đây là bài của sư huynh PHANHA trong TGBN.
Tôi sưu tầm được cuốn ‘Tạng mật tu pháp tinh tuý” của một học giả về Tạng mật ở Trung quốc tên là Khưu lăng, được Thầy Hình ích Viễn dịch ra Việt văn, tôi mạn phép trích lọc một số pháp tu chính để giới thiệu cùng bạn hữu.

Tựa

‘TẠNG MẬT TU PHÁP TINH TUÝ’, là một chương mà hai năm gần đây tôi đã chọn biết ra chuyên môn giới thiệu về Mật pháp, đã cho xuất bản ‘ MẬT TÔNG BÍ PHÁP ‘ và sẽ xuất bản ‘ TẠNG MẬT ĐẠI THỦ ẤN THUYÊN THICH ‘; tuy sự chỉnh lý và giới thiệu đã ra hải ngoại, các loại lưu hành về Mật pháp, đặc biệt hân hạnh giới thiệu về tạng mật đại thủ tứ Du già là ‘cái quý báu hiếm có trên đơì ‘đã viết và chú thíhc cân nhắc , so sánh rõ ràng, nhưng vẫn còn chưa đủ. Mục đíhc tuyển chọn viết thiên này là để nói về mật pháp ngày càng nhiều và nên xem trọng, khiến cho người đọc càng có thể hiểu đến cái Bác địa tinh thâm của Tạng Mật.
Thiên này giơi thiệu các pháp tu trứ danh của các phái Tạng mật gồm : Ninh mã phái (rning ma), đại viên mãn thiền định và tâm tuý; Tu pháp về 21 độ mẫu, cát cử phái (Bkav gryud) Đại thủ ấn và Lục thành tựu pháp. Các lỗ phái (dge lugspa) Đai uy đức Kim cang pháp cho đến Bản tôn pháp của giáo phái… hơn 30 loại . Nếu theo trình tự học Mật mà nói, quyển sách này bao quát Tứ gia hạnh pháp, Thượng sư tương ưng pháp, Bản tôn tương ứng pháp, Kim cang pháp và Vô thượng mật. Từ ở sự lựa tuyển của quyển MẬT TONG BÍ PHÁP đã so sánh , giưới thiệu rõ ràng về Linh nhiệt thành tựu pháp của Lục thành tựu pháp , mà ‘ TẠNG MẬT ĐẠI THỦ ẤN THUYÊN THÍCH’ đã giưới thiệu toàn bộ về đại thủ ấn du già pháp yếu. Vì vậy quyển sách này chỉ giới thiệu về 2 pháp : Giản tu pháp và Hoạt dụng pháp để tránh sự lặp lại; Quyển sách lại thu thập thêm ‘Tạng mật tu pháp vấn đáp ‘ do bút giả soạn , là một số trọng yếu trong Tạng mật tư pháp cùng các vấn đề nghi nan tiến hành thêm một bước xiển thuật và Thảo luận.
Ở niên đại 30 của thế kỷ này, về Tạng mật của Trung quốc lại một lần hưng khởi. Đại đức các phái của Khang tạng như Nặc na hoạt phật của Hồng giáo, Cống cát hoạt phật của Bạch giáo, Căn tạng hoạt phất của Hoa giáo, A vượng kham bố của Hòang giáo, Đông mộc cách tây Lạt ma… lần lượt trước sau đến miền Hán địa truyền pháp, các giới tăng tục theo vào đất tạng cũng nhiều. Từ Tạng văn dịch kinh, dịch pháp thành hán văn cũng một thời rầm rộ. Bấy giờ một số tri thức nhân sĩ cao cấp nhân đó theo các Đại đức học mật và lại được sự truyền thừa , về sau phần nhiều thành các vị trứ danh học Phật gia. Khí công của Trung quốc trong và ngoài nước hiện nay cũng có nhiều người... các Đại đức Khang tạng thời bấy giờ công khai truyền bá Mật pháp rất nhiều , như Cống cát thượng sư truyền thị về đại thủ ấn pháp ước có hơn 20 loại. Từ đây mà xem, các Mật pháp mà quyển sách này đề cập đến, chỉ là một số rất ít đối với sự truyền thụ công khai mật pháp thời bấy giờ, vả lại có một số Mật pháp về nguồn gốc cũng có khác nhau. Từ ở các nguyên nhân của lịch sử , sự truyền thụ về các bản Hán dịch đa số đã thất truyền hay bị huỷ mất, tồn tại trên đời sợ chẳng còn nhiều.
Quyển sách này thu tập và chỉnh lý các Tạng mật tu pháp , tuy đại bộ phận đưa từ hải ngoại về, đây là điều bất đắc dĩ phải làm mà thôi. Ở hải ngoại, sự công khai về Mật tạng tu pháp cũng có giới hạn, Bút giả ở hải ngoại cũng đã từng nhiều năm tìm kiếm Hồng giáo đại viên mãn tinh tuý, cuối cùng cũng không thu thập được gì. Sự lưu truyền về Mật pháp ở hải ngoại Đông mật (Mật pháp truyền đến Nhật bản) thịnh về Tạng mật ; Từ ở Nhật bản, các nhà mật học gia hết sức hòang dương. Đông mật đã vài lần được truyền khắp thế giới nhưng phần nhiều là các sáng tác mới. Tạng mật truyền thừa các bản pháp, Hán dịch không hay bằng các bản Anh dịch. Ở Mỹ, Y Văn Tư, bác sỹ On Tư biên lục ‘TÂY TẠNG ĐÍCH DU GIÀ HOÀ BÍ MẬT GIÁO NGHĨA’ thu thập các pháp truyền thừa Tạng mật Bạch giáo, trong đó Lục thành tựu pháp, bản dịch Anh so với bản Hán văn hay hơn . Đại thủ ấn du già pháp yếu bản dịch Anh so với Hán văn có hệ thống hơn.
‘TÂY TẠNG ĐÍCH DU GIÀ HOÀ BÍ MẬT GIÁO NGHĨA ‘ cho đến nay trong nội địa Trung hoa cũng chưa có bản dịch Hán văn bạch thoại, có thể thấy Tạng mật bạch giáo các Đại pháp tồn tại ở bản Anh dịch trên thế giới đã có hơn 70 năm, đáng tiếc là chưa được lợi dụng hết. Tôi (Khưu lăng) nay đã già, tuy muốn phiên dịch sách này nhưng tâm có dư mà sức chẳng đủ, thật chẳng thể làm nổi với loại học thuật phong phú ý nghĩa này, lại phải co thêm nhiều công đức mới phiên dịch nổi . Mong các vị tinh thông Anh ngữ lại có kiến thức lý giải về Mật thừa, mới có thể đem nguyên tác Anh văn phiên dịch ra một cách trung thực, thì đối với sự nghiên cứu và hoàng dương về Tạng mật ở Trung hoa công đức to tát lắm thay.
Tạng mật một mặt áo bí sâu xa, lại có giới răn “ Mật vô sư thừa, bất khả lajm học. Vị kinh quán đảnh, thiết giáp vô ích”, có nghĩa là học Mật không có thầy truyền thọ, chớ nên học bậy, lạm dụng nó, chưa được làm phép quán đảnh cho, thì là tội trộm pháp, không được ích lợi gì. Trong các bản pháp của Mật tạng ở trang đầu bao giờ cũng ghi nhắc nhở : “Mật tông bản pháp, hướng bất công khai, vị kinh quán đảnh, thỉnh vật phiên duyệt” (có nghĩa là : Phép mật tông này, khồng được công khai, chưa được quán đảnh, xin chớ dịch hay đọc). Bởi trong Mật tông cực chú trọng về lực truyền thừa và gia trì, nên có những quy định này. Đây là điều chính đángở 70-80 năm về trước; nhưng trải qua niên đại 30 của thế kỷ này, tạng Mật đã đột xuất hưng khởi, các đại đức tấp nập đến phương đông Hán địa hoàng pháp, đã công khai rất nhiều Mật pháp, Mật chú, tình huoóng đã có thay đổi. Một số Mật tông học gia ở hải ngoại cho rằng, trong đơìư rất khó gặp được bậc Kim cang thượng sư thành tựu, chỉ cần ở người có chí họcmật đưa ra một số pháp môn phương tiện, khiến cho người người đều có thể duy trì Mật pháp, Các phương tiện pháp môn này trừ các Nghi quỹ phức tạp của Tạng mật, có thể châm chước giản hoá. Phàm sự tu trì do Mật pháp, Mật chú của vị Thành tựu thượng sư đều có thể chẳng cần quán đảnh, vả lại cũng có thể lấy vị thượng sư của Mật pháp, Mật chú làm vị truyền thừa thượng sư, hành thượng sư tương ứng pháp. Nhân vì học giả tinh cần tu trì pháp của các ngài, tự sẽ có được sự gia trì của Thượng sư công khai mật pháp. Các phương tiện pháp môn này thì hợp lý và có căn cứ, có giá trị để thíư nghiệm và suy rộng ra.
Tạng mật là cái quý báu của dân tộc, là di sản quý báu của nền văn hoá ưu tú của Trung hoa, cần được khôi phục và hoàng dương… Tôi cho rằng ở phương diện này mà làm thì cảm thấy đó là một niềm vinh hạnh; Tôi hy vọng mọi người nên duy trì nó, khiến nó không bị cấm cố mai một nữa, chẳng còn suy tàn nữa, để cho nó mạnh mẽ, vươn lớn trưởng thành.
Khưu Lăng

QUANG MINH ĐẠI VIÊN MÃN
THIỀN ĐỊNH PHÁP YẾU

Quang minh đại viên mãn thiền định pháp yếu, chỉnh lý từ tên cũ của cuốn ‘Đại viên mãn thiền định hưu tức thanh tịnh luận giải’; do đệ tử thân truyền Vô cấu tôn giả của Ngài Liên hoa sanh viết. Long thanh thiện tướng ba thượng sư giải thuyết. Phép chính tu của pháp này là lấy sự tu khí, mạch, minh điểm, linh năng làm chủ, một trong đó như Linh nhiệt thành tựu của Lục thành tựu pháp, trong đó phần nhiều là pháp môn , nhìn vào quang minh và nhìn vào hư không mà nhập định, thật ra là tinh tuý của Tây tạng Hồng giáo mật pháp đại viên mãn tu pháp.
Theo nghi quỹ truyền thừa của Tạng mật, lúc nhập toạ để tu trì, cần phải quán tưởng Thượng sư, quán tưởng trong nhật nguyệt luân ở trên đầu có ngài Tổng nhiếp Thượng sư Phổ hiền như lai, sắc lam, ngồi trong thế kim cang già phu tọa, phóng xạ ra vô lượng ánh quang minh. Bên dưới ngài có các lịch đại Thượng sư và Truyền pháp thượng sư, đều ngồi già phu toạ thành một hàng thẳng, mặt nhìn về phía trước. Các vị thượng sư mỗi mỗi hoà dung nhập vào nhau thành một thể, hoá thành vầng sáng hoặc vầng sáng lưu dung nhập vào trong thân của hành giả; Hành giả chúc nguyện cho đến khi được Thượng sư gia trì.
I - ĐẠI LẠC PHÁP :
Ngồi già phu tọa, hai lòng bàn tay áp trên đầu gối, sau khi thở ra ngoài thì từ từ hít vào.
Quán tưởng trong thân có Ba mạch, Bốn luân; Trung mạch màu đỏ, thẳng suốt đến đỉnh đầu; bên dưới thì thẳng suốt đến Mật xứ (vùng ở dưới rốn bốn đốt ngón tay); Bên trái của Trung mạch có một chi nhánh gọi là tả mạch, sắc đỏ. Bên phải Trung mạch cũng có một chi mạch gọi là hữu mạch , màu trắng. Lại quán tưởng ở đỉnh đầu xuất hiện đỉnh luân có 32 tia mạch (mạch biên), vùng họng xuất hiện Hầu luân có 16 tia mạch , vùng Tâm có Tâm luân có 8 tia mạch, vùng ruún có Tề luân với 64 tia mạch.
Quán tưởng trung mạch dần biến to ra, mới đầu nhu cọng lúa mảchồi dần biến to ra như cán tên, rồi lại tăng to như miệng chén. Cuối cùng, tự thân của hành giả cùng với Trung mạch hoàn toàn dung hợp làm một, biến thành Trung mạch và đều có đặc tính của Trung mạch là : thẳng sáng, màu đỏ, rỗng suốt, tâm cũng an trụ ở giữa trong Trung mạch, đây gọi là : ‘Trung mạch công đức ‘. Quán tưởng ở trong Trung mạch chỗ đốt trực tiếp với Tề luân có Tạng văn chữ ‘A’ ngắn, thẳng đứng 1 cm, hình lực rực, nhỏ như cọng tóc, phía trên nhọn, giống như cọng lông ngựa đang rực cháy, hành giả cảm thấy nong, rung động . Lại quan tưởng trong Trung mạch của Đỉnh luân có chữ HÙM ,nhỏ như hạt đậu , màu trắng, như đang nhỏ giọt các hạt nước cam lồ.
Hít khí lần thứ nhất, quán tưởng ngọn lửa này bùng bốc lên lên một ít, qua 10 nhịp hô hấp thì ngọn lửa này bốc lên Tề luân thăng lên đến Tâm luân, lại 10 nhịp hô hấp nữa thì nó thăng lên đến Hầu luân, lại 10 nhịp thở nữa, thì nớ đạt đến đỉnh luân cùng với chữ HÙM trong Trung mạch Đỉnh luận xúc chạm nhau; Chữ HÙM bị lửa dốt tan chảy ra thành chất cam lồ đỏ trắng, rỉ chảy xuống dưới. Lại trải qua 10 nhịp hô hấp, chất cam lồ không ngừng chảy cho đầy 4 luân và toàn thân, tràn đầy khắp đến tận các đầu ngón chân, ngón tay. Quán tưởng trong tâm có chữ VAM màu xanh than; Ngay lúc chất cam lồ chảy vào chữ VAM trong tâm, bèn từ từ phát sanh sự khoaí lạc và áng sáng. Sự khoái lạc và ánh sáng cùng sinh một lượt, chữ VAM nhỏ dần lại nhưng chẳng toán loạn, bảo trì sự Tịch tĩnh, chữ VAM cuối cùng tiêu tán hết, tiến chậm vào Định cảnh.
Tu pháp này trải qua 3 tầng lớp quán tuởng : trung mạch, Tạng tự, chất cam lồ… tiến nhập vào chân không định cảnh, vì thế gọi là ‘VÔ HỶ LUẬN TRUNG TRỤ TAM DUYÊN’ ở trong lợi cảnh giới này được tất cả đều hiện ra lạc, ngày đêm chẳng lìa lạc cảnh, đều được công lục vong, mất đi vọng niệm và phiền não, được Tự tính, cái thấy tự nhiên Minh Tịnh (trong sáng thanh tịnh), như trời lồng lộng không có giới hạn thông suốt đến tất cả, hiện ra cái Bản lai diện mục của Không lạc quang minh đại viên mãn tự nhiên trí tuệ; tức là trong định sinh tuệ, trí và tuệ song song dung nhập; Liên tục tu trì tinh tấn, sẽ phát sinh ra nhãn thông và các loại thần thông biến hoá khác.
2 – KHÔNG MINH PHÁP :
Quán tưởng trung mạch, tả mạch, hữu mạch, nhất nhất như Đại lạc pháp đã thuật nói ở trước, Quán tưởng tả hữu mạch bên dưới chỗ ba mạch hợp nhất (dưới rốn 4 đốt tay) cong quặp vào Trung mạch. Tả hữu mạch về phần trên thì thông với lỗ mũi phải trái cùng bên. Sau đó thở khí ra 3 lần, đem trọc khí theo hơi thở bài xuất ra, lại hít khí vào 3 lần; Quán hít vào khí trong sạch hoá thành vô số vông lượng ánh hào quang ngũ sắc (xanh, lam, vàng, trắng, đỏ, xanh lục) phân biệt rõ ràng từ từ theo lỗ mũi vào thuận bên tả, hữu hai mạch tiến vào trong thân, đến phần cuối của hai mạch tả hữu nhập vào Trung mạch, thuận theo Trung mạch đi lên, dung nhập vào trong Tâm. Trung mạch thì sung đầy khí của Ngũ khí. ánh sáng màu trắng đại biểu cho Đại viên cảnh trí, ánh sáng vàng đại biểu cho Bình đẳng tính trí, ánh sáng đỏ đại biểu cho Diệu quán sát trí, ánh sang xanh lục đại biểu cho Thành sở tác trí. Như thế như trải qua ngàn giờ định tĩnh, thong thả hô hấp, tinh cần tu luyện thì có thể tâm định rồi xuất hiện không minh vô niệm, cảnh giới của quang minh; phép này thù thắng sâu diệu có thể từ đây mà được Thượng sư gia trì, sinh khởi trí tuệ và tiến thẳng vào Tam ma địa (Định sâu).
Sau khi quán tưởng ánh sáng trí tuệ bên trong Trung mạch, ánh sáng của Tâm một khi xuất hiện liền quán tưởng ngũ trí tuệ quang này hiện ra bên ngoài đầy khắp hư không và thế giới. Như thế ngày đêm liên tục quán tưởng và tu trì, định tâm bế khí, nếu Tuệ quang phóng ra ngoài thì nhè nhẹ vận dụng khí hạ hành, thong thả hô hấp mà tu. Nhân trung mạch được sự chiếu diệu của Ngũ trí tuệ quang, chung quanh cảnh thất hiện ra cảnh giới ngũ quang hoặc hiện ra ánh đèn, ánh trăng chiếu, ánh sáng đom đóm, khói, mây , sao, minh điểm (điểm sáng), thiên thông, các cảnh tượng … Bấy giờ , ngũ trí tuệ quang sáng sung đầy khắp cả trong và ngoài thấy được cảnh giới quang minh, thấy tự tính mà được diệu chỉ.
Sự hiện ra của Ngũ trí tuệ quang, đều từ do ánh sáng của bốn luân tập trung vào màu lục của Tâm mà nên. Lấy đây trở lại quán tưởng ánh sáng của tâm thì ánh sáng trong ngoài thân càng dần nhỏ bé lại, cuối cùng trụ vào không tịch (sự rỗng lặng), rỗng sáng tâm tịnh tức là trụ vào trong cảnh giới hư không vô sở hữu hiện ra tính trực thông suốt khắp, trong sạch và sáng suốt; đây chính là trí tuệ của Không minh tự nhiên; từ bản thể trong sạch sáng suốt khắp nơi, tức là bản tính Khong minh đại viên mãn.
Như đây tu trì liền được niệm tinh thông đạt, ngày đêm phân biệt rõ ràng, Tâm trong lặng cho đến đại trí tuệ các công lực; Phép tu này cũng có thể luyện thành Nhãn thông cho đên các loại thần thông biến hoá khác.
3- VÔ NIỆM PHÁP :
Phép này lấy đoạn phân nửa trước của hai pháp Đại lạc pháp và Không minh pháp làm cơ bản; Lợi dụng chú A nhắn trong tâm của phép tu Đại lạc pháp, hoặc Ngũ trí tuệ quang trong tâm của phép tu Không minh pháp liên tục tu tập : Xạ, trì, tu ba pháp - để đạt đến vô niệm kiến tánh làm mục đích.
a- Xạ pháp : Quán tưởng bên trong phần trong phá trên rỗng của Trung mạch vùng tâm có chữ A màu trắng phóng ra ánh sáng, hoặc quán tưởng trong tâm có ngũ sắc trí tuệ quang – cao độ 3 cm, thở mạnh ra, miệng hô chữ HA 21 tiếng; Chữ A này (hoặc ngũ quang sắc) liền thuận theo Trung mạch bay lên đỉnh đầu, càng cao càng đi xa, cuối cùng tan dần đến không thấy, sau đó lơi lỏng thân tâm, trong khoảng sát này, đoạn ngừng dòng tưởng niệm mà nhập vào định cảnh.
b- Trì pháp : Lúc trời rỗng không, cực trong sáng, lưng phía sau là mặt trời, mắt chẳng động, nhìn chằm chặp vào trời không lâu lâu, tâm chẳng tán loạn, hô hấp từ từ thong thả, nhập vào tĩnh định, sinh khởi vô niệm trí, hiện ra cảnh không minh. Bấy giờ thần trí thanh tịnh, bên ngoài động tĩnh như thế nào bên trong cũng đều biết, cảm đến lớn không ở ngoài, mà nhỏ không ở trong, không rộng hẹp, phân biệt rõ ràng . Đây là tinh thần thống nhất chỉ duyên vào làm một, tâm chẳng rong ruổi theo cái sở đắc ở bên ngoài; đây gọi là : nội, ngọai mật ‘Tam tầng thiên không’; cảnh giới : Không minh ngoại thiên không, vô niệm nội thiên không và Xính khoả chúng ngộ thanh minh bí mật thiên không; Phép này cũng thù thắng sâu diệu, chẳng có pháp phương tiện và sức gia trì, khó có thể tu hành.
c- Tu pháp : Tâm chú vào mắt, mắt chú vào không; là yếu chỉ của phép tu. Hành giả tu trì mắt chú nhìn vào thiên không, tâm không tán loạn ắt thành không như đại địa sơn hà, đá sỏi… quán tưởng đều quy về nhất không, gọi là thông đạt mà bình trầm; Tự tâm và cái cảnh không này dung hợp thì cái vọng niệm thô tiêu mất, cũng không có chấp trước xuất hiện, tự thân cũng không, tâm và không không hai không khác, tất cả đều thành trời không không mây, không có cái phân chia, trong ngoài, giữa, ở trong cạnh, trong hang rỗng lớn, tâm không tụ tán mà trụ Xích khoả tự tánh như chân trời , như trời rộng tự nhiên xuất hiện.
Tu tập ba phép Xạ, Tu, Trì như trên, từ ở sự quán tưởng ống mạch Trung mạch cho đến tự tính bản thể, cái hiện ra tất cả đều là cảnh trong sáng suốt, hang rỗng, bãi rộng, không có cái thô vọng niệm pát sinh, ngày đêm không rời cái cảnh vô niệm, phiền não tự tiêu, Tâm như tế mà chứng được chân đế tất cả như không.
Cứ như thế tu tập, nhập vào cảnh định, tinh tấn không thôi, có thể đắc nhãn thông và các loại thần thông biến hoá khác, cho đến Định tuệ sung dung, chỉ quán song vân… thành tựu.
Ba pháp này: Đại lạc, Không minh, Vô niệm ở trên… hành giả có thể lựa tu một pháp, cũng có thể khiêm tu (tu kèm phép này với phép kia).
(còn tiếp)

LANFRANCE