Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 29

Ðề tài: 'Dị nhân đuổi mưa' lại dự báo đúng … động đất?

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định 'Dị nhân đuổi mưa' lại dự báo đúng … động đất?

    'Dị nhân đuổi mưa' lại dự báo đúng … động đất?
    Cập nhật lúc 29/06/2011 1008 AM (GMT+7)

    Dị nhân Nguyễn Vũ Tuấn Anh- người đã từng khiến dư luận "nổi sóng" khi tuyên bố có thể ngăn mưa đuổi bão dịp Đại Lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội mới đây lại tuyên bố có thể dự báo đúng động đất.



    Trong một cuộc gặp với GS.Viện sĩ Đào Vọng Đức, Nguyên Viện trưởng Viện Vật lý, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người - ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã hồ hởi báo cáo người mà ông tôn trọng như một bậc thầy của mình, rằng ông đã thành công trong việc dự báo một trong những thảm họa khủng khiếp và khó nắm bắt nhất của nhân loại, đó là động đất- báo Giáo dục Việt Nam dẫn lời.

    Cũng trên báo này, dị nhân còn khẳng định với ông Đức rằng: "Có một nhà khoa học Hoa Kỳ xác định ngày 26/3/2011 sẽ xảy ra một trận động đất lớn ở California. Con xác định là không có, mà xảy ra ở Lục Địa Âu Á. Cuối cùng là con đúng. Đó chính là trận động đất ở Mianma làm Hà Nội rung động. Còn Cali thì không có gì xảy ra”.

    Khi nghe được dị nhân khẳng định như vậy, nhiều người cho rằng đó là việc nhảm nhí và họ còn muốn chờ xem dị nhân này tiên đoán trong tương lai Việt Nam có trận động đất nào nguy hiểm hay không.

    Trước đó, vào Đại Lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội dị nhân Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã tuyên bố ngăn mưa đuổi bão. Nhiều người đã "nhất cử nhất động" dõi theo những gì mà dị nhân này tuyên bố nhưng kết quả lại không giống những gì mà dị nhân này tuyên bố.

    Mẫn Chi (tổng hợp)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2
    Lục Đẳng Avatar của VôChínhDiệu
    Gia nhập
    May 2011
    Nơi cư ngụ
    Chân Tịnh
    Bài gởi
    14,127

    Mặc định

    chẹp.. thật giả lẫn lộn hết cả rồi
    Nam mô A Di Đà Phật
    Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật
    Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
    Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát

  3. #3
    Lục Đẳng Avatar của batquantrai
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    Hư Không
    Bài gởi
    6,518

    Mặc định

    Hazzz..... Lại một tin giật gân " Xe cắn chó - chó cắn xe " nữa rùi .
    Như tảng đá kiên cố
    Không gió nào lay động
    Cũng vậy , giữa khen chê
    Người trí không giao động .
    :big_grin: :big_grin:

  4. #4

    Mặc định

    ...chờ xem kết quả nào... (dù cũng đã có thể dự đoán đc 90% kết quả rồi)
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  5. #5

    Mặc định

    “Dị nhân đuổi mưa” bị một PGS.TS thách đố dự báo động đất

    Thứ năm, 30 Tháng 6 2011 06:52

    (GDVN) – Ngay sau khi Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đăng tải bài viết về tuyên bố dự báo đúng động đất của “dị nhân đuổi mưa”, PGS.TS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội KH&KT Địa Vật lý Việt Nam, lập tức đưa ra lời thách đố.


    PGS.TS Triều cho biết: Thực chất thì có thể dự báo được động đất không? Rất nhiều phương pháp dự báo đã được đề cập đến trong nghiên cứu của nhiều nhà địa chấn trên thế giới trong nhiều thế kỷ qua. Đó là việc toan tính về khả năng đưa ra dự báo động đất theo kiểu dự báo thời tiết trên cơ sở dấu hiệu nguy hiểm động đất “earthquake weather’; tính toán “điều kiện chuẩn bị cho động đất của hành tinh”; và việc tìm kiếm “dấu hiệu nổi loạn của động đất”… Nhưng tất cả đều thất bại!



    PGS.TS Cao Đình Triều (bên phải ảnh) đưa ra lời thách đố



    Bởi lẽ sự phá hủy nhỏ tiến tới phá hủy lớn trong một điều kiện cụ thể phụ thuộc vào vô số các yếu tố địa chất khác nhau và chẳng tuân theo một quy luật phổ biến toàn cầu và chặt chẽ nào cả.

    “Dự báo động đất thực sự là một nhiệm vụ hết sức khó khăn đối với các nhà nghiên cứu địa chấn trên thế giới. Một số nước như Liên bang Nga, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc rất chú trọng vấn đề nghiên cứu dự báo động đất. Song cho đến nay, hiệu quả của công tác này chưa được là bao và chúng ta chỉ hi vọng vào tương lai” – ông Triều nói.

    Về luận điểm của “Dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng: Các đới nứt gãy trên vỏ địa cầu không phải yếu tố quyết định thời gian, cường độ và địa điểm động đất, mà “chính sự tương tác ngoài vũ trụ. Đó chính là sự vận động của những hành tinh và các ngôi sao chung quanh hệ Mặt trời”, PGS.TS Cao Đình Triều lại có kiến giải khác.

    Ông Triều cho biết: “Không phải bây giờ mà từ những năm 1950 –1960, nhiều nhà nghiên cứu địa chấn đã tìm hiểu nguyên nhân từ bên ngoài như xem quỹ đạo vận động của trái đất xoay quanh Mặt trời, thậm chí cả mặt trăng, nhưng chưa chứng minh được nó có quy luật gì ảnh hưởng tới các tai biến của tự nhiên, nói chính xác là tai biến động đất.

    Và sau đó khoa học đã chứng minh: Nguyên nhân động đất không phải từ vũ trụ đi vào mà là do hoạt động bên trong của Trái Đất. Động đất được gây nên bởi chùm tia sóng địa chấn lan tỏa từ một vùng nào đó do quá trình giải tỏa nhanh năng lượng đàn hồi tạo nên. Nói cách khác: Động đất là sự giải phóng nhanh của năng lượng đàn hồi được tích lũy tại một điểm nào đó bên trong trái đất, gây nên sóng địa chấn và tác động lên bề mặt làm phá hủy các công trình, sự biến dạng bề mặt cũng như gây chết chóc cho con người”.

    “Không thể dự báo được động đất trong ngắn hạn”

    PGS.TS Triều khẳng định chắc nịch: “không thể đoán nổi” động đất trong ngắn hạn một cách chính xác.

    Cho tới thời điểm này, việc dự báo chính xác được động đất và yêu cầu dân di tản thành công như trường hợp hiếm thấy ở Liêu Ninh (Liaoning) năm 1975 của Trung Quốc vẫn là một hình mẫu, là ước mơ của các nhà khoa học.

    Bắt đầu từ năm 1960, những cố gắng về dự báo động đất được phát triển mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu địa chấn, đặc biệt là ở Nhật Bản, Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ.
    Mục đích của các nhà khoa học là tối thiểu đạt được độ tin cậy của dự báo động đất như dự báo thời tiết vậy.

    Một số nhà địa chấn đã không chắc chắn rằng có thể dự báo được động đất. Họ chỉ đề cập tới vấn đề dự báo cường độ chấn động của động đất, và hướng lựa chọn ưu tiên trong nghiên cứu là việc tính toán mức độ nguy hiểm của động đất ở các khu vực xây dựng công trình quan trọng như đập thủy điện, các công trình thế kỷ, bệnh viện…

    Ở Nhật Bản, việc phân tích thống kê động đất nghiên cứu dự báo tức thì đã được đề cập. Hy vọng về nghiên cứu dự báo động đất đã ăn sâu vào tâm niệm của các nhà địa chấn và họ đã tiến hành từ năm 1962 nhưng cũng chỉ toàn thất bại.

    Thậm chí động đất Kobe năm 1955 các nhà khoa học còn không nghĩ nó có thể xảy ra. Tuy vậy, chương trình nghiên cứu đó đã lôi kéo hàng ngàn nhà địa chấn, địa vật lý và địa chất đóng góp tư tưởng nghiên cứu của mình.

    Từ những năm 1960, ở Nhật Bản tiến hành những kiến cứu đặc biệt về chu kỳ của động đất lịch sử khu vực Tokyo và lân cận kết hợp với việc đo biến dạng và quan trắc tính địa chấn.

    Nhưng việc nghiên cứu dự báo ngắn hạn động đất ở Nhật cũng mới chỉ được gọi dưới cái tên tìm hiểu các nguyên nhân gây ra động đất, chứ chưa ai dám dự báo động đất trong một thời gian ngắn.

    Người ta cũng tìm hiểu điều kiện khí hậu, hoạt động núi lửa, lực hấp dẫn từ Mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khác có liên quan thế nào đến động đất. Nhiều danh mục về động đất, kể cả của California cũng đã được nghiên cứu đối sánh ảnh hưởng của các điều kiện này nhưng đều không có kết quả.

    Ví dụ, vào năm 1974 đã nghiên cứu về quan hệ giữa lực hấp dẫn của các hành tinh với động đất và cho rằng khoảng 179 năm sau khi các hành tinh gần như nằm trên một đường thẳng, lực hấp dẫn tăng lên sẽ gây nên sự tăng vọt tính địa chấn ở California. Hiện tượng này theo dự báo là sẽ xảy ra vào năm 1982 song chẳng có động đất mạnh nào xảy ra ở California cả.

    Cũng có quan điểm cho ràng: Có thể dự báo động đất trên cơ sở tính chất hoạt động của Mặt trăng và các hoạt động hóa học. Tuy vậy, cho đến ngày nay chưa có một dạng công thức chính xác nào để dự báo động đất ngắn hạn.

    Chẳng cần dự báo tương lai, hãy đoán quá khứ đi!

    PGS.TS Triều thách đố: “Nếu ông Tuấn Anh cho rằng: Nghiên cứu về Phong thủy, Kinh dịch dự báo được chính xác hơn động đất thì ông hãy chứng minh đi” – “Chúng ta chưa cần dự báo được tương lai, mà hãy nói về một loạt trận động đất đã xảy ra trong quá khứ, xem “dị nhân đuổi mưa” này dự báo được điều gì?

    Ví dụ, tôi lấy đề bài là trận động đất ở tỉnh Sumatra, Indonesia gần cuối năm 2010 vừa qua, xem ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh có biết được trong ngày đó, ở các vùng lân cận như Đông Nam Á chịu những ảnh hưởng gì, Việt Nam ảnh hưởng thế nào? điều này không có chuyên môn, không có máy móc thiết bị đo đạc, không thể biết nổi!.

    “Nếu ông khẳng định dự đoán được tương lai thì trước hết ông phải chứng minh được những cái thuộc về quá khứ, ông phải dự báo được quá khứ, nếu ông không dự đoán được ngay cả quá khứ thì chắc chắn ông sai” – ông Triều khẳng định.

    Về chuyện “Dị nhân” cho rằng Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã “có đề nghị hợp tác với các cơ quan khoa học để phối hợp nghiên cứu, nhưng chẳng có ai hồi âm", PGS.TS Triều khẳng định: Chưa nhận được lời đề nghị nào từ phía ông Tuấn Anh. “Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói về việc này. Ông ấy đề nghị với ai trong khi cơ quan nghiên cứu động đất duy nhất ở Việt Nam chưa bao giờ tiếp xúc với ông ấy”.

    Vì sao các nhà khoa học đều sợ dự báo động đất?

    Theo PGS.TS Cao Đình Triều: Bản thân nhiều nhà khoa học cũng rất sợ đưa ra dự báo động đất. Bởi lẽ nếu dự báo sai thì hậu quả của dự báo sẽ rất nguy hiểm. Ví dụ, nếu có thông tin tháng tới ở Hà Nội xảy ra động đất thì sẽ gây hoang mang cho hàng triệu người. Thậm chí nhiều ngàn sống trong thành phố sẽ chạy toán loạn rời khỏi Hà Nội phòng thân.

    Ở phương Tây cũng có một số trận động đất có thể đã dự báo được một cách khá chính xác nhưng cũng không phải trong thời gian rất ngắn. Ví dụ như động đất ở California đã dự báo trước đó 2 năm.
    Last edited by Bin571; 30-06-2011 at 11:35 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    Mr Nổ NVTA lại quấy động phong trào cho vui
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định Thêm một PGS thách “dị nhân” dự báo động đất

    Thêm một PGS thách “dị nhân” dự báo động đất
    Cập nhật lúc 01/07/2011 0950 AM (GMT+7)

    Trước tuyên bố dự báo chính xác động đất của “Dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh, PGS. TS Cao Đình Triều Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội KH&KT Địa Vật lý Việt Nam đã có lời thách ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh dự báo… tác hại của những trận động đất vừa xảy ra.





    Để rộng đường dư luận, phóng viên tiếp tục đến viện Vật lý địa cầu để gặp một chuyên gia nổi tiếng khác: PGS.TS Nguyễn Hồng Phương

    “Thế giới hiện vẫn bó tay…”





    PGS.TS Nguyễn Hồng Phương hiện là Phó Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu). Ngay lập tức ông Phương đã thể hiện thẳng thắn quan điểm của mình. Ông cho rằng: Không thể dự báo được chính xác thời điểm, thời gian xảy ra động đất một cách cụ thể tới từng ngày, từng giờ, từng phút, trong khi động đất chỉ diễn ra trong từng giây, từng tích tắc.



    Cách đây 7 năm, sau khi xảy ra trận động đất ở Indonesia (năm 2004), những người dân Việt Nam cũng bắt đầu tỏ ra hoang mang trước sức tàn phá ghê gớm của động đất, tuy nhiên, sự lo lắng đó chỉ rộ lên một khoảng thời gian rất ngắn, theo kiểu “chạy theo mốt”, chứ trong thâm tâm, họ chưa hoàn toàn hoảng sợ.

    Tuy nhiên, trận động đất với cường độ lớn 9 độ richter đi kèm thảm kịch sóng thần vừa qua tại Nhật Bản đã gây bàng hoàng không chỉ cho người dân đất nước mặt trời mọc mà còn cho toàn thế giới. Người Việt Nam bắt đầu lo sợ thực sự và vấn đề về khả năng dự báo động đất giờ đây lại trở thành một đề tài nóng, bất chấp việc nhân loại từ trước đến nay đều tỏ ra bất lực trong lĩnh vực này...

    PGS.TS Nguyễn Hồng Phương nhận định: Thế giới hiện vẫn phải bó tay trong những nỗ lực muốn dự báo chính xác về thời điểm phát sinh động đất. “Người ta chỉ có thể dự báo chính xác vị trí có khả năng xảy ra động đất, sức tàn phá cực đại tại vị trí đó, tuy nhiên về thời gian chính xác như ngày, giờ xảy ra trận động đất thì hoàn toàn không thể dự báo trước được”. Việc duy nhất các nhà khoa học thế giới có thể làm hiện nay là phát hiện và truyền bá thông tin kịp thời sau khi trận động đất xảy ra từ 3 – 5 phút.


    Trước đó, ông Harley Benz thuộc Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cũng đã cho rằng, dù các nhà khoa học đã hiểu rõ về kết cấu địa chất và tình hình vận động kiến tạo mảng, nhưng hiện nay gần như vẫn chưa thể dự báo được về động đất. “Dù mưa bão, lũ lụt, thậm chí núi lửa phun trào đều có thể dự báo qua hình ảnh vệ tinh, nhưng dự báo thời gian cụ thể của động đất vẫn luôn là một việc khó khăn”, ông Harley nói.

    Những vùng nào ở Việt Nam cần lo ngại động đất?


    Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, mặc dù cho đến nay, thiệt hại về người do động đất gây ra tại nước ta là không đáng kể so với thiệt hại do các thiên tai khác như bão, lụt, hoả hoạn, v.v… gây ra, song sẽ thật là sai lầm nếu coi nhẹ các hiểm hoạ động đất.

    Một số đô thị lớn và các khu công nghiệp của Việt nam hiện nay đang nằm trên những khu vực có độ nhạy cảm cao trước những rung động địa chấn.

    Chẳng hạn, thủ đô Hà Nội hiện đang nằm trên vùng được dự báo phải chịu đựng chấn động cấp 8. Các khu vực dân cư và các công trình thuỷ điện lớn của đất nước tại Tây bắc như Điện biên, Lai Châu, Sơn la, v.v… có thể phải chịu đựng những chấn động cấp 8-9 trong tương lai.

    Đà Nẵng, Dung Quất và một số khu vực đô thị của miền Trung nước ta cũng nằm trong vùng có thể chịu ảnh hưởng chấn động động đất tới cấp 7.
    Mặc dù không nằm trên “vành đai lửa” của các chấn tâm động đất mạnh trên thế giới, Việt nam vẫn có mối hiểm hoạ động đất khá cao. Những trận động đất mạnh nhất với magnitude đạt tới 6,7-6,8 độ Richter và tương đương đã được ghi nhận trong lịch sử (1 trận vào thế kỷ 14) và bằng máy (2 trận vào thế kỷ 20) trên phần tây bắc lãnh thổ.



    TS Nguyễn Hồng Phương: Thủ đô Hà Nội hiện đang nằm trên vùng được dự báo phải chịu đựng chấn động cấp 8.



    Trong khi đó, ở ngoài khơi, trên vùng thềm lục địa đông nam đất nước, cũng đã ghi nhận được động đất đạt tới magnitude 6,1 (động đất Hòn Tro năm 1923).

    Phần phía nam của đất nước cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của động đất. Ngày 8 tháng 11 năm 2005, một trận động đất có độ lớn 5,1 độ Richte đã xảy ra ở vùng biển gần Vũng Tàu. Cùng ngày, một trận động đất lớn hơn có độ lớn 5,5 độ Richte lại xảy ra tại ngoài khơi Nam Trung bộ.

    Mặc dù cả hai trận động đất này đều có độ lớn trung bình, và chấn động mà chúng tác động tới các khu vực đô thị chỉ lên tới cấp 5 tại Vũng Tàu và cấp 3 tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng ảnh hưởng của chúng gây ra đối với cộng đồng đô thị là hoàn toàn không nhỏ.

    Tại thành phố Hồ Chí Minh, chấn động lan truyền từ các trận động đất đã làm rung chuyển các toà nhà cao tầng, gây hoảng loạn trong nhân dân.
    Rung động của động đất được cảm nhận tại một khu vực rộng lớn của miền Trung Nam bộ và Nam bộ, cả trên đất liền lẫn ngoài khơi.


    Tại huyện đảo Phú Quý, cửa sổ nhiều ngôi nhà bị bật tung. Tại các giàn khoan ở mỏ Bạch hổ, động đất cũng đã làm cho giàn khoan số 6 bị chao nghiêng.

    Động đất miền Bắc mãnh liệt hơn miền Nam

    Từ những hiểm họa như vậy, năm 2007, Việt Nam đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm động đất và sóng thần, là một thành viên của hệ thống cảnh báo sớm ở Thái Bình Dương gồm hơn 30 quốc gia.


    Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý địa cầu - Viện khoa học Việt Nam chịu trách nhiệm trước Nhà nước cảnh báo kịp thời tất cả các động thái động đất và sóng thần nếu động đất xảy ra trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam có độ lớn từ 3 độ Richter trở lên.

    Các sản phẩm dự báo động đất tại Việt Nam thể hiện ở dạng bản đồ dự báo trung hạn và dài hạn.

    Từ biểu diễn phân bố của các chấn tâm động đất ghi nhận được và các hệ thống đứt gẫy kiến tạo có khả năng phát sinh động đất trên lãnh thổ và các vùng biển của Việt Nam, các nhà địa chấn Việt Nam đã thành lập các bản đồ phân vùng động đất và bản đồ độ nguy hiểm động đất.

    Từ các bản đồ này có thể thấy rất rõ một số quy luật biểu hiện động đất ở Việt Nam như: Miền Bắc Việt Nam có độ hoạt động động đất mãnh liệt hơn nhiều so với miền Nam Việt Nam; những trận động đất mạnh nhất tập trung tại vùng tây bắc lãnh thổ Việt Nam; và trên phần phía nam đất nước, động đất xảy ra chủ yếu ở ngoài khơi, trên vùng thềm lục địa miền Trung và đông nam Việt Nam.


    Trung Quốc: 2 lần đúng, vô số lần sai!

    Trước đây, có một thời gian, Trung Quốc đẩy mạnh nghiên cứu về cách dự báo động đất, và trên thực tế họ đã dự báo đúng được 2 lần. Trước thời điểm đó, Chính phủ nước này đã bắt người dân di dời nhà đi sơ tán và quả nhiên, động đất ngay sau đó đã xảy ra.


    Tuy nhiên, tỉ lệ dự báo giữa đúng và sai chênh lệch vô cùng lớn. Ngoài việc dự báo đúng 2 trận thì các nhà khoa học địa chấn lại dự báo sai tất cả các trận động đất còn lại. Đây có thể coi là một đặc thù của loại hình thiên tai động đất này.

    Việc dự báo chính xác thời điểm diễn ra trận động đất trở nên quá khó khăn. Liên quan tới cuộc động đất Nhật Bản vừa qua, Tiến sĩ Toán Lý Aleksey Liubushin, chuyên gia khoa học hàng đầu của Viện Vật lý địa cầu (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) bằng cách thu thập và phân tích thông tin về các tín hiệu vi địa chấn, trước đó cũng chỉ dự báo được chung chung “trong giai đoạn 2010 – 2011”.

    Bản thân Nhật Bản - một quốc gia có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật cao, nhiều chuyên gia nghiên cứu địa chấn cũng đã phải "bất lực”, họ không lường trước được sức tàn phá ghê gớm của động đất khi có 25.000 người chết và mất tích chỉ chớp nhoáng trong vòng 6 phút và hoàn toàn bất ngờ sau sự cố rò rỉ hạt nhân của nhà máy Fukushima.

    Động đất luôn xảy ra ngẫu nhiên và bất thình lình, đặc biệt, khi nó tới thì rất nhanh và để lại hậu quả nghiêm trọng. Không ít người đã mất hết niềm tin vào khả năng dự báo động đất này.

    Vì vậy, xu thế chung trên toàn thế giới hiện nay, kể cả những nước giàu mạnh thường xuyên đối mặt với tai nạn động đất đó là: Không thiên về đầu tư cho dự báo động đất một cách chính xác, mà tập trung vào hệ thống cảnh báo sớm động đất – sóng thần giúp cho toàn bộ xã hội có sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, hiểm họa.


    Sau thảm kịch tại Kobe, nước Nhật chỉ tập trung vào bàn bạc về các biện pháp giảm nhẹ hậu quả động đất, ưu tiên nghiên cứu xây dựng những công trình có khả năng chịu động đất cao, cũng như huấn luyện cho người dân những kỹ năng tồn tại và sống sót sau thảm họa. Vấn đề dự đoán động đất đã bị đẩy lui về hàng thứ yếu.


    Bên cạnh đó, một số nhà khoa học cho rằng: Họ có thể đoán biết được động đất thông qua các biểu hiện của động vật. Một nhà khoa học đã từng đoán trận động đất ở tiểu bang California thông qua hiện tượng hàng trăm ngàn cá chết, cả triệu con cá đã di chuyển về Nam Mỹ Châu và những tiếng kêu thống thiết của cá voi gần bờ tại San Diego, hiện tượng full moon khi khoảng cách mặt trăng quá gần trái đất sẽ ảnh hưởng tới nước thủy triều. Hay là sự di cư hàng loạt của các đoàn ếch nhái là những yếu tố báo trước cho một cuộc động đất lớn tại Trung Quốc.

    “Điều đó đúng nhưng phương pháp đó không thể dùng để dự báo được động đất vì nó chỉ diễn ra ngay trước khi động đất xảy ra ít phút. Hơn nữa, nếu muốn dự báo được hiện tượng thiên nhiên nào đó, chúng ta cần bề dày quan sát thực tế từ vài trăm đến vài nghìn năm.

    Ví dụ, một trận động đất mạnh có thể xảy ra sau một chu kỳ khoảng 1.000 năm thì chí ít chúng ta phải quan sát liên tục được động đất, có trạm ghi động đất trong vòng 1.000 năm thì dự báo của chúng ta mới chính xác. Trong khi đó, tại Việt Nam, động đất mới được ghi nhận bằng máy từ năm 1903, khoảng thời gian quan sát còn quá ngắn nên kết quả dự báo động đất chỉ mang tính chất mô hình, độ tin cậy không cao” - PGS.TS Nguyễn Hồng Phương cho biết.


    “Tôi không có thời gian cho những điều nhảm nhí”


    Tại Mỹ, các nhà khoa học thuộc ĐH California, Berkeley cho biết họ có thể xác định được xem đó có phải là một trận động đất mạnh hay không bằng phương pháp đo đạc sóng địa chấn phát sinh ngay từ thời điểm động đất sắp sửa bắt đầu.

    Tuy nhiên, thông tin này chỉ có thể giúp hình thành một hệ thống cảnh báo sớm từ vài giây đến vài chục giây trước khi một trận động đất diễn ra - một khoảng thời gian quá ngắn như vậy, liệu có đủ để những người trong khu vực bị ảnh hưởng có thể ngay lập tức tránh xa những nơi nguy hiểm, tìm chỗ trú ẩn khẩn cấp, làm giảm tỉ lệ thương vong trước những thảm họa tàn khốc do động đất gây nên?

    Dù sao đi nữa, “Hiện tại, việc dự báo trước để người dân kịp chuẩn bị sơ tán là một đòi hỏi vượt quá khả năng của khoa học địa chấn thế giới. Cách tốt nhất để phòng tránh những tổn hại khủng khiếp do động đất gây ra đó là trang bị kiến thức, sự hiểu biết để biết được cách tự cứu mình khi có động đất xảy ra” - PGS.TS Nguyễn Hồng Phương nhấn mạnh.

    Nói về việc có một người ở Việt Nam có thể dự báo chính xác động đất nhờ lý học Đông phương, mà không cần dùng các thiết bị và nghiên cứu thế giới đã dùng, PGS.TS Phương cho rằng đó là điều nhảm nhí. “Tôi không có thời gian cho những điều nhảm nhí ấy” – PGS.TS Phương chốt lại.


    (Theo Giáo dục Việt Nam)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  8. #8

    Mặc định

    "Dị nhân đuổi mưa”: "Tôi chỉ đâu là động đất ở đấy"

    Thứ năm, 30 Tháng 6 2011 12:32

    (GDVN) - Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, "dị nhân đuổi mưa" khẳng định đầy tin tưởng: "Có thể nói tôi là người đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đưa ra dự đoán về động đất".


    Lần đầu tiên ông dự đoán về động đất là khi nào?

    Lời đầu tiên tôi dự đoán về động đất là vào năm 2004. Tôi dự đoán sẽ có một trận động đất lớn tại Indonesia và Philippines. Đúng đến cuối năm đó thì đã xảy ra một trận động đất, gây sóng thần kinh khủng ở Indonesia thật. Tôi báo trước trận động đất ở Indonesia tận 10 tháng 26 ngày.



    Tôi đã phản bác nhà khoa học nổi tiếng của Hoa Kỳ



    Năm 2011, tôi xác định từ đầu là năm nay thiên tai rất nặng so với các năm khác. Những thiên tai liên quan đến động đất, sụt lở nghiêm trọng sẽ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Trọng điểm là vùng thuộc Nam Á, vùng Châu Phi kế cận và cả Đông Á. Ngoài ra còn ở vùng đất giáp biển phía Tây của châu Mỹ cũng không thoát những thiên tai liên quan. Những quốc gia thường xuyên hứng chịu động đất, năm nay cũng cần đề phòng như Nhật Bản, Phi Luật Tân, Indonesia ....và chuẩn bị trước khi thiên tai xảy ra.

    Đến thời điểm này thì sự tiên tri của tôi đã nghiệm rồi với động đất và sóng thần ở Nhật Bản. Có thể nói rằng tôi là người tiên tri đầu tiên và duy nhất về động đất ở Việt Nam.

    Trên trang Lý học Phương đông, ông dành hẳn một chuyên mục để dự đoán về động đất. Tính chính xác của các lời dự đoán này thế nào?

    Trong topic dự báo động đất của tôi, tôi chỉ đâu là động đất đấy. Tôi đã phản bác lại một nhà khoa học nổi tiếng của Hoa Kỳ dự báo rằng sẽ có một trận động đất lớn xảy ra ở Cali vào ngày 26/3/2011. Tôi xác định là không và khẳng định rằng: Động đất tiếp theo sẽ xảy ra ở Đại lục địa Á Âu. Và đó chính là trận ở Myanma ảnh hưởng tới tận Hà Nội.

    Ngày 4/4/2011, tôi xác định sắp sửa có một trận động đất tiếp theo ở Trung Mỹ - cụ thể ở khúc thắt của bản đồ Châu Mỹ, hoặc xuống dưới phía nam một chút - trên 7 độ richte, thuộc loại nặng. Đúng ngày 7/4, một trận động đất mạnh 6,5 độ richter đã làm rung chuyển một khu vực rộng lớn ở miền nam và trung Mexico. Đấy chỉ là 2 trong nhiều ví dụ về sự chính xác trong những lời dự báo của tôi.

    “Lần đầu tiên dự báo sai”

    Có lần nào ông dự đoán về động đất không chính xác chưa?

    Gần đây tôi đoán sẽ có trận động đất xảy ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc thì nó lại xảy ra ở Chi Lê dù vẫn nằm trên đúng trục đó. Đây là lần đầu tiên tôi đoán sai kể từ đầu năm đến nay sau đó tôi ngưng luôn việc dự đoán. Giờ tôi chỉ nói chung chung sẽ có động đất, thiên tai như đầu năm tôi đã nói.

    Ông có tìm hiểu nguyên nhân của lần dự đoán sai này không?

    Thời gian gần đây tình hình biển Đông căng thẳng, tôi bị phân tâm nên đã dự đoán sai và ngưng không đoán nữa. Tôi bị chi phối bởi quá nhiều vấn đề trong cuộc sống chứ tôi sống không chỉ để dự đoán. Hãy cứ tưởng tượng nếu mình đang làm một quẻ bói mà tiền nhà chưa đóng, chiều phải đóng ngay thì không thể dự đoán đúng được. Để đoán những chuyện như vậy thì đòi hỏi phải tập trung tư tưởng rất cao.

    Thực tình mà nói khả năng dự đoán trượt của tôi trong những chuyện quan trọng như động đất rất ít. Chuyện thế nhân như hôn nhân, tình cảm thì tôi đoán trượt nhiều vì chỉ lớt phớt cho qua. Riêng dự đoán trên mạng hay trên báo chí tôi rất thận trọng bởi có nhiều người xem. Tôi phải bấm quẻ rất kỹ. Nếu tôi không xác định được cụ thể thì tôi nói chung chung. Nói chung chung nhưng vẫn phải trong khoảng thời gian ngắn.

    Tôi đoán 99 câu sai, 1 câu đúng đã là giá trị rồi. Đây không phải là phép tính xác suất mà đây là một phương pháp dự đoán. Nếu tôi đoán 99 câu sai nhưng 1 câu chính xác đến tuyệt đối thì chúng ta không thể nào vội vàng phủ nhận luôn tôi đoán sai. 1% đúng đó không đơn giản là xác suất tung đồng xèng mà nó là cả một hệ thống phương pháp để dự báo.

    Cái đúng đó cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Nếu là là nhà tiên tri như Vanga hoặc Phan Thị Bích Hằng thì tôi chỉ cần đoán sai 60% là vứt rồi. Vì đó là khả năng tồn tại khách quan. Còn tôi dùng một phương pháp để dự đoán. 99 phần trăm sai do người dự đoán có thể đang đói bụng hoặc bị vợ bỏ, tức là không tập trung được tư tưởng. Có một tỉ nguyên nhân để sai.

    (còn nữa)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #9

    Mặc định

    Tin nóng “Dị nhân đuổi mưa ” phản pháo dữ dội hai nhà khoa học

    Thứ sáu, 01 Tháng 7 2011 13:10

    (GDVN) - Sau khi hai PGS.TS Viện vật lý địa cầu phát biểu ý kiến về động đất và việc dự báo động đất của “Dị nhân đuổi mưa”, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã có phản pháo dữ dội trên blog có khá nhiều người đọc của mình. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu bài viết này.



    Tôi cũng hy vọng quí vị xem từ đầu đến cuối topic này về các dự báo động đất của chúng tôi. Quý vị tự thẩm định.


    Ít nhất nó cũng chính xác được vài trận. Như vậy là đủ hơn hẳn khả năng dự báo của khoa học hiện đại - khi nói đến dự báo động đất đều....sợ.


    Đấy là chính các vị ấy nói nhá. Chứ tôi luôn tôn trọng quý vị. Chẳng ai bắt quí vị khoa học trên toàn thế giới nói chung và Hội KH&KT Địa Vật lý Việt Nam nói riêng phải dự báo động đất cả. Vì mọi người đều thừa hiểu rằng - cái kiến thức của nền khoa học hiện đại vốn khiêm tốn, nên chưa đủ tầm cỡ dự báo động đất. Điều này, chính các vị đã thừa nhận.


    Còn chúng tôi, cũng chẳng ai bắt chúng tôi phải dự báo cả. Chúng tôi vui thì dự báo chơi để diễn đàn được chú ý hơn - thế thôi. Buồn thì ....thôi. Chúng tôi không ăn lương để làm việc này.


    Nhưng có điều hơi lạ là ngài PGS lại thách tôi đoán hậu quả của những trận động đất ....đã xảy ra. Híc! Chúng tôi không có phương tiện chuyên môn để đo đạc, thẩm định, không có quyền đến các nơi cần đến để khảo sat....


    Lời thách đố này giống như thế này:Thày đã đoán được người đó chết vì đụng xe, vậy nhờ thày đoán giúp cho một người đụng xe chết trước đó đã chết như thế nào?


    Cái này để Công an pháp y làm. Nó không phải chuyên môn của chúng tôi.


    Tuy nhiên, tôi thừa nhận rằng: Câu hỏi này quả là có thông minh hơn một chút (Tất nhiên PGS thì phải hơn tiến sĩ là cái chắc), câu thách đó của vị tiến sĩ nào đó - tôi quên mất tên - khi phát biểu rằng:


    Dị nhân đuổi mưa có thể đuổi mưa được 1m vuông chỗ tôi đứng không?


    Đang bàn về khả năng dự báo động đất. Tức là đoán trước khi động đất xảy ra. Tự nhiên lại hỏi về động đất rồi cái gì xảy ra thì thật hết bít khả năng tư duy của quí vị.
    Hic! Thảo nào, nền khoa học Việt Nam chưa đứng đầu thế giới. Nhưng không biết đứng hạng mấy. Nhưng tôi tin nền khoa học kỹ thuật Việt Nam chưa thể đứng đầu thế giới - thông qua khả năng của các vị giáo sự tiến sĩ phát biểu kiểu này.


    Cái gì cũng phải có điều kiện cần và đủ của nó phải không quý vị.


    Còn việc tôi đề nghị cộng tác cùng nghiên cứu dự báo là chỉ đề nghị ở topic này. Tôi đâu biết các vị ở đâu mà đề nghị.


    Nhưng mà chán nhỉ! Cộng tác với quí vị không hiểu các quí vị có khả năng công tác không nữa. Tôi nghĩ vấn đề không phải ở phương tiện, tiền bạc, mà còn ở khả năng tư duy.


    Với thứ tư duy thuộc loại " Ở trần đóng khố ' và vào thời kỳ " liên minh bộ lạc " thì chán quá.


    PS: Trong ảnh thấy cái nhà ông PGS Tiến sĩ sao lại đứng vịn vào quyển sách như thế nhỉ? Hay là sách của ông ta viết nên chụp ảnh đem khoe?


    Này! Tớ có cả chục cuốn sách các thể loại. Chỉ một cuốn thôi, làm thay đổi cả lịch sử văn hóa của cả một nền văn minh Đông phương. Nhưng tớ cũng chưa vịn sách đem khoe thế này - Tớ vốn khiêm tốn mà lị! Hi.


    Tớ sẵn sàng cho bất cứ ai trên thế giới này coppi cuốn sách của tớ đem in và đứng tên tác giả. Nhưng sẽ không có ai dám làm chuyện này. Vì sách của tớ viết thì không ai đủ can đảm nhận là tác giả. Cũng như chẳng ai dám nhận Kim Tự Tháp do mình làm ra cả. Người ta có thể ăn cắp vặt thôi. Thí dụ: Đạo văn bài thơ hay của người này, Đạo nhạc của họa sĩ thiên tài kia, hay ăn cắp công trình nghiên cứu máy bay tàng hình của Hoa Kỳ chẳng hạn...


    Tóm lại là ăn cắp vặt.


    Còn đây là cả một di sản vĩ đại. Tớ cho không cũng chẳng ai dám cầm.


    Bởi vậy, các vị chưa đủ tầm để hiểu biết về tớ.


    Sory nhá! Tớ phát biểu rất khách quan và khoa học.

    PV (ghi)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #10

    Mặc định

    Mời ông phản bác lại quan điểm của trung quốc, cho rằng Hoàng Sa và Trường Sa (tây sa, nam sa theo cách gọi của phía tq) thuộc chủ quyền của họ...
    Last edited by Sat That; 02-07-2011 at 03:00 AM.

  11. #11

    Mặc định

    Tóm gọn lại một câu :"Tại sao đến giờ này gia đình và người thân vẫn chưa đưa ông này vào Trâu Quỳ?"

  12. #12

    Mặc định

    Đi đến giới hạn của một người bình thường và một người có vấn đề về trí não, một dạng hoang tưởng. Người này trong bản tính cũng cực kỳ háo danh và khá lỗ mãng nữa! Nhưng, lâu lâu cũng có chuyện để mà tám cùng nhau, bớt bị mấy cơn stress hành hạ!
    Dù sao, tôi vẫn không mong thấy một người có danh như ông lại đi đến bước đường này! Không sáng sủa gì! Mà cũng không còn stop kịp!!!Lố đà mất rồi!

  13. #13

    Mặc định

    Nếu không lầm thì nick "Thiên Sứ" là của ông NVTA tức "dị nhân" được nhắc đến trong các bài viết trên phải vậy không mod? Nếu đúng thì hình như cũn có nhiều vấn đề ông ấy nói cũng đúng đó chứ!

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Cõitạm Xem Bài Gởi
    Nếu không lầm thì nick "Thiên Sứ" là của ông NVTA tức "dị nhân" được nhắc đến trong các bài viết trên phải vậy không mod? Nếu đúng thì hình như cũn có nhiều vấn đề ông ấy nói cũng đúng đó chứ!
    Những nhà tiên tri nổi tiếng trên khắp thế giới , vào lúc sinh thời họ được biết đến với những tiên tri kiểu " mì ăn liền " tức họ tiên đoán và nó xảy ra ngay , cũng có những lời tiên tri mãi đến mấy trăm sau mới được chứng minh đúng , chuẩn xác .
    Thế nhưng vào thời đại của họ , những nhà tiên tri dù được nhiều người ngưỡng mộ , nhưng vẫn bị nhiều người gọi là ma quỉ , tà giáo , họ có thể bị giết hại , tù tội , đốt các sấm truyền , .... đấy bạn .
    Vấn đề của bác NVTA là bác ấy nên viết các dự đoán của mình rồi gửi đến báo , đài , TTNC tiềm năng con người hay một nơi tuơng tự thế . Nếu nó xảy ra , mọi người sẽ biết rằng bác ấy đã tiên đoán đúng và họ cũng có cơ sở để tin bác ấy hơn .
    Tìm lại giấc mơ

  15. #15

    Mặc định

    sao TS không đuổi bão đi cho bà con nhờ!!!!!!!!!!!!!!!!!!

  16. #16

    Mặc định

    Bác Thiên Sứ này cũng thuộc hàng cao thủ vể bấm quẻ dịch đấy, không phải ngừoi bình thường đâu. Tuy nhiên có điều dự đoán những cái nhaỵ cảm quá nên bị báo chí và nhiều người đánh.

  17. #17

    Mặc định

    "Dị nhân đuổi mưa" và "Dị nhân động đất", cái mác nào hay hơn nhỉ?:D:votay::nail_biting:

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi NguyetSinh Xem Bài Gởi
    "Dị nhân đuổi mưa" và "Dị nhân động đất", cái mác nào hay hơn nhỉ?:D:votay::nail_biting:
    Đúng là bọn nhà báo cứ thích thổi các tiêu đề cho thật giật gân để cho báo khỏi ế ! :not_worthy::not_worthy::not_worthy:

  19. #19

    Mặc định

    Rủ đại ca ấy về nhà mình spam đi Jenny:)
    Đảm bảo page tăng 1 ngày mấy chục:):):)

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kingkingkong Xem Bài Gởi
    Rủ đại ca ấy về nhà mình spam đi Jenny:)
    Đảm bảo page tăng 1 ngày mấy chục:):):)
    Thui , nhà mình chủ yếu sống bằng mưa , gió , bão .... bác ấy vào và ngăn lại , bọn mình chết chắc violent105violent105violent105
    Tìm lại giấc mơ

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Nhân Quả Chỉ Phối Cả Vũ Trụ (Rất hay)
    By Người Khăn Trắng in forum Đạo Phật
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 05-06-2013, 01:24 PM
  2. LUẬT NHÂN QUẢ CÓ THẬT KHÔNG ?
    By dc_bac in forum Đạo Phật
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 23-03-2012, 02:57 PM
  3. Dự báo về “ngày tận thế” có cơ sở khoa học!?
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 10-04-2011, 11:04 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •