ nuôi dạy lại kẻ khác).

    D) NHƠN, NGƯỜI
    Khi tuổi mười hai, không làm ác, tha-thứ cha mẹ, không giết hại, lòng nhơn nhỏ hẹp, tự làm nuôi sống, có hành-vi phụ-giúp gia-đình, lần lần biết thương quyến-thuộc. Tập ăn chay, giảm tha mạng thú vật, bắt đầu ham sống vật-chất, chú trọng cho mình nhiều, gọi là người nhỏ (nhơn)

    Đ) THIÊN TRỜI
    Chừng tuổi ba mươi, lòng nhơn to rộng, gọi là người lớn, giao du cùng xứ, sống trong xã-hội, biết thương chủng-tộc người. Nói việc lớn, làm việc lớn, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đều hạp theo lẽ lớn, sự lành. Quên mình mà lo cho thiên-hạ, giúp đỡ kẻ dưới mình, gần là con, vợ, xa là một xứ. Thanh-cao quảng-đại, gác mình bực bề trên, kêu gọi là Trời. Sống với tinh-thần, chồng vợ lâu ngày xem ra như bạn, giúp nương coi là bổn-phận. Hiểu lẽ trắng, biết điều thiện, có thức-trí, ăn chay phóng sanh, trọng mạng sống của thú người, lòng nhơn đã rộng lớn (thiên)

    PHẬT
    Trên bốn mươi tám tuổi, tuổi đã giác-ngộ, trong sạch sáu căn, từ-bi trí-huệ, sống nơi thanh-tịnh, biết kinh-nghiệm, chơn-lý thấy rỏ vô-thường, khổ-não, không cái ta. Chuyên dạy lành cho trẻ nhỏ, nết hạnh trang-nghiêm, giác-ngộ hoàn-toàn; không giống như người lớn cùng trẻ nhỏ; qua khỏi sự làm ác và làm thiện bằng vật-chất; chỉ nói chút lẽ đạo, no đói không cần, có chi ăn nấy. Ngày ăn một bữa để nuôi tâm chơn như, rảnh-rang không bạc tiển. Ai chôn giết chừng nào cũng được. Thương tất cả chúng sanh. Bình- đẳng cỏ thú người thuận theo lẽ một [1], thế-gian người nuôi để xin lời vàng ngọc. Không sống cho mình, sanh, già, bịnh, chết, rõ biết, vui khổ, hết ham.

    Trên sáu mươi tuổi, không còn đi đây đó, ở trụ một chỗ hưu-trí, thôi dạy, nín nghỉ chơn-như. Trí đầy tâm đủ, gọi Niết-Bàn sáng láng. Như hột giống sen khô cứng, cất để đời đời trường-sanh bất-diệt.

  6. #6

    Mặc định

    Vấn: Có địa-ngục chăng?
    Đáp: Có, địa-ngục là sắc thân tứ-đại là bốn vách, cái đó là nền, sở chấp là nóc, chúng-sanh là tội nhơn ở trong cái khám tối đó.

    Vấn: Có bao nhiêu thứ địa-ngục?
    Đáp: Địa-ngục vô số đếm! Tâm địa nhốt trói cũng gọi là địa-ngục! Cái khổ ép-ngặt cũng là địa-ngục! Một niệm chấp cũng là địa-ngục! Cái ác cũng là địa-ngục! Tham-sân-si cũng là địa-ngục! Sự ích-kỷ cũng là địa-ngục! Địa-ngục lớn, địa-ngục nhỏ tùy theo việc làm lời nói, ý niệm, giáo-lý chẳng hay cùng các cái địa-ngục của loài người ấy đều giống như địa-ngục trong giữa ruột quả địa-cầu: Vách sắt, tối đen, lửa cháy, sình lầy, chết ngộp, có đủ sự trừng phạt.

    Vấn: Những sự trừng phạt của địa-ngục như thế nào?
    Đáp: Nơi địa-ngục thì phải chịu đau khổ và chết đi sống lại để chịu đau khổ mãi cho đến khi nào hết tội; Tội là thân-miệng-ý mười địa-ngục của tội thân khẩu ý là:
    •Sát-sanh
    •Trộm-cắp
    •Tà-dâm
    •Nói-dối.
    •Khoe-khoang
    •Đâm-thọc
    •Rủa-chửi
    •Tham-lam
    •Sân-giận
    •Si-mê

    Mười địa-ngục ấy cũng kêu là thập-điện
    Khi nào mười tội dứt, là thập-điện địa-ngục tiêu dứt! Tức tam-nghiệp thanh-tịnh thì Niết-Bàn tại đó, người ta không còn chết đi, sống lại, đổi nghề, chọn đạo, luân-hồi vay trả, để chịu đau khổ hình phạt của sắc hình đồ-vật nữa; Sự chết sống đây là chết bỏ nghề nầy sống qua nghề kia, tránh đau khổ để tìm đau khổ vì đau khổ mà chết bỏ cảnh nầy để trở lại cảnh khác cũng chịu đau khổ nữa. Ấy bởi không biết đường giải-thoát đi ra, mãi mãi ở trong cái có, cái sắc cái hữu-tình đồ phạt bằng vật-chất nên mới khổ-đau không dứt không gián-đoạn, ở trong cõi sắc ấy kêu gọi là dưới núi thiết-vi là dưới lời nói việc làm, mỗi lời nói như sắt thiết, mỗi việc làm như dây vi trói, càng chất chứa nói làm nâng lên cao, như những mắc lòi-tói sắt quấn đeo bao phủ cái ý ở trong ấy phải khổ-đau, mắc kẹt không ra được, càng vùng-vẫy càng bó chặc, càng cựa-quậy càng đau-khổ, càng tung loạn thì càng chết trơ thật là khổ hại. Ở trong địa-ngục của tứ-đại ấy, không cái có nào chẳng phải là sự hành-phạt mình cả, các cái sắc đó thật là ghê-gớm ví như rượu là nước đồng sôi, thân nữ sắc đẹp-xinh là cây cột đồng bào-lạc đốt người, sự đau thương là mũi đao, mũi thương, lưỡi người là dao cưa mổ-xẻ, tay chân người là kềm sắt dấu đồng, nguồn sông mê là tình ân-ái, chó sắc là sự ganh đua, rắn sắt là sự ác-độc, cá sấu là sự ghét-ghen, lạnh lẻo là dòng sông ích-kỷ, sinh-lầy là sự tham-lam, lửa cháy là tánh sân-giận, si-mê là đêm tối vọng-động là sự hành-hình. Xe sắt cán, ngựa sắt lôi, voi sắt kéo, tướng sắt đập là sự phong-lưu xa-mã, tướng tốt, tài hay, sức mạnh (lại cũng như nơi sòng bạc) đứt đầu như mất trí, cưa cẳng như ngồi trơ, xoi-mói nghiến đay như móc ruột, diều-ó như kẻ khôn lanh, chảo dầu là mồi danh-lợi xúi nung như lửa cháy đốt, biết bao muôn ngàn thảm trạng không sao kể xiết…Chúng-sanh hằng ở mãi tong địa-ngục tứ-đại chẳng có đường ra, tứ-đại sanh ra rồi lại ở luôn nơi đó chịu nạn, chết đi sống lại đổi thay da áo, nghiệp-nghệ lối đường mà ra không khỏi, không giảm bớt sự đau-khổ, là bởi nghiệp tội càng sanh, lấy nghiệp trừ nghiệp, lấy tội trừ tội thì tội nghiệp càng thêm chớ không có ích-lợi chi cả.


    Trong địa-ngục chỉ có sự đau-khổ là đáng sợ hơn hết, chớ chết đi rồi mà gió nghiệp nó còn thổi tới là còn sống lại chưa tiêu-diệt được, chúng-sanh trong đó ở hoài chưa ra đặng là bởi hiểu lầm lạc nẻo, cứ nhắm chừng theo cái sắc có mà nắm kéo xiết vô mình đi tới làm cho chật đường, mất lối tự mình tạo ra cái chết cái đau khổ lấy mình, quá đau-khổ lại dữ hung nanh quái, tinh-ác lạ-lùng như bị tà-thần sát nhập, mê sảng điên-cuồng không ai lại gần cứu được. Kẻ ấy khó mà biết được cái không-không khoảng trống lớn rộng bên ngoài là nơi giải-thoát có đường đi, sạch êm mát sáng, nên không chịu vẹt xô phá bỏ cái vách sắt tường đồng để đến được cảnh yên vui nhứt-định. Nhưng tuy ngày nay như vậy, chớ lâu sau có kẻ cũng có ngày ra được, vì sự đau-khổ đã đến mức tức thì phản dội giác-ngộ tỉnh ra và chịu khó giảm dứt tiêu-trừ nghiệp tội lần-lần diệt hết mà được siêu-thoát.

    Vấn: Có những ai cai-quản địa-ngục chăng?
    Đáp: Có! Cái lương tâm của ta là Diêm-Vương xử án, vì nó mặt sắt, mặt âm không tư-vị ai hết, cái tâm là vua là chúa-tể trong bóng tối của ta, mà bởi nó nóng-nảy cang-trực nên gọi Diêm-Vương.
    Cái trí phân biệt ghi nhớ của ta là phán-quan thơ-lại ghi chép đủ điều tội-lỗi không dấu được, không quên sót một mảy; Cái ý muốn dục của ta là quỷ-sứ tay sai, da-xoa la-sát tục kêu là quỷ vô-thường vì sự ham muốn không bền như vầy khi khác, nó dắt cái tham, cái ta đi tới mãi tới chỗ kết-quả của quả-báo, hành phạt thất-bại sa vào trong cái khổ-đau mờ-mịt của khám tội. Mã-Diện là sự chạy nhảy đua bơi tâng hót, ngưu-đầu là đen-đúa ác hung canh-ngạnh, cái thân của ta là nhà khám, miệng là cửa cái sắt mở rộng, tay chân là bốn cột nhà, xương sống như đòn-dông, xương-sườn như mè rui, da là vách lá, ngũ-tạng như đồ vật, hai lỗ mũi như lỗ hơi trước, hai lỗ tai như hai lỗ hơi sau, hai con mắt như hai lỗ bên hông, nhà ấy có một cửa ra vào, vào rồi bên trong đen tối không còn thấy đường ra được là bởi tại nơi cửa đóng kín-mít bên trong, còn phía ngoài thì hả rộng to quát khiến nên cái ta phải bị đọa-lạc.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. CHÚA CÔNG CỦA SỰ NHẢY MÚA
    By tên thành viên in forum Mật Tông
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 24-02-2013, 03:08 PM
  2. ĐỊA NGỤC A TỲ DU KÝ 1
    By lyquochoang in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 26-01-2013, 04:45 PM
  3. Địa ngục du ký của Cô Ba cháo gà
    By lyquochoang in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 01-12-2012, 02:52 PM
  4. Tại sao người Do Thái đoàn kết ?
    By nothing0k in forum Các Đạo khác
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 05-11-2012, 12:56 PM
  5. Để vào được nước Chúa???
    By bienvasong in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 26
    Bài mới gởi: 20-09-2012, 10:21 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •