TÂM–ÁNH SÁNG VÀ KHÔNG TÍNH

Tâm và Ánh Sáng là hai khái niệm đặc biệt , quan trọng và phổ quát nhất trong Bổn Tôn Pháp của Mật Tông Tây Tạng .
Việc nắm vững những nguyên tắc và nhận thức được minh bạch về Tâm và Ánh Sáng trong khi tu tập Mật Pháp , là một vấn đề thiết yếu đầu tiên của một hành giả sơ cơ , đồng thời nó cũng là một khâu quan trọng nhất mà không một hành giả nào, trong Mật Tông có thể trốn tránh được , nên việc thông hiểu về Tâm và Ánh Sáng là điều quan trọng cơ bản nhất cho những tu tập cao hơn về sau .
Thực ra , Tâm và Ánh Sáng là một mục tiêu tìm cầu của những hành giả tu hành theo Mật Pháp Tây Tạng ; theo như Vô Thượng Du Già Bộ của Mật Tông Tây Tạng , việc ấn chứng được Ánh Sáng của Chân Tâm trong thân thể Phong Tâm Vi Tế của hành giả Mật Tông , đã giúp họ vượt xa khỏi hai ải quan sanh và tử của con người .
Phần kết cấu sâu bên trong nhất của con người là phong tâm vi tế , mà trong Vô Thượng Du Già Bộ gọi nó là Bản Lai Thân Tâm ; vì theo Mật Tông Tây Tạng , cơ thể con người được chia ra làm hai phần , gồm có thân thô kệch và thân vi tế ; mà Tâm và Ánh Sáng là tinh hoa của thân vi tế bên trong , nó là bản tính của tất cả các pháp thế gian , xuất thế gian và sanh tử niết bàn .
Tối Vi Phong tức Phong Đại bên trong vi tế nhất của thân thể con người , được gọi là Trí Tuệ Khí , Bất Hoại Khí hay Quang Minh Khí ; thực ra loại Khí nầy là sự hoạt động của Ly Hý Minh Điểm , hay nói cách khác sự cấu thành Ly Hý Minh Điểm là do sự tập hợp của Tối Vi Phong ; Đối với một người phàm phu chưa tu tập qua Mật Pháp thì Tối Vi Phong nầy còn tiềm phục trong kinh mạch , qua hình thức của Bất Hoại Minh Điểm , mà Bất Hoại Minh Điểm nầy lại kết hợp với những chủng tử vô minh phiền nảo của A Lại Da Thức , tất cả tiềm phục tại Luân Xa Tim trong trung mạch .
Vì thế , Mật Tông Tây Tạng nói rằng : Trong trái tim thịt của phàm phu có ẩn tàng một Bản Giác Quang Minh , gọi là Bồ Đề Tâm ; theo Vật Lý Học hiện đại thì Tối Vi Phong , có thể lý giải như là bản thân của một loại trí tuệ siêu việt của một loại năng lượng vi tế hay một loại trường vi tế đang ẩn tàng trong thân thể con người .
Quang Minh hay còn gọi nôm na là Ánh Sáng , trong Mâṭ Tông Du Già Bộ Ánh Sáng được xem là bản lai giác tính của tâm , khi chưa bị vọng niệm vô minh che phủ ; nên có thể nói rằng bản chất của tâm là Ánh Sáng , bởi vì trong lúc tâm tính hiển lộ thì sẻ sản sinh ra ánh sáng chói lọi ; nên Tâm là Ánh Sáng vậy .
Tâm không chỉ là một loại năng lực của tinh thần , mà Tâm còn là một loại Ánh Sáng nửa ; trong Mật Tông Tây Tạng Ánh Sáng cũng là một loại Khí , nên tâm và khí luân phiên xuất hiện trong thân của hành giả tu Mật Pháp vậy .
Khí là sự hình thành của năm loại ánh sáng , mà sự tồn tại của nó có thể khiến cho tâm của hành giả trở thành trí tuệ , tức Định phát sanh Tuệ và đồng thời củng trở thành một loại thân Kim Cang bất hoại của hành giả nữa ; Bản chất của Thân Kim Cang nầy là do trí tuệ của Ngũ Trí hợp thành , nó đại biểu cho một trạng thái tồn tại siêu việt của hành giả . Nguyên lý xuất hiện của sự chuyển hóa nầy là do trong Khí có tiềm phục manh nha một trạng thái lấp lánh của ánh sáng trong đó vậy .
Ta có thể đứng trên góc độ khách quan và chủ quan để xem xét bản chất tương đồng của Tâm và Ánh Sáng . Trên góc độ chủ quan , thì ta Ý Thức được Ánh Sáng chiếu sáng lên tất cả sự vật trong Không Gian của thế giới khách quan ; tức có sự tương quan của Tâm và Không Gian , tức Tâm Thần Vô Nhị . Còn trên góc độ khách quan , Ánh Sáng là bản thân của Không , là Không Tính ; tức không thể biến thành nội dung của tư tưởng .
Sự tương quan của Tâm và Ánh Sáng , các môn phái Mật Tông Tây Tạng đều có những nhận thức riêng của mình ; có phái cho rằng Ánh Sáng là một năng lực điển hình , là tánh tướng của Tư tưởng , của Tâm ; mà Không Tánh là bản chất hình thành của Ánh Sáng ; nói cho dể hiểu thì Ánh Sáng là tánh tướng của Tâm và Không Tánh là bản chất của Tâm và Ánh Sáng ; cả ba có sự tương quan mật thiết , tam vị nhất thể vậy . Bởi vì Không không thể thoát ly Ánh Sáng và ngược lại ; nên Tâm và Không là một sự kết hợp đại biểu của tính phi khách quan thuần túy , một trạng thái siêu việt bất khả tư nghì của Tâm vậy .
Đối với sự liên hệ và thực chất của Tâm và Ánh Sáng ; thực ra chỉ là một loại cảm thụ được trong lúc tu hành của Tôn Giáo ; Trong quá trình tập luyện của Mật Tông Tây Tạng , trong tâm của hành giả sẻ sản sanh ra một loại ảo giác , thông qua ảo giác nầy khiến cho tâm phát hiện ra ánh sáng ; từ đó tâm có một ý nghĩa quan trọng và ánh sáng đã trở thành bản nguyên của tất cả sự vật ẩn tàng trong thân thể của con người .
Sự kết hợp thuần khiết vô phân biệt giữa Tâm và Áng Sáng trong Mật Tông đã chuyển hóa nó thành một loại ánh sáng có màu đen hoặc màu trắng ; từ đó nó đã trở thành một tạo vật được kết hợp lại thành đôi trắng đen hay không thành đôi , mà độc lập riêng biệt .
Điều quan trọng cần nên nói rỏ là , sự nắm vững bản chất của Tâm và Ánh Sáng trong khi tu luyện là một là một pháp môn quan trọng và cao nhất của Mật Tông Tây Tạng và nó cũng là một mật pháp cao thâm khó có thể nắm chắc được . Nên những hành giả sơ cơ cần có sự hướng dẩn của một vị Kim Cang Thượng Sư trong Mật Tông thì mới có thể tu hành Mật Pháp được ; nếu không thì trong quá trình tu tập cùng thực hành các nghi quỷ của mật pháp , thần bí biến hóa phức tạp vô lường , hành giả sẻ bị bần thần choáng váng mày mặt , hồn phi phách tán mà dể bị tẩu hỏa nhập ma vậy .
Để hiểu rỏ bản chất Ánh Sáng của Tâm Linh trong lúc tu tập mật pháp trong mật tông , ta cần phân biệt các loại ánh sáng như sau :
Trong Vô Thượng Du Già Bộ của Mật tông Tây Tạng chia ánh sáng ra làm ba loại : Căn Quang Minh – Đạo Quang Minh và Quả Quang Minh .

1.- CĂN QUANG MINH :
Còn được gọi là Căn Bản Quang Minh , Mẩu Quang minh . Trong đó lại còn phân ra các loại ánh sáng khác là Thực Tế Quang Minh , Tử Vong Quang Minh , Thụy Miên Quang Minh .
Mật Tông cho rằng , Căn Bản Quang Minh tức Ánh Sáng Căn bản , nó luôn tiềm phục trong thân thể của tất cả chúng sanh , dù họ có tu hành hay không , thì trong một thời gian đặc biệt nào đó , ánh sáng căn bản nầy sẻ tự nhiên hiển lộ .
Thực Tế Quang Minh , còn gọi là Lý Quang Minh , là bản tính sẳn có trong tâmcủa tất cả chúng sanh hửu tình , trong Phật Giáo Hiển Tông gọi là Bản Giác hay Phật Tánh .
Tử Vong Quang Minh , là một loại ánh sáng mà người sắp chết hay đã chết rồi , mà còn trong trạng thái trung ấm , chưa đi đầu thai , họ đã thấy được một loại ánh sáng , loại ánh sáng nầy gọi là Tử Vong Quang Minh .
Trong Kinh Mật Tông Đạo Thứ Đệ Quảng Luận có nói : Để hình thành sanh mạng của chúng sanh , bắt đầu từ Tự Tánh Quang Minh , sanh ra Vô Minh , từ Vô Minh sanh ra Không , từ Không lần lượt sanh ra tứ đại Phong – Hỏa – Thủy – Địa ; sự tập hợp của tứ đại sanh ra sắc thân . Khi con người lúc lâm chung , thì Thần – Thức – Khí và Tứ Đại phân ly , thứ tự nghịch xuất sinh sẻ tuần tự thu nhiếp lại , địa đại đi vào thủy đại , thủy đại đi vào hỏa đại , hỏa đại đi vào phong đại , phong đại đi vào tâm , tâm đi vào tâm sở , tâm sở đi vào vô minh , từ đó đi lần vào trong ánh sáng , như thị tam hửu diệt .
Khi Tâm thức đả thoát ly khỏi sự trói buột nhục thân của tứ đại , thì tất cả những vọng niệm sở thuộc sanh ra từ tứ đại đều không còn chổ nương tựa , chúng tạm thời ngưng hoạt động , từ đó ánh sáng tự tâm không còn bị vọng niệm che lấp liền xuất hiện ; tiếp theo sự thu nhiếp của tứ đại , tất cả những khí của thân thể đều chạy tụ về trung mạch và thu nhiếp vào luân xa Tim ; trong lúc đó trong tâm thức của người chết sẻ thấy xuất hiện nhiều loại cảnh tượng ánh sáng và cuối cùng là thấy Tâm Quang Minh ; giai đoạn thấy nầy của người chết gọi là Lâm Tử Bát Tướng , là tám cảnh giới thấy được trong tâm của người chết .
Do đó , Mật Tông đả căn cứ vào nguyên lý cùng sự hiển lộ của Tử Vong Quang Minh mà kiến tạo pháp môn TRUNG ẤM THÀNH TỰU PHÁP ; hành giả tu mật pháp nhờ thường ngày tu tập pháp môn nầy đã làm quen cùng kinh nghiệm được các loại ánh sáng trong tâm , nên lúc lâm chung hay đả chết đi hành giả có thể nhận thức được Tử Vong Quang Minh mà đem tự tâm của mình hợp nhất cùng ánh sáng mà chứng đắc được Pháp Thân , để được thoát khỏi sinh tử . Nhờ hành giả thường ngày tu tập Khí Mạch Minh Điểm , khi Khí đã đi vào trung mạch thì hành giả có thể trong lúc còn sống cũng có thể thấy được các cảnh tan rả của tứ đại và sự tách rời của Thần Thức và thấy được ánh sáng , y hệt như cảnh mà người chết thấy được trong tâm của Lâm Tử Bát Tướng vậy .
Có thể tham khảo thêm cách Mật tu của TRUNG ẤM THÀNH TỰU PHÁP trong Naropa Lục Pháp .

2.- ĐẠO QUANG MINH :

Còn gọi là Tử Quang Minh , trong quá trình Mật tu của hành giả , nhờ phương pháp điều tâm hành giả đã ấn chứng được các ánh sáng của Tử Quang Minh .
Các loại ánh sáng của Tử Quang Minh được phân ra làm : Thông Nghĩa Quang Minh – Mật Nghĩa Quang Minh – Giác Thọ Quang Minh – Miên Bạc Quang Minh – Thụy Trọng Quang Minh – Du Quang Minh – Thực Nghĩa Quang Minh ......
Thông qua sự tu tập Du Già liểu đạt được tâm tính bản lai vô sanh , nhất trí với kiến địa về tướng của tâm tính của phái Trung Quán và Hiển tông , tức Hiển mật cùng thông nên gọi là Thông Nghĩa Quang Minh .
Do sự tu tập mật pháp sanh khởi , viên mản nhị thứ đệ cùng song vận đạo , thụy miên thiền định , tức mộng quán thành tựu mà ấn chứng được Mật Nghĩa Quang Minh .
Nhờ tu tập thiền định , mà cảm nhận được ánh sáng của tâm , nên gọi là Giác Thọ Quang Minh .
Nhờ sự cảm thọ được trong lúc tu tập Thụy Miên Thiền Định , trong giấc mộng mà vẩn có thể tiêu diệt được sự hôn muội , duy trì được Tâm Tính Minh Không mà thấy được những cảnh tượng của tâm vi tế , nên gọi là Miên Bạc Quang Minh .Sau đó ,nhờ công lực của hành giả mổi ngày một tăng , nên trong lúc nằm mộng mà luôn thấy ánh sáng luôn hiển hiện không tắt , nên gọi là Thụy Trọng Quang Minh .

Căn cứ vào Thân Tâm là một , từ việc tu thân như tập các môn khí công Mật Tông như Bảo Bình Khí , Kim Cang ......hành giả từ từ đem khí vào trong trung mạch , từ đó đi vào cỏi tịch tịnh ly niệm của thiền định , từ đó thấy được ánh sáng có hình như mặt trăng , nên gọi là Du Quang Minh ; hoặc khi hành giả tu tập Chiết Hỏa Định , Song Vận Đạo , trong lúc sản sinh giác thọ của Tối Thắng Không Lạc Bất Nhị mà thấy được ánh sáng , lấy không lạc làm Du , nên cũng có thể gọi là Du Quang Minh .
Hành giả không những đem Khí Nhập – Trụ và Dung thông trong trung mạch , mà còn thấy được tám cảnh giới của lúc chết là Lâm Tử Bát Tướng đều hiển hiện , sau cùng thấy được ánh sáng chói lọi trong trời quang đảng trong tâm , đây mới là ánh sáng chân thật , nên gọi là Thực Nhgĩa Quang Minh .
Căn cứ theo nguyên lý của Vô thượng Du Già , hành giả đầu tiên đi vào sơ địa
của Mật Tông Bồ Tác , sau đó mới theo y thứ quang minh mà tu tập , thì mới có thể trực chứng cứu cánh Phật Quả được .

3.- QUẢ QUANG MINH :

Quả Quang Minh có được một công đức diệu dụng bất khả tư nghị , có thể khiến cho hành giả viễn ly sự đau khổ của sinh tử , chứng vào cảnh giới niết bàn ; có được quảng đại thần thông , có thể phân thân vô số , để phổ độ vô số chúng sanh hữu tình .
Nói một cách cụ thể , nhờ tu tập , hành giả khi đạt được thành tựu , kết hợp lại được Căn Quang Minh và Đạo Quang Minh , chứng được Thập Tam Địa trong Mật Tông Bồ Tác Đạo , tức Kim Cang Trì Địa . Lúc nầy là lúc hành giả đã thành Phật , lúc nầy ánh sáng hoàn toàn khai phát , nên sự ấn chứng ánh sáng lúc nầy gọi là Quả Quang Minh .
Do đó , ta thấy Vô Thượng Du Già bí yếu lấy sự ấn chứng ánh sáng cùng cực nầy để được giải thoát và được thành Phật vậy .

Mật Tông Tây Tạng Du Già Bộ nhận thấy rằng , trong lúc tu tập mật pháp , khi hành giả thấy được ánh sáng , thì lúc nầy khí đã hòa nhập trụ vào trong trung mạch , khiến cho nghiệp khí phàm phu chuyển hóa thành trí tuệ khí mà tiến vào mạch đạo trí tuệ , làm khai mở những gút kết che lấp Bản Tính Quang Minh ở luân xa tim ; nhờ thế ánh sáng nguyên thủy của tim là Tâm Quang được kích hoạt chiếu sáng ra . Bởi vì tự tánh của Ánh Sáng – Tâm Vi Tế – Phong Vi Tế và Ly Hý Minh Điểm đều giống nhau và là nhất thể vậy . Do đó , nói rằng trong lúc chứng được quang minh ánh sáng , thì hành giả cũng chứng được Phong Vi Tế hoặc Ly Hý Minh Điểm làm Thể và Lượng Đẳng Vũ Trụ , là pháp thân bất sanh bất diệt , lúc nầy những kết cấu thuộc tứ đại của nhục thân cũng biến hóa , tan rả và hoà nhập vào trong ánh sáng , cuối cùng trở thành Hồng Quang Thân , tức ánh sáng bảy màu của cầu vòng ; Nên sự chứng đắc được ánh sáng là mục tiêu truy cầu cao nhất để thành tựu Phật quả của hành giả Du Già vậy .
Tóm lại , bên trên là nói lên sự quan hệ giữa tâm và ánh sáng , cũng như ánh sáng của mặt trời và mặt trăng vậy ; Nhưng căn cứ trên quan điểm của Vô Thượng Du Già Bộ , Tâm ở trong thân của mổi người là Ánh Sáng hoặc là bản chất của Không ; bởi vì Ánh Sáng và Không Tính không thể phân ly , tuy hai nhưng lại là một , chúng nó kết hợp thống nhất lại thành một chỉnh thể ; như vậy hành giả tu tập Du Già Mật Pháp mới có được kiến chứng ánh sáng , từ góc độ tu tập Thứ Đệ mà nhìn , kiến chứng được ánh sáng đồng đẳng với Sanh Khởi Thứ Đệ , và tiến tới tu tập Không Tính tức đồng đẳng với cấp bực Viên Mản Thứ Đệ vậy . Như thế nhờ liên tục tu tập , mà sanh ra Tuệ Giác vậy . Ngoài ra , trong quá trình tu tập , Ánh Sáng và Không Tính cũng đại biểu cho Hóa Thân và Pháp Thân của hành giả ; do đó , trong quá trình tu tập và cảm thọ , đã làm phát sanh ra bản chất ánh sáng của tâm , như vậy bản chất chân thật của tâm đả siêu việt qua nhất thiết nhị trùng tính , mà có thể biểu hiện ra tất cả những ảo tưởng biến hóa vô lường trong tâm của hành giả tu hành mật pháp , từ đó đã nói lên được tính chất nhất trí của Ánh Sáng và Không Tính vậy .
Giáo lý về Tâm và Ánh Sáng của Mật Tông Tây Tạng đã giúp cho hành giả mật pháp hoạch đắc được Bồ Đề Tâm , là nhờ tinh hoa bên trong giáo lý nầy có tiềm phục một sức mạnh thiên phú ; từ đó đã nói rỏ rằng Tâm của con người thực chất là một loại Không Tính , một loại Không của một thứ Trí Tuệ Thần Khiết cao tột vô lậu .
Để đạt được trạng thái nầy , hành giả tu trì Mật Pháp cần dự bị nhiều thời gian dùng để tu tập và quán tưởng .
Những trình bày trên , là tinh hoa cấu trúc bên trong của phương pháp hợp nhất giữa con người và Phật , tức Bổn Tôn Pháp ; trong quá trình tu tập , hành giả nhờ tranh thủ và duy trì được trạng thái nầy , mà không ngừng làm sạch và tịnh hóa tâm linh của mình .
Như vậy , hành giả khi tu tập Bổn Tôn Pháp cần nắm vững giáo lý của Tâm và Ánh Sáng , bởi vì nó là một tâm pháp giúp hành giả vững tâm tu trì trong suốt quá trình tu tập Bổn Tôn Pháp vậy .

Do Hội Viên Ánh Sáng – T2 – Úc Châu. Biên Soạn
http://www.thegioibuangai.com

Thứ hai , 11 tháng 6 năm 2007

Mọi trích dịch hay copy xin ghi rỏ xuất xứ .