Tiến trình tâm dẫn vào sơ thiền như sau:
Bhavaṅga, Manodvārāvajjana, Parikamma, Upacāra, Anuloma, Gotrabhū, Appanā
Đây là những sát na tâm, mỗi sát na tâm xảy ra trong thời gian cực kỳ ngắn, có thể nói là không thể nào phân biệt được.
Bhavaṅga: tâm hữu phần
Manodvārāvajjana: ý môn hướng tâm
Parikamma: chuẩn bị, sơ khởi
Upacāra: cận định
Anuloma: thuận thứ
Gotrabhū: chuyển tánh
Appanā: an chỉ định
Theo VDP những sát na từ Gotrabhū trở về trước thuộc về tâm dục giới. Sát na Appanā thuộc về tâm sắc giới.
Theo mình phỏng đoán, định tức là sự xuất hiện của sát na Appanā và sát na này dừng lại. Sở dĩ nó dừng lại được vì nó có tâm sở "nhất tâm" đã được phát triển đầy đủ thành "định"?
Lúc này Appanā gồm nhiều tâm sở khác nữa, trong đó có tầm, tứ, hỷ, lạc...
Manodvārāvajjana là ý môn. Vì vậy đối tượng sau cùng của nhập định phải là một đối tượng của ý môn, theo Thanh Tịnh Đạo đó là nimitta.
Có thể hiểu nôm na qui trình tâm khi chưa nhập định và khi đã nhập định như ví dụ sau:
Bhavaṅga, Manodvārāvajjana, Parikamma, Upacāra, Bhavaṅga, Bhavaṅga, Bhavaṅga..., Bhavaṅga, Manodvārāvajjana, Parikamma,... Bhavaṅga, Bhavaṅga, Bhavaṅga, Bhavaṅga...
Trong đó Bhavaṅga là tâm khi hành giả rơi vào hữu phần, tức trạng thái mất tập trung trên nimitta. Hành giả cũng có thể đến được Upacāra rồi lại vô tình rơi vào hữu phần v...v... Rồi đến một lúc khi xuất hiện Appanā thì sát na này đứng im luôn và được coi là nhập định (những sát na trước rất rất nhanh, nhưng sát na này là định nên nó đứng im).
Khả năng là khi đạt đc sát na này thì có thể ta sẽ không còn hay biết gì về nimitta nữa, vì sự hay biết nimitta nó là một quá trình. Cũng có thể là ta vẫn biết nimitta và chỉ biết nimitta mà thôi, điều này sẽ được kiểm chứng thông qua thực hành.
Trên đây là những luận điệu mang tính chất lý thuyết, định hướng. Câu trả lời thực sự là ở việc thiền định của mỗi người tự rút ra cho mình wellcome1