kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: Ý nghĩa ẫn tàng trong Thánh kinh

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Ý nghĩa ẫn tàng trong Thánh kinh

    Ý nghĩa ẩn tàng trong thánh kinh (2)

    KI TÔ GIÁO
    (Một bài thuyết trình trước đại hội)
    Tác giả: ANNIE BESANT
    Bản Dịch: Chơn Như 2008
    Giờ đây ta hãy vội vã truy nguyên sự tiến hóa tôn giáo của quốc gia Hebrew để cho ta có thể hiểu được địa vị của Đấng khai sáng ra Ki Tô giáo, quan niệm về Đức Chúa Trời thịnh hành trong thời của Ngài cũng như những sự thay đổi mà quan niệm ấy đã trải qua.
    Trong những quyển sách xưa cũ nhất của Thánh kinh Hebrew, chúng ta có một quan niệm rất hạn hẹp về Thượng Đế và cho dù chúng có thể là sự thật đối với chư Thần linh hạ đẳng, tương đối hẹp hòi về cá tính và hạn chế về quyền năng (mọi vị thần linh hạ đẳng đều tất nhiên phải như thế) thì một số ý tưởng này lại cực kỳ mang tính cách mạng khi chúng được áp dụng cho Đấng Thiêng liêng Tối cao và được trình bày là những sự mô tả về Thượng Đế duy nhất, Ngôi Lời Tối Cao, Ngài chủ trì vũ trụ, mang lại sự sống và cấp dưỡng cho muôn loài. Nhân tiện tôi chỉ cần nhắc lại cho bạn nhớ tới nhiều phát biểu chẳng hạn như cách thức mà vị đại biểu hạn hẹp này của đấng thiêng liêng có thể giáng xuống để dạo chơi trong vườn Địa đàng, giáng xuống để làm đảo lộn những kẻ xây tháp Babel v. v . . . vì bạn ắt nhận ra ngay tức khắc rằng mình đang giáp mặt với những thực thể thiêng liêng hạ đẳng chứ không phải với Ngôi Lời. Nhưng ta hãy chuyển sang từ ngữ những thực thể này với mọi sự hiến tế đẫm máu bao quanh chúng và xét tới những quan niệm cao cả hơn của các nhà tiên tri vốn uốn nắn những quan điểm sau này được chọn theo trong Giáo hội Ki Tô. Ở đây ta thấy một ý tưởng về Thượng Đế vốn có tính cách cao cả và thanh khiết. Ngài cốt yếu là thánh thiện, là Đấng thiêng liêng của Israel;
    Ngài là:
    “Đấng Cao Cả cao siêu ngự nơi cõi vĩnh hằng với hồng danh là Đấng Thánh Thiện”(#Thánh thư Isaiah, LVII, 15.)
    [Đấng cao cả ở nơi đời đời vô cùng, danh Ngài là Thánh]

    Ngài là
    “Đức Chúa Trời, Ngài đã sáng tạo ra các cõi trời và banh chúng ra; Ngài đã phanh phui trái đất và đều xuất lộ từ đó, Ngài đã mang lại hơi thở cho những người trên trái đất và mang lại tinh thần cho những người bước trên đó” (#Thánh thư Isaiah, LVII, 5.)
    [Giê hô va Đức Chúa Trời, là Đấng dựng nên các từng trời và giương ra, đã trải đất với mọi sự ra bởi nó, đã ban hơi sống cho dân ở trên nó, và thần linh cho mọi loài đi trên nó]
    Ngài là Đấng Thượng Đế duy nhất:
    “Trước ta không có Thượng Đế nào được tạo dựng và sau ta cũng thế thôi. Thậm chí ta là Đấng Chúa Tể và ngoài ta ra không có sự cứu chuộc”(#Thánh thư Isaiah, XLIII, 10, 19.)
    [Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa. Ấy chính ta, chính ta là Đức Giê hô va, ngoài ta không có cứu chuộc nào khác].

    Liên quan tới quan niệm cao siêu này về Đức Chúa Trời, ta có thể thấy nhiều vết tích của ảnh hưởng đối với con người không thể thoát được Hebrew của đức tin Bái hỏa giáo. Những ý tưởng của họ trước và sau khi trở thành tù nhân vốn khác hẳn nhau. Cũng có một đòi hỏi đúng đắn để có được sự thanh khiết, khinh thường những nghi thức bên ngoài khi chúng không liên quan tới sự cao cả bên trong của tính tình, sự khinh thường đôi khi thậm chí biểu hiện khốc liệt hơn dường như thể có sự công phẩn áp đảo trước ý tưởng cho rằng bất cứ ai cũng dám hiến cho một vị Thượng Đế thánh thiện chỉ là những nghi thức bên ngoài, thay vì là một cuộc đời công chính và cao thượng. Chẳng hạn như hãy xét tới một đoạn văn rất quả quyết mà ta thấy nơi bậc đạo sư Amos:

    “Tôi ghét, tôi coi thường những ngày lễ của bạn và tôi sẽ không ngửi mùi trong những buổi họp trang trọng của bạn. Mặc dù bạn hiến cho tôi những phẩm vật hiến tế đã được thiêu đốt và những phần hiến tế thịt, thì tôi sẽ không chấp nhận chúng, tôi cũng chẳng coi trọng sự hiến tế an bình những con thú mỡ màng của bạn. Bạn hãy lấy đi tiếng động trong những bài hát của bạn vì tôi sẽ không nghe tiếng du dương của đàn viols. Nhưng mong sao sự phán đoán sẽ xuôi chiều như nước và sự công chính sẽ là dòng suối cuồn cuộn”(#Thánh thư Amos, V, 21-24.)
    [Ta ghét, ta khinh để những lễ ký của các ngươi; ta không đẹp lòng về những hội trọng thể của các ngươi. Dầu các ngươi dâng những của lễ thiêu và của lễ chay cho ta, ta sẽ không nhận lấy, ta chẳng đoái xem những con thú mập về của lễ thú ăn các ngươi. Hãy làm cho tiếng của bài hát các ngươi xa khỏi ta. Ta không khứng nghe tiếng đờn cầm của các ngươi. Thà hãy làm cho sự chính trực chảy xuống như nước và sự công bình như sông lớn cuồn cuộn]

    Đó là tinh thần của các bậc đạo sư sau này. Bạn có thể xét một ví dụ khác của Isaiah nơi mà người ta đang phàn nàn rằng mặc dù họ ăn chay thì Thượng Đế vẫn không lắng nghe họ, họ đã làm cho thể xác và linh hồn mình đau khổ mà Ngài vẫn chẳng đoái hoài tới; thế rồi câu trả lời như sét từ trời rớt xuống trên núi Sinai:

    “Đâu phải việc bạn ăn chay như ngày nay mới khiến cho nguyện vọng của bạn được lắng nghe ở trên cao. Phải chăng đó là một sự ăn chay mà tôi đã lựa chọn, một ngày dành cho một người làm cho tâm hồn mình đau khổ, phải chăng việc cúi đầu như một cây hương bồ và trải ra vải bố cùng với tro than bên dưới y, liệu bạn có gọi đây là một cuộc trai giới và một ngày có thể chấp nhận được đối với Đấng Chúa Tể? Phải chăng đây là trai giới mà tôi đã chọn: buông lỏng bàn tay làm chuyện độc ác, tháo gỡ đi những gánh nặng và để cho kẻ bị áp bức được giải thoát thì bạn sẽ phá vỡ được mọi gông cùm. Chẳng lẽ lại không ban cấp bánh mì cho người đói và lại không mang tới cho người nghèo những thứ thừa thải trong nhà mình? Khi bạn thấy người ta trần trụi thì hãy cấp quần áo cho thiên hạ để cho bạn không dùng nó để che giấu xác thịt của chính mình. Thế rồi khi ánh sáng bừng lên vào buổi ban mai thì sức khỏe của bạn bộc phát mau lẹ, sự công chính của bạn sẽ đi trước bạn; sự vinh diệu của Chúa sẽ là phần thưởng của bạn” (#Thánh thư Isaiah, LVIII, 4-8)

    [Thật, các ngươi kiêng ăn để tìm sự cãi cọ tranh cạnh, đến nỗi nắm tay đánh nhau cộc cằn; các ngươi kiêng ăn trong ngày như vậy, thì tiếng các ngươi chẳng được nghe thấu nơi cao. Đó há phải là sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há phải là ngày người ta dằn lòng mình đâu? Cúi đầu như cây sậy, nằm trên bao gai và trên tro, đó há phải đều ngươi gọi là kiêng ăn, là ngày đẹp lòng Đức Giê hô va sao? Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải là bẻ những xiềng hung ác, mở những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẻ gãy mọi ách hay sao? Há chẳng phải là chia bánh cho kẻ đói, đem những kẻ nghèo khổ đã bị đuổi đi về nhà mình, khi thấy kẻ trần truồng thì mặc cho, và chớ hề trớ trinh những kẻ cốt nhục mình hay sao? Bấy giờ sự sáng ngươi sẽ hừng lên như sự sáng ban mai, ngươi sẽ được chữa lành lập tức; sự công bình ngươi đi trước mặt ngươi, sự vinh hiển của Đức Giê hô va sẽ gìn giữ sau ngươi]

    Có một khía cạnh đạo đức xuất lộ vì nó xuất lộ đi xuất lộ lại nơi các bậc đạo sư này. Tôi sẽ chỉ cung cấp cho bạn một điều trích dẫn khác nữa, có thể nói là cho thấy môi trường tâm trí mà Chúa Giê su được giáng sinh trong đó, đây là một lời lẽ của bậc đạo sư Micah vốn tổng kết được bổn phận của con người. Bậc đạo sư tự hỏi mình làm thế nào để vui lòng Thượng Đế:
    “Liệu tôi sẽ đi tới trước Đấng Chúa Trời và phủ phục trước Đấng Thượng Đế? Phải chăng tôi sẽ mang tới trước mặt Ngài những đồ hiến tế đã được sử dụng với những con bê đã được một tuổi? Phải chăng Chúa sẽ bằng lòng với hàng ngàn con cừu đực hoặc với cả chục ngàn dòng sông dầu mỡ? Liệu tôi sẽ đưa ra đứa con trưởng của mình để cho tôi được xâm phạm vào thành quả của thân thể tôi vì tội lỗi của linh hồn tôi? Hỡi con người, Ngài đã chỉ cho ngươi thấy được điều tốt đẹp, và Chúa có đòi hỏi gì ngươi đâu ngoại trừ việc thực hiện một cách đúng đắn và yêu thương với lòng từ bi, bước đi khiêm tốn với Đức Chúa Trời của mình”(#Thánh thư Micah, VI, 6-8.)

    Đó là cái đạo đức mạnh mẽ và lành mạnh mà bạn thấy xuất lộ nơi các bậc đạo sư Do Thái giáo sau này, nó ở nơi một quốc gia mà trong một chừng mực nào đó ít ra lại chịu ảnh hưởng của cái giáo huấn khiến Chúa Giê su giáng sinh.

    Bây giờ ta hãy xem xét trong một lúc cái nhân vật đã làm say mê biết bao nhiêu tâm hồn, tình yêu và lòng ngưỡng mộ của biết bao thế hệ này tới thế hệ khác thuộc thế giới phương Tây đã xoắn bện xung quanh Ngài; ta hãy cố gắng nhận ra được công trình của Ngài phải thực hiện, sứ mệnh mà Ngài dự tính làm tròn.

    Một nền văn minh mới được chào đời, một bộc phát mới trong sinh hoạt của thế gian; những quốc gia non trẻ đầy sức sống, đầy nghị lực với trí năng siêu hình kém phát triển hơn khía cạnh thực tiễn của tâm trí, đang tiến lên hàng đầu và dần dần điều khiển vận mệnh của thế giới. Một dân tộc mạnh mẽ và sung sức, tràn đầy nhựa sống, tràn đầy sức mạnh, tràn đầy năng lực thực tiễn, đây là loại hình mà các quốc gia Âu Mỹ phải được khai sinh từ đó; đây là quốc gia (nói cho đúng hơn là giống dân) mà sự rèn luyện tôn giáo là vấn đề đặt ra trước Đại Đoàn Huynh Đệ trông coi sự tiến hóa tâm linh của con người.

    Người ta cần một tuyên ngôn sự thật xưa cũ khác nữa để rèn luyện như thế; một sứ giả của Hội Đoàn Huynh Đệ hùng mạnh ấy phải được nói tới những sự thật xưa cũ để có được sự rèn luyện và uốn nắn cái nền văn minh mới lố dạng ấy. Nó phải được rèn luyện như mọi sự rèn luyện khác và với một sự rèn luyện thích ứng những đặc trưng ấy. Vì thế cho nên bạn thấy trong Ki Tô giáo tương đối có ít lời tuyên bố của Đấng Ki Tô về siêu hình học tinh tế mà nói nhiều tới luân lý, đạo đức cao cả, giáo huấn tâm linh thuộc một loại thực tiễn, ít (quả thực là hầu như không có) điều về khoa học linh hồn. Điều này được dành cho giáo huấn bí truyền hạn chế trong những môn đồ ngay trước mắt của Ngài.
    Ta có thể nói là hãy bao quát địa hạt bắt đầu tôn giáo này thì mới tìm ra được một công cụ và sứ giả thích hợp của Đại Đoàn Huynh Đệ; họ đã chọn được một người thanh niên nổi bật lên do sự trong sạch, mầu nhiệm và do lòng sùng tín sâu sắc, Chúa Giê su mà sau này ta gọi là Đấng Ki Tô. Sứ mệnh của Ngài bắt đầu vào cái thời điểm cuộc đời Ngài được mô tả trong những Phúc âm là sự rửa tội, khi Ngài vào khoảng 30 tuổi. Vào thời kỳ đó, theo bạn đọc thấy trong Phúc âm thì Thần khí của Thượng Đế giáng xuống Ngài và một giọng nói từ trên trời tuyên cáo Ngài là Con của Chúa Trời và thiên hạ phải lắng nghe Ngài (#Thánh thư Matthew, III, 16, 17.)
    [Khi chịu lễ báp têm rồi, Jêsus liền lên khỏi nước, kìa các từng trời mở ra. Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như bồ câu, đậu trên vai Ngài, và nầy, có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường”]

    Tôi sẽ nói trong một lúc về cụm từ “Con của Chúa Trời”, lúc tới mức bàn về sự thách đố của người Do Thái giáo khi Ngài đòi hỏi địa vị ấy. Ta chỉ cần nhận thức rằng theo quan điểm được nêu ra trong câu chuyện về đời sinh hoạt của Ngài, nhiệm kỳ tu của Ngài bắt đầu khi Ngài được 30 tuổi, khi sự biểu lộ đặc biệt này xảy ra, xét theo quan điểm huyền bí thì đó là cách thức ẩn dụ khi người ta chọn thanh niên này là sứ giả cho giáo huấn thiêng liêng mà ta cần miêu tả và biểu diễn việc mang lại sự giác ngộ cho Ngài khiến Ngài thích hợp là một bậc Đạo sư thiêng liêng đối với loài người. Chỉ nội trong ba năm, Ngài sống cuộc đời của một bậc đạo sư, một cuộc đời đẹp đẽ thanh khiết, rực rỡ với tình thương, lòng từ bi và mọi phẩm tính âu yếm nhất trong tâm hồn con người. Ta thấy Ngài đi lang thang trên vùng đất Palestine, làm cho người chết sống lại (tạm gọi như vậy), chữa lành bệnh cho người đau ốm, làm cho kẻ mù lòa sáng mắt ra; thiên hạ gọi những sự chữa trị này là phép lạ. Nhưng nơi họ chẳng có điều gì đáng ngạc nhiên đối với huyền bí gia, vì y vốn quen thuộc với những hành động như thế, y biết được những quyền năng để thực hiện những hành động ấy. Đó là vì chưa bao giờ có một bậc đại Đạo sư giáng trần, đấng có quyền năng Tinh thần phát triển nơi Ngài, Ngài không phài là một bậc đạo sư đối với bản chất thể xác, bản chất này tuân theo Ngài và vâng chịu ý chí của Ngài. Cái gọi là những phép lạ này chẳng qua chỉ là việc sử dụng một vài quyền năng ẩn tàng trong thiên nhiên để mang lại một vài kết quả nơi ngoại giới; những phép lạ chữa bệnh này, làm cho người mù sáng mắt ra v. v. . . được thực hiện rất lâu trước khi Đấng Ki Tô giáng sinh và đã được nhiều người lập lại hết năm này sang năm khác, cho nên bản thân Đấng Ki Tô cũng coi thường chúng khi Ngài nhắc tới chúng trước mặt các môn đồ:
    “Các con sẽ làm được những công trình vĩ đại hơn nữa bởi vì Ta đi về cùng Cha” (#Thánh thư John, XIV, 12.)
    [Quả thật, quả thật ta nói cùng các ngươi, ai tin ta cũng sẽ làm việc ta làm, lại làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha]
    Ngài để dành nó lại như là dấu ấn của những người có đức tin thật sự, có đức tin sống động nơi Ngài, cho nên Ngài có thể tóm lấy những con rắn, uống thuốc độc mà không bị hại (#Thánh thư Mark, XVI, 17, 18.)
    [Những kẻ tin sẽ có dấu hiệu lạ này cặp theo: họ sẽ nhơn danh ta mà đuổi quỉ, nói tiếng mới, bắt rắn, uống giống độc chi cũng hẳn chẳng hại gì, đặt tay trên kẻ đau yếu, thì kẻ ấy sẽ lành]

    Đây là một điểm đặc biệt thuộc về mọi Điểm đạo đồ muốn vận dụng quyền năng và việc thiếu vắng đặc điểm ấy ít ra trong một số phân bộ của Giáo hội cho thấy rằng họ đánh mất cái đức tin sống động mà bậc Thầy của chính họ đã phô diễn những quyền năng này ra thành biểu tượng và biểu hiện bên ngoài.

    Theo như tôi có nói, cuộc đời của Chúa Giê su là một cuộc đời đẹp đẽ. Hãy lắng nghe giáo huấn của Ngài, thế là bạn sẽ lĩnh hội được cái Thần của nó; tiếc thay nó khác hẳn cái Thần của các Ki Tô hữu thường trình bày. Những giáo huấn này đúng là đồng nhất với các huấn điều của những bậc Đạo sư tâm linh vĩ đại trước Ngài. “Kẻ có tâm hồn thanh khiết được ban phúc vì họ sẽ thấy Đức Chúa Trời”(#Thánh thư Matthew, V, 8.)
    [Phước cho kẻ có lòng trong sạch vì sẽ thấy được Đức Chúa Trời]

    Có một sự thật huyền linh mà Ngài lại tuyên cáo theo đó chỉ nhờ trong sạch người ta mới thấy được Đấng trong sạch, chỉ có kẻ đã được tẩy rửa mới có thể biết được Thượng Đế. Ta hãy xem Ngài nhấn mạnh xiết bao giáo huấn quen thuộc với bạn theo đó tư tưởng quan trọng hơn hành động; khi tư tưởng được hình thành thì hành động thực tế đã được thực hiện rồi. Ngài dạy rằng:
    “Bất cứ kẻ nào nhìn đàn bà mà với lòng dâm dục thì đã phạm phải tội ngoại tình đối với người đàn bà trong tư tưởng”(#Thánh thư Matthew, V, 28.)
    [Song ta nói cùng các ngươi, hễ ai ngó đàn bà mà động tình ham muốn, thì trong lòng đã phạm tội gian dâm cùng người rồi]

    Ta lại xét tới cái giáo huấn quen thuộc như thế trong giáo huấn của Đức Bàn Cổ, Zoroaster và Đức Phật:
    “Hãy yêu thương kẻ thù của mình, hãy ban phúc cho những kẻ nguyền rủa con, hãy đối xử tốt với những kẻ thù ghét con, hãy cầu nguyện cho những kẻ lợi dụng con và khinh thường con; hành hạ con để cho con có thể là con trẻ của Đấng Từ phụ vốn ở trên trời: đó là vì Ngài khiến cho mặt trời của mình vượt cao trên điều ác và điều thiện; gửi trận mưa xuống cho kẻ công chính và kẻ không công chính” (#Thánh thư Matthew, V, 44-45.)
    [Nhưng ta nói cùng các ngươi, hãy yêu kẻ thù nghịch các ngươi và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, hầu cho các ngươi được làm cho của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến cho mặt trời soi trên kẻ ác cùng người thiện, mưa cho người công nghĩa cùng kẻ bất nghĩa]

    Ta hãy xem phát biểu huyền bí mà có lẽ ít ai (ngoại trừ các huyền bí gia) hiểu được:
    “Ánh sáng của cơ thể là đôi mắt: do đó nếu mắt của bạn là chất phác thì toàn bộ cơ thể của bạn sẽ đầy ánh sáng. Nhưng nếu mắt bạn ác độc thì toàn bộ cơ thể của bạn sẽ đầy bóng tối. Do đó nếu ánh sáng ở nơi bạn là bóng tối, thì bóng tối ấy lớn lao biết dường nào” (#Thánh thư Matthew, VI, 22-23.)
    [Đèn của cơ thể là con mắt. Nếu mắt ngươi tốt thì cả thân thể ngươi đều sáng sủa; nhưng nếu mắt ngươi xấu thì cả thân thể ngươi đều tối tăm. Vậy nếu sự sáng trong ngươi là tối tăm, thì sự tối tăm ấy lớn biết bao]

    Ta hãy lắng nghe lời tuyên cáo của Ngài một lần nữa về cái con đường xưa cũ chật hẹp – con đường mà bạn biết là mỏng như lưỡi dao cạo.
    “Cánh cổng thẳng ngay trước mắt và con đường chật hẹp dẫn vào sự sống, thế mà ít ai tìm được nó” (Thánh thư Matthew, VII, 14.)
    [Song ngõ hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ tìm được thì ít]

    Ta hãy lắng nghe lời lẽ của Ngài với đa số, toát ra cái lòng từ bi thiêng liêng vốn chính là cái vết bớt của mọi người nào giáng lâm từ Đại đoàn Huynh đệ, Quần Tiên Hội:
    “Hỡi tất cả những người đang lao động vất vả và còng lưng gánh nặng, hãy đến với ta và ta sẽ ban cho con sự ngơi nghỉ. Hãy rước lấy gông xiềng của ta lên trên con và hãy học biết về ta, vì ta vốn nhu mì và khiêm hạ trong tâm hồn: con sẽ tìm được sự an bình trong tâm hồn. Đó là vì gông xiềng của ta cũng dễ tháo gỡ và gánh nặng của ta cũng nhẹ nhàng thôi”(#Thánh thư Matthew, XI, 28-30)
    [Hỡi hết thảy những kẻ đương lao khổ và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được nghỉ ngơi. Vì ta có lòng nhu mì, khiêm ti, nên hãy mang lấy ách của ta, học theo ta, thì linh hồn các ngươi sẽ được nghỉ ngơi. Vì ách ta dễ chịu, và gánh ta nhẹ nhàng]

    Ta hãy xem Ngài kiểm soát các môn đồ khi họ cố gắng xua đuổi những bà mẹ nào mang con tới cho Ngài mà Ngài có thể ban phúc cho họ:
    “Hỡi những đứa trẻ đau khổ, không được cấm chúng đến với ta; vì thiên giới vốn dành cho chúng” (#Thánh thư Matthew, XIX, 14.)
    "Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng cấm chúng nó, vì nước trời thụôc về những kẻ giống như chúng nó”

    Và có một lần Ngài chọn một đứa trẻ con, đặt nó giữa đám đông để nêu gương cho các môn đồ về lòng khiêm hạ và tuân phục. Ta hãy xét tới cái giáo huấn nghiêm khắc này cũng lại chính xác dựa theo đường lối về giáo huấn huyền bí cổ truyền, nó bảo rằng sự gắn bó với những sự vật trần thế gây thiệt hại chết người cho sự tiến bộ trong đời sống tinh thần. Khi một thanh niên đến với Ngài để hỏi xem làm sao đạt được sự sống đời đời thì câu trả lời đầu tiên của Ngài là theo công truyền:
    “Con hãy tuân thủ những điều răn cấm”
    Người thanh niên trả lời rằng:
    “Con đã tuân theo những giới răn này từ tấm bé, vậy con còn thiếu điều gì nữa?”
    Rồi tới một yêu cầu nghiêm khắc hơn:
    “Nếu con đã hoàn hảo rồi thì con hãy đi bán hết những gì con sở hữu, bố thí cho người nghèo để con có được kho báu trên trời; rồi hãy đến đây theo ta”
    Người thanh niên
    “buồn rầu bỏ đi: vì y có nhiều tài sản sở hữu”
    Thế rồi bậc đạo sư huyền bí nhấn mạnh tới giáo huấn này với các môn đồ:
    “Một người giàu khó lòng bước vào thiên giới . . . Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn một người giàu nhập vào thiên giới” (#Thánh thư Matthew. XIX, 16-24.)
    [Nếu ngươi muốn được trọn vẹn , hãy đi bán hết của cải ngươi mà cho kẻ nghèo, thì ngươi sẽ có của báu ở trên trời; rồi hãy đến theo ta]
    [Ta lại nói cùng các ngươi, lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Đức Chúa Trời]

    Vậy là bằng cách này Ngài đã giảng dạy cùng một đạo đức thời xưa về giáo huấn quen thuộc xiết bao cho tất cả chúng ta, giáo huấn của các bậc Sáng lập ra mọi tôn giáo thời xưa. Chúng ta truy nguyên được Ngài cũng như các bậc tiền bối của Ngài qua việc giảng dạy bằng dụ ngôn; Ngài luôn luôn nhắc tới dụ ngôn khi ngỏ lời trước đại chúng. Ngài nói hết dụ ngôn này tới dụ ngôn khác, mỗi dụ ngôn bao hàm một viên ngọc quí nào đó về sự thật tâm linh. Có lẽ dụ ngôn làm xao động tâm hồn của Giáo hội Ki Tô, chinh phục được lòng người mãi mãi vì nó thật đẹp đẽ và âu yếm, đó là dụ ngôn về con cừu bị thất lạc trong hoang mạc mà người chăn chiên cần mẫn đi tìm mãi cho tới khi tìm thấy nó “và khi đã tìm ra rồi thì y vui mừng vác nó trên vai. Và khi về nhà thì y tụ tập bạn bè láng diềng lại nói với họ hãy góp vui với tôi, vì tôi đã tìm ra con cừu bị thất lạc. Tôi xin nói với các bạn cũng vậy, niềm vui trên cõi trời sẽ đến với kẻ tội lỗi biết ăn năn còn hơn là đến với 99 người đúng đắn không cần tới sự ăn năn” (#Thánh thư Luke, XV, 3-7.)
    [Trong vòng các ngươi, người nào có một trăm con chiên mà mất một con, thì há chẳng để chín mươi chín con lại nơi đồng vắng, rồi đi tìm con đã mất cho kỳ được sao?]
    “Đấng Chủ Chăn Phước Lành” là một trong những hồng danh được ưa dùng để chỉ Đấng Ki Tô trong khắp Giáo hội Ki Tô, bạn có thể thấy Ngài trong những bức tranh, bạn có thể thấy Ngài trong những cánh cửa sổ vẽ của các nhà thờ và nhà thờ chính; người ta vẽ “Đấng Chủ Chăn Phước Lành” khoác trên vai con chiên bị thất lạc mà Ngài đã tìm thấy, mang về nhà đem lại niềm vui cho bãi rào thành cái chuồng chăn những con cừu khác.

    Giáo lý của Ngài về “Thiên giới” đã bị xuyên tạc rất nhiều, nhưng người ta hiểu rõ nó trong thời Giáo hội sơ khai. Đó là một cõi giới mà con người được mời gọi vào và người ta đã vạch rõ những giai đoạn trong đó.Con người phải trong sạch trước khi được phép nhập vào thiên giới; họ phải có đức tin; đó là một điều thiết yếu trước khi họ có thể đến với thiên giới; họ phải thêm tri thức vào cho đức tin bằng không thì họ sẽ chẳng thể đạt tới cấp cao; minh triết phải nối tiếp tri thức bằng không thì chúng vẫn chưa hoàn hảo; người ta hứa hẹn sự bất tử như thế cho mọi người, tức là việc chinh phục được sự chết, không còn đi ra ngoài nữa. Đó là vì như ta thấy hiện nay, Ki Tô giáo thời sơ khai có dạy giáo lý cổ truyền Luân Hồi; vì thế cho nên có một lúc người ta khắc phục được sự chết và con người không đi ra khỏi Đền Thờ của Thượng Đế nữa. Khi họ đã trở nên hoàn hảo, làm chủ được các điều bí mật của thiên giới. Như vậy là Chúa Giê su đã trải qua ba năm ngắn ngủi nhằm dạy dỗ, chữa bệnh và giúp đỡ cho mọi người nào đang cần tới.

    Thánh Peter tổng kết cuộc đời của Ngài như sau:
    “Ngài đi lang thang để làm phúc” (#Công vụ các Tông đồ, X, 38.)
    [Thể nào Đức Chúa Trời lấy Thánh Linh và quyền năng xức dầu cho Jêsu ở Na xa rét, rồi Ngài trải khắp nơi làm lành và chữa mọi kẻ bị ma quỉ áp chế, vì Đức Chúa Trời ở cùng Ngài]

    Cuộc đời Ngài rất ngắn ngủi, tại sao vậy?
    Bởi vì các dân tộc mà Ngài đến với họ để mang lại thông điệp về Tình Huynh Đệ: Đi tới một dân tộc như thế, khốc liệt, cuồng tín, hà khắc và ngu tín về tôn giáo của chính mình thì ắt chỉ có thể có một kết quả duy nhất – luật phạm thượng khắc khe của họ được đưa vào tác động và Ngài bị hạ sát bởi sự oán thù và ác ý. Đôi khi ngày nay người ta thắc mắc: Tại sao các Chơn sư lại vẫn còn ẩn tàng, tại sao các Ngài lại đứng đằng sau bức màn và từ chối xuất hiện ở chốn vãng lai của con người. Bởi vì chừng nào con người còn chưa học trở lại được sự tôn kính thời xưa vốn tôn một bậc sứ giả của chư Thần linh lên thành một nhân vật thánh thiện, và vây quanh Ngài bằng tình thương, sự kính cẩn và sự tôn thờ, thì các Chơn sư Minh triết không thể xuất hiện để kích động những cơn đam mê giận dữ của con người vì ganh ghét với sự trong sạch của các Ngài, vì thù địch với sinh hoạt tâm linh của các Ngài. Đấng Christ là đấng cuối cùng trong các sứ giả vĩ đại được biệt phái tới cho thế gian và những người được Ngài giáng lâm lại sát hại Ngài khi mới trải qua ba năm sinh hoạt giữa công chúng; họ ghét Ngài về một sự trong sạch, dường như đối với họ là một sự sỉ nhục cho sự không trong sạch của chính mình, và họ ghét Ngài vì một sự cao cả vốn là lời quở trách đối với sự nhỏ nhen của họ.

    ...................

    Cuộc đấu tranh nổ ra giữa những người này và đại chúng, thật ra đại chúng được dẫn dắt bởi một số người có học thức và minh triết; nó chấm dứt qua sự thành công của đại chúng thất học khiến cho trục xuất ra khỏi Giáo hội các môn đồ Ngộ đạo có học hơn và đầy triết lý hơn; từ đó trở đi họ còn bị ngăn cấm theo dạng tà thuyết. Giáo hội xuất lộ từ cuộc đấu tranh ấy vẫn có đủ tôn giáo chân chính bị bỏ lại để rèn luyện và nâng cao tâm hồn, nhưng không đủ để biện minh cho minh triết của thời đại v. v. . . Nó làm xuất hiện trong cuộc đấu tranh ấy lòng sùng tín đối với Đấng Chrit cá nhân, con người – Thượng Đế vốn là đối tượng của sự thờ cúng nhiệt thành nhất và đam mê nhất. Như tôi có nói, trong cái sự khải huyền Đấng Thiêng liêng ấy có một điều mà con tim đang khao khát; tiếc thay nó không có đủ để chế ngự trí năng, để trui rèn được tâm trí triết học. Kết quả là Thời đại Hắc ám giáng xuống Âu châu, Thời đại Hắc ám đã được gọi đúng đắn và thích hợp như vậy trong lịch sử, còn tri thức bí truyền của Giáo hội sơ khai đã biến mất, các đức cha thậm chí đã bị quên lãng hết ngoại trừ trong các tu viện nơi mà người ta vẫn còn nghiên cứu các ngài và từ đó trở đi thỉnh thoảng Giáo hội Công giáo La Mã lại cung cấp cho thế gian các vị Tiến sĩ thần học và siêu hình học.

    Ta có thể thấy bằng cách nào mà trong thời kỳ hắc ám này các giáo lý đã bị bẻ quặc và xuyên tạc, làm thế nào mà một số giáo lý lại đâm ra nổi loạn chống lại lý trí và lương tâm dưới dạng được trình bày.

    .............................

  2. #2

    Mặc định

    ĐỨc Giê Su có nói: ai có sẽ cho thêm và người ấy sẻ dư dật, ai không có - thì dẩu cái đã có cũng sẻ bị lấy mất .
    Vậy ý nghĩa ẩn tàng của Từ "có" đây là gì ? đó là điều gì , ắt hẳn điều này thực sự quý báu . mình đã tìm hiểu từ ý nghĩa của điều này trên 10 năm mà vẩn ko tim ra dc ý nghĩa của nó. nếu Vị nào biết làm ơn mách bảo cho mình nhé. có thể pm giúp mình hiểu chân li cao siêu này. thanks
    khóc đến bao giờ- đến bao giờ trái tim mới thôi ngừng khóc.:prayingyawn::whew:

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dangthanhtam Xem Bài Gởi
    ĐỨc Giê Su có nói: ai có sẽ cho thêm và người ấy sẻ dư dật, ai không có - thì dẩu cái đã có cũng sẻ bị lấy mất .
    Vậy ý nghĩa ẩn tàng của Từ "có" đây là gì ? đó là điều gì , ắt hẳn điều này thực sự quý báu . mình đã tìm hiểu từ ý nghĩa của điều này trên 10 năm mà vẩn ko tim ra dc ý nghĩa của nó. nếu Vị nào biết làm ơn mách bảo cho mình nhé. có thể pm giúp mình hiểu chân li cao siêu này. thanks
    HAI Chữ có trước là sự Minh triết và sự Trinh khiết (đạo đức)
    Chữ có sau là Phần hồn và cũng có nghĩa là sự sống và đời sống vật chất.
    "Ai yêu danh lợi vật chất trần gian hơn Ta không đáng là môn đệ của Ta"

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HKHK Xem Bài Gởi
    HAI Chữ có trước là sự Minh triết và sự Trinh khiết (đạo đức)
    Chữ có sau là Phần hồn và cũng có nghĩa là sự sống và đời sống vật chất.
    "Ai yêu danh lợi vật chất trần gian hơn Ta không đáng là môn đệ của Ta"
    . vậy phải tìm minh triết . và trinh khiết bằng cách nào , chắc hẳn quý vị đã tu tập và chứng ngộ nhiều. vậy cho mình hỏi pp là thế nào. mình ko thấy 1 pp thực tập rỏ ràng nào mà Đức Giessu chỉ rỏ cả .vậy con đường là thế nào xin quý vị chỉ đạo. điều này mình cũng đã tìm cầu trên 10 năm mà ko đi tới đâu. thanks... hay là ý nghĩa đã bị diển dịch sai lệch , hoài nghi.....//////????/? xin quý vi pm hoặc chi điểm
    khóc đến bao giờ- đến bao giờ trái tim mới thôi ngừng khóc.:prayingyawn::whew:

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dangthanhtam Xem Bài Gởi
    . vậy phải tìm minh triết . và trinh khiết bằng cách nào , chắc hẳn quý vị đã tu tập và chứng ngộ nhiều. vậy cho mình hỏi pp là thế nào. mình ko thấy 1 pp thực tập rỏ ràng nào mà Đức Giessu chỉ rỏ cả .vậy con đường là thế nào xin quý vị chỉ đạo. điều này mình cũng đã tìm cầu trên 10 năm mà ko đi tới đâu. thanks... hay là ý nghĩa đã bị diển dịch sai lệch , hoài nghi.....//////????/? xin quý vi pm hoặc chi điểm
    Xin góp ý thêm đôi chút : Kinh Thánh sai lạc rất nhiều ,nhưng riêng câu bạn nêu trên thì không sai, muốn có minh triết tức sự sáng suốt ,sự hiểu biết chân lý, chân lý là gì ? là sự thật ,lẻ phải ,cái đúng.... và cũng có nghĩa là sự hợp thời và cả lòng nhân từ vì cái gì không có lòng nhân từ thì cũng không phải là chân lý,đó cũng là cốt tủy của Đạo Phật.Muốn có minh triết phải tìm học rất nhiều ở các kinh sách các tôn giáo ,giáo lý TTH là một, dù cũng không hoàn toàn đúng,nhưng là ánh sáng trên đường đạo...và thế nào là CÁI ĐÚNG sau một thời gian bạn sẽ tự có...
    Còn pp để có minh triết và đạo đức thì chủ yếu là bạn ,TCG rất ít pp tập cũng như giáo lý Thông thiên học(TTH) vậy,nhưng các tôn giáo khác thì có nhiều, trong đó có Phật giáo, kể cả sách "học làm người " của"người đời " cũng có nhiều.
    Sơ lược vài dòng góp ý với bạn, nhưng nói chung bạn không nên căng thẳng lắm trong việc tìm chân lý vì đây là VIỆC RẤT LÀ LỚN, LỚN LỚN ĐẾN MỨC KHÔNG CÓ AI GÁNH NỖI.

  6. #6

    Mặc định CÓ CÓ KHÔNG KHÔNG

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dangthanhtam Xem Bài Gởi
    ĐỨc Giê Su có nói: ai có sẽ cho thêm và người ấy sẻ dư dật, ai không có - thì dẩu cái đã có cũng sẻ bị lấy mất .
    Vậy ý nghĩa ẩn tàng của Từ "có" đây là gì ? đó là điều gì , ắt hẳn điều này thực sự quý báu . mình đã tìm hiểu từ ý nghĩa của điều này trên 10 năm mà vẩn ko tim ra dc ý nghĩa của nó. nếu Vị nào biết làm ơn mách bảo cho mình nhé. có thể pm giúp mình hiểu chân li cao siêu này. thanks
    Trích dẫn Nguyên văn bởi dangthanhtam Xem Bài Gởi

    ĐỨc Giê Su có nói: ai có sẽ cho thêm và người ấy sẻ dư dật, ai không có -
    thì dẩu cái đã có cũng sẻ bị lấy mất .
    Vậy ý nghĩa ẩn tàng của Từ "có" đây là gì ? đó là điều gì , ắt hẳn điều này thực sự quý báu . mình đã tìm hiểu từ ý nghĩa của điều này trên 10 năm mà vẩn ko tim ra dc ý nghĩa của nó. nếu Vị nào biết làm ơn mách bảo cho mình nhé. có thể pm giúp mình hiểu chân lí cao siêu này. thanks
    Chào bạn!

    Trước hết theo nghĩa đen thì ai "CÓ" sẽ cho "THÊM" và người áy sẽ " DƯ DẬT"
    như vậy:

    - CÓ + THÊM = CÓ + CÓ = CÓ CÓ?
    và:

    Ai "KHÔNG CÓ" thì dẫu cái "ĐÃ CÓ" cũng bị "LẤY MẤT"
    như vậy:

    - KHÔNG CÓ = KHÔNG + MẤT = KHÔNG + KHÔNG = KHÔNG KHÔNG?

    vậy là: CÓ CÓ KHÔNG KHÔNG?
    + Nghĩa đen thông thường của câu này trong KINH THÁNH là ai CÓ thì sẽ
    được cho THÊM mà trở nên DƯ DẬT? Nhất là với những người đi làm cho CHỦ? ví dụ: ÔNG A làm việc cho ông CHỦ, ông CHỦ giao việc cho trong một năm 12 tháng phải hoàn thành tốt công việc thì chủ sẽ trả công sòng phẳng là 12 TRIÊU ĐỒNG ( mỗi tháng một triệu) xứng với công sức ông A đã bỏ ra trong suốt một năm? như vậy ông A đã CÓ phải không?
    + CHỦ thấy ông A chăm chỉ ĐÃ hoàn thành công việc một cách tốt đẹp làm CHỦ rất vui lòng nên ông CHỦ đã thưởng THÊM cho ông A một triệu nữa như vậy ông A đã CÓ 12 triệu đồng cộng với một triệu nữa là tổng cộng là 13 triệu đồng? thế là ông này trở nên là người CÓ CÓ?

    +tương tự như thế với người cũng làm việc cho chủ nhưng lại do lười biếng nên CHỦ chẳng những không thưởng mà còn lấy lại hết cả vốn? vì người này đã lười biếng và bất kính với CHỦ? Và người này trở thành KHÔNG KHÔNG?

    + Về nghĩa bóng của câu chuyện mà Chúa Giê-su muốn nói đến là những vị
    GIÁM MỤC hay LINH MỤC thuộc HỘI THYANH1 CÔNG GIÁO RÔ MA vv được CHỦ là CHÚA Giê-su giao cho những CÔNG VIỆC để Chăn dắt HỘI THÁNH của Ngài tùy theo chức vụ cấp bậc trình độ mà NGÀI trao cho những CÔNG VIỆC thích hợp?...thời gian mà CHỦ đi vắng có ý ám chỉ đến việc NGÀI lên TRỜI NGỰ BÊN HỮU ĐỨC CHÚA CHA?

    + và thời gian CHỦ trở về là có ý ám chỉ việc CHÚA Giê-su sẽ QUANG LÂM
    NGỰ ĐẾN MỘT CÁCH VINH QUANG GIỮA GIÒNG THỜI GIAN?

    - KHI NGÀI ĐẾN NGÀI SẼ TÍNH SỔ VỚI CÁC HỘI THÁNH ĐẶC BIỆT LÀ VỚI HỘI
    THÁNH CÔNG GIÁO RÔ MA TRƯỚC TIÊN?

    - CHÚNG TA ĐỂ Ý KỸ VỀ TÊN ĐẦY TỚ CÓ MỘT NÉN THEO TÔI ĐÓ CHÍNH LÀ
    HÀNG GIÁO PHẨM CÔNG GIÁO RÔ MA LÀ TÊN ĐẦY TỚ CHỈ CÓ MỘT NÉN VÀNG MÀ CHỦ ĐÃ TRAO CHO! NÉN VÀNG NÀY CHÍNH LÀ LỜI CHÚA ĐÃ DẠY LÀ LỜI KINH THÁNH MÀ CHÚA MUỐN CÁC HỒNG Y GIÁM MỤC LINH MỤC TU SỸ PHẢI TRUNG THỰC TRUYỀN DẠY LỜI CHÚA CHO GIÁO DÂN NHƯNG HỌ RẤT ĐỘC QUYỀN TRONG CÁCH GIẢNG DẠY? ĐÀNH RẰNG GIÁO DÂN CŨNG HAY CÓ NHỮNG TRƯỜNG HỢP GIẢI THÍCH KINH THÁNH MỘT CÁCH SAI LẠC?

    + NHƯNG CHỈ VÌ CHỈ SỢ GIÁO DÂN SAI LẦM MÀ HÀNG GIÁO PHẨM LẠI RẤT HẠN CHẾ TRONG VẤN ĐỀ TRUYỀN LỜI SỰ THẬT VỀ KINH THÁNH NHẤT LÀ NHỮNG GIỚI LUẬT CĂN BẢN VỀ SỰ THỜ PHƯỢNG CHÚA TRỜI NHƯ 10 GIỚI LUẬT HAY LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA GIÊ-SU VỀ TIN MỪNG CỨU ĐỘ HAY SỰ CẢNH GIÁC CÁC "TÀ ĐẠO" như "NHÂN CHỨNG GIÊ-HÔ-VA" CHẲNG HẠN! ĐÃ KHÔNG ĐƯỢC CÁC VỊ NÀY DẠY BẢO CHO GIÁO DÂN TUÂN THEO ĐÚNG NHƯ THÁNH Ý CHÚA MONG MUỐN? NÊN ĐÃ LÀM CHO CON CHIÊN GIÁO DÂN ĐÃ CÓ NHIỀU KẺ BỊ LẠC ĐẠO CỦA CHÚA GIÊ-SU ĐÃ DẠY?

    + THẾ CÒN KẺ ĐƯỢC HAI BA NÉN ÁM CHỈ AI?
    - ĐÓ CÁC GIÁO PHÁI TIN LÀNH TRUYỀN THỐNG HỌ ĐÃ LÀM THEO LỜI CHÚA GIÊ-SU DẠY BẢO LÀ ĐI TRUYỀN DẠY CHO MỌI NGƯỜI MỌI DÂN TỘC VỀ LỜI HẰNG SỐNG CỦA CHÚA? VÌ THẾ HỌ LÀ NHỮNG KẺ ĐƯỢC CHÚA "CÓ CÓ"
    MẶC DÙ HỌ CÓ MỘT CHÚT SAI LÂM KINH THÁNH VÀ GIÁO LÝ NHƯNG HỌ CŨNG ĐÃ TẬN TÂM RAO GIẢNG LỜI CHÚA CHO NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC BIẾT VỀ ƠN CỨU ĐỘ CỦA CHÚA GIÊ-SU?

    + Nói tóm lại CÓ CÓ là như thế đấy! là những vị mục sư của các giáo phái TIN LÀNH TRUYỀN THỐNG ĐƯỢC CHÚA BAN THÊM CHO NHIỀU NGƯỜI VÀO ĐẠO CHÚA QUA TIN LÀNH? ĐÂY CŨNG LÀ CÁCH CHÚA HẠ CÔNG GIÁO RÔ MA XUỐNG MỘT THỜI GIAN ĐỂ HỌ SUY NGHĨ LẠI MÌNH ĐÃ BẤT TRUNG VỚI CHÚA GIÊ-SU NHƯ THẾ NÀO THÔI?

    và KHÔNG KHÔNG là ai vậy?

    là các Giám mục, Linh mục vv sẽ bị Chúa Giê-su lấy lại bầy chiên CÔNG GIÁO KHÔNG CHOA CHĂN NỮA VÀ NGÀI SẼ THIẾT LẬP LẠI HÀNG GIÁO PHẨM MỚI THEO ĐÚNG Ý CỦA NGÀI ĐỂ CÁC VỊ MỚI NÀY BIẾT TUÂN THEO Ý CHÚA TRUNG THÀNH DẠY BẢO ĐƯỜNG LỐI SỰ THẬT CỦA NGÀI CHO GIÁO DÂN CÔNG GIÁO CŨNG NHƯ MỌI NGƯỜI?
    Last edited by tam lương song thiên; 26-07-2013 at 05:09 PM. Lý do: THIẾU CHỮ

  7. #7

    Mặc định

    [QUOTE=tam lương song thiên;1176884]Chào bạn!

    " Trước hết theo nghĩa đen thì ai "CÓ" sẽ cho "THÊM" và người áy sẽ " DƯ DẬT"
    như vậy:

    - CÓ + THÊM = CÓ + CÓ = CÓ CÓ?
    và:

    Ai "KHÔNG CÓ" thì dẫu cái "ĐÃ CÓ" cũng bị "LẤY MẤT"
    như vậy:

    - KHÔNG CÓ = KHÔNG + MẤT = KHÔNG + KHÔNG = KHÔNG KHÔNG?

    vậy là: CÓ CÓ KHÔNG KHÔNG?
    + Nghĩa đen thông thường của câu này trong KINH THÁNH là ai CÓ thì sẽ
    được cho THÊM mà trở nên DƯ DẬT? Nhất là với những người đi làm cho CHỦ? ví dụ: ÔNG A làm việc cho ông CHỦ, ông CHỦ giao việc cho trong một năm 12 tháng phải hoàn thành tốt công việc thì chủ sẽ trả công sòng phẳng là 12 TRIÊU ĐỒNG ( mỗi tháng một triệu) xứng với công sức ông A đã bỏ ra trong suốt một năm? như vậy ông A đã CÓ phải không?
    + CHỦ thấy ông A chăm chỉ ĐÃ hoàn thành công việc một cách tốt đẹp làm CHỦ rất vui lòng nên ông CHỦ đã thưởng THÊM cho ông A một triệu nữa như vậy ông A đã CÓ 12 triệu đồng cộng với một triệu nữa là tổng cộng là 13 triệu đồng? thế là ông này trở nên là người CÓ CÓ?

    +tương tự như thế với người cũng làm việc cho chủ nhưng lại do lười biếng nên CHỦ chẳng những không thưởng mà còn lấy lại hết cả vốn? vì người này đã lười biếng và bất kính với CHỦ? Và người này trở thành KHÔNG KHÔNG?

    + Về nghĩa bóng của câu chuyện mà Chúa Giê-su muốn nói đến là những vị
    GIÁM MỤC hay LINH MỤC thuộc HỘI THYANH1 CÔNG GIÁO RÔ MA vv được CHỦ là CHÚA Giê-su giao cho những CÔNG VIỆC để Chăn dắt HỘI THÁNH của Ngài tùy theo chức vụ cấp bậc trình độ mà NGÀI trao cho những CÔNG VIỆC thích hợp?...thời gian mà CHỦ đi vắng có ý ám chỉ đến việc NGÀI lên TRỜI NGỰ BÊN HỮU ĐỨC CHÚA CHA?

    + và thời gian CHỦ trở về là có ý ám chỉ việc CHÚA Giê-su sẽ QUANG LÂM
    NGỰ ĐẾN MỘT CÁCH VINH QUANG GIỮA GIÒNG THỜI GIAN?

    - KHI NGÀI ĐẾN NGÀI SẼ TÍNH SỔ VỚI CÁC HỘI THÁNH ĐẶC BIỆT LÀ VỚI HỘI
    THÁNH CÔNG GIÁO RÔ MA TRƯỚC TIÊN?

    - CHÚNG TA ĐỂ Ý KỸ VỀ TÊN ĐẦY TỚ CÓ MỘT NÉN THEO TÔI ĐÓ CHÍNH LÀ
    HÀNG GIÁO PHẨM CÔNG GIÁO RÔ MA LÀ TÊN ĐẦY TỚ CHỈ CÓ MỘT NÉN VÀNG MÀ CHỦ ĐÃ TRAO CHO! NÉN VÀNG NÀY CHÍNH LÀ LỜI CHÚA ĐÃ DẠY LÀ LỜI KINH THÁNH MÀ CHÚA MUỐN CÁC HỒNG Y GIÁM MỤC LINH MỤC TU SỸ PHẢI TRUNG THỰC TRUYỀN DẠY LỜI CHÚA CHO GIÁO DÂN NHƯNG HỌ RẤT ĐỘC QUYỀN TRONG CÁCH GIẢNG DẠY? ĐÀNH RẰNG GIÁO DÂN CŨNG HAY CÓ NHỮNG TRƯỜNG HỢP GIẢI THÍCH KINH THÁNH MỘT CÁCH SAI LẠC?

    + NHƯNG CHỈ VÌ CHỈ SỢ GIÁO DÂN SAI LẦM MÀ HÀNG GIÁO PHẨM LẠI RẤT HẠN CHẾ TRONG VẤN ĐỀ TRUYỀN LỜI SỰ THẬT VỀ KINH THÁNH NHẤT LÀ NHỮNG GIỚI LUẬT CĂN BẢN VỀ SỰ THỜ PHƯỢNG CHÚA TRỜI NHƯ 10 GIỚI LUẬT HAY LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA GIÊ-SU VỀ TIN MỪNG CỨU ĐỘ HAY SỰ CẢNH GIÁC CÁC "TÀ ĐẠO" như "NHÂN CHỨNG GIÊ-HÔ-VA" CHẲNG HẠN! ĐÃ KHÔNG ĐƯỢC CÁC VỊ NÀY DẠY BẢO CHO GIÁO DÂN TUÂN THEO ĐÚNG NHƯ THÁNH Ý CHÚA MONG MUỐN? NÊN ĐÃ LÀM CHO CON CHIÊN GIÁO DÂN ĐÃ CÓ NHIỀU KẺ BỊ LẠC ĐẠO CỦA CHÚA GIÊ-SU ĐÃ DẠY?

    + THẾ CÒN KẺ ĐƯỢC HAI BA NÉN ÁM CHỈ AI?
    - ĐÓ CÁC GIÁO PHÁI TIN LÀNH TRUYỀN THỐNG HỌ ĐÃ LÀM THEO LỜI CHÚA GIÊ-SU DẠY BẢO LÀ ĐI TRUYỀN DẠY CHO MỌI NGƯỜI MỌI DÂN TỘC VỀ LỜI HẰNG SỐNG CỦA CHÚA? VÌ THẾ HỌ LÀ NHỮNG KẺ ĐƯỢC CHÚA "CÓ CÓ"
    MẶC DÙ HỌ CÓ MỘT CHÚT SAI LÂM KINH THÁNH VÀ GIÁO LÝ NHƯNG HỌ CŨNG ĐÃ TẬN TÂM RAO GIẢNG LỜI CHÚA CHO NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC BIẾT VỀ ƠN CỨU ĐỘ CỦA CHÚA GIÊ-SU?

    + Nói tóm lại CÓ CÓ là như thế đấy! là những vị mục sư của các giáo phái TIN LÀNH TRUYỀN THỐNG ĐƯỢC CHÚA BAN THÊM CHO NHIỀU NGƯỜI VÀO ĐẠO CHÚA QUA TIN LÀNH? ĐÂY CŨNG LÀ CÁCH CHÚA HẠ CÔNG GIÁO RÔ MA XUỐNG MỘT THỜI GIAN ĐỂ HỌ SUY NGHĨ LẠI MÌNH ĐÃ BẤT TRUNG VỚI CHÚA GIÊ-SU NHƯ THẾ NÀO THÔI?

    và KHÔNG KHÔNG là ai vậy?

    là các Giám mục, Linh mục vv sẽ bị Chúa Giê-su lấy lại bầy chiên CÔNG GIÁO KHÔNG CHOA CHĂN NỮA VÀ NGÀI SẼ THIẾT LẬP LẠI HÀNG GIÁO PHẨM MỚI THEO ĐÚNG Ý CỦA NGÀI ĐỂ CÁC VỊ MỚI NÀY BIẾT TUÂN THEO Ý CHÚA TRUNG THÀNH DẠY BẢO ĐƯỜNG LỐI SỰ THẬT CỦA NGÀI CHO GIÁO DÂN CÔNG GIÁO CŨNG NHƯ MỌI NGƯỜI?"[/QUOTE


    Cách cắt nghĩa này rất theo tôn giáo hơi cố hửu và bị giới hạn theo nghĩa đen rất nhiu. những mục sư nhà thờ hay người tin lành rất thĩch kiến giải như vậy.khi mới nghiên cứu kinh thánh mình hay thắc mắc ở các bạn tin lành. công giáo ,cả các ngài mục sư nữa.mình thấy cách nhìn nhận chân lí họ đều giống nhau. Mình biết nó sẻ ko phù hợp với 1 hành giả tâm linh.Mình tin Minh triết là một điều gì đó rất quý báu,nó có ở đó nó hiện hửu ở đó có thể dùng được , nắm bắt dc trong bàn tay, nhưng không phải là lộ thiên ra cho tất cả ..có 1 con đường nào đó rất, rất hẹp để tiếp tiếp cận với chân lí này ,nếu hửu duyên ắt sẻ gặp ĐẠo lớn....thôi thì cứ chí nguyện 1 mai cầu thấy dc vậy! thanks
    khóc đến bao giờ- đến bao giờ trái tim mới thôi ngừng khóc.:prayingyawn::whew:

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dangthanhtam Xem Bài Gởi
    ĐỨc Giê Su có nói: ai có sẽ cho thêm và người ấy sẻ dư dật, ai không có - thì dẩu cái đã có cũng sẻ bị lấy mất .
    Vậy ý nghĩa ẩn tàng của Từ "có" đây là gì ? đó là điều gì , ắt hẳn điều này thực sự quý báu . mình đã tìm hiểu từ ý nghĩa của điều này trên 10 năm mà vẩn ko tim ra dc ý nghĩa của nó. nếu Vị nào biết làm ơn mách bảo cho mình nhé. có thể pm giúp mình hiểu chân li cao siêu này. thanks
    CÓ THÌ CÓ NHIỀU NGHĨA? NHƯNG Ở ĐÂY MUỐN NÓI VINH DỰ CỦA NHỮNG VỊ TÔI TỚ CHÍNH LÀ CÁC GIÁM MỤC LINH MỤC VÀ MỤC SƯ VV LÀ NHỮNG KẺ CÓ NHỮNG NGƯỜI TÍN ĐỒ HAY GIÁO DÂN THUỘC QUYỀN HẠN CHĂN DẮT HỌ TIN VỀ ĐẠO CHÚA CỦA MÌNH THÔI?

  9. #9

    Mặc định

    Đọc cuốn Đối thoại với Thượng đế đi bạn, sẽ có câu trả lời trong đó.

  10. #10

    Mặc định Ý nghĩa ẩn tàng trong Kinh Thánh

    Ý nghĩa ẩn tàng trong Kinh Thánh
    CHÌA KHÓA TTH
    ...................................
    Vấn: Nhưng bạn làm sao giải thích được sự kiện phổ quát mà tất cả các quốc gia, tất cả các dân tộc đã cầu nguyện và chiêm ngưỡng một hoặc các vị Thần ? Thậm chí vài người lại chiêm ngưỡng và cầu khẩn ma quỉ cùng các chân linh hung ác giúp đỡ họ,nhưng điều đó là chứng cứ phổ quát của tín ngưỡng về sự hữu hiệu của lời cầu nguyện.



    Đáp: Các sự kiện đó giải thích rằng lời cầu nguyện còn có nhiều ý nghĩa khác ngoài ý nghĩa mà người Cơ Đốc đã gán cho nó. Lời cầu nguyện không những là một sự khẩn cầu hoặc một thỉnh nguyện, mà thuở xưa còn là một cuộc cầu đảo hay phù chú. Mantra hay lời cầu nguyện của người Ấn Độ được ca hát một cách nhịp nhàng, đúng nghĩa vì người Bà-la-môn tự xem mình cao hơn các thiên thần bậc thường, hoặc các “Vị Thần”. Lời cầu nguyện có thể là một sự kêu gọi hoặc một phù chú để nguyền rủa, hoặc trù ếm (cũng như trong trường hợp hai đạo quân cầu nguyện cùng một lúc để tiêu diệt lẫn nhau), cũng như một sự chúc phúc. Nhưng, phần đông con người rất ích kỷ, họ chỉ biết cầu nguyện cho họ mà thôi, họ xin được ban “cho cơm hằng ngày” thay vì tự kiếm ăn do sức làm việc, họ cầu khẩn Thượng Đế đừng “xui dục cho họ bị cám dỗ” mà nên giải thoát họ (các người thỉnh nguyện) khỏi điều ác, vì vậy lời cầu nguyện như được hiểu biết ngày nay,thật có hại gấp đôi:

    a/ con người không còn tự tin nơi mình.

    b/ phát triển nơi con người tính ích kỷ còn hung bạo hơn họ đã có cách tự nhiên. Tôi xin lập lại, chúng tôi tin tưởng nơi sự “tương ứng” và nhu cầu hành động hòa hợp với “Cha chúng ta ở trên Trời”, và trong những lúc có được lạc phúc xuất thần, nhờ khả năng hợp nhất chặt chẽ với linh hồn thượng đẳng thu hút về nguồn cội, trung tâm và về cái tinh túy phổ quát – trạng thái được gọi là Samadhi trong đời sống và Niết Bàn (Nirvana) sau khi chết. Chúng tôi từ khước cầu nguyện nơi các bản thể hữu hạn và sáng tạo, nghĩa là nơi các vị thần, thánh, thiên thần, v.v.. bởi vì chúng tôi xem điều đó như là sự sùng bái ngẫu tượng (l’idolâtrie); chúng tôi không thể cầu nguyện nơi TUYỆT ĐỐI, vì những lý do đã giải thích rồi; vậy thì chúng tôi cố gắng thay thế lời cầu nguyện vô ích và hão huyền bằng hành động xứng đáng để phát sinh điều thiện.



    Vấn : Người Cơ Đốc Giáo xem như thế là ngạo mạn và phạm thánh. Họ có lý chăng ?



    Đáp : Đúng vậy. Trái lại, chính họ đã tỏ ra ngạo mạn quá đáng khi tin tưởng rằng cái Tuyệt Đối hoặc Vô Tận – giả thuyết có sự tương quan giữa vô hạn và hữu hạn có thể tự hạ để nghe mỗi lời cầu nguyện hão huyền, ích kỷ của thế nhân. Chính họ còn phạm thánh khi dạy rằng một Thượng Đế Toàn Giác và Toàn Năng cần đến lời cầu nguyện của chúng ta để hiểu biết phải làm cái chi ! Về ý nghĩa bí truyền, điều nầy được xác nhận bởi Đức Phật cũng như Đức Jésus. Đức Phật dạy: “Các người chớ nên trông cậy vào những vị Thần bất lực, các người chớ nên cầu nguyện ! Tốt hơn hết các người nên hành động, vì chưng bóng tối không tự sáng tỏ được. Các người chớ nên đòi hỏi ở sự im lặng điều chi cả, bởi nó không nói được, cũng không nghe được”. Đức Jésus khuyên bảo: “Tất cả điều chi mà các ngưòi cầu xin nhân danh ta (của Christos),ta sẽ làm. Lẽ dĩ nhiên câu nầy, nếu lấy theo nghĩa đen, sẽ trái ngược lại với lập luận của chúng tôi. Nhưng nếu người ta chấp nhận theo ý nghĩa bí truyền và trọn vẹn danh từ “Christos” thì danh từ đó tượng trưng cho Atma-Bouddhi-Manas. Trên phương diện “NGÔ, thì câu trên có ý nghĩa như sau: “Vị Thần duy nhất mà chúng ta phải hành động hợp nhất với Ngài, là chân linh mà thân xác chúng ta là Thánh điện.”



    CẦU NGUYỆN LÀM GIẢM ĐỨC TIN NƠI TA.



    Vấn: Nhưng chính Đấng Christ không cầu nguyện và không khuyên bảo ta cầu nguyện hay sao ?



    Đáp: Khẩu truyền là như vậy; nhưng các lời “cầu nguyện” nầy tùy thuộc chính xác vào sự tương ứng mà chúng tôi vừa nói nghĩa là sự tương ứng với “Cha đang ở trên Trời”. Nói cách khác, khi đồng nhất hóa Đức Jésus với Thiên Tính Phổ Quát (Déité Universelle), thì kết quả không thể tránh được và quá vô lý vì ”Chính vị Thần thực sự” sẽ tự mình cầu nguyện, và sẽ phân cách ý chí của vị Thần nầy với ý chí của chính Ngài !



    Vấn: Còn một lý luận nữa; lý luận mà vài người Cơ Đốc Giáo thường hay sử dụng. Họ nói : “Tôi cảm thấy không đủ khả năng để chế ngự các dục vọng và tật xấu nhờ sức của riêng tôi. Nhưng, khi tôi cầu nguyện Đức Jésus-Christ, tôi cảm được Ngài ban cho tôi sức mạnh, và nhờ quyền năng của Ngài mà tôi có đủ nghị lực để tự chinh phục tôi”.



    Đáp: Điều đó không có chi lạ. Nếu Đức Jesus-Christ là Thượng Đế độc lập và cách biệt với cầu nguyện dĩ nhiên tất cả phải là việc có thể đối với vị “Thần quyền uy”. Vậy công lao hoặc sự công bằng của một chiến thắng như thế ở đâu ? Tại sao kẻ chinh phục ngụy tạo lại được ban thưởng do bởi những điều chi đáng giá bằng các lời cầu nguyện? Là người phàm, bạn có muốn trả ngày lương trọn cho người thợ mà bạn đã làm gần xong công tác, trong lúc họ ngồi vất vưởng trên ngọn cây và chỉ thị cho bạn làm việc thế cho họ không? Ý tưởng nầy trải qua trọn kiếp sốntg của ta do sự lười biếng tinh thần, trong khi để cho kẻ khác làm các bổn phận và công việc cực nhọc nhất cho ta, dù cho họ là một vị Thần hoặc một người.



    Vấn : Có thể là như thế. Tuy nhiên, tư tưởng về sự tin cậy vào một Đấng Cứu Thế cá nhân trợ giúp, thêm sức mạnh cho ta trong cuộc tranh đấu với đời, là tư tưởng căn bản của Cơ Đốc Giáo thời đại. Sự tín ngưỡng này chắc chắn hữu hiệu một cách chủ quan, nghĩa là những ai tin tưởng như vậy cảm thấy được trợ giúp và tăng sức thực sự.



    Đáp : Ngoài ra không còn nghi ngờ có vài bịnh nhân được chữa trị bởi những nhà “Khoa học trí năng” (Mental scientists) [20] và những nhà “Khoa học Cơ Đốc”, những người “Phủ nhận” (Négateurs) [21] cũng đôi khi được lành bịnh. Khoa thôi miên, khoa ám thị, khoa tâm lý học, và đồng bóng, thường hay phát sinh những kết quả tương tự, nếu không nói rất thường. Nhưng ta chỉ xem xét vài trường hợp thành công để rút ra một lý luận thì không thể cho là đầy đủ được. Bạn nghĩ sao về các trường hợp không thành công mười lần nhiều hơn ? Chắc chắn bạn không có ý định cho rằng những người Cơ Đốc Giáo cuồng tín không nếm sự thất bại, dù họ đã tự phụ bởi đức tin mù quáng.



    Vấn : Nhưng làm sao bạn giải thích được các trường hợp thành công hoàn toàn ? Người Thông Thiên Học tìm gặp quyền năng để chủ trị dục vọng và tính ích kỷ ở đâu ?



    Đáp : Họ tìm thấy quyền năng nầy trong Chân Ngã Thượng Đẳng, trong chân linh thiêng liêng hay vị Thượng Đế trong họ, cũng như trong Nhân Quả (karma). Chúng tôi đã nhắc lại biết bao nhiêu lần người ta nhìn biết cây nhờ trái của nó, biết được nguyên do nhờ hiệu quả? Bạn nói về sự chế ngự các dục vọng và trở thành chí thiện, do sự trợ giúp của Thượng Đề hoặc Đấng Christ. Chúng tôi xin hỏi: ở nơi nào chúng ta gặp được nhiều nhất người hiền đức, ngây thơ, họ tránh gây tội lỗi, can phạm án mạng? Phải chăng trong Cơ Đốc Giáo hay trong Phật Giáo? Trong các xứ Cơ Đốc Giáo hay trong các xứ ngoại giáo ? Thống kê giải đáp câu hỏi nầy và tăng gia điều chúng tôi nói. Theo sự kiểm tra cuối cùng lập tại Tích-Lan và Ấn Độ, bảng so sánh các trọng tội do những người Cơ Đốc, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo, Eurasiens [22], Phật Giáo, v.v. . phạm phải, trong một dân số độ hai triệu dân chọn lựa tình cờ, - bảng so sánh nhiều tội trong nhiều năm – chứng tỏ cho chúng ta thấy tỷ lệ trọng tội do dân số Cơ Đốc phạm phải là 15 đối với 4 nếu ta so sánh với các trọng tội do dân số Phật giáo phạm phải. (Xem Lucifer tháng tư năm 1888, trang 147, chương : “Các giảng viên Cơ Đốc về Phật giáo”). Không một nhà Đông Phương Học nào, không một sử gia danh tiếng nào, không một người nào đã du lịch sang các xứ Phật Giáo, kể từ Giáo Chủ Bigandet và Tu viện trưởng Huc cho đến Sir William Hunter, không một người có lòng thành tín nào lại không nhìn nhận tác phong đức hạnh của các người theo Phật giáo. Tuy nhiên, người theo Phật giáo (ít nữa là những người thuộc môn phái Phật Giáo thực sự của các người Thái Lan) không tin tưởng nơi Thượng Đế và nơi một sự ban thưởng vị lai nào khác hơn là trong cõi thế gian nầy. Họ không khi nào cầu nguyện – các tư tế cũng như các người ngoại đạo. Họ thốt ra một cách lạ lùng: “Cầu nguyện ! nhưng cầu nguyện ai và cái chi ?



    Vấn : Vậy thì đó chính là các người Vô Thần thực sự ?



    Đáp : Vô Thần, không chối cãi được; nhưng đó cũng là những kẻ thương mến đức hạnh hơn tất cả và họ thực hành đức hạnh hơn mọi dân tộc nào khác trong thế gian. Phật giáo nói:”Anh hãy tôn kính tôn giáo của kẻ khác và anh hãy trung thành với tôn giáo của anh” ; nhưng Cơ Đốc Giáo của Giáo Hội tố giác tất cả các vị Thần của những quốc gia khác như là ma quỉ và muốn xử phạt trầm luân mọi người không thuộc Cơ Đốc Giáo.



    Vấn : Song các vị tế tự Phật Giáo không làm như thế hay sao ?



    Đáp : Không khi nào. Họ tuân giữ quá khắc khe câu phương châm khôn ngoan của kinh DHAMMAPADA để không hành động như thế, vì họ biết rằng: “Nếu một người nào đó có học thức hay không, tự cho mình là bậc vĩ đại và khinh miệt người khác, đều giống như người mù cầm cây nến – họ soi sáng các người khác, nhưng chính họ vẫn bị mù”.

    CHÌA KHÓA TTH
    http://www.thongthienhoc.com/sach%20...et%20tthoc.htm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 1938
    Bài mới gởi: 10-08-2022, 10:12 PM
  2. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 19-02-2013, 10:00 PM
  3. SỐNG TRONG TỪNG SÁT-NA !
    By Dieudiem in forum Đạo Phật
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 01-12-2012, 07:35 PM
  4. Đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-Parinibbana-sutta)
    By hoasenngancanh in forum PHẬT GIÁO nguyên thủy
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 16-09-2012, 03:19 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •