Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 22

Ðề tài: Bài Tổ tôm và văn hiến Việt

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của dienbatn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,043

    Mặc định Bài Tổ tôm và văn hiến Việt

    Bài Tổ tôm và văn hiến Việt




    Trong tác phẩm đầu tay của tôi: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, với những chứngv cứ di sản phi vật thể tôi đã cho rằng: Cội nguồn của dân tộc Nhật chính là một bộ phận của một tộc người sinh sống trên đất Văn Lang xưa, trong cơn quốc nạn (Mà tôi giả thiết là vào cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại), họ đã di cư sang đảo quốc Phù Tang và sau vài thế kỷ tồn tại phát triển, đã lập thành một quốc gia trên biển Đông. Những di sản mà chúng ta có thể nhận thấy là: Tục ăn trầu và nhuộm răng đen vẫn tồn tại trong giới quý tộc Nhật đến thế kỷ thứ X . Người Nhật Bản còn phổ biến tục xăm mình chính là một tập tục của Văn Lang cổ và một hiện tượng thứ ba mà tôi trình bày dưới đây chính là bài tổ tôm trong văn hóa Việt với y phục và kiến trúc cổ Nhật Bản.

    Chơi bài tổ tôm chỉ phổ biến ở Việt Nam, dân tộc Nhật hầu như không hề biết đến cách chơi bài này. Nhưng những hình ảnh trên bài tổ tôm lại ghi dấu ấn trang phục cổ Nhật Bản và những di sản kiến trúc của họ. Điều này cho chúng ta thấy một mối liên hệ văn hóa từ cội nguồn của lịch sử Nhật Việt mà tôi sẽ phân tích trong bài này. Bây giờ các bạn hãy quán xét những hình ảnh sau đây:

    Bát sách.....................Tứ sách............................Tam vạn..................Nhị văn




    Các bạn hãy so sánh hình ảnh trên với hình ảnh minh họa cô Geisha Nhật Bản dưới đây.



    Nhưng y phục dân thường trong bài Tổ tôm cũng chính là y phục cổ Nhật:



    Chưa hết. Hình dưới đây trên con bài tổ tôm cho thấy một mẫu kiến trúc tương tự kiền trúc cổ truyền thống Nhật Bản. Các bạn hãy quan sát hình con bài Ngũ Vạn và ngôi chùa cổ Nhật dưới đây:






    Trên con bài tổ tôm, các bạn so sánh với những ký tự chữ khoa đẩu trên trống đồng Lạc Việt và của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền thì chúng ta sẽ thấy những nét tương đồng. Đồng thời chúng ta cũng thấy rằng chữ viết trên con bài tổ tôm hoàn toàn không phải chữ Hán và cách viết là cách ghép vần như cách viết chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ. Xin xem hình minh họa dưới đây:

    So sánh chữ viết trên lá bài và chữ khoa đẩu
    Chữ khoa đẩu do nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền phát hiện



    Dấu ấn chữ khoa đẩu trên con bài tổ tôm


    Ghép vần bằng ký tự khoa đẩu
    Bản dịch thơ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền

    Nghêu ngao vui thú sơn hà
    Mai là bạn cũ, hạc là người quen




    Ký tự khoa đẩu trên trống đồng Lạc Việt
    Bản chính trồng đồng này ở một viện bào tàng của nước ngoài
    (Thông tin từ nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền)



    Dấu ấn chữ khoa đẩu trong chữ viết Nhật Bản hiện đại
    (Hình ảnh quảng cáo trên báo Nhật bản)


    Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Thiên Sứ. dienbatn giới thiệu .
    Last edited by dienbatn; 29-05-2008 at 11:20 AM.
    LIÊN HOA VIÊN QUANG - GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  2. #2
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của dienbatn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,043

    Mặc định

    Trong quá trình đi điền dã tại một bản làng người Thái - Sơn La , dienbatn đã tiếp xúc và làm việc với hậu duệ của một thày Mo khá nổi tiếng , có nhiều đời làm Thày Mo . dienbatn đã được tặng một số bản chữ Thái Cổ ( hiện nay người Thái không còn đọc được - Và khá thú vị là những ký tự Thái cổ này rất gần gũi với ký tự chữ Đẩu Tự của thày giáo ĐỖ VĂN XUYỀN . )

    dienbatn cùng một người con thày Mo tại bản người Thái .




    Một số bản văn chữ Thái cổ có niên đại trên 200 năm trước dienbatn được tặng .












    LIÊN HOA VIÊN QUANG - GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dienbatn Xem Bài Gởi
    Cám ơn bạn Dienbatn đã post ảnh một số văn bản có chữ Việt cổ. Đây không phải là chữ Thái mà là chữ Khoa Đẩu, xin xem một số so sánh tại bảng sau :


  4. #4

    Mặc định


    Trong tác phẩm đầu tay của tôi: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, với những chứngv cứ di sản phi vật thể tôi đã cho rằng: Cội nguồn của dân tộc Nhật chính là một bộ phận của một tộc người sinh sống trên đất Văn Lang xưa, trong cơn quốc nạn (Mà tôi giả thiết là vào cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại), họ đã di cư sang đảo quốc Phù Tang và sau vài thế kỷ tồn tại phát triển, đã lập thành một quốc gia trên biển Đông. Những di sản mà chúng ta có thể nhận thấy là: Tục ăn trầu và nhuộm răng đen vẫn tồn tại trong giới quý tộc Nhật đến thế kỷ thứ X . Người Nhật Bản còn phổ biến tục xăm mình chính là một tập tục của Văn Lang cổ và một hiện tượng thứ ba mà tôi trình bày dưới đây chính là bài tổ tôm trong văn hóa Việt với y phục và kiến trúc cổ Nhật Bản.

    Chơi bài tổ tôm chỉ phổ biến ở Việt Nam, dân tộc Nhật hầu như không hề biết đến cách chơi bài này. Nhưng những hình ảnh trên bài tổ tôm lại ghi dấu ấn trang phục cổ Nhật Bản và những di sản kiến trúc của họ. Điều này cho chúng ta thấy một mối liên hệ văn hóa từ cội nguồn của lịch sử Nhật Việt mà tôi sẽ phân tích trong bài này. Bây giờ các bạn hãy quán xét những hình ảnh sau đây:
    Nếu đặt vấn đề như vậy thì xin hỏi ngược lại là tại sao lại có trang phục giống như vậy, phải chăng trang phục của Lạc Việt xưa cũng có những nét giống như trang phục của những cô Geisha này?

  5. #5

    Mặc định

    Hoà Phục (quần áo Nhật Bản) là trang phục truyền thống của người Nhật Bản, người Nhật gọi nó là Kimono. Ở Nhật Bản, Kimono xuất hiện cho đến nay đã hơn 1000 năm lịch sử. Ngày nay, ở Nhật Bản nam giới trong khi nghỉ ngơi ở nhà cũng như nữ giới trong các ngày lễ đều thích mặc Kimono. Vì thế Kimono đã trở thành vật tượng trưng cho dân tộc Nhật Bản.

    Thực ra Kimono đã được cải tiến thiết kế dựa theo kiểu quần áo ở Trung Quốc dưới Triều Tuỳ và Triều Dương.

    Trước đây hơn một ngàn năm, khi mà triều đại nhà Đường đưa Trung Quốc ở vào một thời kỳ phồn thịnh trong lịch sử thì nhân dân hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã qua lại giao dịch với nhau rất nhiều, nhiều sứ giả của Nhật Bản đã tới Trung Quốc để học tập rồi đem các tri thức mà họ thụ nhận được trở về Nhật Bản.

    Nhân dân Nhật Bản đã căn cứ vào các kiểu quần áo đời nhà Đường rồi kết hợp với các đặc điểm khí hậu của nước mình để dùng nguyên cả một tấm vải làm thành thứ Kimono có thân rộng mặc không sát mình, hai tay ngắn, rộng, cổ áo to. Nhật Bản là một nước có khí hậu ôn hoà, lượng mưa dồi dào, độ ẩm tương đối cao. Vì thế mùa đông mà mặc Kimono thì ấm. Còn mùa hè mặc lại Kimono thoáng gió và chống nóng.

    Nguồn http://www.onthi.com/co-the-ban-chua...-kimono_1.html
    "Gei" means arts or performance in Japanese. "Sha" means people. Geisha are professional hostesses who entertain guests through various performing arts. Geisha girls and women are not ordinary hostesses and are not prostitutes. It's believed that the women who danced for warriers in the 11th century are the predecessors of geisha. Geisha girls and women are trained in a number of traditional skills; Japanese ancient dance, singing, playing instruments (a three stringed instrument called shamisen is an essential instrument), flower arrangement, wearing kimono, tea ceremony, calligraphy, conversation, alcohol serving manners, and more. Geisha girls and women are talented Japanese women who patiently go through extensive training. Even after becoming a geisha girl, they keep improving their skills by taking many lessons. Nowadays, there are geisha girls and women who learn English conversation to serve English-speaking customers and learn computer skills. The work of geisha is expanding these days, including modeling or international tours, for example.

    Nguồn http://gojapan.about.com/cs/japanese.../a/geisha1.htm
    Người ta tin rằng tiền thân của Geisha là những vũ nữ xuất xứ từ thế kỷ thứ 11

    Nguồn gốc bộ Bài Chòi


    Múa Hẩu ở chùa Bà, Bình Dương
    TTCT - Nghe vẻ nghe ve/ Nghe vè bài tới/ Cơm chưa kịp xới/ Trầu chưa kịp têm...

    Tao đánh ba đêm

    Thua ba tiền rưỡi

    Về nhà chồng chửi

    “Thằng Móc, thằng Quăn

    Đánh sao không ăn

    Mà thua lắm bấy?”

    Tui lấy tiền cấy cho đủ mười ngày

    Bảy Thưa, Bảy Dày

    Cũng là ngạt kéo

    Chị em khéo léo

    Dễ mượn dễ vay...

    (...)

    Ăn thì tui vùa

    Thua thì tui chịu

    Bài Tới và bài Chòi


    Bạch Tuyết - Thái Tử - Ông Ầm

    Các dị bản của bài vè Bài tới trên đây phổ biến từ Bình Trị Thiên cho đến Nam bộ. Điều này đã chỉ ra không gian lưu hành của trò chơi đánh Bài Tới. Một thực tế cũng đáng lưu ý là mặc dù Bài Tới phổ biến khắp Nam Trung như vậy, nhưng Bài Chòi lại không phổ biến ở Nam bộ.

    Điều này chỉ ra rằng Bài Chòi là trò chơi xuất hiện muộn mằn, bởi vì nếu Bài Chòi xuất hiện từ thế thế kỷ 17-18 thì nó đã theo chân lưu dân Thuận Quảng vào vùng đất phương Nam như Bài Tới, Hát Bội, Hát Sắc Bùa... Các sự kiện trên đã xác lập cái khung không gian - thời gian của Bài Chòi để làm cơ sở cho việc truy nguyên căn cội của bộ Bài Chòi - cũng là bộ bài dùng để chơi Bài Tới.


    Yêu

    Bài tới, theo định nghĩa của Huỳnh Tịnh Paulus Của trong Đại Nam quấc âm tự vị (1896, T. II, tr 455), là “thứ bài bắt cặp, ai bắt được đủ cặp trước thì gọi là tới, nghĩa là đến trước, rồi cũng được ăn tiền”. Chúng ta không có cứ liệu nào để xác định thời điểm ra đời của bài tới, nhưng trò chơi bài bạc này trong bối cảnh phong hóa cộng đồng cũng đã phát triển theo qui luật trình thức hóa và công cộng hóa để thành Bài Chòi.

    Từ cờ tướng với hai người chơi đã tích hợp nhiều yếu tố trình diễn biến thành trò chơi Cờ Bỏi, Cờ Người diễn ra ở sân đình chùa, những nơi sinh hoạt văn hóa lễ hội của cộng đồng nói chung. Đây là một ví dụ. Từ bài Tổ Tôm, bài Tam Cúc biến thành Tổ Tôm điếm là những ví dụ khác. Ở đây, bài tới đã tích hợp với ca nhạc, với chòi/điếm với rạp/sân khấu... để trở thành trò chơi Bài Chòi hấp dẫn. Bài Chòi phát triển mạnh đến mức lấn át danh tiếng và cách chơi khác nhiều so với Bài Tới, nhưng về bộ bài để chơi Bài Chòi lại là bộ Bài Tới - không đổi thay gì.

    Bài Tới - Bài Chòi - Tổ Tôm

    Bộ Bài Tới/ Bài Chòi có 60 con bài, chia làm ba pho (văn, vạn, sách), mỗi pho có chín cặp và ba cặp Yêu: Ông Ầm, Thái Tử, Bạch Tuyết. Tùy từng địa phương, các con bài được gọi khác nhau. Con bài làm bằng giấy bồi, hình chữ nhật (2x8,5cm), in một mặt (mộc bản) đồ án biểu trưng cho con bài và lưng phết màu đỏ sẫm.

    Do sự giống nhau của bộ Bài Chòi (từ đây hiểu là Bài Tới) và bộ bài Tổ Tôm ở chỗ cả hai loại bài đều chia làm ba pho Văn, Vạn, Sách và ba con bài Yêu nên không ít nhà nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ nguồn gốc của Bài Chòi với bài Tổ Tôm. Thật ra đồ hình của các con bài tương ứng giữa Bài Chòi và bài Tổ Tôm có nhiều khác biệt: bài Tổ Tôm vẽ đa số 26/30 là hình người Nhật Bản (đầu, mình, tứ chi, dụng cụ cầm tay, vác vai và thêm vào đó là hình tháp (con Ngũ Vạn), cá (con Bát Vạn), trái đào (con Nhị Vạn), thuyền buồm (con Ngũ Sách).

    Còn ở bộ Bài Chòi/Bài Tới thì đồ án trang trí mang tính trừu tượng và hình người trừu tượng, chủ yếu là bán thân hay mặt người (chiếm 11/30 con bài). Dù vết của con bài Tổ Tôm ở bộ Bài Chòi/Bài Tới là các biểu tượng và chữ Hán xác định số thứ tự của con bài.

    - Chữ Hán: từ chữ Nhất đến chữ Cửu trên chín con bài của pho Vạn; và các chữ ghi tên ba con bài Yêu: Ông Ầm, Thái Tử và Bạch Huê (Bạch Tuyết).

    - Biểu trưng có hai loại: 1/ Hình tròn nhỏ có chấm ở giữa (tạm gọi là “nút”, hiểu là nút chỉ số điểm của mặt súc sắc/cũng có thể hiểu là đồng tiền điếu) và hình tượng đồng tiền điếu (hoặc một đồng nguyên/tròn giữa vuông hay một nửa đồng tiền/bán nguyệt)

    - Biểu tượng “phức nghĩa”, đặc biệt là các đồ hình trên chín con bài của pho Sách là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và theo đó có những biện giải khác nhau. Chẳng hạn như con bài Nọc đượng (có tên gọi khác: Nọc thược, Nhất nọc), được gán cho hình vẽ dương vật và cho rằng nó có nguồn gốc từ Linga của người Chăm. Theo đó, con bài Bạch Huê (Bạch Tuyết) lại được coi là âm vật, Yoni (Chăm).

    Thế là từ cặp Yoni - Linga ấy, một số nhà nghiên cứu cho rằng Bài Chòi có gốc gác chi đó với người Chăm, văn hóa Chăm! Thậm chí từ đồ hình tên con bài Ba Gà, người ta đẩy nó về với hình khắc trên trống đồng Đông Sơn... Các biện giải uyên bác quá mức này chủ yếu dựa vào sự diễn dịch chủ quan và sự đối chiếu có tính chất liên tưởng mông lung. Thật ra, cách gọi tên con bài của bộ Bài Chòi/Bài Tới của dân gian là phương “coi mặt, đặt tên” - tức dựa trên hình tướng đặc trưng nào đó của hình họa mà gọi tên. Và như vậy, trực quan là có thể phân biệt các con bài.

    Khi xưa, chưa có chữ quốc ngữ Latin, chữ Hán - Nôm cũng không phổ cập, người bình dân không phải ai cũng đọc được chữ Hán - Nôm in trên con bài, thì các biểu tượng “nút” và “đồng tiền điếu” có chức năng chỉ số (nhất đến cửu) cho các con bài pho Văn và pho Sách. Ví dụ: Chín gối (hình 9 nút), Hai tiền (hình 2 đồng tiền), Nọc đượng (1 nút), Nhì nghèo (2 nút), Ba gà (3 nút), Tứ gióng (4 nút)... Đó là các ký hiệu cơ bản để phân biệt các con bài của bộ Bài Chòi/Bài Tới.

    Còn đồ hình ở pho Sách là hình vẽ các chồng/xâu tiền điếu cộng với dải uốn cong như hình con rắn thật ra để chỉ rõ chúng thuộc pho Sách. Sách, chữ Hán có nghĩa là dây. Hình vẽ Sách/Dây này là một trong các bằng chứng tương đối rõ ràng nhất mối quan hệ giữa Bài Chòi/Bài Tới với Tổ Tôm. Người chơi Tổ Tôm bình dân không đọc được chữ Hán, ai cũng thuộc câu “Vạn vuông, văn chéo, sách lằng ngoằng”.

    Một bằng chứng khác là con bài Bạch Huê (Bạch Tuyết) của Bài Chòi/Bài Tới tương ứng với con bài Thang Thang của bài Tổ Tôm và tên gọi Bạch Huê (Bạch Tuyết) có lẽ bắt nguồn từ hình vẽ trên con Thang Thang là người phụ nữ cho con bú: để lộ “nhũ huê” trắng bóc! Nói cách khác, đặc điểm “gợi cảm” nhất của hình vẽ trên con Thang Thang đã được dân chơi bài... gọi một cách trắng trợn là Bạch Huê (Bạch Tuyết) không liên hệ gì đến cái Yoni thiêng liêng của người Chăm.

    Nói chung, tuy có một số điểm tương đồng giữa bộ Bài Chòi/ Bài Tới và bộ bài Tổ Tôm, song muốn tường tận hơn thì phải đối chiếu với các loại bài giấy (chỉ bài) khác, đặc biệt là các loại bài gốc từ Diệp tử mã điếu của Trung Quốc.

    Diệp tử mã điếu và toàn đối (Đông Quan bài)

    1. Hình thức cờ bạc phổ biến nhất ở Trung Quốc thời cổ là gieo súc sắc. Ngoài súc sắc, hình thức cờ bạc tương đối quan trọng khác là bài xương, ra đời vào niên hiệu Tuyên Hòa thời Bắc Tống. Bài xương (hoặc ngà) biến thái từ súc sắc, trên mặt mỗi con bài là do hai mặt súc sắc kết hợp lại thành các con bài có điểm (nút) lớn nhỏ khác nhau. Đó là cội nguồn của các hình nút (hình tròn nhỏ có chấm ở giữa) trên một số con bài của bộ Bài Chòi/Bài Tới đã nói ở phần trên.

    Ngoài bài xương/bài ngà, ở Trung Quốc còn phổ biến bài giấy. Thời cổ gọi là Diệp tử (xuất hiện từ thời Đường), đến đời Minh, Thanh trò chơi bài lá này đặc biệt thịnh hành. Diệp tử có hai loại: 1/ Diệp tử in theo điểm số của bài xương in ra, ở giữa in một số hình tượng nhân vật trong Hí khúc hoặc Thủy hử (đây là thứ phiên bản của bài xương, nhưng nhờ đổi từ xương sang giấy nên phổ biến rộng rãi hơn bài xương vì dễ chế tác, giá thành thấp); 2/ Loại thứ hai là loại bài Mã điếu diệp tử: làm bằng giấy, rộng 1 tấc, dài 3 tấc (tấc # 3cm) dùng nhiều lớp giấy bồi rồi in lên. Loại bài này có 40 lá, hoa sắc/hình họa chia làm bốn môn/pho:

    - Thập tự (chữ “Thập”) có 11 lá, trên mỗi lá vẽ hình nhân vật trong Thủy hử: Tống Giang (lá Tôn Vạn Vạn quan), Võ Tòng (lá Thiên Vạn), Nguyễn Tiểu Ngũ (Bách Vạn), Nguyễn Tiểu Thất (Cửu Thập), Chu Đồng (Bát Thập)... Hổ Tam Nương (Nhị Thập).

    - Vạn tự (chữ “Vạn”) có chín lá, trên mỗi lá cũng vẽ hình các nhân vật trong Thủy hử: Lôi Hoành (lá Tôn cửu vạn quan), Sách Siêu (Bát vạn), Tần Minh (Thất vạn), Sử Tiến (Lục vạn), Lý Tuấn (Ngũ vạn), Sài Tiến (Tứ vạn), Quan Thắng (Tam vạn), Hoa Vinh (Nhị vạn), Yến Thanh (Nhất vạn).

    - Sách tự (chữ “Sách”) có chín lá, trên mỗi lá vẽ quan tiền: Lá Tôn Cửu sách (vẽ 4 chồng, mỗi chồng 2 quan, một quan nằm riêng), lá Bát sách (vẽ 4 chồng, mỗi chồng 2 quan), lá Thất sách (vẽ 3 chồng mỗi chồng 2 quan, một quan nằm riêng), lá Lục sách (như 2 cây cầu trên bộ dưới nước), lá Ngũ sách (hình như quẻ Cấn), lá Tứ sách (hình như 2 vòng ngọc), lá Tam sách (hình như chữ “phẩm”), lá Nhị sách (hình như “quẻ Chấn”?), lá Nhất sách (hình như “cái chĩa”).

    - Văn tiền có 11 lá, phía trên vẽ các loại đồ hình: lá Tôn không một văn (vẽ hình “Ba tư tiến bảo”), lá Bán văn (hình hoa quả), lá Nhất tiền (hình như Thái cực), lá Nhị tiền (hình trống “yêu cổ”), lá Tam tiền (hình quẻ Càn), lá Tứ tiền (vẽ hình như vòng móc vào nhau), lá Ngũ tiền (vẽ hình Ngũ nhạc: 5 ngọn núi lớn), lá Lục tiền (vẽ hình như quẻ Khôn), lá Thất tiền (vẽ hình như chòm sao Bắc đẩu), lá Bát tiền (vẽ hình “Ngọc côi”), lá Cửu tiền (vẽ hình ba ngọn núi chồng lên nhau).

    Bài Mã điếu lưu hành từ niên hiệu Vạn Lịch thời Minh, đến đời nhà Thanh biến đổi thành bài Mặc Hòa, chỉ còn lại 3 môn/pho là Vạn tự, Sách tự và Văn tiền. Cách đánh bài: 4 người một sòng, mỗi người rút 10 lá bài, tổ hợp 3, 4 lá cùng pho làm một bộ (hiểu là ghép từ 3 lá trở lên của các con bài cùng một pho, giống như “phu dọc” trong chơi tổ tôm; hoặc giống như “sảnh” trong chơi xập xám hay phé/bài tây), hoặc tổ hợp giống như “phu bí” trong chơi tổ tôm, tức ghép 3 lá cùng số (nhất, nhị... cửu) thuộc cả 3 pho. Người tổ hợp đủ ba bộ/phu là thắng.

    Ngoài bài Mặc Hòa còn có các loại biến thể khác như Đấu Hổ, Chỉ Trương.

    - Đấu hổ: Dùng 30 lá bài của Mã Điếu, bỏ đi 9 lá thuộc pho Thập tự, chỉ lưu lại lá Thiên Vạn (hình Võ Tòng).

    - Chỉ trương là bài giấy mạt chược, hình thành từ cơ sở bài Mã Điếu, cũng bảo lưu 3 pho Vạn, Sách, Tiền nhưng đổi: Sách làm Điều, Tiền làm Bính; và cũng đổi tên một số lá bài.

    Những dữ liệu về loại bài Diệp tử mã điếu đã chỉ ra mối quan hệ của loại bài này với bài Tổ Tôm và Bài Chòi/Bài Tới, đặc biệt là các biến thể của Diệp tử mã điếu là các loại bài Mặc hòa, Đấu hổ, Chỉ trương có số lá con bài, cơ cấu ba môn/pho Văn, Vạn, Sách và đồ hình tương đồng về phần “lý” với bộ Bài Chòi/Bài Tới của xứ ta.

    2. Đông Quan bài, còn gọi là bài Toàn đối, vốn xuất xứ và phổ biến ở quận Đông Quan (Quảng Đông, Trung Quốc). Bộ bài này gồm 120 lá bài (30 quân bài x 4), cũng chia làm 3 pho văn, vạn, sách (mỗi pho 9 quân bài) và ba con bài lẻ/đặc biệt: Đại hồng, Tiểu hồng và Bát xuyến. Các quân bài thuộc ba pho đều mang số từ 1 đến 9. Hình họa pho văn và pho sách cũng dùng hình quan tiền và nút làm biểu tượng chỉ số điểm. Riêng pho vạn vẽ hình nhân vật, trên mỗi lá bài có ghi số điểm bằng chữ Hán (Nhất, Nhị, Tam... Cửu). Cách chơi bài Toàn Đối tuy có khác ở chỗ tích hợp “đối” (đôi) và “cạ” (cùng số khác pho), song đại thể rất giống cách chơi Bài Tới.

    Bài Tới/Bài Chòi

    Đông Quan bài

    Văn
    Vạn
    Sách



    Nhận xét và kết luận

    1. Về mặt đồ hình, mối quan hệ của Bài Chòi/Bài Tới với loại bài Diệp tử mã điếu và đặc biệt là bài Đông Quan (Toàn Đối) là rõ ràng hơn và trực tiếp hơn so với bài Tổ Tôm.

    - Biểu tượng nút (vòng tròn có chấm ở giữa) trên các con bài Chín Gối, Nọc đượng, Nhì nghèo, Ba gà, Tứ gióng, Năm dày, Sáu hột, Bảy sưa, Tám giây, Đỏ mỏ... vốn là ký hiệu số điểm của hột súc sắc.

    - Biểu tượng tiền điếu (nguyên đồng hay một nửa đồng tiền điếu) trên các con bài Trường hai, Trường ba, Tứ tượng (Voi/Dái voi), Ngũ rún, Sáu tiền, Bảy liễu (4 nửa đồng tiền + 2 nút + 1 vòng xoáy trôn ốc), Tám tiền, Chín cu (Xe/Chín gan: 6 nửa đồng tiền + 3 nút)... vốn là hình họa các quan tiền thấy trong pho “Sách tự” của Diệp tử mã điếu và bài Toàn Đối.

    - Các hình họa đa dạng với các hình ngang ngắn (giống cái xúc xích hay bó bánh tét...) tạo nên các hình tướng khác nhau của các con bài Nọc đượng, Nhì nghèo, Ba gà, Tứ gióng, Năm dày, Sáu hột, Bảy sưa, Tám giây, Đỏ mỏ... dường như vốn là hình vẽ những chồng/xâu tiền đồng mà ta thấy trên các con bài Tôn cửu sách, Bát sách, Thất sách của loại Diệp tử mã điếu đã nói trên hay cụ thể là pho sách của bài Toàn Đối.

    Cần nhắc lại rằng họa tiết uốn lượn như con rắn trên một số con bài (Nọc đượng, Nhì nghèo...) là để chỉ chúng thuộc pho Sách (Sách: dây lằng ngoằng và có thể là sợi dây để xâu tiền đồng). Do cách phối trí các chồng/xâu tiền và các nút, cộng thêm dây/rắn nên đồ án trang trí/gợi liên tưởng hình dáng của một vật (Nọc đượng), con vật (Ba gà), đồ vật (Tứ gióng) hay tính chất của hình họa (dày, thưa)...

    - Các con bài thuộc pho Vạn: 1/ Có chữ viết (Hán tự) chỉ tên con bài; 2/ Bán thân người; 3/ Đồ án trang trí (dưới cùng). Ở các con bài này, hình bán thân người hẳn bắt nguồn từ nhân vật Hí khúc hay nhân vật của truyện Thủy hử, thuộc pho Vạn tự của bài Diệp tử mã điếu và Toàn Đối nói trên. Đại thể, mặt người ở các con bài này (của Bài Chòi/Bài Tới) trong chừng mực nào đó là Mặt tuồng/Hát bội - loại hình “Hí khúc” chiếm vị trí thống trị một thời ở các tỉnh Trung bộ, nơi Bài Tới/Bài Chòi thịnh hành. Đặc trưng nhất là đôi mắt xếch rất tuồng và đặc trưng khu biệt là khăn, mũ đội đầu như Học trò (Nhất trò) đội khăn, Cửu chùa (thầy) đội mũ Tì lư...

    2/ Bài Diệp tử mã điếu (bốn pho) lưu hành thời Minh, đến thời Thanh biến đổi thành bài Mặc Hòa, Đấu hổ, Chỉ trương (3 pho) và Toàn Đối. Điều này cho phép đoán định niên đại ra đời của Bài Tới ở xứ ta sớm nhất là trong thời Thanh (giữa thế kỷ 17 về sau) và như đã nói, trong hành trang văn hóa của lưu dân Thuận Quảng vào khai phá vùng đất Nam bộ không thấy có Bài Chòi. Điều này cho phép đoán định thêm là Bài Chòi chỉ ra đời sớm nhất là cuối thế kỷ 18, tức sau khi kết thúc cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh.

    3. Một vấn đề khác có liên quan là nguồn gốc hình họa của bộ bài Tổ Tôm. Vấn đề được đặt ra: tất cả những hình họa trên con bài Tổ Tôm đều là “đặc trưng Nhật Bản rõ rệt, nhất là tất cả các nhân vật đều mặc kimono (tước vật) thời Edo (Giang Hộ), trong số này có 18 đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em.

    Các hình cá chép (koi, lý), trái đào (mono), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật” (5). Thế nhưng loại bài Tổ Tôm này “chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa kiều ở VN)” (6). Ý kiến trên có 2 câu hỏi: 1/ Nguồn gốc bộ bài Tổ Tôm và 2/ Nguồn gốc và hình họa của bộ bài này?

    Như đã trình bày, bài Tổ Tôm có gốc từ loại bài biến thể của Diệp tử mã điếu - xét ở cơ cấu, số lượng, tên gọi... Còn câu hỏi thứ hai, theo các cứ liệu lịch sử, chúng ta có thể giả định là các hình họa đó do một nghệ nhân/họa sĩ người Nhật sống ở Hội An thực hiện và in ấn bán ra thị trường Đàng Trong, dựa trên qui phạm của loại bài Mặc Hòa (hay Đấu hổ) vốn đã phổ biến trước đó. Giả thiết này được hỗ trợ bởi cứ liệu ngữ âm phương ngữ xứ Quảng: âm “am” được đọc thành “ôm”.

    Loại bài biến thể từ Diệp tử mã điếu vốn được gọi là Tụ Tam (hiểu theo nghĩa là luật chơi dựa vào sự tích hợp 3 con bài theo hàng ngang hay hàng dọc) được dân xứ Quảng gọi theo ngữ âm đặc trưng của mình thành “Tổ Tôm”. Chỉ có người Quảng mới có thể đọc “tam” thành “tôm”. Nói cách khác, bài Tổ Tôm phải chăng xuất hiện đầu tiên ở Quảng Nam, cụ thể là Hội An, theo “maquette” của nhà tạo mẫu người Nhật ở phố Nhật Bản Hội An thực hiện.

    HUỲNH NGỌC TRẢNG - NGUYỄN ĐẠI PHÚC
    Nguồn http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...2&ChannelID=10
    Vài thông tin tham khảo thêm.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dienbatn Xem Bài Gởi
    Bài Tổ tôm và văn hiến Việt




    Trong tác phẩm đầu tay của tôi: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, với những chứngv cứ di sản phi vật thể tôi đã cho rằng: Cội nguồn của dân tộc Nhật chính là một bộ phận của một tộc người sinh sống trên đất Văn Lang xưa, trong cơn quốc nạn (Mà tôi giả thiết là vào cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại), họ đã di cư sang đảo quốc Phù Tang và sau vài thế kỷ tồn tại phát triển, đã lập thành một quốc gia trên biển Đông. Những di sản mà chúng ta có thể nhận thấy là: Tục ăn trầu và nhuộm răng đen vẫn tồn tại trong giới quý tộc Nhật đến thế kỷ thứ X . Người Nhật Bản còn phổ biến tục xăm mình chính là một tập tục của Văn Lang cổ và một hiện tượng thứ ba mà tôi trình bày dưới đây chính là bài tổ tôm trong văn hóa Việt với y phục và kiến trúc cổ Nhật Bản.

    Chơi bài tổ tôm chỉ phổ biến ở Việt Nam, dân tộc Nhật hầu như không hề biết đến cách chơi bài này. Nhưng những hình ảnh trên bài tổ tôm lại ghi dấu ấn trang phục cổ Nhật Bản và những di sản kiến trúc của họ. Điều này cho chúng ta thấy một mối liên hệ văn hóa từ cội nguồn của lịch sử Nhật Việt mà tôi sẽ phân tích trong bài này. Bây giờ các bạn hãy quán xét những hình ảnh sau đây:

    Bát sách.....................Tứ sách............................Tam vạn..................Nhị văn (Lá bài này là Nhất Văn chứ không phải là Nhị Văn)




    Các bạn hãy so sánh hình ảnh trên với hình ảnh minh họa cô Geisha Nhật Bản dưới đây.



    Nhưng y phục dân thường trong bài Tổ tôm cũng chính là y phục cổ Nhật:



    Chưa hết. Hình dưới đây trên con bài tổ tôm cho thấy một mẫu kiến trúc tương tự kiền trúc cổ truyền thống Nhật Bản. Các bạn hãy quan sát hình con bài Ngũ Vạn và ngôi chùa cổ Nhật dưới đây:






    Trên con bài tổ tôm, các bạn so sánh với những ký tự chữ khoa đẩu trên trống đồng Lạc Việt và của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền thì chúng ta sẽ thấy những nét tương đồng. Đồng thời chúng ta cũng thấy rằng chữ viết trên con bài tổ tôm hoàn toàn không phải chữ Hán và cách viết là cách ghép vần như cách viết chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ. Xin xem hình minh họa dưới đây:

    So sánh chữ viết trên lá bài và chữ khoa đẩu
    Chữ khoa đẩu do nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền phát hiện



    Dấu ấn chữ khoa đẩu trên con bài tổ tôm


    Ghép vần bằng ký tự khoa đẩu
    Bản dịch thơ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền

    Nghêu ngao vui thú sơn hà
    Mai là bạn cũ, hạc là người quen




    Ký tự khoa đẩu trên trống đồng Lạc Việt
    Bản chính trồng đồng này ở một viện bào tàng của nước ngoài
    (Thông tin từ nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền)



    Dấu ấn chữ khoa đẩu trong chữ viết Nhật Bản hiện đại
    (Hình ảnh quảng cáo trên báo Nhật bản)


    Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Thiên Sứ. dienbatn giới thiệu .
    Mặc dù không muốn có ý kiến với sự nghiên cứu của người khác, nhưng nhận thấy tác giả bài viết đã dựa vào những yếu tố ...còn đang trong vòng hoài nghi...mà đưa đến những kết luận quá ...chấn động. Khiến cho người ta khi đọc vào, dễ sinh ra sự bối rối, mơ hồ thêm...Hoặc tệ hơn nữa là nếu có người dựa vào những kết luận ở đây mà truyền lại cho con cháu... Do vậy, TV xin có vài lời tham gia ...giải trình...cho bài viết này, để các bạn có thêm ý tưởng mà suy nghĩ nhé! Hy vọng bạn Thiên Sứ không phiền nhé!


    Trong tác phẩm đầu tay của tôi: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, với những chứngv cứ di sản phi vật thể tôi đã cho rằng: Cội nguồn của dân tộc Nhật chính là một bộ phận của một tộc người sinh sống trên đất Văn Lang xưa, trong cơn quốc nạn (Mà tôi giả thiết là vào cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại), họ đã di cư sang đảo quốc Phù Tang và sau vài thế kỷ tồn tại phát triển, đã lập thành một quốc gia trên biển Đông. Những di sản mà chúng ta có thể nhận thấy là: Tục ăn trầu và nhuộm răng đen vẫn tồn tại trong giới quý tộc Nhật đến thế kỷ thứ X . Người Nhật Bản còn phổ biến tục xăm mình chính là một tập tục của Văn Lang cổ và một hiện tượng thứ ba mà tôi trình bày dưới đây chính là bài tổ tôm trong văn hóa Việt với y phục và kiến trúc cổ Nhật Bản

    -> Trong thời gian qua, dân Việt ta đã có hàng ngàn cuộc di cư trên biển. Và có lẽ không có chiếc thuyền nào đến ...Nhật cả! Mà tất cả đều chỉ ghé vào ...Mã Lai, Đài Loan, Thái Lan, Phi Luật Tân ...v..v... Tại sao vậy? Đơn giản là vị trí địa lý của ta gần với những quốc gia trên hơn. Từ đó cho thấy, nếu phải di tản, người Việt xưa đã đến những quốc gia này chứ không thể nào đi đến Nhật như vậy!

    Đó là chưa nói, tư tưởng người xưa rất không tán thành việc ...bỏ nước ra đi. Hãy nhớ lại tuyên ngôn của tướng quân Trần Bình Trọng: "Ta thà làm ma nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc". Lời nói đó không chỉ nói lên tinh thần bất khuất của một vị tướng, mà còn nói lên sự kiên trì muốn ở lại cùng sống chết với quê hương của một người dân Việt....

    ...Trừ khi có mâu thuẫn nội bộ mà không thể tồn tại được như việc đảo chính của Trần Thủ Độ. Khiến cho dòng họ Lý phải dong thuyền ra biển để tìm phương sinh sống. Và kết quả là họ đã đến ...Đài Loan chứ không phải là ...Nhật.

    Nếu nói đến ăn trầu thì ...người Đài Loan tới bây giờ còn đang nhai nhỏm nhẻm. Là ứng viên sáng giá hơn người Nhật nhiều, phải không nào?

    Còn nói đến xăm mình thì Thái, Miên, Lào, Mã Lai, Phi ...v...v...cũng đã có lịch sử xăm mình từ lâu đời. Xét cho kỹ còn chưa biết là người Việt ta có bắt chước của họ hay không nữa đó! Nên không thể nào thấy người ta xăm mà vội nghĩ rằng họ có nguồn gốc từ mình cho được! Chưa kể là dù mình là người biết xăm đầu tiên đi nữa, thì người ta cũng có thể ...thấy hay mà bắt chước thôi mà! Đúng không các bạn?


    Đồng thời chúng ta cũng thấy rằng chữ viết trên con bài tổ tôm hoàn toàn không phải chữ Hán và cách viết là cách ghép vần như cách viết chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ

    Cũng như những ...sự kết luận khác của bạn, sự kết luận về chữ viết trên con bài ở đây thật là hơi ...vội rồi đó!

    Chữ viết đó hoàn toàn là chữ Hán. Và viết đúng theo ...kiếu của người Tàu quen dùng -> Đó là từ phải sang trái. Chỉ có điều viết theo kiểu ...màu mè một chút mà thôi! Để TV mượn tạm 4 lá bài đầu tiên của bạn mà nói nhé!



    Trên đây là nguyên văn chữ Hán cho 4 lá bài: Nhất Văn, Tam Vạn, Tứ Sách, Bát Sách đó. Bạn hãy so sánh với những chữ trong lá bài nhé!



    Ta thấy, tuy chữ trong lá bài có ...màu mè một chút, nhưng nhìn kỹ thì vẫn đọc được bằng chữ Hán. Nếu mà chỉ mới ...biến dạng ...một chút mà ta đã vội cho nó là ...chữ nòng nọc, thì khi xem những chữ dưới đây, có lẽ bạn sẽ cho rằng chúng là chữ...mãng xà rồi! :-)



    Trong khi thực tế, nó cũng vẫn là mấy chữ Hán bên trên, chỉ có điều là được viết theo lối Triện mà thôi!

    Lý do tại sao người ta lại viết ...màu mè kiểu đó thì một chút nữa TV sẽ nói.

    Bây giờ ta sẽ nói về tại sao bài của người Việt chơi mà lại có hình của người Nhật?

    Nếu bạn nghiên cứu thêm, sẽ thấy rằng bài Tổ Tôm chỉ mới xuất hiện ở VN gần đây. Trong khoảng từ vài trăm năm đổ lại mà thôi! TV dám chắc với bạn rằng thời Đinh, Lê, Lý, Trần, người Việt ta hoàn toàn không biết gì về những lá bài này. Hãy lưu ý rằng bài Tổ Tôm được sản xuất trên giấy, và được in rất chi tiết. Điều này chỉ có thể xảy ra trong khoảng TK thứ 18, 19 trở về sau khi mà công nghệ làm giấy và in ấn bắt đầu phát triển.

    Bởi vì nguồn gốc của nó là từ ...bài Diệp Tử của Trung Quốc. (叶子牌: Diệp tử bài, nghĩa là bài lá. Từ đó mà ta có danh từ bài lá hoặc lá bài. Chứ không gọi là trang bài, tờ bài, tấm bài như các loại giấy khác.) Và loại bài này tuy hình thành từ lâu đời, nhưng chỉ phát triển vào đời nhà Minh, Thanh trở đi. Và đến tận TK thứ 19, 20 thì nó mới có hình thức tương đương với bài Tổ Tôm mà người Việt chơi.

    Đây là những lá bài ..."Tổ Tôm"...của người Trung Quốc, có niên đại là năm 1910. Bạn thấy chúng có gần như hoàn toàn giống với hình thức của bài Tổ Tôm VN hay không?




    Với khoảng thời gian có thể được xuất hiện bài Tổ Tôm (TK 18,19) thì ở Hội An, người Nhật đã đến mua bán và lập nghiệp rất đông. Cửa biển Hội An lúc bấy giờ chính là cửa biển Quốc Tế của ta. Do vậy, không chỉ có Nhật mà tất cả các nước nào vào VN, đều thường có mặt ở đây.

    Vì thế trò chơi của Tàu vào VN tại đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và vì người Nhật chiếm ưu thế hơn ở đó, nên họ giành được quyền sản xuất những bộ bài trên cũng là điều ...có thể hiểu được.

    Như ta thấy, người Tàu sản xuất thì đưa những hình ảnh ...rặt Tàu...là các anh hùng Lương Sơn Bạc vào bộ bài. Viết chữ theo kiểu cũng ...rặt Tàu luôn là từ trên xuống. Vì vậy, khi người Nhật sản xuất, họ đưa những hình ảnh ...đặc Nhật...vào, và viết chữ theo kiểu hơi giống...Nhật, thì cũng là điều hoàn toàn tự nhiên mà, phải không các bạn?

    Ngoài ra, tên gọi của bài Tổ Tôm thực sự lại là ...Tụ Tam. Đó là vì nó gồm có 3 bộ Văn, Vạn, Sách.

    Mà người dân xứ Quảng thì lại có thói quen phát âm...Tụ Tam thành ...Tụ Tôm. Và lâu dần, người ta đọc trại thành ra là...Tổ Tôm...như ngày nay.

    Tóm lại, giữa người Việt và người Nhật có thật sự chung nguồn gốc hay không thì TV không dám nói. Nhưng nếu đem bộ bài mới xuất hiện gần đây để ...suy đoán cho lịch sử hình thành của người ta, thì TV cho rằng là điều hoàn toàn không thỏa đáng chút nào! Phải không các bạn? :-)

    Đó là chưa nói tới sự liên hệ của bộ bài và chữ ...nòng nọc...như nhận định của bài viết thì càng siêu tưởng hơn. Không lẽ cứ ...cong cong, quẹo quẹo ...một chút thì đều là có nguồn gốc từ chữ Việt cổ hay sao? Trong khi vào thời đó, bản thân chữ viết thường dùng, người ta còn chưa ổn định! Số người biết chữ thì không bao nhiêu. Biết được chữ Nôm thì càng không nhiều. Và biết tới chữ ...nòng nọc...thì chưa từng nghe nói tới! Vậy thì lấy đâu ra mà phổ biến tới mức được in trên bộ bài? Phải không các bạn? :-)


    ...Thân ái,
    -Thiên Vương-

  7. #7
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của dienbatn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,043

    Mặc định

    Xin cảm ơn những nghiên cứu bổ ích của Thiên Vương . Thân ái . dienbatn .
    LIÊN HOA VIÊN QUANG - GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  8. #8

    Mặc định

    9/4/2008
    Vui học Chữ Hán

    header chơi "chắn", thấy các chữ "nhị, tam, tứ..." viết rất khác, có phải đó giống như là kiểu chữ viết hoa của Tiếng Việt không huynh?
    header thấy chữ đó rất đẹp.

    9/4/2008
    nguyên văn bởi Thiên Vương:


    Các chữ nhất, nhị, tam mà ta học có thể gọi là các ...chữ số của TH thì đúng hơn. Do vậy, giữa số và chữ đương nhiên phải có sự khác biệt. Cái mà bạn thấy là ...chữ viết của các số đó, chứ không phải là kiểu viết hoa gì cả. Điều này tiếng Việt ta hơn TQ ở điểm viết hoa đó!

    Vì các chữ nhất, nhị, tam ....chỉ là các nét ngang đơn giản, rất dễ cho ta thêm vào, sửa đổi, nên người ta phải nghĩ ra các ...chữ viết cho chúng sao cho không thể thay đổi được. Và dùng những chữ này cho văn kiện quan trọng để tránh bị sửa đổi nội dung.
    Đúng là khi huynh TV giải thích, header về xem lại và thấy các chữ nhị, tam, tứ ... trên bài có cùng những nét như vậy.
    Cũng như một dạng chữ thư pháp - Cấu tạo các nét chữ vẫn được giữ nguyên nhưng vuông tròn thế nào thì tùy hứng người viết.
    Nở với nhân gian một nụ cười.

  9. #9

    Mặc định

    Dutch lady viết:

    "Nếu đặt vấn đề như vậy thì xin hỏi ngược lại là tại sao lại có trang phục giống như vậy, phải chăng trang phục của Lạc Việt xưa cũng có những nét giống như trang phục của những cô Geisha này?"
    Cảm ơn lời phản biện. Nhưng rất tiếc lịch sử Nhật bản người ta chỉ ghi nhận được từ thế kỷ thứ III sau CN. Ngày ấy nước Việt còn đang trong vòng đô hô của Tàu.
    Thiên Sứ
    Last edited by thiensu; 24-06-2008 at 12:49 PM.

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thiensu Xem Bài Gởi
    Dutch lady viết:

    "Nếu đặt vấn đề như vậy thì xin hỏi ngược lại là tại sao lại có trang phục giống như vậy, phải chăng trang phục của Lạc Việt xưa cũng có những nét giống như trang phục của những cô Geisha này?"
    Cảm ơn lời phản biện. Nhưng rất tiếc lịch sử Nhật bản người ta chỉ ghi nhận được từ thế kỷ thứ III sau CN. Ngày ấy nước Việt còn đang trong vòng đô hô của Tàu.
    Thiên Sứ
    Chuyện lịch sử Nhật Bản được ghi nhận từ bao giờ không phải là điều đáng quan tâm. Mong anh đừng lái sang chuyện lịch sử Nhật Bản để lảng tránh ý chính của câu hỏi. Vấn đề tôi muốn hỏi ở đây là trong các nghiên cứu của anh về trang phục văn hóa thời Hùng Vương thì trang phục của người Việt khác với trang phục của các cô gái trên bộ tổ tôm trong khi tổ tôm (theo anh) lại là trò chơi của người Lạc Việt từ lâu đời, có gì mâu thuẫn ở đây không. Trò chơi là phản ánh một phần của cuộc sống thực tế nên thực tế người ta phải mặc Kimono nhiều năm rồi nên người ta mới thể hiện được nó trên các lá bài tổ tôm. Vậy người Việt cổ đã mặc kimono từ trước hay sau thời Hùng Vương? Hay là người Lạc Việt cởi trần mặc quần đùi nhưng bịa ra hình vẽ kimono?

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thiensu Xem Bài Gởi
    Dutch lady viết:

    "Nếu đặt vấn đề như vậy thì xin hỏi ngược lại là tại sao lại có trang phục giống như vậy, phải chăng trang phục của Lạc Việt xưa cũng có những nét giống như trang phục của những cô Geisha này?"
    Cảm ơn lời phản biện. Nhưng rất tiếc lịch sử Nhật bản người ta chỉ ghi nhận được từ thế kỷ thứ III sau CN. Ngày ấy nước Việt còn đang trong vòng đô hô của Tàu.
    Thiên Sứ
    Nói như vậy thì có phải là bạn cho rằng trước thế kỷ thứ 3 sau CN, Nhật Bản không có người ở ? Việc lịch sử Nhật Bản chỉ được ghi nhận từ thế kỷ thứ 3 sau Cn và việc nước Việt còn đang trong vòng đô hộ của Tàu thì có liên quan gì đến nhau? Và nếu như người Nhật có nguồn gốc từ Lạc Việt thì tại sao lịch sử trang phục của người Việt không thấy có ghi nhận về Kimono? Nếu người Nhật có nguồn gốc từ Lạc Việt thì nhất định từ trước thế kỷ thứ 3 sau CN người Việt đã phải mặc kimono rồi mới phải, vì như vậy đến thế kỷ thứ 3 sau CN người Nhật mới có Kimono mà mặc chứ. Bạn có trả lời được các câu hỏi trên không hay là những phát kiến của bạn về nguồn gốc của người Nhật chỉ mang tính hoang tưởng?

  12. #12

    Mặc định

    Thiên Vương viết:
    "Trong thời gian qua, dân Việt ta đã có hàng ngàn cuộc di cư trên biển. Và có lẽ không có chiếc thuyền nào đến ...Nhật cả! Mà tất cả đều chỉ ghé vào ...Mã Lai, Đài Loan, Thái Lan, Phi Luật Tân ...v..v... Tại sao vậy? Đơn giản là vị trí địa lý của ta gần với những quốc gia trên hơn. Từ đó cho thấy, nếu phải di tản, người Việt xưa đã đến những quốc gia này chứ không thể nào đi đến Nhật như vậy!"

    Cảm ơn lời phản biện.
    Rất tiếc bạn chỉ nhìn nước Việt Nam như hiện tại nó đang có. Còn tôi nhìn nước Việt cổ có biên giới ở Nam Dương Tử. Từ hạ lưu bờ Nam Dương tử chỉ thẳng sang Nam Nhật bản.
    Tiếc rằng Dienbatn mới chỉ dẫn có hai bài trong tổng số nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này của tôi. Tôi cũng muốn tự viết tiếp nhưng vì không biết cách post hình nên...chịu.
    Thiên Sứ

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thiensu Xem Bài Gởi
    Thiên Vương viết:
    "Trong thời gian qua, dân Việt ta đã có hàng ngàn cuộc di cư trên biển. Và có lẽ không có chiếc thuyền nào đến ...Nhật cả! Mà tất cả đều chỉ ghé vào ...Mã Lai, Đài Loan, Thái Lan, Phi Luật Tân ...v..v... Tại sao vậy? Đơn giản là vị trí địa lý của ta gần với những quốc gia trên hơn. Từ đó cho thấy, nếu phải di tản, người Việt xưa đã đến những quốc gia này chứ không thể nào đi đến Nhật như vậy!"

    Cảm ơn lời phản biện.
    Rất tiếc bạn chỉ nhìn nước Việt Nam như hiện tại nó đang có. Còn tôi nhìn nước Việt cổ có biên giới ở Nam Dương Tử. Từ hạ lưu bờ Nam Dương tử chỉ thẳng sang Nam Nhật bản.
    Tiếc rằng Dienbatn mới chỉ dẫn có hai bài trong tổng số nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này của tôi. Tôi cũng muốn tự viết tiếp nhưng vì không biết cách post hình nên...chịu.
    Thiên Sứ
    Trong bài viết bạn cho rằng người Việt di cư sang Nhật từ thời Hai Bà Trưng. Trong bài này, để chỉ rõ khả năng người Việt có thể đi sang Nhật, bạn lại nói rằng nước Việt cổ có biên giới ở Nam Dương Tử giang. Không lẽ bạn muốn nói vào thời Hai Bà Trưng nước Việt ta có lãnh thổ vươn tới tận sông Dương Tử thuộc tỉnh Thượng Hải?

    Đây là vị trí địa lý của sông Dương Tử và vị trí địa lý của Nhật đối với Trung Quốc (hình dưới, bên phải).



    Trong khi ngay cả trước đó 200 năm, nước Văn Lang ta dưới thời An Dương Vương chỉ nằm bên dưới Nam Việt của Triệu Đà. Mà cho dù có cho ông Triệu Đà là vua Việt mà ...tính luôn đất của ông ấy đi nữa thì cũng chỉ tới Quảng Đông và Quảng Tây mà thôi! Mong bạn hãy xem lại thêm nhé!

    Đây là bản đồ hành chính của Trung Quốc. Từ đây ta có thể thấy được từ Quảng Đông lên tới Thượng Hải thì hoàn toàn ...không gần chút nào!



    ...Thân ái,
    -Thiên Vương-

  14. #14

    Mặc định

    Thiên Vương viết:

    Với khoảng thời gian có thể được xuất hiện bài Tổ Tôm (TK 18,19) thì ở Hội An, người Nhật đã đến mua bán và lập nghiệp rất đông. Cửa biển Hội An lúc bấy giờ chính là cửa biển Quốc Tế của ta. Do vậy, không chỉ có Nhật mà tất cả các nước nào vào VN, đều thường có mặt ở đây.

    Vì thế trò chơi của Tàu vào VN tại đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và vì người Nhật chiếm ưu thế hơn ở đó, nên họ giành được quyền sản xuất những bộ bài trên cũng là điều ...có thể hiểu được.


    Cảm ơn lời phản biện.
    Nhưng rất tiếc! Người Nhật không biết chơi tổ tôm và nền văn hóa Nhật không có tổ tôm.
    Thiên Sứ.

  15. #15
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Gửi Thien su : post hình dễ ợt mà bạn, người ta làm được thì mình làm được - Chuyện lớn bạn làm được thì chuyện nhỏ cũng phải làm được, nếu không thì ai tin bạn?
    - Tại hạ đang khoái theo dõi chủ đề này để tìm hiểu ra sao, bạn hãy bảo vệ ý kiến của mình đến cùng chứ.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi DaiHongCat Xem Bài Gởi
    Gửi Thien su : post hình dễ ợt mà bạn, người ta làm được thì mình làm được - Chuyện lớn bạn làm được thì chuyện nhỏ cũng phải làm được, nếu không thì ai tin bạn?
    - Tại hạ đang khoái theo dõi chủ đề này để tìm hiểu ra sao, bạn hãy bảo vệ ý kiến của mình đến cùng chứ.
    Đọc thấy ghét. Bạn có tin hay không thì cũng chẵng ảnh hưởng gì đến quan niệm nghiên cứu văn hóa lạc việt của bác ấy.
    Bạn đang khoái chủ đề này ư ? Tự vác xác qua trang web :vanhienlacviet.org. Rất đầy đủ và chi tiết. :ciao:

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thiensu Xem Bài Gởi
    Thiên Vương viết:

    Với khoảng thời gian có thể được xuất hiện bài Tổ Tôm (TK 18,19) thì ở Hội An, người Nhật đã đến mua bán và lập nghiệp rất đông. Cửa biển Hội An lúc bấy giờ chính là cửa biển Quốc Tế của ta. Do vậy, không chỉ có Nhật mà tất cả các nước nào vào VN, đều thường có mặt ở đây.

    Vì thế trò chơi của Tàu vào VN tại đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và vì người Nhật chiếm ưu thế hơn ở đó, nên họ giành được quyền sản xuất những bộ bài trên cũng là điều ...có thể hiểu được.


    Cảm ơn lời phản biện.
    Nhưng rất tiếc! Người Nhật không biết chơi tổ tôm và nền văn hóa Nhật không có tổ tôm.
    Thiên Sứ.
    Bạn xem kỹ lại bài TV viết. TV hoàn toàn không đả động gì đến việc người Nhật ở nước Nhật có Tổ Tôm hoặc biết chơi Tổ Tôm hay không. Mà TV chỉ nói là người Nhật ở Hội An ....sản xuất (in ấn, phát hành) bài Tổ Tôm mà thôi! Sản xuất và sử dụng là 2 chuyện hoàn toàn khác đó bạn!

    Giống như người Việt ta ở Hội An, vẫn luôn sản xuất đồ Kimono cho Nhật, nhưng không ai mặc Kimono bao giờ!

    ...Thân ái,
    -Thiên Vương-

  18. #18

    Mặc định

    Bạn Thiên Vương thân mến.
    Tạm thời như vậy đi. Vì tôi không nhiều thời gian. Nếu bạn đồng ý tôi sẽ chép toàn văn và hình ảnh trong các bài phản biện của các bạn sang trang web lyhocdongphuong.org.vn để bảo vệ luận điểm trước những luận điểm phản biện - vì ở trang này tôi có thể dán hình thẳng mà không q2ua các thao tác kỹ thuật). Các bạn có thể chép lại những lời phản biện của tôi bên đó về đây để phân tích và phản biện tiếp.
    Rất cảm ơn các bạn, nếu các bạn đồng ý.
    Thiên Sứ
    Last edited by thiensu; 24-06-2008 at 12:49 PM.

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thiensu Xem Bài Gởi
    Bạn Thiên Vương thân mến.
    Tạm thời như vậy đi. Vì tôi không nhiều thời gian. Nếu bạn đồng ý tôi sẽ chép toàn văn và hình ảnh trong các bài phản biện của các bạn sang trang web lyhocdongphuong.org.vn để bảo vệ luận điểm trước những luận điểm phản biện - vì ở trang này tôi có thể dán hình thẳng mà không q2ua các thao tác kỹ thuật). Các bạn có thể chép lại những lời phản biện của tôi bên đó về đây để phân tích và phản biện tiếp.
    Rất cảm ơn các bạn, nếu các bạn đồng ý.
    Thiên Sứ
    Xin nhắc với bạn rằng TV hoàn toàn không có ý ...phản đối công việc nghiên cứu của bạn. Do vậy, TV không cần và cũng không muốn đi theo bạn tới nơi khác để ...tiếp tục tranh cãi!

    Vì thấy bài viết bạn ở đây, nên TV mới viết đôi dòng tham gia nhận định vấn đề...ở đây, để mọi người ở đây cùng nhận xét.

    Nếu bạn thấy những gì TV nói là đáng để suy nghĩ mà định lại hướng nghiên cứu thì tốt. Còn nếu không thì cứ bỏ qua cũng không sao! Vì TV không dám có ý định ...thay đổi chiều hướng nghiên cứu của bạn, mà chỉ muốn bạn thận trọng thêm một chút trước khi đi tới kết luận cho một điều gì! Nhất là sự nghiên cứu của bạn thường dựa vào những kết luận của mình, nên khi sai 1 ly thì chắc chắn sẽ ...đi một dặm mà thôi! Phải không bạn? :-)

    ...Thân ái,
    -Thiên Vương-

  20. #20

    Mặc định

    Tôi xin tóm tắt những lập luận chính của tác giả về giả thuyết của mình:

    1) Những hình ảnh và chữ viết trên con bài tổ tôm

    Những hình ảnh trên bài tổ tôm lại ghi dấu ấn trang phục cổ Nhật Bản và những di sản kiến trúc của họ. Điều này cho chúng ta thấy một mối liên hệ văn hóa từ cội nguồn của lịch sử Nhật Việt mà tôi sẽ phân tích trong bài này...

    ... Hàng ngàn năm về trước, khi mà vị trí địa lý Việt Nhật xa cách nhau, vậy dấu ấn văn hóa trên mái đình Nhật Bản cổ này - vốn không có ở Việt Nam và Trung Quốc - liên hệ như thế nào với hình ảnh trên lá bài tổ tôm Việt ...

    ... Nhưng điều kỳ lạ hơn nữa là dấu ấn chữ khoa đẩu có ngay trên lá bài tổ tôm và trong chữ Nhật Bản hiện đại.
    Trên con bài tổ tôm, các bạn so sánh với những ký tự chữ khoa đẩu trên trống đồng Lạc Việt và của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền thì chúng ta sẽ thấy những nét tương đồng. Đồng thời chúng ta cũng thấy rằng chữ viết trên con bài tổ tôm hoàn toàn không phải chữ Hán và cách viết là cách ghép vần như cách viết chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ...

    “Nếu cho rằng chữ Khoa đẩu còn được sử dụng trong ngôn ngữ Nhật Bản thì thật là ấu trĩ. Nhưng chúng ta cũng nhận ra ngay trong chỉ một đoạn ngắn những ký tự qua hình quảng cáo trên thì có những ký tự không phải chữ Hán. Nếu so sánh những ký tự này với những chữ Khoa đẩu của nền văn minh Việt thì chúng có nhiều nét tương đồng giữa chữ Khoa đẩu được phục hồi và phát hiện thuộc nền văn minh Việt - Ký tự mang dấu ấn khoa đẩu trên con bài tổ tôm - và ký tự Nhật Bản. Những ký tự giống nhau đó chưa hẳn đã mang nội dung khái niệm giống nhau. Bởi vì đã ngót hai ngàn năm trôi qua với sự phát triển của nền văn minh, ngay trong tiếng Việt, nhiều danh từ đã trở thành tử ngữ”

    Mối liên hệ giữa y phục, kiến trúc và dấu ấn ký tự còn sót lại giữa hai nền văn hóa Việt Nhật nói lên điều gì?
    2) Tục xăm mình:

    Truyền thuyết Hồng Bàng Thị ghi nhận trong Lĩnh Nam trích quái chép:

    "Lúc ấy dân sống ở rừng và chân núi, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hai, bèn nói với vua (Vua đây tức Lạc Long Quân/Thiên Sứ). Đáp: "Giống sơn man và thủy tộc khác hẳn nhau, giống thủy tộc yêu kẻ giông mình, ghét kẻ khác mình nên hại nhau đó". Bèn bảo người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long quân, theo dạng thủy quốc. Từ đó, dân không bị tại họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đây.
    Đến đời nhà Trần, tục xăm mình cũng rất phổ biến, ngay cả trong giới quý tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, binh lính nhà Trần thường xâm lên tay hai chữ Sát Thát thể hiện quyết tâm chống giặc. Tục xâm mình ở dân tộc Việt ngày càng mai một bởi những biến động lịch sử, có còn lại chăng chỉ như một thứ mốt trong giới trẻ. Nhưng ngược lại, tục này lại khá phổ biến trong văn hóa Nhật Bản cho đến tận ngày nay, nhất là giới Yakuza. Chúng ta xem hình minh họa dưới đây:

    Dấu ấn của tục xâm mình Lạc Việt trên những Yakuza Nhật Bản sẽ là một sự mơ hồ, nếu như nó chỉ là một hiện tượng riêng lẻ. Nhưng hiện tượng này lại là sự bổ sung sắc sảo khi những dấu ấn văn hóa Lạc Việt khác thể hiện rõ nét trong nến văn hóa cổ Nhật Bản. Truyền thuyết Việt về những người sống trên sông nước cần phải xâm mình tránh giao long, với đảo quốc Nhật Bản với bốn bề là biển cả, điều này lại là cơ sở của một giả thuyết về vùng sinh sống của tổ tiên người Nhật trên đất Văn Lang xưa. Vấn đề này sẽ được trình bày trong bài tiếp sau đây....
    3) Tục nhuộm răng đen:

    Chúng ta hãy xem đoạn trích dẫn sau đây của Đoan Thư được đăng trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 283 phát hành ngày 10 - 6 - 98, có tựa là "Quan niệm về cái đẹp ở xứ Hoa Anh đào". Bài báo viết:

    Thật bất ngờ khi phát hiện ra rằng người phụ nữ Nhật ngày xưa cũng như phụ nữ Việt Nam cách đây hàng trăm năm, đều thích nhuộm răng đen và hơn nữa họ còn khoái xăm mình. Nhuộm răng đen là dấu hiệu cho thấy quí bà đó thuộc tầng lớp thượng lưu và người ta cho rằng tục nhuộm răng ở xứ Phú Tang có nguồn gốc từ Đông Nam Á chứ không phải từ Trung Hoa. Phong trào nhuộm răng đen lan mạnh đến thế kỷ 11 thời Nhật Hoàng Shirakawa (1072 - 1086). Phái nam thuộc giới quí tộc không những nhuộm răng đen mà còn đánh má hồng".
    4) Gene của người Nhật

    ... Thông tin của các giáo sư Nhật Bản trao đổi với giáo sư Trần Quang Vũ trong một hội nghị khoa học quốc tế rằng: Gen di truyền của người Nhật Bản giống người Việt Nam hơn bất cứ một dân tộc nào ở vùng Đông Á và Dông Nam Á....
    Và đây là nội dung giải thích (suy diễn) của tác giả về những hiện tượng trên:

    ... Cội nguồn dân tộc Việt với gần 5000 năm văn hiến một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương Tử. Những người Việt sồng vùng ven biển bằng nghề đánh cá đã xăm mình chống thủy tộc từ ngày lập quốc trải qua hàng ngàn năm đã trở thành truyền thống của cư dân Việt vùng ven biển. Đương nhiên trong một xã hội có tổ chức và trình độ văn hóa cao thì cũng tại nơi đây đã hình thành cách chơi bài tổ tôm giành cho giới quý tộc và những người giàu có. Trong thời kỳ bắc thuộc lần thứ nhất mà chủ yếu là cống nạp sản phẩm, sưu thuế và tô tức, các tổ chức hạ tầng và văn hóa Việt vẫn còn được duy trì trong dân chúng. Thời kỳ này chưa giải thích được gì những hiện tượng trên. Nhưng đến cuối thời ký Bắc thuộc lần thư nhất, với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng làm rung động toàn bộ miền nam sông Dương Tử - tức vùng lãnh thổ Văn Lang cũ - và Hai Bà giành được độc lập trong ba năm . Nhà Hán mang đại quân sang đàn áp khốc liệt....

    ...Trong cơn quốc nạn, những người dân Việt ở tầng lớp trên và giới quý tộc đã rút lui xuống miền nam Trung Quốc ngày nay và Bắc Việt Nam. Họ đã mang theo những bộ bài tô tôm và cách chơi xuống vùng đất này. Một bộ phận dân chúng ở tầng lớp dưới và các chiến binh đã vượt biển và tỵ nạn sang vùng đất mà ngày nay người Nhật gọi là đất Phù Tang. Tất nhiên ở vùng đất mới họ phải làm lại từ đầu. Đó là lý do mà người Nhật Hiện nay khiông chơi bài tổ tôm và cách chơi bài tổ tôm lại chỉ có ở Việt Nam. Chúng ta xem xét hai bản đồ địa lý dưới đây để suy nghiệm với giả thuyết trên:

    Hình bản đồ địa lý



    Qua bản đồ này, chúng ta thấy rằng: Vùng Hạ lưu nam Dương Tử nếu đi thẳng hoặc chỉ cần chếch lên phía trên một chút là sẽ đến nam Nhật Bản. Bởi vậy, một cuộc di tản ra biển là một giả thuyết hoàn toàn khả thi và điều này giải thích một cách hợp lý tất cả những hiện tượng đã trình bầy ỡ các bài trên.
    Tôi sẽ phản biện từng điểm một nhưng theo trình tự logic của tôi:
    1) Nguồn gốc của người Nhật bản:

    Lịch sử Nhật bản qua các thời kỳ như sau:
    Thời kỳ đồ đá cũ 35000–14000 TCN
    Thời kỳ Jōmon 14000–400 TCN
    Thời kỳ Yayoi 400 TCN – 250 SCN
    Thời kỳ Kofun 250–538
    Thời kỳ Asuka 538–710
    Thời kỳ Nara 710–794
    Thời kỳ Heian 794–1185
    Thời kỳ Kamakura 1185–1333
    Phục hưng Kenmu 1333–1336
    Thời kỳ Muromachi 1336–1573
    Thời kỳ Nanboku-chō 1336–1392
    Thời kỳ Sengoku
    Thời kỳ Azuchi-Momoyama 1568–1603
    Nanban mậu dịch
    Thời kỳ Edo 1603–1868
    Bakumatsu
    Thời kỳ Minh Trị 1868–1912
    Minh Trị Duy Tân
    Thời kỳ Taishō 1912–1926
    Nhật Bản trong Thế chiến thứ I
    Thời kỳ Shōwa 1926–1989
    Chủ nghĩa quân phiệt Nhật
    Nhật Bản thời kỳ bị chiếm đóng
    Nhật Bản thời hậu chiếm đóng
    Thời kỳ Heisei 1989–hiện tại

    Trong đây ta chỉ cần chú ý tới 2 giai đoạn Jomon và Yayoi.

    Thời Jomon: Hầu hết các học giả đều nhất trí rằng vào khoảng 40.000 năm TCN, băng hà đã nối các hòn đảo của Nhật Bản với lục địa châu Á. Dựa trên các bằng chứng khảo cổ, từ khoảng 35.000 đến 30.000 năm TCN loài người đã di cư đến các hòn đảo Nhật Bản từ phía đông và phía đông nam châu Á và đã có những cộng đồng dân cư ổn định trên đảo với các hoạt động săn bắn và chế tác đồ đá. Các dụng cụ bằng đá, những khu dân cư và hóa thạch người trong giai đoạn này đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên các đảo Nhật Bản. Ngoài ra, một nghiên cứu di truyền học vào năm 1988 đã chỉ ra mối liên hệ về nguồn gốc giữa người Nhật Bản và các cư dân Đông Á. Những thành viên đa dạng của nền văn hóa Jomon (10.000 – 300 TCN) để lại những di chỉ khảo cổ rõ ràng nhất. Nền văn hóa này cùng thời với các nền văn minh Mesopotamia, văn minh sông Nil, và văn minh thung lũng Indus.

    Theo các bằng chứng khảo cổ học, người Jomon có thể là người đã tạo ra những chiếc bình gốm đầu tiên trên thế giới, vào khoảng thiên niên kỷ 11 TCN, cũng như những dụng cụ bằng đá sớm nhất. Những di tích cổ này được phát hiện lần đầu tiên sau Thế chiến thứ hai bằng phương pháp phóng xạ carbon. Người thời Jomon đã chế tác ra những vật dụng và các bình gốm được trang trí bởi những họa tiết tinh vi làm bằng cách ép đất sét ướt với các sợi dây hoặc các que gỗ được tết lại hoặc không được tết lại.

    Việc chế tác đồ gốm cho thấy một đời sống ổn định hơn bởi lẽ đồ gốm rất dễ vỡ và do đó nói chung là vô ích với các hoạt động săn bắt hái lượm vốn phải di chuyển liên tục. Do đó, người Jomon có thể là những người đầu tiên sống định cư, hoặc ít ra là bán định cư, trên thế giới. Họ dùng các công cụ bằng đá mài, bẫy và cung tên, và có lẽ là những người sống nửa theo kiểu săn bắt hái lượm, nửa theo kiểu định cư, đồng thời là những tay đánh bắt cá ở bờ biển và lặn sâu khéo léo. Người Jomon có tiến hành một số hoạt động nông nghiệp sơ khai và sống trong những hố đất nhỏ hoặc những ngôi nhà dựng trên mặt đất, để lại nhiều bằng chứng quan trọng cho nghiên cứu khảo cổ học.


    Một bình gồm thuộc trung kỳ Jomon(3000 - 2000 TCN) tên là kaen doki (bình đất nung lửa), Bảo tàng quốc gia Tokyo, Nhật Bản

    Thời kỳ Yayoi (kanji: 弥生時代, rōmaji: Yayoi jidai, phiên âm Hán-Việt: Di Sinh Thời Đại) là một thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản từ khoảng năm 300 TCN đến năm 250. Thời kỳ Yayoi được đặt theo tên một vùng của Tokyo nơi các nhà khảo cổ tìm ra những di chỉ thuộc thời đại này. Theo khảo cổ học, thời kỳ Yayoi được đánh dấu bởi việc bắt đầu trồng lúa nước trên đồng ruộng và một phong cách đồ gốm mới. Nối tiếp thời kỳ Jomon (10.000 TCN đến 300 TCN), văn hóa Yayoi phát triển ở miền nam Kyushu và miền bắc Honshu. Tuy nhiên, những phát hiện gần đây cho thấy thời kỳ Yayoi có thể bắt đầu sớm hơn nhiều, từ 900 TCN đến 800 TCN.

    Những người Yayoi đầu tiên có thể đã xuất hiện ở miền bắc Kyushu và sau đó chuyển lên hòn đảo lớn nhất Nhật Bản Honshu, nơi họ nhanh chóng thay thế người thời kỳ Jomon bản địa. Mặc dù kỹ thuật chế tác đồ gốm của người Yayoi tiến bộ hon so với người Jomon (đồ gốm được sản xuất trên một chiếc bàn xoay), đồ gốm của người Yayoi lại được trang trí đơn giản hơn. Người Yayoi cũng chế tác ra những chiếc chuông dùng cho nghi lễ, gương và vũ khí bằng đồng. Vào thế kỷ 1, họ bắt đầu sử dụng các công cụ nông nghiệp và vũ khí bằng sắt.

    Khi dân số người Yayoi tăng lên, xã hội của họ trở nên phức tạp hơn. Họ dệt len, sống định cư trong những ngôi làng làm nông nghiệp, xây dựng các kiến trúc bằng đá và gỗ, bắt đầu xuất hiện những người giàu có sở hữu nhiều đất và tích trưc được nhiều lương thực dẫn đến việc phân chia ra các đẳng cấp xã hội khác nhau. Sự phát triển này có thể bắt nguồn từ nền văn hóa làm thủy lợi và trồng lúa nước ở lưu vực sông Dương Tử miền nam Trung Quốc. Cho đến gần đây, người ta vẫn tin rằng cây lúa đã được đưa vào Nhật Bản qua đường Triều Tiên, nhưng những phân tích DNA gần đây đã phủ nhận điều đó. Văn hóa lúa nước dẫn đến việc phát triển của một xã hội nông nghiệp định tư tại Nhật Bản.


    Gươm bằng đồng thời Yayoi, thế kỷ 1-2, tìm thấy ở Kyushu. Dài khoảng 80cm, những lưỡi gươm này khá giống với các lưỡi dao găm được tìm thấy ở Liêu Ninh cũng trong giai đoạn này. Bảo tàng Guimet

    Nguồn gốc văn hóa Yayoi từ lâu đã là một cuộc tranh cãi lớn. Có một số học thuyết chính được trình bày dưới đây.

    - Nguồn gốc từ Nam Trung quốc:

    Sự xuất hiện của văn hóa Yayoi rất đột ngột. Nền văn hóa Yayoi tiến bộ hơn rất nhiều so với văn hóa thời kỳ Jomon mà nó thay thế. Những kỹ năng đòi hỏi trình độ cao như chế tác đồng và vũ khí bằng đồng, gương và chuông đồng, cũng như trồng lúa và làm thủy lợi, đã xuất hiện tại Nhật Bản. Dẫn chứng quan trọng nhất của học thuyết này là ba biểu tượng lớn của văn hóa Yayoi, gương và kiếm bằng đồng cùng chiếc ấn hoàng gia, cũng chính là những biểu tượng được sử dụng dưới thời nhà Tần ở Trung Quốc. Trong những năm gần đây, nhiều bằng chứng khảo cổ học và sinh học đã được tìm thấy ở đông Trung Quốc và tây Nhật Bản càng khẳng định học thuyết này. Từ năm 1996 đến 1999, một đoàn khảo cổ do Satoshi Yamaguchi, một nhà nghiên cứu của Bảo tàng quốc gia Nhật Bản, đã so sánh những di chỉ thời Yoyi được tìm thấy ở Yamaguchi và Fukuoka với những di chỉ từ thời nhà Hán (202 TCN – 8) ở vùng bờ biển thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc và phát hiện rất nhiều điểm tương đồng giữa hộp sọ và chi của người Yayoi và người Giang Tô. Hai chiếc hộp sọ ở Giang Tô cho thấy những dấu hiệu các răng cửa bị nhổ, một tục lệ tương tự với ở Nhật Bản vào thời Yayoi và thời kỳ Jomon trước đó. Những mẫu gene của ba trong số 36 bộ xương Giang Tô cũng phù hợp một phần với các phân tích DNA của các mẫu từ những di chỉ thời Yayoi. Theo các nhà khoa học Nhật Bản, những phát hiện này cho thấy một số trong những cư dân trồng lúa nước của Nhật Bản có thể đã di cư từ vùng lòng chảo sông Dương Tử ở Trung Quốc sang vào khoảng 2.000 năm trước.

    - Nguồn gốc Hàn Quốc

    Nhiều học giả phương Tây và Nhật Bản đã kết luận rằng những bằng chứng khảo cổ thời Yayoi cho thấy chắc chắn nó có nguồn gốc từ Triều Tiên. Những bằng chứng này bao gồm “các cánh đồng lúa có đập thủy lợi, dụng cụ đá mài kiểu mới, dụng cụ canh tác bằng gỗ, dụng cụ bằng sắt, kỹ thuật dệt, các bình sứ, các dây đai bằng đất sét hình thừng xoắn trong chế tạo đồ gốm, các chỗ ở được đào sâu xuống đất, chăn nuôi lợn (heo), nghi lễ nhổ răng hàm và các lăng mộ có lỗ khóa” (theo Mark J. Hudson, Ruins of Identity Ethnogenesis in the Japanese Islands. University Hawaii Press. 1999. 0-8284-2156-4).
    Học thuyết này còn được hỗ trợ bởi một luận điểm quan trọng là nền văn hóa thời kỳ Yayoi bắt đầu từ bờ biển phía bắc của Kyushu, nơi Nhật Bản gần với Triều Tiên nhất. Đồ gốm thời Yayoi, những lăng mộ chôn cất người chết và cách bảo quản thực phẩm đã được phát hiện rất giống với đồ gốm ở phía nam Triều Tiên. Thêm vào đó, một số lượng khá lớn cư dân đến từ Nhật Bản được phát hiện thấy ở phía nam Triều Tiên vào khoảng năm 300. So sánh trực tiếp giữa hai bộ xương của thời Jomon và Yayoi cho thấy hai cấu tạo cơ thể có nhiều khác biệt đáng chú ý. Người Jomon thường thấp hơn, với cánh tay dài hơn và chân ngắn hơn, mắt to hơn, mặt ngắn và rộng hơn. Họ cũng có chân mày xếch hơn, mũi và sống mũi cao hơn. Trong khi đó, người Yayoi trung bình cao hơn từ 2,5 đến 5cm, với mắt hẹp, mặt dài và hẹp, sống mũi phẳng. Kể từ thời kỳ Kofun, gần như tất cả các hài cốt khai quật được ở Nhật Bản, trừ những bộ xương người Ainu và Okinawa, đều giống với người Nhật hiện đại.

    Những chứng cứ về di truyền học cũng ủng hộ giả thuyết này. Người Nhật hiện đại có thể là con cháu của những người di cư Yayoi và những người Jomon bản địa, trong khi người Ainu có thể là những còn cháu thuần chủng hơn của người Jomon có sự hòa trộn đôi chút về di truyền với người Nivhkh và người Yayoi di cư.

    - Sự pha trộn giữa người Jomon bản địa và những người di cư đến từ Trung Quốc và/hoặc Triều Tiên

    Có những mảnh gốm thuộc thời Yayoi cho thấy ảnh hưởng rõ ràng của phong cách đồ gốm thời kỳ Jomon. Những ví dụ về sự tương đồng khác là các công cụ săn bắn bằng đá mài, các công cụ bắt cá bằng xương, vòng đeo làm từ vỏ sò và kỹ thuật sơn trang trí cho bình gốm và đồ trang sức. Bảo tàng khoa học quốc gia Nhật Bản từng tổ chức một triển lãm có tên “Cuộc hành trình trở về tiền sử Nhật Bản” dựa trên giả thuyết rằng người thời Yayoi đến từ miền nam Trung Quốc bởi vì những bộ xương thời đó giống với xương thời Yayoi đã được phát hiện ở đó.

    Theo kết quả khảo cổ học và chương trình khảo cứu Gen người của Hội địa lý quốc gia Mỹ do Nhà nhân chủng và di truyền học Spencer Wells dẫn đầu (https://www3.nationalgeographic.com/...hic/atlas.html Gnographic Project) và chương trình nghiên cứu của Stephen Oppenheimer (http://www.bradshawfoundation.com/journey/):

    Cấu trúc gene của người Nhật thuộc nhóm Haplogroup O:

    Haplogroup O (M175) Found in East Asia, Southeast Asia, the South Pacific
    • Haplogroup O1 (MSY2.2) Found in eastern and southern China, Taiwan, and Southeast Asia, especially among Austronesian and Tai-Kadai peoples
    • Haplogroup O2 (P31, M268)
    • Haplogroup O2a (M95) Found in Japan, southern China, Southeast Asia, and the Indian subcontinent, especially among Austro-Asiatic peoples, Tai-Kadai peoples, Malays, and Indonesians
    • Haplogroup O2b (SRY465, M176) Found in Japan, Korea, Manchuria, and Southeast Asia
    • Haplogroup O3 (M122) Found throughout East Asia, Southeast Asia, and Austronesia


    Trong nhóm này có những đặc tính gene được tìm thấy ở dân cư thuộc các nước Đông Nam Á, Nam Trung quốc, Đài loan, Triều tiên ... phù hợp với tiến trình di dân của người tiền sử trải qua hàng trăm nghìn năm (xem bản đồ)



    Vậy từ đó chúng ta có thể kết luận được gì?

    - Việc người Nhật có một phần gene giống với người Việt (mà nói rộng ra là người Lạc việt cũng được) là điều không có gì phải ngạc nhiên và điều này cũng không thể chứng minh được nguồn gốc của người Nhật tiền sử chính là người Lạc việt.
    - Về sự tương đồng gene thì mức độ tương đồng giữa người Triều tiên và người Nhật bản còn nhiều hơn là giữa người Nhật và người Lạc việt.
    - Đây là những bằng chứng có nghiên cứu thực nghiệm và thông qua khảo cổ học chứ không phải là bằng chứng nghe nói từ “một ông giáo sư nào đó với một vài ông giáo sư nào đó” mà không ai biết là ai, không ai biết mức độ tin cậy tới đâu và cũng không ai biết chuyên nghành nghiên cứu chính của những ông giáo sư này là gì.
    - Cũng nói thêm, giữa thời kỳ chuyển tiếp giai đoạn Jomon và Yayoi có sự đột biến tăng về dân số, sự xuất hiện của nông nghiệp (trồng lúa), các dụng cụ bằng kim loại... khá trùng khớp với giai đoạn sụp đổ của thời Hùng vương. Phải chăng đã có một làn sóng di cư của dân Lạc việt qua ngả Triều tiên và sau đó đi tiếp sang Nhật bản? Nếu có sự du nhập văn hóa giữa Nhật bản và dân Lạc việt thì phải vào thời kỳ này sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên dưới thời vua Hùng người lạc việt đã có chữ viết (theo nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền) vậy tại sao sau hàng trăm năm mà người Nhật cổ vẫn không có chữ viết, phải chờ tới tận thế kỷ thứ 4 sau CN họ mới chính thức có chữ viết của mình?
    Những người di dân không biết viết chữ chẳng? Hay những người này chẳng có liên quan gì tới Lạc việt?


    2) Những hình ảnh và chữ viết trên bài tổ tôm:

    Xin giới thiệu sơ qua về lịch sử hình thành chữ viết của người Nhật (được công nhận cho tới thời điểm này):

    Nhật ngữ cổ đại chỉ là khẩu ngữ (văn nói). Những thông tin truyền đi do những người tên gọi là kataribe 語部 (ngữ bộ). Họ đi khắp nơi, kể chuyện và truyền đạt các tin quan trọng. Con cháu của người Triều Tiên định cư tại Nhật làm công việc biên chép công văn giấy tờ. Họ chuyển khẩu ngữ cổ của Nhật (gọi là Đại Hòa ngôn diệp: Yamatokotoba 大和言葉) sang Hán tự. Đây là lần đầu tiên Nhật có bút ngữ (văn viết). Họ chuyển âm của Đại Hòa ngôn diệp sang các âm Hán tự tương đương mà không quan tâm đến ý nghĩa. Hệ phiên âm này gọi là Man’yōgana (Vạn Diệp giả danh 萬葉假名). Chữ giả 假 ở đây không phải là giả hiệu mà nghĩa là giả tá 假借 (vay mượn). Ý nói Nhật ngữ cổ đại không có chữ viết, phải vay mượn các nét bút của chữ Hán để ghi lại lời nói. Chính hệ thống văn tự này được dùng để ghi chép các thi văn cổ của Nhật trong bộ Vạn Diệp Tập 萬葉集 (Man’yōshū). Tuyển tập này cũng bao gồm các bài thơ của Nhân Đức thiên hoàng 仁德 Nintoku (313-399) và các bài khác được viết dưới thời Thuần Nhân thiên hoàng 淳仁 Junnin (758-764).

    Chữ Hán vào Nhật Hán tự truyền sang Nhật theo ngả Triều Tiên vào khoảng đầu thế kỷ III. Theo truyền thuyết, về sau có một người tên là Ngạc 鱷 (Wani) từ một nước cổ Kudara (giữa biển Nhật Bản, gần phía Đông của Triều Tiên) đến Nhật, mang theo Luận Ngữ 論語 (Rongo) và Thiên Tự Văn 千字文 (Senjimon). Đó là lần đầu tiên Hán tự truyền vào Nhật (gọi là Kanji). Nhưng mãi đến thế kỷ IV và V thì Hán tự mới thực sự du nhập vào Nhật nhờ sự buôn bán theo đường biển giữa Nhật và Triều Tiên.

    Tôi cũng đồng ý với ý kiến của anh Thiên Vương. Ngay khi nhìn con bài tổ tôm tôi đã nghĩ đó là chữ Hán nhưng viết theo kiểu “phóng bút” giống như chữ Hành hay chữ Thảo. Xin nói rõ thêm là Hán tự có 5 kiểu chữ (gọi là thư thể 書体) chính yếu: Triện thư 篆書 (gồm đại triện 大篆 và tiểu triện 小篆), lệ thư 隸書, khải thư 楷書, hành thư 行書, và thảo thư 草書.


    Các thư thể của chữ MINH 明: đại triện, tiểu triện, lệ, khải, hành, thảo (thư pháp Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên)


    Khi Tần Thuỷ Hoàng Đế thống nhất Trung Quốc, một trong những sự kiện quan trọng nhất là vua sai thừa tướng Lý Tư 李斯 thống nhất văn tự, tức là thống nhất các chữ viết giữa các nước trước đó (đại triện) thành chữ tiểu triện 小篆). Chữ lệ (lệ thư) là thư thể thông dụng trong công văn, và nó rất phổ biến giữa thế kỷ III và II tcn. Chữ khải (khải thư 楷書 hay chính thư 正書) là cải biên từ chữ lệ. Chữ khải cũng đã thành thục vào thế kỷ III cn. Đây là thư thể chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất, và vẫn là phổ thông nhất trong các thư thể hiện nay. Chữ hành (hành thư) là dạng viết nhanh của chữ khải, dùng trong các giấy tờ thân mật (như thư từ) và đề tranh. Nó thuần thục vào thế kỷ II cn. Mỗi chữ Hán có kết cấu riêng và số nét bút nhất định. Khi được viết nhanh chữ khải có thể giản lược đi một hai nét để tạo thành một thư thể gọi là hành-khải 行楷. Cũng tương tự như vậy, chữ hành sẽ biến thành hành-thảo 行草. Tác phẩm thư pháp rất nổi tiếng Lan Đình Tập Tự 蘭亭集序 của Vương Hi Chi 王羲之 đời Tấn là viết với chữ hành. Chữ thảo (thảo thư) là thư thể được viết nhanh nhất, bút pháp phóng khoáng. Có chữ Hán bình thường với khải thư thì phải viết rất nhiều nét nhưng với thảo thư thì có thể viết bằng một nét. Nhiều chữ có thể viết liên miên nối tiếp nhau chỉ bằng một nét, thí dụ như cuồng thảo 狂草 (chữ thảo viết điên cuồng) của Hoài Tố 懷素 (khoảng 730-780).





    Về hình vẽ minh họa, những hình này đều vẽ những trang phục thời Edo (niên đại 1603-1868) và trang phục Kimono có xuất xứ như sau:
    Đầu thế kỷ 7, một dạng quần áo được làm bằng chất liệu mềm, nhẹ và thoải mái, có hình dạng gần giống kimono ngày nay được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản, đã được cải tiến thiết kế dựa theo kiểu quần áo ở Trung Quốc dưới Triều Tuỳ và Triều Đường kết hợp với các đặc điểm khí hậu của nước mình để dùng nguyên 1 tấm vải làm thành thứ áo có thân rộng mặc không sát mình hai tay ngắn, rộng, cổ áo to. Nó được xem là kiểu kimono trung gian để chuyển sang kiểu Kimono truyền thống như ngày nay.

    Thế nhưng, suốt thời kỳ Vua Heian cầm quyền ở Nhật Bản (794-897), chiếc kimono vẫn chưa được xem là một loại trang phục phổ biến ở Nhật Bản bởi nó vẫn bị cho là trang phục du nhập từ nước ngoài.
    Đến năm 894, người Nhật Bản chính thức cho ra đời một bộ kimono theo kiểu của riêng mình. Đó là một áo dài đến gót, có cánh tay xẻ và để dài quét đất. Nó được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng trong các dịp lễ hội.

    Phụ nữ Nhật Bản thường mặc kimono nhiều lớp cùng một lúc, thậm chí có thể đến 20 lớp. Vì vậy chất liệu được lựa chọn rất cẩn thận để may kimono. Sự phân biệt màu sắc giữa các lớp thể hiện ở cổ áo, gấu tay và chân váy mặc bên trong. Trang phục của nam giới cũng gần giống của nữ, nhưng được may kèm với một quần chẽn bên trong.
    Tuy nhiên, vào thời trị vì của vua Edo (1603-1868), kimono đã có một thay đổi lớn. Ống tay áo được may gọn lại và sự ra đời của obi (một khăn rộng thắt ngang bụng). Việc có thêm chiếc obi này làm cho trang phục phù hợp hơn với các hoạt động thường ngày của người phụ nữ Nhật và ngày nay nó trở thành phụ liệu không thể thiếu.

    Từ đó có thể kết luận, những hình minh họa trên bài tổ tôm không thể có sớm hơn thời edo (thế kỷ 17).

    Cũng trong thời kỳ Edo, người Nhật đã tới Hội An buôn bán, đây cũng là thời kỳ Nhật bản tiến hành bế quan tỏa cảng trong một thời gian dài do bất đồng với Phương Tây.

    Ngoài ra, lịch sử Việt nam cũng không hề ghi nhận bất cứ thông tin gì về bộ bài tổ tổm chỉ đến khi ông Nguyễn Công Trứ (1778-1858) có làm một bài thơ về tổ tôm, và sau đó là nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835-1884):

    Thơ rằng:

    Thân "bát văn" tôi đã xác vờ
    Trong nhà còn biết "bán chi" giờ
    Của trời cũng muốn "không thang" bắc
    Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ
    Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu
    Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa
    Đã không "nhất sách" kêu chi nữa
    "Ông lão" tha cho cũng được nhờ !

    Thơ Nguyễn Khuyến:

    Cũng chẳng giầu mà cũng chẳng sang
    Chẳng gầy chẳng béo chỉ làng nhàng
    Cờ đương giở cuộc không còn nước
    Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
    Mở miệng nói ra gàn bát sách
    Mềm môi chén mãi tít cung thang
    Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
    Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng

    Vậy chúng ta rút ra được kết luận gì?

    - Tại sao một trò chơi của “giới quý tộc Lạc việt” lại có hình minh họa của người Nhật thời Edo (ra đời hàng ngàn năm sau?) Chắc chắn là người Lạc việt không thể tiên đoán được trước tương lại :)

    - Tại sao là trò chơi của “giới quý tộc” (nắm quyền hành ghi dấu ấn vào lịch sử) lại không có bất cứ một thông tin nào được ghi nhận trong lịch sử trải dài hàng ngàn năm cho mãi tới gần cuối thế kỷ 18???

    - Từ những mối liên hệ là hình minh họa và chữ viết chúng ta có thể kế luận về mối liên hệ giữa 2 nền văn hóa? Hay chỉ đơn giản là ai đó (có nguồn gốc từ Nhật bản) đã tự ý sáng tạo những hình minh họa này và dân chúng Việt Nam chỉ việc mua về chơi?

    - Có chắc đây là trò chơi dành cho giới quý tộc hay là xuất xứ của nó là từ những dân làm ăn buôn bán tại Hội An dần dần lan rộng ra trong giới lắm tiền nhiều của???


    Ngoài ra tôi cũng không thấy tác giả có giải thích bất cứ điều gì về luận cứ tác giả đưa ra: “Mối liên hệ giữa y phục, kiến trúc và dấu ấn ký tự còn sót lại giữa hai nền văn hóa Việt Nhật nói lên điều gì?”

    Mà chỉ thấy tác giả đưa ra giả thuyết lý giải việc vì sao có bài tổ tôm chơi ở Việt Nam mà không người Nhật nào biết về nó. Điều này có khi cũng dễ hiểu và đơn giản như việc tại sao người Việt nói tiếng Việt và người Nhật nói tiếng Nhật vậy :). Hồn ai nấy giữ, tục ai nấy xài.

    Còn tiếp ....
    Last edited by Dutch Lady; 27-06-2008 at 12:36 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •