kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Ðề tài: Nội Công

  1. #1

    Mặc định Nội Công

    Các bạn ơi! phải chăng muốn học võ nhanh phải có nội công trước không ? phải học loại nội công nào đây.Các bạn nào biết làm sao hít đất lên được 100 cái càng nhanh càng tốt không ?

  2. #2

    Mặc định

    RẤT ! RẤT ! chân truyền và ngắn gọn .chân giá trị truyền nhân của học thuật .rất tri ân thầy . thành kính !

  3. #3

    Mặc định

    Gửi bạn The greatest brainpower.
    - Việc xác định người muốn học võ trước tiên phải học nội công hay không còn tùy vào phương pháp của từng môn phái hay của người Thầy.Lấy Thiếu Lâm làm 1 ví dụ, có người Thầy khi mới nhập môn thì lấy môn công phu Đồng Tử Công(có rất nhiều động tác mềm dẻo, tạo ra sức mạnh, sự linh hoạt, khí lực sdung mãn cho người tập) ra dạy cho người đệ tử vì thấy người đệ tử đó chưa có sức khoẻ, gân cốt chưa mềm dẻo, linh hoạt.Có người Thầy khi vào chẳng dạy gì cả, chỉ bắt học trò đứng tấn muốn chết luôn, cả 2, 3 tháng mới chỉ dạy chút ít...Như vậy kết luận ở đây, tùy vào căn cơ, thể lực...của người học trò mà người Thầy sẽ có 1 phương pháp thích hợp.
    - Việc bạn xác định học loại nội công nào cho phù hợp thì không phải do bạn quyết định mà do người Thầy quyết định bạn à.Vì người Thầy phải nắm rõ p.pháp tập luyện, kinh nghiệm,những rủi ro trong quá trình tập, căn cơ....
    - Tôi cũng hít đất, nhưng tôi không quá chú trọng vào số lượng mà là chất lượng.Hít 50 cái bằng 3 đầu ngón tay sẽ khác với hít 100 cái bằng cách thông thường.Cách tốt nhất là luyện tập thường xuyên, từ ít đến nhiều nhưng phải chú ý cả về chất lẫn số lượng.
    Chúc bạn vui.
    LNC

  4. #4

    Mặc định

    RẤT SÂU SẮC CHÂN PHƯƠNG TUYỆT KỶ ! RẤT TRI ÂN THẦY .thành kính !.

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Le Ngọc Chi Xem Bài Gởi
    Gửi bạn The greatest brainpower.
    - Việc xác định người muốn học võ trước tiên phải học nội công hay không còn tùy vào phương pháp của từng môn phái hay của người Thầy.Lấy Thiếu Lâm làm 1 ví dụ, có người Thầy khi mới nhập môn thì lấy môn công phu Đồng Tử Công(có rất nhiều động tác mềm dẻo, tạo ra sức mạnh, sự linh hoạt, khí lực sdung mãn cho người tập) ra dạy cho người đệ tử vì thấy người đệ tử đó chưa có sức khoẻ, gân cốt chưa mềm dẻo, linh hoạt.Có người Thầy khi vào chẳng dạy gì cả, chỉ bắt học trò đứng tấn muốn chết luôn, cả 2, 3 tháng mới chỉ dạy chút ít...Như vậy kết luận ở đây, tùy vào căn cơ, thể lực...của người học trò mà người Thầy sẽ có 1 phương pháp thích hợp.
    - Việc bạn xác định học loại nội công nào cho phù hợp thì không phải do bạn quyết định mà do người Thầy quyết định bạn à.Vì người Thầy phải nắm rõ p.pháp tập luyện, kinh nghiệm,những rủi ro trong quá trình tập, căn cơ....
    - Tôi cũng hít đất, nhưng tôi không quá chú trọng vào số lượng mà là chất lượng.Hít 50 cái bằng 3 đầu ngón tay sẽ khác với hít 100 cái bằng cách thông thường.Cách tốt nhất là luyện tập thường xuyên, từ ít đến nhiều nhưng phải chú ý cả về chất lẫn số lượng.
    Chúc bạn vui.
    LNC
    Bổ xung thêm: hít đất= 1 tay 100 cái cũng khác với hít đất=2 tay 100 cái.
    Nhưng hít đất 1 tay cần có kỹ thuật, có mẹo một chút thì mới tập được nhanh. Hít đất 1 tay mà chỉ dùng 3 ngón tay thì ... :023:
    CHÂN - THIỆN - NHẪN

  6. #6
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định Đóng góp thêm

    Hít đất là một kỹ thuật bắt buộc cho người luyện võ. Tùy theo yêu cầu và mức độ mà có những kiểu hít đất khác nhau.

    1/ Nếu bạn chỉ rèn thể lực đơn thuần thì nên mua một bộ đồ nghề thể thao để hít đất là hai cục sắt có cái quai, cách hít như sau : để hai cục hít nằm ngang, tay dang rộng, lưng bàn tay hướng về trước, chân kê cao hơn đầu (gác lên một cái ghế). Khi xuống thì hít vào, khi lên thì thở ra, hít liên tục trên 12 cái, nghỉ 01 phút lại hít tiếp , cứ như vậy tối thiểu là ba lần. Đây là tập cơ ngực ngoài, cơ tay, vai, cổ tay. - Cũng như vậy nhưng để hai cục hít nằm dọc, lưng bàn tay hướng ra hai bên, tay dang hẹp thì là luyện cơ ngực trong, cơ bắp tay trong.
    Từ từ nâng thành tích lên dần dần đến khi hít được độ trên trăm cái mà cơ không bị mỏi là tốt rồi. Điều tối quan trọng là khi hít đất phải giữ hơi thở thật điều hòa.

    2/ Nếu để phục vụ cho việc luyện võ thì không sử dụng dụng cụ mà hít bằng cách nắm tay lại như nắm đấm, cổ tay giữ thẳng với cánh tay. Đây chính là phương pháp tối ưu nhất để bạn rèn luyện “cú đấm thẳng”:
    - Hai tay nắm lại thành nắm đấm, lưng bàn tay hướng ra phía trước, cổ tay giữ thẳng, hít liên tục 36 cái trong 30 giây.
    - Hai tay nắm lại thành nắm đấm, lưng bàn tay hướng ra hai bên, cổ tay giữ thẳng, hít liên tục 36 cái trong 30 giây.

    Để luyện cổ tay cho “cú chặt, vặn, ném” thì hít đất bằng cổ tay :
    - xoay lưng bàn tay áp xuống đất, hít liên tục ba cái, sau đó lại búng tay lên, áp lòng bàn tay xuống hít liên tục ba cái nữa, cứ như vậy cho đến khi mệt thì thôi.

    Để luyện ngón tay thì ban đầu bạn hít bằng năm đầu ngón tay, sau đó từ từ giảm xuống 04 ngón, sau đó là 03 ngón.
    Trong công phu Thiếu Lâm có luyện hít đất bằng 02 ngón và 01 ngón nhưng ít người thành tựu.

    Chú ý là bao giờ cũng phải tuân theo nguyên tắc “lên thở, xuống hít”, lưng thật thẳng và chân phải cao hơn đầu.
    Chúc bạn luyện tập chuyên cần thì sẽ thành công.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  7. #7
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định Nhảy dây

    Nhiều người vẫn bị lẫn lộn giữa nội công và ngoại công, vì thực ra có nhiều công phu hình thức luyện tập có thể giống nhau, nhưng có khi lại là nội công, có khi lại là ngoại công.
    Công phu nào mà “dụng Ý để dẫn khí” thì đó chắc là nội công.
    Công phu nào mà “dụng Lực để dẫn khí” thì chắc đó là ngoại công.
    Tựu trung đều chú trọng đến dẫn khí, nhưng một bên thì quan tâm đến “Thần”, một bên thì chú trọng về “Hình”.
    Ví như Nhất chỉ thiền, Thiết sa chưởng thì là ngoại công, nhưng “Thái cực quyền” lại là nội công. Nhưng người nào khi tập Thái cực quyền mà không “dùng Ý để dẫn khí” thì biến Thái cực quyền thành một bài… thể dục chậm chậm. Chính vì thế phong trào luyện Thái cực quyền hầu như rộng khắp nhưng người thành tựu thì rất ít, thậm chí nhiều bạn trẻ thấy hiệu quả không bằng tập “thể dục nhịp điệu”.

    Như vậy chắc chắn kỹ thuật “hít đất” là thuộc về ngoại công rùi.
    Bên cạnh đó còn có một kỹ thuật mà bất cứ võ Tây, võ Ta, võ Tàu, võ Thái… đều phải luyện tập, đó chính là “nhảy dây”, mang lại sự nhanh nhẹn và khỏe mạnh không ngờ.
    Không tin bạn hãy thử xem…:):):)
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  8. #8

    Mặc định

    Xin thong cam day la cho lam o My khong co font tieng Viet:
    Toi rat thich luyen Duong Lang Quyen ,nhung luyen lam sao moi thanh tuu,xin cao nhan chi giao cho.Trong 72 tuyet ky co hai tuyet ky la Kim Cang Cong va Kim Cang Phap khac nhau cho nao ,con Quan Am Chuong co phai giong Nhu lai Than Chuong hay khong,Nhat Phap Kim Cang Chi co phai la Nhat Chi Thien hay kg ?

  9. #9
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định Bước đầu luyện võ

    Võ thuật cũng như các bộ môn thể thao khác, phải có một quá trình luyện tập mới đạt đến một trình độ nào đó, không thể bỗng chốc trở thành một cao thủ. Chúng ta không nên lẫn lộn giữa hiện thực với phim ảnh hay sách truyện…
    Cũng như bóng đá, không thể tự đá một mình mà trở thành cầu thủ đá bóng, võ thuật cũng vậy, đó là một môn đòi hỏi có sự luyện tập trong một tập thể, không thể “tự luyện” để trở thành một cao thủ được.
    Không khí tập thể có một vai trò quyết định cho bước đầu học võ, việc nhìn nhau luyện tập, ganh đua, sửa chữa các động tác sai… là một yếu tố tối cần thiết.
    Trong võ thuật hiện đại, việc luyện tập đối kháng (đối luyện) là vô cùng quan trọng, có thể chiếm đến ½ thời gian luyện tập. Hiển nhiên trong một võ đường lớn, bạn sẽ có dịp để thi đấu với đủ loại đối thủ : cao, thấp, mập, ốm, nặng cân, chậm chạp, nhanh nhẹn… sẽ có được cái cảm nhận người hiền lành sẽ ra đòn như thế nào, người dữ tính sẽ ra đòn như thế nào, người to mập hay cao gầy sẽ ra đòn như thế nào, đàn ông hay đàn bà sẽ ra đòn như thế nào… Mỗi người đều có sở trường, sở đoản, cách thủ thế hay cách chiến đấu riêng biệt, trong một không khí tập thể như vậy tinh thần của bạn sẽ được rèn luyện rất nhiều. Việc thi đấu giữa các võ đường với nhau cũng là một yếu tố kích thích vô cùng, bạn nào đã từng tham gia sẽ cảm nhận được cái khí thế thi đấu “hừng hực” như thế nào. Chiến đấu với những kẻ hiềm khích với bạn sẽ càng rèn luyện ý chí của bạn thêm nữa. Bạn sẽ hiểu thế nào là “tinh thần thượng võ”, là tình huynh đệ thân hữu, là đồng đội, là sự chia sẻ… những cái đó chắc chắn không thể “tự luyện” được.
    Chỉ khi đạt đến một trình độ thượng đẳng, lúc đó thì có thể luyện tập một mình, nhưng cũng chỉ trong một thời gian nhất định, sau đó cũng phải quay về với không khí tập thể, lúc đó công phu mới đạt đến sự hoàn thiện. Cuộc đời của những võ sư nổi tiếng như Mac Oyama hay Tổ sư Uyshiba là một ví dụ. Cùng luyện tập và chiến đấu trong một tập thể, đó là con đường duy nhất để thành công trong võ thuật.
    Các tuyệt kỹ, các công phu… chỉ là cái vỏ của võ thuật, điều cốt lõi của nó là gì chỉ đến khi bạn luyện đến một trình độ nào đó thì bạn sẽ tự cảm nhận, một bậc thầy trong võ học, Tổ sư Uyshiba đã ngộ ra đó là “tình thương”…
    Như vậy, Đường Lang Quyền hay Vĩnh Xuân, Bát Quái hay La Hán Quyền, Karaté hay Judo… nếu bạn không luyện tập bằng cách “đối luyện” trong một tập thể thì bạn sẽ không gặt hái được bất cứ một thành công nào.
    Còn chờ gì nữa, bạn hãy đến một võ đường, ở đó bạn sẽ có một người thầy, sẽ có những bè bạn, những đồng đội… Có điều gì hơn thế ?
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  10. #10

    Mặc định

    em nghe nhiều về 'cách không chưởng',cho hỏi có thật không,nếu thật mong các huynh đài chỉ dạy

  11. #11
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,577

    Mặc định

    Bạn Huy Mến,
    Theo như NN được biết thì Cách Không Chưởng là có thiệt. Nếu muốn phát Cách Không Chưởng thì trước hết phải tập luyện về nội công. Tập về nội công để biết cách phát và thu “khí” hay “Chi”. NN thấy hình như thời bây giờ người ta thường tập về ngoại công nhiều hơn là về nội công. Vì học ngoại công thì tu luyện sẽ nhanh hơn và chiến đầu cũng lẹ. Còn về nội công thì nếu muốn thu hay phát khí để tấn công địch thủ thì cũng phải mất ít nhất là 3 năm.

    NN thấy hồi xưa người ta tập võ lâu lắm vì vừa phải tập ngoại công lẫn nội công. Đúng như huynh DHC nói ở trên, nếu tập Thái Cực Quyền mà thu, phát được khí, bằng ý dẫn khí thì mới đạt được tuyệt đỉnh của võ công.

    NN thấy khi phát khi ra giống như Phách Không Chưởng thì thật sự không cần địch thủ phải đụng vào người mình thì mới có thể phát khí ra được. Đứng ở xa mà bị Phác Không Chưởng phát tới cũng bị trọng thương như thường. Khí của nội công có thể xuyên qua tường, gỗ, dễ dàng.

    Khi tu luyện về nội công, không những hành giả có thể phát khí tấn công kẻ định, mà hành giả còn có thể dùng khí để trị bệnh nửa.

    NN thấy những các tập về ngoại công, hoặc tập những đường quyền của Thái Cực, Hình Ý, hay Bát Quái Chưởng thường thì người ta tập ở ngoài trời. Nhưng khi tu luyện nội công, NN thấy tốt nhất là nên tập ở trong nhà, hay nếu mình có phòng thì mình nên tập ở trong phòng. Vì khi khí phát ra từ hành giả, nó sẽ quyện lại trong phòng, sẽ giúp ích cho hành giả thêm nửa. Ngay cả cái áo mà hành gỉả dùng để luyện nội công mỗi ngày. Sau một khoảng thời gian tu luyện, cái áo có được cái khỉ của hành giả, nếu có người nào bị như cãm cám, nhức đầu, v.v… chỉ cần choàng chiếc áo đó lên cũng giúp cho người bệnh thuyên giãm bình tình rất là lẹ.

    NN thấy về nội công khi luyện đến mức có thể thu, phát khí, nói ra cho vui thôi, chứ rất nhiều người họ không tin đây là sự thật, nhất là người Tây Phương.

    Vài hàng góp vui cho tăng thêm phần phong phú về võ công.

    Thân
    NN

    p.s.: Có người họ phát khí bằng cách chỉ cần vẫy nhẹ tay thôi, có người họ dòng ngón tay chỉ vào ngọn đèn cầy cách xa mười bước ngọn đèn cây tắt liền. Nếu cái chỉ ấy mà chỉ vào mắt ai thì không biết phải tưởng tượng ra sao. NN thấy nếu một người có có khả năng về tâm linh mà còn biết về nội công như thu, phát khí, họ có thể dùng tư tưởng để điều khiển vật, như di chuyễn đồ vật bằng tâm, các huynh, tỉ có tin không?
    Last edited by Nhat_Nguyet; 31-07-2008 at 04:12 AM.
    To You With Love

  12. #12

    Mặc định

    Nội công thể hiện ở những chiêu thức nào vây? Giúp em với các anh ơi !!!

  13. #13

    Mặc định

    Cách Không Chưởng hay còn gọi là Truy Phong Chưởng đó

  14. #14

    Mặc định

    mình có thể hít được 60 cái nhưng ko phải là nội công

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •