TÔN GIÁO VÀ THỊ TỘC RA ÐỜI SAU MỘT THỜI GIAN DÀI KỂ TỪ KHI LOÀI NGƯỜI XUẤT HIỆN..

Lúc bấy giờ con người sống thành từng bầy, lấy đá làm thành những công cụ lao động, đào bới, trồng trọt, chặt phá…săn bắt thú rừng, hái lượm hoa quả v.v… Con người của thời cổ đại còn có hình thù như các loài vượn, tiếng nói còn đơn giản để truyền tin cho nhau…
Nhưng rồi… là một loài vốn tối linh hơn muôn vật, dần dà qua những hoạt động vì nhu cầu cần thiết, tự cải biến và từ từ hoàn thiện. Trí thông minh phát triển, con người biết tìm ra lửa. Từ đó nền văn minh “lửa”xuất hiện; loài người bắt đầu ăn đồ chín, biết sưởi ấm mùa đông, biết sử dụng lửa để chống trả hay đề phòng thú dữ…
Kể từ đó tính đến ngày nay đã từ ba đến bốn chục ngàn năm dẫn đến sáu ngàn năm… trải qua một quá trình lắm chông gai khắc khổ,trí tuệ mở mang hơn, nhìn lên tận trên mây xanh biết đó là trời, nhìn xuống nơi mình đang đứng biết đây là đất, chung quanh là núi non trùng điệp, xa xa là sông ngòi, xa hơn nữa là bể cả mênh mông…
Những hiện tượng sóng gào, gió thét, những tảng đá ven đường… tất cả những thứ đó là các thần linh được Ðấng Tối Cao sai xuống ngự trị trần gian kiểm soát các hành động của con người dưới thế, thay uy trời mà thưởng phạt phân minh: Người làm điều thiện thì khen thưởng chỉ cho con đường về Cội Phúc, kẻ làm điều ác thì đưa vào Ðịa Ngục…
Cũng kể từ đó loài người sống theo tổ chức thị tộc: Biết quan hệ huyết thống, chống lại quan hệ tạp hôn... nương tựa lẫn nhau mà sống. Trí tuệ dần dà phát triển, tận dụng sức lao động, phát triển trí thông minh...
Tôn Giáo và Nghệ Thuật cũng đồng thời xuất hiện đem lại những thành tựu nhất định. Chính sự chuyển biến sang xã hội thị tộc cùng một lúc hình thành con người Homo Sapiens, đó là con người hiện đại hay nói khác là con người khôn ngoan tân cổ...
Rồi 400 năm Tr.CN trên dòng lưu vực sông Nil của xứ sở Ai Cập, một Nhà Nước sơ khai... hình thành có vị vua Pharaon đầu tiên ra đời... Cũng 4000 Tr CN, các thành thị bắt đầu mọc ra ở đồng bằng Tigre và Euphrate... giống người Urbaidians ở Lưỡng Hà xuất hiện...
Rồi 3000 đến 2000 Tr.CN sự phát triển được xem là thịnh đạt vào giai đoạn Cổ vương quốc ở Ai Cập, nơi được xem là rất thịnh đạt về mọi mặt, nhất là về mặt nghệ thuật và cấu trúc cho mãi đến thế kỷ 21 con người mới bắt đầu đi vào vũ trụ chuẩn bị cho một cuộc ngự trị không gian vẫn còn chưa biết người Ai Cập cổ xưa làm thế nào mà xây được Kim Tự Tháp một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại?
Từ năm 3000 đến 1900 Tr.CN nền văn minh lưu vực Indus phát triển ngoài sức tưởng tượng của con người, nhiều phố phường xuất hiện như Harappa và Mohenjo Daeo... đầy đủ tiện nghi... trong đời sống...
Đến khoảng 2800 Tr.CN khai sáng ra nền văn minh Minoan đặt theo tên một vì vua huyền thoại... Rồi qua những năm tháng dài theo tuần tự từ Sargon Đại Đế bắt đầu thực hiện chủ nghĩa thực dân chinh phục người Summer, lập nên một đất nước Akkad-Summer cường thịnh...
Nhà Hạ cũng xuất hiện từ dạo ấy. Đây là triều đại đầu tiên của lịch sử Trung Hoa... Sau đó là người Hebreux tức người Do Thái bây giờ có ông vua đầu tiên xâm nhập vào đất Canaan. Kế đến quốc gia Palestine được dựng lên song song với đạo Do Thái hình thành...
Một Thế Vận Hội đầu tiên vào năm 776 Tr.CN tổ chức tại Hy Lạp, bắt nguồn từ sự thi đua nhau rèn luyện thân thể để mong đạt được chức vô địch...Tổ chức này bốn năm một lần thi thố, đầu tiên là tại Olempia tức Olympic ngày nay.
Tóm lại kể từ thời Bàn Cổ mở mang, đời Tam Hoàng cai trị đến đời Ngũ Đế định ra nhân luân và sau đó thì đến năm châu, bốn bể con người sinh sôi nẩy nở, từ chỗ mờ mịt hỗn mang đến khi con người cảm thấy được cái thiện và cái ác mà tự áp đặt đến tính tu trì, kể từ đó mới sinh ra "đạo lớn".
Thời Tùy Đường đúng là thời điểm Phật Giáo tại đất nước Trung Hoa, được đánh giá là thời kỳ cực thịnh. Thời Tùy đã có đến 5.000 ngôi chùa, ngót cả 2.000 bộ kinh được chuyển dịch ra từ chữ Phạn tính ra có đến năm, sáu ngàn quyển...
Đến thời Đường đã có hơn 40.000 ngôi chùa, tăng ni gần cả ba trăm. Tính chùa Phật không thôi, đã có đến hơn nghìn vạn khoảnh đất, số lượng chú tiểu đạt đến con số 150.000... Kinh Phật tính ra ước khoảng 67.000, riêng đời Đường dịch hơn 400 bộ, hơn 200 quyển...
Trong thời gian từ Tùy đến Đường, có đến tám tông phái đó là:
1. Thiên Thai tông do Trí Khải cầm đầu.
2. Tam Luận tông do Cát Tạng sáng lập.
3. Duy Thức tông do Huyền Trang lập ra được đặc biệt chú ý.
4. Luật Tông do Đạo Tuyên sáng lập.
5. Hiền Thủ tông do Pháp Tạng.
6.Thiền Tông do Đạt Ma sáng lập.
7. Tịnh Độ Tông do Đạo Xước và Thiện Đạo dựng lên.
8. Mật Tông do ba vị Thiện Vô Úy, Kim Cương Trí và Bất Không... Ba vị Hòa Thượng này là người bên Ấn Độ được người đời lúc bấy giờ gọi là "Khai Nguyên Tam Đạo Sư".
Như trên đã nói một trong các vị cao tăng tiếng tăm lẫy lừng đời Đường là Huyền Trang được mọi người cho là một nhà tu hành đáng ca tụng và nhắc nhở đến nhất.
Phật giáo được truyền vào TÂY TẠNG từ đời nhà Đường. Qua một quá trình lâu dài, Phật giáo tại đây hình thành một "tôn giáo tín ngưỡng riêng của toàn dân Tây Tạng. Tín ngưỡng đặc biệt cho Tây Tạng lại được chia ra bốn giáo phái. Đó là:
a. Minh Ma phái tục xưng là Hồng giáo.
b. Tát Già phái, tục xưng là Hoa giáo.
c. Hạt Cử phái tục xưng Bạch giáo.
d. Cách Lỗ phái tục xưng Hoàng giáo.
Trong bốn phái này, về sau kể từ đời Minh Thanh mãi đến nay phái Hoàng giáo chiếm địa vị tối cao nắm giữ vai trò chính thống. Như ta thấy các vị Đạt Lai, các Ban Thiền đều thuộc về phái Hoàng giáo này.
Chuyện gì xảy ra nơi Hy Mã Lạp Sơn, nơi dẫy đầy những chuyện huyền bí mầu nhiệm này?