kết quả từ 1 tới 20 trên 70

Ðề tài: Niệm hơi thở - anapanasati

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #40

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi wake Xem Bài Gởi
    - quay trở lại chủ đề chính, cuối cùng thì wake vẫn muốn hiểu đúng ý kinh qua những câu hỏi sau:
    1) trong kinh tứ niệm xứ thì câu "an trú chánh niệm trước mặt" có nghĩa là gì?
    2) thở (dài, ngắn, cảm giác toàn thân sẽ, an tịnh toàn thân) là thở rồi mới niệm(biết) hay niệm(tưởng tượng) rồi mới thở?
    3) thế nào cảm giác toàn thân tôi sẽ..., an tinh toàn thân tôi sẽ...?
    4) nếu tập thì cứ ngồi đấy rồi thở, gặp trường hợp nào trong bốn trường hợp trên thì đều chú quán sát biết được hay là niệm bốn trường hợp trên rồi thở, hay là niệm từng trường hợp trên rồi thở đến khi thành thục rồi mới chuyển sang trường hợp tiếp theo?
    - rất mong các đạo hữu chia sẻ kinh nghiệm thực hành và cách hiểu của mình?
    1) "An trú chánh niệm trước mặt" chính là câu Đức Phật định nghĩa về THIỀN. Khi nào ai hỏi bạn Thiền là gì ? Bạn có thể nói Thiền là an trú chánh niệm trước mặt.
    An trú: Thấy, Biết
    Chánh niệm: Ghi nhận đúng
    Trước mặt: Ở đây và bây giờ.

    2) Niệm là ghi nhận, chánh niệm là ghi nhận đúng. Ghi nhận đúng gì ? Ghi nhận đúng hơi thở. Hơi thở vào lúc nào ? Ngay khi nó có xuất hiện (ở đây và bây giờ). Hơi thở ghi nhận bằng duyên xúc ở Thân, nên ngay khi nó xuất hiện đầu tiên ở cửa mũi ta nhận ra nó qua sự xúc chạm đầu mũi nên phải đặt tâm ở đầu mũi gọi là "điểm xúc chạm" để nhận ra hơi thở khi nó có mặt. Niệm là ghi nhận đúng chứ không phải tưởng tượng. Niệm là ghi nhân hơi thở vào ra thân ngay khi hơi thở có mặt. Niệm là thấy biết đối tượng thì ghi nhận đối tượng ngay khi thấy biết. Nếu đối tượng không có mặt nữa mà vẫn thấy biết thì cái thấy biết này không gọi là thiền nữa mà gọi là Tưởng ( vì đối tượng không còn ở đây và bây giờ nữa, tức là mất thiền)

    3) Cảm giác toàn thân / An tịnh toàn thân tôi SẼ thở vào/ra. Tức là lúc này bạn đặt tâm ở tồan thân trước và thở vào/ ra sau. Thay vì đặt tâm nơi cửa mũi thì bạn đặt tâm nơi toàn thân ( bạn cảm giác từ chân đến đỉnh đầu trước) sau đó mới thở vào / ra. Tôi thấy không ai dạy thiền rõ ràng và cẩn thận như Đức Phật. Sau này một số vị thầy giảng giải chen lẫn sở đắc của mỗi người nên mất đi tính trung đạo. Mà trung đạo thì lại phù hợp cho mọi căn cơ từ thấp tới cao.

    4) Bạn phải tập lần lượt cho thuần thục thànn một chuỗi nối tiếp trong khoảng thời gian nhất định. Kinh nghiệm của tôi, với người mới tập thiền là 10x4 tức là mỗi bước thở vào/ra, dài ngắn, cảm giác toàn thân, an tinh toàn thân là 10' mỗi bước và 40' cho cả 4 bước. Sau 10' mà chưa thuần thục bước nào đó thì bạn cũng có thể chuyển bước tiếp theo để tâm không bị căng cứng hay tinh tấn quá. Bạn để đồng hồ trước mặt khi tập. Khi nào thuần thục thì bỏ đòng hồ, vì tâm đã được huấn luyện, nó nhạy lắm. Sau này nó ra vào xuất thiền rất đúng thời gian bạn muốn. Đây là thành tựu đầu tiên để bạn có thể hoan hỷ trong pháp hành. Bạn gieo nhân ngồi thiền đi rồi sẽ gặt được quả thiền. Sau này nếu đạt đinh rồi thì các bước chỉ còn 1x4 tức là bạn chỉ cần 1 phút cho mỗi bước là bạn đạt tới an tinh toàn thân rồi.

    Chúc bạn tinh tấn và thành tựu

    DL
    Last edited by delightdhamma; 27-02-2013 at 12:39 AM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 622
    Bài mới gởi: 06-11-2016, 11:10 PM
  2. Tài liệu Tịnh Độ cho những người nhập môn!
    By Nhất Niệm in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 17
    Bài mới gởi: 23-04-2013, 04:44 AM
  3. Vãng sanh Tịnh Độ
    By semus9x in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 01-01-2013, 11:56 AM
  4. Bốn Mươi Tám Pháp Niệm Phật
    By micronbmt in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 06-04-2012, 01:09 PM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-09-2011, 11:38 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •