kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Tiên dược trong Đạo giáo

  1. #1

    Mặc định Tiên dược trong Đạo giáo

    Tiên dược trong Đạo giáo
    30/06/2011 1036

    - LTS: Bài viết công bố nghiên cứu về những quan niệm của Đạo giáo về tiên dược, bạn đọc tuyệt đối không nên tự ý sử dụng những bài thuốc này. Trong trường hợp cần ứng dụng, phải tham vấn thêm ý kiến của các lương y, dược sĩ, bác sĩ có chuyên môn.

    Đạo giáo đã tạo nên một hình thái tôn giáo - văn hóa độc đáo, ảnh hưởng sâu rộng trong đời văn hóa truyền thống Trung Hoa, đặc biệt là ở lĩnh vực Dưỡng sinh học và Dược học. Từ thời Chiến Quốc, các Thần tiên gia trong "Bách gia chư tử" đã phân thành 3 lưu phái chính là Phục nhị, Hành khí và Phòng trung thuật. "Phục nhị" thuộc ngoại dưỡng, là phương pháp uống đan dược và thảo dược, mục đích là đạt đến trường sinh bất tử, hóa xác thành tiên.

    Những kim loại làm thuốc trường sinh

    Theo "Bão phác tử - Tiên dược" thì "Thượng phẩm để luyện tiên dược là đan sa, sau đó là vàng và bạc. Tiếp đó là các loại ngọc như vân mẫu, minh châu, hùng hoàng, thạch anh, thạch lưu huỳnh, tằng thanh... Và sau cùng mới là phục linh, địa hoàng, mạch môn đông, hoàng liên, chữ thực...

    Phép luyện tiên dược của Đạo giáo chú trọng nhất là sử dụng kim loại (thượng dược), thứ nữa là khoáng vật (trung dược), sau cùng là thảo dược (hạ dược). Trong "Bản thảo kinh chú" của Đào Hoằng Cảnh ghi hơn 700 loại thảo dược, "Thiên kim yếu phương" của Tôn Tư Mạo ghi hơn 800 loại thảo dược dùng làm thuốc trường thọ, trong đó có rất nhiều loại còn sử dụng đến ngày nay.




    Di tích lò luyện đan và dụng cụ luyện đan.





    Đan sa thần dược

    Đây là dược liệu vô cùng quan trọng để luyện tiên dược trong Đạo giáo, thành phần chủ yếu của đan sa là thủy ngân lưu hóa (HgS). Theo Trung y, đan sa có vị ngọt, tính hàn, có độc. Giúp an thần, định kinh, sáng mắt, giải độc.

    "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân ghi rằng: "Đan sa phối cùng các vị như viễn chí, long cốt giúp dưỡng tâm khí; Cùng đan sâm, đương quy giúp dưỡng tâm huyết; Cùng câu kỷ, địa hoàng giúp dưỡng thận; Cùng hậu phác, xuyên tiêu giúp dưỡng tỳ; Cùng nam tinh, xuyên ô giúp khử phong. Công hiệu làm sáng mắt, an thai, giải độc, làm phát mồ hôi".

    Theo nghiên cứu y học lâm sàng, đan sa nhập dược dùng trị các chứng điên cuồng, kinh hãi, mất ngủ, váng đầu, hoa mắt, sưng độc, ghẻ ngứa. "Thiên kim phương" có bài thuốc "Thần khúc hoàn" dùng đan sa như sau: Đan sa (loại tốt nhất) 1 lượng, thần khúc 4 lượng, từ thạch (nam châm) 2 lượng. 3 vị trên đem nghiền mịn, trộn với mật vo thành viên như hạt ngô đồng, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên, lâu ngày giúp khoẻ mạnh, tăng nhãn lực, mắt sáng". "Đường Dao kinh nghiệm phương" chép "Dùng 1 trái tim heo, xuyên lỗ ở giữa, nhét bột đan sa vào, buộc lại, đem luộc chín mà ăn, giúp trị chứng tâm hư, di tinh".

    Đương nhiên, đan sa có độc mà tính nhiệt, không thể dùng nhiều, thông thường mỗi lần chỉ dùng 0,3 - 0,9g vào thuốc. "Bản thảo tùng tân" cho rằng: "Dùng riêng với lượng nhiều làm cho người đần độn, ngớ ngẩn". "Bản kinh phùng nguyên" cũng nói "Đan sa gặp lửa thì nhiệt độc, có thể chết người".


    Ảnh minh họa


    Luyện tiên dược từ vàng

    Trong luyện đan, vàng (hoàng kim) là dược liệu chỉ đứng sau đan sa. Trung y cho rằng vàng có vị cay đắng, tính hàn, có độc, có tác dụng làm trấn tĩnh, an thần, có thể dùng trị các chứng kinh hoàng, điên cuồng, hồi hộp. "Bản thảo kinh sơ" dẫn theo "Thái Thanh pháp" rằng: "Vàng tính vốn cương, uống vào làm tổn hại cơ xương. Chỉ có nghiền mịn cho vào thuốc mới có tác dụng trấn tâm, an thần". "Hội dược y kính" viết: "Bột vàng có thể trấn tâm, tránh tà, trị cuồng điên kinh hãi, an hồn phách, hạ đờm dãi, giáng tà hỏa... Vàng sống có độc, dù bột vàng cũng không được uống nhiều".

    Theo nghiên cứu về độc tính và dược tính của vàng ở các lĩnh vực hóa học, độc vật học, dược lý học thì vàng ròng không xảy ra phản ứng hóa học khi tiếp xúc với nhiệt, oxy, lưu huỳnh, muối... tính kháng oxy hóa và chống phân hủy của vàng rất mạnh. Vì thế, khi vàng vào trong ruột người cũng không bị ảnh hưởng của axit dạ dày và men tiêu hóa, nên không bị tiêu hóa và hấp thu, cũng không biểu hiện độc tính.

    Nhưng vàng được chế làm thuốc thì có thể trị được một số bệnh. Từ những năm 1960 người ta đã cho vàng vào thuốc trị phong thấp, viêm khớp với lượng vàng trong mỗi viên thuốc là 0,87mg. Theo quy định ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên thì uống cả năm chỉ mới 635mg vàng mà thôi.

    Bạc - có thể trị chứng hoảng hốt không ngủ được

    Bạc trắng (bạch ngân) chỉ đứng sau vàng trong luyện đan dược. Trung y cho rằng bạc có tính cực hàn, không độc, có công hiệu an thần, trấn kinh... tương tự như vàng. "Bản thảo mông thuyên" nói bạc có thể trị chứng hoảng hốt không ngủ được, dứt nhiệt cuồng, định chí dưỡng thần, trấn tĩnh, sáng mắt, an ngũ tạng. "Bản thảo tái tân" cho rằng bạc dát mỏng giúp "giải khí ở gan, định tâm chí, tư dưỡng thận thủy, thông kinh mạch, lợi các khớp, phá ứ trệ". Nhưng "Bản thảo cương mục" nhắc nhở rằng: "Dùng làm thuốc chỉ sử dụng bạc dát mỏng, dễ mịn, nếu dùng thủy ngân, muối để chế thì lại có độc". Nhưng những đạo sĩ luyện đan thường luôn dùng thủy ngân để chế, vì thế "tiên dược" chế được lại làm cho người uống quy tiên sớm.

    Vân mẫu: Sống lâu, trẻ mãi không già

    Là loại đá mica. "Vân cấp thất thiêm" viết "Vân mẫu vị cam bình, không độc... trừ tà khí, an ngũ tạng, sáng mắt, chắc cơ bắp, trị các chứng ngũ lao thất thương, hư tổn, thiếu khí. Uống lâu nhẹ người, sống lâu, trẻ mãi không già". Thực ra, theo Trung y, vân mẫu vị cam, tính ôn, có ít độc, có tác dụng nạp khí, hạ đàm, cầm máu. "Dược lý học của trung dược" cho rằng "vân mẫu làm thuốc lợi tiểu, tiêu độc, trị lâm độc (như lậu...) ở nam giới và chứng đới hạ ở nữ giới. Lại dùng trị các bệnh viêm ruột mạn tính, trẻ con bị lỵ. Dùng ngoài trị vết thương do lửa, dao gây ra.


    Ảnh minh họa



    "Kim đan một hạt định trường sinh"

    Ngoài ra, Đạo giáo còn sử dụng nhiều khoáng vật khác làm dược liệu chế tiên dược như hùng hoàng, chì, phèn, nam châm, muối, sắt, các loại đá thạch anh, chung nhũ... qua "cửu chuyển hoàn đan" (luyện 9 lần) trong lò trở thành "Kim đan một hạt định trường sinh".

    Tuy nhiên, tác dụng phụ của "tiên dược" đã phá tan giấc mộng trường sinh. Đan dược phát nội nhiệt, người uống lúc đầu cảm thấy hưng phấn, da dẻ hồng hào, tươi nhuận, có cảm giác thân thể nhẹ nhàng, đi lại như bay. Nhưng những hiện tượng trên mất dần đi, người uống phải tăng liều, dần dần bị trúng độc, co giật, hôn mê, xuất huyết, đột tử. Đời Đường có Đường Thái Tông, Hiến Tông, Mục Tông, Võ Tông, Tuyên Tông lần lượt đột tử vì uống tiên đan, còn sĩ đại phu thì nhiều không kể xiết.

    Thất bại từ việc dùng kim loại, khoáng vật để luyện tiên đan, các đạo sĩ tập trung công sức vào việc nghiên cứu, bào chế loại nguyên liệu thứ cấp là thảo dược nhằm mục đích cường tráng, kéo dài tuổi thọ chứ không mong "thoát xác thành tiên" nữa. Chính nhờ cuộc cách mạng này mà nền y dược học Đạo giáo trực tiếp dung nhập vào y dược học cổ truyền Trung Hoa với những sắc thái độc đáo, phong phú.

    Thiên Tường

    Kỳ tới: Thảo dược trường sinh
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Đây là ngoại đan chỉ ngày xưa xưa mới luyện được thôi lý do người chết, xưa Tần Thủy Hoàng cũng chơi ngoại đan ngưng do tử khí người chết trận quá nhiều nên không dùng được. Chu sa trong đan kinh chính là thủy ngân uống vào chết đó. Mới đây người ta phát Isaac Newton chết vì trong cơ thể nhiễm quá nhiều thủy ngân, một số ý kiến cho rằng ông bị nhiễm do các thí nghiệm của mình, nhưng theo mình thì con người thiên tài này cũng luyện ngoại đan chăng

  3. #3

    Mặc định

    Ngoại đan có dùng quáng thạch trong quá trình luyện để chữa nhiều bệnh cũng đã thấy. Trước mình có 2 viên, cho 1 cô bé suy thận dùng rất tốt.

  4. #4

    Mặc định

    Nghe nói huynh quen biết vị trưởng môn Toàn Chân Long Môn Phái, chắc vị này cho.
    Chẳng Tin Ai !:shame_on_you:

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Big_foot Xem Bài Gởi
    Nghe nói huynh quen biết vị trưởng môn Toàn Chân Long Môn Phái, chắc vị này cho.
    Ko phải, mà bạn tò mò quá làm gì! Thực chất các phái đạo gia đều có dược liệu cho học trò trợ công, chữa bệnh vv. Người ta cứ thần bí hóa các vấn đề quá, chứ thuốc để phục hồi tiên thiên, bổ sung tiên thiên, tăng công, tích cốc, dưỡng nhan, kéo dài tuổi thọ cũng là thường. Ngay cả phái y học của tôn tư mạo là thiên y phái cũng có những loại thuốc đặc biệt hỗ trợ thông mạch trợ công rất tốt.

  6. #6
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của nhaply
    Gia nhập
    Apr 2008
    Bài gởi
    1,968

    Mặc định

    Theo "Bão phác tử - Tiên dược" thì "Thượng phẩm để luyện tiên dược là đan sa, sau đó là vàng và bạc. Tiếp đó là các loại ngọc như vân mẫu, minh châu, hùng hoàng, thạch anh, thạch lưu huỳnh, tằng thanh... Và sau cùng mới là phục linh, địa hoàng, mạch môn đông, hoàng liên, chữ thực...

    tạm thời ngừng đăng Bão Phác Tử và các kinh khác khoảng một tuần để mọi người có thời gian thư thả đọc

  7. #7

    Mặc định

    Thảo dược "phản lão hoàn đồng" trong Đạo giáo
    04/07/2011 07:06:34

    - Những vị thuốc thảo dược mà các đạo sĩ thường dùng để làm thuốc hoặc chế thành món ăn riêng khi tịch cốc (không ăn ngũ cốc) có rất nhiều, xin giới thiệu mấy loại chính sau.



    Phục linh: Uống lâu ngày có thể kéo dài tuổi thọ

    Đây là loại thảo dược rất được Đạo giáo tôn sùng và cũng là thứ thuốc bổ quý giá mà mọi người đều biết. Lịch sử uống phục linh có từ lâu đời, trong "Thần Nông bản thảo kinh" có từ 1.700 năm trước đã liệt phục linh vào loại thượng phẩm, cho rằng "uống lâu ngày có thể an hồn phách, dưỡng thần, không đói, kéo dài tuổi thọ". "Vân cấp thất thiêm - Phương dược" nói "Uống phục linh có thể điều hòa lục khí, dưỡng phách an thần, biết sử dụng phương này thì thành thiên tiên. Người già uống vào khoẻ mạnh trở lại, phản lão hoàn đồng, tai họa không đến, sống thọ vô cùng".

    Phục linh

    Do sự khoa trương của Đạo giáo, phục linh luôn bị phủ trong bức màn thần bí, danh y - đạo sĩ các đời đều có nói đến. Những bộ y thư kinh điển của trung y như "Đồ kinh bản thảo", "Tập tiên phương"... đều có nghiên cứu về phục linh. "Nhật Hoa Tử bản thảo" nói "Phục linh bổ ngũ lao thất thương, an thai, ấm hông gối, khai tâm ích trí, trừ chứng hay quên". Đời Thanh, Từ Hy thái hậu hằng ngày thường ăn bánh kẹp phục linh để bảo dưỡng nhan sắc, sức khoẻ. Đến nay, "bánh kẹp phục linh" đã trở thành món ăn nổi tiếng chốn kinh đô.

    Theo "Hoa Đà thần y mật truyền" thì lấy phục linh và quế tâm lượng bằng nhau, nghiền hột, trộn với mật, luyện thành hoàn to như quả trứng gà. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g với nước ấm. Bài thuốc này giúp tăng khí lực, nhẹ người, đẹp nhan sắc, ích thọ, lâu già. Hoặc lấy phục linh nghiền thành bột, trộn với mật thành cao, hằng ngày xoa lên mặt giúp cho da mặt sáng mịn, tươi trẻ.

    Đại táo "ăn lâu nhẹ người, sống thọ"

    Theo "Sử ký - Phong thiền thư" của Tư Mã Thiên, Lý Thiếu Quân nói với Tần Thủy Hoàng rằng "Thần vân du trên biển, thấy An Kỳ Sinh ăn táo lớn, quả to như quả dưa. An Kỳ Sinh là bậc tiên, ở chốn Bồng Lai, hợp duyên thì gặp, không hợp thì ẩn". Đạo giáo bèn thờ An Kỳ Sinh là tiên nhân.

    "Thần Nông bản thảo kinh" nói đại táo "ăn lâu nhẹ người, sống thọ", Tôn Tư Mạo cũng nói ăn đại táo sống lâu, không đói, sinh tân dịch, trừ tà khí, hòa chất độc của trăm thứ thuốc, thông 9 khiếu. Nấu ăn thì bổ ruột, dạ dày, đứng đầu trong bổ trung ích khí.

    Đại táo chính là hồng táo, đương nhiên nó không thể có công dụng "sống lâu, không đói" nhưng rất có ích cho sức khoẻ. Người ta thường nói "Ăn 3 quả táo hơn 1 quả trứng gà", táo có hàm lượng dinh dưỡng phong phú gồm vitamin, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt. Theo Trung y, đại táo vị ngọt tính ôn, có công hiệu bổ tỳ hòa vị, ích khí sinh tân, giải độc dược; Cho vào thuốc có thể trị các chứng kém ăn, yếu tỳ vị, khí huyết thiếu, hồi hộp...

    Câu kỷ: Uống ba trăm ngày đi lại như ngựa

    Trong Phục nhị pháp, câu kỷ là thượng phẩm diên niên ích thọ, có thể sử dụng cả thân rễ, cành, lá, hoa, quả. "Thái bình thánh huệ phương" có chép chuyện có vị sứ giả đến Tây Hà thì thấy một thiếu nữ xinh đẹp đang cầm roi đánh một ông già, bèn hỏi nguyên do, cô gái nói: "Đây là cháu gọi tôi bằng cố (cụ). Vì trong nhà có thuốc trường sinh bất lão mà không uống, để cho trở nên già nua thế này nên phải trị tội". Sứ giả hỏi tên thuốc, cô gái nói: "Thuốc này có 5 tên, mùa xuân gọi là thiên tinh, mùa hạ gọi là câu kỷ, mùa thu gọi là địa cốt, mùa đông là tiên nhân trượng, cũng gọi là Tây Vương Mẫu trượng. Nếu theo 4 mùa mà hái dùng thì có thể thọ cùng thiên địa... Uống hai trăm ngày thân thể phát sáng, da mịn như sữa đông; uống ba trăm ngày đi lại như ngựa, già uống trẻ lại, uống lâu sống mãi, trở thành chân nhân".

    Theo kinh nghiệm lâm sàng của Trung y, câu kỷ tử (quả) có công hiệu tư thận, bổ gan, nhuận phế, sáng mắt; dùng trị can thận âm hư, hông gối tê bại, váng đầu hoa mắt, hư lao di tinh. Lá câu kỷ có thể bổ ích tinh khí, thanh nhiệt dứt khát, khử phong sáng mắt; dùng trị các chứng hư lao phát nhiệt, mắt quáng gà, băng lậu đới hạ, nhiệt độc sưng đau.

    Trong "Thiên kim yếu phương" của đạo sĩ - danh y Tôn Tư Mạo có bài "Khước lão phương" như sau: Vào ngày mùng 9 tháng 9 (âm lịch) hái khoảng 1kg quả câu kỷ tươi, đem nấu với 3 lít rượu tốt trong khoảng 2 giờ, sau đó lọc lấy xác câu kỷ phơi khô, nghiền bột. Còn nước thuốc thì tiếp tục sắc cho đến khi vừa đủ để trộn với bột trên, vo thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g. Thuốc này chuyên bổ hư nhược, giúp nhẹ người, tăng thọ, tráng tinh, lâu già. Hoặc lấy câu kỷ 100g, thục địa hoàng 50g, đem ngâm với 1 lít rượu gạo, sau 7 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, có tác dụng ích thận bổ gan. Trị chứng đau lưng mỏi gối, váng đầu hoa mắt, mau mệt.

    Linh chi: Người thường không dễ tìm thấy

    "Thần Nông bản thảo kinh" chia linh chi thành 6 loại là tử chi, xích chi, thanh chi, hoàng chi, bạch chi, hắc chi. Đạo giáo gọi linh chi là tiên thảo, thụy thảo, hoàn dương thảo, người thường không dễ tìm thấy. Linh chi làm thuốc thường thấy hiện nay là nấm xích chi (linh chi đỏ) và tử chi (linh chi tím) sống ký sinh trên rễ cây lâu năm. Linh chi có tác dụng "trị ù tai, thông các khớp, an thần, ích tinh khí, chắc gân cốt, đẹp nhan sắc, uống lâu trường thọ, nhẹ người không già". "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân cho rằng linh chi có thể "trị hư lao". "Trung Quốc dược thực vật đồ giám" thì nói linh chi trị thần kinh suy nhược, mất ngủ, tiêu hóa không tốt và các chứng bệnh mạn tính rất hiệu quả.

    Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, linh chi có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung khu, làm tăng đáng kể bức độ co bóp của cơ tim, bảo vệ tạng gan. Chất chiết xuất từ linh chi làm dứt ho, trừ đàm, ức chế các loại cầu khuẩn gây viêm phổi, cảm cúm... Trên lâm sàng hiện nay dùng linh chi chế thuốc trị các chứng viêm khí quản, chứng giảm thiểu tế bào hồng - bạch cầu, bệnh mạch vành, cao mỡ máu, nhịp tim thất thường, viêm gan cấp tính... đều thu được kết quả rất tốt.

    Bài "Linh chi ngũ vị thang": Linh chi 15g, ngũ vị tử 15g, phục thần 15g, đan sâm 20g, cùng đem sắc uống ngày 1 ấm giúp an thần, trị các chứng khí đoản, tâm khí hư, thồi hộp, mất ngủ.
    Phục nhị pháp của Đạo giáo còn sử dụng rất nhiều loại thảo dược khác, nhưng từ những loại cơ bản trên có thể nhận thấy rằng đại đa số là những loại thảo dược có ích cho sức khoẻ: Hoặc là tư bổ dinh dưỡng, hoặc cường tráng gân cốt, hoặc hoạt huyết thông mạch, hoặc khử phong trừ thấp, hoặc khai tâm ích trí, tuy không thể khiến con người trường sinh bất lão nhưng cũng có thể giúp phòng trừ bệnh tật, thân thể khỏe mạnh, giữ gìn dung nhan, kéo dài tuổi thọ.


    Hàn Phong
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Danh lục các vị tiên
    By nhaply in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 158
    Bài mới gởi: 23-06-2019, 11:54 PM
  2. Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
    By bachliencu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 05-04-2011, 09:12 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •