có mấy cái số là trang sách nhé mọi ng ^.^
CHÚA CÔNG CỦA SỰ NHẢY MÚA



Bắt đầu ngày 8/7/2003





LỜI NÓI ĐẦU

…………………….

Trong một giáo lý đã xuất bản, ngài nói:

Chìa khoá của mọi sự là sự chân thành thuần tịnh, những nguyện ước vô ngã, động lực trong sạch của ta. Những hành động của bạn và của những người khác có thể không khác biệt đến như thế; sự khác biệt ở trong trái tim, trong động lực mà nhờ nó bạn làm việc. Và đó là cái làm nên mọi khác biệt trong kết quả của những hành động của bạn trong thế giới. Bạn phải có sự thuần tịnh của chính trái tim bạn, sự thuần tịnh của chính thái độ và những ý hướng của bạn đối với người khác và thế giới quanh bạn. Đây là hạt giống của mọi sự an bình nội tâm.

Khi…

…………….



Được hỏi tại sao cuối cùng ngài viết tiểu sử sau khi phớt lờ những thỉnh cầu làm điều đó trong nhiều năm, ngài trả lời: “Cuộc đời tôi là một bài học trong sự vô thường, và vô thướng là vị thầy lỗi lạc nhất của hành giả tâm linh.” Tiểu sử của Chagdud Tuku có thể

được đọc trên nhiều cấp độ – như một câu chuyện phiêu lưu hóm hỉnh từ đầu tới cuối; như một hành trình tâm linh sâu xa; và như một giáo lý về việc làm thế nào người ta đạt được viễn cảnh của chân lý tuyệt đối giữa sự bất trắc của cuộc đời. Theo đúng nghĩa thì nó gây hứng khởi lẫn khuyến khích, và hết sức thích hợp với bất kỳ ai tìm kiếm ý nghĩa tối hậu trong thời đại được tiên đoán là thảm khốc này.



Ken Wilber

Boulder, Colorado 1- DELOG DAWA DROLMA



Mẹ tôi Dawa Drolma thật khác thường bởi vẻ đẹp, tánh tình dữ dội và sự rộng lượng vô điều kiện của bà. Khi bà còn là một đứa trẻ, gia đình nhận ra phẩm tính cuối cùng gây lo lắng nhất này. “Thưa quý ngài, tôi là một người già cả, không một xu dính túi và đói khát. Xin làm ơn, các ngài có gì cho một người bất hạnh nghèo khổ như tôi không?” Tiếng van nài ai oán của một trong nhiều hành khất đi vơ vẩn tới căn lều của gia đình làm tăng 1

thêm sự hoạt động nhộn nhịp. Người nào đó sẽ xô đẩy người hành khất với một ít tsampa, một miếng bơ hay có thể là yogurt; người khác sẽ lao tới Dawa Drolma để đánh lạc hướng sự chú tâm tới người hành khất của bà. Những người khác tự đặt mình một cách an toàn bởi những món thờ phượng quý báu và những kho chứa khác nhau của cải của gia đình.

Nếu cuối cùng thì thân quyến và những người đầy tớ cũng không thể ngăn cản Dawa Drolma, hay tệ hơn, nếu những người hành khất kêu gọi khi những ngưới ấy vắng mặt, thì chắc chắn là bà sẽ lấy một vài món đồ giá trị nào đó trong kho lẫm của gia đình –

những chén cúng dường bằng bạc, một mẩu lụa Trung Quốc, một vật trang sức cài đầu bằng lam ngọc được ưa thích của bà cô – như vật hiến tặng của bà cho những người hành khất hoài nghi. Lòng bi mẫn của bà thật vô bờ bến và bà khóc than vì nỗi khó khăn của họ. Những bám luyến của bà đối với của cải của gia đình thật nhẹ nhàng, khiến cho họ phải cất dấu nó, mặc dù họ luận bàn giữa họ với nhau là sự rộng lượng tự nhiên của đứa trẻ là một dấu hiệu cho thấy chắc chắn nó phải là một hoá thân phi thường của chính bổn tôn Tara, một hiện thân của trí tuệ và lòng bi mẫn giác ngộ.



Gia đình chúng tôi, họ nhà Tromge, là một bộ tộc lớn sinh sống trong miền Tromt’har ở miền Đông Tây Tạng. Tromt’har là một cao nguyên, hẳn là cao hơn mười ba ngàn phút (hơn 4.800m) so với mặt biển. Những người hành hương đi từ Tromt’har tới Lhasa, nó ở độ cao mười một ngàn phút (3.300m), thường phàn nàn về bầu khí quyển nặng nề của vùng đất thấp này. Tromt’har là một miền có những hồ ước lấp lánh, những đồng cỏ xanh tươi, những bông hoa mọc trên núi cao và bầu trời rực rỡ, và ở đó hàng ngàn con cừu và bò yak của gia đình được thả cho ăn cỏ. Gia đình tôi, giống như hầu hết các gia đình trong vùng, sống trong những chiếc lều làmbằng lông bò yak đen. Bộ tộc của chúng tôi là một bộ tộc thịnh vượng, và một trong những lều của chúng tôi thì rộng đến nỗi chứa đủ bốn trăm người. Trong toàn miền Đông Tây Tạng, chỉ có một chiếc lều khác là lớn như thế. Thỉnh thoảng, khi các lạt ma và nhà sư tụ hội để điều khiển các buổi lễ lớn thì chiếc lều sẽ đầy ắp người. Tập hội ngồi theo những hàng dài trên những tấm thảm và da cừu Tây Tạng, với các lạt ma cao cấp trên những chiếc ngai ở cuối mút, và mọi người uống nước trà mặn và vui đùa cho tới khi buổi lễ bắt đầu. Sau đó, hơi nóng ấm áp của các ngọn đèn bơ và khói nhang cây tuyết tùng ngập đầy không khí, thì một một giọng hát sâu lắng trong nghi lễ sẽ bắt đầu với phần đệm kinh hoàng của những xập xoã, trống, kèn ô-boa, ốc xà cừ và những chiếc sừng, ngân vang vượt xa căn lều cho tới khi nó tanvào sự tĩnh mịch của bầu không khí loãng nhẹ.

Có một vài lạt ma chứng ngộ cao cấp trong mỗi thế hệ của gia đình Tromge, và mẹ tôi là người nổi tiếng nhất trong số những người ấy. Bà là một trong năm dakini trí huệ vĩ đại của Tây Tạng – những hoá thân nữ làm lợi lạc cho chúng sinh một cách tự nhiên bằng những hoạt động của các ngài. Terton Jigmed Khakyod Wangpo đã tiên đoán sự sanh ra của bà như một hoá thân của bổn tôn trường thọ Tara Trắng và một nhập thể của Yeshe 2

Tsogyal, nữ hành giả được tôn kính nhất của Tây Tạng và là bằng hữu tâm linh của Đức Padmasambhava, bậc đạo sư Kim Cương thừa đã truyền bá Phật Giáo ở Tây Tạng trong thế kỷ thứ tám.



Dawa Drolma cũng là một delog, một người đã vượt qua ngưỡng cửa của cái chết, du hành trong các cõi hiện hữu siêu vượt những gì có thể nhìn thấy đối với con người chúng ta và trở về thuật lại câu chuyện đó. Một ngày kia, Đức Tara Trắng xuất hiện với bà , không phải trong một linh kiến chói ngời nhưng trong hình tướng con người, và bảo bà rằng chẳng bao lâu bà sẽ đau bệnh và chết. Tuy nhiên , nếu bà dứt khoát tuân theo một vài giáo huấn, bà sẽ có thể làm hồi sinh tử thi của bà và làm lợi ích cho những người khác bằng cách giảng dạy kinh nghiệm của mình. Không lâu sau đó, Dawa Drolma có một loạt các giấc mơ xấu tập trung vào ba chị em yêu ma ăn trộm sinh lực của tất cả chúng sinh.

Với những sợi giây thừng đen và cờ bằng lụa họ cố gài bẫy Dawa Drolma quanh thắt lưng, nhưng bổn tôn Tara đã ngăn cản không cho họ làm thế bằng cách vây quanh bà bằng một vòng tròn bảo vệ. Tuy nhiên , sau cùng thì sự đe doạ trong các giấc mơ quá mạnh khiến Dawa Drolma biết là nó báo trước cái chết gần kề của bà. Bà đi tới chú của bà, ngài Tromge Trungpa Rinpoche vĩ đại, và với sự trợ giúp của ngài thự c hiện những sự chuẩn bị cần thiết, giống như Đức Tara đã chỉ dẫn. Sau đó bà trở cực kỳ đau yếu và đã chết, mặc dù những nỗ lực của nhiều thầy thuốc được mời tới.



Chính xác là bà đã đặt điều kiện, trong sự hiện diện của một thị giả tên là Drolma, xác bà được tẩy rửa bằng nước nghệ hiến cúng và được mặc quần áo mới. Nó được đặt trong một căn phòng không có một mẩu thực phẩm hay một giọt nước. Cánh cửa được treo màn bằng vải màu xanh dương, được khoá móc lại và niêm phong với dấu hiệu của năm con bò cạp phẫn nộ, và một người đàn ông mặc áo xanh dương đứng gác bên ngoài. Mọi người được cảnh báo hạn chế mọi sự trò chuyện bình thường, chỉ trì tụng các bài cầu nguyện và thần chú. Trong năm ngày và đêm kế tiếp ngài Tromge Trungpa, có vài lạt ma và nhà sư khác đi cùng, liên tục đọc những bài cầu nguyện và cử hành các buổi lễ trong một căn phòng sát bên. Trong sự hoàn hảo của sự canh thức này, Tromge Trungpa đi vào phòng nơi đặt cái xác, nó lạnh giá và xanh xám khi ngài rời nó, và tụng những bài cầu nguyện trường thọ đầy năng lực. Trong tường thuật bà đọc để ghi lại vài ngày sau khi trở về, bà mô tả việc đi trở vào thân bà như sau:



………..Trong cuộc hành trình năm ngày như một delog, tâm thức của mẹ tôi, không bị ngăn trở bởi những thúc ép của thân vật lý, đã du hành một cách tự do qua tất cả những cõi giới của tâm, từ các cõi địa ngục với nỗi khổ không ngừng nghỉ, không thể chịu đựng nổi của họ, cho tới những cõi thuần tịnh cao quý nhất của các hiện thể trí tuệ. Trong quãng đời còn lại của mẹ tôi, bất kỳ điều gì bà giảng dạy, bà đều rút ra từ nhưng kinh nghiệm của bà như một delog. Những mô tả của bà về nỗi khốn khổ của các cõi khác thì rất sống 3

động, và nươc mắt tuôn ra từ đôi mắt bà khi bà nói: “ Dù cuộc đời các bạn có gian khó tới đâu chăng nữa,” bà nói, “ cũng không thể so sánh những khó khăn ở đây với những khó khăn trong các cõi khác.” Không ai nghi ngờ gì là bà đã nói từ kinh nghiệm trực tiếp, và uy tín của bà được tăng lên bởi những thông điệp bà mang tới cho mọi người từ những người bà con đã mất của họ.



Đặc biệt có một thương gia rất giàu tên là Drilo mà em gái của ông đã mất và hiện đang ở trong một tình trạng đau khổ dày vò. Tình cờ bà ta gặp mẹ tôi và tha thiết xin bà tiếp âm một thông điệp cho Drilo, thông tin cho ông ta vị trí của một vài loại châu báu mà bà đã cất dấu. “Xin bảo anh tôi sử dụng những thứ này cho các buổi lễ và dâng những lời cầu nguyện cho tôi để tôi có thể thoát khỏi nỗi khổ ghê gớm này nhanh chóng hơn.” Khi mẹ tôi trở về cõi người, bà gởi một thông điệp cho Drilo, nhưng ông ta đang bận cắt lông cừu và từ chối – có phần khiếm nhã – tới gặp bà. Vì thế bà gởi cho ông một lá thư nói cho ông ta biết nơi chôn dấu những châu báu đó. Drilo sững sờ, chỉ vì ông ta được biết là những món đồ ấy đã bị thất lạc. Nhờ các hướng dẫn của lá thư mà ông ta tìm thấy chúng, ông quyết định là rấtđáng để tìm gặp mẹ tôi. Cuộc gặp gỡ của họ đã đem lại một sự tiết lộ sửng sốt thứ hai khi bà báo cho ông ta: “Trừ phi ông tiến lên vài bước, ông sẽ tới gặp em ông trong các cõi địa ngục.”



Drilo trả lời: “Nếu bà có thể nói chính xác cho tôi điều gì tôi phải làm, tôi sẽ thực hiện nó, nhưng chỉ khi nào điều đó ngăn ngừa tôi không phải đi xuống địa ngục nói chung.

Tôi sẽ không làm bất kỳ điều gì chỉ để đi xuống địa ngục trong một thời gian ít ỏi, và tôi sẽ không thiền định. Tôi là một thương gia, không phải là một hành giả, và tôi sẽ không dâng hiến thời gian của tôi cho sự thực hành.”



“Thế thì tôi sẽ rất thẳng thắn,” bà nói. “Mỗi ngày ông phải bảo trợ ít nhất một trăm ngọn đèn bơ, mỗi năm ông phải bảo trợ một lần đọc tất cả một trăm lẻ tám quyển Kinh Phật và trong đời ông, ông phải bảo trợ việc xây dựng một bức tường mani.” Một bức tường mani được xây dựng bằng những hòn đá khắc thần chú Om Mani Padme Hung.



Là một thương gia, việc bảo trợ những sự hiến dâng này đối với Drilo dường như là một món hời, một phương cách tương đối dễ dàng để mua lối ra khỏi địa ngục. Nhưng khi mẹ tôi bảo ông cần đọc thần chú Om Mani Padme Hung hàng ngày, thì ông chùn lại. “Tôi sẽ không làm điều đó. Tôi không có thì giờ.” Hầu như mỗi người Tây Tạng đều trì tụng nhiều lần một ngày thần chú này của vị chúa tể của lòng bi mẫn, Đức Avalokiteshvara, và một số người là những hành giả hết sức đức hạnh đã nhập thất để trì tụng một trăm lẻ tám triệu thần chú này. Drilo ngang ngạnh từ chối việc trì tụng ngay cả một trăm lẻ tám lần cho tới khi một biểu lộ khác của những năng lực của mẹ tôi chuyển hoá được tâm thức ông.



Mẹ tôi được yêu cầu thực hiện các buổi lễ trường thọ trong bảy ngày cho một Lạt ma tên là Tonpa Tulku. Vào lúc bắt đầu buổi lễ, theo thông lệ, một mũi tên có trang trí 4

những lá cờ đuôi nheo bằng lụa được đặt trên bàn thờ, và một mẩu giây được cắt cho bằng chiều dài của mũi tên. Nếu chiều dài mũi tên tăng lên trong tiến trình của các buổi lễ, thì đó là một biểu thị rằng độ dài của cuộc đời vị lạt ma cũng tăng lên một cách tương ứng.

Mẹ tôi trao cho Drilo mẩu giây và bảo ông giữ nó cho tới khi kết thúc các buổi lễ.



Thông thường thì mẹ tôi là một người cầu toàn về mọi phương diện của nghi lễ. Có những vị sư hiện còn sống nhớ lại những dịp khi bà ném cái chuông qua căn phòng hay đánh mạnh lên đầu họ bằng chiếc kèn trum-pét bằng xương của bà vì họ không chú tâm và phạm một sai lầm ngu xuẩn. Tuy nhiên, trong những buổi lễ trường thọ này bản thân bà có vẻ xao nhãng. Vào ngày cuối cùng bà thực sự ngủ suốt thời khoá buổi sáng, nhưng khi thức dậy, bà bảo thị giả rằng bà đã có một giấc mơ kỳ diệu trong đó một hiện thể trí tuệ đãđem lại một sự ban phước. “Hãy tới thăm bàn thờ.”



Vị thị giả đi nhưng không thấy có gì đặc biệt. Cho rằng đó là một dấu hiệu hết sức xấu khiến trở về tay không, anh ta nhặt một ít hột giống mù tạc đen. Nhìn chúng, mẹ tôi bối rối và nói: “Tôi không nghĩ là những thứ này. Hãy đi xem lần nữa.”



Lần này vị thị giả tìm thấy hàng trăm những viên nhỏ rải rác khắp nơi. Những viên thuốc như thế chứa tinh tuý của sự ban phước trường thọ, và sự biểu lộ tự nhiên của chúng được coi như một dấu hiệu không thể nghĩ bàn về sự hiệu quả của các buổi lễ.



Sau đó mẹ tôi gọi Drilo và họ so sánh sợi giây ông ta đã giữ với mũi tên trên bàn thờ. Chiều dài mũi tên đã tăng lên một inch (2,54 cm), là một dấu hiệu khác cho thấy các buổi lễ đã có kết quả.

Niềm tin của Drilo đối với mẹ tôi trở nên mạnh mẽ tới nỗi ông không từ chối đọc Om Mani Padme Hung một trăm lẻ tám lần một ngày nữa. Ong không mua một mala (xâu chuỗi) để đếm, vì thế ông đếmsố lần trì tụng trên những ngón tay. Không ai từng nghi ngờ ông đã phạm sai lầm và tụng một trăm lẻ chín lần. Tuy nhiên, ông đi vòng quanh và lẩm nhẩm: “Delog Dawa Drolma Chhen” – “Delog Dawa Drolma vĩ đại” – và ông trở thành người bảo trợ của nhiều đề án về Pháp của bà, gồm cả việc xây dựng một bánh xe cầu nguyện khổng lồ và quý báu chứa đầy những thần chú của bổn tôn Vajrasattva.

Trong toàn bộ đời bà, người ta tới từ những nơi rất xa để nhận những ban phước của mẹ tôi như một người chữa bệnh. Bà đã tan hoà ý hướng bi mẫn của tâm bà vào những vật thể khác nhau, hầu hết là bằng cách thổi vào nước trong sạch sau khi trì tụng thần chú. Sự hiệu quả của nước chữa bệnh tuỳ thuộc vào niềm tin của người bệnh và năng lực của mẹ tôi để cầu khẩn sự tịnh hoá của trí tuệ và lòng bi mẫn.



KHONG LAU SAU KHI mẹ tôi trở về từ cuộc du hành của bà như một delog, gia đình quyết định làm một chuyến hành hương tới Lhasa. Đây là một công cuộc trọng đại và rất tốn kém, vì thế gia đình tôi bảo trợ một buổi lễ cầu tài bảo rộng lớn để xin trợ giúp cho chuyến du hành.



5

Trong một buổi lễ cầu tài bảo, hành giả cầu khẩn các hiện thể trí tuệ để tích tập và hoàn lại công đức của hành giả – năng lực tích cực,đức hạnh của hành giả - trong hình thức của sự thịnh vượng. Ý hướng là để cúng dường của cải một cách rộng rãi và như thế tô bồi cho hạnh phúc của chúng sinh. Nếu các động lực của hành giả khi thực hiện các buổi lễ là sự ích kỷ, thì công đức được tích tập của hành giả sẽ chỉ đơn thuần bị cạn kiệt và hành giả có thể trở nên còn bần cùng hơn trước.

Dawa Drolma ngồi ở một vị trí danh dự trong buổi lễ. Vào lúc này, bà đã nổi tiếng là một delog và được công nhận là một siddha, bậc có thành tựu tâm linh phi thường. Vị lạt ma trẻ điều khiển các buổi lễ là Chagdud Tanpai Gyaltsa, tu viện trưởng của Chagdud Gonpa và hoá thân đời trước của tôi.

Ngài hai mươi bảy tuổi và nổi tiếng là một siddha ngông cuồng, uống một lượng lớn arak và thỉnh thoảng gập làm đôi những thanh kiếm bằng sắt đặc. Giống như các hoá thân Chagdud những đời trước, ngài Chagdud Tanpai Gyaltsan có một sự chứng ngộ phi thường về sự không có thực chất và tánh biến đổi tự bản chất của thế giới hiện tượng.

Trong việc công nhận mối nối kết sâu xa của ngài với mẹ tôi, vào lúc kết thúc buổi lễ, ngài ban tặng mẹ tôi một chiếc hộp đựng thánh tích quý báu và nói với bà là mối liên hệ của họ chẳng mấy chốc sẽ kết thành quả. Ngài Tanpai Gyaltsan mất không lâu sau đó.

Sau buổi lễ, gia đình lên đường đi hành hương, đoàn lữ hành của họ gồm các bò yak và ngựa chất nặng những lều, các vật dụng, lương thực dùng trong một năm và nhiều vật để cúng dường các lạt ma cao cấp sẽ cần tới ở Lhasa. Những thân quyến, lạt ma, các vị sư, người phục vụ và những người chăm sóc thú vật hết thảy là một bộ phận của đoàn lữ hành. Do bị đe doạ thường trực bởi các cuộc tấn công của các bọn cướp nên cũng như hầu hết những người hành hương, gia đình tôi du hành trong sự an toàn tương đối gồm số người đông đảo và với những người được vũ trang.

Trong nhiều tháng đoàn lữ hành gồm những người hành hương đi xuyên qua những ngọn đèo núi cao, hiểm trở, những thung lũng dài và rừng rậm chia cách miền Đông với Trung tâm Tây Tạng. Đôi khi họ dừng lại ở các tu viện, nhưng thường thì họ sống đời du cư, bao gồm tất cả những thú vui và sự gian khổ.

Một hôm khi đoàn tuỳ tùng đi qua một thung lũng, thình lình mẹ tôi chỉ tay và kêu lên: “Trên kia là một terma giờ đây phải được khám phá!” Đoàn lữ hành lập tức đổi hướng và du hành cho tới khi đi tới mặt tảng đá của một ngọn núi. Theo chỉ dẫn của mẹ tôi, một người đàn ông dùng rìu đập mạnh vào tảng đá và một phiến đá lớn rơi xuống, để lộ ra một p’hurba, hay lưỡi dao nghi lễ, cắm trên hòn đá.

P’hurba này, giống như những đồ vật và giáo lý linh thiêng khác mà người Tây Tạng gọi là các terma, - “những kho tàng” – được cất dấu vào thế kỷ thứ tám bởi một trong những bậc thầy được tôn kính nhất ở Tây Tạng là Đức Padmasambhava (Liên Hoa Sanh).

Trong khi truyền bá Phật Pháp giữa xã hội Shama cai trị TâyTạng vào thời đó, Đức 6

Padmasambhava nhận thấy rất rõ ràng là một vài giáo lý phải chờ một thời gian thích hợp nữa mới bén rễ. Ngài đã cất dấu chúng cho tới khi một vài đại hành giả chẳng hạn như mẹ tôi khám phá chúng và đưa chúng ra sử dụng. Những hành giả này trở thành các terton,

“nhựng bậc khám phá kho tàng.”

Thay vì cầm lấy p’hurba, bất ngờ mẹ tôi quay sang cô em gái, là người vì sự ganh tị nên đã thường xuyên dèm pha những thành tựu của bà. “Cô nghi ngờ những khả năng của tôi,” bà nói, “vì thế giờ đây hãy biểu lộ năng lực của chính cô. Cô hãy kéo cây p’hurba này ra khỏi hòn đá.”

Em gái bà, quá kiêu ngạo nên không từ chối sự thách thức và không để vuột mất một giây phút vinh quang, đã nắm chặt cây p’hurba. Hét lên một tiếng, cô buông nó ra. Nóng hổi như sắt nung, nó đã làm phỏng tay cô. Mẹ tôi bước tới và kéo cây p’hurba ra khỏi hòn đá dễ dàng như kéo một con dao từ thỏi bơ. Bên trong một cái lỗ ở giữa cây p’hurba là một cuộn giấy được viết bằng ngôn ngữ bí mật của “những vị du hành trong Pháp Giới,”

những hiện thể trí tuệ được biết như những dakini. Bản chữ viết, không thể đọc được ngoại trừ bậc có trí tuệ sâu xa, đã được mẹ tôi khám phá.

Cuối cùng , đoàn lữ hành vượt qua một cao nguyên cao, hơi khô cằn, nơi có Lhasa.

Bên trong thành phố, gia đình tôi hành hương tới Cung điện Potala, Điện Jokhang và nhiều thánh địa khác. Họ đã viếng thăm các lạt ma cao cấp thỉnh thoảng sống ở Lhasa, kể cả Ngài Jigdral Yeshe Dorje, Dudjom Rinpoche, vị lãnh đạo tương lai của truyền thống Nyingma của Phật Giáo Tây Tạng.

Trong thời gian ở Lhasa, mẹ tôi thiết lập mối quan hệ với một lạt ma rất cao cấp của truyền thống Gelugpa là Sera Kharto Tulku. Ngài từng là một terton trong đời trước, và bây giờ là một thiền giả rất có năng lực và tu viện trưởng của một tu viện. Có nhiều tiên tri về ngài trong các bản văn của Padmasambhava. Một bản nói rằng khi ngài và người bạn thân thiết nhất của ngài gặp cảnh tù tôi hay chết yểu thì chẳng bao lâu Tây Tạng sẽ thất thủ.



Bất hạnh thay, nhiều năm sau, tiên tri này thành hiện thực. Người bạn thân nhất của Kharto Tulku, một lạt ma nổi tiếng khắp xứ Tây Tạng, trở nên bị gài bẫy một cách tình cờ trong một âm mưu chính trị và bị ám sát. Kharto Tulku bị giam cầm trong hai năm bởi quan hệ bạn bè với vị lạt ma này, và đã chết một thời gian ngắn sau khi được phóng thích.

Vào lúc chết, ngài đứng dậy, giữ tư thế đe doạ của một Bổn Tôn phẫn nộ và duy trì bộ tịch ấy trong hai tuần. Đúng như tiên tri đã đoán trước, những sự kiện Kharto Tulku bị giam cầm và cái chết của bạn ngài đã báo hiệu sự tan rã trong xứ Tây Tạng, nó khiến đất nước dễ bị rơi vào sự chiếm đóng của ngườiTrung Quốc.



Mặc dù trong truyền thống Gelugpa không cho phép các lạt ma lập gia đình, những cuộc hẹn hò bí mật không được hay biết. Gần lúc mẹ tôi rời Lhasa, bà mang thai một đứa 7

bé là con của Kharto Tulku. Hai người đã không kết hôn. Thay vào đó, bà trở về Tromt’har với gia đình. Đã ba năm trôi qua từ khi họ ra đi.



Chẳng bao lâu sau đó, một lá thư được niêm phong gởi cho mẹ tôi của Dzogchhen Rinpoche, một lạt ma được tôn kính khắp Tây Tạng. Ngài viết: “Trong bụng con có một đại tulku sẽ được biết tới là T’hubtan Geleg Palzang. Hãy chăm sóc đặc biệt, hãy giữ gìn hết sức sạch sẽ và chỉ ăn những thực phẩm thanh tịnh nhất trong suốt thời gian mang thai của con.”



Tulku là một từ có nhiều mức độ ý nghĩa trong tiếng Tây Tạng, nhưng thường thì nó ám chỉ một bậc có sự thành tựu tâm linh phi thường, bậc đã thọ nhận có chủ đích một sự tái sinh đặc biệt để làm lợi lạc cho những người khác. Trước khi sanh ra, vị tulku hướng tâmthức của mình về sự hợp nhất của những bậc cha mẹ đặc biệt khiến cho những tình huống sanh ra và sự giáo dục sẽ là một sự khởi đầu tốt lành cho hoạt động tâm linh.



Một lá thư thứ hai đến từ Kharto Tulku, nó tiên đoán chính xác những sự kiện trong cuộc đời của đứa con của ông trong bụng mẹ tôi. Mẹ tôi gìn giữ những lá thư nàytận đáy lòng và rất thận trọng trong trời gian mang thai. Tôi được sanh ra vào năm Kim Ngọ, 1930, trên một ngọn núi tên là T’hurgan Lhakhang – “Trú xứ của các vị Trời.”





2- TULKU

…………….

ĐÃ TỚI LÚC để tôi nhận một quán đảnh và thực hành pháp Manjushri (Văn Thù).

Đức bổn tôn Văn Thù là sự biểu lộ tròn đầy, tự nhiên mọi phẩm tính của sự thông tuệ và hiểu biết siêu việt, và sự thực hành Manjushri tẩy trừ những chướng ngại để nghiên cứu tu tập. Một lạt ma cao cấp, Khanpo Ngawang Nyandrag, đã ban cho tôi lễ quán đảnh và giáo lý về sự thiền định Manjushri và chuẩn bị cho tôi một cuộc nhập thất mười bốn ngày, là cuộc nhập thất đầu tiên của tôi. Trong hai tuần đó tôi không thể ăn một vài loại thực phẩm như thịt, hành và tỏi. Với niềm tin sâu xa, tôi bắt đầu thực hành bằng việc khẩn cầu những sự banphước của các hiện thể trí tuệ và cầu xin những phẩm tính của sự hiểu biết và trí tuệ của riêng tôi sẽ kết quả viên mãn. Đây là những phẩm tính tự nhiên của chân tánh của tâm, nhưng chúng bị ngăn che bởi những tập quán và sự mê lầm của tâm thức vị kỷ.



…LẠT MA TSE GON, vị khanpo, vài nhà sư và tôi đang ngồi ngoài hiên nhà. Lạt ma Tse Gon đang khâu vá, như ngài thường làm cho mẹ tôi và tôi bởi ngài là một thợ may xuất sắc. Thình lình, tôi thấy anh ngài đang phi ngựa. Bỗng con ngựa sẩy chân và cả người lẫn ngựa ngã nhào xuống đất. Tôi đứng bật dạy, vung tay ra và la lớn: “Ồ, không! Họ ngã rồi!”



8

“Có điều gì không ổn?” Lạt ma Tse Gon hỏi. Tôi tả lại quang cảnh đã chứng kiến chỉ xảy ra trong tâm tưởng của tôi. Tôi mô tả nó, nhưng nghĩ là mình đã lầm lẫn.

Vài tiếng sau anh của lạt ma Tse Gon thực sự đi ngựa tới. Lạt ma Tse Gon hỏi ông chuyến đi ra sao, và ông trả lời: “Hơi gay go một chút. Con ngựa của tôi sụp hố, tôi và nó cùng ngã.” Tuy nhiên, khả năng thấu thị của tôi không đáng tin cậy. Thường thì khi người ta tới hỏi, tôi chẳng thấy gì hết. Tôi không thể thấy khi được yêu cầu; tôi nhìn thấy một cách tự nhiên khi sự việc gì đó xuyên thủng tâm thức bình thường của tôi.



LẠT MA TSE GON phải vắng mặt vài tháng để cử hành các tang lễ cho người chămsóc thú vật của mẹ tôi. Bỗng nhiên thoát khỏi kỷ luật nghiêm ngặt và sự giám sát thường xuyên, tôi làm một cuộc tổng quậy phá, rồi kết thúc nó với một trong những sự việc đen tối nhất trong thời thơ ấu của tôi.



Hầu hết mọi người hoặc khoan dung hoặc kiên nhẫn một cách thận trọng đối với tôi, chủ yếu là bởi kính trọng mẹ tôi nhưng cũng vì tôi là một tulku, người đôi khi phô diễn những năng lực phi thường. Tuy nhiên, có những ngoại lệ đối với sự chịu đựng này. Chẳng hạn như mẹ tôi hầu như đánh tôi mỗi ngày, và cô Bidema bạn của mẹ tôi kêu ca sau khi phàn nàn với mẹ tôi mỗi khi cô thấy tôi làm điều gì sai.



Trong thời gian này mẹ tôi có một người đầy tớ tên là Tashi , cô mười ba tuổi và phụ giúp việc bếp núc. Cô ta hay cho tôi chất váng lấy từ sữa đun sôi, và chơi đùa, kể

chuyện cho tôi mỗi khi cô rảnh. Mặc dù chỉ biết ba hay bốn câu chuyện, nhưng cô kể rất hay và tôi thích được nghe kể đi kể lại những chuyện ấy. Tashi cũng là một kẻ cắp vặt.

Mẹ tôi không cẩn thận trong việc nhặt nhạnh những vật cúng dường người ta biếu bà, vì thế Tashi bỏ vào túi một vài món. Cô ta lấy khá nhiều khiến bị để ý, nhưng cô không lo lắng về điều đó, và chắc chắn là tôi không bao giờ tố giác cô. Trong sự ngầm đồng loã, chúng tôi hoà hợp với nhau rất tốt đẹp.

……………………………



……GEGAN-LA YEU QUÝ CỦA TOI, Lạt ma Tse Gon, vẫn du hành chưa về, và sự kiên nhẫn của mẹ tôi với thái độ phóng túng, ngang ngạnh của tôi đã chấm dứt. Bà quyết định ngày nghỉ của tôi đã kết thúc và mặc dù Lạt ma Tse Gon vắng mặt, sự tu tập của tôi phải lập tức bắt đầu lại. Để giám sát việc tu tập của tôi, bà tuyển chọn một trong những lạt ma dữ dội nhất trong vùng Tenp’hel Gonpa là Lạt ma Wanga.

Từ

wang có nghĩa là “đầy năng lực,” và Lạt ma Wanga sống xứng đáng với danh hiệu của ngài. Nếu các nhàsư và lạt ma đang tham dự vào cuộc trò chuyện ngẫu nhiên và những người tình cờ nhìn thấy ngài đi tới có thể sẽ lủi trốn mất, còn những người ở lại ngưng cuộc trò chuyện của họ, ngồi thẳng người và hết sức yên lặng cho tới khi ngài đi qua. Ngài không nói gì với họ, nhưng vẻ cau có của ngài dường như đãkích hoạt tâm thức 9

họ. Những người ngồi trong cùng căn phòng với ngài cảm thấy nóng nẩy và không thoải mái. Ngài không bao giờ nói đùa, hiếm khi mỉm cười và chẳng bao giờ vi phạm giới luật nghiêm nhặt của riêng ngài.



Mẹ tôi sắp xếp cho một nhà sư hộ tống tôi tới nhà Lạt ma Wanga, chất đầy một leg khổng lồ thịt bò yak khô, một bao lớn tsampa và một thỏi bơ lớn.



3- NGƯỜI BẮN CUNG



Tôi đang chơi một mình trên tảng đá trồi trên mặt đất trong sân nhà mẹ tôi, và trong sự thôi thúc, tôi quyết định thiền định. Tôi vừa lên bốn tuổi và không thọ nhận sự giảng dạy thiền định chân chính nào – tôi chỉ biết cách ngồi trong tư thế đúng đắn, đó là điều tôi đã làm. Thình lình một yogi xuất hiện trước mặt tôi. Mái tóc ông được bện thành một cái búi và trắng như tuyết. Râu mép và bộ râu cằm lưa thưa cũng trắng và nổi bật trên làn da màu nâu sậm của quả hạch. Ong mặc một áo trắng quấn quanh người và một bên vai. Bàn tay phải cầm một cái trống chod và bàn tay trái cầm một cái chuông, và ông hát đoạn kệ: Hãy cắt đứt những ý niệm đu đưa từ những hình tướng nhị nguyên: A Ah!

Hãy an trú trong thành trì của giác tánh xuất hiện-tự nhiên: A Ah!

Đừng động lay từ năng lực không ngừng nghỉ của giác tánh: A Ah!

Giống như trò nô giỡn của trẻ con, không có gì để từ bỏ, không thứ gì để bám nắm! A Ah!



Ong tiếp tục điệp khúc trên tụng đọc nhiều đoạn kệ khác mà giờ đây tôi không còn nhớ. Khi ông ngưng đọc, ông biến mất một cách tự nhiên như sương mù tan vào ánh nắng mặt trời. Sau khi ông ta đi, tôi tiếp tục ngồi, vô niệm, trong sự tỉnh giác trống trải.



Tôi đi tới chỗ mẹ tôi và kể cho bà nghe, bà đang ngồi với trò chuyện với một người bạn, một nhà sư lớn tuổi được gọi là Lạt ma Atse. Tôi mô tả thị kiến của mình và lập lại những câu kệ tôi đã nghe. Vào lúc đó hầu như tôi có thể nhớ tất cả những điều đó. Mẹ tôi rất trầm tĩnh, và Lạt ma Atse nói: “Con đã nhìn thấy siddha (thành tựu giả) vĩ đại và cha của thực hành chod, Ngài P’hadampa Sangye. Những câu kệ của Ngài là một sự giới thiệu trực tiếp vào bản tánh của bổn tâm con và là một tiên tri về cuộc đời con.” Mẹ tôi và ngài đều khuyên tôi không được nói với ai về điều đó.

Về sau này thỉnh thoảng Lạt ma Atse ban cho tôi một quán đảnh và giáo lý đầu tiên của tôi là thực hành chod. Trong những năm tiếp theo tôi cũng đã được nghe những giáo lý chod khác từ những vị Thầy khác, và mỗi lần nghe nó tôi lại khám phá những sự thẳm sâu mới mẻ trong ý nghĩa không thể thấu suốt của thực hành này, là pháp nuôi dưỡng sự rộng lượng (bố thí) siêu phàm. Hành giả cắt đứt những tham luyến và chấp ngã tận gốc rễ trong 10

tâm thức và thực hiện một cách vô uý một cuộc cúng dường mọi sự thật rộng lớn, ngay cả thân thể của chính họ, cho bất kỳ ai cùng tham dự nó, những người giúp đỡ và những người làm haị thì cũng như nhau. Trong trường hợp những người làm hại, ước nguyện của thực hành chod là những người này sẽ hài lòng bởi sự cúng dường tới nỗi họ tự chế không gây tác hại và sẽ xoay chuyển tâm thức về đức hạnh. Do đó, chod là một thực hành chữa lành có thể làm lợi lạc những ai bị phiền não bởi những thế lực tiêu cực, những thế lực bên trong của bệnh tật và rối loạn tâm thức, hay những thế lực bên ngoài của những chúng sinh gây tổn hại và ma quỷ. Nỗi khổ của những người bị phiền nhiễu và những thực thể

mang lại phiền nhiễu đồng thời bị quét sạch.

Khi tôi lên khoảng tám tuổi, một vài người đến từ một làng ở cách đó mười lăm dặm và khẩn cầu mẹ tôi trở về với họ để cử hành một lễ chod. Có một trận dịch khủng khiếp trong miền của họ, có thể là bệnh nhiễm khuẩn trên gia súc, mặc dù họ không biết tên nó. Những súc vật của họ bị những vết thương lộ ra ngoài và chúng bị đau gan khủng khiếp. Nếu người ta chạm vào máu của một con vật bị nhiễm bệnh thì họ cũng bị bệnh.

Một số người đã chết và đàn thú bị nguy hiểm. Bởi mẹ tôi không thể đi vào lúc đó, bà đề nghị để tôi thay thế. “Hãy tin tưởng,” bà trấn an họ. “Kết quả sẽ hoàn toàn như thể là tôi có mặt ở đó.”

Tôi đi ngựa với những người làng và chín hành giả xuất sắc, kể cả Lạt ma Tse Gon và Lạt ma Atse. Đây là lần đầu tiên tôi đóng vai trò một vị Thầy vajra (kim cương), Lạt ma chủ trì. Tôi ngồi trên ngai cao nhất và chịu trách nhiệm việc sắp xếp buổi lễ. Ở bề ngoài thì điều này có nghĩa là tôi cần phải biết những bài ca chod phức tạp theo trình tự và tự đệm bằng chuông, trống và kangling, một loại kèn trum-pét bằng xương đùi. Ở bên trong thì có nghĩa là sự thành công của buổi lễ tuỳ thuộc vào một quy mô rộng lớn năng lực của ý hướng có ích lợi của tôi, sự quán tưởng và khả năng của tôi để hoàn tất sự cúng dường nhờ việc thiền định. Trong ba ngày tôi thực hiện thực hành rộng lớn. Trong một tiết mục một hành giả làm một bộ tịch của P’hadampa Sangye khiến Lạt ma Atse trào nước mắt vì phát khởi niềm tin. Không lâu sau đó bệnh dịch chấm dứt.



CŨNG TRONG KHOẢNG THỜI GIAN Lạt ma Atse dạy tôi pháp chod, ngài cũng dạy tôi p’howa, sự chuyển di tâm thức. Thực hành này được làm vào lúc chết hay không lâu sau khi chuyển di tâm thức của người chết từ bardo – trạng thái trung gian giữa một sự sinh ra và một cái khác – tới một cõi tỉnh giác thuần tịnh chẳng hạn như cõi tịnh độ của Đức Phật A Di Đà. Trong những cõi tịnh độ không có đau khổ, và chúng sinh có thể thành tựu con đường dẫn tới sự giác ngộ viên mãn một cách hỉ lạc, không bị những chướng ngại.

Nếu sự chuyển di không thể được thực hiện để dẫn tới cõi tịnh độ, thì ít nhất nó có thể

được sử dụng để ngăn ngừa nỗi đau khổ to lớn và hướng dẫn sự tái sinh như một con người được sinh ra may mắn hay trong những cõi cao khác. Những người Tây Tạng nương tựa 11

vào các Lạt ma để thực hiện pháp p’howa cho những thân quyến đã mất của họ, và khi một thành viên trong gia đình chết, nhiều lễ cúng dường được thực hiện để phát triển công đức và bảo đảm rằng sự chuyển di được thành tựu. Thực ra, p’howa là một thực hành tương đối dễ học và thành tựu đối với bản thân ta, nhưng cần có năng lực và sự thiện xảo to lớn để thành tựu cho người nào khác. Khi dạy dỗ tôi, Lạt ma Atse nhấn mạnh vào sự quán tưởng mạnh mẽ, nhưng ngài chú trọng động lực thanh tịnh hơn nữa. “Hãy nghĩ về người chết. Hãy nhớ rằng họ đã mất mọi sự họ quý mến kể cả thân thể của họ, họ bị tung vào một nơi không có sự giúp đỡ, không có chỗ để ngồi, không thực phẩm để ăn và không ai nương tựa ngoại trừ con để giải thoát họ khỏi sự hỗn loạn của bardo hay khả năng phải chịu một sự tái sinh khó khăn. Hãy nghĩ về những thân quyến đã mất người thân yêu của họ. Những gì họ có thể làm thì rất giới hạn. Họ hy vọng ở con. Hãy thiền dịnh tự sâu thẳm của lòng từ và bi của con, và thiền định về sự thành tựu của pháp chuyển di. Mặt khác con sẽ đánh hỏng người chết, con sẽ đánh hỏng người sống và con sẽ đánh hỏng bản thân con bằng việ phá vỡ hứa nguyện của con với họ.”



BAY GIỜ TRỌNG TAM việc dạy dỗ của Lạt ma Tse Gon di chuyển từ việc chỉ giản dị giảng dạy cho tôi tới việc đọc và viết để củng cố một nền tảng vững chắc cho việc hiểu biết Phật Pháp. Tôi đã nhận các quán đảnh về nhiều thực hành Bổn Tôn, kể cả những quán đảnh Chakrasamvara, Vajra Yogini và Guru Rinpoche Phẫn nộ. Tôi nhận từ mẹ tôi một kho tàng thực hành trường thọ.

Tôi đã nhận một trong những thực hành trong một cách thế phần nào không bình thường. Một hôm Lạt ma Tse Gon và tôi đi bộ tới một nơi gần Tenp’hel Gonpa nơi có một kho satsa, những hình tượng đúc nhỏ mà những người Tây Tạng thực hiện như một hoạt động sùng mộ, và nhiều trang thể loại khác nhau của những bản văn Giáo Pháp. Những bản văn Tây Tạng gồm có những trang giấy hình chữ nhật rời được kẹp giữa hai miếng bìa cứng, và đôi khi một vài trang được đặt không đúng chỗ. Bởi người Tây tạng coi ngay cả một lời Giáo Pháp duy nhất – Phật Pháp cao quý – là linh thiêng và đáng tôn kính, nên họ đặt những trang giấy cũ ở một nơi đặc biệt.

Khi chúng tôi tới, chúng tôi nhận ra là tiết xuân muộn đã gây cảm hứng khiến những người khác cũng đi tản bộ ở đó. Lạt ma Tse Gon gia nhập vào nhóm những tu sĩ và dân làng tụ họp lại, chuyện vãn và đùa bỡn, giữa những bãi cỏ và hoa. Tôi nhập vào nhóm những đứa trẻ đang trèo lên nhà kho và chơi đùa với những satsa. Một trang của một bản văn rơi ra ngoài giữa những satsa và bị cuốn xuống mặt đất. Bất thình lình một người đàn ông xuất hiện trong bộ quần áo rất kỳ cục. Ong ta mặc một áo choàng ngoài, nhưng không giống y tu sĩ hay chuba của cư sĩ, và đội một cái mũ rộng vành khổng lồ, kỳ dị. Không ai trong miền của chúng tôi ăn mặc theo kiểu đó. Ong ta nhìn tôi và nói: “Nyima Odzer!”

Lúc đầu tôi không trả lời bởi tôi quên rằng Nyima Odzer là một trong những danh hiệu 12

của tôi. Những người Tây Tạng thường có nhiều hơn một tên bởi theo phong tục thì người ta nhận Pháp danh mới khi nhận lãnh quán đảnh từ một Lạt ma vĩ đại.

“Nyima Odzer! Đây là tên của ông!” Ong ta nhặt trang bản văn rơi trên mặt đất và đưa nó cho tôi. Đó là một thực hành rất ngắn của Bổn Tôn thiền định Hayagriva. Sau đó ông ta đi mất. Những đứa trẻ khác và tôi đi vượt qua những người lớn, và một đứa trẻ hỏi:

“Người đàn ông đội nón đen là ai?” Không ai trong số những người lớ nhìn thấy ông ta, nhưng tất cả những đứa trẻ đều thấy. Mọi người cho rằng điều này thật kỳ lạ bởi ở một nơi trống trải như thế kẻ đến người đi thì rá6t dễ thấy. Sau đó tôi đưa cho họ coi trang bản văn mà ông ta đưa cho tôi. “Có lẽ đây là dấu hiệu cho thấy con nên thực hành pháp này,” Lạt ma Tse Gon nói. Tôi không thể nhận lễ quán đảnh ngay lập tức, nhưng cuối cùng thì tôi đã nhận và thực hành trở nên rất quan trọng đối với tôi.



LẠT MA TSE GON đã trở thành vị Thầy hướng dẫn của kỳ nhập thất ba năm được chỉ đạo bởi vài Lạt ma và tu sĩ tại Tenp’hel Gonpa năm tôi tám tuổi. Tôi đi cùng với ngài và lắng nghe khi ngài giảng những phương pháp chuẩn bị. Hầu hết những con đường của Phật Giáo Kim Cương thừa Tây tạng đều bắt đầu với bốn sự suy niệm: sự quý báu của việc sinh ra làm người như một cỗ xe cho sự thành tựu tâm linh; sự vô thường và cái chết; nghiệp luật về nhân và quả; nỗi đau khổ rộng khắp đối với mọi chúng sinh bị mắc bẫy trong những cõi hiện hữu bị quy định bởi tham, sân và si. Tôi đã suy niệm mỗi một trong bốn sự quán chiếu này rất sâu xa, nhưng sự suy niệm về vô thường và cái chết đã gây nên những biến đổi sâu xa nhất trong tâm thức tôi. Tôi đã quan sát trò nô đùa của các hiện tượng tỉ mỉ tới nỗi cuối cùng thì tôi thực sự nhận ta rằng chúng không có sự kiên cố, vững chắc, không có điểm cốt lõi không thể biến đổi. Tôi đã kinh nghiệm tính chất như mộng của mọi sự. Tôi có thể nhìn xuyên thấu một tảng đá mòn hay một toà nhà hoặc một miếng sắt với sự hiểu biết của tôi và hiểu một cách trực tiếp rằng những thành phần của chúng đã gặp gỡ nhau, kết hợp lại và sẽ đi tới chỗ tan rã. Không có điều gì gắn bó với nhau mãi.

Sự chứng nghiệm đầy đủ bản tánh của lẽ vô thường hoàn toàn cắt đứt sự tham luyến.

Chứng nghiệm của tôi không trọn vẹn như thế. Mặc dù vậy, tôi đã thôi nương dựa quá nhiều vào chân lý hiển nhiên của thế giới hiện tượng thông thường.



NGƯỜI THI SĨ GIÀ mù và cụt chân, nhưng khi ông ta hát những anh hùng ca của Gesar thì chúng tôi thực sự sống trong những câu chuyện của ông Ong có thể hát những bài ca này trong một tháng và không bao giờ lập lại. Chúng tôi tôn kính bản thân Gesar, người chiến sĩ tối thượng mà những trận chiến của ngài mang lại cho ngài một phần khá lớn của miền Trung Á, những thiện xảo tâm linh của ngài đem lại sự giải thoát cho cả bằng hữu lẫn kẻ thù. Chúng tôi cười ông chú xảo trá cỉaGesar, đóng vai trò một anh hề làm cản trở để có lợi cho sự phát triển của Gesar. Chúng tôi theo đuổi từng vấn đề đàm 13

phán ngoại giao và từng trận đánh như thể nó là một sự kiện hấp dẫn trong đó chính chúng tôi tham gia vào. Bởi miền Tenp’hel Gonpa là trái timcủa vương quốc của Gesar, nên đối với tôi những câu chuyện đã làm cho xứ sở trở nên sống động với những tiếng móng guốc thình thịch của những con ngựa tráng lệ và vẻ lộng lẫy của những chiến sĩ can trường.

Những câu chuyện Gesar đã kích động tánh yêu thích vũ khí của tôi. Tôi có một cây cung và một mũi tên, và tôi là một cung thủ chính xác nếu mục tiêu không lay động. Tôi không nề hà gì khi nhắm những con vật, nhưng bởi tôi không thể chịu đựng nổi viêïc nhìn ngắm chúng khi bắn nên thật may mắn là tôi chưa bao giờ bắn một con vật nào. Tuy nhiên tôi đã nhắm không hề nao núng và hoàn toàn có chủ ý giết chết một con người, đó là vị phối ngẫu của mẹ tôi – cha dượng Sodga của tôi. Ong vô cùng đẹp trai, rất hoà nhã, lúc nào cũng tốt lành với tôi và là một người trì giữ sự chứng ngộ vĩ đại, người đã biểu lộ sự thực hành tuyệt hảo trong suốt cuộc đời. Tôi nhận thấy sự hiện diện của ông thật không thể chịu đựng nổi, nó là một sự xâm phạm vào mối ràng buộc mãnh liệt của tôi với mẹ tôi.

Nó là chất xúc tác làm cho những độc tố trong tâm tôi trở thành một sự bộc phát dữ dội.

Vấn đề mà tôi chọn là việc ông cột một cái túi đựng những món hấp dẫn.

Khi người ta tới thăm viếng mẹ tôi, họ thường mang tới cho bà những tặng phẩm gồm trái cây phơi khô, kẹo, phó mát phơi khô và bột chiên. Một số trong đó là kẹo quý đến từ Trung Quốc. Mẹ tôi để mọi thứ trong một cái túi và tôi được tự do sử dụng những món hấp dẫn này. Sau khi Sodga tới, ông ta cột cái túi lại. Ong không từ chối tôi bất kỳ thứ gì trong đó mà tôi muốn, nhưng trước hết tôi phải hỏi bởi ông sử dụng những món hấp dẫn trong thực hành của ông như những vật cúng dường một mạn đà la của các Bổn Tôn.

Tuy nhiên, vào lúc đó sự rộng lượng của ông ít gây ấn tượng trên tôi. Tôi nhìn sợi dây cột cái túi hấp dẫn và tôi lập kế hoạch giết ông ta.

Một hôm khi ông đang ngồi bên cạnh cửa sổ, phía sau đầu ông nhô lên trên ngưỡng cửa vừa đủ để nhìn thấy, tôi đã nhắm một mũi tên và bắn vào đầu được cạo sạch của ông.

Sau đó tôi chạy thoát thân. Chaỵ được khoảng một trăm yard (khoảng 91m) thì tôi quay lại nhìn. Thay vì một thân người ngã gục, tôi nhìn thấy cha dượng của tôi gập người lại cười rũ rượi. Ong ta chỉ vào tôi và và còn cười thêm nữa. Tôi hoài nghi, rồi phẫn nộ. Bắn trượt phát tên và để cho kẻ thù sống sót và cười nhạo – cả một sự mâu thuẫn của lý tưởng chiến sĩ của tôi! Thực vậy, tôi đã không bắn trượt. Mũi tên làm xước da ông ta rồi đổi hướng và cắm vào một cây cọc. Cha dượng tôi có những năng lực tâm linh phi thường, và định mệnh không bắt ông phải chết bởi mũi tên của một đứa trẻ ganh tị.

Không có điều gì lập tức xảy ra bởi mẹ tôi đi vắng, nhưng khi bà trở về và tôi chạy tới đón mừng, bà bắt đầu đánh tôi. Tôi nghi ngờ là chính Sodga đã thuật lại cho bà sự việc xảy ra, nhưng hiển nhiên là những người khác đã làm điều đó, và bà đang nổi cơn nóng như lửa. “Tại sao, tại sao, tại sao con làm thế?” bà hỏi, lắc người tôi và liên tục đánh tôi thật mạnh bằng tay. Ở một mức độ nào đó, tôi trả lời bà: “Con là con trai duy nhất của mẹ, 14

và nếu mẹ nghĩ rằng người đàn ông này quan trọng hơn con, thì con sẽ ra đi.” Tôi tuột khỏi tay bà và thoát ra cửa.

Đó là cuối buổi chiều và tôi leo lên núi phía sau nhà. Tôi tiếp tục leo một hồi lâu, tới một độ cao hơn khoảng cách. Khi nhìn xuống tôi có thể thấy ngôi nhà của chúng tôi ở trên dốc đứng, thung lũng dài nằm dưới nó và những con yak và ngựa nhỏ xíu di chuyển ngược xuôi. Màn đêm buông xuống. Tôi quyết định đi tới nhà người chăn thú và ở với ông ta vô hạn định. Sau đó, trong không gian yên tĩnh của vùng núi, tôi nghe tiếng những con ngựa. Hai người cưỡi ngựa trên đường. “Lại đây với chúng tôi, Tulku,” một người nói: “Mẹ ngài phái chúng tôi đưa ngài về nhà, và trời gần tối rồi.” Ong ta xuống ngựa và không phản đối, tôi để ông ta nhấc bổng lên yên ngựa. Ong cầm dây cương để điều khiển con ngựa của tôi, và tất cả chúng tôi quay về trong sự yên lặng. Khi tôi nhìn thấy mẹ tôi, bà đỡ và ôm chặt lấy tôi, cả hai chúng tôi cùng khóc. Không ai nói gì nữa về việc bắn tên. Sodga quyết định dạy tôi Bodhicharyavatara (Bồ Tát Hạnh), bản văn cổ điển của Shantideva giải thích mọi cấp độ của công hạnh của Bồ Tát như người chiến sĩ tỉnh thức, là người sử dụng từng giây phút trên con đường giác ngộ như một cơ hội để làm lợi lạc cho người khác. Tôi nhận thấy việc giảng dạy của ông thật kỳ diệu.



EM GÁI CÙNG MẸ KHÁC CHA của tôi sanh giữa mùa đông khi tôi lên muời. Khi Lạt ma Tse Gon đi tới nhà mẹ tôi buổi sáng ngày em được sanh ra, ông tìm thấy một bông hoa nở trong tuyết. Mọi người đồng ý rằng đây là một điềm lành. Khi em lớn lên, rõ ràng là em không phải là một đứa trẻ bình thường. Có những ngày em thức dậy vui vẻ, hát tụng thần chú lớn tiếng và lễ lạy đầy năng lực. Những ngày khác em ngủ dậy rầu rĩ, đứng trong góc nhà càu nhàu và ném ra một cơn thịnh nộ nếu có ai lại gần.



Cũng như với tôi, mẹ tôi đã nhận sự sự tiên báo tốt đẹp là sẽ có một đứa con khác thường. Trong một miền cách Tenp’hel Gonpa năm ngày đi ngựa, một người đàn bà lạ tên là Ugdron sống dưới gầm cầu. Bà ta rất béo tốt, mặc dù bà không có thực phẩm hay bất kỳ nơi nương tựa bên ngoài nào. Con chó của bà cũng rất mập và khoẻ mạnh, dù chẳng bao giờ người ta thấy nó ăn. Dân làng bên không thích và sợ bà ta, nhưng họ để mặc bà ta sống một mình cho tới khi một nạn hạn hán kéo dài hoành hành vùng này. Trong sự tuyệt vọng, những dân làng quyết định rằng người đàn bà là một quỷ ma và là nguồn gốc nỗi khổ của họ. Một đám đông tập hợp và kéo xuống cầu. Họ bắt giữ bà, bó lại và ném xuống sông cho chết đuối. Trước sự sửng sốt của họ, bà không chìm mà nổi ngược dòng.



Một cuộc bàn cãi sôi nổi xảy ra sau đó. Cuối cùng thì những người không nghĩ rằng việc thả trôi bà là khôn ngoan đã thắng thế. Họ vớt bà lên và thả tự do cho bà, sau đó họ hỏi ý kiến vài vị lạt ma cao cấp về bà. Các vị lạt ma nói rằng bà không phải là một quỷ ma, mà là một hoá thân của bổn tôn Dorje P’hagmo. Mọi người để mặc bà sau sự việc đó và nhìn bà với sự tôn kính. Khi những đoàn hành hương vươt qua cây cầu của bà, Ugdron 15

chào đón họ, hỏi tên và hỏi họ từ đâu tới. Họ trả lời và bà mô tả phả hệ của gia đình họ trong và thế hệ trở lại, gồm cả nơi tái sanh của người đã mất. Một ngày kia, một nhóm người từ Tenp’hel Gonpa trên đường đi hành hương tới một stupa nổi tiếng cách cây cầu của Ugdron một ngày đi bộ. Khi họ vượt qua cầu, Ugdron gọi họ : “Hãy nói với mẹ tôi, Delog Dawa Drolma là năm tới tôi không còn ở đây nữa. Tôi đang tới thăm bà.” Khi họ trở lại Tenp’hel Gonpa, những người hành hương trao thông điệp này cho mẹ tôi. Tin tức tiếp theo cho biết Ugdron đã chết, và chẳng bao lâu sau đó mẹ tôi mang thai và sanh em gái tôi. Em tên là T’hrinlay Wangmo, “Bà Mẹ của Hoạt động Mạnh mẽ.”



LẠT MA TSE GON ban cho tôi một giáo lý ngắn, chính thức mỗi ngày và bảo tôi trình bày cũng giáo lý đó cho ngài vào ngày hôm sau để chứng minh sự hiểu biết của tôi.

Tôi tiếp tục theo đuổi một số giáo lý mà ngài ban cho những ngườiø nhập thất ba năm. Khi kỳ nhập thất sắp kết thúc, ngài cho tôi biết tôi sẽ dạy các thực hành chuẩn bị – nền tảng của mọi thực hành trong Kim Cương thừa của Phật Giáo Tây Tạng – trong kỳ nhập thất ba năm kế tiếp. Tôi suy nghĩ nhiều về tính chất quan trọng của trách nhiệm này và bắt đầu khảo sát sâu xa hơn nữa những giáo lý tôi đã nghe.



4- ẨN THẤT



VỊ THƯỢNG THƯ của vua xứ Dege khẩn cầu mẹ tôi tới vùng của ông để cử hành một buổi lễ. Sự mời thỉnh này làm bà được biết tới như một Lạt ma và thể hiện sự tôn kính Tenp’hel Gonpa là một tu viện mà mẹ tôi có sự liên kết. Bà được đưa tiễn với nhiều kèn trống

Dege là lãnh địa quan trọng nhất ở miền Đông Tây Tạng và trung tâm của chính phủ trung ương. Nó cũng là trụ sở của Dege Gonchhen, một tu viện rộng lớn mà nhà in của nó là một trong những nhà in tốt nhất trong toàn xứ Tây Tạng. Nhà in này đã cung cấp một ấn bản Kanjur, kinh điển Phật giáo, nó vẫn còn nổi tiếng bởi tính chất hảo hạng của các bản khắc gỗ và sự đúng đắn của sự uyên thâm của nó.

Sau khi buổi lễ hoàn tất, mẹ tôi nói chuyện với gia đình của vị thượng thư: “Bởi mọi sự trong thế giới này đều vô thường, làm sao biết được thân thể này của tôi sẽ tồn tại bao lâu? Nếu tôi chết, tôi khẩn cầu gia đình cao quý này của quý vị chăm sóc kỹ lưỡng hai đứa con tôi.” Gia đình vị này đồng ý.

Khi lời mẹ tôi nói được lập lại ở Tenp’hel Gonpa, mọi người trở nên lo lắng bởi cái chết của mẹ tôi sắp xảy ra, và có một sự ngập ngừng nào đó trong mối tương tác với bà.

Tôi vừa mới mười một tuổi, và bà cùng Lạt ma Tse Gon khéo léo ngăn ngừa những nỗi sợ hãi của riêng tôi bằng cách tập trung vào cuộc nhập thất ba năm của tôi.



16

Lạt ma Tse Gon đã trình bày rằng tôi nên ban giáo lý về những thực hành chuẩn bị cho những người nhập thất, nhưng bây giờ mẹ tôi nói rằng bản thân tôi nên nhập thất. Mặc dù sự nhập thất ba năm cấu tạo nên một phần trọn vẹn của sự tu hành của một Lạt ma, tôi không thể bắt đầu một cuộc nhập thất thay cho một cuộc nhập thất khác nếu mẹ tôi không nói với Lạt ma Tse Gon rằng tôi nên nhập thất ít tháng khi nhóm kế tiếp bắt đầu.

Cuộc nhập thất bắt đầu vào tháng thứ một, giữa mùa đông. Tôi có một giấc mơ khủng khiếp vào đêm hôm trước cuộc nhập thất. Một người đàn bà trần truồng và xấu xa vung một miếng vải đen trong bàn tay phải để đuổi tôi, và tôi biết tôi đang gặp một sự nguy hiểm ghê gớm. Tôi thức dậy, rất sợ hãi và không thể ngủ lại. Lạt ma Tse Gon cho rằng người đàn bà trong giấc mơ của tôi là Gamala, một tinh linh chiếm hữu đất địa phương. Mặc dù giấc mơ không phải là một dấu hiệu tốt lành, nhưng dù sao thì cuộc nhập thất đã bắt đầu vào ngày hôm sau.

Tôi trải qua ba năm của đời mình trong toà nhà nhập thất Tenp’hel Gonpa, nó đứng ở bên rìa của cộng đồng tu viện. Trong loại cấu trúc này không có những cánh cửa sổ nhìn ra ngoài, và những phòng nhỏ của người nhập thất hướng về một cái sân trong thoáng rộng. Có một kỷ luật khe khắt của cuộc nhập thất là người ta không thể nhìn và cũng không thể bị bất kỳ ai ở bên ngoài nhìn thấy, và toà nhà được thiết kế với chủ đích đó.

Một gian nhà lộ thiên được dùng làm nhà vệ sinh có một bức tường cao bao quanh. Chúng tôi có bảy người: Lạt ma Tse gon, Lạt ma Atse, tôi, hai tu sĩ khác, gonla – một hành giả thực hành pháp Hộ Pháp liên tục để bảo vệ con đường của hành giả – và một thị giả (người phục vụ). Vị thị giả giúp chăm sóc bàn thờ và cúng dường một trăm lẻ tám chén nước mỗi ngày. Ong ta mang lại cho chúng tôi thực phẩm và những vật dụng cần thiết khác, và mang nước trên lưng đi đi lại lại trong toà nhà nhập thất.

Những ngày nhập thất của chúng tôi được hoạch định bằng ba thời khoá thiền định chính thức. Một cái chiêng buộc chúng tôi ngưng trò chuyện vào lúc bắt đầu mỗi thời khoá và âm vang đến tận sự tĩnh lặng thiền định vào lúc cuối. Thời khoá đầu tiên bắt đầu rất sớm, khoảng ba hay bốn giờ vào buổi sáng, và sau đó là bữa điểm tâm. Việc chuẩn bị cho bữa điểm tâm bắt đầu từ đêm trước. Một cái bình đất sét với một lớp dày phân bò yak được chất đầy than cháy âm ỉ suốt đêm. Trên cái bình có treo một cái ấm khổng lồ đựng đầy nước và một nhúm lá trà, và tập hợp đầy đủ này được phủ bởi một miếng vải nặng để

cách ly.

Vào buổi sáng sữa và bơ được bỏ thêm vào trà nóng, và trà bơ được hoà với tsampa

– bột lúa mạch nướng là món chính của thực đơn hàng ngày của người Tây Tạng. Chúng tôi ăn tsampa với phó mát phơi khô hay sữa chua ba bữa một ngày. Nếu may mắn, chúng tôi có thịt khô để dùng với nó. Mỗi ngày sau bữa điểm tâm chúng tôi đáp lại những thỉnh cầu xin cầu nguyện và cúng dường từ dân chúng địa phương, để làm giảm bớt nỗi đau khổ

của người bệnh, người hấp hối và người mới chết. Lễ cúng dường lửa mà chúng tôi thực 17

hiện nhân danh họ có thể kéo dài đến tận buổi sáng nếu có nhiều sự yêu cầu. Trong thời gian còn lại trong ngày, chúng tôi thực hành pháp thiền định chính của mình, nó thay đổi khi cuộc nhập thất tiến triển. Thực hành này được ngắt quãng bởi những giờ nghỉ để dùng trà và ăn trưa. Sau bữa trưa, chúng tôi thường leo lên mái để rửa sạch chất cặn đọng lại trong những chén nước, đánh bóng cho tới khi chúng lấp lành trong ánh nắng mặt trời giữa trưa.

Vào cuối thời khoá buổi chiều, chúng tôi cầu nguyện vì lợi ích của người chết và thực hành pháp Hộ Pháp. Một dàn hợp xướng gồm các trống, kèn và trum-pét gây nên nỗi sợ hãi khi âm thanh ngập đầy đại sảnh thiền định và hoà lẫn với ánh sáng nhạt nhoà của buổi chiều. Bữa chiều ngắn ngủi, được tiếp theo lập tức bởi thời khoá cuối trong ngày mà chúng tôi kết thúc với pháp chod.

Mỗi đêm khi tôi đi ngủ trong hộp thiền định, tôi van nài Lạt ma Tse Gon mà hộp thiền định của ông ở kế bên tôi, xin ông kể cho nghe một câu chuyện. Ong không bao giờ từ chối, và kể đi kể lại những câu chuyện ưa thích nhất của tôi. Ngài biết một câu chuyện thật nên thơ về những con dã thú, một con chó và một con giun đất. Ngài nửa tụng, nửa hát nó cho tôi nghe, và tôi yêu thích nhịp điệu của nó. Ngài phải kể cho tôi câu chuyện đó hơn một trăm lần, tuy nhiên, đáng buồn thay, nó hoàn toàn biến mất trong ký ức của tôi Mặc dù Lạt ma Tse Gon là người hướng dẫn chính cho cuộc nhập thất của chúng tôi, một chiếc ngai nhỏ đã được làm cho tôi trong phòng thờ, và tôi giảng những thực hành chuẩn bị mà tôi đã nghe Lạt ma tse Gon giảng dạy trong khoá nhập thá6t trước. Trong bốn tuần đầu tiên, chúng tôi thực hành pháp guru Rinpoche Phẫn nộ, một phương pháp mạnh mẽ cắt đứt mê lầm tận gốc và giải trừ những chướng ngại phát sinh từ đó. Trong thực hành chúng tôi đặc biệt tập trung vào việc quét sạch các chướng ngại có thể vô hiệu hoá lợi lạc của cuộc nhập thất của chúng tôi.

Sau đó chúng tôi bắt đầu những thực hành chuẩn bị bằng việc suy niệm bốn tư tưởng: sự quý báu của việc được sinh ra làm người, sự vô thường, nghiệp và sự đau khổ.

Sau pháp này chúng tôi cử hành những lễ lạy nằm dài rất vất vả – một trăm ngàn trong muột một thời gian – trong khi quán tưởng những đối tượng quy y và tụng một lời nguyện quy y. Những lễ lạy là một biểu lộ vật lý của sự cầu nguyện, nó tịnh hoá ác hạnh được tạo nên qua việc sử dụng không thích đáng thân thể ta và tôn kính Đức Phật như vị Thầy toàn hảo, Pháp như giáo lý toàn hảo và Tăng đoàn – những bằng hữu gồm các hành giả Phật Giáo – như những bạn đồng hành trên con đường. Thỉnh thoảng tôi thực hiện thự hành của mình với động lực chân thành và trái tim tốt lành, và duy trì sự quán tưởng và trì tụng mạnh mẽ. Vào những lúc khác, tôi thự hành nó nhanh chóng và như một con vẹt.

Lạt ma Tse Gon thì quảng bác hơn tôi, và ông thực hiện các lễ lạy chậm rãi hơn.

Mỗi người chúng tôi đếm số lần lễ lạy của mình, điều đó cho tôi cơ hội để gian lận, là việc đôi khi tôi làm. Hơn nữa khi thỉnh thoảng đếm sai số lần lễ lạy và trì tụng thần chú, 18

tôi lén nhìn ra ngoài qua một cái lỗ nhỏ mà tôi tìm thất ở bức tường nhà vệ sinh, hẳn nhiên là một sự vi phạm luật lệ. Trong ngày, tôi có thể nghe tiếng trẻ con chơi đùa bên ngaòi toà nhà nhập thất, và tư tưởng của tôi lập tức di chuyển ra ngoài cửa. Tôi mong mỏi được chơi đùa với chúng và nghĩ rằng chúng thật may mắn biết bao khi được vui chơi trong khi tôi phải ở bên trong này. Tôi cảm thấy mình thật khốn khổ.



KHOẢNG BỐN THÁNG sau khi tôi bắt đầu nhập thất thì một sứ giả tới với tin tức hoàn toàn thay đổi tuổi thơ của tôi. Cái chết của mẹ tôi làm tôi choáng váng. Bà còn trẻ, mới ngoài ba mươi, và ngay cả việc bà bị bệnh tôi cũng không biết. Khi Lạt ma Tse Gon nhận được tin , ông lập tức rời ẩn thất để chuẩn bị cho tang lễ. Tôi cũng ra thất. Tôi cần phải tham dự mọi buổi lễ và nhìn thấy mẹ tôi lần cuối cùng.



Trong ba ngàysau khi mất, xác bà không bị đụng vào. Sau đó nó được tẩy rửa với nước nghệ, bọc trong vải trắng và ngồi trong tư thế của Đức Tara Trắng. Một vương miện và các vật trang sức của bổn tôn được đặt trên đầu bà. Trong năm ngày nữa, hàng trăm người tới cầu nguyện và bày tỏ sự tôn kính với người đã dâng hiến đời mình cho người khác. Bà đã ảnh hưởng sâu xa tới đời họ – chữa lành cho họ và con cái họ, cầu nguyện cho những thân quyến đã mất của họ và giúp đỡ họ giải quyết mọi loại chướng ngại. Bởi bà là một delog, một vài người nghĩ rằng ba sẽ trở lại cuộc đời một lần nữa. Tuy nhiên Tonpa Tulku trả lời: “Bây giờ bà không trở lại. Bà đang ở cõi thuần tịnh của Guru Rinpoche và sẽ lưu lại đó cho tới thời đại khác.”



Xác mẹ tôi được hoả thiêu trên mái nhà bà. Ở mỗi một trong bốn phương có một Lạt ma ngồi cử hành những thực hành về sự chết. Cái xác ở trong tư thế thiền định trong nhiều ngày và không đổ sụp xuống trong ngọn lửa thiêu cho tới khi nó gần hoá thành tro.

Các cầu vồng xuất hiện tự nhiên trong bầu trời xanh trong. Năm con chim kên kên bay quanh ngọn lửa vàsau đó cùng bay đi mất. Bốn hay năm viên xá lợi có kích thước bằng ngón tay dược tìm thấy trong tro tàn. Những dấu hiệu này cho thấy sức mạnh của sự thực hành và chứng ngộ của mẹ tôi, chứng tỏ rằng bà đã siêu vượt cái chết và sự tái sinh bình thường.



Khi tôi nhìn cảnh mọi người than khóc, các tang lễ và ngọn lửa hoả thiêu, mọi sự dường như rỗng tuếch và trống không. Thân xác mẹ tôi, thân xác tôi, thế giới quanh tôi –

tất cả được thấm đẫm một cảm thức sâu thẳm của sự huyễn hoá. Tôi không khởi những niệmtưởng. Tôi không bao giờ khóc.



Lạt ma Tse Gon nói với tôi: “Khi mẹ con trở bệnh, bà nói với cha dượng của con và những người hiện diện ở đó là ta sẽ trao cho con thông điệp này. Khi bà mang thai con, bà có hai giấc mơ. Trong giấc mơ đầu, một người đàn ông màu đỏ với cái đầu ngựa đi tới và hoà lẫn vào dạ dày của bà. Trong giấc mơ thứ hai, một hiện thể với nhiều đầu ở trong người bà, và mỗi cái đầu để hết tâm trí vào một hoạt động khác nhau. Một cái đầu thổi 19

một ốc xà cừ, một cái hát, một cái thì giảng dạy và v..v..., và mỗi một trong những hoạt động này nhắm tới một thính giả cao cấp khác biệt.



“Bà nói con cần được bảo cho biết là các giấc mơ này là những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy qua hoạt động của con, con có thể mang lại lợi lạc to lớn cho những người khác.

Tuy nhiên, bà cũng nói là trước hết con phải dâng hiến bản thân con cho kỷ luật của sự thực hành để con có thể tìm được sự giải thoát khỏi một viễn cảnh tầm thường , tự-quy và nhận ra bản tánh tuyệt đối của tâm. Khi con có thể an trú trong việc nhận ra sự tuyệt đối, con sẽ là một suối nguồn của sự lợi lạc bao la.”



Khi các buổi lễ chấm dứt, tôi trở lại ẩn thất. Chẳng bao lâu sau đó, Cậu Tromge, anh của mẹ tôi, tới Tenp’hel Gonpa, sau khi du hành bốn hay năm ngày từ Tromt’har. Ong tới để mang tôi và em tôi về với ông.



Cha dượng tôi không nghĩ rằng đây là điều nên làm, và họ đã thảo luận sôi nổi về chuyện này. Cha dượng tôi muốn tôi chấm dứt nhập thất. Ong cũng muốn nuôi đứa con gái của chính ông. Cậu tôi rất cứng rắn, khăng khăng nói rằng mẹ tôi đã chết thì trách nhiệm của ông là phải săn sóc chúng tôi. Mặc dù thế, là một đứa trẻ, tôi tự hỏi là động cơ của ông có quá phức tạp đến thế không. Cậu tôi ước muốn của cải và có thể lợi dụng tốt đẹp nó để gồng gánh gia đình khổng lồ của cậu, và mẹ tôi đã tích luỹ của cải vật chất.



Vấn đề tôi và em tôi đi hay ở càng trở nên gay cấn khi các vị sư và lạt ma của Tenp’hel Gonpa được biết lý do khiến cậu tôi có mặt ở đây. Họ không muốn chúng tôi đi và phản đối kịch liệt. Cha dượng tôi, một người sáng suốt và trầm tĩnh, cuối cùng đã đề nghị là tôi đã đủ lớn để quyết định vấn đề của chính tôi.



Một phái đoàn đông đảo gồm cả cha dượng và cậu tôi đi tới cửa toà nhà làm ẩn thất. Đang thiền định, tôi được mời tới để gặp họ. “ Tulku,” một người trong số đó nói,

“ngài đã mười một tuổi và mẹ ngài đã mất. Cậu ngài muốn đưa ngài đi theo ông ta. Cha dượng ngài muốn ngài ở lại. Ngài muốn làm điều nào?”



Để trả lời, tôi thực hiện cuộc diễn thuyết quan trọng đầu tiên trong đời tôi, và khi tôi nói, nó không từ kinh nghiệm của một đứa trẻ, mà từ mộtvị trí của sự thấu hiểu sâu xa. “

Tôi sẽ không đi,” tôi nói. “Mẹ tôi đem tôi tới vùng này, và bà xây căn nhà nơi cha dượng và em gái tôi hiện đang ở. Đối với chúng tôi, sẽ không tôn kính bà nếu từ bỏ nơi chốn này. Mẹ tôi đã tiên đoán cái chết của mình và chính vì ước muốn của bà mà tôi nhập thất trước khi bà mất. Tôi sẽ bất kính với bà nếu tôi từ bỏ nó.”



Tôi nói rằng tôi biết ơn vị đại diện của thượng thư xứ Dege – chính vì lời hứa của ông với mẹ tôi mà bộ trưởng đã đưa ra đề nghị nuôi dưỡng cha dượng, em gái cùng mẹ khác cha của tôi và tôi – nhưng tôi nói với ông là chúng tôi không cần sự trợ giúp của ông ta trong lúc này.



“Trong chừng mực mà của cải của mẹ tôi được qan tâm,” tôi nói tiếp, “tôi không cần tới nó. Tôi tin rằng tôi có nghiệp để có được thứ gì đó để ăn và thứ gì đó để mặc. Tất 20

cả những vật cúng dường mà người ta từng dâng tặng mẹ tôi vì những sự cầu nguyện và giúp đỡ của bàthì giờ đây tôi cúng dường cho sự lợi lạc của tấtcả chúng sinh.



“Ước muốn của mẹ tôi là xây dựng một bánh xe cầu nguyện với mười triệu thần chú trăm-âm Vajrasattva trong đó. Bà yêu cầu vị bảo trợ tốt lòng của bà là ông Gerong Drilo hoàn tất việc đó nếu bà mất hay vì lý do nào đó không hoàn thành nó được.”



Rồi tôi nóivới Drilo: “Ong, Drilo-la, tôi yêu cầu ông dùng toàn bộ của cải của mẹ tôi kể cả những đàn bò yak và cừu, đổi thành tiền mặt và coi sóc việc xây dựng bánh xe cầu nguyện. Khi tiền của mẹ tôi đã hoàn toàn được dùng hết cho mục đích này, xin hoàn thành lời hứa nguyện của ông với mẹ tôi và tự nhận bất kỳ phí tổn nào phải trả thêm.”



In mười triệu thần chú Vajrasattva thì tốn kém rất nhiều; mới chỉ phần giấy hầu như đã mất mười ba ngàn đồng bạc, một tài sản đáng kể đối với tiêu chuẩn của bất kỳ ai. Giấy được chở từ Trung Quốc bằng bò yak, một cuộc hành trình dài nhiều tháng. Bánh xe cầu nguyện cũng như toà kiến trúc dùng để chứa nó làmbaà¨ng gỗ. Chúng tôi sống trên một độ cao đến nỗi người ta phải đi mất bảy ngày để tìm ra gỗ – lại một phí tổn khác nữa.



Phải mất hai nămsau cái chết của mẹ tôi bánh xe cầu nguyện mới được hoàn thành.

Nó là một xy lanh hình trụ khổng lồ, được tô vẽ đẹp đẽ, có chứa một cuộn lớn các thần chú được in ấn. Nó được thiết lập thẳng đứng trong chính kiến trúc nhỏ của nó, và mọi người có thể đi quanh nó, quay xy lanh bằng cách nắm một tay cầm khi họ đang đi. Một cái chuông trên đỉnh ngân lên mỗi lần quay.



Trong kiến trúc chứabánh xe cầu nguyện, nó vừa đủ lớn để đi kinh hành xung quanh, tiếng động của các thần chú đang quay thì giống như một kinh nghiệm thực sự về sự thấm nhập của sự tịnh hoá Vajrasattva. Điều này đã đáp ứng ý định của mẹ tôi là tất cả mọi người đến đó và cầu nguyện với niềm tin sẽ được gột sạch các tập quán và độc chất che chướng của tâm thức, và nhờ sự ban phước của lòng bi mẫn và trí tuệ của Đức Varasattva mà tất cả sẽ được an trú trong sự thuần tịnh nội tại của bản tánh tuyệt đối của tâm họ.



Cái chết của mẹ tôi củng cố mạnh mẽ cho tôi rằng thật thất vọng biết bao khi bám níu vào những gì vô thường. Tôi đã yêu mến mẹ tôi và nương tựa nơi bà, như đã thương yêu cha dượng, em gái tôi và nhiều người khác, và lòng từ và bi của bà dành cho chúng tôi thì thật vô hạn. Nhưng những mối giây chắc chắn đó không ngăn cản được bà thoát khỏi sự bám níu của chúng tôi và cái chết. Ngay cả sự chứng ngộ trí tuệ của bà, nó siêu vượt cái chết, đã không đẩy lui được sự mất mát của thân xác bà. Không lâu trước đây, gia đình tôi đã từng rất giàu có. Giờ đây của cải đã được hiến tặng rộng rãi cho các lạt ma hướng dẫn các tang lễ và cho sự hoàn thành bánh xe cầu nguyện. Nó hoàn toàn chính xác như tôi từng được giảng dạy. Của cải tồn tại không lâu dài hơn chất mật mà những con ong thâu thập được.



21





[/COLOR]