Giới Thiệu Về Mật Tông
Tác giả: Lục Thạch
[hr]
...Do thực hành Kim cương thừa, hành giả lợi căn có thể chứng ngộ trong hiện kiếp ngay cả ở thời mạt pháp này, mà không cần phải tu tập trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp. Hành giả thuộc loại bậc trung có thể chứng ngộ trong cõi trung giới sau khi sống hết kiếp này. Còn hành giả căn cơ thấp có thể chứng ngộ sau mười sáu kiếp. Vì những lý do đó, mà Kim cương thừa được coi là siêu diệu.
Ðể đạt giác ngộ chỉ bằng Ba La Mật thừa, hành giả phải tích lũy công đức và trí huệ trong ba đại a tăng kỳ kiếp. Nhưng cho dù tích lũy lâu dài đến như thế cũng không đủ để chứng ngộ. Hành giả có thể đạt tới hàng thập địa Bồ tát bằng Ba La Mật thừa, nhưng phải tu tập thêm Nghi quỹ Du già tối thượng để vượt qua những giai đoạn cuối cùng đi tới giác ngộ viên mãn.

...Tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều là những Nghi quỹ bất nhị, là đề tài chính của chúng là sự hợp nhất phương tiện và trí huệ, tức đại lạc xuất hiện đồng thời với trí huệ chứng ngộ tánh không. Nhưng “phương tiện” của Nghi quỹ bất nhị khác với "phương tiện" của Nghi quỹ phương tiện, là thân giả ảo hay ảo thân. Tương tự như vậy, "trí huệ" của Nghi quỹ bất nhị khác với "trí huệ" của Nghi quỹ trí huệ. "Trí huệ" của Nghi quỹ bất nhị là trí huệ chứng ngộ tánh không, còn trí huệ của Nghi quỹ trí huệ là trí huệ về Tịnh quang.



Giới Thiệu Về Mật Tông
Lục Thạch dịch
Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ Pháp Môn là một trong những pháp thượng thừa của Mật giáo. Mật tông hay Kim cương thừa được coi là phương tiện thù thắng có thể đốn ngộ ngay trong hiện kiếp để làm lợi lạc quần sinh. Tuy nhiên, ngày nay việc thực hành Mật giáo thường bị hiểu lầm. Vì vậy, trước khi đi vào pháp Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ, chúng ta nên lượt qua sáu phần sau đây của Mật giáo:

1. Giải thích tổng quát về Mật giáo và các pháp số đồng nghĩa

2. Ðịnh nghĩa và bốn loại Nghi quỹ

3. Các loại Nghi quỹ Du già tối thượng

4. Các Nghi quỹ được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập như thế nào?

5. Năm đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng

6. Các đặc điểm của pháp Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ.

* Giải Thích Tổng Quát Về Mật giáo Và Các Pháp Số Ðồng Nghĩa

Hai dòng tu tập để đạt tới giác ngộ là Ba La Mật thừa và Kim cương thừa. So với thừa trước thì thừa sau là thù thắng hơn cả. Sơ tổ Mật giáo Tây Tạng là Tông Khách Ba (Tsong Khapa) nói rằng:"

"Lưỡng trình đi tới giác ngộ gồm Kim cương thừa thâm diệu và Ba La Mật thừa.

Thần chú bí mật siêu diệu hơn Thừa Hoàn Hảo.

Mọi người đều biết như vậy.

Hiển nhiên như mặt trăng so với mặt trời."

Do thực hành Kim cương thừa, hành giả lợi căn có thể chứng ngộ trong hiện kiếp ngay cả ở thời mạt pháp này, mà không cần phải tu tập trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp. Hành giả thuộc loại bậc trung có thể chứng ngộ trong cõi trung giới sau khi sống hết kiếp này. Còn hành giả căn cơ thấp có thể chứng ngộ sau mười sáu kiếp. Vì những lý do đó, mà Kim cương thừa được coi là siêu diệu.

Ðể đạt giác ngộ chỉ bằng Ba La Mật thừa, hành giả phải tích lũy công đức và trí huệ trong ba đại a tăng kỳ kiếp. Nhưng cho dù tích lũy lâu dài đến như thế cũng không đủ để chứng ngộ. Hành giả có thể đạt tới hàng thập địa Bồ tát bằng Ba La Mật thừa, nhưng phải tu tập thêm Nghi quỹ Du già tối thượng để vượt qua những giai đoạn cuối cùng đi tới giác ngộ viên mãn.

Tới điểm nào thì các Bồ tát Ba La Mật thừa, hay các Bồ tát thực hành các Nghi quỹ thấp bước vào giai đoạn thực hành Nghi quỹ Du già tối thượng? Phải chăng họ không cần phải bước vào giai đoạn phát sinh, cũng không ở giai đoạn thành tựu pháp cô lập ba nghiệp (thân, khẩu, ý), mà cũng không ở mức ảo thân bất tịnh? Vô số công đức mà họ tích lũy trong ba đại a tăng kỳ kiếp sẽ thay thế cho những cấp tu tập đó. Các Bồ tát này bước vào giai đoạn Tịnh quang nghĩa, nhưng chưa đạt Tịnh quang chơn nghĩa. Hàng Bồ tát thập địa của Ba La Mật thừa và của ba Nghi quỹ thấp cần phải được Bổn sư của họ làm lễ truyền pháp chơn trí (actual wisdom), và sau ba ấn chứng "sắc trắng", "sắc đỏ gia tăng” và “sắc đen gần đạt”, sẽ Thiền quán về trí giác tiên thiên (mind of pristine awareness) hoan lạc bất nhị và tánh không, tương đương với Tịnh quang nghĩa. Nói tương đương, vì đây là tâm tế vi có thể gián tiếp nhận biết tánh không.

Ðây là bước vào giai đoạn Tịnh quang nghĩa. Tuy chưa đạt tới giai đoạn thành tựu Tịnh quang nghĩa nhưng qua quá trình tu tập họ sẽ dần dần đạt được. Các đại Bồ tát của Ba La Mật thừa và của ba Nghi quỹ thấp chỉ đạt trí huệ trực ngộ tánh không với tâm thức thô kệch. Còn các Bồ tát tu tập Nghi quỹ Du già đệ nhất tối thượng có thể trực ngộ tánh không với tâm cực vi tế cùng lúc phát sinh đại lạc.

Ðạo sư Gyal Tsal nói:

"Sau khi thành tựu việc tu tập Ba La Mật thừa trong ba đại a tăng kỳ kiếp, hành giả phải học ở các nguồn khác về phương pháp đạt sắc thân Phật”.

Vậy, nếu muốn đạt tới giác ngộ viên mãn, chúng ta cần phải tu tập Kim cương thừa. Ðạo sư Nagabodhi nói:

"Dù trong vô lượng kiếp,

Bố thí đầu và mình,

Ngọc quí, những thứ khác

Sắc tướng còn bất tịnh

Không thể đạt giác ngộ

Dù trong vô lượng kiếp

Trì giới và nhẫn nhục,

Thực hành nhiều hạnh khác

Sắc tướng còn bất tịnh

Không thể đạt giác ngộ

Dù trong vô lượng kiếp

Thiền quán thân mật chú

Sắc tướng còn bất tịnh

Không thể đạt giác ngộ

Nếu sắc được tịnh hóa

Chắc chắn đạt toàn giác.

Những người thực hành Ba La Mật thừa có thể tích lũy công đức bằng cách bố thí tay, chân, đầu và mình hay cúng dường vô số của cải. Nhưng như vậy, vẫn không thể chứng ngộ nếu ba sắc tướng chưa được tịnh hóa. Ba sắc hay ba ấn chứng này là tâm sắc trắng, tâm sắc đỏ gia tăng, và tâm sắc đen gần đạt, được tịnh hóa – trong hai giai đoạn phát sinh và thành tựu của Nghi quỹ Du già tối thượng. Khi những phương diện rất tế vi này của tâm được tịnh hóa thì hành giả sẽ đạt giác ngộ. Ba sắc này sẽ được giải thích chi tiết ở Chương 8.

Saigon42