kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: Thử Bộ Hổ Hình Môn

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Thử Bộ Hổ Hình Môn

    Xuất xứ
    Môn phái Thử bộ Hổ hình công được kết hợp và đồng sáng lập bởi 2 vị cao tăng Thiếu Lâm là Trương Cửu Nghĩa và Thái Bát Đạt, thời nhà Minh (Trung Quốc). Hổ hình công là ưu thế của Trương Cửu Nghĩa với quyền thuật dũng mãnh như loài hổ; trong khi bộ pháp do ông Thái Bát Đạt lập nên.
    Tương truyền có lần Thái Bát Đạt giao đấu với một cao thủ Thiếu Lâm và chiến bại, đành hẹn 3 năm sau tái đấu phân định thắng thua lần nữa. Miệt mài khổ luyện và nghiên cứu, họ Thái phát hiện ra cách di chuyển của loài chuột: lanh lẹ, không quy tắc, chạy đâu tùy ‎ý. Thử bộ chủ về tấn pháp mượn bộ đánh xa, thâu rút nhanh gọn, mã bộ vững chắc, tiến thối tùy tâm, nhanh như như loài chuột (động như Thử, tịnh như Xích Thố, vững như Tượng…). Phối hợp những ưu điểm này với sự vững vàng, dùng sức mạnh của khối, uy mãnh của võ hổ sẵn có, Thái Bát Đạt luyện ra các chiêu thức cài phá, áp đảo, tránh né liên tục; phóng xa, rút ngắn, khi cao khi thấp nhưng rất vững chắc. Đến ngày hẹn 3 năm sau, phương pháp dùng Thử bộ kết hợp với Hổ hình công này đã giúp ông đánh bại vị cao thủ lúc trước. Từ đó, những tuyệt học này được truyền dạy cho các môn đệ chùa Thiếu Lâm. Theo thông lệ của Thiếu Lâm, dịp rằm tháng Giêng mỗi năm, những người đã xuống núi đều phải trở về chùa để ôn luyện, thi thố tài nằng và truyền lại phát kiến võ học thu nạp được trong quá trình hành tẩu giang hồ cho các đệ tử khác.
    Vào triều đại Mãn Thanh (Trung Hoa), hoàng đế đàn áp Phật giáo, nhiều chùa Thiếu Lâm bị thiêu cháy. Trong cảnh loạn lạc, 9 vị cao tăng lánh nạn sang đảo Hải Nam và truyền bá những tuyệt học của Thiếu Lâm cho cư dân bản địa, trong đó có môn Thử bộ Hổ hình công được lưu danh cho đến ngày nay. Sống trên miền sông biển xứ đảo, người Hải Nam cần đôi chân rắn chắc vững vàng nên họ rất thích môn võ này. Do từng trải cuộc sống cơ cực dầm mưa dãi nắng trên xứ đảo nên họ ngừng khổ luyện vì vậy quyền thuật người Hải Nam đánh ra mãnh như hổ với sức công phá khôn lường. Sau đó Thử bộ Hổ hình công được phát triển rầm rộ và lan truyền sang nhiều vùng đất khác.

    Hổ hình công ở Việt Nam

    Trong số những người thụ học Thử bộ Hổ hình công, võ sư Lâm Du Lân thuộc hàng tứ đại cao thủ tại đảo Hải Nam. Năm 1910, Nhật xâm lược Trung Quốc, võ sư Lâm Du Lân đưa vợ con sang Việt Nam lánh nạn. Năm 1945, ông rời Việt Nam trở về cố hương và giao sự nghiệp võ học lại cho con trai là võ sư Lâm Hào tiếp tục phát triển tại vùng Chợ Lớn. Cùng với võ đường của mình, ông Lâm Hào đã đứng ra thành lập đội múa hổ Hải Nam (tương tự múa lân), tiền thân của đội lân sư rồng Kim Sư Thanh Liên ngày nay tại quận 5 (TP.HCM).

    Đặc điểm của loài hổ là dùng trảo để tấn công con mồi hay địch thủ; 3 món vũ khí trọng yếu của hổ gồm tán, vồ, đánh. Theo võ sư Lâm Thi Quốc, không phải chỉ dùng trảo mới được gọi là hổ quyền. Người đánh võ hổ phải có thần sắc, uy thế của mãnh hổ, dù trong một cú đấm, một cái chưởng hay cái nghiêng người. “Chủ về tấn công, nên thường dùng sự uy mãnh để khắc chế áp đảo, triệt đòn đối phương; thân thủ phải nhanh mạnh, mượn nhu xuất cương, đòn thế đa dạng, biến hóa liên tục. Trong phòng vệ, Hồ hình công thường dùng kiều thủ, hay có thể gọi là tay hổ mà tiếng Hải Nam là “khạo” (câu, móc); đây là những thủ pháp ém tay, đờn triệt, lòn lách khỏi tay đối phương”-Võ sư Quốc diễn tả. Mỗi đòn đánh của người luyện Hổ quyền thường phát huy hết sức mạnh toàn thân với sức công phá mạnh mẽ, đòn thế liên hoàn, sử dụng hết ưu thế những góc cạnh của tay-chân-chỏ-gối-vai-hông. Có thơ tả đặc thù hình thể của chúa sơn lâm, rằng : Hổ hình tùng biên bộc/Kỳ lợi câu đờn giác/Kiên yêu thượng hạ lạc/Dũng mãnh khắc cường địch/Sở dĩ mệnh hổ hình…


    Mình còn thấy môn này đặc biệt ở chổ là không có đòn đón đở như các môn võ khác, mà chỉ có né lách và triệt phá đòn tấn công của đối phương thôi( hổ mà ^^ )


    thật sự thì môn phái này còn rất nhiều thứ để nói nhưng mình chưa đủ trình độ và tư cách để luận bàn:tongue: nên tạm copy tư liệu có trên mạng để giới thiệu sơ với các bạn mà tư liệu sưu tập dc lại hơi ít, xin các bạn bỏ qua:sigh::not_worthy:
    Last edited by Khoai Lang; 03-07-2011 at 02:46 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cõi Vô Hình
    By Bin571 in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 55
    Bài mới gởi: 25-03-2015, 02:01 AM
  2. MỘT SỐ TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC TRONG LỊCH SỨ DÂN TỘC
    By Bin571 in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 14
    Bài mới gởi: 19-05-2013, 08:11 AM
  3. Khai Thị Pháp Môn
    By bachliencu in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-06-2011, 08:42 PM
  4. LỜI VÀNG VỀ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
    By bachliencu in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 22-05-2011, 04:31 PM
  5. BÀ LA MÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
    By aptruong in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-01-2011, 12:58 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •