Sau khi làm lễ gọi hồn Liệt sỹ tại nhà ( nơi thờ tự chính của Liệt Sỹ). Sau khi đã ghi băng hình, chép lại cụ thể địa danh nơi Liệt Sỹ hy sinh, sớm hôm sau toàn gia quyến của Liệt Sỹ Nguyễn Ngọc Tiến ( quê Quảng Xương - Thanh Hóa ) cùng nhà ngoại cảm tức tốc lên đường.
Chiếc xe 16 ghế ngồi cứ lùi lũi tiến lên vùng cao nguyên đất đỏ, ngày thứ 2 quẹo qua miền biên giới Lệ Thanh ( hiện là cửa khẩu 2 nước Việt Nam - Cam pu chia ).
Vùng giáp danh này nay là những rừng Cao Su bạt ngàn, sát biên là cánh rừng Nguyên sinh hoang sơ heo hút. Hai ngày đu đưa trên xe, người đau ê ẩm - Chúng tôi mới thấm thía sự hy sinh gian khổ biết chừng nào của các anh, khi mà với thời đạn bom, khói lửa, với đôi chân trần đã Vạn dặm xông pha, băng rừng đạp núi để giành lại độc lập tự do cho Tổ Quốc.
Nắm Sương tàn còn nằm lại nơi nao ?
Nỗi đau trên 30 năm này ai còn nhớ ?
Giọt lệ nào còn ấm mặn trên đôi môi, khóe mắt người thân ?
Còn chúng tôi, những người là nhân chứng của cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử - Vẫn nhớ.
Những ai đã quên 1 thời quá khứ đau thương, ai đó đã quên các anh - là có tội. Chiến tranh đã lùi xa, lịch sử muôn đời khép lại, những tấm bia đá chỉ vẻn vẹn vài dòng : Liệt Sỹ Vô Danh kia nói gì ?
Anh là ai ? Anh ở đâu ? Nỗi đau còn đó.
Vài dòng suy nghĩ và tâm sự cùng mọi người - nếu 1 ai đó nghe cảm thấy không xuôi tai thì xin cứ xóa đi. tác giả không có gì thắc mắc.
Dưới đây là vài hình ảnh của chủ đề : Tìm Liệt Sỹ Nguyễn Ngọc Tiến.

Nghĩa trang liệt sỹ Đức Cơ - cách cửa khẩu lệ Thanh 15 km. có đến trên 90% bia mộ Liệt Sỹ Vô Danh.

Gọi hồn Liệt Sỹ tại nơi anh nằm xuống nay là rừng cây Điều, nơi bà con ta đang canh tác và thu hoạch.

Thân nhân gia đình Liệt Sỹ Nguyễn Ngọc Tiến ( Đại đội phó kiêm chính trị viên Đại Đội Đặc Công ) hy sinh 28/08/1971 tại mặt trận phía nam.