kết quả từ 1 tới 13 trên 13

Ðề tài: Ý Nghĩa ngày giỗ Tổ Hùng Vương

  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    21

    Mặc định Ý Nghĩa ngày giỗ Tổ Hùng Vương

    Ý nghĩa ngày 5/5 AL và 10/3 AL
    "Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là một ngày lễ hội truyền thống không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước Đông phương khác là Triều Tiên và Trung Quốc . Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về ngày 5 – 5 của nhiều tác giả. Thiên Sứ tôi cũng đã có bài viết về để tài này từ 2004 trên tuvilyso.com và trên ktcn.net. Hôm nay, nhân dịp có một người bạn hỏi về nguồn gốc của ngày này, nên tôi xin được trình bày lại ý nghĩa đích thực của ngày 5 – 5 và 10 / 3.

    Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương, tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng còn gọi là ngày giết sâu bọ. Vì người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.
    Truyền thuyết của Hioa Hạ về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền rằng:
    Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công (Công tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ; ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi việc phục quốc thành công, ông vì khinh bỉ đám cận thần của vua, nên không nhận quan tước, mà bỏ về ở ẩn. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cõng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đã chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi và ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này. Đó là nguyên nhân để ngày này dân chúng chỉ ăn đồ nguôi.

    Một truyền thuyết thứ hai nữa là:
    Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở, ông còn là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ, thể hiện tâm trạng buồn về sự suy vong với hoạ mất nước. Can vua không được, ông tự tử trên dòng sông Mịch La. Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông, cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó, theo truyền thuyết là ngày mùng 5 tháng 5.

    Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì ngày 5 – 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa.
    Nhưng điều đáng lưu ý là – Hàn Quốc cũng coi ngày 5 – 5 là ngày lễ theo truyền thống văn hoá của họ .
    Trong bài báo “Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì” đăng trên báo Tuổi Trẻ trang 16, ngày 22 tháng 6 năm 2004, đã đưa tin:
    Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc”.
    Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá, nhiều hoc sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá… Bài báo có đoạn viết:
    "Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian."
    Nhưng trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng năm lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
    “Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
    Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.
    Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ? Điều này có liên hệ gì với ngày 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương của giống nòi Lạc Việt?
    Là những người nghiên cứu nguyên lý học thuật cổ Đông Phương chắc chúng ta đều biết đến đồ hình Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được miêu tả như sau:
    ĐỒ HÌNH LẠC THƯ VÀ HÀ ĐỒ




    Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Dương là giá trị trừu tượng, Âm là giá trị hiện hữu. Như vậy, tháng có trước thuộc Dương và ngày có sau thuộc Âm (Ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 vì:
    Tháng 3 là tháng Thìn/ Rồng biểu tượng của Vương quyền chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý mà trong dân gian gọi là tháng Một (Tức tháng 11 Âm lịch). Đó chính là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ thuộc Dương (Tháng có trước thuộc Dương). Ngày là con của tháng thuộc Âm, nên chọn ngày mùng 10. Đó đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ.
    Xin xem lại hình minh hoạ Hà đồ ở trên thì thấy rằngL: Trung Cung Hà đồ có 5 vong tròng trằng và 10 vòng tròn đen.



    Cũng trên nguyên lý độ số Âm của Hà Đồ là sự hiện hữu, nên chọn là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ (Xin xem lại hình trên) . Ngày cực Âm, tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên, dân chúng ăn đồ nguội (Nguội thuộc Âm, nóng thuộc Dương). Chúng ta cũng lưu ý rằng: Ngày mùng 5 / 5 là ngày rất gần tiết Hạ Chí, tức là ngày nóng nhất trong năm theo thực tế thời tiết; hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành: Là ngày cực Dương thuộc Hoả khí (Trong Hậu Thiên Lạc Việt, Ly Hoả thay thế vị trí Càn trong Tiên Thiên). Bởi vậy, lấy số ngày và tháng cực Âm về biểu tượng là mùng 5 / 5 (Cân bằng Âm Dương). Vì là ngày cực Âm nên biểu tượng bằng ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. (Cha thuộc Dương / Mẹ thuộc Âm).
    Như vậy, nền văn hiến Lạc Việt qua ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và Quốc Mẫu Âu Cơ, đã giải thích nguyên uỷ hai ngày này bằng chính nền tảng của nguyên lý học thuật cổ Đông phương, chứ không phải bằng những truyền thuyết mơ hồ nói trên .
    Đây là một yếu tố sắc sảo nữa chứng minh rằng: Nguồn gốc của văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng kỳ vĩ từ hàng ngàn năm trước ở miền nam sông Dương Tử. Nền văn minh này đã sụp đổ từ thế kỷ thứ III trước CN, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn lưu giữ trong những giá trị văn hóa truyền thống ở nhiều quốc gia liên quan đến nền văn minh này.

    Kính thưa quí vị quan tâm.
    Những giá trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự nhận thức những thực tại của con người làm nên nó, là hệ quả tổng hợp của cả một nền văn minh phát triển tích lũy và kế thừa trong quá trình tiến hóa của nó, trải nhiều ngàn năm. Bởi vậy, khi một nền văn minh tạo ra nó đã sụp đổ thì sẽ kéo theo tất cả những mối quan hệ tri thức và hạ tầng cơ sở vật chất liên quan đến tinh hoa tri thức mà nó tạo ra. Do đó, để hiểu được bản chất những giá trị tinh hoa của nền văn minh này - Thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thể là một tư duy dễ dãi, mà phải là sự tổng hợp những gì còn sót lại của nó và biết được một thực tại nào là cơ sở nhận thức đã tạo ra nó. Nền văn minh Lạc Việt với những dấu ấn còn lại trong những giá trị văn hóa truyền thống, có rất nhiều hiện tượng phù hợp với những giá trị nguyên lý của học thuyết này, mà không một nền văn hóa gần gũi nào liên quan có thể có được. Bởi vậy, những giá trị văn hóa phi vật vật thể chính là một bằng chứng rất rõ nét chứng minh cho cội nguồn văn hóa Việt là nền tảng của giá trị văn minh Đông phương cổ.

    Cảm ơn sự quan tâm của quí vị!

    Thiên Sứ
    Last edited by dienbatn; 09-06-2008 at 03:06 AM.

  2. #2

    Mặc định

    Mai là Tết Đoan Ngọ, Sun rất vui vì đọc được bài này.
    Cảm ơn chú THIÊN SỨ đã đưa ra một cách lý giải về ý nghĩa ngày 5/5AL và 10/3AL.
    Lâu không thấy chú đăng bài, Sun hy vọng tiếp tục được đọc những bài nghiên cứu của chú!

  3. #3

    Mặc định

    Cũng lâu lâu không thấy bài viết nào của chú Sư Thiến nhỉ? Chắc bận đi giải mã bãi đá cổ Sapa.

  4. #4

    Mặc định

    Từ tấm lòng, cháu vô cùng kính phục, trân trọng công lao, sức lực của chú THiên Sứ để tìm về cội nguồn, sự hùng vĩ của ông cha ta ngày xưa. Hơn 5.000 năm trước, chỉ với 64 quẻ dịch, ông cha ta đã trên thấu thiên văn, dưới tường địa lý. Chắc cũng đoán biết trước được nước nhà hưng vong, ông cha ta đã đổi 02 cung tốn , khôn phải không chú.

  5. #5
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của dienbatn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,043

    Mặc định

    LỄ GIỖ QUỐC MẪU ÂU CƠ TẠI TỔ ĐÌNH 94 NGUYỄN THÁI SƠN - QUẬN GÒ VẤP - TP. HỒ CHÍ MINH .
    Hòa cùng cả nước , chiều qua và ngày hôm nay 5/5/MẬU TÝ , tại TỔ ĐÌNH 94 NGUYỄN THÁI SƠN - QUẬN GÒ VẤP - TP. HỒ CHÍ MINH , đã long trọng tiến hành lễ giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ , người mẹ của cả dân tộc Việt nam . Rất nhiều đoàn từ các tỉnh trong cả nước đã đến kính dâng mẹ những bó hoa tươi thắm và chữ đồng bào luôn được nhắc trên miệng mọi người .
    “Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
    Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.

    Cầu mong Quốc Mẫu phù hộ cho con cháu Lạc Hồng luôn được QUỐC THÁI DÂN AN - THIÊN HẠ THÁI BÌNH . dienbatn .


    MỘT SỐ HÌNH ẢNH DIENBATN CHỤP TRONG LỄ GIỖ QUỐC MẪU ÂU CƠ TẠI TỔ ĐÌNH 94 NGUYỄN THÁI SƠN - QUẬN GÒ VẤP - TP. HỒ CHÍ MINH
















    LIÊN HOA VIÊN QUANG - GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  6. #6

    Mặc định

    Từ trước đến nay cứ tưởng Tết đoan ngọ là chỉ giết sâu bọ và tưởng nhớ ông Khuất Nguyên, ai dè nó lại có ý nghĩa sâu xa và làm hãnh diện cho người Việt ta quá chừng à. Xin cám ơn Anh TS nhiều nha.

  7. #7

    Mặc định Nên có trí tuệ để phân biệt vàng thau ...

    Trích dẫn Nguyên văn bởi THIÊN SỨ Xem Bài Gởi
    Ý nghĩa ngày 5/5 AL và 10/3 AL
    "Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là một ngày lễ hội truyền thống không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước Đông phương khác là Triều Tiên và Trung Quốc . Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về ngày 5 – 5 của nhiều tác giả. Thiên Sứ tôi cũng đã có bài viết về để tài này từ 2004 trên tuvilyso.com và trên ktcn.net. Hôm nay, nhân dịp có một người bạn hỏi về nguồn gốc của ngày này, nên tôi xin được trình bày lại ý nghĩa đích thực của ngày 5 – 5 và 10 / 3.
    Đây là đường link nói về "Tết Đoan Ngọ" trên Wikipedia

    http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA...an_ng%E1%BB%8D

    Tác giả Thiên Sứ đã viết dựa trên một vài phần của tài liệu này và đã nhầm lẫn về một cái tết khác, đó là "Tết Hàn Thực" vào mùng 3 tháng 3 AL; chứ không phải là mùng 5/5 AL.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi THIÊN SỨ Xem Bài Gởi
    Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương, tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng còn gọi là ngày giết sâu bọ. Vì người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.
    Truyền thuyết của Hioa Hạ về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền rằng:
    Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công (Công tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ; ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi việc phục quốc thành công, ông vì khinh bỉ đám cận thần của vua, nên không nhận quan tước, mà bỏ về ở ẩn. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cõng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đã chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi và ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này. Đó là nguyên nhân để ngày này dân chúng chỉ ăn đồ nguôi.
    "Tết Hàn Thực"

    http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA...n_th%E1%BB%B1c

    Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "đồ ăn lạnh".

    "Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cám kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).



    Trích dẫn Nguyên văn bởi THIÊN SỨ Xem Bài Gởi
    Một truyền thuyết thứ hai nữa là:
    Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở, ông còn là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ, thể hiện tâm trạng buồn về sự suy vong với hoạ mất nước. Can vua không được, ông tự tử trên dòng sông Mịch La. Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông, cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó, theo truyền thuyết là ngày mùng 5 tháng 5.

    Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì ngày 5 – 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa.
    Truyền thuyết Khuất Nguyên là cho mùng 5/5 AL (Tết Đoan Ngọ) và Giới Tử thôi là cho mùng 3/3 AL (Tết Hàn Thực) nên rõ ràng sự tích của 2 ngày Tết đó ...


    Trích dẫn Nguyên văn bởi THIÊN SỨ Xem Bài Gởi
    Nhưng điều đáng lưu ý là – Hàn Quốc cũng coi ngày 5 – 5 là ngày lễ theo truyền thống văn hoá của họ .

    Trong bài báo “Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì” đăng trên báo Tuổi Trẻ trang 16, ngày 22 tháng 6 năm 2004, đã đưa tin:

    Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc”.

    Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá, nhiều hoc sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá… Bài báo có đoạn viết:

    "Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian."

    Nhưng trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng năm lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:

    “Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
    Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.

    Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ? Điều này có liên hệ gì với ngày 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương của giống nòi Lạc Việt?
    Nếu ngày tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ văn hoá Việt qua câu ca dao luu truyền thì tại sao trong các sử liệu đã không ghi tải điều này?

    Theo cái link trên từ Wikipedia thì có quá nhiều tài liệu không đồng nhất; ví dụ:

    1) Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.

    2) Theo Tộc Lê sĩ: Trong lịch sử Việt Nam, Tết Đoan Ngọ bắt đầu từ thời vua Lê Đại Hành, một anh hùng giải phóng dân tộc và cũng là vị vua sáng kiến "Quân hòa dân trị, quốc gia ư thái hòa". Vua Đại hành ra ruộng cày cấy cùng dân đúng mùng 5 tháng 5 và nên ngài ra chiếu chỉ ngày này là ngày Tết dân gian (thay vì Tết ông bà, 1/1 Nguyên đán). Đoan: cùng nhau, và Ngọ: giữa ngày, giữa năm .... nghĩa bóng là toàn dân, Ngày này đúng là ngày Tết Việt Nam con Nguyên Đán là Tết Trung Quốc, mùng 5/5 cũng là ngày phô trương tình dân tộc bà con láng giềng không phân biệt tuổi tác, phẩm trật, vua tôi (ở Làng Phú lương chợ cầu, Quảng Điền, Thừa Thiên, Huế thời vua Quang Trung, lễ hôi, 5/5 có cho tài năng thanh niên, đấu võ, nấu cơm tre, nhảy sào, đua ghe. Và có Công nương làng đôi ném chiếc bông tai, nhẫn hay 1 trang sức xuống sông cho các chàng trai tìm, ai tìm được sẽ được thưởng hay lấy công nương đó làm vợ ! Tết này rất trân trọng dưới thời Tây Sơn vì "Thiên hạ đại tín" và "Huynh đệ chi Binh" bắt đầu từ đó!

    3) Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch còn gọi là ngày "nước quay", vì cứ theo lệ hàng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.
    Thì lấy gì làm bằng, “Tháng Năm ngày tết Đoan Dương. Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang” trích từ tài liệu nào? Sách có câu ca dao này do ai viết? Trong nghiên cứu khoa học hay biên soạn không có thể phong long như vậy được. Thế nên, tác giả lại muốn "trình bày lại ý nghĩa đích thực của ngày 5 – 5 và 10 / 3" bằng sự suy diễn chủ quan như dưới đây, thử hỏi đó có phải ý nghĩa đích thực của ngày 5/5 AL hay 10/3 AL hay không?


    Trích dẫn Nguyên văn bởi THIÊN SỨ Xem Bài Gởi
    Là những người nghiên cứu nguyên lý học thuật cổ Đông Phương chắc chúng ta đều biết đến đồ hình Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được miêu tả như sau:
    ĐỒ HÌNH LẠC THƯ VÀ HÀ ĐỒ




    Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Dương là giá trị trừu tượng, Âm là giá trị hiện hữu. Như vậy, tháng có trước thuộc Dương và ngày có sau thuộc Âm (Ngày là con của tháng).
    Nếu như chúng ta là những người nghiên cứu nguyên lý học thuật cổ Đông Phương, biết số lẽ là Dương và số chẵn là Âm thì mùng 5 tháng 5 đều là hai số lẽ cả biểu trương cho Dương thì giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang thế nào được? (Cha thuộc Dương / Mẹ thuộc Âm) vậy Mẹ Việt Thường với chữ Mẹ thuộc Âm thì nói về tháng là tháng 5 (Dương) và ngày là ngày 5 (Dương) thì thuộc tính Âm ở đâu ra mà phán quyết y như thật rằng là: "trình bày lại ý nghĩa đích thực của ngày 5 – 5 và 10 / 3" mới ẩu xị làm sao ấy!

    Trong nguyên lý Âm Dương, Dương trước - Âm sau, là nói về sự đối đãi như Dương (sáng, nóng, hiện, v.v...) - Âm (tối, lạnh, ẩn, v.v...) nhưng để giải thích kiểu tháng có trước thuộc Dương, ngày có sau thuộc Âm là không rõ lý lẽ Âm Dương nếu dựa trên "Dương có trước và Âm có sau."

    Ví dụ: Số đếm (1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,...,99,100) ... số 1 có trước hay số 100 có trước? Lẽ tất nhiên là số 1, rồi đếm từ từ đến số 100. Khi ta muốn đề cập đến một 100 năm, tức là 1 thế kỷ cho gọn và cái danh từ thế kỷ đó có trước hay sau khi có số (1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,...,99,100)?

    Chắc điều này, không phải chỉ có người bình dân bá tánh là hiểu mà những người nghiên cứu nguyên lý học thuật cổ Đông Phương lại hiểu ngược ư?

    (1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,...,29,30) ngày - muốn nói cho gọn và quy về đơn vị gọi là tháng thì là phải hiểu ngược do có tháng trước nên mới có ngày à!? Nếu ta không cần phải phân chia ra tháng (là 30 ngày), ra năm (là 12 tháng), ra thế kỷ (là 100 năm) thì sau ngay từ đầu sao ta đã không thiết lập ngay cả hệ thống mà ta đã quy định đi chứ?


    Trích dẫn Nguyên văn bởi THIÊN SỨ Xem Bài Gởi
    Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 vì:

    Tháng 3 là tháng Thìn/ Rồng biểu tượng của Vương quyền chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý mà trong dân gian gọi là tháng Một (Tức tháng 11 Âm lịch). Đó chính là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ thuộc Dương (Tháng có trước thuộc Dương). Ngày là con của tháng thuộc Âm, nên chọn ngày mùng 10. Đó đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ.
    Xin xem lại hình minh hoạ Hà đồ ở trên thì thấy rằng: Trung Cung Hà đồ có 5 vong tròng trằng và 10 vòng tròn đen.

    Trong phép đếm dân gian Việt, hay hệ thập phân ta đếm:

    01 - một
    02 - hai
    03 - ba
    04 - bốn
    05 - năm
    06 - sáu
    07 - bảy
    08 - tám
    09 - chín
    10 - mười
    11 - (mười + một) bằng "mười một"
    12 - (mười + hai) bằng "mười hai"

    Nếu như có danh từ riêng nào khác để gán cho con số nào đó thì đó không phải là phép đếm quy củ dựa trên hệ thập phân hay bất cứ hệ nào như, nhị-phân (binary), thập-lục-phân (hex) v.v...

    Nếu bảo rằng, dân gian có danh từ riêng cho một vài con số ở trên như sau:


    01 - một - (Giêng)
    02 - hai
    03 - ba
    04 - bốn
    05 - năm
    06 - sáu
    07 - bảy
    08 - tám
    09 - chín
    10 - mười
    11 - (mười + một) bằng "mười một" - (Một)
    12 - (mười + hai) bằng "mười hai" - (Chạp)

    Thì danh từ (Một) của "mười một" không đồng nghĩa và mang cái trị số là 1 mà mang cái trị số 11 mà tác giả đã lập lờ đánh lận con đen (Một) của "mười một" mang cái trị số là 1 cơ chứ!

    Chẳng những thế, nếu hệ thống hay phép đếm của dân gian Việt bắt đầu từ:

    1 - Một
    2 - Chạp
    3 - Giêng
    4 - hai
    5 - ba

    như tác giả đánh lận để ra con số 5 đồng nghĩa với tháng 3 cho vừa giày (gọt chân cho vừa giày) con số 5 ở trung cung Hà Đồ thì cái mùng 10 (mười) tháng 3 (ba) AL cũng không còn cái trị số thực của nó là 10 nữa mà là 12. Chúng ta tiếp tục đếm xem theo cách đánh lận của tác giả:

    01 - Một
    02 - Chạp
    03 - Giêng
    04 - hai
    05 - ba
    06 - bốn
    07 - năm
    08 - sáu
    09 - bảy
    10 - tám
    11 - chín
    12 - mười


    Trích dẫn Nguyên văn bởi THIÊN SỨ Xem Bài Gởi
    Cũng trên nguyên lý độ số Âm của Hà Đồ là sự hiện hữu, nên chọn là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ (Xin xem lại hình trên) . Ngày cực Âm, tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên, dân chúng ăn đồ nguội (Nguội thuộc Âm, nóng thuộc Dương). Chúng ta cũng lưu ý rằng: Ngày mùng 5 / 5 là ngày rất gần tiết Hạ Chí, tức là ngày nóng nhất trong năm theo thực tế thời tiết; hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành: Là ngày cực Dương thuộc Hoả khí (Trong Hậu Thiên Lạc Việt, Ly Hoả thay thế vị trí Càn trong Tiên Thiên). Bởi vậy, lấy số ngày và tháng cực Âm về biểu tượng là mùng 5 / 5 (Cân bằng Âm Dương). Vì là ngày cực Âm nên biểu tượng bằng ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. (Cha thuộc Dương / Mẹ thuộc Âm).
    Biện luận bất nhất như thế mà nói đó là dựa nguyên lý độ số Âm của Hà Đồ thì có lẽ coi thường độc giả quá hay chỉ để kéo bè kết đảng với những người yêu quê hương tổ quốc Việt Nam là con cháu của Rồng Tiên nhưng trí tuệ kém cõi u mê; chỉ vì cái mác "văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng kỳ vĩ từ hàng ngàn năm trước ở miền nam sông Dương Tử" - kiểu treo đầu heo, bán thịt chó!?

    Trích dẫn Nguyên văn bởi THIÊN SỨ Xem Bài Gởi
    Như vậy, nền văn hiến Lạc Việt qua ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và Quốc Mẫu Âu Cơ, đã giải thích nguyên uỷ hai ngày này bằng chính nền tảng của nguyên lý học thuật cổ Đông phương, chứ không phải bằng những truyền thuyết mơ hồ nói trên .

    Đây là một yếu tố sắc sảo nữa chứng minh rằng: Nguồn gốc của văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng kỳ vĩ từ hàng ngàn năm trước ở miền nam sông Dương Tử. Nền văn minh này đã sụp đổ từ thế kỷ thứ III trước CN, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn lưu giữ trong những giá trị văn hóa truyền thống ở nhiều quốc gia liên quan đến nền văn minh này.

    Kính thưa quí vị quan tâm.
    Những giá trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự nhận thức những thực tại của con người làm nên nó, là hệ quả tổng hợp của cả một nền văn minh phát triển tích lũy và kế thừa trong quá trình tiến hóa của nó, trải nhiều ngàn năm. Bởi vậy, khi một nền văn minh tạo ra nó đã sụp đổ thì sẽ kéo theo tất cả những mối quan hệ tri thức và hạ tầng cơ sở vật chất liên quan đến tinh hoa tri thức mà nó tạo ra. Do đó, để hiểu được bản chất những giá trị tinh hoa của nền văn minh này - Thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thể là một tư duy dễ dãi, mà phải là sự tổng hợp những gì còn sót lại của nó và biết được một thực tại nào là cơ sở nhận thức đã tạo ra nó. Nền văn minh Lạc Việt với những dấu ấn còn lại trong những giá trị văn hóa truyền thống, có rất nhiều hiện tượng phù hợp với những giá trị nguyên lý của học thuyết này, mà không một nền văn hóa gần gũi nào liên quan có thể có được. Bởi vậy, những giá trị văn hóa phi vật vật thể chính là một bằng chứng rất rõ nét chứng minh cho cội nguồn văn hóa Việt là nền tảng của giá trị văn minh Đông phương cổ.

    Cảm ơn sự quan tâm của quí vị!

    Thiên Sứ
    Nếu nói về những ngày tết hay những ngày tháng trùng nhau thì trong văn hóa Hoa Hạ đã có một chuỗi những ngày như:

    Ngoài tết Đoan ngọ, ngày tết Hàn thực (3 tháng ba) được gắn với nhân vật Giới Tử Thôi, ngày tết Ngâu 7 tháng bảy gắn với tích Ngưu Lang – Chức Nữ, và tết Trùng Cửu (9/9). Ngoài ra, Trung Quốc có thêm hai ngày tết với các ngày-tháng trùng nhau tuy không quan trọng, là Tết Đầu rồng (2/2, Long đầu tiết), Tết giặc giũ (6/6) v.v...

    Như vậy, có phải những ngày-tháng trùng nhau được khởi phát theo tất cả những mối quan hệ tri thức và hạ tầng cơ sở vật chất liên quan đến tinh hoa tri thức của văn hóa Hoa Hạ mà nó tạo ra?

    Mặc dù, chúng ta là con dân Việt - tự hào về nguồn gốc giống nòi của mình nhưng cũng đâu phải ù ù cạc cạc không có trí tuệ để phân biệt đâu là ngụy biện, tà luận bằng sự suy diễn chủ quan của tác giả?


    Logic123

  8. #8

    Mặc định

    Logic123 đúng là 1 thằng cực ngu không thể nhồi vào đầu những loại như thế này nhưng gì minh triết được.
    Khi nghiên cứu và khẳng định nền văn hóa, minh triết của 1 dân tộc không thể dựa theo những ranh giới địa lý hiện tại. Ranh giới địa lý có thể bị dịch chuyển qua các thời gian khác nhau do chiến tranh xâm lấn. " Nam dương tử là nơi ở của Bách việt...." ngay sử Khựa cón nói như vậy chứ chưa nói đến sử Việt. Quá trình chiến tranh xâm lấn của các tộc người Phương bắc đã gây ra sự tan rã của bách việt, tuy nhiên 1 bộ phận còn lại là dân tộc việt nam ngày nay không chịu khuất phục đã nhiều lần trong quá khứ đánh trả lại quân xâm lược và bảo tồn được nền văn hóa và minh triết của cha ông từ thời Hùng Vương. con lại các dân tộc khác của bách việt thì bị đồng hóa!
    Thiên_Địa_Nhân

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoangthanhland Xem Bài Gởi
    Logic123 đúng là 1 thằng cực ngu không thể nhồi vào đầu những loại như thế này nhưng gì minh triết được.
    Khi nghiên cứu và khẳng định nền văn hóa, minh triết của 1 dân tộc không thể dựa theo những ranh giới địa lý hiện tại. Ranh giới địa lý có thể bị dịch chuyển qua các thời gian khác nhau do chiến tranh xâm lấn. " Nam dương tử là nơi ở của Bách việt...." ngay sử Khựa cón nói như vậy chứ chưa nói đến sử Việt. Quá trình chiến tranh xâm lấn của các tộc người Phương bắc đã gây ra sự tan rã của bách việt, tuy nhiên 1 bộ phận còn lại là dân tộc việt nam ngày nay không chịu khuất phục đã nhiều lần trong quá khứ đánh trả lại quân xâm lược và bảo tồn được nền văn hóa và minh triết của cha ông từ thời Hùng Vương. con lại các dân tộc khác của bách việt thì bị đồng hóa!
    Thì ra, không phải là người nghiên cứu nguyên lý học thuật cổ Đông Phương, biết số lẽ là Dương và số chẵn là Âm ...bỏ đi!

  10. #10

    Mặc định

    Cái ngu của những kẻ hậu thế như Logic123 chính là cái ngủ thiển cận. Bị nhồi nhét từ ngày sinh ra cho đến khi hiểu biết đã được nhồi nhét những thứ đó vào đầu. Nhưng vì đầu óc ngu lên không thể nào suy nghĩ hơn được, không thể tìm ra được cái vô lý trong đó lên đành phải chấp nhận nó. Ví như miền bắc gọi là cái Bát ăn cơm, miền Nam gọi là cái Chén vậy. Nếu vẫn trên lãnh thổ việt nam (trừ tiếng các dân tộc khác) thì đố ai thay đổi được cái gọi đó trong thời điểm hiện nay. Kẻ hậu thế phải biết học hỏi tiếp thu những cái tinh hoa của cha ông nhưng không phải là tất cả.
    Thiên_Địa_Nhân

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoangthanhland Xem Bài Gởi
    Cái ngu của những kẻ hậu thế như Logic123 chính là cái ngủ thiển cận. Bị nhồi nhét từ ngày sinh ra cho đến khi hiểu biết đã được nhồi nhét những thứ đó vào đầu. Nhưng vì đầu óc ngu lên không thể nào suy nghĩ hơn được, không thể tìm ra được cái vô lý trong đó lên đành phải chấp nhận nó. Ví như miền bắc gọi là cái Bát ăn cơm, miền Nam gọi là cái Chén vậy. Nếu vẫn trên lãnh thổ việt nam (trừ tiếng các dân tộc khác) thì đố ai thay đổi được cái gọi đó trong thời điểm hiện nay. Kẻ hậu thế phải biết học hỏi tiếp thu những cái tinh hoa của cha ông nhưng không phải là tất cả.
    Cái bát, cái chén dù có kêu tên khác nhau nhưng vẫn là cái dùng để ăn cơm ...

    Cơ, lẽ, chiếc cũng là để nói lên cái số Dương

    Ngẫu, chẵn, đôi cũng là để nói lên cái số Âm

    Tác giả cũng bảo: "độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm tức là số lẽ là Dương và số chẵn là ÂM; ấy thế, mà ngày 5 tháng 5 tác giả lại bóp méo cho là ngày Cực Âm nên cho ứng với Mẹ (Âm) Việt Thường

    Ngu, dốt, đù ... dùng từ nào cũng nói lên được cái kém cõi, nông cạn của hoangthanhland do không thể phản biện được gì mà chỉ biết dùng những từ trên để ủng hộ quan điểm lệch lạc thiếu hiểu biết của tác giả ư?

    Nghĩa là, (ngu, dốt, đù) nó khác với (khôn, thông minh, nhạy bén) cũng như (2,4,6,8,10) là số chẵn nó khác với (1,3,5,7,9) là số lẽ.

    Người Việt có câu: Cá mè một lứa để chỉ trường hợp như hoangthanhland và tác giả Thiên Sứ đó vậy!

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi THIÊN SỨ Xem Bài Gởi
    Ý nghĩa ngày 5/5 AL và 10/3 AL
    [/COLOR][/SIZE][/FONT]
    Muốn ôm hồn cúc ở trong sương.

  13. #13
    Lục Đẳng Avatar của vothuong1978
    Gia nhập
    Dec 2011
    Nơi cư ngụ
    Thánh Địa Tâm Linh
    Bài gởi
    16,168

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi trần-trúc Xem Bài Gởi
    Muốn ôm hồn cúc ở trong sương.
    chỗ nào cũng có kưng hết:day_dreaming: hết nói nỗi:whistling:
    Thị Trấn Về Đêm...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •