Chuyện lạ về hôn mê
Kỷ lục giấc ngủ dài nhất thuộc về một nàng công chúa Mông Cổ, với 77 năm hôn mê. Thức dậy ở tuổi 102, trông "cô" vẫn trẻ trung xinh đẹp như hồi 25 tuổi.
Con người khi lâm vào trạng thái hôn mê thì coi như đã đứng trước bờ vực của cái chết. Bách khoa toàn thư về y học mô tả tình trạng này như sau: Người hôn mê bị ức chế thần kinh trung ương ở mức cao nhất, thể hiện bằng các triệu chứng mất sâu ý thức, mất các phản xạ đối với tác nhân kích thích bên ngoài, rối loạn các chức năng sống quan trọng...
Hôn mê diễn biến rất phức tạp, có người qua được, có người tử vong, có người nửa sống nửa chết... và cũng có nhiều trường hợp kỳ lạ xung quanh tình trạng này.
Ngày 21/12/1999, khi cô gái xinh đẹp Klite 20 tuổi tỉnh dậy, thì giấc ngủ của cô đã kéo dài 17 năm. Vào năm 3 tuổi, Klite đã rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh sau một tai nạn giao thông thảm khốc cướp đi cùng lúc sinh mạng của ông bà nội cô. Trong suốt 17 năm ấy, tim của cô vẫn đều đặn đập, các bộ phận khác vẫn hoạt động bình thường, thậm chí cô vẫn trưởng thành, phát dục và có kinh nguyệt hằng tháng như bất kỳ một cô gái nào khác. Tất cả chỉ giống như cô đang ngủ vậy.
Các chuyên gia thần kinh hàng đầu ở Mỹ đã tiến hành hàng trăm cuộc hội thảo, nhiều cuộc thí nghiệm nhằm đánh thức cô dậy, song đều thất bại. Tại thành phố nơi Klite sống, một bệnh viện đã bố trí hẳn phòng bệnh đặc biệt, miễn phí để chăm sóc cô. Để đề phòng cơ thể lâu ngày nằm liệt sẽ bị teo, họ thiết kế một loại giường đặc biệt, hoàn toàn tự động chuyển đổi tư thế nằm. Họ còn áp dụng nhiều tiến bộ khoa học để bằng mọi cách duy trì hoạt động của cơ thể Klite trong tình trạng tốt nhất với hy vọng một ngày nào đó, một kỳ tích sẽ xuất hiện, cô sẽ tỉnh lại.
Cuối cùng thì cái ngày ấy cũng đã đến. Vào một buổi tối, Klite bỗng mở mắt, ngơ ngác nhìn mọi vật xung quanh. Nhóm điều trị ngay lập tức kiểm tra sức khỏe cho cô gái. Họ kinh ngạc khi phát hiện sau giấc ngủ 17 năm, công năng não của cô vẫn không hề bị tổn hại. Ngày thứ hai sau khi tỉnh, cô đã đi lại được bình thường. Duy chỉ có điều, Klite luôn đòi mẹ chơi những thứ đồ chơi dành cho những em bé 3-4 tuổi.
Điều gì đã khiến cô thức giấc? Một bác sĩ tâm lý học danh tiếng thú nhận: "Chúng tôi không thể trả lời được vì điều gì. Chỉ có thể nói rằng, có một cơ chế bí mật mà chúng ta chưa thể hiểu nổi. Phải chăng đó là một ân huệ lạ lùng mà tạo hóa đã ban cho cô ấy?".
Giấc ngủ dài bằng cả đời người
Việc tỉnh dậy sau hàng chục năm hôn mê đã là một điều kỳ lạ trong y học. Nhưng sau một thời gian dài đến 77 năm thì quả là không thể tin nổi. Năm 1917, chúa Mông Cổ Miliga, 25 tuổi, sang Matxcơva (Nga) nghỉ ngơi và tham quan. Trong thời gian đó, Cách mạng Tháng 10 nổ ra và cô tìm cách chạy trốn bằng ngựa khỏi nước Nga. Trên đường đi, chẳng may Miliga bị ngã ngựa và hôn mê.
Nước Nga cho rằng công chúa Miliga là dòng dõi của hoàng đế nổi tiếng Thành Cát Tư Hãn nên đã đưa cô về một bệnh viện ở Matxcơva cứu chữa, tránh những rắc rối về quan hệ ngoại giao. Kể từ khi đó, Miliga nằm bất tỉnh. Mãi tới khi Liên Xô tan rã, nước Nga mới thừa nhận công chúa Mông Cổ bị hôn mê đang nằm trong bệnh viện của Nga bao nhiêu năm ròng.
Ngay sau khi Nga công bố thông tin trên, hàng chục bác sĩ nổi tiếng từ nhiều nước đã tụ họp lại tìm cách chữa trị cho Miliga. Sau một thời gian ngắn được khôi phục hệ thống thần kinh đại não, cô đã tỉnh dậy. Đặc biệt là sau khi tỉnh lại, công chúa Miliga vẫn khỏe mạnh và giữ được vẻ đẹp thanh tú với làn da mịn màng, căng mọng như hồi năm 25 tuổi, dù đã bước sang tuổi 102.
Từ chuyện của Miliga, các bác sĩ đang cố đang tìm hiểu cơ chế tự động sản sinh ra một phản ứng hóa học chống lão hóa của cơ thể trong thời gian người bệnh bị hôn mê.
Mang thai và sinh nở trong khi hôn mê
Tháng 12/1984, Kety bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não, sau đó lâm vào tình trạng hôn mê kéo dài. Năm đó cô mới tròn 18 tuổi. Số phận của cô gái bất hạnh này bỗng nhiên thu hút sự chú ý của cả nước Mỹ khi gia đình cô kiện lên tòa án New York tố cáo một nhân viên bệnh viện đã hiếp dâm cô.
Cuối năm 1994, tức là khoảng sau 12 năm hôn mê trên giường bệnh, các bác sĩ bỗng thấy sự thay đổi bất thường trong cơ thể cô gái. Khám chuyên khoa sản, người ta sửng sốt bởi Kety đã có thai ở tháng thứ tư, vì thai nhi đã lớn nên không thể chỉ định phá. Bố mẹ Kety cũng đề nghị giữ cái thai đến ngày sinh nở, họ muốn nuôi cháu bé, coi như đó là di sản của Kety để lại.
Theo dự kiến thì khoảng tháng 5/1996, người ta sẽ mổ để lấy cháu bé ra. Thế nhưng, đến giữa tháng 3 thì Kety đột nhiên chuyển dạ, sinh đẻ bình thường như những phụ nữ khỏe mạnh khác. Trường hợp của Kety đã đi vào lịch sử y học thế giới: Lần đầu tiên, một cô gái bị hôn mê kéo dài 12 năm lại thụ thai và sinh đẻ an toàn bằng phương pháp tự nhiên.
Điều gì đã xảy ra với những người bị hôn mê kể trên? Hiện nay các chuyên gia y học đang tìm đường “nhìn ngó” vào nơi trọng yếu nhất, đó là đại não. Một loạt thí nghiệm đã được các bác sĩ Anh tiến hành. Tiến sĩ Steven Roberts cho biết, ông đã sử dụng trí tuệ nhân tạo của máy tính để tính toán thông tin phát sinh tại não của bệnh nhân hôn mê dưới dạng tín hiệu điện tử. Mặc dù công suất của các tín hiệu như thế chưa quá một phần triệu volt, song người ta vẫn ghi nhận được nó và phân tích bằng các hệ thống máy tính hiện đại.
Đến nay, các nhà khoa học đã chế tạo được một hệ thống máy móc tiếp xúc với bệnh nhân hôn mê theo nguyên tắc “có - không”. Tuy nhiên, tiến sĩ Roberts vẫn khẳng định, hôn mê là một tình trạng bệnh lý đặc biệt. Hậu quả cũng như sự hồi sinh của nó không ai tiên lượng được chính xác. Nhiều bệnh nhân đã đột ngột thoát ra khỏi tình trạng đó và kể lại một cách chi tiết nỗi khủng khiếp mình đã trải qua khi mất khả năng liên lạc với thế giới xung quanh.

http://www.xaluan.com/modules.php?na...icle&sid=13194