kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: BẠN CÓ CẦN ĐƯỢC CỞI TRÓI?

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ahung123 Xem Bài Gởi
    Bài sưu tầm trên mạng thấy hay nên post lên mọi người cùng tham khảo


    BẠN CÓ CẦN ĐƯỢC CỞI TRÓI?
    6. Chấp tu tập tới thông thiên, đạt địa: Chúng ta cảm thấy không hài lòng với bất cứ đích điểm nào “lưng chừng”, nhất quyết ai cũng phài tu tập đến mức tuyệt đối, đạt chánh đẳng chánh giác, thông thiên, đạt địa. Còn cứu độ thì ta không muốn chỉ cứu một vài người mà phải cứu hết tam thiên đại thiên thế giới, v.v. Những điều nầy bản thân chúng không có hại, cho đến khi nào bạn cảm thấy phiền não vì chúng thì nên chiêm nghiệm lại. Có lẽ câu hỏi kế tiếp nên đặt ra ở đây là: “Sau khi đạt được mục tiêu tối thượng ấy, thì … rồi sao nữa?”

    .
    Tại sao làm lợi cho chúng sanh mà phiền não, vì không có sự ba la mật , không thấy cái cho, không thấy kẻ nhận, không nhận mình cho, phiền não ở đâu mà trú. Đây là bài viết chỉ biết viết mà không biết vận dụng pháp tu bồ tát là paramitta , tu vô ngã, thì phiền não làm sao mà đến.
    Phật để lại pháp để cưu khổ cho chúng sinh nếu họ biết vận dụng và tu tập, chúng ta giỏi hơn Phật hay sao, mà cứu được họ, đương nhiên ta cũng phải vận dụng pháp và giúp họ tu , chính họ tự tu mới thực sự giải thoát mà thôi.
    Phật chỉ duy trì một tưởng duy nhất làm lợi cho chúng sanh là mục tiêu tối thượng, nếu hỏi rồi sao nữa thì hãy trở lại làm lợi ích cho chúng sanh.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ahung123 Xem Bài Gởi
    Bài sưu tầm trên mạng thấy hay nên post lên mọi người cùng tham khảo

    BẠN CÓ CẦN ĐƯỢC CỞI TRÓI?

    10. Chấp định, chấp huệ: Ta mải miết tu tập để đạt được cấp độ đại định vì có “định” rồi sẽ có “huệ”.
    Khi đặt điều kiện nầy đã sai từ trong cơ bản rồi, không phải có định mới có huệ, mà định tới đâu thì huệ tới đó, sơ định thì sơ huệ trung định thì trung huệ đại định thì đại huệ.
    Này các thiện tri thức, pháp môn này của tôi, lấy định tuệ làm căn bản. Dù bất cứ trong mọi hoàn cảnh nào thì, tuyệt đối không nên bao giờ được mê mờ nói rằng định và tuệ là khác biệt. Định tuệ là một thể chứ không phải là hai.
    Định chính là thể của tuệ, tuệ chính là dụng của định. Lúc có tuệ thì định hiện hữu trong tuệ, lúc có định thì tuệ hiện hữu trong định.
    Các thiện tri thức, như thế có nghĩa là định và tuệ bình đẳng. Các người học đạo cần phải lưu ý, đừng bao giờ nói rằng định có trước rồi mới phát sinh ra tuệ, hoặc tuệ có trước rồi mới phát sinh ra định, hoặc định tuệ khác nhau. Chấp thứ kiến giải này hàm ngụ pháp có hai tướng, miệng nói thiện, tâm không thiện, định tuệ sẽ không bình đẳng. Nếu tâm và khẩu đều thiện, nội ngoại là một, định và tuệ lập tức bình đẳng. Pháp tu tự ngộ không cốt ở chỗ tranh biện ngoài miệng. Nếu lo tranh biện rằng định tuệ cái nào trước cái nào sau, lập tức chư vị trở thành những kẻ mê mờ, rốt cuộc khó mà phán đoán thắng phụ, lại đâm ra chấp trước vào Pháp và Ngã, không giải thoát khỏi bốn tướng sanh, lão, bệnh, tử được.
    Trích Bảo Đàn kinh

    Phật nói : ai cùng lúc định tuệ người ấy gần niết bàn.
    Đứng trên cái Lý sai vì chưa chứng được Sự


    Trích dẫn Nguyên văn bởi ahung123 Xem Bài Gởi
    Bài sưu tầm trên mạng thấy hay nên post lên mọi người cùng tham khảo


    10. Chấp định, chấp huệ: Ta muốn đạt được trí huệ cao nhất. Ta muốn có cái biết xuyên thời gian, xuyên không gian và xuyên luôn cả tứ đại. Chẳng những thế, ta còn cả quyết rằng nếu không đạt được trong đời nầy thì ta sẽ đeo đuổi mãi nhiều đời kiếp nữa cho đến khi đạt được. Cái trói nầy từ đâu ra? Phải chăng ta chỉ “nghe nói” mà đã tự trói mình trong cái “muốn” như vậy? Việc gì đến sẽ đến theo tiến trình tự nhiên của nó và không tùy thuộc vào cái “muốn” nào cả. Hễ còn “muốn” là còn trói buộc, vì thế, sống hay chết mà còn “muốn” thì cũng đều là chưa giải thoát được vậy.

    Lởi kết: Ý thức được rằng chính mình là người trói mình thì việc tháo gỡ không còn là điều khó nữa.
    Ngườii tu thiền chính thống là dựa vào vô sở cầu- vô sở đắc- vô sở sợ, làm gì có muốn để đạt cái nầy cái nọ, họ dùng thiền để giữ chánh niệm sau khi xả thiền chánh định vẫn còn duy trì để hành con đường bát chánh đạo, với mục đích xa rời vô minh xa rời nghiệp tạo tác thêm do vô minh .Càng định sâu thì khi xả thiền , trạng thái định càng giữ được dài trong vài giờ hay cả ngày , như vậy người ta mới có chánh kiến -chánh tư duy -chánh ngữ
    Mục đích rõ ràng là tránh vô minh và tránh phiền não do nghiệp phát sinh.
    Nhưng chìa khoá của thiền là gi? làm sao chọn được pháp tu thiền đúng đắn trong hàng chục pháp thiền, ai làm được sự chọn lựa nầy , biết phải nghe ai , đây mới là vấn đề của Tuệ Trí, để chọn cho mình pháp thích hợp.
    Last edited by Tâm_định; 25-01-2013 at 10:16 AM.
    Lang thang trong cỏi luân hồi
    Cùng nhau suy ngẫm chuyện đời, chuyện tu
    Pháp Phật là pháp tự tu
    Xa rời nhân thế, sao tu đây người?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 17-08-2014, 08:29 AM
  2. Hành trình về phương Đông
    By Itdepx in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 19
    Bài mới gởi: 16-09-2013, 08:57 PM
  3. VỀ MỘT NGƯỜI VIỆT SIÊU PHÀM
    By happy in forum Ngoại cảm - Khả năng đặc biệt
    Trả lời: 45
    Bài mới gởi: 11-08-2013, 06:05 AM
  4. Sao ngày nay thầy chùa khác ngày xưa quá?!?
    By silicon11 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 83
    Bài mới gởi: 16-06-2013, 03:33 AM
  5. YOGA GIẤC MỘNG VÀ SỰ THỰC HÀNH VỀ ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Mật Tông
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 21-01-2011, 01:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •