Barbara Ann Brennan

BÀN TAY ÁNH SÁNG

Dịch giả : Lê Trọng Bổng

CHƯƠNG 7A




TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG CON NGƯỜI HAY HÀO QUANG CON NGƯỜI
Trường năng lượng con người là biểu hiệu của năng lượng vũ trụ có liên quan mật thiết với đời sống con người. Nó có thể được mô tả như là một cơ thể sáng rực bao quanh và thâm nhập vào thân thể, phát ra các bức xạ đặc thù của riêng nó và thường được gọi là “hào quang”. Hào quang là cái phần của vũ trụ kết hợp với các đối tượng.
Hào quang con người hay trường năng lượng con người là cái phần của năng lượng vũ trụ kết hợp với thân thể.
Các nhà nghiên cứu, dựa vào những quan sát của mình, đã tạo ra những mô hình lý thuyết phân chia hào quang thành mấy vầng. Các vầng nầy đôi khi được gọi là cơ thể, chúng thâm nhập và bao quanh thành từng vầng liên tục.
Mỗi cơ thể kế tiếp gồm những chất tinh khiết và có “rung động” cao hơn của cơ thể mà nó bao quanh và thâm nhập.
Tập nhìn thấy hào quang con người.
Cách dễ nhất để bắt đầu cảm nhận trường năng lượng con người là tập như sau: Nếu bạn ở trong một nhóm người, hãy cầm tay nhau thành vòng tròn và nắm tay lại. Hãy để cho năng lượng trường hào quang của bạn chảy xung quanh vòng tròn. Hãy cảm nhận dòng chảy phập phồng đó một lát. Nó đang đi theo lối nào? Hãy nhìn xem người đang ở bên cạnh bạn cảm nhận đó bằng cách nào. Có tương quan nhau không?
Bây giờ, vẫn không thay đổi vật gì và không động tay, bạn hãy ngắt dòng chảy năng lượng lại. Giữ như thế một lát (mọi người cùng lúc), rồi để cho năng lượng chảy tiếp. Hãy làm thử lần nữa. Bạn có cảm thấy được chỗ khác nhau không ?
Bạn thích cái nào hơn? Lúc nầy hãy cùng với một người bạn nào đó cùng làm tương tự như trên.
Hai người hãy ngồi đối diện, hay lòng bàn tay áp vào nhau. Để cho năng lượng chảy tự nhiên. Nó đi theo đường nào? Hãy phát năng lượng ra khỏi lòng bàn tay trái; đoạn để nó đi vào tay phải. Rồi làm ngược lại. Xong ngắt dòng chảy. Bạn hãy thử cùng một lúc đẩy dòng chảy ra khỏi cả hai tay. Đoạn hút nó vào cả hai tay một lúc. Các động tác đẩy, kéo và ngừng là ba biện pháp cơ bản để thao tác năng lượng trong chữa trị. Hãy thực hành các động tác đó.
Bây giờ bạn hãy buông tay ra; giữ hai lòng bàn tay xa nhau khoảng 2-5 in; từ từ đưa tay ra ra vào vào, tăng giảm khoảng cách. Hãy tạo ra một cái gì đó giữa hai bàn tay. Bạn có cảm nhận được nó không? Nó giống cái gì? Hãy đưa hai tay ra xa nhau hơn, khoảng 8-10 in,rồi từ từ đưa lại gần nhau cho đến khi bạn cảm thấy có một sức ép đẩy hai tay bạn trở lại làm cho bạn phải ráng thêm một chút mới áp được hai tay vào nhau.
Lúc nầy, bạn đã áp các rìa cơ thể năng lượng của mình với nhau. Nếu tay bạn cách nhau 1-1 ¼ in là bạn đã áp rìa các cơ thể etheric của mình (vầng đầu tiên của hào quang). Nếu tay bạn cách nhau 3-4 in là bạn đã áp các rìa ngoài cơ thể cảm xúc của bạn (vầng thứ nhì của hào quang).
Lúc nầy bạn hãy hết sức thận trọng đưa hai tay vào gần nhau hơn nữa cho đến khi bạn có thể thực sự cảm thấy rìa nngoài cơ thể cảm xúc của bạn hay trường năng lượng bàn tay phải áp ào da bàn tay trái. Hãy đưa lòng bàn tay phải gần lòng bàn tay trái thêm khoảng một in. Hãy cảm nhận hiện tượng ngứa ran trên mu bàn tay trái khi mà rìa trường năng lượng của bạn áp vào đó. Trường năng lượng của bàn tay phải đã xuyên đúng qua bàn tay trái của bạn!
Giờ thì bạn lại đưa hai tay ra xa nhau hơn và giữ khoảng cách chừng 7 in. Hướng ngón trỏ phải vào lòng bàn tay trái, sao cho đầu ngón cách lòng bàn tay độ ½-1 in. Lúc nầy bạn hãy vẽ nhiều vòng tròn lên lòng bàn tay. Bạn cảm thấy gì? Nó có làm cho bạn nhột không? Cái gì vậy ?
Trong ánh sáng mờ mờ của căn phòng, bạn hãy giữ bàn tay bạn sao cho các đầu ngón tay hướng về từng người. Giữ hai tay trước mặt mình ở khoảng chừng 2 feet. Đảm bảo có một bức tường nhẫn màu trắng làm nền phía sau. Hãy để cho mắt thư giãn và dịu dàng nhìn chăm chú vào khoảng trống giữa các đầu ngón cách xa chừng 1-1 ½ in. Đừng nhìn vào ánh sáng chói chang. Hãy để cho mắt thư giãn. Bạn thấy gì không? Đưa các đầu ngón tay lại gần nhau rồi xa nhau hơn nữa. Điều gì xẩy ra ở khoảng cách giữa các ngón? Bạn thấy gì xung quanh bàn tay? Hãy nhẹ nhàng đưa môt bàn tay lên phía trên, bàn tay kia xuống duới, sao cho các ngón ở tay nọ hướng về các ngón ở tay kia. Lúc nầy có xẩy ra điều gì không? 94% số người làm thử bài tập nầy nhìn thấy một cái gì đó. Tất cả mọi người cảm nhận một cái gì đó. Về những câu trả lời cho các câu hỏi trên, xin tham khảo phần cuối chương nầy.
Sau khi bạn thực hành các bài tập nầy và các bài tập ở chương 9 quan sát hào quang của người khác, bạn có thể bắt đầu nhìn thấy vài vầng đầu tiên như hình 7-1A. Muộn hơn, sau khi bạn đã quen nhìn thấy các vầng thấp, bạn có thể thực hành các bài tập nhận thức bằng tri giác cao cấp như mô tả trong các chương 17, 18, 19. Khi đuợc khai mở hơn con mắt thứ ba (luân xa 6), bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy các vầng cao hơn của hào quang (hình 7-1B).
Đến đây, khi phần lớn chúng ta đã cảm nhận, nhìn thấy và trải nghiệm các vầng thấp của hào quang, xin hãy tiếp tục mô tả chúng.


Giải phẩu hào quang
Có nhiều hệ thống mà người ta đã tạo ra từ những quan sát của họ để xác định trường hào quang.
Tất cả hệ thống nấy đều chia hào quang thành vầng và xác định vị trí, màu sắc, độ sáng, hình thù, mật độ, độ lỏng và chức năng. Mỗi hệ thống đều hướng về loại công việc mà cá thể đang “tiến hành” với hào quang.
Có hai hệ thống giống với hệ thống của tôi nhất: hệ thống do Jack Schwarz sử dụng, gồm hơn bảy vầng, và được mô tả trong cuốn cũa ông nhan đề.
Các hệ thống năng lưọng con người; và hệ thống do Đức Rosalyn Bruyère thuộc Trung Tâm chữa trị bằng ánh sáng, Glendale, California, sử dụng. Hệ thống nầy gồm bảy vầng và đưọc mô tả trong cuốn sách của tác giả nhan đề Bánh xe ánh sáng, công trình nghiên cứu về luân xa .
Bảy vầng của trường hào quang
Tôi đã quan sát thấy bảy vầng của hào quang trong thời gian làm việc với cương vị cố vấn và cương vị thầy chữa.
Lúc đầu, tôi chỉ nhìn thấy được các vầng thấp, phần lớn đậm đặc và dễ thấy. Càng làm việc lâu, tôi càng thấy được thêm các vầng khác. Vầng càng cao thì tôi càng phải bành trường ý thức của mình thêm để cảm nhận nó. Nghĩa là nhằm mục đích nhìn thấy các vầng cao hơn, như vầng thứ năm, thứ sáu và thứ bảy, tôi phải đi vào trạng thái thiền định, thường là nhắm mắt. Sau nhiều năm thực hành, thậm chí tôi đã bắt đầu thấy vượt qua cả vầng thứ bảy, như sẽ được luận bàn ngắn gọn ở cuối chương nầy.
Các quan sát về hào quang cho tôi thấy một mô hình trường nhị nguyên thú vị. Các vầng khác của trường có cấu trúc cao, tựa như những làn sóng đứng của các mô hình ánh sáng, trong khi các vầng ở khoảng giữa hiện ra gồm các chất lỏng có màu chuyển động liên tục. Những chất lỏng nầy chảy qua một hình thái dựng nên bởi những làn sóng ánh sáng đứng lung linh. Hướng của dòng chảy phần nào được hình thái ánh sáng đứng điều khiển, vì chất lỏng chảy dọc theo các vệt ánh sáng đứng.
Bản thân những hình thái ánh sáng đứng cũng lóng lánh, y như thể chúng gồm có những sợi dây của nhiều ánh sáng nhỏ xíu, nhấp nháy dồn dập, mỗi cái nhấp nháy theo một tốc độ khác nhau. Những vệt ánh sáng đứng nầy hiện ra có những vật mang nhỏ xíu chuyển động dọc theo chúng.
Như vậy, các vầng thứ nhất, thứ ba, thứ năm và thứ bảy đều có cấu trúc rõ ràng, trong khi các vầng thứ hai, thứ tư và thứ sáu gồm những chất tựa lỏng không có cấu trúc đặc thù. Chúng đảm nhiệm hình thái là do chúng chảy qua cấu trúc của các vầng số lẻ và vì vậy phần nào đảm nhiệm hình thái của các vầng có cấu trúc.
Mỗi vầng kế tiếp thâm nhập hoàn toàn vào tất cả các vầng bên dưới nó, kể cả thân thể. Vì vậy cơ thể cảm xúc lan ra quá cơ thể etheric và bao gồm cả cơ thể etheric lẫn thân thể. Thực tế, mỗi cơ thể không hề là một “vầng", dù rằng đó là cái ta có thể nhìn thấy. Đúng hơn, nó là dạng bao quát hơn của bản thân chúng ta vốn mang sẵn bên trong mình những hình thái khác hạn chế hơn.
Từ quan điểm của nhà khoa học, có thể coi mỗi vầng như một mức của các rung động cao hơn, chiếm lĩnh cùng khoảng không như những mức rung động phía dưới nó và vượt ra xa hơn. Để nhìn thấy được từng mức tiếp liền nhau, người quan sát phải tiến lên với ý thức về mỗi mức tần số mới. Vậy là ta có bảy cơ thể, tất cả chiếm cùng một khoảng không vào cùng một thời điểm, cái nào cũng vượt ra quá cái kế bên, điều mà chúng ta không quen trong đời sống “bình thường" hằng ngày. Nhiều người nhầm lẫn coi hào quang như một củ hành có thể bóc ra thành từng lớp liên tiếp. Không phải như vậy.
Các vầng có cấu trúc chứa đựng mọi hình thái mà thân thể có, kể cả nội tạng, mạch máu … và những hình thái bổ sung mà trong thân thể không có. Có một dòng chảy năng lượng thẳng đứng rung động bên trên và bên dưới trường hào quang trong tủy sống. Nó vượt quá ra ngoài thân thể, phía trên đầu và phía dưới xương cụt. Tôi gọi nó là dòng năng lượng chủ yếu. Có những cuộn xoáy hình nón xoay tròn mệnh danh là các luân xa trong trường hào quang. Chóp của chúng hướng vào bên trong dòng năng lượng thẳng đứng chủ yếu và nền khai mở của chúng kéo dài tới rìa từng vầng của trường hào quang nơi chúng khu trú.
Bảy vầng và bảy luân xa của trường hào quang
Mỗi vầng hiện ra khác nhau và có chức năng đặc thù cho mỗi vầng. Mỗi vầng hào quang kết hợp với một luân xa. Nghĩa là vầng thứ nhất kết hợp với luân xa 1, vầng thứ hai với luân xa 2, và cứ thế.
Đây là những khái niệm chung sẽ phức tạp hơn khi ta nghiên cứu sâu thêm vào chủ đề này. Còn bây giờ chỉ liệt kê danh sách để cung cấp cho bạn một cái nhìn chung toàn cục.
Vầng thứ nhất của trường hào quang và luân xa 1 kết hợp với hoạt động thể chất và cảm xúc-cảm tính thể chất, sự đau đớn thể chất hay niềm vui. Vầng thứ nhất kết hợp với hoạt động tự động và tự quản của thân thể.
Vầng thứ hai và luân xa 2 thường kết hợp với dạng cảm xúc của con người. Chúng là những cỗ xe qua đó ta có đời sống cảm xúc và các cảm nghĩ.
Vầng thứ ba kết hợp với đời sống tâm thần, với tư duy tuyến tính.
Vầng thứ tư kết hợp với luân xa tim, là cỗ xe qua đó ta có yêu thương, không chỉ có vợ chồng mà có cả nhân loại nói chung . Luân xa bốn là luân xa chuyẻn hóa năng lượng yêu thương.
Vầng thứ năm là mức kết hợp với một ý chí cao cấp có quan hệ chặt chẽ hơn với ý chí siêu phàm. Luân xa năm kết hợp với sức mạnh của lời nói, sự phát biểu mọi điều vào trong tồn tại, lắng nghe và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Vầng thứ sáu và luân xa 6 kết hợp với yêu thương thượng giới. Nó là yêu thương vượt ra khỏi giới hạn yêu thương của con người và ôm lấy mọi cuộc đời. Nó tạo nên sự bày tỏ quan tâm và ủng hộ việc bảo vệ và dinh dưỡng mọi cuộc đời. Nó giữ cho mọi hình thái cuộc đời như là những biểu hiện quí giá nhất của Thượng đế.
Vầng thứ bảy và luân xa 7 kết hợp với trí tụê bậc cao, hiểu biết và sự hợp nhất bản chất tâm linh và thể chất.
Như vậy là có các vị trí đặc trưng bên trong hệ thống năng lượng con người về cảm giác, xúc cảm, ý nghĩ, ký ức và những trải nghiệm phi thể chất khác mà ta kể lại cho các thầy thuốc của mình. Việc hiểu được các triệu chứng thể chất liên quan như thế nào với những vị trí ấy sẽ giúp ta hiểu bản chất của các bịnh khác nhau cũng như bản chất sức khỏe và bịnh tật. Thế thì việc nghiên cứu hào quang có thể là nhịp cầu giữa y học truyền thống và những trăn trở tâm lý học của ta.

Như vậy là có các vị trí đặc trưng bên trong hệ thống năng lượng con người về cảm giác, xúc cảm, ý nghĩ, ký ức và những trải nghiệm phi thể chất khác mà ta kể lại cho các thầy thuốc của mình. Việc hiểu được các triệu chứng thể chất liên quan như thế nào với những vị trí ấy sẽ giúp ta hiểu bản chất của các bịnh khác nhau cũng như bản chất sức khỏe và bịnh tật. Thế thì việc nghiên cứu hào quang có thể là nhịp cầu giữa y học truyền thống và những trăn trở tâm lý học của ta.

Vị trí của bảy luân xa


Vị trí của bảy luân xa chính trong thân thể được trình bày ở Hình 7-2A tương ứng với bảy đám rối thần kinh chính của người trong từng vùng thân thể.
BS David Tanseley, chuyên viên về bức xạ học, trong cuốn sách của mình nhan đề Bức xạ học và các cơ thể tinh tế của con người, nói rỏ rằng bảy luân xa chính được hình thành tạI những điểm mà ở đó các vạch ánh sáng thẳng đứng giao nhau 21 lần.
21 luân xa phụ khu trú tại những điểm mà ở đó các thành phần năng lượng giao nhau 14 lần ( Xem Hình 7-2B ). Chúng khu trú lần lượt như sau: 2 trước tai, 2 trên vú, 1 tạI nơi hai xương đòn gặp nhau, 2 trong lòng bàn tay, 2 ở gót chân, 2 ở ngay phía sau mắt ( không có trênhình vẽ )

hình 2



Hình 7-2: Vị trí các luân xa
( Tài liệu chuẩn đoán )
2 liên hệ với cơ quan sinh dục, 1 cạnh gan, 1 liên kết với dạ dầy (bao tử), 2 liên kết với lách, 2 ở khoe chân (sau đầu gối), 1 cạnh tuyến ức và 1 cạnh đám rối thái dương. Các luân xa này có đường kính khoảng 3 in tại nơi cách mặt da 1 in.
Hai luân xa phụ ở lòng bàn tay rất quan trọng trong chữa trị. Nơi mà các vạch năng lượng giao nhau 7 lần, còn có những cuộn xoáy nhỏ hơn được tạo ra.
Có nhiều trung tâm năng lượng tí xíu tại những nơi mà các vạch năng lượng giao nhau ít lần hơn. Tanseley nói rằng những cuộn xoáy tí xíu này có thể rất trùng khớp với các huyệt châm cứu trong y học Trung Hoa.
Mỗi luân xa chính ở phía trước cặp đôi với một luân xa tương ứng ở phía sau, đều được coi như tiền diện mạo và hậu diện mạo của luân xa. Tiền diện mạo liên quan với cảm nhận, hậu diện mạo liên quan với ý chí, và ba diện mạo trên đầu liên quan với các quá trình tâm thần của con người, như được trình bày ở Hình 7-3.
Như vậy, luân xa 2 có các thành phần 2A và 2B, luân xa #3 có 3A và 3B, cứ thế cho tới luân xa thứ 6. Có thể coi các luân xa 1 và 7 là cặp đôi với nhau nếu ai đó muốn thế, bởi vì chúng là những điểm tận cùng được khai mở của dòng năng lượng thẳng đứng chủ yếu chảy lên chảy xuống dọc theo cột sống mà toàn bộ luân xa hướng vào.
Mũi nhọn hay đỉnh của các luân xa, nơi chúng liên kết với dòng năng lượng chủ yếu, được gọi là rễ hoặc tâm của luân xa. Bên trong các tâm này là những dấu niêm kiểm soát sự trao đổi năng lượng giữa các vầng hào quang qua luân xa đó. Nghĩa là mỗi một trong số bảy luân xa đều có bảy vầng, mỗi vầng tương ứng với một vầng của trường hào quang. Mỗi luân xa có vẻ khác biệt trên từng vầng đó, như sẽ được nói chi tiết trong miêu tả của mỗi vầng. Năng lượng nào muốn chảy từ vầng nọ sang vầng kia qua luân xa phải đi qua các dấu niêm trong rễ luân xa đó. Hình 7-4 cho thấy trường hào quang với toàn bộ bảy vầng thâm nhập và toàn bộ bảy vầng thâm nhập của các luân xa.
Có thể nhìn thấy năng lượng tuôn chảy vào trong toàn bộ những luân xa này từ trường năng lượng vũ trụ ( Hình 7-3 ). Từng cuộn xoáy năng lượng hiện ra đang hút hoặc để cho năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ đi vào. Chúng hiện ra đang hoạt động giống như các cuộn xoáy chất lỏng mà chúng thường gặp trong nước hay trong không khí, như: xoáy nước, khí xoáy tụ, cột nước và bão. Chỗ tận cùng của một luân xa bình thường mở ra vầng hào quang thứ nhất có đường kính khoảng 6 in, cách mặt da khoảng 1 in.

CHƯƠNG 7B



Chức năng của bảy luân xa





Mỗi cuộn xoáy nói trên trao đổi năng lượng với trường năng lượng vũ trụ. Như vậy, khi ta nói về cảm giác “khai mở" thì đó là có thật theo đúng nghĩa của từ. Toàn bộ luân xa chính, luân xa phụ, luân xa bé hơn nữa và các huyệt châm cứu là những lỗ cho năng lượng đi vào và đi ra khỏi hào quang. Ta tựa như bọt biển giữa đại dương năng lượng bao quanh. Vì năng lượng này luôn kết hợp với một hình thái ý thức cho nên ta trải nghiệm năng lượng mà mình trao đổi bằng các thuật ngữ nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, cảm thấy, bằng trực giác hay trực tiếp biết được.
Do đó, ta có thể thấy rằng nói “khai mở" có hai nghĩa.
Đầu tiên, nó có nghĩa là chuyển hóa nhiều năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ qua mọi luân xa lớn nhỏ.
Thứ nhì, nó có nghĩa là đưa vào và phần nào có quan hệ với toàn bộ ý thức được kết hợp với năng lượng chảy qua ta.
Đó không phải chuyện dễ, và phần đông chúng ta không làm được. Đơn giản là có quá nhiều cái đưa vào.
Chất liệu tâm lý liên quan đến từng luân xa được đưa vào ý thức bằng cách tăng dòng chảy năng lượng qua luân xa đó. Rất nhiều chất liệu tâm lý có thể sẽ được giải phóng do một dòng chảy năng lượng đột ngột, và ta có thể chế biến được tất cả. Vì vậy, ta hoạt động trong bất cứ quá trình sinh trưởng nào mà mình hiện diện ở đó để từ từ khai mở từng luân xa, có thể ta mới có thời gian để chế biến chất liệu riêng giải phóng ra và để hòa nhập thông tin mới này vào đời sống của mình.
Việc khai mở luân xa và tăng cường dòng chảy năng lượng là quan trọng, vì càng cho năng lượng chảy bao nhiêu ta càng khỏe mạnh bấy nhiêu. Bệnh tật xảy ra trong hệ thống là do thiếu cân bằng năng lượng hay do tắc nghẽn dòng chảy năng lượng. Nói cách khác, sự thiếu dòng chảy trong hệ thống năng lượng con người cuối cùng sẽ dẫn đến bệnh tật. Nó cũng làm méo mó tri giác và làm nhụt cảm giác, do đó gây trở ngại cho việc bình yên trải nghiệm trọn vẹn cuộc đời.
Tuy nhiên, chúng ta vốn không được chuẩn bị về tâm lý để vẫn khai mở mà không làm việc cũng như phát triển tính chín chắn và trong sáng của mình.
Mỗi một trong số năm giác quan phối hợp với một luân xa.
Xúc giác kết hợp với luân xa 1; thính giác, khứu giác và vị giác với luân xa 5 (hay luân xa họng); và vị giác với luân xa 6 (hay luân xa con mắt thứ ba). Điều này được luận bàn chi tiết trong chương nói về tri giác.












Các luân xa của cơ thể hào quang có ba chức năng chính:
1. Tiếp sinh khí cho từng cơ thể hào quang và do đó tiếp sinh khí cho thân thể.
2. Tạo ra sự phát triển những diện mạo khác nhau của ý thức về bản thân. Mỗi luân xa có liên quan đến một chức năng tâm lý đặc hiệu. Chương 11 bàn về tác động tâm lý của các luân xa đặc hiệu khai mở trong các cơ thể etheric. cảm xúc và tâm thần.
3. Truyền năng lượng giữa các mức hào quang. Mỗi vầng hào quang có riêng một bộ bảy luân xa chính, mỗi cái khu trú ở cùng chỗ trên thân thể. Vì từng vầng hào quang tăng tiến tồn tại trong những quản tám luôn lên cao của tần số cho nên điều này có thể xảy ra. Chẳng hạn, với luân xa 4, thực tế có bảy luân xa, mỗi cái thuộc một dải tần số cao hơn cái ở thấp. Những luân xa này dường như lồng vào nhau tựa chồng cốc chén. Mỗi luân xa ở từng vầng lan rộng ra xa hơn trong trường hào quang (tới rìa từng vầng hào quang) và hơi rộng hơn cái ở dưới nó.
Năng lượng được truyền từ một vầng sang vầng bên cạnh qua những hành lang ở đỉnh luân xa. Ở số đông người, các hành lang này đóng kín. Chúng khai mở là do kết quả của việc thanh khiết hóa tâm linh và vì thế luân xa trở thành vật truyền năng lượng từ vầng này sang vầng khác. Mỗi luân xa trong vầng etheric trực tiếp liên kết với cùng luạn xa ấy trong cơ thể mịn hơn bên cạnh vẫn bao quanh và thâm nhập nó. Các luân xa trong cơ thể cảm xúc liên kết với các luân xa trong cơ thể mịn hơn bên cạnh là cơ thể tâm thần v.v. cứ thế cho toàn bộ bảy vầng.
Trong y văn bí truyền phương Đông, mỗi luân xa được nhìn thấy có một số cánh hoa nào đó. Tìm tòi nghiên cứu tỉ mỉ hơn, thấy các cánh hoa này hiện ra như những cuộn xoáy nhỏ xoay tròn với tốc độ rất lớn. Mỗi cuộn xoáy chuyển hóa một rung động năng lượng cộng hưởng ở tần số xoay đặc thù của nó. Chẳng hạn, luân xa xương mu có bốn cuộn xoáy nhỏ.


Hình 7 – 5





CÁC LUÂN XA CHÍNH VÀ VÙNG THÂN THỂ ĐƯỢC CHÚNG DINH DƯỠNG
SỐ CUỘN TUYẾN VÙNG ĐƯỢC


LUÂN XA XOÁY NHỎ NỘI TIẾT DINH DƯỠNG


7-Đỉnh đầu 972 Tím-Trắng Tuyến tùng Não trên. Mắt phải


6-Trán 96 Chàm Tuyến yên Não dưới. Mắt trái. Tai. Mũi.Hệ thần kinh


5-Họng 16 Xanh Tuyến giáp Phế quản và cơ quan phát âm. Phổi. Ống tiêu hóa


4-Tim 12 Lục Tuyến ức Tim. Máu. Dây X. Hệ tuần hoàn


3-Đám rối 10 Vàng Tuyến tụy Dạ dày (bao tử). Gan. Túi mật thái dương Hệ thần kinh


2-Xương cùng 6 Da cam Tuyến sinh dục Hệ sinh sản


1-Nền 4 Đỏ Tuyến thượng thận Cột sống. Thận


và chuyển hóa bốn tần số cơ bản của năng lượng. Màu sắc quan sát được tại mỗi luân xa có liên quan đến tần số của năng lượng được chuyển hóa ở tốc độ đặc thù của nó.


Vì luân xa dùng để tiếp sinh khí cho thân thể nên chúng trực tiếp liên quan đến mọi bịnh lý trong thân thể. Hình 7-5 liệt kê bảy luân xa chính dọc cột sống và những vùng chúng chi phối. Mỗi luân xa kết hợp với một tuyến nội tiết và một đám rối thần kinh chủ yếu. Các luân xa hấp thụ năng lượng vũ trụ, còn gọi là năng lượng nguyên sinh (“khí". Orgone, prana, v.v.), đập vỡ ra làm những phần hợp thành rồi gởi theo những dòng năng lượng gọi là kênh dẫn đi tới hệ thần kinh, các tuyến nội tiết, sau đó vào máu để dinh dưỡng thân thể, như được trình bày ở hình 7-6.
Hoạt động tâm lý động lực học của luân xa, sẽ được luận bàn chi tiết, liên quan chủ yếu đến ba cơ thể đầu tiên của hào quang; ba cơ thể này kết hợp với các tương tác thể chất, tâm thần và cảm xúc trên bình diện trái đất. Chẳng hạn, khi luân xa tim của một người hoạt động chính xác thì người đó rất tử tế khi yêu thương. Khi luân xa 1 hoạt động khỏe khoắn, con người thường có ý chí mạnh mẽ muốn sống và liên kết chặt chẻ với đất. Đây là người tiếp đất tốt trong cuộc sống. Khi luân xa 6 và 3 của ai đó hoạt động tốt, anh ta sẽ suy nghĩ sáng suốt. Nếu các luân xa này không hoạt động tốt, tư duy anh ta sẽ lẫn lộn.



Cơ thể etheric ( Vầng thứ nhất )
Cơ thể etheric ( do từ “ ether ”, trạng thái nằm giữa năng lượng và vật chất ) gồm các vạch năng lượng nhỏ xíu “như một mạng lấp lánh các tia sáng” giống các vạch của màn hình vô tuyến ( Hình 7-7 ).
Nó có cùng cấu trúc với thân thể bao gồm tất cả các bộ phận giải phẩu học và toàn thể các cơ quan.
Cơ thể etheric gồm có một cấu trúc xác định của các vạch năng lượng, hay ma trận năng lượng, trên đó thể chất các mô của thân thể hình thành và bám chắc vào. Các mô thể chất tồn tại như vậy chỉ là nhờ trường sinh lực ở phía sau chúng; nghĩa là trường này có trước thân thể chứ không phải là kết quả của thân thể. Mối quan hệ đó đã được chứng minh trong các quan sát về sinh trưởng của thực vật do BS John Pierrakos và tôi tiến hành. Qua sử dụng tri giác cao cấp, chúng tôi quan sát thấy một ma trận trường năng lượng trong bóng dáng chiếc lá đã được chiếu lên trước khi chiếc lá sinh trưởng, và sau đó chiếc lá mới lớn lên trong hình thái tồn tại đã sẵn có đó.
Cấu trúc “giống tấm mạng” của cơ thể etheric chuyển động không ngừng.
Người có tầm nhìn thấu thị sẽ thấy những tia sáng màu trắng hơi xanh chuyển dịch dọc theo các vạch.
Hình 7-6 : Con đường chuyển hóa của năng lượng nguyên sinh đi vào Năng lượng của nó khắp toàn bộ thân thể đậm đặc. Cơ thể etheric vượt ra khỏi mặt da khoảng ¼ - 2 in và rung động khoảng 15-20 chu kỳ/phút.
Màu sắc của cơ thể etheric thay đổi từ xanh nhạt sang xám. Màu xanh nhạt đã liên kết với một hình thái tinh tế hơn màu xám. Nghĩa là một người nhạy cảm hơn, với một cơ thể nhạy cảm, sẽ có khuynh hướng có vầng thứ nhất màu hơi xanh, trái lại, một người loại lực lưỡng khỏe mạnh sẽ có khuynh hướng có cơ thể etheric màu xám nhạt hơn. Tất cả các luân xa của vầng này cùng màu với cơ thể hào quang. Nghĩa là màu của chúng cũng sẽ nằm trong giới hạn xanh và xám. Các luân xa trông tựa như những cuộn xoáy làm bằng mạng lưới ánh sáng, y hệt như phần còn lại của cơ thể etheric. Người ta có thể thấy được tất cả các bộ phận của thân thể, nhưng chúng được tạo nên bằng ánh sáng xanh nhạt lấp lánh này. Như trong hệ thống năng lượng của lá, cấu trúc etheric này dựng nên ma trận để cho các tế bào sinh trưởng, nghĩa là các tế bào của thân thể lớn lên dọc theo những vạch năng lượng của ma trận etheric, và ma trận này có mặt tại đó trước khi các tế bào nảy nở. Nếu như phải cô lập cơ thể etheric và chỉ nhìn vào nó thì sẽ thấy nó tựa như người đàn ông hay người đàn bà làm bằng những vạch ánh sáng xanh nhạt nhấp nháy liên tục, tựa như Người Nhện thì đúng hơn.
Quan sát vai của người nào đó trong ánh sáng mờ mờ trước một nền thật trắng, thật đen hoặc xanh thẫm, bạn sẽ có thể thấy những rung động của cơ thể etheric này. Rung động dâng lên, lưu lại ở vai rồi lan xuống cánh tay, như làn sóng. Nếu bạn nhìn gần hơn thì thấy một khoảng trống giữa vai và ánh sáng xanh lờ mờ; tiếp theo là một lớp mù có màu xanh sáng hơn cứ nhạt dần khi tỏa rộng ra từ thân thể. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ta vừa nhìn thấy thì nó đã đi mất, vì nó chuyển động quá nhanh. Nó sẽ lại rung động ở dưới cánh tay rồi, đúng vào lúc bạn nhìn lần nữa để tự mình kiểm tra lại. Hãy thử nữa đi. Bạn sẽ bắt gặp rung động kế đó.
Cơ thể cảm xúc ( Vầng thứ hai )
Cơ thể hào quang thứ hai ( Hình 7-8 ) hay là cơ thể mịn thứ nhì sau cơ thể etheric, thường được mệnh danh là cơ thể cảm xúc và kết hợp với các cảm giác. Nó bám sát đường nét của thân thể. Cấu trúc của nó lỏng hơn nhiều so với cơ thể etheric và không sao chép lại thân thể. Đúng hơn, nó hiện ra như những đám mây màu một chất mịn đang trong trạng thái liên tục chuyển động lỏng. Nó vượt ra quá mặt da khoảng 1-3 in.
Cơ thể này thâm nhập những cơ thể đậm đặc hơn mà nó bao quanh. Màu của nó thay đổi từ những màu sáng chói đến những màu xám xỉn, tùy theo tình trạng sáng suốt hay lẫn lộn của cảm giác hay của năng lượng sản sinh ra chúng. Những cảm giác trong sạch và có năng lượng cao như yêu thương, kích động, vui mừng hay giận dữ thì sáng và trong trẻo; những cảm giác rối rắm thì tối và xám xịt. Vì những cảm giác này trở thành có năng lượng qua tương tác cá nhân, qua tâm lý trị liệu, v.v. cho nên các màu tách ra, đi vào màu sắc nguyên thủy của chúng và bừng lên. Chương 9 sẽ đề cập quá trình đó.
Cơ thể này chứa tất cả màu sắc của cầu vồng. Từng luân xa trông giống như một cuộn xoáy nhiều màu và theo các màu sắc của cầu vồng. Bảng liệt kê dưới đây trình bày các luân xa của cơ thể cảm xúc và màu sắc của chúng:
Luân xa 1 = đỏ
2 = đỏ-da cam
3 = vàng
4 = nõn chuối
5 = xanh da trời
6 = chàm
7 = trắng
Chương 9 cung cấp một số quan sát về cơ thể cảm xúc trong các buổi chữa. Nói chung, cơ thể này hiện ra như những đốm màu chuyển động trong ma trận của trường etheric và cũng vượt qua nó một chút. Đôi lúc con người có thể ném ra những đốm màu năng lượng vào không khí xung quanh. Đặc biệt, có thể quan sát được hiện tượng này khi ai đó đang thả lỏng các cảm giác trong buổi chữa.


CHƯƠNG 7C




Cơ thể tâm thần ( Vầng thứ ba )
Cơ thể hào quang thứ ba là cơ thể tâm thần ( Hình 7-9 ). Cơ thể này vượt qua cơ thể cảm xúc và gồm có những chất thường là mịn hơn kết hợp với tư duy và các hóa trình tâm thần. Cơ thể này thường hiện ra như một ánh sáng màu vàng chói lọi bức xạ quanh đầu, vai, và chạy vòng quanh toàn bộ thân thể. Nó lan rộng và trở nên rực rỡ hơn khi người đó tập trung vào các quá trình tâm thần. Nó vượt ra quá mặt da khoảng 3-8 in.
Cơ thể tâm thần cũng là một cơ thể có cấu trúc. Nó chứa đựng cấu trúc các ý niệm của ta. Cơ thể này màu vàng là chính. Có thể nhìn thấy các hình thái tư tưởng trong trường này hiện ra dưới dạng những đốm có độ sáng và hình thù thay đổi. Những hình thái tư tưởng này có các màu phụ xếp chồng lên thực sự bắt nguồn từ mức cảm xúc. Màu sắc đại diện cho cảm xúc của con người liên kết với hình thái tư tưởng. Ý niệm càng trong sáng và hình thành tốt bao nhiêu thì hình thái tư tưởng kết hợp với ý niệm đó càng trong sáng và hình thành tốt bấy nhiêu. Ta nâng cao những hình thái tư tưởng này bằng cách tập trung vào những tư tưởng mà chúng đại diện. Những tư tưởng quen thuộc trở thành những lực “ kiến tạo tốt „ mạnh mẽ sẽ tác động đến cuộc đời của ta.
Cơ thể này từng là cơ thể khó quan sát nhất đối với tôi, một phần có thể do con người thực sự chỉ mới bắt đầu phát triển cơ thể tâm thần và chỉ mới bắt đầu sử dụng hiểu biết của mình vào những hướng đi trong sáng. Vì lý do đó, ta sẽ có ý thức cao về hoạt động tâm thần và tự coi mình là một xã hội mang tính phân tích.
Vượt qua thế giới thể chất
Trong hệ thống mà tôi sử dụng để chữa trị ( Hình 7-4 ), ba vầng hào quang bên dưới kết hợp với và chuyển hóa những năng lượng liên quan đến thế giới thể chất, và ba lớp bên trên chuyển hóa những năng lượng liên quan đến thế giới tâm linh. Vầng thứ tư hay mức tinh tú kết hợp với luân xa tim, là lò thử thách việc cải biến mà mọi năng lượng phải trải qua khi đi từ thế giới này sang thế giới khác. Nghĩa là năng lượng tâm linh phải đi qua lửa của tim để được cải biến thành những năng lượng thể chất bậc thấp, và các năng lượng thể chất ( của ba vầng hào quang bên dưới ) phải đi qua ngọn lửa cải biến của tim để trở thành các năng lượng tâm linh. Và có bản chất của ta. Số đông chúng ta trải nghiệm các thực tại này trong giấc ngủ mà không nhớ lại được. Một số trong chúng ta có thể đi vào những trạng thái ấy của thực tại bằng cách bành trướng ý thức qua các kỹ thuật thiền định. Những kỹ thuật thìền định này khai mở các dấu niệm giữa rễ của các vầng luân xa, và nhờ đó cung cấp ô cửa cho ý thức đi qua. Để luận bàn tiếp, tôi sẽ chỉ tập trung vào việc mô tả các vầng hào quang và các chức năng hạn chế của chúng. Cuối cuốn sách này sẽ có nhiều luận bàn hơn về các vầng cao hơn hay các « tần số của thực tại ».
Cơ thể tinh tú ( Vầng thứ tư )
Cơ thể tinh tú ( Hình 7-10 ) không có hình dạng nhất định và gồm những đám mây màu đẹp hơn của cơ thể cảm xúc. Cơ thể tinh tú có khuynh hướng có một bộ màu tương tự, nhưng màu sắc thường pha trộn với ánh sáng màu hồng của yêu thương. Nó vượt ra quá mặt da khỏang 1/2 – 1 fut. Các luân xa là quãng tám tương tự các màu sắc như cầu vồng của cơ thể cảm xúc, nhưng mỗi cái lại pha trộn với màu hồng của yêu thương. Luân xa tim của người đang yêu tràn trề ánh sáng màu hồng ở mức tinh tú.
Khi người ta yêu nhau thì có thể thấy những vòng cung rực rỡ ánh sáng màu hồng nối liền tim họ, và thấy trong tuyến yên có thêm một màu hồng rất đẹp bên cạnh những rung động óng vàng thông thường mà tôi quan sát được. Khi người ta hình thành mối quan hệ với ai thì họ để cho những sợi dây nảy sinh từ các luân xa vươn dài ra liên kết lại. Những sợi dây này tồn tại ở nhiều mức của trường hào quang, bổ sung thêm cho cơ thể tinh tú. Mối quan hệ càng lâu dài, càng sâu nặng thì càng có nhiều sợi dây và các sợi dây càng chắc. Khi chấm dứt quan hệ thì các sợi dây này bị xé, lắm khi gây nên nhiều nổi đau. Thời kỳ « khắc phục » mối liên hệ thường là thời kỳ tháo gỡ những sợi dây đó ở các mức thấp của trường hào quang và cho bắt rễ lại vào bản ngã.
Nhiều tương tác xảy ra ở mức tinh tú với một số người. Những đốm màu lớn hình thù khác nhau lướt nhanh qua căn phòng giữa nhiều người. Điều đó có phần vui, có phần không vui. Bạn có thể nhận ra được chỗ khác nhau. Có thể bạn thấy thiếu thoải mái về ai đó trong phòng mang dáng vẻ thờ ơ khi bạn hiện dìện ; vậy mà lại xảy ra nhiều chuyện ở một mức khác của trường hào quang. Tôi đã thấy nhiều người đứng sát lại thành nhóm, giả bộ không chú ý đến nhau, trong khi ở mức năng lượng lại có giao lưu trọn vẹn bằng nhiều hình thái năng lượng chuyển động giữa bọn họ. Chắc chắn bạn đã từng tự trải nghiệm về điều này, đặc biệt giữa nam và nữ. Đúng nó không phải là ngôn ngữ con người ; đó là một hiện tượng năng lượng thực sự mà ta có thể cảm nhận được. Chẳng hạn, khi người đàn ông hay người đàn bà tưởng tượng ra chuyện làm tình với ai đó, họ nói tại quán rượu hay bữa tiệc, thì trong các trường năng lượng của họ xảy ra một cuộc thử thật sự để xem hai trường hào quang có đồng bộ không và họ tương hợp hay không tương hợp. Sẽ có thêm các ví dụ về hiện tượng tương tác hào quang nầy được giới thiệu trong Chương 9.
Cơ thể etheric mẫu ( Vầng thứ năm )
Tôi gọi lớp thứ năm của hào quang là cơ thể etheric mẫu ( Hình 7-11) vì nó chứa đựng tất cả các hình thái tồn tại trên bình diện thể chất trong sơ đồ hay hình thái mẫu. Nghĩa là trông nó giống âm bản ảnh nhiều hơn. Nó là hình thái mẫu cho vầng etheric vốn là hình thái mẫu cho thân thể như đã định. Vầng etheric của trường năng lượng có nguồn gốc cấu trúc từ vầng etheric mẫu. Nó là sơ đồ hay hình thái hoàn hảo cho vầng etheric. Nó vượt ra quá mặt da khoảng 1/2 – 2 fut. Trong bệnh tật, khi vầng etheric trở nên méo mó thì hoạt động của vầng etheric mẫu là cần thiết để hỗ trợ cho vầng etheric trong hình thái mẫu nguyên thủy của nó. Nó là mức hào quang mà ở đó âm thanh tạo nên vật chất. Sử dụng âm thanh để chữa trị có hiệu quả nhất tại mức này. Vấn đề sẽ được luận bàn thêm trong Chương 23 nói về chữa trị. Theo sức nhìn thấu thị của tôi, thấy những hình thái này hiện ra như những vạch trong hoặc trong suốt trên nền xanh cobalt, rất giống sơ đồ kiến trúc, chỉ có điều là sơ đồ này tồn tại trong một chiều khác. Như thể nó là một hình thái tạo nên bởi hiện tượng lấp đầy trọn vẹn trong không gian phía sau, và khoảng trống rớt lại đã tạo nên hình thái đó.
Có thể lấy ví dụ về cung cách tạo khối cầu torng hình ọc Euclide để so sánh với cung cách tạo trong khoảng không etheric. Trong hình ọc Euclide, muốn tạo khối cầu, trước hết người ta xác định một điểm. Bán kính kéo từ điểm đó hướng ra cả ba chiều sẽ tạo nên mặt phẳng của khối cầu. Nhưng trong khoảng không etheric, có thể gọi được là khoảng âm, khi tạo khối cầu lại xảy ra quá trình trái ngược. Hằng hà sa số các bình diện từ bốn phương tám hướng đến và lấp đầy toàn bộ khoảng không, trừ một vùng hình cầu được để trống. Cái này xác định khối cầu. Nó là vùng không được lấp đầy bởi vì tất cả bình diện đã gặp nhau, vùng này sau đó xác định khoảng trống hình cầu.
Như vậy, mức etheric mẫu của hào quang tạo nên một khoảng trống hay một khoảng âm trong đó tồntại mức thứ nhất hay mức etheric của hào quang. Mức etheric mẫu là mẫu cho cơ thể etheric, cơ thể này về sau tạo ra cấu trúc kẻ ô trường năng lượng được cấu trúc). Trên đó thân thể nảy nở. Do vậy mà mức etheric mẫu của trường năng lượng chứa đựng mọi hình thù và hình thái tồn tại trên bình diện thể chất, trừ ở trên mức mẫu. Những hình thái này tồn tại trong khoảng âm, tạo nên một khoảng trống trong đó cấu trúc kẻ ô etheric nảy nở, tà trên đó tồn tại mọi biểu hiện thể chất.
Bằng cách chỉ tập trung vào tần số rung dòng của mức thứ năm khi quan sát trường hào quan của người nào đó, ta có thể cô lập được vầng thứ năm của hào quang. Khi tôi làm như thế, tôi nhìn thấy hình thái trường hào quang của người đó vượt ra quá mặt da khoảng 2 ½ fut. Trông nó giống như hìn htrái xoan hơi thuôn. Nó chứa đựng cấu trúc trọn vẹn của trường hào quang, bao gồm các luân xa, các cơ quan của thân thể và dạng thể chất (bạch mạch, v.v. . ) toàn bộ ở hình thái âm. Tất cả các cấu trúc này hiện ra như được tạo thành từ những vạch trong suốt trên một nền xanh thẩm là không gian chất rắn. Khi hòa đồng vào mức này, tôi cũng nhìn thấy được tất cả hình thái khác nhau xung quanh tôi trong phối cảnh ấy. Điều đó dường như tự động xảy ra khi tôi chuyển cơ cấu tri giác của mình sang dãy tâầ số này. Nghĩa là trước tiên tôi chú ý tới mức thư năm chung chung; sau đó tôi tập trung người đặc biệt mà mình đang quan sát.
Cơ thể thượng giới (Vầng thứ sáu)
Mức thứ saú làm ức cảm xúc của bình diện tâm linh, được gọi là cơ thể thượng giới (hình 7-12) . Nó vượt ra quá mặt da – 2 = 2/3 fut. Nó là mức hào quang qua đó ta trải nghiểm hứng khởi tâm linh. Ta có thể đi tới nó qua thiền định và nhiều những hình thức khác của công trình cải biến mà tôi đề cập trong cuốn sách này. Khi ta tới điểm của “tồn tại”, nơi ta biết được mối liên kết của mình với toàn vũ trụ, khi ta nhìn thấy ánh sáng và yêu thương trong mọi vật hiện hữu, khi ta chìm ngập trong ánh sáng, thì ta cảm thấy ta là của vũ trụ và vũ trụ là của ta, và cảm thấy rằng ta với Thượng đế là một, bấy giờ là lúc ta đã nâng ý thức của mình tới mức thứ sau của hào quang.
Yêu thương vô điều kiện luôn chảy khi có liên kết giữa luân xa tim khai mở và luân xa thượng giới khai mở. Trong liên kết đó, ta kết hợp lòng yêu thương nhân loại – lòng yêu thương cơ bản của con người đối với những đồng loại bằng xương bằng thịt của mình - với hứng khởi tâm linh tìm thấy trong yêu thương tâm linh vốn vượt ra ngoài thực tại thể chất để đi tới mọi lĩnh vực của cuộc sống. Việc kết hợp cả hai tạo nên trải nghiệm về yêu thương vô điều kiện.
Cơ thể thượng giới hiện ra với tôi trong ánh sáng lung linh rất đẹp, gồm chủ yếu các màu phấn. Ánh sáng này có một tia màu của vàng bạc và trắng sữa tựa như mặt xà cừ. Hình thái của nó ít được xác định hơn hình thái của mức etheric mẫu ở chỗ nó chỉ đơn giản hiện ra gồm có ánh sáng bức xạ từ thân thể, giống như lớp sáng xung quanh cây nến. Giữa lớp sáng này còn có thêm những tia sáng chói hơn, mạnh hơn.
Cơ thể Ketherric mẫu hay cơ thể nhân quả ( Vầng thứ bảy)
Mức thứ bảy làm ức tâm thần của bình diện tâm linh, được gọi là cơ thể Ketheric mẫu (hình 7-13) Nó vượt ra quá mặt da khoảng 2 ½ - 31/2 fut. Khi ta đưa ý thức của mình tới vầng thứ bảy của hào quang thì ta biết được rằng ta với tạo hóa là một. Hình thái ngoài cùng này là dạng quả trứng của cơ thể hào quang và chứa đựng tất cả các cơ thể hào quang kết hợp với sự hóa thân hiện tại mà cá thể đang trải qua. Cơ thể này cũng có một mẫu cấu trúc cao cấp. Nó hiện ra trước mắt tôi như gồm những sợi tơ ánh sáng của vàng bạc tồn tại rất lâu giữ toàn bộ hình thái hào quang lại với nhau. Nó chứa đựng một cấu trúc kẻ ô của thân thể và tất cả luân xa.
Khi “hòa đồng” vào mức tần số của vầng thứ bảy, tôi thấy ánh sáng óng vàng lung linh rất đẹp rung động nhanh tới mức tôi phải dùng từ “lung linh” . Trông nó giống như ngàn sợi tơ óng vàng. Hình thái quả trứng óng vàng vượt ra quá mặt da khoảng 3 – 31/2 fut tùy người, với cực bé nhất ở dưới chân và cực lớn nhất ở khoảng 3 fut trên đầu. Nó có thể lan rộng ra hơn nếu đó dồi dào nghị lực. Đối với tôi, rìa ngoài cùng quả thật giống cái vỏ trứng. nó hiện ra có bề dày khoảng ¼ - ½ in. Phần ngoài cùng này của vầng thứ bảy rất khoẻ và thun giãn, chống thâm nhập và bảo vệ trường hào quang đứng như võ trứng bảo vệ gà con. Tất cả các luân xa và các dạng thể chất hiện ra như được làm bằng ánh sáng óng vàng ở mức này. Đây là mức khoẻ nhất, thun giãn nhất của trường hào quang.
Có thể so sánh nó với một làn sóng ánh sáng đứng có hình thù và hình thái rối rắm rung động với tốc độ cực lớn. Hầu như người ta có thể nghe được âm thanh khi nhìn vào nó. Tôi chắc chắn rằng có thể nghe được âm thanh nếu con người thiền định trước một bức tranh như vậy. Mức mẫu óng vàng này cũng chứa đựng dòng chảy năng lượng chủ yếu lên xuống theo cột sống, nó mang năng lượng qua rễ của từng luân xa và liên kết các năng lượng đã được lấy vào qua từng luân xa.
Dòng năng lượng thẳng đứng chủ yếu này cảm ứng những dòng khác bên các góc phải của nó để tạo thành những đuôi nheo óng vàng trực tiếp vượt ra ngoài cơ thể. Chúng ta lần lượt cảm ứng dòng khác chảy chảy vòng tròn xung quanh trường hào quang, đến mức trường hao quang trọn vẹn và tất cả các mức bên dưới nó đều được bao quanh và giữ lại trong mạng lưới hình giỏ này. Mạng lưới đó cho thấy sức mạnh của ánh sáng óng vàng, trí tuệ siêu phàm nắm giữ toàn bộ trường hào quang trong sự toàn vẹn và nguyên trạng của nó.
Thêm vào đó, tại mức ketheric mẫu của hào quang cũng có những dải tiền kiếp bên trong vỏ trứng. chúng là những dải màu của ánh sáng bao quanh toàn bộ hào quang và có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên bề mặt vỏ trứng này. Dải ở cạnh vùng đầu cổ thường là dải chứa đựng tiền kiếp mà bạn đang tiến hành thanh lọc trong hoàn cảnh cuộc sống hiện tại của bạn, Jack Schwarz nói về những dải đó và cách xác định ý nghĩa của chúng bằng màu sắc. Sau này, trong phần chữa trị tiền kiếp tôi sẽ mô tả các thao tác với những dải này. Mức Katheric là mức hào quang cuối cùng trong bình diện tâm linh. Nó chứa đựng sơ đồ cuộc sống và là mức cuối cùng quan hệ trực tiếp đến lần hóa thân này. Vượt ra quá mức đó là bình diện vũ trụ, bình diện không thể trải nghiệm được từ quan điểm hạn hẹp của một lần hoá thân mà thôi.
Bình diện vũ trụ
Hai mức bên trên mức thứ bảy mà tôi có thể nhìn thấy ở thời điểm này là mức thứ tám và thứ chín. Mỗi vầng kết hợp với các luân xa thứ tám và thứ chín phía trên đầu. Mỗi vầng hiện ra trong suốt như pha lê và gồm những rung động cao rất tinh tế. Các mức thứ tám và thứ chín có vẻ như theo khuôn mẫu chung và luân phiên giữa vật chất (mức thứ tán) và hình thái (mức thứ chín), trong đó vầng thứ tám hiện ra chủ yếu dưới dạng chất lỏng và vầng thứ chín hiện ra như một mẫu giống pha lê của mỗicái bên dưới nó. Trong các văn bản tham khảo, tôi không tìm thấy những tài liệu nói về các mức này mặc dầu chúng có thể hiện hữu. Tôi biết rất ít về những mức này, ngoại trừ một số thực hành chữa trị rất có hiệu lực mà tôi được các hướng đạo dạy cho. Tôi sẽ luận bàn những phương pháp này trong Chương 22.


Cảm nhận trường hào quang
Điều quan trọng cần nhớ là khi bạn khai mở tầm nhìn thấu thị của mình chắc bạn sẽ chỉ thấy các vầng đầu tiên của hào quang. Chắc bạn cũng sẽ không phân biệt được giữa các vầng. Chắc bạn sẽ thấy cả các màu sắc lẫn các hình thái. Khi tiến lên nữa, bạn sẽ tăng nhạy cảm tới những tầng số ngày càng cao, đến mức bạn có thể thấy các cơ thể cao hơn. Bạn cũng sẽ có khả năng phân biệt các vầng và có khả năng tập trung vào vầng nào mà mình chọn.
Phần lớn những hình vẽ minh hoạ torng một số chương tới chỉ trình bày được ba hay bốn cơ thể hào quang bên dưới. Không phân biết được giữa các vầng. Dường như chúng hòa lẫn với nhau và tác động lên nhau trong phần lớn các tương tác được mô tả. Phần lớn thời gian ta có các xúc cảm bậc thấp, các quá trình tư duy cơ bản và các cản nghĩ giữa cá nhân với nhau pha trộn và rối rắm. Ta không thành thạo torng việc phân biệt chúng bên torng ta. Một vài cái pha trộn đó thậm chí trông rõ trong hào quang. nhiều các cơ thể tâm thần và cảm xúc hiện ra tác động như một hình thái rối rắm.
Trong những hình vẽ minh hoạ về các quá trình chữa trị sau đây, không có phân biệt gì nhiều trong các cơ thể.
Tuy vậy, qua quá trình điều trị hay bất cứ quá trình sinh trưởng nào khác, các vầng hào quang con người trở nên rõ rệt hơn. Bệnh nhân ngày càng có thêm khả năng phân biệt giữa các xúc cảm nền,các quá trình tư duy và những xúc cảm bậc cao của yêu thương vô điều kiện kết hợp với các mức cao của hào quang.
Sư phân biệt này xảy ra qua quá trình nhận thức về quan hệ nhân quả mô tả trong Chương 15. Nghĩa là bệnh nhân bắt đầu hiểu bằng cách nào hệ thống niềm tin của họ tác động đến các ý niệm trong cơ thể tâm thần, bằng cách nào hệ thống này lần lượt tác động đến các xúc cảm, sau đó đến cơ thể etheric và cuối cùng đến thân thể. Với hiểu biết này, bấy giờ con người có thể phân biệt giữa các vầng của trường hào quang. Các vầng của trường hào quang trở nên sáng sủa hơn và rõ rật hơn vì bệnh nhân trở nên trong sạch hơn với nhiều hiểu biết về bản thân giữa những cảm giác thể chất, những xúc cảm và những tư tưởng cùng hành động phù hợp. Về sau, trong các buổi chữa trị tiếp theo, điều rất quan trọng là phân biệt được giữa các vầng hào quang.
Trả lời câu hỏi trong các bài tập nhìn thấy hào quang con người.
Năng lượng phần lớn chuyển động luôn luôn từ trái sang phải xung quanh vòng tròn. Thật khó chịu phải ngắt lại ,và thường không thể ngắt được toàn bộ dòng chảy. Cảm giác tạo được cái gì đó giữa hai bàn tay là cảm giác ngứa ran cùng với áp lực, một cái gì đó tựa như tỉnh điện. Khi các rìa của cơ thể năng lượng chạm vào da thì xảy ra cảm giác ngứa ran cùng với áp lực trên mặt da. Khi bạn vẽ các vòng tròn lên lòng bàn tay, bạn có thể cảm thấy ngứa ran trên các đường vẻ đó.
Số đông thấy một đám mù xung quanh các ngón và bàn tay khi cố gắng cảm nhận hào quang. Nó có vẻ như cái gì đó giống như làn sóng nhiệt bên trên lò sưỡi. Đôi khi thấy được bằng màu sắc, chẳng hạn màu xanh. Thông thường số đông thấy nó không màu vào lúc bắt đầu. Các cơ thể năng lượng thun giãn như kẹo mạch nha giữa các ngón trong khi đám mù từ mỗi đầu ngón liên kết với đám mù ở đầu ngón tương ứng bên tay kia. Khi bạn chuyển dịch các ngón sao cho một ngón khác đối diện với nó thì đám mù lúc đầu còn theo ngón cũ, về sau nhảy sang đầu ngón kế bên (hình 7 – 14) .
Điểm lại chương 7
1. Mối quan hệ giữa trường năng lượng vũ trụ và trường năng lượng con người là gì ?
2. Cơ thể etheric giống cái gì ? Nó khác cơ thể cảm xúc như thế nào?
3. Ba chức năng chủ yếu của các luân xa là gì ?
4. Tại sao luân xa lại có một màu nào đó.
5. Tâm của luân xa ở đâu ?
6. Các luân xa có liên quan đến những cấu trúc giải phẩu nào ?
7. Hãy mô tả bảy vầng thấp nhất của trường hào quang và chức năng của chúng.
8. Hãy mô tả mối quan hệ giữa các luân xa và các vầng hào quang.
9. Các luân xa 8 và 9 khu trú ở đâu ?
10. Hãy mô tả một luân xa ở vầng thứ bảy của trường hào quang.
11. Dòng chảy năng lượng thẳng đứng chủ yếu khu trú ở đâu ?
12. Vầng nào giữ trường năng lượng con người lại với nhau ?
13. Các xúc cản hiện ra ở vầng nào của trường năng lượng con người.