Trang 1 trong 4 1234 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 70

Ðề tài: Niệm hơi thở - anapanasati

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Niệm hơi thở - anapanasati

    Đây là phương pháp mở đầu và xuyên suốt cả quá trình thực hiện 4 niệm xứ - Con Đường Độc Nhất - Ekāyano maggo - đem đến sự giải thoát giác ngộ, đây cũng là phương pháp vừa có thể dùng nó để phát triển tâm định bình an lại vừa có thể dùng nó để phát triển trí tuệ minh sát.

    Anapanasati bao gồm cả thảy 16 giai đoạn, dưới đây là 4 giai đoạn đầu tiên trình bày theo hệ thống thứ lớp, bài bản

  2. #2

    Mặc định

    Tư thế

    Anapanasati có thể thực hiện ở mọi tư thế đi, đứng, nằm, ngồi. Trong đó ngồi là tư thế phổ biến nhất.
    Ngồi thẳng lưng và buông lỏng toàn bộ cơ thể. Hành giả có thể chọn bất cứ tư thế nào thích hợp nhất cho mình.
    Tư thế ngồi tốt nhất là tư thế ngồi thẳng lưng thoải mái, buông lỏng toàn bộ cơ bắp, tránh mọi sự căng cứng không cần thiết.

  3. #3

    Mặc định

    Điểm xúc chạm

    Hơi thở ra vào tiếp xúc với cơ thể ở chỗ nào thì đấy là điểm xúc chạm. Điểm xúc chạm có thể nằm ở vùng môi trên hoặc ở giữa lỗ mũi hay ở chóp mũi.
    Một số hành giả có hơn 2 điểm xúc chạm khác nhau, lúc này hành giả nên chọn một điểm rõ ràng nhất làm điểm xúc chạm của mình.
    Một số hành giả khác lại không có điểm xúc chạm rõ ràng, lúc này hành giả có thể chọn khu vực cửa mũi làm điểm xúc chạm và trụ tâm ở đó.

  4. #4

    Mặc định

    Hơi thở vào ra

    Hành giả giữ tâm ở điểm xúc chạm, để hơi thở tự nhiên và biết rõ hơi thở vào, hơi thở ra qua điểm xúc chạm. Hơi thở vào, hành giả để ý biết rõ là hơi thở đang vào. Hơi thở đang ra, hành giả để ý biết rõ là hơi thở đang ra.
    Hơi thở có lúc nóng rực, có lúc mát lạnh … hành giả không nên chú ý đến các đặc tính này của hơi thở. Hành giả chỉ làm một việc duy nhất là để tâm biết rõ hơi thở đang vào, hơi thở đang ra qua điểm xúc chạm.
    Hành giả không nên đuổi theo bất kỳ suy nghĩ hay cảm giác nào. Khi có những suy nghĩ, cảm giác khởi lên hành giả cứ phớt lờ, mặc kệ chúng và chú tâm nhận biết trở lại hơi thở vào, hơi thở ra.
    Tỉnh giác thở vô, vị ấy biết mình đang thở vô. Tỉnh giác thở ra, vị ấy biết mình đang thở ra. Khi hành giả có thể chú tâm vào hơi thở 30 phút hay hơn, hành giả chuyển sang bước tiếp theo – làm rõ độ dài hơi thở.

  5. #5

    Mặc định

    Độ dài hơi thở

    Tỉnh giác thở vô dài, vị ấy biết mình thở vô dài, tỉnh giác thở ra dài, vị ấy biết mình thở ra dài. Tỉnh giác thở vô ngắn, vị ấy biết mình thở vô ngắn, tỉnh giác thở ra ngắn, vị ấy biết mình thở ra ngắn.
    Hơi thở dài là hơi thở có thời gian đi lâu qua điểm xúc chạm, hơi thở ngắn là hơi thở có thời gian đi nhanh qua điểm xúc chạm.

    Ở bước trên, khi đang quan sát hơi thở vào, hơi thở ra hành giả cũng biết hơi thở là dài hay ngắn, ở đây hành giả để ý làm rõ hơn điều này.
    Hành giả không nên nghĩ trong đầu là: hơi thở dài, hơi thở dài …. Hành giả cũng không nên nghĩ trong đầu là: hơi thở ngắn, hơi thở ngắn ….

    Giống như một người gác cổng đứng ở cổng thành, khi có đoàn người đi qua anh ta để ý và biết rõ đoàn người này là dài hay ngắn, anh ta không lặp lại trong đầu: đây là đoàn người dài, đây là đoàn người dài, đây là đoàn người ngắn, đây là đoàn người ngắn … anh ta chỉ để ý và biết rõ độ dài của đoàn người.

    Cũng vậy, hành giả giữ tâm ở điểm xúc chạm và biết rõ độ dài hơi thở. Hơi thở có khi là dài, có khi là ngắn hoặc lúc dài lúc ngắn. Bất kể là gì hành giả cũng nên để hơi thở diễn tiến tự nhiên, không nên điều khiển hay thao túng hơi thở.

  6. #6

    Mặc định

    Toàn thân hơi thở

    Sau khi có thể nhận biết chiều dài hơi thở trong 1 tiếng đồng hồ hay hơn, hành giả chuyển sang bước nhận biết toàn thân hơi thở từ lúc hơi thở bắt đầu chạm điểm xúc chạm, đi ngang qua điểm xúc chạm, cho đến lúc kết thúc khỏi điểm xúc chạm.

    Hành giả để hơi thở tự nhiên, giữ tâm ở điểm xúc chạm và nhận biết rõ lúc hơi thở đang đi vào, đang đi ngang qua và kết thúc, giữ tâm ở điểm xúc chạm biết rõ hơi thở đang đi ra, đang đi ngang qua và kết thúc. . . Hành giả không nên đi theo hơi thở vào bên trong cơ thể hay ra bên ngoài cơ thể.

    Giống như người gác cổng, anh ta đứng ở cổng thành, khi người đầu tiên của đoàn người đi qua cổng thành anh ta biết rõ điều đó, khi toàn bộ đoàn người đi ngang qua cổng thành anh ta biết rõ điều đó, khi người cuối cùng của đoàn người đi qua cổng thành anh ta biết rõ điều đó. Người gác cổng vẫn đứng ở cổng thành và không đi theo đoàn người vào bên trong hay ra bên ngoài.

    Cũng vậy, hành giả giữ tâm ở điểm xúc chạm và biết rõ lúc hơi thở đang đi vào qua điểm xúc chạm, đang đi ngang qua và kết thúc khỏi điểm xúc chạm, giữ tâm ở điểm xúc chạm biết rõ hơi thở đang đi ra qua điểm xúc chạm, đang đi ngang qua và kết thúc khỏi điểm xúc chạm. Hành giả không đi theo hơi thở vào bên trong hay ra bên ngoài cơ thể. Giữa hơi thở vào và hơi thở ra thường có một khoảng ngưng.

  7. #7

    Mặc định

    Hơi thở vi tế

    Khi hành giả chú tâm biết toàn thân hơi thở vào, toàn thân hơi thở ra, hơi thở của hành giả sẽ ngày càng trở nên nhẹ nhàng và vi tế hơn. Thậm chí, có lúc nó không còn rõ ràng nữa vì niệm lực của hành giả vẫn chưa đủ để quan sát.

    Khi hơi thở biến mất, hành giả không nên ngừng thiền và bỏ đi. Nếu làm vậy hành giả sẽ không thể phát triển định lực của mình.

    Lúc này hành giả vẫn tiếp tục thiền và chú tâm vào điểm xúc chạm tạm thời thay thế hơi thở. Khi hành giả chú tâm theo cách này, niệm của hành giả sẽ tăng trưởng từ từ và hành giả sẽ thấy hơi thở trở lại. Khi đó hành giả lại bắt đầu chú ý nhận biết toàn thân hơi thở vi tế vào, toàn thân hơi thở vi tế ra qua điểm xúc chạm.

    Một số hành giả có thể bị căng cứng cổ hay cơ mặt, đó là bởi vì hành giả đã chú tâm quá mức vào một đặc tính cứng nào đó hoặc điểm xúc chạm. Điểm xúc chạm chỉ là nơi hành giả giữ tâm đứng yên, đối tượng nhận biết của hành giả là hơi thở và chỉ duy nhất hơi thở mà thôi. Chỉ khi hơi thở biến mất, hành giả mới tạm thời chú tâm vào điểm xúc chạm thay thế hơi thở. Trong trường hợp bị căng cứng cổ hay cơ mặt, hành giả hãy ngồi buông lỏng toàn thân, tránh mọi sự căng gồng của cơ thể, không nên cắn răng vào nhau..

    Một số hành giả lại cảm thấy cơ thể bồng bềnh, trôi nổi. Đó là vì hành giả đã đi theo hơi thở vào bên trong cơ thể như ngực, bụng, lỗ rún … hay ra xa bên ngoài cơ thể. Lúc này hành giả hãy quay lại điểm xúc chạm, giữ tâm ở đó và chỉ nhận biết hơi thở khi nó đi qua điểm xúc chạm mà thôi. Hành giả không nên đi theo hơi thở vào bên trong cơ thể hay ra bên ngoài cơ thể mình.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 7654321 Xem Bài Gởi
    Hơi thở vi tế




    Một số hành giả lại cảm thấy cơ thể bồng bềnh, trôi nổi. Đó là vì hành giả đã đi theo hơi thở vào bên trong cơ thể như ngực, bụng, lỗ rún … hay ra xa bên ngoài cơ thể. Lúc này hành giả hãy quay lại điểm xúc chạm, giữ tâm ở đó và chỉ nhận biết hơi thở khi nó đi qua điểm xúc chạm mà thôi. Hành giả không nên đi theo hơi thở vào bên trong cơ thể hay ra bên ngoài cơ thể mình.


    Có cái gì không được ổn à nghe 107 dap dau107 dap dau107 dap dau
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  9. #9

    Mặc định

    Hôm nay tôi mới để ý đọc lại toàn bộ các bài viết trong topic của bạn 7654321. Trước hết tôi xin tán thán công đức post bài của bạn. Tuy nhiên tôi xin góp ý về 2 đoạn viết Độ dài hơi thở và Toàn thân hơi thở.. Khi bắt đầu học thiền học đạo, đây cũng là 2 câu hỏi thường xuyên tôi hỏi khi gặp các hành giả cũng như các vị sư hướng dẫn hành thiền vì qua được cửa này thì hành giả hành thiền Chỉ sẽ được thông suốt. Tức là thế nào là thở vào (ra) dài ta biết vào ra dài ? thế nào là cảm giác tòan thân tôi thở vào (ra) ?. Có một số vị không trả lời được vì nhầm lẫn pháp hành. Để tránh nhầm lẫn trong pháp hành như bạn đang post tôi xin trao đổi mong rằng sẽ có lợi lạc đến với một số bạn đọc.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 7654321 Xem Bài Gởi
    Độ dài hơi thở

    Tỉnh giác thở vô dài, vị ấy biết mình thở vô dài, tỉnh giác thở ra dài, vị ấy biết mình thở ra dài. Tỉnh giác thở vô ngắn, vị ấy biết mình thở vô ngắn, tỉnh giác thở ra ngắn, vị ấy biết mình thở ra ngắn.
    Hơi thở dài là hơi thở có thời gian đi lâu qua điểm xúc chạm, hơi thở ngắn là hơi thở có thời gian đi nhanh qua điểm xúc chạm.

    Ở bước trên, khi đang quan sát hơi thở vào, hơi thở ra hành giả cũng biết hơi thở là dài hay ngắn, ở đây hành giả để ý làm rõ hơn điều này.
    Hành giả không nên nghĩ trong đầu là: hơi thở dài, hơi thở dài …. Hành giả cũng không nên nghĩ trong đầu là: hơi thở ngắn, hơi thở ngắn ….

    Giống như một người gác cổng đứng ở cổng thành, khi có đoàn người đi qua anh ta để ý và biết rõ đoàn người này là dài hay ngắn, anh ta không lặp lại trong đầu: đây là đoàn người dài, đây là đoàn người dài, đây là đoàn người ngắn, đây là đoàn người ngắn … anh ta chỉ để ý và biết rõ độ dài của đoàn người.

    Cũng vậy, hành giả giữ tâm ở điểm xúc chạm và biết rõ độ dài hơi thở. Hơi thở có khi là dài, có khi là ngắn hoặc lúc dài lúc ngắn. Bất kể là gì hành giả cũng nên để hơi thở diễn tiến tự nhiên, không nên điều khiển hay thao túng hơi thở.
    Việc ví người đứng ở cổng thành quan sát đoàn quân dài hay ngắn đi qua cổng thành là sự nhầm lẫn. Bạn thử xem chỉ khi hơi thở kết thúc bạn mới biết nó kết thúc và bạn không thể nhớ điểm đầu của hơi thở bắt đầu cách điểm cuối bao nhiêu lâu. Nó khác với đoàn quân, cho dù đoàn quân đã đi qua bạn vẫn nhìn thấy đoàn quân. Hơn thế nữa bạn không thể nhớ hơi thở trước và hơi thở sau chênh nhau bao nhiêu nếu bạn chỉ duy trì tâm ở điểm xúc chạm. Đoàn quân cũng vậy, bạn cũng không thể biết đoàn quân đi trước dài hay ngắn hơn đoàn quân đi sau vì đoàn quân đi sau chưa tới, và nếu nó tới thì sau nó lại nối tiếp đoàn quân nữa....

    Tiếp theo tôi chỉ rõ sự nhầm lẫn này trong bài viết bạn đã post: ''Hơi thở dài là hơi thở có thời gian đi lâu qua điểm xúc chạm, hơi thở ngắn là hơi thở có thời gian đi nhanh qua điểm xúc chạm'' là không chuẩn xác. Khi mới thiền hơi thở của bạn rất thô và gấp gáp. Càng ngồi lâu hơi thở của bạn trở nên lắng dịu và khoảng cách giữa các hơi thở xa nhau. Do đó lượng hơi thở qua lại điểm xúc chạm giảm dần và nếu đến Tứ thiền thì nó gần như không thấy nữa. Nếu ngồi thiền như bạn học được thì bạn sẽ có 3 tâm: một tâm duy trì ở xúc chạm (tâm chánh niệm), một tâm tính xem hơi thở này thời gian bao lâu (tâm vọng tưởng) rồi đem so sánh với hơi thở trước để so sánh dài hay ngắn (tâm vọng tưởng). Với 3 tâm này diễn ra lần lượt thì bạn sẽ đánh mất điểm xúc chạm (chánh niệm-ghi nhận chân chính) nghĩa là bạn tưởng mình đang thiền mà không thiền gì cả vì tâm chưa định được trên đối tượng (điểm xúc chạm).

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 7654321 Xem Bài Gởi
    Toàn thân hơi thở
    Sau khi có thể nhận biết chiều dài hơi thở trong 1 tiếng đồng hồ hay hơn, hành giả chuyển sang bước nhận biết toàn thân hơi thở từ lúc hơi thở bắt đầu chạm điểm xúc chạm, đi ngang qua điểm xúc chạm, cho đến lúc kết thúc khỏi điểm xúc chạm.

    Hành giả để hơi thở tự nhiên, giữ tâm ở điểm xúc chạm và nhận biết rõ lúc hơi thở đang đi vào, đang đi ngang qua và kết thúc, giữ tâm ở điểm xúc chạm biết rõ hơi thở đang đi ra, đang đi ngang qua và kết thúc. . . Hành giả không nên đi theo hơi thở vào bên trong cơ thể hay ra bên ngoài cơ thể.

    Giống như người gác cổng, anh ta đứng ở cổng thành, khi người đầu tiên của đoàn người đi qua cổng thành anh ta biết rõ điều đó, khi toàn bộ đoàn người đi ngang qua cổng thành anh ta biết rõ điều đó, khi người cuối cùng của đoàn người đi qua cổng thành anh ta biết rõ điều đó. Người gác cổng vẫn đứng ở cổng thành và không đi theo đoàn người vào bên trong hay ra bên ngoài.

    Cũng vậy, hành giả giữ tâm ở điểm xúc chạm và biết rõ lúc hơi thở đang đi vào qua điểm xúc chạm, đang đi ngang qua và kết thúc khỏi điểm xúc chạm, giữ tâm ở điểm xúc chạm biết rõ hơi thở đang đi ra qua điểm xúc chạm, đang đi ngang qua và kết thúc khỏi điểm xúc chạm. Hành giả không đi theo hơi thở vào bên trong hay ra bên ngoài cơ thể. Giữa hơi thở vào và hơi thở ra thường có một khoảng ngưng.
    Đoạn trên này là sự nhầm lẫn 100% trong pháp hành. Điểm xúc chạm chỉ là ghi nhận ban đầu nó thuộc 2 chi Tầm và Tứ. Tầm là tìm kiếm điểm xúc chạm. Tứ là chà sát điểm xúc chạm (khi hơi thở đi qua điểm xúc chạm và khoảng cách các hơi thở dần dần lắng dịu và xa nhau trên tiến trình thiền Định một cách rất tự nhiên. Cảm giác toàn thân ta thở vào (ra). Lúc này điểm xúc chạm được mở rộng trên toàn thân. Đây là giai đoạn các chỉ Hỷ và Lạc được sinh lên trong giai đoạn hoàn tất bậc thiền đầu tiên (Sơ thiền). Khi hơi thở đi vào (ra) trong thân này thì sự thật về hơi thở vào (ra) không chỉ ở điểm xúc chạm mà còn ở toàn thân. Thân ta như một quả bóng (phùng/xẹp) theo hơi thở. Từ chân lên đến đỉnh đầu đều dãn ra khi hơi thở vào và chùng xuống khi hơi thở ra. Điểm nổi bật phùng xép lớn nhất là ở bụng. Vậy khi hơi thở vào ra thân không chỉ ở cửa mũi (điểm xúc chạm) mà còn ở toàn thân. Chi Tầm và Tứ được xác đinh ở nơi đầu tiên hơi thở vào ra thân. Chi Hỷ được xác định bằng ''điểm xúc chạm'' toàn thân (toàn thân như một điểm xúc chạm to lớn). Vậy nên khi ''cảm giác thoàn thân ta thở vào/ra thì đồng nghĩaa với việc điểm xúc chạm ban đầu ở cửa mũi sẽ bị thay thế cho ''điểm xúc chạm toàn thân này'' vì một tâm không thể có 2 cảnh đồng thời diễn ra. Chi Tầm và Tứ được phát triển tiếp tới chi Hỷ và sau đó là Lạc (An tịnh toàn thân ta thở vào/ra). Như vậy ''cảm giác thoàn thân ta thở vào/ra'' vị hành giả cảm nhận từ chân đến đầu dãn ra (phùng ra) khi hơi thở vào và chùng xuống (xẹp) khi hơi thở ra. Điểm xúc chạm đầu tiên ở đầu cửa mũi là một điểm nay điểm đó được mở rộng lên toàn thân mà không nằm ở nơi cửa mũi nữa.
    Last edited by delightdhamma; 22-02-2013 at 03:33 PM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi delightdhamma Xem Bài Gởi
    . Như vậy ''cảm giác thoàn thân ta thở vào/ra'' vị hành giả cảm nhận từ chân đến đầu dãn ra (phùng ra) khi hơi thở vào và chùng xuống (xẹp) khi hơi thở ra. Điểm xúc chạm đầu tiên ở đầu cửa mũi là một điểm nay điểm đó được mở rộng lên toàn thân mà không nằm ở nơi cửa mũi nữa.
    Nếu vậy thì chánh niệm gồm thân -khẩu- ý là tản mạn toàn thân phải không, không còn tập trung một điểm ( THÂN) nơi cửa mủi nữa .
    Vậy lý luận nầy không ổn rổi!

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ga tê ga tê Xem Bài Gởi
    Nếu vậy thì chánh niệm gồm thân -khẩu- ý là tản mạn toàn thân phải không, không còn tập trung một điểm ( THÂN) nơi cửa mủi nữa .
    Vậy lý luận nầy không ổn rổi!
    Chánh Niệm là ghi nhận đúng nơi thân, khẩu, ý. Cũng là thân, khẩu, ý mà ghi nhận sai thì không còn là chánh niệm bạn à. Trong chánh niệm, Đức Phật có dạy chúng ta là niệm thân (ghi nhận đúng nơi thân: đi, đứng, nằm, ngồi, co tay, duỗi tay, quay đầu, ăn, uống, nhai, nuốt...), niệm thọ (ghi nhận đúng nơi cảm xúc), niệm tâm ( ghi nhận đúng tâm), niệm pháp (ghi nhân đúng nơi pháp).

    Trong kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật đã dạy:

    Thở vào/ra tôi biết thở vào/ra ---> điểm xúc chạm
    Thở ra dài/ngắn tôi biết thở ra dài/ngắn ---> điểm xúc chạm
    Thở vào dài/ngắn tôi biết thở vao dài/ngắn ---> điểm xúc chạm
    Cảm giác toàn thân tôi thở vào/ra --->toàn thân
    An tịnh toàn thân tôi thở vào/ra ---> toàn thân


    Thế nào là ghi nhận đúng với câu: "Cảm giác toàn thân tôi thở vào/ra''. Ở trên tôi đã giải thích. Việc thực hành đúng hay không tùy theo duyên nghiệp của mỗi người.
    Last edited by delightdhamma; 23-02-2013 at 12:18 PM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi delightdhamma Xem Bài Gởi
    Chánh Niệm là ghi nhận đúng nơi thân, khẩu, ý. Cũng là thân, khẩu, ý mà ghi nhận sai thì không còn là chánh niệm bạn à. Trong chánh niệm, Đức Phật có dạy chúng ta là niệm thân (ghi nhận đúng nơi thân: đi, đứng, nằm, ngồi, co tay, duỗi tay, quay đầu, ăn, uống, nhai, nuốt...), niệm thọ (ghi nhận đúng nơi cảm xúc), niệm tâm ( ghi nhận đúng tâm), niệm pháp (ghi nhân đúng nơi pháp).

    Trong kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật đã dạy:

    Thở vào/ra tôi biết thở vào/ra ---> điểm xúc chạm
    Thở ra dài/ngắn tôi biết thở ra dài/ngắn ---> điểm xúc chạm
    Thở vào dài/ngắn tôi biết thở vao dài/ngắn ---> điểm xúc chạm
    Cảm giác toàn thân tôi thở vào/ra --->toàn thân
    An tịnh toàn thân tôi thở vào/ra ---> toàn thân


    Thế nào là ghi nhận đúng với câu: "Cảm giác toàn thân tôi thở vào/ra''. Ở trên tôi đã giải thích. Việc thực hành đúng hay không tùy theo duyên nghiệp của mỗi người.
    Điểm xúc chạm gom lại một chổ thì có lý hơn toàn thân điểm xúc chạm, vì toàn thân các lỗ chân lông, da thịt là vô số điểm xúc chạm nhe bạn.Nhưng các lổ chân lông thì dường như chỉ có ra mà không có vào.Xúc chạm là xúc cái gì và chạm cái gì? nó là xúc chạm giữa không khí và thân. Thế thôi!
    Tôi nghĩ như vầy , an tịnh toàn thân tôi thở vào, khi đó người bạn phải xoay lưng , ngã tới , ngữa ra sau để kiểm soát sự thăng bằng của toàn thân mình có được sự an tịnh hay chưa, xuơng sống có thẳng hay chưa, hai tay có gồng hay không, cổ có gục hay không. Đây là sự kiển tra lần cuối để đi vào sơ định.
    Khi bạn hiểu rằng "an tịnh toàn thân tôi thở vào" là toàn thân tôi thở vào tôi e rằng sẽ bị phân tán điểm xúc chạm giữa đầu mủi với không khí .
    Vì thiền tứ niệm xứ hay thiền quán sát chỉ có duy nhất một điểm xúc chạm, nếu dùng niệm thở thì ở đầu mủi, nếu dùng niệm "Phồng xẹp thì ở bụng hay ở đầu mủi cũng OK ".
    Xin lưu ý hầu hết khi thiền tứ niệm xứ đều chú ý tới sự khởi niệm của thân thọ tâm pháp, do đó nếu cho rằng chánh niệm ở điểm xúc chạm toàn thân ở đây là bị dư rồi a!Mà có khi khiến người dọc hiểu lầm chỉ có giữ chánh niệm ở toàn thân , còn ba xứ kia không cần a!
    Các cách niệm thở nầy chỉ dùng cho khi mới bắt đầu còn khi đã quen chỉ cấhn hai niệm mà thôi a!
    Last edited by ga tê ga tê; 24-02-2013 at 07:31 AM.

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ga tê ga tê Xem Bài Gởi
    Điểm xúc chạm gom lại một chổ thì có lý hơn toàn thân điểm xúc chạm, vì toàn thân các lỗ chân lông, da thịt là vô số điểm xúc chạm nhe bạn.Nhưng các lổ chân lông thì dường như chỉ có ra mà không có vào.Xúc chạm là xúc cái gì và chạm cái gì? nó là xúc chạm giữa không khí và thân. Thế thôi!
    Tôi nghĩ như vầy , an tịnh toàn thân tôi thở vào, khi đó người bạn phải xoay lưng , ngã tới , ngữa ra sau để kiểm soát sự thăng bằng của toàn thân mình có được sự an tịnh hay chưa, xuơng sống có thẳng hay chưa, hai tay có gồng hay không, cổ có gục hay không. Đây là sự kiển tra lần cuối để đi vào sơ định.
    Khi bạn hiểu rằng "an tịnh toàn thân tôi thở vào" là toàn thân tôi thở vào tôi e rằng sẽ bị phân tán điểm xúc chạm giữa đầu mủi với không khí .
    Vì thiền tứ niệm xứ hay thiền quán sát chỉ có duy nhất một điểm xúc chạm, nếu dùng niệm thở thì ở đầu mủi, nếu dùng niệm "Phồng xẹp thì ở bụng hay ở đầu mủi cũng OK ".
    Xin lưu ý hầu hết khi thiền tứ niệm xứ đều chú ý tới sự khởi niệm của thân thọ tâm pháp, do đó nếu cho rằng chánh niệm ở điểm xúc chạm toàn thân ở đây là bị dư rồi a!Mà có khi khiến người dọc hiểu lầm chỉ có giữ chánh niệm ở toàn thân , còn ba xứ kia không cần a!
    Các cách niệm thở nầy chỉ dùng cho khi mới bắt đầu còn khi đã quen chỉ cấhn hai niệm mà thôi a!
    Trích dẫn Nguyên văn bởi ga tê ga tê
    cảm giác toàn thân tôi thở vào cỏ nghĩa là toàn bộ xúc cảm cảm thụ của toàn thân tôi tập trung vào hơi thở vào/ra, an tịnh toàn thân tôi thở vào/ra cũng vậy, tất cả là các niệm nầy đều là chánh niệm của Tâm nhưng điểm ghi nhận của tâm vẫn là điểm xúc chạm giữa không khí và thân (là đầu mủi) , ngoài ra không có vụ điểm xúc chạm "toàn thân " nào khác.
    Việc nầy đã được các vị thiền sư như Ngài Aran chah, và àÐại-Ðức Thiền Sư Raja Siddhimuni (Chùa Mahadhatu, Bangkok, Thái-Lan) đã thuyết rồi từ trước. Ðầu tiên Thiền-Sư tổ là Ðại-Ðức Mahasi Sayadaw (Miến-Ðiện) truyền cho môn đệ Ngài là Ðại-Ðức Asàbhà (Miến-Ðiện). Ðại-Ðức Asàbhà truyền lại cho môn đệ Ngài là Ðại-Ðức Raja Siddhimuni (Thái-Lan).
    Bài post ban đầu bạn gategate cho rằng chánh niệm là thân, khẩu, ý rồi tôi phải đính chính lại chánh niệm là ghi nhận đúng về thân khẩu ý. Cũng là thân, khẩu, ý nhưng nếu bạn nói dối, nói lời vọng ngữ thì không được gọi là chánh niệm nữa.

    Tiếp theo bạn post tiếp cho rằng cảm giác toàn thân là điểm xúc chạm toàn thân, giống như xúc chạm qua lỗ chân lông, da thịt. Đây là một sự nhầm lẫn rất lớn. Vì bạn cho rằng điểm xúc chạm ban đầu ở cửa mũi, nằm ngoài cơ thể nên nếu mở rộng toàn thân nghĩa là tiếp xúc qua da và lỗ chân lông trùm lấy cơ thể. Tới đây tôi nghĩ bạn nên xem lại kinh nghiệm về thiền của bạn nhé. Thiền là thấy sự thật, thấy thực tại. Sự thật là gì ? Hơi thở đi vào cơ thể qua đầu mũi rồi đi vào trong thân thể. Tất cả điều này phải được ghi nhận đầy đủ và chính xác. Không thể có việc TÂM biết cảm giác TOÀN THÂN mà lại duy trì TÂM ở điểm xúc chạm ở cửa mũi mà gọi là Chánh Niệm được cả.

    Tôi xin trích dẫn lại đoạn tôi đã giải thích: Cảm giác toàn thân ta thở vào (ra): Lúc này điểm xúc chạm được mở rộng trên toàn thân. Đây là giai đoạn các chỉ Hỷ và Lạc được sinh lên trong giai đoạn hoàn tất bậc thiền đầu tiên (Sơ thiền). Khi hơi thở đi vào (ra) trong thân này thì sự thật về hơi thở vào (ra) không chỉ ở điểm xúc chạm mà còn ở toàn thân. Thân ta như một quả bóng (phùng/xẹp) theo hơi thở. Từ chân lên đến đỉnh đầu đều dãn ra khi hơi thở vào và chùng xuống khi hơi thở ra. Điểm nổi bật phùng xép lớn nhất là ở bụng. Vậy khi hơi thở vào ra thân không chỉ ở cửa mũi (điểm xúc chạm) mà còn ở toàn thân.

    Tiếp theo đoạn post thứ 3 của bạn lại viết rằng ngài Mahasshi, ngài Ajchan và các học trò của ngài cũng giảng về cảm giác toàn thân như bạn nói trong khi ở phía đoạn post trên bạn đã ''tôi nghĩ như vậy'', ''tôi thấy có lý hơn''. Bạn có thể trích dẫn bài thuyết giảng của các ngài và học trò các ngài nói về điều này không ? Nếu bạn nói dối về một điều gì đó có thể sự nguy hại là nhỏ. Nhưng nếu bạn nói dối về pháp hành thì hết sức nguy hại. Nếu bạn lại đặt điều cho các bậc thầy, đạo sư của các đạo sư như ngài Mahashi, Ajchan thì hết sức nên tránh. Tôi chỉ góp ý với bạn như vậy. Vì đây là bài viết ở diễn đàn. Các bạn đọc có thể tự thấy đúng hay sai. Còn cá nhân bạn thực hành như thế nào là quyền của bạn, là nghiệp của bạn. Không ai làm thanh tịnh ai.
    Last edited by delightdhamma; 24-02-2013 at 06:46 PM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  14. #14

    Mặc định

    Ấn chứng thiền định - nimitta - thì cứ việc search google sẽ rõ

  15. #15

    Mặc định

    Huynh cho mình hỏi cái, khi mình quan sát hơi thở thì thường xảy ra tình trạng là cái tâm mình lại điều khiển hơi thở, làm sao để khắc phục tình trạng này? Tks!

  16. #16

    Smile

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kingkingkong Xem Bài Gởi
    Huynh cho mình hỏi cái, khi mình quan sát hơi thở thì thường xảy ra tình trạng là cái tâm mình lại điều khiển hơi thở, làm sao để khắc phục tình trạng này? Tks!
    Chào bạn kinhkong bạn tìm chỗ thanh tịnh như vươn cây hay công viên khi vắng người bạn thữ ngôi yên tịnh tâm (tịnh tâm kg phải là thiền nhé bạn )rồi bạn đưa tư duy của bạn ra xem coi tại sao tâm bạn lại điều khiển hơi thở của bạn,bạn tự trả lời câu hỏi chính mình an toàn hơn,nếu có mất 1hoặc2 tháng cũng đâu sao
    vô minh diệt vô minh tận
    vô lão tử diệt vô lão tử tận vô khổ tập diệt,vô đắc

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi phanquanbt Xem Bài Gởi
    Chào bạn kinhkong bạn tìm chỗ thanh tịnh như vươn cây hay công viên khi vắng người bạn thữ ngôi yên tịnh tâm (tịnh tâm kg phải là thiền nhé bạn )rồi bạn đưa tư duy của bạn ra xem coi tại sao tâm bạn lại điều khiển hơi thở của bạn,bạn tự trả lời câu hỏi chính mình an toàn hơn,nếu có mất 1hoặc2 tháng cũng đâu sao
    Mình cũng từng suy nghĩ vấn đề này nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Nếu nói là tịnh tâm thì mình có thể đạt được, nghĩa là đi vào trạng thái không còn suy nghĩ nữa. Nhưng khi còn quan tâm đến 1 cái gì đó thì lại không giữ được cái tâm không điều khiển nó.

    Dù sao cũng rất cảm ơn bạn đã cho mình lời khuyên rất hữu ích cho mình!

  18. #18

    Smile

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kingkingkong Xem Bài Gởi
    Mình cũng từng suy nghĩ vấn đề này nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Nếu nói là tịnh tâm thì mình có thể đạt được, nghĩa là đi vào trạng thái không còn suy nghĩ nữa. Nhưng khi còn quan tâm đến 1 cái gì đó thì lại không giữ được cái tâm không điều khiển nó!
    Nếu kinhkong tịnh được rồi kinh kông thử đưa tư duy ra xem tại sao như thế
    Mình có người bạn đã tu bên mật tông cũng khá lâu,có nhận định phương pháp niệm hơi thở cũng giống thiền kết họp với thổi chú,muốn giữ hơi thở lâu giống như ta phải tập khí công để giữ hơi thở lâu và thổi chú mới có lực
    Người bạn chỉ cách tập mình thấy cũng dễ tập,mình xin được phép đưa ra cho mọi người tập thữ,khi ngồi ta ngồi như đang ngồi lại phật 2chân duỗi thẳng ra sau mông ta ngồi đụng gót chân,rồi ta hít thật sâu vào rồi giử khí thật lâu càng lâu càng tốt,rồi từ từ thở ra, nếu có thêm 1người cùng tập với ta thì tốt hơn nhiều,người đó ngồi đối diện ta khi ta hít 1hơi thật sâu,người ngồi đối diện nắm hai tay ta đẩy thẳng về phiá ta ta chịu lại sức đẩy đó cho đến khi ta kg chịu được thì ta thở ra từ từ cho hết khí trong ổ bụng,thì chúng ta thở ra sẽ có cảm giác là khí chạy từ sống lưng của chúng ta
    vô minh diệt vô minh tận
    vô lão tử diệt vô lão tử tận vô khổ tập diệt,vô đắc

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi phanquanbt Xem Bài Gởi
    Nếu kinhkong tịnh được rồi kinh kông thử đưa tư duy ra xem tại sao như thế
    Mình có người bạn đã tu bên mật tông cũng khá lâu,có nhận định phương pháp niệm hơi thở cũng giống thiền kết họp với thổi chú,muốn giữ hơi thở lâu giống như ta phải tập khí công để giữ hơi thở lâu và thổi chú mới có lực
    Người bạn chỉ cách tập mình thấy cũng dễ tập,mình xin được phép đưa ra cho mọi người tập thữ,khi ngồi ta ngồi như đang ngồi lại phật 2chân duỗi thẳng ra sau mông ta ngồi đụng gót chân,rồi ta hít thật sâu vào rồi giử khí thật lâu càng lâu càng tốt,rồi từ từ thở ra, nếu có thêm 1người cùng tập với ta thì tốt hơn nhiều,người đó ngồi đối diện ta khi ta hít 1hơi thật sâu,người ngồi đối diện nắm hai tay ta đẩy thẳng về phiá ta ta chịu lại sức đẩy đó cho đến khi ta kg chịu được thì ta thở ra từ từ cho hết khí trong ổ bụng,thì chúng ta thở ra sẽ có cảm giác là khí chạy từ sống lưng của chúng ta
    Chịu thua, chắc phải làm theo như comment trước của bạn: từ từ suy nghĩ!

    Hiện giờ theo suy nghĩ của mình, ví dụ nôm na giống như cao thủ võ thuật vậy: đang đấm tới thật mạnh mà muốn dừng thì dừng thì chắc phải bỏ công tập luyện thôi. Mình chỉ có thể đi thẳng đến mức cắt đứt luồng suy nghĩ luôn, giống như oánh ai thì thụi thẳng tới luôn; nửa chừng kêu dừng không có được, giống như quan tâm đến hơi thở nhưng đừng đá động gì đến hơi thở vậy. Đúng là nói lý thuyết thì dễ nhưng làm thật không dễ!

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 12212012 Xem Bài Gởi
    dạo đầu rồi nằm ôm nhau tiếp
    Cực thâm sâu thành ra đơn giản, cực đơn giản nên hoá thâm sâu! Bái phục!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 622
    Bài mới gởi: 06-11-2016, 11:10 PM
  2. Tài liệu Tịnh Độ cho những người nhập môn!
    By Nhất Niệm in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 17
    Bài mới gởi: 23-04-2013, 04:44 AM
  3. Vãng sanh Tịnh Độ
    By semus9x in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 01-01-2013, 11:56 AM
  4. Bốn Mươi Tám Pháp Niệm Phật
    By micronbmt in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 06-04-2012, 01:09 PM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-09-2011, 11:38 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •