Chiến tranh biên giới 1979: "Mưu mô" của Trung Quốc gặp "Mưu kế" của Việt Nam
Thứ năm, 24 Tháng 6 2010 18:50

Vào năm 1979 khi Trung Quốc tấn công chúng ta ở biên giới phía Bắc, Trung Quốc nói rằng đánh Việt Nam để "Dạy cho Việt Nam một bài học" và "đánh khẩn cấp để giải vây cho Campuchia"… thì cũng chưa phải là hoàn toàn đúng. Vì Trung Quốc đã có ý định đánh ta từ trước đó rất lâu rồi.

Câu chuyện thứ nhất.

Trung Quốc đã có ý định đánh ta từ khi Việt Nam còn chưa giải phóng. Khi "giúp Việt Nam" làm con đường dẫn đến Hữu Nghị Quan, Trung Quốc đã cho xây dựng một số kho rất kín đáo suốt dọc con đường này, cứ khoảng gần 1 Km thì lại cất giữ một kho lương thực khô (loại đồ hộp có thể để giữ được hàng chục năm), cùng với rất nhiều vũ khí, được ngụy trang cận thận dọc con đường này (gọi là kho nhưng nhiều khi chỉ có vài trăm Kg hoặc vài tấn).

Nên sau vài năm làm xong con đường này, thì những kho trên cũng hoàn thành, với dự định của Trung Quốc là cất giữ nguồn dự trữ để nhằm đánh ta sau này.

Nhưng trước khi xảy ra chiến tranh biên giới với Trung Quốc một thời gian, công an phía bắc tình cờ bắt được một "thủ phạm". Số là, một người dân đến trình báo với công an; có một anh người dân tộc, nhà rất ngèo, hàng ngày phải đi đào củ mài để ăn, vậy mà vẫn còn đói dài, nhưng không hiểu sao đã mấy tháng nay anh ta chẳng phải đi đào củ mài nữa, chỉ ở nhà vậy mà suốt ngày ăn uống bù khú, mà toàn ăn đồ hộp của Trung Quốc.

Người dân cho là anh ta đi buôn lậu – tội buôn lậu ngày trước nặng lắm. Thế là công an bố trí theo dõi nhằm "bắt kẻ buôn lậu".

Thật tình cờ, khi theo dõi thì thấy anh ta đi vào rừng và chui vào một cái hang, một lúc sau anh ta khệ nệ bê ra một bao tải nặng. Công an liền ập vào "bắt quả tang". Cũng thật bất ngờ, trong cái hang này là một kho toàn lương thực và khí của Trung Quốc cất giữ. Sau khi tra hỏi thì công an mới biết rằng, anh dân tộc này đã mấy tháng nay, "khai thác" được vài cái kho như vậy rồi. Do đó công an mới lần theo toàn bộ con đường, và thu giữ được toàn bộ các kho dự trữ trên.

Câu chuyện này đi vào bí mật hoàn toàn, không ai được biết. Còn phía Trung Quốc thì cứ đinh ninh rằng "của cải" của họ vẫn còn nguyên. Do vậy sau này, có rất nhiều "người dân" Trung Quốc chỉ với tay không ngang nhiên, hoặc lẻn qua biên giới để tràn vào Việt Nam, họ nghĩ rằng chỉ cần tay không rồi đến các kho dự trữ là có sắn lương thực và vũ khí.

Nhưng không may cho họ là công an của ta đã mật phục trước cửa các "kho hàng" này rồi, cứ tên nào đến gần hang là bị tóm ngay, trong số những người bị bắt này có cả những người Trung Quốc có quốc tịch Việt Nam và hiện đang sinh sống ở Việt Nam.

Câu chuyện thứ hai.

Số là, để chuẩn bị đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam với dự định đánh bằng cả đường bộ và đường biển.

Để chuẩn bị cho một mũi đánh vào Quảng Ninh, mũi xuất quân này sẽ được tập hợp tại Đầm cát – đảo Đầu Ruồi ở Đông Hưng, Trung Quốc rồi đánh qua đảo Vĩnh Thực tiến vào Đầm Hà rồi tràn vào cửa Vạn Hoa để sau đó đánh thẳng vào Quảng Ninh.

Mũi tấn công này của Trung Quốc được xuất phát tại một địa điệm nằm sát biên giới và có đường biển ngắn. Nên mũi này sẽ được bố trí quân số theo chiến lược "biển người". Để sự chuẩn bị được chu đáo và đánh được Quảng Ninh bằng mọi giá.

Do mũi tấn công này đánh vào Quàng Ninh bằng đường biển, nhưng lại là đường ven biển ít sóng gió, nên Trung Quốc đã có "sáng kiến" chế tạo ra những chiếc thuyền được gọi là "Tam pan". Những chiếc "Tam Pan" được thiết kế rất đơn giản và cực kỳ thuận lợi.

Thiết kế chỉ là một tấm xốp (bọt biển) dày khoảng 30-40cm uốn cong phía mũi làm đáy thuyền và hai bên được cột chặt bằng bốn hoặc sáu cây luồng làm thành thuyền. Kích thước khoảng 1x3 mét, và được lắp một động cơ chân vịt nhỏ, trên chiếc "Tam Pan" này có thể trở được ba người có trang bị đầy đủ vũ khí và quân tư trang.

Với thiết kế này, thì chiếc "Tam pan" không thể bị chìm cho dù có sóng lớn một chút, vì nước tràn vào thì lại tràn ra và toàn vật liệu nổi. Và với ý định, cứ ba lính một "Tam pan", Trung Quốc đã cho làm hàng trăm ngàn chiếc "Tam pan" như vậy. Theo dự kiến nếu bị bắn chết từ một đến hai tên trên một chiếc thì Trung Quốc cũng có thể tràn vào Quảng Ninh được hàng trăm ngàn lính.

Và nếu đạn AK có bắn trúng vào thuyền thì các "Tam pan" này vẫn cứ nổi như thường, cho dù những chiếc thuyền này có bị bắn rỗ như tổ ong bầu thì cũng chẳng ăn thua gì. Thật là một sáng kiến tuyệt vời.

Nhưng phía Việt Nam, vì thấy Trung Quốc cho tập kết sát biên giới toàn là những tấm xốp dày với số lượng nhiều, những đống cây luồng thì nhẵn nhụi và vô vàn những động cơ chân vịt nhỏ như vậy (lúc ban đầu thì những chiếc "Tam pan" này còn được xếp thành từng chồng rất gọn. Khi được lệnh triển khai chiến đấu, thì cứ ba tên lính một, tự lắp lấy thuyền của mình chỉ trong vòng 30 phút) thì tình báo của ta buộc phải nghi ngờ, và tiến hành điều tra, thu thập tin tức…

Cuối cùng Việt Nam cũng ra được đối sách tối ưu hơn – Ta cho bố trí hàng loạt những kho xăng, dọc theo các đảo từ Vĩnh Thực đến Đầm Hà.

Sau khi chiến tranh nổ ra, Trung Quốc hí hửng cho một đội tiền quân của mũi tấn công này tràn vào Quảng Ninh theo đúng như kế hoạch đã định. Thật đáng đời cho những kẻ xâm lược, khi mũi tấn công này đã yên bình tiến vào trận địa phục sẵn.

Hàng loạt những kho xăng trên bờ của ta dội xuống nước, vậy là những cột lửa bùng lên, những cái sáng kiến khôn lỏi của chú Trung Quốc này chỉ trong vòng vài phút đã chảy ra thành nước.

Các chú lính Trung Quốc trên những chiếc "Tam pan – sáng kiến" chắng có đường nào chạy, không bị chết cháy giữa dòng nước, thì cũng bị chết đuối, có tên nào may mắn vượt qua biển lửa, lội được vào bờ thì bị bắt gọn.

Sau trận đầu thất bại, Trung Quốc không dám tiến quân bằng đường này nữa. Do Vậy sau nhiều năm, ở khu vực Đầm Cát – Đông Hưng, vẫn còn sót lại rất nhiều những cái "Tam pan – Sáng kiến" của mấy chú Trung Quốc được dân chúng sử dụng là phương tiện đi lại trên biển.

Ø Theo vndefence