Barbara Ann Brennan

BÀN TAY ÁNH SÁNG

Dịch giả : Lê Trọng Bổng

PHẦN II

HÀO QUANG CON NGƯỜI



“Điều kỳ diệu xảy ra không ngược với tự nhiên mà chỉ ngược với cái ta biết trong tự nhiên”
St. Augustine
Nhập đề
Trải nghiệm riêng.
Vì ta để cho bản thân phát triển các khả năng cảm nhận mới cho nên ta bắt đầu nhìn toàn bộ thế giới một cách khác hơn. Ta bắt đầu chú ý nhiều hơn đền các diện mạo trải nghiệm mà trước đó có thể ta thấy như là ở ngoại vi.
Ta thấy bản thân ta sử dụng ngôn ngữ mới để truyền đạt các trải nghiệm mới của mình. Những thuật ngữ như “viba yếu , "năng lượng ở đấy lớn"... trở thành những câu cửa miệng. Ta bắt đầu để ý và tin nhiều hơn vào những trải nghiệm đại loại như gặp gỡ ai đó mà lập tức thấy ưa hay ghét mặc dù chưa biết ti gi về họ. Ta thích "viba " của anh ta. Khi ai đó nhìn chằm chằm vào ta là ta biết và nhìn ngược lên để xem đó là ai. Có thể ta cảm nhận được điều gì đó sẽ xảy ra, và về sau nó xảy ra thật. Ta bắt đầu lắng nghe trực giác của mình. Ta “biết” mọi việc, nhưng ta không bao giờ biết là bằng cách nào mà biết. Ta cảm thấy bạn mình đang nghĩ hoặc đang cần điều gì, và khi ta đưa tay ra để đáp ứng nhu cầu đó thì thấy đúng như vậy. Đôi lúc trong khi tranh luận với ai, có thể ta cảm thấy như có cái gì đó đang bị rứt ra khỏi đám rối thái dương của mình, hoặc cảm thấy như bị dao đâm. Có thể ta cảm thấy như bị ai khoan lỗ trong bao tử. Hoặc giả ta cảm thấy như có người đang rót một thứ mật đặc sánh nhơm nhớp lên ta. Nói cách khác, lắm lúc ta cảm thấy được yêu thương bao bọc và vuốt ve, được tắm trong một đại dương đầy tươi mát, may mắn và ánh sáng. Tất cả các trải nghiệm đó đều có thực tại trong trường năng lượng. Thế giới chất rắn cụ thể cũ của ta được bao quanh và thấm đẫm bởi một thế giới chất lỏng năng lượng bức xạ liên tục chuyến động, liên tục đổi thay như đại dương.
Trong các quan sát của tôi qua nhiều năm, tôi thấy những vật giống hệt các trải nghiệm này dưới dạng những hình thái bên trong hào quang con người gồm những thành phần thấy được và đo được của trường năng lượng bao quanh và thâm nhập thân thể. Khi ai đó đã bị “trúng tên" của người yêu thì nhà thấu thị có thể nhìn thấy mũi tên đó, theo đúng nghĩa của từ này. Khi bạn cảm thấy như thể cái gì đó đang bị rứt ra khỏi đám rối thái dương của mình, thì thông thường nhà thấu thị cũng nhìn thấy nó. Tôi cũng nhìn thấy được. Cuối cùng rồi bạn cũng sẽ nhìn thấy nếu bạn làm theo trực giác và phát triển các giác quan của mình.
Việc đó giúp phát triển tri giác cao cấp để xem xét điều mà các nhà khoa học hiện đại đã nghiên cứu về thế giới các trong năng lượng động. Nó giúp ta giải tỏa những tắc nghẽn trong đầu óc vẫn kềm giữ không cho thấy là ta cũng lệ thuộc vào mọi định luật vũ trụ.
Khoa học hiện đại cho ta biết rằng thân thể con người không phải chỉ là một cấu trúc thể chất bằng phân tử,mà như bất cứ vật gì khác, nó cũng gồm những trường năng lượng. Con người chuyển dịch ra khỏi thế giới hình thái chất rắn tĩnh để bước vào một thế giới các trường năng lượng động.
Con người cũng lên xuống như thủy triều. Con người cũng luôn luôn thay đổi. Là con người, ta phải xử sự ra sao đây trước một thông tin như thế? Ta thích nghi với nó. Nếu hiện hữu một thực tại như vậy thì ta phải trải nghiệm nó. Và các nhà khoa học đang nghiên cứu cách đo những thay đổi tinh tế đó. Họ đang phát triển dụng cụ để khám phá các trường năng lượng có liên quan đến thân thể con người và đo tần số của chúng.
Họ đo các dòng điện của tim với máy ghi điện tim (ECG). Họ đo các dòng điện não bằng máy ghi điện não (EEG). Máy phát hiện nói dối do hiệu điện thế của da. Hiện họ đã đo được các trường điện từ xung quanh thân thể với một thiết bị nhạy gọi là WQUII) (superconducting Quantum Interference Device, thiết bị giao thoa lượng tử siêu dẫn). Thiết bị này thậm chí không đụng chạm tới thân thể khi đo các từ trường xung quanh người.
Bác sĩ Samuel Williamson, Trung đại học tổng hợp New York, tuyên bố rằng thiết bị SQT JII cung cấp nhiều thông tin về trạng thái của não hơn máy ghi điện não thông thường.
Do chỗ y học ngày càng tin cậy vào những dụng cụ tinh vi đo được các xung lực phát ra thì thân thể, cho nên sức khỏe, bệnh tật, thậm chí cuộc sống dần dần được xác định lại trong những điều kiện của các xung năng lượng và mô hình năng lượng.
Vào khoảng năm 1939, các bác sĩ H. Burr và Northrop, Trung đại học Yale, phát hiện rằng, bằng cách đo trường năng lượng của hạt giống thảo mộc (mà họ gọi là trong L. hoặc trường Sống), họ có thể xác định được cái cây tương lai nảy nở từ hạt giống đó sẽ khỏe mạnh hoặc ốm yếu.
Họ cũng phát hiện rằng, bằng cách đo trường năng lượng của trứng ếch, họ có thể thấy rõ vị trí hệ, thần kinh tương lai của chúng. Một đo đạc như vậy đã định được chính xác thời điểm rụng trứng ở phụ nữ, gợi ý về một phương pháp mới điều chỉnh sinh đẻ.
Năm 1959, Bác sĩ Leonard Ravitz, Trường đại học tổng hợp William and May, cho thấy trường năng lượng con người dao động theo tính ổn định tâm thần và tâm lý của người. Ông nêu lên giả thuyết về sự tồn tại của một trường liên kết với quá trình tư duy. Ông gợi ý rằng thay đổi của trong tư duy này gây nên các triệu chứng tâm thể.
Năm 1979, một nhà khoa học khác, Bác sĩ Robert Becker, Trường y Miền Bắc, Syracuse, New York, đã vẽ ra được một điện trường phối hợp trên thân thể có hình dạng giống như thân thể và hệ thần kinh trung ương. Ông đặt tên cho tường đó là Hệ kiểm tra dòng một chiều, và thấy nó thay đổi hình thù cũng như cường độ theo những thay đổi sinh lý và tâm lý. Ông cũng thấy những hạt chuyển động qua trường này lớn bằng các electron.
Bác sĩ Victor Inyushin, Trường đại học tổng hợp Kazakh ở Nga, đã tiến hành nghiên cứu rộng rãi về trường năng lượng của con người từ những năm 1950. Sử dụng kết quả các thí nghiệm nầy, ông nêu lên giả thuyết về sự tồn tại của một trường năng lượng « bioplasmic" gồm các ion, proton tự do và electron tự do. Bởi vì đó là trạng thái khác biệt với bốn trạng thái đã biết của vật chất - rắn, dịch, khí, và plasma -. lnyushin gợi ý rắng trường năng lượng bioplasmic là trạng thái thứ năm của vật chất.
Các quan sát của ông cho thấy các hạt bioplasmic luôn được đổi mới bởi các quá trình hóa học trong tế bào và chúng chuyển động liên tục. Chúng hiện ra như một cân bằng các hạt dương và âm bên trong bioplasma vốn có tính bền vững tương đối. Nếu có thay đổi nghiêm trọng trong cân bắng nầy thì sức khỏe của cơ quan đó bị ảnh hưởng. Mặc dù bioplasma có tính bền vững bình thường, lnyushin thấy có một số đáng kể của năng lượng nầy bức xạ vào không gian. Những đám mây hạt bioplasmic vỡ ra từ cơ quan đó có thể đo được khi chúng chuyển dịch vào không khí.
Như vậy là ta đã lao mình vào một thế giới các trường năng lượng sống, các trong tư duy và các hình thái bioplasmic chuyển động loanh quanh và tuôn ra khỏi thân thể. Ta đã trở thành chính chất bioplasma rung động và bức xạ ấy.
Thế nhưng nếu ta nhìn vào tài liệu thì điều nầy không phải chuyện mới mẻ. Người ta đã biết hiện tượng nầy từ buổi khởi đầu của thời gian. Đúng là đến thời đại chúng ta hiện tượng nầy mới được tái khám phá. Một thời gian công chúng phương Tây không biết đến nó hoặc bác bỏ nó. Suốt trong thời gian nầy các nhà khoa học tập trung vào kiến thức thuộc thế giới thể chất. Khi kiến thức nầy đã phát triển và vật lý học Newton mở đường cho lý thuyết tương đối, các lý thuyết điện từ và hạt, thì ta ngày càng có khả năng nhìn thay những mối liên kết giữa các mô tả khách quan khoa học của thế giới chúng ta và thế giới trải nghiệm chủ quan của con người.


CHƯƠNG 4

SO SÁNH CÁCH NHÌN BẢN THÂN
VÀ THỰC TẠI CỦA CHÚNG TA VỚI CÁC QUAN ĐIỂM KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY





Hơn cả điều mình muốn thừa nhận, ta là vật phẩm của di sản khoa học phương Tây. Cung cách ta học tư duy và những xác định bản ngã của ta đều dựa trên những mô hình khoa cách tương tự đã được các nhà vật lý dùng mô tả vũ trụ thể chất. Phần nầy của cuốn sách nêu lên lịch sử vắn tắt cho thấy những thay đổi về cách mô tả vũ trụ thể chất của các nhà vật lý và về cung cách ứng hợp của các mô tả đó với những thay đổi trong các xác định bản ngã của ta.
Điều quan trọng cần nhớ là biện pháp mà khoa học phương Tây thực hiện là tìm sự phù hợp giữa bằng chứng toán học và bằng chứng thí nghiệm. Nếu không thấy phù hợp thì bấy giờ các nhà vật lý sẽ tìm một lý thuyết khác cho đến khi có đủ bằng chứng toán học lẫn thí nghiệm để giải thích một tập hợp các hiện tượng.
Điều nầy làm cho phương pháp khoa học phương Tây trở thành một công cụ có uy lực trong sử dụng, thực tiễn và dẫn đến những phát minh sáng chế vĩ đại như sử dụng điện năng và sử dụng các hiện tượng hạ nguyên tử trong y học như X quang tuyến, SCAT scanner là laser. Vì tri thức của ta phát triển nên luôn khám phá những hiện tượng mới. Nhiều khi những hiện tượng mới nầy không thể mô tả bằng các lý thuyết hiện hành khi ta giải thích chúng. Người ta đòi hỏi những lý thuyết mới, khái quát hơn và thường dựa trên toàn bộ tri thức có trước đó; các thí nghiệm mới được ấn định thực hiện cho đến khi tìm ra sự phù hợp giữa bằng chứng thí nghiệm và bằng chứng toán học mới. Các lý thuyết mới nầy được thừa nhận là những đinh luật tự nhiên. Quá trình tìm kiếm phương thức mới để mô tả hiện tượng mới luôn là quá trình mở rộng tầm mắt ta thách thức nếp nghĩ hạn hẹp phổ biến của ta về bản chất và thực tại thể chất.
Bấy giở ta hợp nhất những quan niệm mới vào cuộc sống và bắt đầu nhìn bản thân một cách khác trước.
Toàn bộ phần nầy của cuốn sách cho thấy quan điểm khoa học về thực tại hổ trợ cho quan niệm con người gồm những trường năng lượng và trên thực tế còn vượt xa hơn thế để đi vào những lĩnh vực mà ta chỉ mới bắt đầu trải nghiệm, đó là quan điểm toàn đồ về vũ trụ. Trong vũ trụ này, mọi vật đều liên kết với nhau, phù hợp với một trải nghiệm toàn đồ về thực tại. Nhưng trước hết ta hãy điểm lại một phần lịch sử.

Vật lý học Newton

Cho tới nay, khi các tôn giáo phương Đông bắt đầu có tác động mạnh hơn vào nền văn hóa phương Tây; nhiều lối xác định bản thân của ta (vô thức rộng rãi) đều dựa trên cơ sở vật lý học của vài ba thế kỷ. Điều tôi nhắc đến ở đây là ý kiến khăng khăng của chúng ta tự coi mình là chất rắn. Việc xác đinh vũ trụ cấu tạo từ chất rắn được Isaac Newton cùng cộng sự theo đuổi trên quy mô lớn vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.
Vật lý học Newton trong thế kỷ 19 được mở rộng để mô tả vũ trụ bao gồm những khối kiến trúc cơ bản gọi là nguyên từ. Người ta nghĩ rằng những nguyên tố Newton nầy gồm những vật rắn - một nhân proton và neutron, với các electron quay quanh nhân đó, rất giống trái đất quay quanh mặt trời. Cơ học Newton mô tả thành công chuyển động của các hành tinh, máy cơ khí và chất lỏng chuyển động liên tục. Kết quả to lớn của mô hình thế giới làm cho các nhà vật lý đầu thế kỷ 19 tin rằng vũ trụ quả là một hệ thống cơ giới khí khổng lồ hoạt động theo các quy luật chuyển động Newton.
Những định luật nầy được coi như những định luật cơ bản của tự nhiên và cơ học Newton được coi như lý thuyết cơ bản về các hiện tượng của tự nhiên. Những định luật nầy củng cố vững chắc các quan niệm về thời gian tuyệt đối và không gian
về các hiện trạng vật lý, coi đó như đích thực là nguyên nhân trong tự nhiên.
Mọi vật đều có thể mô tả một cách khách quan. Mọi phản ứng khác tự nhiên đều được coi như là có một nguyên nhân vật lý, như những hòn bi da va vào nhau trên bàn chơi. Các tương tác năng trong chất, chẳng hạn như âm nhạc chơi trên radio thông qua các làn sóng điện vô hình, bấy giờ còn chưa biết đến. Cũng chưa xảy ra cho ai đó chuyện bản thân người tiến hành thí nghiệm lại tác động đến các kết quả thí nghiệm cả về tâm lý lẫn vật lý, như các nhà vật lý hiện tại đã chứng minh.
Quan điểm nầy trước đây và hiện nay vẫn làm nức lòng những người thích cõi thế giới là chất rắn hoàn toàn không đổi, với những tập hợp quy luật rất luật hiểu, rất phân minh chi phối hoạt động của nó. Cuộc sống hằng ngày của ta vẫn tiếp diễn theo nhịp cơ học Newton, trừ các hệ thượng điện, còn thì nhà cửa của ta hoàn toàn theo Newton. Ta trải nghiệm thân thể mình theo hướng cơ giới, ta xác định phần thân thể lẫn trải nghiệm của mình trong giới hạn không gian ba chiều và thời gian tính tuyệt đối. Mọi người đều có đồng hồ, ta cần đông hồ để tiếp tục cuộc sống của mình y như ta đã cấu trúc ra
nó một cách tuyến tính là chủ yếu.
Vì ta mải mê với cuộc sống hàng ngày trong nỗ lực để được "đúng lúc", cho nên ta dễ thấy bản thân mình không khác máy móc và mất đi cái nhìn vào bên trong, trải nghiệm sâu sắc của con người. Hãy hỏi ai đó rằng vũ trụ cấu tạo bằng gì thì người nầy chắc chắn sẽ miêu tả mô hình Newton của nguyên từ (electron quay xung quanh nhân proton và neutron).
Tuy nhiên, nếu như phần mở rộng. Theo nghĩa đen, của lý thuyết nầy được dùng đến, thì nó sẽ đặt ta vào một vị trí,phần nào gây rối rắm cho nếp nghĩ của ta về bản thân, cho rằng mình là tập hợp những quả bóng bàn tí tẹo cùng quay tròn với nhau.
Lý thuyết trường

Đầu thế kỷ 19, nhiều hiện tượng lỏng mới trong tự nhiên được phát hiện mà không thể mô tả bằng vật lý học Newton.
Phát minh và nghiên cứu hiện tượng điện từ dẫn đến khái niệm trường. Trường được định nghĩa như là một trạng thái trong không gian có khả năng tạo ra lực. Cơ học Newton cũ giải thích tương tác giữa các hạt mang điện dương và điện âm như
n và e bằng cách đơn giản nói rằng hai hạt đó hấp dẫn nhau tựa như hai khối lượng.
Nhưng Michael , Faraday và James Clark Maxwell lại thấy đồng khái niệm trường thích hợp hơn và nói rằng mỗi điện tích tạo nên nhiều "nhiễu loạn" hay một "trạng thái " không gian bao quanh, do đó điện tích kia sẽ chịu một tác động khi nó có mặt tại đó. Thế là ra đời khái niệm về một vũ trụ chứa đầy trường tạo ra các lực tương tác.
Cuối cùng đã có một cơ cấu khoa học mà ta có thể dựa vào để bắt đầu lý giải khả năng tác động lẫn nhau từ xa
mà không cần nói hoặc nhìn. Mọi người đều trải nghiệm chuyện nhấc máy điện thoại lên là biết đầu bên kia là ai trước khi nghe tiếng nói. Các bà mẹ thường biết khi con cái bất an cho dù chúng sống ớ đâu. Điều nầy có thể lý giải bằng lý thuyết trường. Trong 15-20 năm gần đây ( 100 năm trải qua của các nhà vật lý), phần đông chúng ta quả đã bắt đầu những dòng khái niệm như vậy để mô tả các tương tác giữa cá nhân với nhau.
Ta vừa mới bắt đầu thừa nhận trong bản thân mình cấu tạo bằng trường, ta cảm nhận sự có mặt của người khác trong phòng mà không nhìn thâý họ hoặc không nghe họ nói (tương tác trường), ta nói về các sóng viba tốt hay xấu, về chuyện chuyền năng lượng cho người khác hay về chuyện đọc ý nghĩ của người khác. Ta có thể, ngay lúc mới gặp, biết là ta ưa người đó hay không, hoặc biết sẽ sống được với người đó hay sẽ va chạm. Cái “biết” này có thể giải thích bằng sự hòa hợp hay không hòa hợp của các tương tác trường.

Tính tương đối
Năm 1905 , Albert Einstein công bố lý thuyết tương đối đặc biệt của mình và làm đảo lộn toàn bộ các khái niệm chính của quan điểm Newton về thế giới. Theo lý thuyết tương đối, không gian không phải ba chiêù và thời gian không phải là một tồn tại riêng rẽ. Cả hai liên kết chặt chẽ với nhau và tạo nên một continuum (vô cùng và không đếm được – ND) bốn chiều “không gian - thời gian”. Do đó, ta không thể nói đến không gian mà không có thời gian và ngược lại.
Hơn nữa, không có dòng chảy phổ biến của thời gian; nghĩa là thời gian không tuyến tính, cũng không tuyệt đối. Thời gian là tương đối. Nghĩa là, hai người quan sát sẽ chỉ dẫn các sự việc một cách khác nhau so với sự việc được quan sát.
Do đó, tất cả mọi đo đặc, kể cả không gian và thời gian, đêù mất ý nghĩa tuyệt đối. Cả thời gian và không gian đều trở thành đơn thuần là những yếu tố để mô tả các hiện tượng.
Theo lý thuyết tương đối của Einstein, trong những điêù kiện nào đó, hai nguời quan sát thậm chí có thể thấy hai sự việc ngược chiều thời gian, nghĩa là với người quan sát số 1, sự việc A xảy ra trước sự việc B, trong khi với người quan sát số 2, sự việc B lại xảy ra trước sự việc A.
Trong các miêu tả hiện tượng tự nhiên và bản thân, ta luôn dựa trên thời gian và không gian đến nỗi chúng thay đổi thì phải thay đôỉ toàn bộ cơ cấu được ta sử dụng trong miêu tả tự nhiên và bản thân. Ta chưa tiến hành việc hợp nhất bộ phận nầy của tính tương đối Einstein vào cuộc sống của mình.
Ví dụ, khi ta thoáng linh cảm thấy một người bạn đang gặp chuyện không may, như bị ngã cầu thang chẳng hạn, thì ta xem đồng hồ và gọi ngay để xem người đó có việc gì không. Ta cũng muốn biết chuyện đó có xảy ra không, để khẳng định khả năng nhìn thấu của mình. Ta gọi bạn, và bạn cho biết đã không có chuyện như thế. Ta kết luận rằng đó là do trí tưởng tượng đánh lừa ta, và vô hiệu hóa trải nghiệm của mình. Đó là nếp nghĩ Newton.
Ta phải thấy rằng ta trải nghiệm một hiện tượng không thể lý giải được bằng cơ học Newton, nhưng ta lại dùng cơ học Newton để khẳng định siêu cảm giác của mình. Nói cách khác , cái chúng ta vừa thấy là một trải nghiệm có thật. Do chỗ thời gian không phải là tuyến tính, có thể đã xảy ra điều đó. Nó có thể xảy ra đúng vào lúc ta nhìn thấy ,và cũng có thể xảy ra trong tương lai. Thậm chí nó chỉ có khả năng xảy ra mà không bao giờ xảy ra thật sự. Chính vì nó không xảy ra ở thời điểm mà ta tìm cách đối ứng nó vào, cho nên nó tuyệt nhiên không chứng minh được là cái nhìn thấu của ta về khả năng xảy ra đó là sai. Tuy vậy, nếu trong khi nhìn thấu được về người bạn ta lại thấy thêm cả lịch và đồng hồ thời gian Newton thì khả năng nhìn thấu của ta chắc chắn sẽ như là bao gồm cả thông tin về continuum không gian - thời gian đó của sự kiện. Chắc chắn nó sẽ được khẳng định dễ dàng hơn trong thực tại vật lý Newton.
Đã đến lúc phải ngừng việc vô hiệu hoá trải nghiệm vốn nằm ngoài nếp nghĩ Newton và mở rộng cơ cấu thực tại của ta. Ai cũng có những trải nghiệm về thời gian tăng tốc hay mất dấu vết thời gian. Nếu ta trở nên thành thạo trong quan sát tâm trạng, ta có thể thấy thời gian của ta thay đổi theo tâm trạng ta đang sống và theo những trải nghiệm ta có.
Ví dụ ta thấy thời gian đó là tương đối khi ta trải nghiệm một quãng thời gian lo sợ rất dài ngay trước khi xe ca của mình đổ hoặc xuýt đâm vào chiếc xe khác đang chạy tới. Căn cứ theo đồng hồ, khoảnh khắc đó chỉ vài giây; vậy mà đối với ta, thời gian trôi đi chậm lại. Thời gian trải nghiệm không đo được bằng đồng hồ, vì đồng hồ là dụng cụ dành để đo thời gian tuyến tính được cơ học Newton xác định.
Trải nghiệm của ta tồn tại ngoài hệ thông Newton. Nhiều khi ta gặp lại một người nào đó sau nhiều năm xa cách, thế mà cứ như thể vừa gặp nhau hôm trước. Trong liệu pháp hồi quy, nhiều người trải nghiệm các sự kiện thời thơ ấu như thể những sự kiện đó đang diễn ra ngay lúc nầy. Ta cũng thấy ký ức của mình có những sự kiện được sắp xếp theo một trật tự khác với người nào đó cũng đã trải nghiệm các sự kiện nầy (Hãy thử so sánh các kỷ niệm tuổi thơ cùng với anh chị em ruột của bạn).
Nền văn hóa của thổ dân châu Mỹ, vốn không có đồng hồ để tạo ra thời gian tuyến tính, đã phân chia thời gian thành hai: thời gian bây giờ và tất cả thời gian khác. Thổ dân Úc (Australia) cũng có hai loại thời gian: thời gian qua và Thời gian Lớn. Cái gì xảy ra trong Thời gian Lớn cũng có nối tiếp, nhưng không thể ghi được ngày tháng của nó.
Lawrence Le Shan, qua thử nghiệm trên các nhà minh triết , đã xác định hai loại thời gian: thời gian tuyến tính thường lệ và Thời gian Minh Triết. Thời gian Minh triết là đặc tính của thời gian mà các nhà minh triết trải nghiệm khi họ sử dụng năng khiếu của mình. Nó giống như Thời gian Lớn. Cái gì xảy ra cũng có nối tiếp nhưng chỉ có thể nhìn thấy nó từ quan điểm hòa mình vào hoặc trải nghiệm dòng chảy liên tục đó.
Ngay lúc nhà minh triết tích cực tìm cách can thiệp vào sự nối tiếp của các sự kiện mà mình đang chứng kiến, thì lập tức nhà minh triết bị đẩy trở về thời gian tuyến tính và sẽ không còn được chứng kiến các sự kiện nằm bên ngoài cơ cấu “tại-đây-và-vào-lúc-nầy”. Bấy giờ nhà minh triết phải tập trung chú ý lần nữa vào Thời Gian Minh Triết. Người ta vẫn chưa hiểu các quy luật chi phối một chuyển động như vậy từ cơ cấu nọ sang cơ cấu kia của thời gian. Phần lớn các nhà minh triết thường bị buộc phải “đọc” cấu trúc thời gian đặc biệt của cuộc đời một người hoặc tiền kiếp của họ theo yêu cầu. Một số nhà minh triết có thể chỉ đơn giản tập trung vào bất cứ cái gì mà cấu trúc thời gian đòi hỏi.
Continuum không gian-thời gian Einstein nói rõ rằng tính chất tuyến tính biểu kiến của sự kiện tùy thuộc vào người quan sát. Tất cả chúng ta đêù sẵn sàng chấp nhận tiền kiếp như là cuộc sống thể chất theo nghĩa đen đã xảy ra torng quá khứ trong một môi trường thể chất giống như môi trường nầy. Tiền kiếp của ta có thể xảy ra ngay bây giờ trong một continuum không gian-thời gian khác. Nhiều người trong chúng ta đã trải nghiệm “tiền kiếp” và cảm nhận tác động của nó như thể nó vừa xảy ra cách đó không lâu. Nhưng ta hiếm khi nói về cung cách tác động của cuộc đời vị lai của ta đối với cuộc đời ta đang trải nghiệm ngay tại đây và vào lúc nầy. Vì ta sống cuộc đời của mình VÀO LÚC NẦY cho nên nó trở thành cái đúng hơn cái ta đang chép lại về lịch sử của mình cả quá khứ lẫn vị lai .
Một hậu quả quan trọng khác của tính tương đối Einstein là nhận thức rõ ràng rằng vật chất và năng lượng có thể thay đổi cho nhau. Khối lượng chẳng qua là một hình thái của năng lượng. Vật chất chỉ đơn giản là năng lượng chuyển động chậm lại hoặc kết tinh lại. Thân thể con người là năng lượng. Cái đó là nội dung mà toàn bộ cuốn sách nầy đề cập. Tôi đã giới thiệu khái niệm cơ thể năng lượng trong sách nầy nhưng không nhấn mạnh rằng thân thể chúng ta cũng là năng lượng.

Nghịch lý
Trong những năm 1920, vật lý học bước vào một thực tại kỳ lạ và bất ngờ của thế giới hạ nguyên tử.
Mỗi lần các nhà vật lý đặt câu hỏi với tự nhiên trong một thí nghiệm thì tự nhiên đáp lại bằng một nghịch lý. Họ càng cố sức làm cho tình hình sáng sủa thì các nghịch lý càng rõ nét hơn. Cuối cùng, các nhà vật lý thấy rõ rằng nghịch lý đó là phần bản chất bên trong của thế giới hạ nguyên tử trên đó tồn tại toàn bộ thực tại thể chất của chúng ta.
Ví dụ, ai đó có thể đưa ra một thí nghiệm chứng minh ánh sáng là hạt. Một thay đổi nhỏ trong thí nghiệm này sẽ chứng minh ánh sáng là sóng. Cho nên, để mô tả hiện tượng ánh sáng, cần phải sử dụng cả khái niệm sóng lẫn khái niệm hạt. Cứ thế chúng ta đi vào một vũ trụ được xây dựng trên khaí niệm “cả hai/ và” nhị nguyên được dùng để thúc đẩy ta tiến tới sự hòa hợp. Các nhà vật lý gọi nó là tính bổ sung cho nhau. Nghĩa là, để mô tả một hiện tượng (nếu ta tiếp tục tư duy trong các giới hạn hạt và sóng như vậy) thì phải sử dụng cả hai loại mô tả. Những loại nầy hổ sung cho nhau hơn là đối nghịch nhau theo khái niệm cũ "mỗi/hay ".
Chẳng hạn, Max Planck phát hiện ra ràng năng lượng của bức xạ nhiệt (tựa như lò sưởi trong nhà bạn) không tỏa ra liên tục mà hiện ra trong hình thái những "gói nhỏ năng lượng" rời rạc gọi lượng tử.
Einstein đã đưa ra định đề rằng mọi hình thái bức xạ điện từ có thể hiện ra không những dưới dạng sóng mà còn dưới dạng lượng tử. Các lượng tử ánh sáng, hay các gói nhỏ năng lượng, đã được thừa nhận là những hạt có thiện ý, (giai đoạn nầy của ván bài thì hạt, xác định sít sao nhất của “đồ vật", lại là gói nhỏ năng lượng!).
Vì ta đi sâu hơn vào vật chất nên tự nhiên không chỉ cho ta thấy bất cứ "khối kiến trúc cơ bản nào, như vật lý học Newton đã gợi ý. Các nhà vật lý đã ngừng việc tìm kiếm những khối kiến trúc cơ bản của vật chất khi họ tìm ra nhiều các hạt cơ bản đến nỗi phải khó khăn lắm mới gọi được chúng là cơ bản.
Qua những thí nghiệm trong vài thập niên nầy, các nhà vật lý thấy rằng vật chất là hoàn toàn có thể biến đổi, và ở mức hạ nguyên tử. Vật chất không hiện hữu chắc chắn ở những vị trí rõ ràng, mà thường cho thấy các "khuynh hướng" hiện hữu. Toàn bộ hạt có thể biến hóa thành các dạng hạt khác. Chúng có thể được tạo nên từ năng năng và có thể tan ra thành năng lượng. Điều xảy ra tại đâu và lúc nào ta không thể biết chính xác. nhưng ta biết chắc là liên tục xảy ra.
Ở mức cá thể, vì ta chuyển dịch thêm vào thế giới tâm lý học hiện đại và phát triển tâm linh nên ta thấy các hình thái cũ mỗi/hay" cùng hòa vào hình thái "cả hai/và". Ta không là ác hay thiện, ta không còn chỉ căm ghét yêu thương ai.
Ta tìm ra nhiều khả năng bao quát hơn bên trong ta. Ta có thể cảm thấy vừa yêu thương vừa căm ghét và có mọi xúc cảm trung gian khác đối với chỉ một con người. Ta hành động có trách nhiệm. Ta thấy hai mặt của nhị nguyên cũ Thượng đế/ma quỷ hòa với nhau thành một tổng thể trong đó ta thấy nội tại Nữ thần/thượng đế hợp nhất với ngoại vi Thượng đế/nữ thần.
Cái ác không phải là đối nghịch với Nữ thần/thượng Đế mà chỉ chống lại quyền lực của Thượng đế/nữ thần. Tất cả đều gồm có năng lượng như nhau. Quyền lực Nữ thần/ Thượng đế vừa đen vừa trắng, vừa nam vừa nữ, chứa đựng cả ánh sáng thanh khiết lẫn khoảng trống màu đen mượt như nhung.
Như bạn đọc có thể thấy, chúng ta vẫn dùng các khái niệm thấm nhuần trong nhị nguyên, nhưng nó là một thế giới các đối nghịch "bề ngoài" bổ sung cho nhau chứ không phải đối nghịch "thật sự". Trong hệ thống nầy.
Vượt qua nhị nguyên - Quan điểm toàn đồ

Các nhà vật lý thấy rằng hạt các có thể cùng lúc là sóng bởi vì chúng không phải là sóng thể chất thật sự như sóng âm hay sóng nước. Sóng xác suất không đại diện cho xác suất của đồ vật mà cho xác suất của các mối liên kết nhiều hơn.
Đó là một khái niệm khó hiểu, nhưng về thực chất các nhà vật lý nói rằng không có đồ vật nào như thể là "đồ vật" cả, cái ta đã dùng để gọi "đồ vật" thực ra là "sự kiện" hoặc đường mòn đã trở thành sự kiện.
Thế giới cũ các vật rắn của ta và các quy luật quyết định của tự nhiên bây giờ hòa vào một thế giới mô hình dạng sóng các mối liên kết. Những khái niệm như "hạt cơ bản", "vật chất hữu hình", vật thể cô lập" đã mất hết ý nghĩa. Toàn vũ trụ hiện ra như một mạng lưới năng dộng các mô hình năng lượng không thể tách rời.
Vậy là vũ trụ dược xác định như là một tổng thể năng động không thể chia cắt; về thực chất tổng thể này lúc nào cũng bao gồm cả người quan sát. Nếu vũ trụ quả thật là một mạng lưới như vậy thì theo lô gích không có vật gì riêng rẽ cả. Do đó. chúng ta không phải là những phần tách rời của một tổng thể. Chúng ta là một tổng thể.
Gần đây. nhà vật lý TS Davidavid Bohm, trong cuốn sách trật tự bao hàm của ông , đã nói rằng những định luật vật lý chủ yếu không thể được phát hiện bởi một nền khoa học mang mưu đồ đập vỡ thế giới thành từng phần. Ông viết về một “trật tự hao hàm tiềm tàng" tồn tại trong trạng thái tiềm tàng và là cơ sở cho mọi thực tại hiển nhiên dựa vào. Ông gọi thực tại hiển nhiên này là "trật tự bộc lộ hiển hiện". "
Các phần được nhìn thấy ở trạng thái liên kết trực tiếp với nhau, trong đó các mối quan hệ động lực của chúng tùy thuộc một cách bất biến và trạng thái của toàn hệ thống... Do vậy, người ta đi đến một ý niệm mới về tính trọn vẹn không sứt mẻ, nó phủ nhận ý tưởng cổ điển về tính phân tích được của thế giới thành những phần riềng rẽ và tồn tại độc lập."
TS Bohm tuyên bố rằng quan điểm toàn đồ về vũ trụ là vị trí xuất phát để bắt đầu tìm hiểu các trật tự bao hàm tiềm tàng và các trật tự bộc lộ hiển nhiên. Khái niệm toàn đồ nói rõ rằng mỗi phần là một dại diện chính xác của tổng thể và có thể dùng để xây dựng lại toàn đồ trọn vẹn.
Năm 1971,Dennis Gahor nhận giải Nobel về xây dựng toàn đồ đầu tiên. Nó là bức ảnh chụp không dùng ống kính trong đó một trường trong ánh sáng do một vật tỏa ra được ghi lại trên tấm kính ảnh như một mô hình giao thoa.
Khi đặt toàn đồ hay bức ảnh ghi được lên một hàng tia laser hoặc một chùm ánh sáng dính kết thì mô hình sóng gốc được tái sinh trong một hình ảnh ba chiều. Mỗi phần của toàn đồ là dại diện chính xác của tổng thể và có thể xây dựng lại bức ảnh trọn vẹn. ls Karl Pribram, nhà nghiên cứu về não nổi tiếng, trong suốt một thập kỷ đã tích lũy được nhiều bằng chứng nói lên cấu trúc sâu của não thực chất là toàn đồ. Ông cho biết các nghiên cứu từ nhiều phòng thí nghiệm dùng vi phân tích các tần số thời gian và / hoặc không gian đã chứng minh trung não cấu trúc nên thị giác thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác một cách toàn đồ. Thông tin được phân bố trong toàn bộ hệ thống. Do đó một mẩu nhỏ cũng tạo ra được thông tin của tổng thể . TS Pribram dùng mô hình toàn đồ để không những mô tả cả vũ trụ cũng được.
Ông cho biết nó sử dụng một quá trình toàn đồ để tách ra khỏi một lĩnh vực toàn đồ vượt trước thời gian và không gian. Các nhà cận tâm lý học đã tìm tòi năng lượng có thể truyền đi thần giao cách cảm, cách không khiển vật, chữa trị. Từ quan điểm vũ trụ toàn đồ nhưng sự kiện nầy nảy ra từ những tần sóng vượt trước thời gian và không gian; không phải là chúng được truyền đi. Tiềm lực của chúng là đồng thời và có khắp mọi nơi.
Khi ta nói về trường năng lượng của hào quang trong cuốn sách này, ta phải dùng những thuật ngữ rất cổ xuất phát từ quan điểm của các nhà vật lý đó. Hiện tượng hào quang rõ ràng là nằm cả bên trong lẫn bên ngoài thời gian tuyến tính và không gian ha chiều. Như trong các nghiên cứu trên bệnh nhân mà tôi đã trình bày. Tôi nhìn thấy "các sự kiện trong tuổi dậy thì của Ed khi anh bị gãy xưng cụt, do chỗ anh vẫn mang theo trải nghiệm đó trong trường hào quang của anh; "tia chớp" của người đang yêu có thể nhìn thấy trong trường năng hiện tại, và rõ ràng là nhà thấu thị có thể đi ngược thời gian và chứng kiến diễn biến của sự kiện đã xảy ra trước đó.
Một số lớn trường hợp trải nghiệm được thuật lại trong cuốn sách nầy đòi hỏi hơn hai chiều không gian mới có thể giải thích được; phần lớn hiện ra tức thời. Khả năng nhìn thấy bên trong thân thể ở bất cứ mức nào, với cách lý giải khác nhau, bao hàm việc sử dụng các chiều phụ của không gian. Khả năng nhận biết một sự kiện trong quá khứ bằng cách chỉ đơn giản yêu cầu thông tin về nó, hoặc khả năng nhìn thấy một sự kiện có thể xảy ra rồi thay đổi nó bằng can thiệp trong quá trình chữa trị, đều có thể bao hàm thời gian không tuyến tính. Khả năng nhìn thấy một sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai vượt ra ngoài thời gian tuyến tính.
Trong sử dụng khái niệm trường để mô tả hào quang, ta phải dầm mình trong thuyết nhị nguyên; nghĩa là là phải tách trường ra khỏi ta và quan sát "nó" như một hiện tượng tồn tại thành một phần của ta . Ta phải dùng các thuật ngữ như "trường của mình" và "hào quang của nàng". v.v.
Đấy là nhị nguyên luận. Tôi phải xin lỗi về điều đó và thẳng thắn nói rằng ở điểm nầy, tôi hoàn toàn không thể truyền đạt các trải nghiệm này nếu như không ứng dụng các cơ cấu cũ.
Theo cơ cấu toàn đồ của thực tại thì mỗi mảnh của hào quang không chỉ đại diện cho tổng thể mà còn chứa đựng tổng thể. Do vậy, ta có thể chỉ mô tả trải nghiệm của mình về một hiện tượng mà ta vừa tiến hành quan sát vừa tạo ra cùng một lúc Mỗi quan sát tạo ra một tác động đối với mẫu được quan sát. Ta không chỉ là một phần của mẫu, ta là mẫu. Nó là ta và ta là nó, riêng thuật ngữ "nó" lúc nầy cần hủy bỏ và thay bằng thuật ngữ khác, một thuật ngữ thích hợp hơn để giải tỏa các trở ngại kinh qua trong đầu óc khi ta cố gắng truyền đạt. Các nhà vật lý đã dùng thuật ngữ "khả năng có thể xảy ra của các mối liên kết", hoặc “mạng lưới năng động các mẫu năng lượng khung thể tách rời ". Khi ta bắt đầu tư duy trong giới hạn của mạng lưới năng động các mẫu năng lượng không thể tách rời thì toàn hộ các hiện tượng hào quang mô tả trong cuốn sách này không hiện ra đặc biệt bất thường hoặc xa lạ nữa.
Mọi trải nghiệm liên kết với nhau. Cho nên nếu ta nhận thức được điều nầy và để cho tính liên kết với nhau ấy đi vào các quá trình nhận thức của mình thì ta có thể thấy được tất tả các sự kiện không lệ thuộc vào toàn bộ thời gian. Những khi vừa mới nói "chúng ta" là ta rơi trở lại vào thuyết nhị nguyên. Thật khó mà trải nghiệm tính liên kết với nhau ấy khi phần lớn trải nghiệm của ta về cuộc đời là nhị nguyên. Nhận thức toàn đồ chắc chắn sẽ nằm ngoài thời gian tuyến tính không gian ba chiều, do vậy biết được nó không phải là chuyện dễ. Ta phải thực hành các trải nghiệm toàn đồ để có thể biết được nó.
Thiền định là phương thức vượt qua giới hạn của tư duy tuyến tính và cho phép tính liên kết với nhau của mọi vật trở thành một thực tại dựa trên trải nghiệm. Thực tại này rất khó truyền đạt bằng lời. Vì ta sử dụng lời theo kiểu tuyến tính.
Ta cần phát triển vốn từ vựng để nhờ đó có thể dẫn dắt nhau vào những trải nghiệm nầy.
Trong thiền định Zen của Nhật Bản, các sư phụ truyền cho môn đệ một câu ngắn gọn để tập trung vào: sau nầy gọi là cổ án (koan), được dùng để giúp môn đệ vượt qua tư duy tuyến tính.
Một trong những câu tôi thích nhất là: "Vỗ một tay tai nghe thấy gì?" Phản ứng của tôi đối với câu cổ án nổi tiếng nầy là thấy mình đang tỏa lan vào vũ trụ trên một mô hình âm thanh không nghe thấy đường như mãi mãi tuôn trào.

Mối liên kết siêu sáng
Các nhà vật lý đang sử dụng cả toán học lẫn thí nghiệm để tìm hiện hữu của mối liên kết phố biến tức thì bên trong cơ cấu của khoa hoc. Năm 1964, nhà vật lý J.S. Bell công bố một bằng chứng toán học gọi là định lý Ben.
Định lý Bell chứng minh bằng toán học khái niệm cho rằng các "hạt" hạ nguyên tử liên kết với nhau bằng cách nào đó vượt được qua không gian và thời gian, đến mức mà bất cứ điều gì xảy ra cho một hạt cũng tác động đến các hạt khác, tác động nầy là tức thì và không cần "thời gian" để truyền đi.
Lý thuyết tương đối Einstein cho thấy rằng hạt không thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Trong định lý Bell, tác động có thể là "siêu sáng", hay nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Hiện tại định lý Bell đã được chứng minh bằng thực nghiệm. Hiện giờ chúng ta đang nói về một hiện tượng đứng ngoài lý thuyết tương đối Einstein. Chúng ta đang cố gắng vượt qua đối ngẫu sóng/hạt. Như vậy là một lần nữa, do trình độ kỹ xảo của trang thiết bị khoa học được nâng cao phép thăm dò sâu hơn vào vật chất một cách nhạy cảm hơn, ta thấy được những hiện tượng không thể giải thích bằng lý thuyết hiện hành.
Khi loại thăm dò kiểu nầy xuất hiện vào cuốí những năm 1800. Phát minh ra điện đã cách mạng hóa thế giới và làm cho ta suy nghĩ sâu hơn về vấn đề “chúng ta là ai ". Những năm 1940, năng lượng nguyên tử lại cách mạng hóa thế giới lần nữa. Rõ ràng là hiên nay chúng ta đang hướng vào một thời kỳ thay đổi ghê gớm khác.
Nếu các nhà vật lý nghiên cứu cung cách hoạt động của mối liên kết tức thời nầy thì chúng ta có thể học hỏi để nhận biết một cách có ý thức về các mối liên kết tức thời của ta với thế giới và giữa từng người với nhau. Rõ ràng là điều này sẽ cách mạng hoá việc truyền đạt thông tin. Nó cũng chắc chắn sẽ thay đổi tận gốc hình thức tương tác giữa người nầy với người kia. Mối liên kết tức thời nầy có thể cung cấp cho ta khả năng đọc được ý nghĩ của nhau bất cứ lúc nào ta muốn. Ta có thể biết được điều gì đang xảy ra trong nội tâm mỗi người, và thực sự hiểu nhau sâu sắc.
Ta cũng có thể nhìn thấy rõ hơn tác động của ý nghĩ, cảm giác (trường năng lượng) và hành động của ta đối với thế giới như thế nào, rõ ràng hơn ta nghĩ trước đây.

Các trường phát sinh hình thái.
Trong cuốn sách của ông nhan đề Một Khoa học mới về sự sống, Rupert Sheldrake đưa ra ý kiến là mọi hệ thống được điều chỉnh không chỉ bằng năng lượng đã biết và các yếu tố vật chất mà còn bằng những trường cấu tạo vô hình. Những trường nầy là nguyên nhân bởi vì chúng dùng làm những sơ đồ cho hình thái và ứng xử.
Những trường nầy không có năng lượng, với nghĩa thông thường của từ, bởi vì tác động của chúng vượt qua những hàng rào thời gian và không gian thường vẫn gắn với năng lượng. Nghĩa là tác động của chúng đúng là mạnh bằng nhau khi ở xa cũng như khi ở sát bên.
Theo giả thiết nầy, bất cứ lúc nào một thành viên của một loài động vật học được một ứng xử mới ,thì trường nguyên nhân của loài đó có thay đổi it nhiều. Nếu ứng xử này được lặp đi lặp lại trong thời gian lâu vừa đủ thì “cộng hưởng hình thái” của nó tác động lên toàn bộ loài động vật đó.
Sheldrake gọi ma trận vô hình này là “trường phát sinh hình thái” (morphogenetic fiels), do chữ morph. “hình thái” và genesis, “đi vào tồn tại”. Tác động của trường nầy bao gồm cả “tác động từ xa” trong cả không gian và thời gian.
Hơn cả hình thái vốn được xác định bằng các quy luật vật lý nằm ngoài thời gian, nó tùy thuộc vào cộng hưởng hình thái vượt qua thời gian. Điêù này có nghĩa là các trường hình thái có thể lan truyền qua không gian và thời gian và các sự kiện trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến các sự kiện khác ở bất cứ nơi nào.
Một ví dụ về điều nầy đã được Lyall Watson cho thấy trong cuốn sách của ông nhan đề Dòng đời: sinh học của ý thức, trong đó ông mô tả cái mà hiện nay người ta gọi một cách đại chúng là : "nguồn gốc con khỉ thứ một trăm” , Watson thấy rằng một thời gian sau khi một tốp khỉ học được một ứng xử mới thì bỗng nhiên một số khỉ khác cũng biết ứng xử như thế, trong khi không hề có trao đổi thông tin “bình thường” nào giữa chúng và tốp khỉ nói trên.
TS David Bohm trong Tạp chí Revision nói rõ rằng điều tương tự cũng thực sự xảy ra đối với vật lý lượng tử, ông nói rằng thí nghiệm Einstein – Podolsky – Rosen cho thấy vẫn có những liên kết không phải tại chỗ hay những liên kết tinh vi của các hạt ở xa nhau. Như vậy, ắt là có sự nguyên vẹn về hệ thống đến nỗi không thể quy trường cấu tạo cho hạt riêng lẻ ấy, mà chỉ quy được cho tổng thể. Do đó, điều gì xảy ra cho các hạt ở xa nhau thì có thể tác động lên trường cấu tạo của các hạt khác. Bohm nói thêm rằng “khái niệm về các định luật phi thời gian chi phối vũ trụ dương như không đứng vững, vì bản thân thời gian là một phần của tất yếu phát triển”.
Trong cùng tài liệu nói trên, Rupert Sheldrake kết luận: “Như vậy là quá trình sáng tạo – giúp nâng cao tư duy mới qua đó mà hình thành các tổng thể mới, về ý nghĩa này tựa như thực tại sáng tạo giúp nâng cao các tổng thể mới trong quá trình tiến hoá . Quá trình sáng tạo có thể được coi như sự phát triển liên tục của các tổng thể phức tạp hơn và có trình độ cao hơn, nhờ những vật trước đây riêng rẻ nay trở nên liên kết với nhau.
Thực tại đa chiều
Một nhà vật lý khác, Jack Sarfatti, trong công trình Các hệ thống năng lượng tâm lý, đưa ra giả thuyết rằng phương thức mối liên kết siêu sáng có thể tồn tại là thông qua một bình diện cao hơn của thực tại. Ông gợi ý rằng các "vật" liên kết với nhau hơn, hay các sự kiện "tương quan " với nhau hơn trên một bình diện thực tại “bên trên " cái của ta, và nhữrng "vật" nằm trong bình diện đó liên kết với nhau thông qua một bình diện còn cao hơn nữa. Nhờ đạt tới một bình diện cao hơn mà ta có thể có khả năng hiểu được mối liên kết tức thời hoạt động như thể nào.
Kết luận .

Các nhà vật lý tuyên bố rằng không có các khối kiến trúc cơ bản của vật chất, nói đúng hơn, vũ trụ là một tổng thể không thể chia cắt; một mạng lưới bao la các xác suất tương tác xen lẫn nhau, công trình nghiên cứu của Bohm cho thấy rằng vũ trụ hiển hiện nảy sinh từ tổng thể nầy.
Tôi đặt giả thuyết rằng do chỗ chúng ta là những phần không chia cắt được của tổng thể đó, ta có thể đi vào một trạng thái toàn đồ của tồn tại, trở thành tổng thể và gắn mình vào quyền năng sáng tạo của vũ trụ để chữa trị tức thời cho bất kỳ ai ở bất cứ đâu. Một số thầy chữa có thể làm được điều nầy ở chúng mực nào đó bằng cách hòa mình vào và trở thành một với Thượng đế cũng như với bệnh nhân.
Trở thành thầy chữa có nghĩa là chuyển dịch về phía quyền năng sáng tạo của vũ trụ mà mình trải nghiệm như yêu thương bằng cách tái đồng nhất hóa bản ngã với vũ trụ và trở thành vũ trụ; trở thành một với Thượng đế.
Một phương tiện để đi tới nhất quán này là từ bỏ những xác định bản ngã hạn hẹp dựa trên quá khứ Newton của những phần bị chia cắt, và đồng nhất hóa bản thân ta với các trường năng lượng hiện hữu. Nếu hợp nhất được thực tại đó vào đời sống của mình theo một phương thức thực tiễn có thể kiểm chứng, thì ta có thể tách hình ảnh tưởng tượng ra khỏi một thực tại khả dĩ lớn hơn. Một khi ta liên kết bản thân mình tại các trường năng lượng thì ý thức cao cấp cũng trở nên liên kết với tần số cao hơn và độ dính kết lớn hơn.
Sử dụng mô hình Sarfatti, ta bắt đầu nhìn thấy thế giới rất khác, như sẽ được mô tả ở phần sau của cuốn sách này: thế giới của hào quang và trường năng lượng vũ trụ. Tại đó ta tồn tại trong hơn một thế giới. Các cơ thể cao cấp của ta (các tần số hào quang cao cấp) thuộc một trật tự cao cấp và liên kết với các cơ thể cao cấp của người khác hơn là thân thể ta. Vì nhận thức của ta tiến vào những tần số cao cấp và những cơ thể cao cấp, ta càng ngày càng liên kết cho đến khi cuối cùng ta làm thành một với vũ trụ.
Sử dụng khái niệm của Sarfatti, bấy giờ có thể xác định trải nghiệm thiền định như là một trải nghiệm nâng cao ý thức của ta tới tần số cao cấp, sao cho nó về Sarfatti có thể trải nghiệm được thực tại các cơ thể cao cấp của ta, ý thức cao cấp của ta và các thế giới cao cấp mà ta tồn tại trong đó. Vậy thì lúc nầy ta hãy xem xét hiện tượng trong năng lượng kỹ càng hơn để xem khoa học thực nghiệm có thể nói cho ta biết những gì.
Điểm lại Chương 4
1 Các quan điểm khoa học đã ảnh hưởng như thế nào đến các khái niệm của chúng ta?
2. Tại sao quan điểm về một thế giới thể chất bất động lúc này đối với chúng ta lại không thực tế?
3. Những cống hiến của Paraday và Maxwell có tầm quan trọng như thế nào đối với quan niệm về cung cách hoạt động của thế giới?
4. Mối liên kết siêu sáng là gì và ý nghĩa của nó trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta?
5. Khái niệm về thực tại đa chiều có thể giúp cho việc mô tả trong năng lượng con người như thế nào?



CHƯƠNG 5




LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG CON NGƯỜI

Mặc dầu các nhà thần bí không nói đến trường năng lượng hay hình thái bioplasma, truyền thống của họ qua 5.000 năm trên khắp bốn phương vẫn phù hợp với những quan sát mà các nhà khoa học bắt đầu tiến hành gần đây.
Truyền thống tâm linh
Người tinh thông của các tôn giáo nói về chuyện họ trải nghiệm hoặc nhìn thấy ánh sáng quanh đầu mọi người. Qua các thực hành tôn giáo như thiền định và cầu kinh, họ đạt tới các trạng thái bành trướng ý thức khai mở cho khả năng tri giác cao cấp tiềm tàng của họ.
Truyền thống tâm linh cổ đại của Ấn Độ, trải qua 5.000 năm nói về một loại năng lượng vũ trụ gọi là Prana. Năng lượng vũ trụ nầy được coi như thành phần cơ bản và nguồn gốc của mọi sự sống. Prana, hơi thở của sự sống, chuyển dịch qua mọi hình thái và mang sự sống đến cho chúng. Các nhà yoga thực hành thao tác năng lượng nầy qua các kỹ thuật thở, thiền định và thể dục để duy trì các trạng thái biến đổi ý thức và giữ gìn tuổi xuân vượt xa giới hạn bình thường.
Người Trung Hoa, ba ngàn năm trước công nguyên, thừa nhận sự tồn tại của một năng lượng sống mà họ gọi là Khí. Mọi vật chất, sống hoặc vô tri, đều gồm có và toả ra năng lượng vũ trụ nầy. Khi chứa đựng hai lực hoàn toàn trái ngược nhau là âm và dương. Khi âm và dương cân bằng thì cơ thể sống biểu lộ sức khoẻ thể chất, nếu mất cân bằng sẽ dẫn đến trạng thái bệnh tật. Dương thịnh dẫn đến hoạt động quá mức của các cơ quan. Âm thịnh dẫn đến hoạt động kém. Nếu cả hai mất cân bằng đều dẫn đến ốm đau. Nghệ thuật châm cứu cổ xưa tập trung vào việc cân bằng âm dương.
Kabbalah, thuyết thần trí huyền bí Do Thái, hình thành khoảng năm 538 trước công nguyên, quy những năng lượng tương tự là ánh sáng tinh tú. Các bức hoạ của đạo Thiên Chúa vẽ chân dung Chúa Jesus và các nhân vật tâm linh khác có trường ánh sáng bao quanh. Kinh Cựu Ước nhiều lần nhắc đến vầng sáng quanh con người và sự xuất hiện ánh sáng, nhưng qua bao thế kỷ, những hiện tượng nầy đã mất hết ý nghĩa ban đầu. Ví dụ, bức tượng Moses của MichelAngelo thể hiện Karnaeem như hai cái sừng mọc trên đầu thay vì hai chùm sáng mà thế giới buổi đầu đã nói đến (Trong tiếng Do Thái cổ, từ nầy vừa có nghĩa là sừng vừa có nghĩa là ánh sáng).
John White, trong cuốn sách của ông nhan đề Khoa học tương lai, liệt kê 97 nền văn hoá khác nhau nói đến hiện tượng hào quang với 97 tên gọi khác nhau.
Nhiều giáo huấn bí truyền – các đoạn trích Kinh Vệ Đà cổ Ấn Độ, các nhà Thần trí, các nhà Rosicrucians (một hội kín các triết gia ở thế kỷ 17 – đầu thế kỷ 18 rất thông thạo những bí mật của tạo háo, do Rosae Crucis khởi xướng từ thế kỷ 15 – ND), các thầy lang của thổ dân Mỹ, các Phật tử Tây Tạng và Ấn Độ, các Phật tử Zen Nhật Bản, Bà Blavatsky, Rudolph Steiner, v.v. – mô tả trường năng lượng con người một cách chi tiết. Gần đây, nhiều người qua công phu rèn luyện một cách khoa học hiện đại đã có thể tăng thêm khả năng quan sát thể chất ở mức cụ thể.

Truyền thống khoa học; 500 năm trước CN qua thế kỷ 19
Từ đầu đến cuối lịch sử, quan niệm về một năng lượng vũ trụ lan toả khắp tự nhiên đã được nhiều người có trí tuệ khoa học ở phương Tây kiên định. Năng lượng vũ trụ nầy, cảm nhận dưới dạng một vật thể sáng, đã được các môn đệ của phương Tây ào khoảng năm 500 trước công nguyên. Họ khẳng định rằng ánh sáng của trường năng lượng vũ trụ có thể tạo ra một số tác động khác nhau đối với thân thể con người, kể cả chữa bệnh.
Hai nhà thông thái Boirac và Liebeault đầu thế kỷ 12 thấy rằng con người có một năng lượng có thể gây tương tác từ xa giữa các cá thể. Họ kể rằng có người chỉ bằng sự có mặt của mình cũng làm cho người khác khoẻ mạnh hoặc ốm yếu. Nhà thông thái Paracelsus thời trung cổ gọi năng lượng nầy là “Illiaster” và nói rằng “Illiaster” đó gồm có cả sinh lực lẫn vật chất sống. Nhà toán học Helmont trong những năm 1800 hình dung ra một dòng chảy chất lỏng vũ trụ lan toả ra tự nhiên và đó không phải là vật chất hữu hình hoặc cô đặc, mà là một sinh linh thuần khiết thâm nhập mọi cơ thể. Nhà toán học Leibnitz viết rằng những yếu tố thíêt yếu của vũ trụ là các trung tâm lực chứa đựng cội nguồn vận động của chính chúng.
Các đặc tính khác của hiện tượng năng lượng vũ trụ được Helmont và Mesmer quan sát trong những năm 1800; chữ mesmerism, thuật thôi miên, ra đời từ đó. Họ tường trình rằng các vật sống hoặc vật vô tri đều có thể được nạp “chất lỏng” đó, và các vật thể hữu hình có thể tác động lẫn nhau từ xa. Điều nầy gợi ý về khả năng tồn tại của một trường, giống như trường điện từ, trong chừng mực nào đó.
Count Wilhelm Von Reichenbach bỏ ra 30 năm giữa của những năm 1800, để thí nghiệm cái trường mà ông gọi là lực “odic”. Ông thấy rằng nó biểu lộ nhiều đặc tính tương tự như trường điện từ mà James Clerk Maxwell đã mô tả vào thế kỷ 19. Ông cũng thấy có nhiều đặc tính chỉ duy nhất lực Odic mới có. Ông xác định rằng các cực của nam châm biểu lộ không những tính có cực từ mà còn thêm một tính có cực duy nhất kết hợp với “trường odic” nầy. Các vật khác, như các tinh thể chẳng hạn, cũng biểu lộ tính có cực duy nhất đó, mặc dầu bản thân chúng không có từ tính. Các cực của trường lực odic biểu lộ các đặc tính chủ quan là “nóng, đỏ và khó chịu”, hoặc “xanh, lạnh và dễ chịu” khi quan sát những cá thể nhạy cảm. Hơn nữa, ông xác định rằng các cực khác dầu không hút nhau như trong điện từ. Ông thấy rằng, với lực odic, các cực cùng dấu hút nhau, hoặc “giống nhau thì hút nhau”. Đây là một hiện tượng hào quang vô cùng quan trọng, như ta sẽ thấy sau nầy.
Von Reichenbach nghiên cứu mối quan hệ giữa bức xạ điện từ của mặt trời và những thao tác tập trung trường odic của nhiều người kết hợp với nhau. Ông thấy rằng mức tập trung lớn nhất của năng lượng nầy nằm giữa vùng đỏ và vùng tím ngả xanh của quang phổ. Von Reichenbach nói rõ ràng các điện tích khác dẫu tạo ra các cảm giác chủ quan về ấm và lạnh ở mức độ mạnh yếu khác nhau, mà ông có thể liên hệ với bảng tuần hoàn nguyên tố Mendeleev qua một loạt test với những chủ thể thực nghiệm được bịt mắt. Tất cả các ýêu tố điện dương tạo cảm giác chủ quan về ấm và gây ra cảm giác khó chịu; tất cả các yếu tố điện âm ngả về phía lạnh, dễ chịu, có mức cảm giác mạnh hay yếu tương ứng với vị trí của chúng trên bảng tuần hoàn. Các cảm giác thay đổi từ ấm sang lạnh tương đương với các màu của quang phổ thay đổi từ đỏ sang chàm.
Von Reichenbach thấy rằng trường odic có thể dẫn truyền qua dây kim loại, tốc độ dẫn truyền rất chậm (xấp xỉ 4m/s hoặc 13 lut/s) và tốc độ nầy dương như tuỳ thụôc vào tỷ trọng khối lượng hơn là vào dẫn suất của vật liệu. Hơn nữa, có thể nạp năng lượng nầy cho các vật thể theo phương thức tương tự như nạp bằng cách sử dụng điện trường. Các thí nghiệm khác chứng minh rằng có thể quy tụ phần nầy của trường như quy tụ ánh sáng bằng thấu kính, trong khi phần kia vẫn toé ra xung quanh thấu kinh, tựa như ngọn lửa nến toé ra xung quanh các vật đặt trên đường đi của nó. Phần lệch của trường odic cũng vẫn tác động như ngọn lửa nến khi nó được đặt vào giữa luồng không khí, điều nầy gợi lên giả thuyết cho rằng cấu tạo của nó giống như chất khí. Các thí nghiệm nói trên cho thấy trường hào quang có những đặc tính gợi lên nhận xét chorằng nó vừa có tinh hạt như chất lỏng, vừa có năng lượng như sóng ánh sáng.
Von Reichenbach thấy rằng lực trong thân thể con người tạo ra tính có cực tương tự như cái hiện hữu trong các tinh thể dọc theo những trục chính của chúng. Dựa trên các bằng chứng thí nghiệm, ông mô tả phần bên trái của thân thể như một cực âm và phần bên phải như một cực dương. Đây là một khái niệm tương tự như nguyên lý âm dương của người Trung Hoa cổ xưa đã trình bày ở trên.

Quan sát khoa học của các bác sĩ thế kỷ 20
Từ các chương trên, ta có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu cho đến thế kỷ 20 hướng tới việc quan sát những đặc tính khác nhau của một trường năng lượng bao quanh con người và các vật thể khác. Từ năm 1990, nhiều bác sĩ đã quan tâm nhiều đến hiện tượng nầy.
Năm 1911, bác sĩ William Kilner báo cáo các nghiên cứu của mình về trường năng lượng con người được nhìn thấy qua màn màu và bộ lọc. Ông mô tả cái mình nhìn thấy như một màn sương rực sáng xung quanh toàn bộ thân thể ở ba vùng : a) lớp màu tối rộng ¼ in. sát mặt da; b) lớp giống hơi nước hơn, rộng 1 in. tuôn ra thẳng góc với thân thể, bao quanh lớp nói trên; c) lớp ngoài cùng, sáng và mỏng manh, hơi ra xa một chút, có đường bao quanh không rõ rệt, rộng khoảng 6 in. Kilner thấy rằng điện mạo của “hào quang” (như ông vẫn gọi) của từng người khác nhau, tùy theo tuổi, giới tính, khả năng tâm thần và sức khỏe. Một số bệnh tật biểu lộ ra thành những đốm lớn hoặc những bất thường trên hào quang, dẫn Kilner đến chỗ phát triển một hệ thống chẩn đoán dựa trên màu sắc, cách sắp xếp, thể tích và diện mạo của lớp bọc. Một số bệnh được ông chẩn đoán bằng cách nầy là viêm nhiễm gan, các khối u, viêm ruột thừa, động kinh và các rối loạn tâm lý như hysteria.
Giữa những năm 1900, BS George De La Warr cùng với BS Ruth Brown tạo ra những dụng cụ mới để phát hiện bức xạ từ các mô sóng, phát triển Bức Xạ Học, một hệ thống dò tìm, chẩn đoán và chữa trị từ xa bằng cách sử dụng năng lượng sinh học của con người. Công trình gây ấn tượng sâu sắc nhất của ông là những bức ảnh chụp bằng cách sử dụng tóc của bệnh nhân làm antenna. Các bức ảnh nầy cho thấy những cấu trúc bệnh lý bên trong mô sóng, như các khối u và nang trong gan, lao phổi và u ác ở não. Thậm chí ông còn chụp được một bào thai ba tháng trong dạ con.
BS Wilhelm Reich , nhà tâm thần học, bạn đồng sự của Freud, trong phần đầu của thế kỷ 20, bắt đầu quan tâm đến một loại năng lượng vũ trụ mà ông gọi là “orgone”. Ông nghiên cứu mối quan hệ của các nhiễu loạn dòng chảy orgone trong thân thể người với các bệnh thức thể và bệnh tâm lý. Reich phát triển một phương thức tâm lý liệu pháp trong đó các kỹ thuật phân tích Freud về trạng thái bỏ ngõ tiềm thức được hợp nhất với các kỹ thuật vật lý để giải tỏa tắc nghẽn cho dòng chảy tự nhiên của năng lượng orgone trong thân thể. Bằng cách giải tỏa các tắc nghẽn nầy, Reich có thể xua tan được các trạng thái tâm thần và cảm xúc tiêu cực.
Trong thời kỳ từ 1930 đến 1950, Reich tiến hành nhiều thí nghiệm về năng lượng nầy bằng cách sử dụng các trang thiết bị điện tử và y học mới nhất thời bấy giờ. Ông quan sát thấy năng lượng nầy rung động trên bầu trời và xung quanh tất cả các vật sống hoặc vô tri. Ông quan sát các rung động của năng lượng orgone phát ra từ các vi sinh vật bằng cách sử dụng một kính hiển vi cực mạnh có cấu tạo đặc biệt.
Reich chế ra nhiều loại dụng cụ vật lý để nghiên cứu trường orgone . Một dụng cụ của ông là "bộ tích lũy" có khả năng cô đặc năng lượng orgone được ông dùng để nạp năng lượng này cho các vật thể. Ông quan sát thấy rằng một cái đèn ống chân không xả điện vẫn được một dòng điện có điện thế thấp hơn nhiều lần so với dòng điện xả bình thường của nó sau khi được nạp trong bộ tích lũy nầy một thời gian lâu . Hơn nữa, ông còn công nhận là đã tăng được tốc độ phân rã hạt nhân của một đồng vị phóng xạ bằng cách đặt nó vào trong bộ tích lũy orgone .
BS Lawrence Bendit và Phoebe Bendit tiến hành nhiều quan sát sâu rộng về trường năng lượng con người vào năm 1930 và liên hệ các trường nầy với sức khỏe, chữa trị và phát triển tâm trí. Công trình nghiên cứu của hai ông nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức và sự thấu hiểu các lực hình thành etheric hùng mạnh vốn là nền tảng của sức khỏe và chữa trị trong thân thể.
Gần đây hơn, BS Schafca Karagulla đối chiếu những quan sát bằng mắt do các nhà ngoại cảm tiến hành với tình trạng rối loạn thực thể. Ví dụ, một nhà thấu thị tên là Dianne có khả năng quan sát các mô hình năng lượng ở những người ốm yếu và mô tả một cách rất chính xác những vấn đề về y học, từ rối loạn não cho đến tắc đại tràng. Những nhận xét về cơ thể etheric nầy cho thấy một cơ thể năng lượng sống hoặc một trường tạo thành ma trận thâm nhập vào thân thể đậm đặc như một mạng lưới lấp lánh những chùm sáng. Ma trận năng lượng nầy là mô hình cơ bản trên đó vật chất thực thể của các mô được hình thành và giữ chặt. Các mô tồn tại như là chỉ vì có trong sống đó ở phía sau .
BS Karagulla cũng đối chiếu rối loạn của luân xa với bệnh tật. Ví dụ, nhân ngoại cảm Dianne mô tả luân xa ở cổ của một bệnh nhân tính tình quá nhanh nhẩu có màu đỏ và xám xỉn. Khi Dianne nhìn thẳng vào tuyến giáp thì thấy nó có cấu trúc quá xốp và mềm. Phần bên phải của tuyến giáp hoạt động không tốt bằng phần bên trái. Bệnh nhân được chẩn đoán qua các kỹ thuật y khoa thông thường là bị bệnh Graves làm cho tuyến giáp to ra và thùy phải to hơn thùy tráị.
TS Dora Kunz, chủ tịch Phân hội thần trí Mỹ, đã nhiều năm làm công tác y học và chữa trị. Trong công trình Diện mạo tâm linh của nghệ thuật chữa trị, bà nhận xét rộng: "Khi trường sinh lực được khỏe mạnh thì bên trong nó có một nhịp điệu tự trị tự nhiên " và "mỗi cơ quan trong thân thể có nhịp điệu năng lượng tương ứng của nó trong trường etheric."
Giữa các khu vực của những cơ quan khác nhau, các nhịp khác nhau tương tác như thể đang xảy ra một chức năng di chuyển; khi thân thể được nguyên vẹn và khỏe mạnh, các nhịp diệu nầy di chuyển dễ dàng từ cơ quan nầy sang cơ quan khác. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh lý, các nhịp điệu cũng như các mức năng lượng đều thay đổi. Ví dụ, di chứng của phẫu thuật cắt ruột thừa có thể thấy được trong trường năng lượng. Các mô của thân thể, lúc nầy áp sát nhau, đều có một chức năng di chuyển năng lượng thay đổi xuất phát từ mô trước đây do ruột thừa điều chỉnh. Trong vật lý học, điều nầy được mệnh danh là "ngược đôi " hoặc "không xứng đôi ". Mỗi một mô kế cận bị "ngược đôi " có nghĩa là năng lượng có thể chẳng qua tất cả các mô. Phẫu thuật hoặc bệnh tật làm thay đổi tình trạng "ngược đôi " đến mức mà năng lượng bị tiêu hao ở mức độ đó hơn là được di chuyển."
BS John Pienakos phát triển một hệ thống chẩn đoán và chữa trị các rối loạn tâm lý dựa trên các quan sát trường năng lượng con người thu được bằng mắt thường và bằng con lắc. Thông tin từ các quan sát của ông về các cơ thể năng lượng phối hợp với các phương pháp tâm lý trị liệu được phát triển trong Năng lượng học sinh học và với một công trình nói về quan điểm do Eva Pierrakos phát triển. Quá trình nầy, được gọi là Năng lượng học nồng cốt, là một quá trình thống nhất việc chữa trị bên trong tập trung tác động qua những cơ cấu bảo vệ cái tôi và nhân cách, nhằm khai thông các năng lượng của thân thể. Năng lượng học nồng cốt nhằm cân bằng tất cả các cơ thể (thể chất etheric , cảm xúc, tâm thần và tâm linh) để thực hiện việc chữa trị hài hòa cho con người một cách trọn vẹn.
Từ các công trình nói trên, tôi kết luận rằng phát sáng từ thân thể con người có liên quan đến sức khỏe. Tôi trù định một việc rất quan trọng là tìm ra phương thức định lượng hiện tượng phát sáng nầy bằng phương tiện đo ánh sáng được tiêu chuẩn hóa, đáng tin cậy nhằm làm cho thông tin nầy có thể xử dụng được trong chấn động lâm sàng của ngành y và làm cho bản thân năng lượng trở nên bổ ích trong điều trị.
Các đồng sự và tôi đã điều khiển một số thí nghiệm đo trường năng lượng con ngườị. Trong một thí nghiệm, BS Richard Dobrin, BS John Pierrakos và tôi đã đo được mức ánh sáng có chiều dài sóng khoảng 350 nanomet trong buồng tối trước, trong, và sau khi có mặt nhiều người. Các kết quả cho thấy ánh sáng hơi tăng trong buồng tối khi có nhiều người trong đó. Trong một trường hợp, mức ánh sáng giảm thực sự một người nào đó mệt lã và đầy tuyệt vọng có mặt trong buồng tối. Trong một thí nghiệm khác tiến hành cùng câu lạc bộ cận tâm lý học Mỹ , chúng tôi có thể trình bày một phần của hào quang trên màn ảnh vô tuyến đen trắng với một thiết bị được sử dụng gọi là bộ tạo màu . Thiết bị nầy làm cho người ta có khả năng khuếch đại mạnh mẽ những biến thiên cường độ sáng ở gần thân thể.
Trong một thí nghiệm khác, tiến hành tại trường đại học tổng hợp Drexel, cùng với William Eidson và Karen Gestla một nhà ngoại cảm làm việc với BS Rhine nhiều năm tại trường đại học tổng hợp Duke, chúng tôi đã thành công trong việc dùng năng lượng hào quang tác động lên một chùm nhỏ tia laser 2 mw làm cho nó uốn cong hoặc yếu đi.
Tất cả những thí nghiệm nầy giúp xác định sự tồn tại hiển nhiên của các năng lượng, nhưng vẫn chưa kết luận các kết quả được truyền đi khắp nơi trên các buổi phát vô tuyến truyền hình của NBC, nhưng việc nghiên cứu tiếp tục không được tiến hành vì thiếu ngân quỹ.
Ở Nhật Bản, Hiroshi Motoyama đã có thể cản mức ánh sáng thấp phát ra từ tiến hành nghiên cứu nầy trong buồng tối, với một camera điện ảnh làm việc ở mức ánh sáng yếu .
BS Zheng Rongliang ở Trường đại học tổng hợp Lanzhọu, Trung Quốc, đo năng lượng (gọi là "Khí") tỏa ra từ thân thể người bằng cách xử dụng máy dò sinh học làm bằng một gân lá cây nối với một thiết bị quang lương tử (thiết bị đo ánh sáng yếu). Ông nghiên cứu hiện tượng tỏa trường năng lượng của một thầy dạy khí công (khí công là một dạng thể dục dưỡng sinh cổ xưa của Trung Hoa). Và hiện tượng tỏa trường năng lượng của một nhà thấu thị. Kết quả các nghiên cứu của ông cho thấy hệ thống phát hiện đáp ứng lại bức xạ dưới dạng xung. Xung tỏa ra từ bàn tay của thầy dạy khí công khác xa xung của nhà thấu thị.
Tại Viện nghiên cứu hạt nhân Shanghaì của Viện hàn lâm Sinica, người ta cho biết rằng một số sinh lực phát ra từ các thầy dạy khí công" dường như có sóng âm tần số rất thấp xuất hiện dưới dạng một sóng mang dao động tần số thấp. Trong một vài trường hợp, người ta cũng phát hiện thấy "khí " dưới dạng một dòng chảy vi hạt. Đường kính các hạt này khoảng 60 micron và chúng có vận tốc khoáng 20-50 cm~ (hay 8-20 in/s).
Vài năm trở lại đây, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu thông tin sinh học ẠS. Popov công bố phát hiện các sinh vật phát ra những rung động năng lượng có tần số từ 300 đến -2.000 nanomet. Họ gọi năng lượng này lập trường sinh học hoặc bioplasma. Họ thấy rằng những người có khả năng chuyển năng lượng sinh học thì có trường sinh học rộng hơn và mạnh hơn. Những phát hiện nầy được xác nhận tại Viện Hàn lâm y học Maxcơva và được các nghiên cứu tại Anh, Hoà Lan, Đức và Ba Lan đồng tình .
Nghiên cứu lý thú nhất về hào quang con người mà tôi thấy đã được BS Valone Hunt và những người khác tiến hành tại UCLA. Trong một nghiên cứu về tác động của việc điều khiển tâm thần lên thân thể và linh hồn (“Nghiên cứu cấu trúc Trường năng lượng thần kinh cơ và tiếp cận cảm xúc), bà ghi được các dấu hiệu có tần số rất thấp từ thân thể người trong môt loạt các buổi điều khiển tâm thần.
Để ghi nhận chúng, bà đã dùng các điện cực cơ bản bằng bạc/clorure hạc đặt lên da, cũng trong thời gian nầy bằng cách ghi các dấu hiệu điện tử. Đức Rosalyn Bruỵère thuộc trung tâm chữa trị bằng ánh sáng, Glendale, California, quan sát các hào quang của cả người điều khiển tâm thần và của người được điều khiển. Bình luận của bà đã được ghi vào cuốn băng ghi các dữ kiện điện từ. Bà trình bày một bản báo cáo về màu sắc, kích thước và vận động năng lượng của các luân xa, kể cả những đám mây hào quang.
Về sau, các nhà khoa học phân tích về mặt toán học các mô hình sóng đã ghi được bằng giải tích Furier và giải tích tần số âm thanh đồ, đều thu được kết quả đáng kể.
Các hình thái sóng và tần số kiên định đặc biệt tương quan với những màu sắc mà Đức Bruyère đã báo cáo. Nói cách khác, khi Đức Bruyère quan sát thấy màu xanh trong hào quang ở bất cứ vị trí đặc hiệu nào thì các số đo điện tử bao giờ cũng cho thấy hình thái sóng màu xanh và tần số đặc hiện tại những vị trí đó.
BS Hunt lặp lại thí nghiệm nầy với bảy người đọc hào quang khác.
Họ nhìn thấy màu sắc hào quang tương quan với cùng mô hình tần số/sóng.
Tháng 2- 1988, các kết quả của công trình nghiên cứu đang tiến triển cho thấy những tương quan màu sắc/tần số sau đây (II/. = l~ertz, hay chu kỳ/giây):
Xanh 250-275Hz, pkuis 1200Hz/
Lục 250-475 Hz
Vàng 500-700 Hz
Da cam 950-1050 Hz
Đỏ 1000-1200 Hz
Tím 1000-2000 Hz, pkus 300-400; 600-800 Hz
Trắng 1100-2000 Hz
Các dải tần số nầy ngoại trừ các dải phụ cho xanh và tím, đều sắp xếp ngược thứ tự của chuỗi màu cầu vồng. Các tần số ghi được là sự xác nhận vai trò của thiết bị cũng như sự hiện hữu của năng lượng được đo.
BS Hunt nói: “Trải qua nhiều thế kỷ các nhà ngoại cảm nhìn thấy và mô tả hiện tượng phát hào quang, đây là lần đầu tiên chúng ta thu được bằng chứng điện tử khách quan về tần số, biên độ và thời gian khẳng định các nhận xét chủ quan của họ về hiện tượng tỏa màu sắc.
Các tần số màu sắc tìm được ở đây không sao chép các tần số của ánh sáng và sắc tố , nhưng điều đó không phủ nhận phát minh nầy. Khi chúng ta nhận thức rõ ràng cái mà chúng ta nhìn thấy dưới dạng màu sắc là những tần số được con mắt nắm bắt, được phân biệt và cho một ký hiệu, thì bấy giờ không có gì chứng tỏ là các trung tâm chế biến của mắt và não chỉ diễn giải màu sắc dưới dạng tần số cao Tiêu chuẩn chủ yếu cho trải nghiệm màu sắc này là sự thể hiện thị giác. Tuy nhiên, với dụng cụ tinh vi hơn, kỹ thuật ghi và xừ lý số liệu được cải tiến, thì những số liệu nàỵ bước đầu tiên 1.500 Hz. Có thể sẽ nhanh chóng chứa đựng các tần số cao hơn.
BS Hunt cũng nói rõ rằng "các luân xa thường xuyên mang những màu sắc đã định trong các tài liệu siêu hình học, nghĩa là đỏ hỏa xà, da cam-hạ vị, vàng-lách, lục-tím, xanh-hy vọng, tím-con mắt thứ ba và trắng đỉnh đầu. Hoạt động ở một vài luân xa dường như làm giảm hoạt động tại một số luân xa khác. Luân xa tim luôn là luân xa hoạt động mạnh nhất.
Các đối tượng có nhiều trải nghiệm cảm xúc, hình ảnh và hồi ức đều liên kết với các vùng khác nhau được điều khiển tâm thần. Những phát hiện nầy làm cho chúng ta tin chắc rằng các ký ức về trải nghiệm được tích trữ trong các mô của thân thể".
Chẳng hạn khi hai chân của người nào đó được điều khiển bằng tâm thần, anh ta có thể sống lại rõ ràng các trải nghiệm về sự dạy dỗ đơn giản thời thơ ấu. Anh ta không những nhớ mà còn sống lại điều nầy một cách xúc động. Nhiều khi bố mẹ có công dạy dỗ con cái một cách đơn giãn trước khi trẻ tạo được mối liên kết não cơ để có thể kiểm soát cơ vòng điều hòa sự bài tiết. Vì trẻ không thể kiếm soát được cơ vòng về mặt sinh lý, nó sẽ bù lại bằng cách siết chặt các cơ bắp đùi. Điêù này tạo ra nhiều căng thẳng trên thân thể. Nhiều khi căng thẳng đó giữ mãi suốt đời, hoặc giữ cho đến khi được chữa trị chu đáo bằng điều khiển tâm thần hoặc bằng năng lượng học sinh học.
Bấy giờ khi áp lực và căng thẳng ở cơ được giải tỏa thì ký ức cũng được giải thoát theo. Một ví dụ khác về duy trì ký ức áp lực là trạng thái hai vai bị bó mà người ta thường có. Đó là do sợ hãi hoặc lo lắng ở đôi vai . Bạn có thể tự hỏi, cái mà bạn sợ sẽ không đủ khả năng thực hiện là cái gì, hoặc cái gì mà bạn nghĩ sẽ xảy ra nếu bạn không thành công là cái gì.
Kết luận
Nếu ta định nghĩa trường năng lượng con người là tất cả các trường hoặc những cái phát ra từ thân thể con người thì ta có thể thấy rằng nhiều thành phần mà ai cũng biết của trường năng lượng con người đã được đo đạc trong phòng thí nghiệm. Đó là các thành phần tĩnh điện, từ tính, điện từ, âm thanh, nhiệt và thị giác của trường năng lượng con người.
Tất cả những số liệu đo đạc phù hợp với các quá trình sinh lý hình tượng của thân thể và còn vươn quá giới hạn những quá trình nầy để cung cấp cho ta một phương tiện nghiên cứu hoạt động tâm thể.
Những số liệu đo dạc của BS Hunt cho thấy nhữrng tần số xác định của các màu và của hào quang. Các tần số nầy có thể có những phần trội cao hơn không ghi nhận được do những hạn chế của trang thiết bị thí nghiệm có liên quan.
Những số liệu đo đạc liệt kê trên đây cũng cho thấy trường năng lượng con người về bản chất và có chuyển động tựa chất lỏng, cũng như luồng không khí hay dòng nước. Những hạt nầy rất bé, thậm chí là hạ nguyên tử theo như một số nhà nghiên cứu. Khi tích điện, các hạt nhỏ cùng nhau chuyển động trong những đám mây mà các nhà vật lý thường gọi là plasma . Các plasma tuân theo một số định luật vật lý làm cho các nhà vật lý đi đến chỗ coi chúng như trong trạng thái giữa năng lượng và vậl chất. Nhiều đặc tính của trường năng lượng con người đo được trong phòng thí nghiệm làm nảy ra khả năng hiện hữu của trạng thái thứ năm của vật chất mà một số nhà khoa học gọi là “bioplasma”.
Những nghiên cứu nầy cho thấy rằng mô hình thông thường của thân thể gồm các cơ quan (như cơ quan tiêu hóa) là không đầy đủ. Cần phát triển một mô hình bổ sung dựa trên khái niệm trường năng lượng cấu tạo. Mô hình trường điện từ phức tạp không đáp ứng đầy đủ mục đích nầy. Nhiều hiện tượng tâm linh liên đới với trường năng lượng con người như tiên tri hoặc nắm được thông tin về tiền kiếp, không thể lý giải bằng trường điện từ.
Theo BS Valorie Hunt con người có thể được nhìn với một khái niệm lượng tử về năng lượng xuất phát từ bản chất tế bào nguyên tử của thân thể hoạt động, nó đi tắt qua mọi mô và mọi hệ. Bà gợi ý rằng quan điểm toàn đồ về trường năng lượng con người là một quan điểm đúng đắn. Khái niệm toàn đồ rõ nét lên trong nghiên cứu vật lý học và nghiên cứu bộ não có thể cung cấp cho ta một quan điểm vũ trụ thực sự thống nhất về thực tại, đòi hỏi phải giải thích lại mọi phát minh sinh học trên một bình diện khác."
Trong Tập san Trí nhớ của não, Marilyn Ferguson tuyên bố rằng " mô hình toàn đồ đã được mô tả mẫu nổi bật", một lý thuyết trọn vẹn chắc chắn sẽ nắm bắt được mọi cuộc sống phóng túng kỳ diệu của khoa học và tâm linh.

Cuối cùng đây là một lý thuyết xe duyên sinh học với vật lý học trong một hệ thống mở.
Điểm lại Chương 5
1 Trường năng lượng con người đã được đo như thế nào ?
2. Nhân loại được biết về hiện tượng hào quang lần đầu tiên vào thời điểm nào ?
3. Hào quang lần đầu tiên được quan sát thấy vào năm nào của thế kỷ 19 và do ai ?
4. Hiện tượng trường năng lượng con người vượt qua điều mà khoa học ngày nay biết như thế nào ?
5. Từ quan điểm của khoa học lý thuyết và thực nghiệm ngày nay, mô hình đúng đắn để giải thích hiện tượng trường năng lượng con người là mô hình gì ?



CHƯƠNG 6



TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ
Khi tôi đã thành người lớn và lại bắt đầu thấy các trường năng lượng sống thì tôi đâm ra hoài nghi và lẫn lộn.
Tôi chưa tìm ra được tài liệu nào (liên quan đến nội dung hai chương trước), tôi cũng không nhận được sự hướng dẫn nào liên quan đến nội dung chương 3.
Dĩ nhiên, là một nhà khoa học, tôi biết các trường năng lượng, nhưng chúng lại không thuộc con người và đã được xác định bằng các công thức toán học.
Các trường năng lượng sống là có thật hay không có thật ?
Có ý nghĩa gì không ?Liệu tôi có đơm đặt ra những trải nghiệm của mình ?
Đó là ước mơ hay tôi đã chiêm nghiệm được một chiều khác của thực tại có ý nghĩa, có trật tự và giúp tôi hiểu được những hoàn cảnh cuộc sống hiện tại của mình, cuộc sống như là một tổng thể trên thực tế ?
Tôi đã đọc những chuyện kỳ lạ ngày xưa, nhưng những chuyện nầy xảy ra trong quá khứ với ai đó mà tôi không quen biết. Nhiều chuyện dường như là đồn đại và tưởng tượng. Cái phần của nhà vật lý trong tôi đòi hỏi phải quan sát và kiểm tra nhằm chứng minh những hiện tuợng nầy là « có thật hay không có thật ».
Cứ như vậy, tôi bắt đầu tập hợp các cứ liệu, nghĩa là những trải nghiệm của riêng tôi, xem chúng có ăn khớp với một hệ thống hoặc hình thái lô-gích nào không, như giới vật lý vẫn làm.
Cũng như Einstein, tôi tin rằng "Thượng Đế không chơi trò may rủi với vũ trụ."
Tôi nhận thấy rằng những hiện tượng mình quan sát được hết sức giống cái thế giới tôi hằng quen thuộc, được sắp xếp tốt về hình thái, hình thù và màu sắc, và cũng dựa trên các quan hệ nhân quả một cách phân minh.
Tuy nhiên, vẫn luôn có một chút gì đó hơn thế, luôn có điều gì đó bị lãng quên tới mức không ai biết, không cắt nghĩa được, một điều huyền bí. Tôi đi đến nhận thức rõ ràng cuộc sống sẽ đáng chán biết mấy nếu không có cái điều huyền bí không hay biết nầy luôn nhảy múa trước mặt ta trong khi ta chuyển dịch qua … cái gì đó.
Thời gian hay không gian? Đó là cung cách mà trước đấy tôi thường hay suy nghĩ.
Bây giờ thì tôi thấy rằng ta chuyển dịch qua những trải nghiệm bản thân về “thực tại “ – suy nghĩ - , cảm giác, tồn tại, hòa nhập, khẳng định cá tính, chỉ để tái hòa nhập trong vũ điệu bất tận của sự cải biến, khi mà linh hồn hình thành, phát triển và chuyển dịch vế phía Thượng Đế.
Cái mà tôi quan sát được tương quan với nhìều sách bí truyền nói về chủ đề hào quang và các trường năng lượng.
Màu sắc tương quan; cử động, hình thù và hình thái tương quan. Phần lớn, những điều tôi đọc thường là đọc sau thời gian tôi tiến hành quan sát, như thể một bàn tay vô hình nào đó đã làm tôi tin rằng tôi trải nghiệm lần đầu tiên một hiện tượng trước khi đọc về nó, do đó tôi không thể tiến hành việc chiếu hình tượng tâm thần mà mình tạo nên được nhờ đọc sách. Bây giờ thì tôi tin tưởng vững chắc vào trải nghiệm về hướng dẫn nầy, nó chuyển dịch qua người tôi và tràn ngập toàn bộ cuộc đời tôi tựa như một bài ca, luôn thúc đẩy tôi tới những trải nghiệm mới, những bài học mới, trong khi tôi lớn lên và phát triển thành người.
Bài tập “nhìn thấy” các trường năng lượng sống của vũ trụ
Cách dễ nhất để bắt đầu quan sát trường năng lượng vũ trụ là thư giãn một cách đơn giản trong tư thế nằm ngửa trên cỏ giữa một ngày nắng đẹp và chăm chú nhìn lên bầu trời xanh.
Một lát sau, bạn sẽ có thể nhìn thấy những viên orgone nhỏ xíu tạo nên những mẫu vẽ lượn sóng áp vào bầu trời xanh. Chúng tựa như những quả cầu màu trắng li ti, đôi lúc điểm một đóm đen, hiện ra trong một vài giây, để lại một vệt dài mỏng mảnh rồi biến đi. Khi bạn tiếp tục quan sát và mở rộng tầm nhìn, bạn sẽ bắt đầu thấy toàn bộ trường rung động cùng một nhịp. Ngày nắng ráo thì các quả cầu năng lượng nhỏ xíu nầy có màu sáng và chuyển động nhanh.
Ngày có mây, chúng có màu trong mờ hơn, chuyển động chậm và có số lượng ít hơn.
Trong một thành phố có sương mù thì chúng ít hơn, màu tối và chuyển động rất chậm. Chúng bị nạp thiếu năng lượng.
Nơi có số viên nhỏ xíu nầy nhiều nhất và nạp đủ năng lượng sáng chói nhất mà tôi quan sát được là ở trên dãy núi Alpes của Thụy Sĩ, nơi có nhiều ngày nắng chói chang và tuyết phủ mọi vật thành từng đống dầy. Rõ ràng là ánh sáng mặt trời nạp năng lượng cho các viên nhỏ xíu đó.
Bây giờ bạn hãy đưa mắt nhìn lên rìa các ngọn cây áp sát bầu trời. Bạn có thể thấy một đám màu lục ở xung quanh cây. Tò mò bạn cũng có thể nhận thấy không có viên nhỏ xíu nào trong đám màu đó. Nhưng khi nhìn kỹ hơn, bạn có thể thấy chúng nằm ở rìa đám màu lục thay đổi mẫu vẽ lượn sóng của chúng và chảy vào trong hào quang của cây, nơi chúng biến mất. Rõ ràng là hào quang của cây đang hấp thụ những viên nhỏ xíu nầy. Màu lục xung quanh cây hiện ra vào mùa xuân và mùa hè trong tầng lá đang trổ. Mở đầu mùa xuân hào quang của phần lớn cây cối có màu hồng hơi đỏ, tương tự như màu các chồi lộc của cây.
Nếu bạn nhìn kỹ một cây nhỏ trồng trong vườn nhà, bạn sẽ thấy hiện tượng tương tự. Đặt cây dưới ánh sáng chói chang trước một nền màu tối. Bạn có thể thấy những vạch màu lục ngã xanh lóe lên trên cây dọc các lá theo hướng tăng trưởng. Chúng đột nhiên lóe lên, sau đó nhạt màu dần, để rồi lóe lên lại, lần nầy có thể ở phía đối diện của cây. Những vạch nầy sẽ phản ứng với bàn tay bạn hoặc một mảnh pha lê nếu bạn đưa chúng lại gần hào quang của cây. Nếu bạn kéo mảnh pha lê ra xa cây, bạn sẽ thấy hào quang của cây và hào quang của nó giãn ra để duy trì tiếp xúc. Chúng căng dài ra như kẹo mạch nha .
Một lần tôi thử nhìn hiệu ứng ảo tượng của lá đã được nói nhiều trong các bức ảnh chụp của Kirlian. Qua các phương pháp của Kirlian, người ta có thể chụp được hình ảnh của cả chiếc lá nguyên vẹn sau khi đã cắt đi một nửa lá. Tôi quan sát hào quang của chiếc lá. Nó có màu xanh nhạt đơn giản. Khi tôi cắt vào lá thì hào quang toàn lá chuyển sang nâu thẩm ngã màu huyết. Tôi lùi lại và xin lỗi cây. Khi màu xanh nhạt đã tự phục hồi trở lại sau một vài phút thì thấy được những dấu hiệu rõ ràng của phần lá đã bị mất, nhưng không sáng sủa bằng khi tôi thấy trên các bức ảnh chụp của Kirlian. Vật vô tri cũng có hào quang. Phần lớn các vật dụng cá nhân đều thấm đẫm hào quang của chủ nhân và tỏa ra năng lượng nầy. Ngọc và pha lê cho thấy những hào quang thú vị với các mẫu vẽ nhiều tầng và phức tạp có thể sử dụng để chữa trị. Chẳng hạn, thạch anh tím có hào quang màu vàng với nhiều tia óng vàng lóe ra từ những điểm đa diện tự nhiên.
Đặc điểm của trường năng lượng vũ trụ
Như đã phát biểu ở chương 5, trường năng lượng vũ trụ đã được biết đến và được quan sát từ lâu.
Nó được nghiên cứu xa xưa trong lịch sử, lên tới thời điểm nào mà ta có thể vươn tới được.
Mỗi nền văn hóa đặt một tên gọi khác nhau cho hiện tượng trường năng lực và nhìn nó bằng một quan điểm riêng.
Khi mô tả điều thấy được, mỗi nền văn hóa đều tìm ra những đặc tính cơ bản tương tự trong trường năng lượng vũ trụ. Thời gian trôi qua và phương pháp khoa học phát triển, nền văn hóa phương Tây bắt đầu tìm tòi nghiên cứu trường năng lượng vũ trụ một cách ráo riết hơn.
Do chỗ các trang thiết bị khoa học đạt trình độ cao hơn, ta có khả năng đo đạc được những đặc tính tinh vi hơn của trường năng lượng vũ trụ. Từ những tìm tòi nghiên cứu nầy, ta có thể ước đoán rằng trường năng lượng vũ trụ chắc hẳn gồm một năng lượng trước đây chưa được khoa học phương Tây xác định, hoặc có thể là một loại vật chất mịn hơn cái mà ta thường coi là vật chất. Nếu ta xác định vật chất như là năng lượng ngưng kết thì trường năng lượng vũ trụ có thể tồn tại giữa cái hiện được coi như điạ hạt của vật chất và cái của năng lượng. Như ta đã thấy, một số nhà khoa học quy hiện tượng trường năng lượng vũ trụ vào bioplasma.
TS John White và TS Stanley Krippner liệt kê nhiều đặc tính của trường năng lượng vũ trụ: trường năng lượng vũ trụ thấm nhuần toàn bộ khoảng không, động vật và bất động vật, và liên kết mọi vật với nhau; trường năng lượng vũ trụ chảy từ vật nọ sang vật kia; và mật độ của trường năng lượng vũ trụ biến thiên ngược chiều với khoảng cách từ nguồn của nó. Trường năng lượng vũ trụ cũng theo những quy luật của cảm ứng họa âm và của cộng hưởng giao cảm - hiện tượng xảy ra khi bạn gõ lên một âm thoa thì âm thoa khác bên cạnh bắt đầu rung lên theo cùng tầng số, tạo thành âm thanh tương tự.
Các quan sát bằng mắt khám phá ra rằng trường có cấu tạo cao về một loạt điểm hình học, các điểm sáng cô lập rung động, các đường xoắn ốc, các mạng vạch, các tia lửa và mây. Trường rung động và có thể cảm nhận được bằng sờ, nếm, ngửi, và cùng với âm thanh cũng như độ sáng, có thể cảm thụ bằng các giác quan cao hơn.
Các nhà tìm tòi nghiên cứu về trường nầy tuyên bố rằng trường năng lượng vũ trụ về cơ bản là đồng vận, nghĩa là tác động đồng thời của các lực riêng rẽ mang lại một hiệu quả tổng thể lớn hơn các hiệu quả cá thể cộng lại. Trường nầy ngược với entropy, thuật ngữ dùng mô tả hiện tượng phân rã chậm mà ta từng quen theo dõi trong thực tại vật lý học, hiện tượng tan rã hình thể và trật tự. Trường năng lượng vũ trụ có hiệu lực cấu tạo đối với vật chất và xây dựng các hình thái. Có vẻ như nó tồn tại trong hơn ba chiều. Trước khi có thay đổi trong thế giới vật chất là đã có thay đổi trong trường nầy. Trường năng lượng vũ trụ bao giờ cũng kết hợp với một vài hình thái ý thức, từ phát triển cao đến rất thô sơ. Ý thức phát triển cao kết hợp với các mức "rung động cao hơn" và các mức năng lượng..
Như vậy, ta thấy rằng về một vài phương diện nào đó, trường năng lượng vũ trụ không khác bất cứ vật gì ta biết trong tự nhiên. Tuy vậy, nó vẫn khiến cho ta, với trí tuệ của mình, vươn tới để hiểu được mọi đặc tính của nó. Ở một vài mức độ, nó là một vật bình thường" như muối hay tảng đá; nó có những đặc tính mà ta có thể xác định bằng phương pháp khoa học. Mặc khác, nếu ta tiếp tục thăm dò sâu hơn vào bản chất của nó thì nó vượt quá các giải thích khoa học bình thường. Nó trở nên khó nắm bắt. Ta nghĩ rằng ta đã "đặt nó vào đúng chỗ của nó" cùng với điện và các hiện tượng khác không-bất-thường-như-thế, nhưng rồi nó lại tuột khỏi tay ta và khiến cho ta nghĩ: "Thật sự nó là cái gì ? Nhưng mặt khác, đại khái nó có phải là điện không ?"
Trường năng lượng vũ trụ tồn tại trong hơn ba chiều. Điều đó có ý nghĩa gì ? Nó là đồng vận và xây dựng hình thái.
Cái đó ngược với quy luật thứ hai của nhiệt động học nói rằng entropy luôn tăng lên, nói rằng hỗn loạn trong vũ trụ luôn lớn thêm, và bạn không thể lấy ra thêm năng lượng ngoài số năng lượng mà bạn đã cho vào một cái gì đó; bạn luôn lấy ra ít hơn một chút số năng lượng mà bạn đã cho vào. ( Chưa bao giờ làm được cỗ máy hoạt động vĩnh cửu ).
Đó không phải là trường hợp của trường năng lượng vũ trụ. Dường như nó luôn tiếp tục tạo ra nhiều năng lượng hơn. Như một kho hàng lớn, lúc nào nó cũng vẫn đầy, dù bạn lấy đi bao nhiêu cũng không có điều gì đáng ngại. Những điều nầy là những khái niệm lý thú và mang đến cho ta một cách nhìn lạc quan về tương lai trong khi ta đang có nguy cơ chìm sâu hơn nữa vào chủ nghĩa bi quan của thời đại hạt nhân.
Có thể một ngày nào đó chúng ta có khả năng tạo ra một cỗ máy khoan được vào năng lượng của trường năng lượng vũ trụ và có mọi năng lượng ta cần mà không bị đe dọa tự gây hại.
Điểm lại Chương 6
1. Hào quang là gì ?
2. Đồng xu penny có hào quang không ?
3. Cái gì không có hào quang ?
4. Hãy mô tả trường năng lượng vũ trụ