kết quả từ 1 tới 20 trên 31

Ðề tài: Nghiệp Và Quả Báo

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Nghiệp Và Quả Báo

    Nghiệp Và Quả Báo


    Nhân vì có các bạn trong diễn đàn này không hiểu sự khác biệt giữa Nghiệp Và Quả Báo nên KC viết một bài ngắn sơ lược về điều này.

    Nghiệp là do các Hành Động của Thân, Miệng, Ý tạo ra.

    Quả Báo là kết quả của Nghiệp.


    Trong Kinh Ưu Bà Tắc Giới, Đức Phật giảng rất rõ ràng về ý nghĩa của Nghiệp Và Quả Báo.

    Một hành hành động mà có thể thành Nghiệp và kết thành Quả Báo thì cần phải hội đủ 4 điều kiện:

    1-Có Đối Tượng
    Đó là tác giả cần phải dấy ý niệm thực hành một điều gì.
    2-Có Ý Niệm
    Đó là cần phải có một đối tượng nhất định
    3-Có Hành Động
    Đó là hoặc là nói ra lời, hoặc là làm các sự việc
    4-Có Kết Quả.
    Đó là việc làm đưa đến một kết quả nào đó.

    Nếu một việc làm có thể nằm một trong 4 trường hợp sau đây:

    1-Có Nghiệp Có Quả Báo
    Đó là có đối tượng nhất định, có khởi ý niệm, có hành động, có kết quả.

    Thí dụ một người muốn ăn trộm nhà ai cho nên trước suy nghĩ kế hoạch, có hành động, lấy được món vật.

    2-Có Nghiệp Không Có Quả Báo

    Đó là có đối tượng nhất định, có khởi ý niệm, không có hành động, không có kết quả.

    Thí dụ một người muốn ăn trộm nhà ai cho nên trước suy nghĩ kế hoạch nhưng mà không có hành động, không lấy được món vật.

    3-Không Có Nghiệp Có Quả Báo

    Đó là các hành động vô ý nhưng lại vô tình làm lợi ích hay là làm tổn hại

    Thí dụ một người ném đá chơi mà lại vô tình trúng người khác khiến người ta bị thương hay bị chết.

    3-Không Có Nghiệp Không Có Quả Báo

    Đó là hành động của Phật.

    Quả Báo lại có 2 loại:

    1-Bất Định Nghiệp:
    Là nghiệp chưa chín mùi chưa kết thành Quả Báo.

    Quả Báo của Nghiệp này thì có thể chuyển được

    1-Định Nghiệp:
    Là nghiệp đã chính mùi đã kết thành Quả Báo.

    Quả Báo của Nghiệp này thì không có thể chuyển được.

    Trong tất cả các Kinh Đại Thừa Hiển hay Mật Đức Phật đều dạy rằng tu thì Chuyển Được Nghiệp, Dứt Được Nghiệp nhưng không nói rằng Dứt Được Quả Báo

    Vì Nghiệp Có Thể Chuyển Có Thể Dứt cho nên người tu hành mới có thể chấm dứt Sanh Tử Luân Hồi.

    Tuy nhiên Quả Báo thì không thể dứt cho nên có các vị Thánh mà vẫn phải trả Quả Báo.

    Dòng họ Thích Ca vì Định Nghiệp Chính Mùi nên mắc Quả Báo bị chết về tay vua Tỳ Lưu Ly.

    Ngài Mục Kiền Liên vì muốn cứu dòng họ Thích Ca mà đem bỏ họ vào trong bình bát bay lên cung Trời Đạo Lợi.

    Khi quân vua Tỳ Lưu Ly đi ngang qua thì không gặp được ai, sau đó Ngài Mục Kiền Liên mở bình bát ra xem thì thấy trong bình là một đống máu.

    Ngài Mục Kiền Liên là Bậc Đại A La Hán Đệ Nhất Thần Thông nhưng sau vì Dư Báo của đời trước mà bị người đánh chết.

    Niệm Phật Trì Chú có thể chuyển được nghiệp, dứt được nghiệp nhưng không thể dứt Quả Báo Của Định Nghiệp.

    KC xin dùng một thí dụ rất đơn giản để nói về Nghiệp và Quả Báo.

    Thí dụ 10 năm trước KC có thiếu tiền ai chưa trả rồi KC bỏ đi mất, 10 năm sau KC tu hành tinh tấn thì cái Nghiệp Nợ Tiền được giải nhưng mà khi người kia gặp lại KC rồi đòi KC trả lại tiền thì KC cũng phải trả lại số tiền chứ không thể nói rằng KC nhờ tu hành mà người ta không đòi nợ KC.

    Tóm lại Niệm Phật Trì Chú thì Chuyển Được Nghiệp, Dứt Được Nghiệp nhưng Vẫn Chịu Quả Báo.

    Nếu hiểu rằng Niệm Phật Trì Chú rồi Không Bị Quả Báo thì đó là hiểu sai lý Nhân Quả Nghiệp Báo.
    Last edited by kimcang; 24-04-2008 at 09:04 AM.
    Lobsang Nyma

    Om Mani Padme Hum

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •