Mật Tạng Bộ 2 _ No.962(tr.335 _ Tr.337)

BẢO TẤT ĐỊA THÀNH PHẬT ĐÀ LA NI KINH

Phạn Hán dịch: Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Chùa Đại Hưng Thiện, Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Phạn Việt dịch: HUYỀN THANH

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm ngự dưới cây Thất Bảo Như Ý Thọ Vương ,bên cạnh ao sen trắng trong vườn Thanh Tịnh tại nước Ma Già Đà cùng với hàng Kim Cương Thủ, các Đại Bồ Tát và vô lượng Chúng Thanh Văn , vô số hằng sa chư Thiên, Long Vương, Dược Xoa, La Sát, Đại Chúng khác loài trước sau vây quanh đều lễ chân Phật rồi lui ra ngồi một bên
Bấy giờ Đức Như Lai trụ Đại Tổng Trì Vương Như Ý Bảo Châu Chuyển Luân Bí Mật Tam Ma Địa , từ trong nhục kế trên đỉnh đầu phóng ra ánh sáng lớn tên là Vũ Bảo Mãn Nguyện Thanh Tịnh Trừ Hữu Tình Nghiệp Chướng Quang Minh. Phóng ánh sáng này chiếu chạm mười phương thảy đều cảnh giác các quốc thổ Phật ở mười phương với chung điện lớn của tám Bộ khiến chấn động sáu cách, khắp nơi tuôn mưa hương hoa vô lượng trân bảo rộng làm Phật sự. Trong ánh Quang Minh hiện ra Thiết Lợi Như Ý Bảo Châu (‘Sarira cintamani: Xá Lợi Như Ý Bảo Châu)để làm sự nghiệp lợi ích rộng lớn
Khi ấy trong Hội có Kim Cương Bí Mật Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát cùng với vô lượng trăm ngàn quyến thuộc Kim Cương Tộc đến dự, từ chỗ ngồi đứng dậy lễ dưới chân Phật, chắp tay cung kính rồi bạch Phật rằng:

“Nguyện xin Đức Thế Tôn dùng Đại Từ Bi thương nhớ Hữu Tình cùng với chúng con mà giải thích sự nghi ngờ này. Ngày nay Đức Như Lai vì nhân duyên gì mà phóng ánh sáng lớn và hiện ra điềm báo biến đổi phi thường ? Vì muốn biết nhân duyên, nguyện xin Đức Thế Tôn diễn nói Pháp Yếu”

Lúc đó Đức Phật bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát rằng:”Lành thay ! Lành thay ! Ông, Kim Cương Thủ ! Vì muốn lợi ích cho các Hữu Tình nên tự hỏi Như Lai về Pháp Yếu thâm sâu. Nay Ta diễn nói, các ông hãy lắng nghe”
Thời Kim Cương Thủ lại bạch Phật rằng:”Nguyện xin Đức Như Lai diễn nói Bí Yếu, Chúng con vui nghe”
Như vậy thỉnh ba lần rồi lặng yên mà trụ
Đức Phật bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát rằng:”Ta dùng mắt Phật quán sát tất cả các loài Hữu Tình tuy ở trong phiền não uế tại các nẻo nhưng viên ngọc báu của Tâm Tính không có ô nhiễm, đầy đủ Đức Lợi như Ta không khác. Có điều các Hữu Tình chẳng biết nhận khổ, chẳng chứng quả vui, thường đắm chìm trong biển khổ không có kỳ hạn thoát ra. Thế nên Như Lai rời Cõi Tịnh của Kim Cương (Kim Cương Tịnh Giới) mà nhập vào Thế Giới thai tạng uế ác, diễn nói Pháp Yếu lợi lạc Hữu Tình, diệt tội sinh phước, hàng phục Ma Vương, thành tựu thân Phật rồi quay lại trụ ở Niết Bàn, rốt ráo bình đẳng không có nơi nào không đến. Chính vì thế cho nên Như Lai ngày nay trụ vào Như Ý Bảo Châu Vương Tam Ma Địa nói Ấn báu cứu cánh của pháp yếu , nghĩa sâu sa của lý thú bình đẳng thanh tịnh này”
Bấy giờ, khi Đức Như Lai nói Pháp này thời tất cả Đại Chúng chứng được Vô Sinh Thậm Thâm Pháp Nhẫn và chứng Như Ý Bảo Châu Quang Minh Tam Ma Địa ngang hàng với nhau không có vị thứ sai biệt giống như sữa với nước
Lúc đó Kim Cương Thủ Bồ Tát dùng Già Đà (Gàtha:Kệ) khen ngợi rằng:

Lành thay ! Lành thay Đại Đạo Sư !
Phóng quang lợi ích các Hữu Tình
Lành thay ! Lành thay Đại Điều Ngự !
Mưa báu lợi ích các Hữu Tình
Lành thay ! Lành thay Đại Trưỡng Phu !
Diễn nói bí mật lợi quần sinh
Lành thay ! Thế Tôn Đại Sư Tử !
Ăn nuốt tát cả các Ma ác
Lành thay ! Thế Tôn Đại Long Vương !
Khởi mây mưa lớn thấm Thế Gian
Nguyện Xin Đại Nhật Biến Chiếu Tôn
Mở bày Bát Nhã vào chữ A

Khi ấy Kim Cương Thủ Bồ Tát nói Kệ này xong liền ném Kim Cương Ngũ Phong đang cầm trong bàn tay phải vào hư không, (Kim Cương Ngũ Phong này) lại quay về trụ trong bàn tay. (Kim Cương Thủ Bồ Tát) quay về trụ tại tòa ngồi của mình để quán ý của Đức Phật, không hế chớp mắt
Bấy giờ Đức Phật bảo Kim Cương Thủ với Đại Bồ Tát thuộc hàng Hư Không Tạng rằng:”Tất cả Hữu Tình cùng với các Như Lai đều cùng có một Pháp là Pháp Thân Bình Đẳng , không có Thể riêng, cũng không có Tâm riêng, Sự Lý bình đẳng giống như hư không, thường trụ một tướng không có sai biệt. Có điều các Chúng Sinh dính sâu vào Tà Kiến, Nhân Duyên các Pháp , chẳng bỏ vọng niệm khởi tướng phân biệt. Chẳng biết Thiết Lợi (Xá Lợi) bền chắc,vạn Đức quang minh của Như Lai thường trụ trong một Tâm Niệm của Hữu Tình,như hoa sen trắng trong sạch , như mặt trăng tròn đầy…. cho nên thường sinh vào chốn thấp hèn nghèo túng trong sáu nẻo, chẳng gần người Trí, gây tạo nghiệp ác, phiêu lưu sống chết, chẳng được Tất Địa, không có kỳ hạn thoát ra
Chính vì thế cho nên, nay Ta vì độ Hữu Tình ấy mà nói Đại Bảo Đà La Ni tên là Pháp Thân Đà Đô Như Ý Bảo Châu Cam Lộ Dược Vương Kim Cương Tinh Tiến Thường Trụ Chân Như Bảo Vương Đại Ấn . Ắt trong đời Mạt Pháp ở cõi Diêm Phù Đề. Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện Được Thiết Lợi (Xá Lợi)của Phật cho đến một phần phân tán của một hạt, tin nhận thọ trì . Nên biết người này là Thiết Lợi của Phật, chính thựa là con của Phật, tức là Pháp Thân , Thể thường trụ của Thích Ca Mâu Ni Như Lai. Người này tức gọi là Đại Tỳ Lô Giá Na, cũng gọi là Cứu Thế Đại A Xà Lê vậy. Trì giữ Xá Lợi Phật tụng Chân Ngôn này tức được danh hiệu này tức gọi là Đại Trí Tuệ Thiện Xảo Tát Đỏa
Như có Người, Trời, tất cả Đại Chúng. Nếu trì Chú này, suy tư Phật Tính, lễ kính Xá Lợi thì tiêu diệt được tất cả nhóm : Bốn trọng , năm nghịch, chê bai Pháp…. Tất cả tội nặng một thời tiêu diệt. tất cả cát tường thảy đều thành biện.
Nếu có kẻ trai lành cùng với người nữ có tâm tin tưởng dũng mãnh chẳng lười biếng. Tâm nghĩ nhớ Phật Tính, quán sát Lý Thú Tiêu Nghiệp thành Thiện , thường nhớ phúng tụng trì niệm thì Chú Trớ, đoản thọ, oán hại một thời tiêu diệt giống như Kiếp Hỏa thiêu đốt cỏ khô không cò dư sót
Nếu có chúng sinh vì nghiệp tham lam nên sinh vào nhà nghèo túng, nhiều bệnh , yếu gầy, tạo tội chẳng lành đáng bị đọa vào Địa Ngục với các nơi có nạn. Người này sám hối nghiệp ác đời trước, quy y Tam Bảo, kính tin Đà Đô, quy mệnh Bản Giác Bảo Châu Thiết Lợi, liền tạo pương tiện trang nghiêm Đạo Trường, khuyến thỉnh Thân Kim Cương Tạng của các Phật Như Lai ở mười phương. Chẳng bung tán tất cả Thiết Lợi của Toàn Thân, Toái Thân, Hóa Thân … sửa soạn đầy đủ hương hoa ắt được tiêu tội sinh phước. Huống chi y theo Pháp, kết Ấn tụng Chú , quán niệm Tự Tính, Xá Lợi Đại Uy Đức của Như Lai thường trụ trong tâm… thì tất cả Tất Địa liền được thành tựu. Tuy chẳng vào Đại Mạn Đà La Quán Đỉnh Đàn Trường nhưng vẫn được vào Phước Trí Bình Đẳng Tam Muội Gia,
nhận được Pháp Môn do chư Phật hứa khả là Pháp Đại Quán Đỉnh bí mật thâm sâu. Tức thời chứng được Phật Tính Trí Hải Đại Long Vương Ấn
Lại bảo Kim Cương Thủ rằng:” Trong đời vị lai, ở cõi Nam Diêm Phù Đề , hết thảy người ác cực nặng cùng với thú ác (ác súc) vào lúc lâm chung thời gặp được bậc Đại Độ Lượng Tâm Trí Thượng Tuệ, Cụ Đại Từ Bi Cứu Thế Đại Trí Bồ Tát, Cứu Thế Đại Trí Tôn Giả gấp lấy đất ở dưới Tháp, điện đường tại nơi có để Thiết Lợi, múc lấy nước sạch tẩy rửa đất sạch ấy rồi rưới vào trong miệng của đẳng loại người ác đó và rưới trên đỉnh đầu . Khi người ác đó sắp chết thời đều ngưng dứt não loạn , khéo trụ chính niệm, dần sinh Tàm Quý (hổ trẽn) , vứt bỏ sinh tử, phát ý vãng sinh sẽ được vãng sinh, mau chứng địa vị của Pháp Thân
Nếu có Tỳ Khưu với bốn chúng đệ tử vào thời Mạt Pháp khi Pháp muốn diệt thời tất cả Hữu Tình muốn được thành tựu Pháp Đại Tất Địa nên y theo Pháp Yếu tạo làm Tháp Bà (Stùpa: Tháp để Xá Lợi Phật) với lượng lớn nhỏ tùy theo sức mà làm như: vàng, bạc, thủy tinh với đất, gỗ rồi an trí Phật Cốt. Nếu người bạc phước chẳng được Thiết Lợi thì dùng vàng, bạc , đồng, thiết, Ma Ni, báu vật của biển, Ngưu Vương, Lộc Vương, chân châu, mã não , linh thạch (đá linh thiêng), Kỳ Mộc (cây kỳ lạ) bằng với hạt cải… hiệu là Đà Đô (Dhàtu:Giới) an trí trong Tháp Bà, rương hòm báu với số lượng là: sáu hạt cho đến bảy hạt là số cao nhất (tối thượng) . nếu chỉ có một hạt thì là số thấp nhất (tối hạ). Xong lễ bái cúng dường ắt mau chóng có mưa bảy báu như cơn mưa tuôn xuống đầy dẫy. Một thời viên mãn bốn loại Đại Pháp, ba loại Tất Địa
Này Thiện Nam Tử ! Các ông nên biết Thiết Lợi của Như Lai tức là Vô Thượng, Thế Gian khó có. Các hàng Bồ Tát cũng khó gặp thẳng huống chi là các loại phàm phu của Thế Gian
Thiết Lợi Phật này tức là Vô Tướng Ma Ni, tức là Chân Tính Như Ý Bảo Châu, tức là Bí Mật Đại Tinh Tiến vậy. Hết thảy vật báu trang nghiêm của các cõi Phật ở mười phương như: Phướng phan Như Ý, Ma Ni, Anh Lạc. rèm châu, giường ngọc, chân châu, lọng trời, bình phong bảy báu, ngoạ cụ đủ màu sắc… Trân bảo tối thắng của nhóm loại vật màu nhiệm như vậy cũng chẳng thể so sánh giá trị (với Thiết Lợi Phật) được , cũng lại không có vật nào có thể xứng đáng chứa đựng (Thiết Lợi Phật) được. Chính vì thế cho nên trong Kinh nói dùng vật tròn trịa mới có thể an trí Thiết Lợi
Như hình Tâm của ông. Như hình Tâm của Phật. Tâm của ông và Tâm của Phật cùng trợ nhau an trí Thể của ông và Thể của Phật cùng trợ nhau sáng rực. Xong, Tướng trợ sáng Tính tức chẳng phải là hai Thân Phật. Thiết Lợi có thể trì giữ như vậy. Cũng có thể an trí trong Tháp Ngũ Luân, cũng có thể an trí trong Tháp Đa Bảo, cũng có thể an trí trong Tháp Tam Cổ, cũng có thể an trí trong Tháp Ngũ Cổ, cũng có thể an trí trong Tháp Độc Cổ. Giống như trước đặt vật trợ nhau sáng rực, chẳng khác gì chứng địa vị bình đẳng
Nếu nhóm bốn Bộ Chúng: Tỳ Khưu , Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di được thọ trì Thiết Lợi của Phật cho đến một phần phân tán của một hạt mà thường hành cung kính, thường đeo mang thì nơi người này đi đến đều thành Kim Cương Giới Đại Mạn Đồ La .Tất cả vật gần gũi đều thành Thể của bốn loại Pháp Thân.
Hoặc gần người nam, hoặc gần người nữ, hoặc gần loài bò, hoặc gần loài ngựa, hoặc gần loài chóm hoặc gần loài mèo, hoặc gần tất cả loài chim bay thú chạy, sâu trùng, nhện, súc sinh… các loại hữu tình đều khiến cho đời này nhập vào Bồ Đề Sơ Môn, khiến đắc được Sơ Vị của Bồ Tát
Bấy giờ Đức Thế Tôn liền nói Đà Đô Căn Bản Đà La Ni là:

Án (1) tát phộc đát tha nghiệt đa ổ sắt-nê sa (2) đà đô mẫu đà-la nê (3) tát phộc đát tha nghiệt đan (4) sa đà đổ vĩ bổ tất đa (5) địa sắt trí để (6) nhược hồng noan hôc (7) hồng hồng ( sa-bà ha (9)
OMÏ SARVA TATHAØGATA USÏNÏÌSÏAØ DHAØTU MUDRANÏI _ SARVA TATHAØGATAMÏ SADHAØTU VIBHUSITA ADHISÏTÏITE JAHÏ HUØMÏ VAMÏ HOHÏ _ HUØMÏ HUØMÏ SVAØHAØ

Đức Phật bảo Kim Cương Dược Xoa Bồ Tát rằng:”Nếu có Hữu Tình muốn thấy chư Phật, Đại Bồ Tát ở mười phương, muốn cầu Tất Địa tối thắng thì đối trước Tháp Thiết Lợi kết Như Lai Đại Bát Ấn, có thể tụng Chân Ngôn hai vạn ba ngàn lần (23000 lần) ắt được thấy toàn thân thường trụ của Ta, quyết định thành tựu tất cả Tất Địa , chẳng nên khởi chút nghi ngờ.
Tướng của Ấn ấy là: Hai Luân (2 bàn tay) trùng nhau, đem tay phải an trên lòng bàn tay trái, hai Không (2 ngón cái) cùng dính đầu ngón. Đây gọi là Pháp Thân Đại Bát Ấn cũng có tên là Bảo Khiếp Kim Cương Ấn
Lại nữa, có Thần Chú tên là Như Ý Bảo Châu Mãn Nguyện Tâm Đà La Ni hay thành tất cả sự nghiệp, tất cả sở niệm trong Tâm không có gì không thành tựu, chỉ trừ kẻ chẳng có chí tâm, chẳng có niềm tin khinh che Pháp yếu. Liền nói Chú là:
_________________
LANFRANCE