kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Ðề tài: Hiểu Biết Về Định (Samādhi)

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Hiểu Biết Về Định (Samādhi)

    Khi nghiên cứu kinh điển Pāli, Munindra biết được rằng Ðức Phật đã giảng và dạy hai loại thiền: một để phát triển định tâm và một để phát triển tuệ giác. Ngài giải thích:

    Cần phải bắt đầu bằng định. Chúng ta là chúng sanh ở cõi dục giới nên tâm thường bị phân tán, loạn động vì luôn tiếp xúc với sáu loại đối tượng – sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Tâm ta cứ đi lang thang từ đối tượng này sang đối tượng khác từng khoảnh khắc một. Phát triển định tâm (samātha bhāvanā) là một phương cách để an trụ tâm. Ðức Phật có chỉ ra rất nhiều phương pháp phát triển sự định tâm như pháp quán tưởng và tụng niệm.

    Từ trạng thái tâm phóng dật, ta cố gắng đặt sự chú tâm trên một đối tượng nhất định, bỏ qua các đối tượng khác. Chú tâm có nghĩa là cùng ở với đối tượng. Trạng thái tâm này cùng đi với nhất điểm tâm, nhưng chúng khác nhau. Nếu ta hướng tâm vào việc đánh đập, giết hại, trộm cắp, đó là chú tâm bất thiện, là tà định. Khi chánh niệm vừa có mặt thì tất cả các yếu tố khác đều được thanh lọc – bởi vì chánh niệm luôn luôn là trạng thái tâm thiện lành và là một yếu tố tỏa sáng. Là con người, ta có tiềm năng đạt được tất cả các loại hạnh phúc, tất cả các kinh nghiệm cao đẹp. Nhưng khi nào ta còn trong cảnh giới của giác quan và ý niệm, các năng lực tiêu cực có thể kéo ta đi xuống. Những năng lực này gọi là triền cái hay chướng ngại của tâm – tham ái, sân hận, bất an giao động, dã dượi buồn ngủ, và hoài nghi. Khi ta cố gắng hành thiền để an trụ tâm thì những chướng ngại này hay ngăn chận các nỗ lực đó. Khi tâm định được vun bồi mạnh mẽ, hành giả đạt đến các tầng thiền (jhāna), nhập định và kinh nghiệm được trạng thái tịnh tĩnh, an lạc. Lúc đó là lúc cả năm chướng ngại tâm yếu đi, bị đè nén xuống tận đáy sâu.


    Ngài Munindra mô tả năm thiền chi có khả năng chận đứng được năm triền cái trong tầng thiền thứ nhất: định tâm hay nhất tâm diệt trừ tham ái, hỷ diệt trừ sân hận, lạc diệt trừ bất an giao động, tầm (hướng tâm chính xác và trực tiếp vào đối tượng) diệt trừ dã dượi buồn ngủ, tứ (áp đặt tâm trên đối tượng) diệt trừ hoài nghi.

    Các tầng thiền là gì? Tầng thiền có thể đi lên cao và cao hơn nữa, nhưng tất cả đều còn là phàm tâm và còn chịu điều kiện, không phải là tâm siêu thế. Nhưng các tầng thiền này có ích lợi vì gom tụ và an định tâm, chế ngự được năng lực tiêu cực của các chướng ngại thường khởi lên khi ta hành thiền.


    Ngài đưa ra một thí dụ so sánh để giúp các môn sinh hiểu rõ hơn:

    Khi chúng ta ném một vật gì lên trên cao, nó sẽ rơi xuống do sức hút của trái đất. Nhưng sức mạnh vượt bực của một hỏa tiễn có thể vượt qua hấp lực ấy và trở thành vô trọng lượng, như vậy trọng lực không thể kéo nó xuống được. Rồi nếu ta có thể đi cao hơn nữa thì sức hút của các hành tinh xa hơn sẽ kéo ta về hướng đó. Tương tự như thế, khi sinh hoạt bình thường, ta không cảm nhận được sức hút của các triền cái. Nhưng khi ta vừa tập trung tâm ý thì những năng lực tiêu cực ấy nổi lên. Nỗ lực giữ chánh niệm liên tục đều đặn, đưa tâm về một đề mục, sẽ làm tâm mạnh mẽ và bén nhạy. Dần dần, các triền cái bị đè nén xuống. Những yếu tố thiền chi của các tầng định giúp tâm vượt qua trạng thái mê mờ. Càng tiến lên các tầng bậc cao hơn, chúng càng mạnh mẽ vững chãi hơn, khiến tâm thêm tĩnh tịnh, trong sáng và nhẹ nhàng.

    Tuy nhiên, Ngài Munindra cũng cảnh giác các môn sinh về các trạng thái thay đổi của tâm thức này

    Các tầng thiền này tự chúng không phải là giác ngộ. Trạng thái tự tại an nhiên đạt được ở đây là do hành giả đã vượt qua những năng lực tiêu cực – các triền cái. Hành giả giờ đang thọ hưởng sự an lạc tột bực của hạnh phúc tâm linh, không phải của lạc thú giác quan. Ngay cả các tầng thiền cao nhất, nơi hành giả kinh nghiệm được tâm thức vô biên, cũng không phải là giác ngộ.

    Trong các pháp thoại, Ngài thường phân biệt chánh niệm (sati) và định (samādhi). Chúng khác nhau nhưng bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau để đạt được các tuệ giác minh sát (vipassanā) và trí tuệ trực giác (paññā) trên đường tu tập giải thoát. Định (samādhi) hay thiền chỉ (samatha) trợ lực cho đường tu được dễ dàng hơn. Ngài Munindra chỉ dạy ba cách để đạt giác ngộ: thứ nhất là hành thiền chỉ (samatha) rồi lấy tâm an trụ làm đề mục cho thiền quán vipassanā, thứ hai là hành thiền chỉ và thiền quán xen kẽ, và thứ ba là hành thiền quán đơn thuần. Ngài cho thí dụ:

    Giả sử bạn muốn vượt qua một con sông lớn. Bạn có thể bơi qua nhưng cũng có thể dùng thuyền. Ði thuyền dễ hơn mà cũng thú vị hơn. Nếu biết cả hai thứ thiền chỉ và quán thì cũng như qua sông bằng thuyền, rất nhanh chóng. Nhưng nếu không biết thiền chỉ thì bạn phải dùng tay và chân để bơi qua. Thiền quán đơn thuần, không có kèm theo thiền chỉ, gọi là vipassanā khô (sukkha-vipassanā). Việc tu tập sẽ dễ thông đạt hơn nếu thực hành cả hai.

    Sống Viên Mãn Kiếp Này
    (Những lời dạy của ngài Mundinra)

    http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-125...-kiep-nay.html
    Last edited by delightdhamma; 18-02-2013 at 01:57 AM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. SƯ ÐỊA LUẬN THÍCH
    By phanquanbt in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 27-05-2013, 02:57 PM
  2. BẠN MUỐN GÌ KHI ĐẾN VỚI ĐẠO PHẬT?
    By hoasenngancanh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 103
    Bài mới gởi: 20-02-2013, 07:52 AM
  3. Bài viết của tiên sinh vuivui
    By NINJA-dap-xichlo in forum Tử Vi
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 19-06-2012, 03:10 PM
  4. TÂM VŨ TRỤ
    By doxuantho in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 242
    Bài mới gởi: 26-03-2012, 02:27 PM
  5. Tìm hiểu về TĐGCL
    By tinhkhithan in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 28-06-2011, 05:51 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •