“Thần rắn” giải mã những điều kiêng kị về rắn độc



Về những quan niệm kiêng cữ của dân gian như bị rắn cắn không được vô nhà, không được đi qua cầu…, nhiều người cho là mê tín, vô lý.






Bị rắn cắn thì cấm đi vô nhà, cấm qua cầu. Bị rắn cắn đã chữa lành, chớ nên ăn đậu xanh, coi chừng mất mạng. Rượu rắn quý không phải ở tam xà, ngũ xà hay cửu xà, mà là ngâm với bao nhiêu rượu. Cố đại đại tá Trần Văn Dược (chủ trại rắn Đồng Tâm) lý giải những vấn đề này một cách rất khoa học...

Chữa lành rắn cắn vẫn chết vì ăn đậu xanh

Đại tá Trần Văn Dược kể có lần một nạn nhân bị rắn độc cắn, đến trại Đồng Tâm thì tim đã ngừng đập nhưng ngực còn ấm. Ông dùng mật rắn hổ cấp cứu, người này dần dần hồi phục. Sau đó ông căn dặn nhiều lần là trong vòng 6 tháng, tuyệt đối không được ăn đậu xanh.

Mấy ngày sau, điện thoại cấp báo người bệnh đã trở nặng, hôn mê sâu rồi đột tử. Truy nguyên nhân, được biết sáng đó người bệnh đi ra ngoài, ăn cháo lòng, trong đó có giá (mầm của đậu xanh).

Theo giải thích của ông chủ trại rắn, bước đầu, mật rắn chỉ có tác dụng phong tỏa chất độc của nọc trong người (lúc này đã nằm sâu trong lục phủ ngũ tạng), không cho nó gây hại, cần phải có thời gian dài để hóa giải, đào thải dần dần.



Đàn rắn ráo trong Trại rắn Đồng Tâm.


Đậu xanh lại có dược tính giải độc, đối kháng với mật rắn, nên khi ăn đậu xanh, tác dụng phong tỏa của mật rắn không còn nữa, nọc rắn lại phát huy tác dụng. Lúc này nó đã nằm sâu trong các bộ phận quan yếu của cơ thể nên người bệnh chết, không cách gì cứu chữa.

Nhầm lẫn chết người vì gặp những con rắn… sún răng

Về những quan niệm kiêng cữ của dân gian như bị rắn cắn không được vô nhà, không được đi qua cầu…, nhiều người cho là mê tín, vô lý. Đại tá Trần Văn Dược lại cho rằng các quan niệm này có cơ sở khoa học, nhưng do người ta chỉ thấy hiện tượng, không lý giải được bản chất nên mới nói hoang đường.

Theo giải thích của ông, rắn càng độc, tốc độ lan tỏa của nọc rắn càng nhanh, tác động càng mạnh. Điều trị rắn cắn, thời gian là yếu tố quyết định, đã phát hiện rắn cắn phải sơ cứu và đưa đi cứu chữa ngay mới có cơ may sống sót.

Những người được đưa đi cứu chữa ngay, tỉ lệ sống cao hơn những người rề rà, rắn cắn ngoài đồng, đem về nhà thay quần áo rồi mới đi trị, hoặc chờ đi rước thầy về. Dân gian so sánh hai tỉ lệ này rồi gút lại thành điều cấm kỵ.

Bị rắn cắn, không được đi qua cầu có lý do sau: Nếu vết cắn được ngâm trong nước, một phần nọc rắn sẽ bị hòa tan, hàm lượng nọc rắn thấm vào cơ thể sẽ giảm đi. Ngày xưa đường sá ít, nhiều kênh rạch, chưa có cầu, những trường hợp bị rắn cắn mà lội sông, kênh rạch đi điều trị, tỉ lệ sống sót sẽ cao hơn những người đi trên bờ, nên người ta nghĩ đến chuyện gặp cầu thì không được đi qua, mà phải… lội nước.

Câu chuyện rắn “sún răng” cũng là phát hiện thú vị của ông chủ trại rắn: Dân gian thường xem dấu vết cắn để đoán rắn lành hay rắn độc. Thông thường, răng rắn lành có 3 dấu hình tam giác. Răng rắn độc có hai dấu. Vết cắn một dấu là của các loại côn trùng khác.

Ấy vậy mà có nhiều người chết oan vì rắn độc cắn chỉ có một dấu răng. Nhiều thầy thuốc non tay, nhìn thấy một dấu răng, cho là con vật khác cắn nên lơ là, bỏ qua. Vì sao?. Kinh nghiệm sai, hay có loại rắn độc đặc biệt chỉ có một răng?.

Tất cả rắn độc đều có hai răng nanh rỗng ruột nối liền với tuyến nọc trong vòm họng. Khi cắn, nọc rắn được bơm vào hai răng nanh và truyền vào cơ thể người. Trong điều kiện tự nhiên, nhiều lúc rắn chiến đấu với những sinh vật khác. Ranh nanh của rắn sắc bén nhưng giòn, dễ gãy, nếu cắn phải những vật cứng hơn sẽ bị gãy răng và có những con rắn độc bị sún chỉ còn một răng. Người ta dễ chết vì những sai lầm tai hại này.

Tam xà, ngũ xà hay cửu xà?

Lâu nay, dân gian truyền tụng những món rượu rắn bổ dưỡng như: Tam xà đởm, Ngũ xà nhất điểu, Cửu xà nhất điểu… khả năng bổ dưỡng cường dương, bổ thận… Trong đó Tam xà là hai rắn độc một rắn trung; Ngũ xà là bốn rắn độc, một rắn trung với con bìm bịp; Cửu xà là chín loại rắn độc…

Tuy nhiên, người có kinh nghiệm lâu năm cho rằng cái quý nhất trong rượu rắn không phải ở thịt, xương mà chính là nọc rắn. Thịt rắn hổ là món nhậu ngon nhưng về dinh dưỡng, dược tính thì cũng tương tự thứ thịt khác.

Giá trị của rượu rắn không phải ở chỗ bổ dưỡng mà chủ yếu là giải độc. Uống rượu rắn chừng mực điều hòa sẽ giúp cơ thể tẩy độc, có lợi cho gan thận, từ đó tiêu hóa tốt, giúp cơ thể mạnh khỏe.

Vậy Tam xà, Cửu xà, Ngũ xà cái nào bổ hơn, có phải nhiều rắn hơn là quý?. Theo quan điểm của đại tá Trần Văn Dược: “Cái chính không phải là bao nhiêu con rắn, mà là ngâm với bao nhiêu rượu?. Ít rắn mà ngâm với lượng rượu vừa phải thì vẫn tốt hơn nhiều rắn ngâm với quá nhiều rượu. Chín con rắn ngâm 20 – 30 lít rượu, sao bằng một con ngâm một lít?”.

Đại tá Trần Văn Dược sinh năm Kỷ Tỵ 1929 là năm rắn, rồi cũng đúng năm Kỷ Tỵ 1988 ông bị rắn cắn, mất tròn đúng 60 năm tuổi. Chính ông là bậc thầy bắt rắn, gọi rắn, đuổi rắn và chữa trị rắn cắn từ những năm chiến tranh đến khi lập ra Trại rắn Đồng Tâm, thế nhưng ông mất cũng vì rắn cắn… mà không thể cứu chữa được.


Mộ Đại tá Trần Văn DượcRồi thì có người còn loan truyền: Đây là một trong cặp hổ chúa dài hơn 3m, nặng gần 20 kg mà ông bắt trong Đồng Tháp Mười mang về nuôi lấy nọc, một con còn lại theo xuống đây trả thù…
Ngôi mộ Đại tá Trần Văn Dược
Về việc này, anh Trần Thiện Tín, con trai trưởng đại tá Trần Văn Dược kể lại: “Không hề có chuyện như mọi người thêu dệt. Ba tôi là người rất giỏi về bắt rắn, có thể gọi rắn, biết rắn ở đâu, biết nuôi rắn, lấy nọc độc để nghiên cứu khoa học về huyết thanh chữa trị bệnh rắn cắn.


Năm 1988, khi đang dạy một lớp quân y tại Trại rắn Đồng Tâm về cách chữa trị rắn cắn, sáng đó thức dậy tập thể dục, ba tôi bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ".