Thật vinh hạnh cho TGVH, chúng ta có XuanDien70 hiện đang công tác tại Viện Nghiên Cứu Hán Nôm. Để khơi lại dòng lịch sử của Dân tộc Việt Nam. HuuDuc xin được mạn phép post một tài liệu về về Hán Nôm do tác giả Dương Quảng Hàm với tự đề CHỮ NÔM và CÔNG VIỆC KHẢO CỨU CỔ VĂN VIỆT NAM (Extrait du Bulletin général de l’Instruction publique, No 7, Mars 1942 – pp. 227-286: Le Chữ Nôm ou écriture démotique, sonmportance dans l’étude de l’ancienne litérature annamite.). Phần chuyển tiếng Việt do dịch giả: Lê Văn Ðặng.

Mục đích lớn nhất là TGVH có thể tận dụng được thế mạnh của thành viên, chau dồi và bàn luận về các khía cạnh văn hóa của Tổ quốc Việt Nam chúng ta.

Kính bút,
HuuDuc


CHỮ NÔM và CÔNG VIỆC KHẢO CỨU CỔ VĂN VIỆT NAM

Trước khi người Tàu qua chiếm cứ nước Nam, chẳng biết dân Việt có hay không có một văn tự riêng để biểu thị tiếng nói bằng chữ viết. Ðây là một vấn đề nan giải bởi không còn dấu vết hay tài liệu gì cả. Dù sao, khi nước Nam giành lại nền độc lập sau một thời gian dài ngót 1050 năm (111 tcn –939 scn), chữ Hán đã du nhập lan tràn trong nước, trở thành văn tự chính thức, dùng trong trường học và các cuộc thi cử, trong sắc chỉ của vua, trong văn kiện hành chánh và luật lệ của triều đình. Khi các tác giả người Việt nghĩ đến việc oạn thảo tác phẩm bằng văn nôm quốc âm thì họ nhận thấy thiếu một văn tự riêng để diễn đạt tiếng quốc ngữ. Các vị này cần phải dùng chữ Hán để sáng tạo một hệ thống chữ viết hầu chuyển tả quốc âm: đó là chữ Nôm hay văn tự bình dân.

Ngày sáng tạo Chữ Nôm.

“Chữ Nôm được sáng tạo từ bao giờ và do ai làm?” là một câu hỏi iện chưa có câu trả lời dứt khoát vì thiếu tài liệu xác thực. Không ai dựa trên sự kiện Hàn Thuyên là người đầu tiên làm thơ văn bằng ngôn ngữ Việt theo Ðường luật để kết luận rằng chính Hàn Thuyên đã sáng chế Chữ Nôm vào cuối thế kỷ thứ XIII. Ðó là một nghị luận thiếu căn cứ vững chắc, bởi các Niên giám Việt Nam chỉ ghi rằng Hàn Thuyên làm những bài thơ đầu tiên bằng Quốc âm, và chưa hề ghi rằng Hàn Thuyên đã sáng tạo chữ Nôm hoặc chữ Nôm chỉ phát hiện trong khoảng sinh thời của ông 2. Hiển nhiên Hàn Thuyên phải dùng chữ Nôm để soạn thảo các tác phẩm của ông; tuy vậy không có gì phủ nhận rằng chữ Nôm đã có trước ông.
Mặt khác, một sự kiện có trong Niên giám (Xem Cương mục, Ðoạn mở đầu, quyển 4, tờ 25b-26a) cho chúng ta tin tưởng rằng chữ Nôm có thể đã có trước thế kỷ thứ XIII.
Vào cuối thế kỷ thứ VIII (791), nước Nam còn bị nhà Ðường đô hộ, một nhà lãnh đạo Việt Nam tên là Phùng Hưng , sau khi đánh bại tên thái thú Tàu dạo đó, chiếm quyền Bảo hộ và cai quản xứ sở một thời gian ngắn. Dân chúng tôn vinh ông là “Bố cái đại vương ” có nghĩa là “ông Vua, cha mẹ [của dân]”. Trong danh hiệu này có hai chữ Việt: bố (cha) và cái (mẹ). Vào thời đó, danh hiệu của vị nguyên thủ trong nước có hai chữ thuần túy Việt Nam không thể viết trực tiếp bằng chữ Tàu, ta phải có một hệ thống chữ viết riêng biệt để diễn tả hai danh từ này, và hệ thống chữ viết đó phải là chữ Nôm. Hiện nay, tài liệu ghi chép cổ nhứt về chữ Nôm là bản khắc nơi núi Hộ Thành (tỉnh Ninh Bình) vào năm thứ 3 Thiệu Phong triều Trần Dụ Tôn (1343) trên đó có hai mươi tên làng bằng chữ Nôm (xem Bulletin de l’E.F.E.O., XII, 1, trang 7, số 1).

-------------
Kính chuyển cho XuanDien70 tiếp tục làm chủ của đề tài này.