Đối với phong thủy tôi là người ngoại đạo , ít hiểu biết , nhưng oái ăm thay đôi khi trở chứng lại lắm chuyện ...
Khi đọc các bài của Nhà ngoại cảm Nguyễn Oanh , thấy bà có những tâm nguyện rất lớn về phục dựng Nước Việt bằng phép phong thủy (mạch khí ) , Hưng Đạo , đại lễ cầu siêu ... . Nói chung là các giải pháp rất lớn , rất hay . Nhưng mạch nước , thế núi , huyệt ... , Đạo ... , đại lễ cầu siêu những ai sẽ có đủ can đảm , đủ tài lực đảm đương , thiệt khó , đành phải THAN THỞ tìm cách cậy nhờ người tài từ xưa vậy , nhưng là cách nào ?

Tả Ao Tiên sinh -Nguyễn Đức Huyền

Tên là Huyền ,phận phải đỏ đen
Ân phước lớn , giỏi nghề Y-Địa
Ao ước hoán sao dời vật chuyển
Ôm ấp thuật hút thủy thu phong
Tìm huyệt đẹp , hùng mạnh nước Nam
In thế gian , nước Việt ANH TÀI
Ém thế bí , phá thế cờ tàn
Nung nấu chí ,Đại nam hội tụ
Sông linh thiêng , núi uốn lượn êm
In thế nước , hồn thiêng linh khí
Nào Bạch Hổ , Thanh Long ,Huyền vũ
Hợp hoan ca vũ điêu Non sông

Tả Ao Tiên sinh -Nguyễn Đức Huyền quê xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cái tên Tả Ao không phải là tên thật của nhân vật này, mà là tên làng quê của ông, được ông lấy làm tên hiệu và gắn với tác phẩm của mình. Cũng tương truyền, tên ông được người xưa lấy tên làng, nơi ông sinh ra để gọi, mà không gọi tên thật. Tên thật của ông thì không rõ ràng. Bách khoa toàn thư Việt Nam viết rằng: Tả Ao, trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, có tên là Hoàng Chiêm hay Hoàng Chỉ. Còn trong dân gian, xuất phát từ quê hương ông, lưu truyền tên gọi thật là Vũ Đức Huyền. Cũng có nguồn nói rằng ông có tên là Nguyễn Đức Huyền [2]. Tả Ao sinh vào khoảng năm Nhâm Tuất (1442), sống thời Lê sơ (Lê Thánh Tông , Lê Hiến Tông và Lê Uy Mục, tức là khoảng những năm 1442-1509) [cần dẫn nguồn]. Có tài liệu cho rằng Tả Ao sinh sống trong khoảng đời vua Lê Hy Tông (1676-1704) [Tiên sinh mồ côi cha từ nhỏ, mẹ lại bị lòa nên nhà nghèo khó lắm. Thương mẹ, tiên sinh theo một người khách buôn ở phố Phù Thạch về Trung Hoa học nghề chữa mắt. Thầy thuốc hết lòng khen ngợi tiên sinh là người có hiếu, bèn tận tâm dạy dỗ cho. Đến khi tiên sinh học thành nghề, chuẩn bị về nước, thì có một thầy địa lý chính tông, đau mắt đã lâu ngày mà chưa chữa được, đến mời thầy thuốc của tiên sinh chữa cho. Bấy giờ, thầy già yếu không thể đi được nữa, bèn sai tiên sinh đi thay. Thầy địa lý khỏi mắt rồi, thấy tiên sinh mặt mũi khôi ngô, bèn nói:
- Người này có thể dạy được đây.

Nói rồi, đem hết sự học của mình ra truyền dạy cho. Được độ hơn một năm, thầy muốn thử sức học của tiên sinh xem thế nào, bèn lấy cát đắp mô hình sơn thủy, lấy một trăm đồng vùi ở dưới, rồi đưa cho tiên sinh một trăm cái đinh, bảo hãy thử điểm huyệt. Tiên sinh điểm xong, sai gạt cát ra thì thấy đúng được chín mươi chín huyệt, chỉ sai có một mà thôi. Thầy địa lý khen:

- Khá lắm.

Xong, cho tiên sinh về. Lúc chia tay, thầy địa lý dặn:

- Hễ đi qua núi Hồng Lĩnh thì chớ có ngẩng mặt lên trông.

Tiên sinh vâng lời ra về, đến khi đến quê nhà thì người mẹ hãy còn mạnh khỏe, bèn đem phương thuốc học được chữa cho mắt mẹ sáng ra. Sau, chợt có dịp đi qua Hồng Lĩnh, tiên sinh vẫn nhớ lời thầy dặn, nhưng chẳng rõ vì sao, lại trèo lên tận ngọn mà ngắm và tình cờ phát hiện được một huyệt đất rất quý, bèn cười mà nói rằng:

- Hóa ra, thầy dặn ta không được ngẩng trông lên là vì lẽ này.

Xong, tiên sinh liền về đem hài cốt tổ tiên đến táng vào ngôi huyệt ấy. Chẳng bao lâu sau, tiên sinh sinh được một người con trai. Người Minh xem thiên văn, nói rằng:

- Tinh tú chầu hết về phương Nam, vậy là người Nam lấy được nước của họ rồi.

Hoàng Đế nhà Minh xuống chiếu cho các nhà địa lý, căn dặn rằng, hễ ai chỉ huyệt đất cho người Nam hoặc giả là dạy nghề địa lý cho người Nam, thì phải lập tức phá hủy các huyệt đất quý ấy đi, nếu không sẽ bị tru di tam tộc. Chiếu ấy ban đến nơi, thầy địa lý kia nghĩ là chỉ có tiên sinh chứ chẳng ai, bèn sai ngay con mình sang để do thám. Đến nơi, con thầy địa lý hỏi tiên sinh rằng:

- Từ khi về nước đến nay, tiên sinh đã chọn được huyệt quý nào để cải táng hài cốt tổ tiên chưa.

Tiên sinh thực tình kể lại mọi chuyện. Người khách vừa nghe xong, bèn lén đào trộm mả tổ của tiên sinh rồi lại còn lừa bắt đứa con trai của tiên sinh về Trung Hoa. Chẳng bao lâu sau thì người mẹ của tiên sinh qua đời. Tiên sinh định táng ở ngôi huyệt tận ngoài hải đảo. Ngày giờ định đã rõ ràng, nhưng không may, khi đi thì trời nổi sóng gió, cản trở khiến cho không thể đi được, thành ra phải quay về. Tiên sinh than rằng:

- Đó là huyệt miệng rồng, năm trăm năm mới mở một lần, và mỗi lần chỉ mở trong vòng một khắc. Giờ thì đã lỡ rồi, chẳng còn gì nữa, âu cũng là số mệnh của ta vậy.

Từ khi ấy, tiên sinh không còn màng gì đến sản nghiệp nữa mà thường chu du khắp bốn phương thiên hạ, tìm đất chỉ huyệt cho người, khi mất, tiên sinh chỉ có hai người con gái thôi.

Lúc còn ở nhà, tiên sinh đã chọn sẵn một huyệt đất cho mình, nói rằng, đó là kiểu đất hình một con chó đang đuổi một đàn dê, chỉ táng được ba ngày là thành tiên địa. Đến lúc đã về già, sức đã yếu, tiên sinh từ kinh đô hồi hương, có đem theo một người học trò, định dặn bảo mọi việc sau khi tiên sinh qua đời, chẳng ngờ dọc đường, người học trò ấy lại chết. Tiên sinh về đến nhà thì ốm nặng, sai người nhà khiêng đến huyệt đất đã chọn, nhưng đường xa, liệu khó có thể kịp, bèn chỉ cái gò bên đường mà nói:

- Đây là ngôi huyết thực. Cực chẳng đã thì chôn vào đây cũng được.

Tiên sinh xuống cáng, chỉ rõ phương hướng cho người nhà đào huyệt. Sau, quả nhiên được làm phúc thần”.
Tả Ao còn để lại hai bộ sách, đó là: Địa đạo Diễn ca (120 câu văn vần), Dã đàm hay Tầm Long gia truyền Bảo đàm (văn xuôi) và một số dị bản khác: "Phong thủy Địa lý Tả Ao Địa lý vi sư pháp", "Phong thủy Địa lý Tả Ao Bảo ngọc thư" (của Vương Thị Nhị Mười-Nhà xuất bản Mũi Cà Mau-2005) và "Dã đàm Tả Ao" (của Cao Trung xuất bản tại Sài Gòn năm 1974)"...

Các sách vở cũng như truyền thuyết đều coi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao, là thuỷ tổ khai môn, đệ nhất về địa lý phong thuỷ Việt Nam, giỏi địa lý phong thủy như Cao Biền của Trung Quốc [4]. Người đời xưa còn truyền lại bài thơ ca ngợi ông [cần dẫn nguồn]:

Tả Ao phong thuỷ nhất trên đời
Hoạ phúc cầm cân định chẳng sai
Mắt Thánh trông xuyên ba thước đất
Tay Thần xoay chuyển bốn phương Trời
Chân đi Long Hổ luồn qua gót
Miệng gọi trâu dê ứng trả lời
Ai muốn cầu sao cho được vậy
Mấy ai địa lý được như Tả Ao.