kết quả từ 1 tới 20 trên 36

Ðề tài: Cái cớ để tồn tại

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Cái cớ để tồn tại

    Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Do duyên tình cờ, một người bạn của amita đã hỏi amita rằng amita yêu thích thứ gì, mong muốn điều gì và hướng về điều gì.
    Khi đó amita suy nghĩ thì nhận thấy rằng điều gì làm mình mong muốn nhất, điều gì khiến mình ước vọng nhất. Nhưng có lẽ rằng cuộc sống của amita cũng khá là yên bình, không có gì quá gọi là quá ư đặc biệt hay có thể rằng amita là người không cấu tiến và thiếu tham vọng nên thật sự hiện tại amita thật sự không nghĩ ra được điều gì thật mình quá ư ước ao hay mong muốn. Và nghĩ sao nói vậy, amita đã trả lời người bạn của mình như thế.
    Nhận được câu trả lời của amita người bạn đó đã trả lời với amita rằng “Ai cũng cần một cái cớ để tồn tại cả”. Câu nói này thật sự khiến amita suy nghĩ rất nhiều.

    Thế tôn Thích Ca Mâu Ni chỉ dạy về Tứ Diệu Đế gồm Khổ Tập Diệt Đạo trong đó Tập Đế chỉ ra nguyên nhân gây ra cái khổ chính yếu nhất là do vô minh, do vô minh nên mới có của tôi, của anh nghĩa là có bản ngã, do bản ngã nên mới có ngũ kiết sử, do ngũ kiết sử nên mới có khổ não.
    Do vậy, amita suy nghĩ rằng sự tồn tại là gì ? Có phải là bản ngã hay không ? Một cái cớ để tồn tại có phải là một cái cớ để bản ngã tồn tại hay không ? và có thật ai cũng phải có cái cớ này hay không ?
    Amita suy nghĩ môt tuần rồi cũng có được môt vài luận điểm chính, nên trình bày lên đây để mong được huynh đệ hướng dẫn.
    Trước tiên, theo như Thế Tôn trong kinh pháp môn căn bản đã đề cặp rằng một người phàm phu không có tác ý như thật mọi việc và luôn suy nghĩ rằng có một cái gì đó của ta, dục hỷ là căn nguyên của đau khổ được từ đó phát sinh. Ví như Đại địa
    Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại

    Ngược lại, với người có học, alahan và Như lai thì không như thế, các bậc đó luôn tác ý mọi việc như thật, luôn biết rằng không có gì là của ta, không có đối chiếu tự bản thân với điều gì cả, do vậy nên dục hỷ không được phát sinh, đau khổ không có. Ví như Đại Địa

    Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri địa đại

    Qua đó, chúng ta hình thành được lối suy nghĩ của người trí chính là không có một cái tôi nào tồn tại cả. Điều đó có thể được nhận thấy rõ ràng khi ta thực hành tứ niệm xứ. Cụ thể qua phần quán thân

    Này các Tỷ-kheo, lại nữa, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương không còn dính thịt, dính máu, còn được các đường gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

    Nhín khắp thân thể chỉ gồm có tứ đại là phong đại ( hơi thở), hỏa đại ( nhiệt độ), thủy đại ( các chất dịch) và thổ đại ( cơ quan nội tạng) . Bề ngoài dù đẹp đẽ nhưng có vẫn chỉ có những phần đó cấu tạo nên mà thôi, da bao bọc bên ngoài lớp thịt, nội tạng và cấu trúc bởi khung xương, mỗi một phần đó lại là tế bào, tế bào thì lại có bào quan, mỗi bào quan lại là nguyên tử, nguyên tử rồi lại các hạt nhỏ hơn nữa, nhỏ hơn và lại nhỏ hơn.

    Nếu tất cả hợp lại thì thành ta với một cái tên, nhưng cắt sâu mỗi phần đó ra thì mỗi thứ đâu có cái nào là có suy nghĩ là ta thật sự đâu. Ví như một cái laptop vậy, tháo rời từng phần ra thì nào là raw, card màn hình, quạt, dây điện, màn hình, ổ cứng, ốc, vỏ bao v..v.. nhưng khi rap lại là một cái laptop có thể coi phim, nghe nhạc tháo tung ra thì cái nào sẽ là laptop ? Thế thì laptop tồn tại hay là không ?

    Thật sự là có, cũng như thật có một cái laptop hiệu dell hay HP thì cũng có một con người với tên gọi A, B, C .v.v.. gì đó tồn tại, nhưng gọi chân thực là người ấy với một cái gì thường hằn bất biến tồn tại ở ngay đây thì không phải. Mà là phải hiểu rằng con người với cái tên A, B, hay C gì gì thật sự chỉ là một tập hợp nhiều cơ quan, tế bào hay đúng hơn nhà Phật gọi là tập hợp duyên mà thành và cái tên chỉ là một ký hiệu được đặt ra để phân biệt tập hợp đó mà thôi.

    Như thế sự tôn tại nếu nhìn nhận theo nghĩa rằng, có một cái ta với tên gọi đó, tồn tại như thật ở đó là không đúng.

    Thế tôn đã chỉ và ta cũng có thể nhìn thấy rõ ràng, thân thể hay một khối duyên hợp nào nào cũng đều trãi qua những sự thay đổi là luôn lớn lên, biến chuyển, mất đi và sẽ tan rã.

    Ví như thân thể ta, từ khi sinh ra là một đứa bé có 3 kg mà trưởng thành giờ nặng 70 – 80 kg thì là sự lớn lên, trong quá trình đó biết bao nhiêu tế bào đã chết đi, được thay thế như tóc, móng tay hoặc sâu hơn như là trong gan, ruột, mật, tim, nội tạng đều có phần được biến đổi và phần được mất đi. Và sau cùng khi đã đủ tuổi thọ, thân thể sẽ mất dần các chức năng và sẽ chết, cơ thể ta phân giải thành những phần protein, catbon hydrat, kim loại và được các loài vi sinh vật tiêu hóa biến chuyển thành những chất dinh dưỡng đi vào một cơ thể khác.

    Điều này, hoàn toàn đúng với mọi loại, mọi sinh vật. Thế thì nếu gọi là tồn tại, thì ý nghĩa của sự tồn tại chúng ta là gì ?? khi ta đây rồi cũng sẽ biến hoại và trở về bản chất đúng chỉ là những thành phần hữu cơ và vô cơ không có ý thức ??

    Để lý giải điều đó Đức Phật đã chỉ dạy cho ngài Ananda về lý của chuỗi tuần hoàn đấy chính là thuyết duyên khởi gồm 12 nhân duyên được hình thành.

    Vô minh -> hành đồng-> hình dạng ( danh sắc) -> tiếp xúc ngũ căn ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) -> thọ -> ái - > chấp -> hữu -> sinh -> lão bệnh tử

    Qua chuỗi 12 nhân duyên này, ta có thể thấy được rằng, cái chính yếu nhất để có một sự tồn tại nghĩa là một cơ thể được hình thành ( dù là dạng nặng như con người, sinh vật ở cõi này hay là ở dạng nhẹ như chư thiên trên cao) thì cũng bắt đầu từ vô minh và những hành động sai lầm.

    Theo Đức Phật, một khi chuỗi 12 nhân duyên còn thì chắc chắn là còn đau khổ và cách để thoát khỏi đau khổ chính là khiến ta chuỗi 12 nhân duyên này chấm dứt, nghĩa là không sinh ra nữa nghĩa là không còn lão, bệnh, tử và phiền não.

    Nói như vậy, thì theo như đức Phật thì sự tồn tại của một vật chất có nên phải có khi nó bắt nguồn từ những hành động không hiểu biết ? và sự tồn tại có nên hay không nên khi nó chỉ mang theo đau khổ ? Mà nếu đau khổ thì cái cớ mà ta mang theo để hình thành nên tồn tại phải chăng là cái cớ để ta bám chấp vào duy trì 12 nhân duyên này.

    Để giải thích vấn đề này, Amita xin được dẫn chứng lại về Tứ Diệu Đế ở phần nguyên nhân gây khổ từ Đức Phật.

    Người sống ở trên thế giới này, khi được sinh ra thì phải bị bệnh mà bị bệnh thì ai không khổ
    Người sống ở trên thế giới này, nếu nghèo thì phải đói ăn, đói mặc thế là khổ
    Người sống ở trên thế giới này, nếu giàu thì phải làm việc cật lực, phải giự tài sản, phải suy nghĩ thế cũng khổ.
    Người sống ở trên thế giới này, phải chịu sự biến hoại của thời tiết, lúc nóng, lúc lạnh, lúc thiên tai động đất, hạn hán, lũ lụt thì cũng khổ.
    Người sống ở thế giới này, có vợ có chồng có con phải lo lắng cho đời sống gia đình kinh tế, lúc nào cũng lo toan tính toán, rồi có những lúc cãi nhau bất đồng ý kiến thế cũng khổ.
    …..

    Và còn rất nhiều lý do khác nữa, như thế trong cuộc đời các bạn có thấy phút giây nào mình không phải chịu khổ hay không ?? Và sự khổ này bắt đầu từ đâu ? Có phải chăng là sự bám chấp vào một cái cớ nào đó để định hình bản ngã hay là sự tồn tại của bản thân mình ?

    Đức Phật chỉ ra ngũ kiết sử, tam độc cũng chính là để minh chứng cho việc khổ đau được hình thành do cái cớ bám chấp vào một sự tồn tại.

    Ví như một người tên A làm ăn, chẳng may mà bị thất bại họ khóc lóc than thở vì sao ? Có phải là thất bại thì ai đó tới cứa đầu họ làm họ phải khóc không ? Không phải như vậy mà họ khóc là do thứ nhất cái tôi bản ngã tồn tại của họ bị mất, họ không được tài sản để khiến cái thân thể sung sướng hưởng dục, họ không được tôn vinh, họ không được chứng tỏ rằng họ giỏi, và ngoài ra đôi khi cũng là vì họ không thể trả lại thứ họ vay nữa

    Như thế thật sự thì sự đau khổ không phải bắt nguồn từ một việc xảy ra mà là do cái cớ tồn tại của bãn ngã bị ảnh hưởng khiến cho sự tồn tại của nó bị lung lay, càng lung lay thì họ càng đau khổ sợ hãi và luôn tìm mọi cách để sự tồn tại đó được ổn định dù đôi khi cách đó có phải là khiến cho một sự tồn tại khác bị biến mất đi.

    Nếu bạn có điều kiện để xem phim Superman hiện đang chiếu thì bạn sẽ thấy nhân vật phản diện là đại tướng Zod là một người điển hình của việc bám chấp cái cớ của sự tồn tại này. Sinh ra chỉ để nhắm phục vụ nhân dân và dân tộc Kypton, khi biết hành tình sắp bị diệt vong để bảo vệ hành tin đấy, hắn sẵn sàng giết cả hội đồng trưỡng lão để leo lên làm người thống trị tiền hành chinh phạt các hành tinh khác và cuối phi khi siêu nhân phá tan âm mưu của hắn thì hắn đã nêu lên một câu rằng “Ta sinh ra là để bảo vệ Kypton, dù điều ta làm là độc ác và tàn nhẫn ra sau thì cũng chỉ vì lợi ích của nhân dân hình tinh ta mà thôi, và giờ nếu không còn lý do đó nữa thì ta sẽ trút hết tất cả vào hành tinh của người”

    Như vậy, ta thấy rõ rằng một người với một cái cớ để tồn tại, nếu thuận duyên thì cái cớ đó khiến ta có thể làm điều tốt nhưng nếu nghịch duyên thì nó cũng khiến ta làm điều hại đến ngưới khác. Và cái cớ đó nếu càng lớn thì cái nghĩ là cái tôi càng mạnh, thì khả năng ta gây ra đau khổ cho mình và người khác theo đó mà cấp số nhân.

    Có lẽ có người cũng sẽ phản bác rằng, nói vậy không lẽ rằng mỗi người có cá tính riêng là sai, có ước mơ là sai, có động lực hướng đến điều tốt đẹp, bảo vệ gia đình, đất nước cũng là sai. Chung quy thì việc tồn tại con người đã là sai lầm ?

    Thưa rằng, ý mình không phải là như thế, với Phật Đạo thì không có một đấng tối cao tòa án của sự chính nghĩa hay gian tà nào để định tội các bạn cả, mà chỉ có hai thứ để các bạn tự nhận xét bản thân mình thôi đó là.

    Vô minh là bất thiện gây ra đau khổ cho bản thân, và mọi người
    Minh là thiện nghĩa là sự hạnh phúc và an lạc, không gây khổ cho mình và chúng sinh.

    Hãy nghe đức Phật nói về điều này trong kinh ví dụ về tấm vải

    Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

    Chư Hiền, thế nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất thiện, thế nào là thiện, thế nào là căn bổn thiện? Chư Hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là bất thiện. Và chư Hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện.

    Và này chư Hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là thiện. Chư Hiền, thế nào là căn bổn thiện? Không tham là căn bổn thiện, không sân là căn bổn thiện, không si là căn bổn thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện.
    Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri bất thiện như vậy, tuệ tri căn bổn bất thiện như vậy, tuệ tri thiện như vậy, tuệ tri căn bổn thiện như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

    Đức Phật dạy rõ rằng tẩy sạch tâm, chính là tẩy sạch nên cái kiêu mạn tùy mien “Tôi là” chính là vì nó là nguyên nhân gây khổ.

    Đồng ý rằng với cuộc đời thì đôi khi có những lúc cái tôi cá tính là cần thiết để giúp bạn sống và thành đạt trong cuộc đời, ví như có ăn cướp tới nhà bạn gây nguy hiểm cho vợ con bạn thì tất bạn cũng phải làm đau tên ăn cướp đó, điều đó là điều bạn phải làm thôi. Hoặc như đất nước có chiến tranh thì phải đi lính và chống giặc ngoại xâm, những người ấy là anh hùng xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.

    Tuy nhiên bạn ạ, đạo thì là một hướng đi khác, hương đi gồm hai đường đơn giản là khổ và không khổ. Hãy suy nghĩ sâu hơn và bỏ bớt chấp trước bạn sẽ thấy, bạn làm đau tến cướp ắt rồi bạn phải nhận lại sự thù hằn từ tên cướp đó và đối diện với sự trả thù từ hắn, thế thì lý do chính là vì đâu để bạn làm đau tên cướp đó ? Chính là vì bạn có một cái chấp ngã chính là vợ của bạn và con của bạn bị nguy hiểm, sự tồn tại và ý nghĩa sống của bạn bị lung lay, khi đó bạn đang có một sự khổ. Hoặc dã chiến tranh cũng thế, tất bạn vì đất nước là anh hùng rồi, nhiều người nhờ bạn mà được hạnh phúc nhưng ngược lại nhiều người cũng vì bạn mà đau khổ, trong số đó cũng không ít người cũng vì đất nước của họ, và khỏi nói bạn cũng tự nhận thấy nỗi khố chiến tranh rồi, thương tật, mất mát.

    Chính Bác Hồ trước trận Điện Biên cũng không vui, không đồng ý rằng đó là một chiến thắng lớn vì có nhiều người chết dù là mình hay địch. Đó chính là tinh thần của đạo, vì một cái cớ nào đó mà ta đã phải hại đi nhiều sinh mạng, thì dù ta có đươc tôn vinh hay chiến thắng chí ít ta vẫn nhận lại đau khổ tương ứng mà thôi.

    Ở đời có lúc bạn cũng sẽ gặp phải điều mà bạn hành động không theo mong muốn. Đó chính là do vì bạn có một cái cớ để bám chấp, một cái cớ để bạn tồn tại và khi đó nếu bạn lựa chọn ra sao thì bạn cũng đừng nên quy chuẩn nó ra là bạn là chính nghĩa hay gian tà để phán xét mà hãy nhìn thẳng vào sự thật rằng bạn đang gây ra đau khổ hay là không gây ra đau khổ. Chính cái đó sẽ là thứ mà bạn sẽ đối mặt ngược lại trong tương lai.

    Chính vì hiểu được lý lẽ đó mà Đức Phật đã chỉ dạy với một người tu hành thoát khổ thì nên như thế nào trong kinh tứ niệm xứ.

    vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.

    Khi ta càng chấp trước một vật thì ta sẽ càng đau khổ, có gia đình thì khổ vì gia đình, có tiền thì khổ vì tiền, có ước mơ thì khổ vì ước mơ, có đất nước thì khổ vì đất nước, có danh dự thì khổ vì danh dự v.v…

    Như thế, mình đưa đến kết luận của riêng mình rằng, với đời thì sự chấp trước vào cái cớ để tồn tại một cái tôi bản ngã là một quy luật sinh tồn ắt phải có, nếu bạn không có nó thì chắc chắn bạn sẽ bị cô lập, bị gọi là không có ước mơ, bị lép vế v.v.. ví như con nai trong rừng thì làm mồi cho sư tử vậy. Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến bạn luân hồi và đau khổ, đấy là bạn thiên sống hướng tới sự tồn tại vật chất.

    Nhưng nếu bạn muốn hướng tới sự tịch diệt và thoát ly khổ đau mãi mãi thì cái bạn cần diệt phải là cái cớ tồn tại không có thật đó, nghĩa là nhìn ra sự thật về lý duyên khởi duyên diệt, dẹp bỏ đi chấp ngã hành Giới – Định- Tuệ để có thể hiểu được cặn kẽ điều đó, và Niết Bàn là thứ mà bạn sẽ có.

    Hai con đường này không phải lúc nào cũng tách biệt rõ ràng, sẽ có lúc bạn muốn điều nay và có lúc bạn muốn diều khác. Hay nói cách khác có lúc bạn sẽ phải nói dối và có lúc bạn nói thật, không có gì sai cả khi bạn muốn con đường nào mà chỉ là bạn sẽ đau khổ hay không đau khổ tùy vào con đường bạn chọn. Bỏ bớt ái dục thì bạn sẽ có sự hạnh phúc và tận hưởng niềm vui ái dục thì bạn sẽ mất bớt đi hạnh phúc.

    Và Đức Phật ra đời hướng dẫn chúng ta cũng chỉ là hướng chúng ta đến con đường thứ hai là bỏ ái dục để tìm đến hạnh phúc tối thượng, nhưng nếu bạn không thể đi theo con đường thứ hai thì hãy đi theo con đường thứ nhất nhưng rồi cũng hãy từ từ để chuyển hướng đi rồi đến một lúc nào đó bạn cũng sẽ tìm được đường đúng là Bát Thánh Đạo.

    Đấy là tất cả ý kiến của mình về “Cái cớ của sự tồn tại”, vì vẫn còn là phàm phu vẫn ở con đường thứ nhất nên mình cũng mong nhận được sự chỉ bảo từ các huynh đệ để có thể tìm được đúng đường quay về về. Xin cảm ơn
    Last edited by hyuugaasmita; 15-06-2013 at 09:47 AM.
    Hãy trao đổi với nhau bằng tấm lòng, bằng những gì mình có chứ đừng cho rằng ta là chân lý còn lại là sai bởi vì làm sao biết được ai đã giải thoát hay chưa giái thoát ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Phương pháp quán niệm hơi thở
    By phanquanbt in forum PHẬT GIÁO nguyên thủy
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 23-03-2013, 01:39 PM
  2. DÒNG CHẢY MIÊN VIỄN CỦA THIỀN
    By bichthuybt in forum Thiền Tông
    Trả lời: 176
    Bài mới gởi: 28-07-2012, 06:22 PM
  3. Đối thoại với thương đế
    By Itdepx in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 27-01-2012, 05:37 PM
  4. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 30-05-2011, 06:44 PM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-04-2011, 06:14 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •