Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 22

Ðề tài: Lời nguyền... ở chùa không sư

  1. #1

    Mặc định Lời nguyền... ở chùa không sư

    Lời nguyền... ở chùa không sư

    Chuyện rằng, khi Thiền sư Không Lộ dựng nên chùa, dân chúng nơi đây không mấy mặn mà với đạo phật và khói nhang, tượng phật. Thuở đó, Đức Thánh tổ nổi giận trừng phạt dân gian. Trong một đêm mưa gió bão bùng, Đức Thánh đan không biết bao nhiêu rọ tre, cho tất cả tượng phật vào đó.

    Rồi ngài ngả nón làm thuyền vượt sông Hồng sang đất Thái Bình. Và tất cả tượng phật, cái gì liên quan đến nhà phật cũng xuôi theo dòng nước, theo ngài về nơi đất mới. Đến giữa sông, ngài ngoảnh cổ lại và nói một lời nguyền rằng sẽ không có vị sư nào đến ở ngôi chùa trên... Cho đến tận bây giờ, chẳng sư nào trụ lại được ở ngôi chùa này, làm cho tích chuyện thêm phần kỳ bí... Ngôi chùa bề thế đó, có độ tuổi đến vài trăm năm, rêu phong và cổ kính nhất nhì miền Bắc, thế nhưng lại không có bóng dáng của áo thâm, nón tu-lờ - chùa không có sư ở, có vẻ lạ ở trên đời ấy là chùa Keo Hành Thiện, thuộc huyện Xuân Trường, Nam Định.

    Người giữ... “lời nguyền”

    Chúng tôi đến thăm chùa không sư vào tờ mờ sáng, khi chưa có khách hành hương về đất phật. Nhìn ngắm ngôi chùa trong sương sớm, lại ngược thời gian nghe huyền thoại, chợt xao lòng, thấy ngôi chùa thêm bao phần kỳ bí mà chưa ai rõ thực hư của vấn đề. Ông Thủ từ Nguyễn Trường Lý từ trong xóm nhỏ đi ra, từ tốn mở cánh cửa lim nặng nề. Một không gian chùa qua 400 năm đang được “cách ly” với bên ngoài bỗng vỡ òa trong chốc lát, tượng phật, màu ngói rệu rã rêu phong như làm sửng sốt cho những người lạ chúng tôi.

    Như đoán được suy nghĩ của khách, ông kể rằng: Kể từ khi ngôi chùa này có mặt trên doi đất hình con cá chép này thì tổ tiên nhà ông là những Thủ từ truyền từ đời này qua đời khác, những khi có việc làng, trùng tu hay lễ hội thì ông lại bàn giao cho làng sử dụng. Lúc hội làng sắp mở, làng bắt đầu cắt cử đội bảo vệ chùa, chọn ông chủ lễ phải là người “đức cao vọng trọng”. Thường người được chọn là bậc cao niên, hai ông bà còn song toàn, phải thượng thọ, được ăn yến lão.

    Khi hội làng vừa xong, lại bàn giao ngôi chùa này cho ông Thủ từ. Nên, mọi lịch sử, biến đổi đều do Thủ từ ghi chép lại trong cuốn “Hành thiện xã chí”, Ông vừa làm nhiệm vụ khói nhang cho đức phật. Ông Thủ từ cho biết: “Bố tôi kế nghiệp của ông tôi, ông tôi kế nghiệp của cố... đã qua 20 đời nhà tôi làm nghề Thủ từ. Và đến đời tôi, cũng phải ghi chép đầy đủ mọi cái diễn ra, từ cái nhỏ, đến cả tên tuổi, ngày tháng năm sinh của các Thủ từ. Nên cũng từ đó, ngôi chùa có bao nhiêu bí mật đều nằm trong cuốn “Hành thiện xã chí” cả, nhưng số người được tiếp cận tính đến nay thì rất hiếm”.



    Cổng ngoài chùa Hành Thiện mới được trùng tu


    Cuốn “Hành thiện xã chí” còn ghi, cách đây mấy trăm năm, chùa đã từng có rất nhiều vị sư hành khất đến, ở được một thời gian, thấy trong người khó ở, lại khăn gói ra đi bởi nhiều điều không ngộ ra giáo lý của ngôi chùa, cũng bởi trong người có một cái gì đó rối rắm như tơ vò mà ra đi không giải thích lý do gì. Ông Thủ từ cho biết: “Cách đây vài năm, có một vị sư khăn gói từ Thái Bình lên, quyết tâm xin ở lại tu đạo và cũng là nghiên cứu, hóa giải lời nguyền nhưng rồi cũng phải ra đi.

    Lúc đó, ông bảo tôi là bị nhức đầu, suy nhược thần kinh, không đủ khả năng để tịnh cái tâm, phải đi mới yên ổn”. Từ đó, câu chuyện về chùa không sư lại tăng thêm phần kỳ bí, nhưng đến giờ chưa một nhà làm khoa học, học thuật hoặc nhà sư nào hóa giải nổi tính khí huyền thoại của ngôi chùa. Còn ông Thủ từ kín đáo ấy, có bao nhiều bí mật về ngôi chùa lạ, ông mãi giấu những điều bí mật thuộc về giới đạo chăng?

    Lịch sử chùa không sư

    Trong cuốn “Trùng san Thần Quang Tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục yếu tập” có ghi, chùa Hành Thiện do thánh Không Lộ Thiền sư (1016- 1094) xây cất. Thiền sư Không Lộ xuất thân trong một gia đình họ Dương, làm nghề ngư phủ, lớn lên ông xuất gia theo thiền sư Lôi Hà Trạch. Truyền thuyết còn kể lại rằng, khi viên tịch, ông hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên khúc gỗ trầm hương biến thành tượng.

    Thánh tượng này còn được lưu giữ trong hậu cung, quanh năm khóa kín cửa, không cho ai được thấy dung nhan của ngài. Cứ phải qua 12 năm, một chủ lễ và 4 viên chấp sự được cử để làm lễ trang hoàng tượng thánh. Nên rất nhiều du khách đến chùa muốn xem “mặt ngài” cũng phải đợi 12 năm mới có dịp.

    Nói thêm về phần chọn người tắm rửa, trang hoàng cho ngài cũng phải thuộc những người có nhân phẩm, ăn chay, mặc quần áo mới. Sau khi rước thánh ra từ cấm cung mới dùng nước dừa pha tinh bưởi để tắm gội và tô son lại cho ngài. Nhưng họ buộc phải giữ bí mật cho đến khi chết mang đi về những điều đã thấy khi trang hoàng cho ngài. Điều đó càng tạo nên lớp sương mù bí hiểm bao bọc lấy ngôi chùa nhiều huyền thoại này...

    Nghiên cứu thêm về lịch sử của chùa: Chùa Hành Thiện mang dấu tích của chùa Keo ở làng Dũng Nhân, Giao Thủy, Nam Định. Vì năm 1061, Không Lộ Thiền sư dựng chùa Nghiêm Quang bên hữu ngạn sông Hồng, theo thời gian, chùa bị nước làm cho xói mòn. Đến 1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi tất cả các dấu tích của ngôi chùa. Dân làng Keo phải rời bỏ quê cha đất tổ, một nửa vượt sông đến định cư ở phía đông bắc tả ngạn sông Hồng (Về sau, dựng nên chùa Keo Thái Bình). Còn một phần xuống Xuân Trường, Nam Định, dựng chùa Hành Thiện và tồn tại cho đến tận bây giờ.

    Bao giờ giải được “lời nguyền”? Chúng tôi đã cố gắng vén một chút về bức màn bí ẩn này, thế nhưng đến nay cũng chỉ biết được về lịch sử ngôi chùa: Chùa là một trong hai ngôi chùa gắn với tên tuổi của nhà sư Không Lộ. Ông có công truyền bá rộng rãi đạo phật trong dân gian. Khởi nguồn về mô hình của Chùa Hành Thiện được tính từ hồi 1062, thời Tiền Lý, người ta di dân đến xây mô hình chùa ở làng Dũng Nhuệ- Giao Thủy.

    Sau đó về đất Hành Thiện vào năm 1588, sang Thái Bình năm 1611, về mặt quy mô chùa Keo Thái Bình lớn hơn chùa Keo Hành Thiện, bề thế hơn nhưng cấu trúc lại sao chép như nguyên vẹn; Cả hai chùa đều dựng bằng gỗ Lim, kết với nhau bằng mộng tre, mộng vược.... và mang cấu trúc thời Tiền Lê, thời kỳ phật giáo phát triển thịnh vượng nhất ở nước ta.

    Trải qua ngàn năm Bắc thuộc, rồi đến thời kỳ kháng chiến chống pháp, chống Mỹ, chùa Hành Thiện vẫn uy nghi, nhiều phen bọn thực dân Pháp có ý đồ phá, mà do sự tích kỳ bí về chùa quá lớn đến nỗi họng súng của bọn giặc cũng không dám nhóm ngó tới. Ngày xưa, Thái Bình, Nam Định là những nơi nằm trong các dự án di dân dưới các triều đại phong kiến.

    Dân hai bên sông Hồng chạy lũ, kéo theo đủ nét văn hóa, phong tục, từ văn minh lúa nước đến tín ngưỡng đạo phật mà cụ thể là đem theo cấu trúc cũng như mô hình chùa chiền đến vùng đất mới. Đói kém, mất mùa, thiên nhiên bạc đãi, thú dữ… là những thế lực mà con người sợ. Thế nên người ta tôn sùng ngài Không Lộ Thiền sư, người đi đâu, đem ngài theo đó để thờ cúng, như một biểu tượng của sự che chở tinh thần.

    Nên khi chùa Hành Thiện được dựng lên, những cái gì thuộc về nguyên sơ mà người ta đem đến đều được tôn sùng, giấu kín để thờ phụng, thì đến nay, nhiều thứ còn lại thuộc về di sản đó đang là điều bí mật, không được công bố cho dư luận cũng là điều thường thấy ở các chùa chiền. Nhưng đó cũng là yếu tố để tạo nên những huyền thoại về thánh thần nơi cửa phật...

    Còn về vấn đề sao các sư không sống được ở chùa, trong một số sách, trong đó có cuốn “Hành Thiện xã chí” của gia tộc Thủ từ cũng có đề cập đến: “Có thể, do không quen với thổ nhưỡng, chướng khí... Mà cụ thể là cơ địa con người, nhà sư đạo cao cũng là người, thì không hợp chất đất, nguồn nước... là phải.

    Thì sinh ra ốm đau, bệnh tật, ở lâu có sư bị “viên tịch” ngoài ý muốn là phải”. Như vậy, mới có chuyện sinh ra các sư đến lưu trú, hành đạo, tu đạo trong chùa sẽ bị ốm, bệnh, chết... rồi bỏ đi chăng? Về cơ sở lý thuyết này, đến nay vẫn chưa có nhà khoa học, tổ chức nào nghiên cứu cụ thể, sát với thực tế, vấn đề “lời nguyền” trong truyền thuyết làm cho câu chuyện về “chùa không sư” thêm phần huyền bí.

    Dẫu chùa không sư, không vãi, không tiếng mõ vang âm nhưng ngôi chùa vẫn tồn tại với thời gian. Du khách đến đây ngoài tìm lại bản chất con người nơi cửa chùa ra, còn tìm về huyền thoại, tín ngưỡng của cha ông ta- những điều chưa biết chăng?

    (Công Luận)
    Last edited by rongbien; 18-04-2008 at 04:55 PM.

  2. #2

    Mặc định

    Phật tử tại gia có được tu ở đó ít hôm không nhỉ ?

  3. #3

    Mặc định

    Em ủng hộ. Hay bác về đó ít hôm xem sao.

  4. #4
    Đai Xanh
    Gia nhập
    Apr 2008
    Nơi cư ngụ
    hải phòng , viện nam
    Bài gởi
    141

    Mặc định

    đúng rồi . đây là ngôi chùa không sư có thật ở việt nam. những phật tử tại gia không dễ gì được sống trong chùa vì nhiều lý do và vì phong tục tại nơi đây.
    có câu " phép vua thua lệ làng " cho dù bạn là ai nếu bạn không phải là người làng xã có "đức cao vọng trọng" thì e ko thể ở lại chùa .
    Last edited by ansinh; 19-04-2008 at 01:35 AM.
    ================================================== ============
    Trăm năm trong cõi người ta
    Khổ đau hạnh phúc cũng là chữ Tâm
    Tâm hiền : Phúc Lạc muôn phần
    Tâm kia ác độc : Cõi Trần Khổ Đau

  5. #5
    Đai Xanh
    Gia nhập
    Apr 2008
    Nơi cư ngụ
    hải phòng , viện nam
    Bài gởi
    141

    Mặc định


























    ================================================== ============
    Trăm năm trong cõi người ta
    Khổ đau hạnh phúc cũng là chữ Tâm
    Tâm hiền : Phúc Lạc muôn phần
    Tâm kia ác độc : Cõi Trần Khổ Đau

  6. #6
    Đai Xanh
    Gia nhập
    Apr 2008
    Nơi cư ngụ
    hải phòng , viện nam
    Bài gởi
    141

    Mặc định

    Cách Hà Nội 90 km về phía nam, các bạn sẽ đến với một vùng quê yên bình và giầu lòng mến khách. Thẳng cầu Đò quan thơ mộng 15 km, với 1 chuyến đi ngang qua con sông hồng hùng vĩ, khi đó chúng ta đã đặt chân lên một vùng đất hiếu học, nơi sinh ra cố chủ tịch Trường Chinh, nơi ấy có tên là Làng Xuân Khu (tên thật của bác Chinh) nay có tên là Làng Hành Thiện, Xã Xuân Hồng, Huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ở đây còn có một di tích lịch sử được xếp hạng của Bộ văn Hóa là Chùa Keo (Hành Thiện) – “Thần Quang Tự” được xây dựng năm 1062 vào thờ nhà Lý. Ngoài ra chúng ta còn được viếng thăm khu nhà ở của bác Trường Chinh năm xưa, nơi này cũng đã trở thành điểm đến thường xuyên của khách du lịch .
    ================================================== ============
    Trăm năm trong cõi người ta
    Khổ đau hạnh phúc cũng là chữ Tâm
    Tâm hiền : Phúc Lạc muôn phần
    Tâm kia ác độc : Cõi Trần Khổ Đau

  7. #7
    Đai Xanh
    Gia nhập
    Apr 2008
    Nơi cư ngụ
    hải phòng , viện nam
    Bài gởi
    141

    Mặc định


















    ================================================== ============
    Trăm năm trong cõi người ta
    Khổ đau hạnh phúc cũng là chữ Tâm
    Tâm hiền : Phúc Lạc muôn phần
    Tâm kia ác độc : Cõi Trần Khổ Đau

  8. #8
    Đai Xanh
    Gia nhập
    Apr 2008
    Nơi cư ngụ
    hải phòng , viện nam
    Bài gởi
    141

    Mặc định

    Chùa thường gọi là chùa Keo (Hành Thiện), tọa lạc ở thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà. Chùa ban đầu có tên là Nghiêm Quang Tự, được dựng năm 1061 ở hương Giao Thủy, cạnh bờ sông Hồng. Chùa đổi tên Thần Quang năm 1167. Do ảnh hưởng mực nước sông Hồng, từ năm 1611, chùa được dân làng dời đi, lập hai chùa Keo mới ở Thái Bình và Nam Hà. Chùa thờ Phật và thờ Thiền sư Không Lộ. Chùa Thần Quang còn bảo lưu được nhiều tượng cổ, chuông cổ từ thời Hậu Lê, thời Nguyễn. Đặc biệt, chùa thờ hai tượng Thiền sư Không Lộ, một tượng bằng đồng, một tượng bằng gỗ, cao 1,6m, là những tác phẩm nghệ thuật quí của dân tộc. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
    ================================================== ============
    Trăm năm trong cõi người ta
    Khổ đau hạnh phúc cũng là chữ Tâm
    Tâm hiền : Phúc Lạc muôn phần
    Tâm kia ác độc : Cõi Trần Khổ Đau

  9. #9
    Đai Xanh
    Gia nhập
    Apr 2008
    Nơi cư ngụ
    hải phòng , viện nam
    Bài gởi
    141

    Mặc định

    Từ thành phố Nam Định phải đi một chặng xe buýt, rồi một cuốc xe ôm theo con đường trải nhựa phẳng lì, men theo những cánh đồng đang vào mùa gặt, mùi khói rơm rạ thoang thoảng khắp không gian, chúng tôi đến làng Hành Thiện, thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường. Hành Thiện là một vùng đất nổi tiếng hiếu học, đất quan và cũng chính trên mảnh đất này đã sinh ra cố Tổng bí thư Trường Chinh.
    Làng Hành Thiện như một thị trấn nhỏ, nhà cửa cao tầng san sát, đường làng lát gạch đỏ au trong nắng vàng, chợ búa tấp nập, hai bờ kênh được kè đá sạch sẽ, những rặng liễu bình yên rủ bóng ven bờ. Từ bên này kênh nhìn sang, làng Hành Thiện giống như con cá chép quẫy lên. Có lẽ khi lập làng, các cụ xưa đã muốn con cháu sau này luôn ở tư thế đi lên. Làng có hơn 10 xóm, mỗi xóm là khúc của thân con cá, các xóm đều thông nhau, có thể len lách từ xóm này sang xóm nọ theo đường tròn. Những con đường liên thông đó được ví là sợi dây liên kết tình làng nghĩa xóm. Hành Thiện mang trong nó đặc trưng khá rõ nét của làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ và những nét đẹp của văn hóa làng quê truyền thống Việt Nam. Bản hương ước xưa của làng vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Trong đó có một quy ước là định hướng con em theo việc học. Việc học được quan niệm trước hết là để học làm người, biết đối nhân xử thế, có đạo nghĩa, và sau đó học cũng chính là một nghề. Cũng bởi vậy, ngoài việc là nơi sinh ra nhiều người tài thì Hành Thiện còn là mảnh đất mà cuộc sống luôn an bình, mọi người yêu quý tôn trọng lẫn nhau. Điều này có thể thấy ngay khi bước vào làng Hành Thiện, một cảm giác bình yên, người dân hiền hoà, chăm chỉ. Điều đặc biệt khi đặt chân đến đây là các thiết chế văn hóa truyền thống vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn. Hiện làng vẫn còn hàng trăm ngôi nhà cổ, có nhiều ngôi nhà đã được công nhận là di tích cổ, có giá trị. Nhiều miếu thờ, văn chỉ, võ chỉ trải qua thời gian đã bị xuống cấp, sụp đổ nay được khôi phục lại, trong đó có chùa Keo nổi tiếng, là điểm đến của khách thập phương…
    Có thể nói, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự biến động của xã hội, thật đáng quý là Hành Thiện vẫn giữ lại cho mình những thiết chế văn hóa cũng như những nét đẹp truyền thống của một làng quê Việt Nam xưa. Đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những nét đẹp truyền thống đó được người dân Hành Thiện nâng niu, gìn giữ và phát huy để tiếp tục phát triển. Hưởng ứng cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, làng Hành Thiện luôn đi đầu và là một trong những làng quê văn hóa tiêu biểu của cả nước. Làng được công nhận là làng văn hoá cách đây 8 năm. Trong làng có 1.200/1.621 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá, mọi người trong làng yêu thương chia sẻ, giúp đỡ nhau, mọi đóng góp đối với địa phương đều thực hiện đầy đủ, kinh tế từng hộ ổn định. Ông Nguyễn Vũ Thịnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng cho biết: Làng Hành Thiện luôn được xem là điển hình gương mẫu trong thực hiện xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, gia đình văn hoá.
    Rõ ràng từ nền tảng đã được gây dựng từ xa xưa, với thái độ trân trọng, giữ gìn và biết phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, người dân Hành Thiện đã xây dựng ngôi làng của mình trở thành một điển hình, hiện thân của truyền thống và hiện đại. Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học làng Hành Thiện Nguyễn Đăng Hùng cho biết: So với các nơi khác cuộc sống của làng khá bình yên, ít khi xảy ra va chạm và những tệ nạn hầu như không có, đời sống ngày càng đi lên, khá giả. Tôi tin rằng, chúng tôi có được điều này chắc chắn đó là do làng có một truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo nghĩa. Nó là nền tảng, cội nguồn của mọi nét đẹp khác.
    ================================================== ============
    Trăm năm trong cõi người ta
    Khổ đau hạnh phúc cũng là chữ Tâm
    Tâm hiền : Phúc Lạc muôn phần
    Tâm kia ác độc : Cõi Trần Khổ Đau

  10. #10

    Mặc định

    Bài viết của a.ANSINH rất rõ ,rất hay.Nếu anh có thêm phần Cao Biền đã từng du hành ở đấy thì hay nữa?hi hi.hì....(em nghe hơi rằng Cao Biền từng trấn yểm quê Hành Thiện)>>>>>>>>>>>Sẽ rất thú vị bởi anh ở đó biết nhiều.

  11. #11
    Đai Xanh
    Gia nhập
    Apr 2008
    Nơi cư ngụ
    hải phòng , viện nam
    Bài gởi
    141

    Mặc định

    ansinh có một số tài liệu về cao biền nhưng không có tài liệu nào về làng hành thiện
    cụ thể như sau :
    Cao Biền (821–887) là một viên tướng của nhà Đường, ông là người thay mặt cho nhà Đường cai quản Giao Châu (tên gọi khi đó của Việt Nam) từ năm 866 đến năm 875 với chức vụ tiết độ sứ. Sau lại làm phản nhà Đường và bị giết năm 887. Tổ tiên là người Bột Hải (Mãn Châu), sau di cư đến U Châu.Cuộc đờiÔng nội là Nam Bình quận vương Cao Sùng Văn, thời Đường Hiến Tông Lý Thuần (806-820) là một danh tướng, chỉ huy cấm quân. Từ khi còn nhỏ, Cao Biền đã là người rất chịu khó trau dồi về văn học. Giao du với các nho sĩ, ông thường bàn luận đường lối chính trị một cách rắn rỏi. Cao Biền theo Chu Thúc Minh, làm tư mã.[1] Cao Biền làm quan, được thăng dần đến hữu thần sách đô ngu hậu, sau vì có công, lại được thăng làm phòng ngự sứ Tần Châu. Những năm đầu thời Đường Ý Tông (859–873), Cao Biền chỉ huy quân tại biên cương phòng chống người Đảng Hạng và Thổ Phồn, kiêm Tần Châu thứ sử.Năm Hàm Thông thứ bảy (866), Cao Biền sang trấn thủ Giao Châu, làm Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, cai quản cả Giao Châu và Quảng Châu. Năm Càn Phù thứ hai (875) đời Đường Hi Tông (873–888), nhà Đường chuyển ông đến cai quản Tây Xuyên. Cao Biền là người nghiêm khắc nhưng lạm dụng hình phạt, lạm sát cả người vô tội. Tuy vậy, trong thời gian cai quản Tây Xuyên ông đã có công lui quân Nam Chiếu.Năm Càn Phù thứ sáu (879) quân đội của Hoàng Sào từ bờ nam sông Hoàng Hà tiến về phía tây, triều đình nhà Đường điều Cao Biền đến làm Hải Quân tiết độ sứ (ngày nay là Trấn Giang, Giang Tô). Quân của Hoàng Sào chuyển hướng tiến về hướng nam tới Chiết Giang. Tháng 5 năm Quảng Minh thứ nhất (880) tại Tín Châu (ngày nay là Thượng Nhiêu, Giang Tây) quân Hoàng Sào giết chết Hoài Nam tiết độ sứ (ngày nay là bắc Dương Châu, Giang Tô). Tháng bảy, quân Hoàng Sào vượt qua Trường Giang. Cùng năm, quân Hoàng Sào từ Quảng Châu (ngày nay thuộc Quảng Đông) tiến lên phía bắc tới khu vực Giang-Hoài, Cao Biền khiếp sợ uy thế Hoàng Sào, chỉ cố thủ Dương Châu, dù binh lực có trên 100.000 để bảo tồn lực lượng. Quân Hoàng Sào tiến vào Trường An, Đường Hi Tông khẩn cấp điều Cao Biền đem quân cứu giá, nhưng Cao Biền không tuân lệnh của nhà Đường mà lại cát cứ một phương. Năm Trung Hòa thứ hai (882), nhà Đường bãi miễn Cao Biền.Về già, Cao Biền trở nên tin vào phép thuật thần tiên, trọng dụng thuật sĩ làm lòng người ly tán, tướng cai quản Hoài-Nam là Tất Sư Đạc rất lo sợ, năm Trung Hòa thứ năm (885) Cao Biền tạo phản, nhà Đường cử Tuyên Châu quan sát sứ là Tần Ngạn trợ chiến với Tất Sư Đạc. Năm Quang Khải thứ ba (887), Tất Sư Đạc xuất quân từ Cao Bưu, hợp cùng các tướng khác tấn công Dương Châu. Cao Biền phái người đi cầu cứu Dương Hành Mật, nhưng người của Cao Biền chưa tới nơi thì thành Dương Châu đã bị phá, Cao Biền bị bắt làm tù nhân, một thời gian sau bị Tần Ngạn, Tất Sư Đạc giết chết.

    Các truyền thuyếtVới Cao Biền, ngày nay ở dân gian Việt Nam vẫn còn những truyền thuyết hoang đường, như cho rằng Cao Biền thấy ở đất Giao Châu có nhiều kiểu đất đế vương, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét, rồi dùng phép thuật phá những nơi có hình thế sơn thuỷ đẹp, và chặn những đất có long mạch bằng cách đào những giếng khơi rất sâu.Mỗi khi thấy người nào sức yếu, tay chân cử động run rẩy, người ta hay sử dụng câu gần như đã là thành ngữ: Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non. Người ta giải thích là Cao Biền có phép thuật “tản đậu thành binh”, nghĩa là mỗi khi cần có quân lính đi đánh dẹp, không cần mộ người chỉ cần rắc đậu vào một bãi đất, rồi ủ kín, đọc thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hóa thành một người lính. Có lần Cao Biền đọc thần chú còn thiếu, khi mở ra những hạt đậu đã thành lính nhưng đều còn non chưa đủ sức, đứng lên không vững.Một thuyết khác giải thích về Cao Biền dậy non là khi Cao Biền sang nước Nam với mục đích yểm bùa và triệt hạ long mạch thì ông có nuôi 100 âm binh để phục vụ mục đích này. Để nuôi đủ 100 âm binh Cao Biền nhờ một bà hàng nước mỗi ngày thắp một nén hương để gọi dậy một âm binh. Khi thắp đủ 100 nén hương trong vòng 100 ngày sẽ gọi dậy được đủ 100 âm binh. Nhưng bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền bằng cách thắp cả một lượt 100 nén hương trong vòng 1 ngày. Kết quả là âm binh của Cao Biền đã dậy đủ 100. Nhưng vì không đủ ngày, dậy non nên không có tác dụng.Truyền thuyết dân gian kể rằng khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch rất vượng, nên muốn phá đi, thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa thế, hoặc giả tảng lập đàn cúng tế để lừa thần bản địa đến rồi dùng kiếm báu chém đầu, xong đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch. Cao Biền có lần đến núi Tản, định dùng chước này, nhưng Tản Viên sơn thánh biết được, liền mắng Cao Biền rồi đi.Xét ra, theo sử Trung Quốc, chính Cao Biền khi về bắc bị cấp dưới là Lã Dụng Chi cuốn vào những trò ma thuật phong thủy và trở thành nạn nhân của những trò pháp thuật đó. Nếu là thày phong thủy cao tay, ông phải là người đi mê hoặc người khác, không thể bị mê hoặc và bị chết bởi thuật này.

    Tại Giao Châu



    Năm Ất Dậu (865) Cao Biền được nhà Đường cử là đại tướng họp cùng giám quận là Lý Duy Chu đem quân sang đóng ở Hải Môn để giải quyết vấn đề Nam Chiếu. Cao Biền sinh ở cửa tướng lại là tay văn học uyên thâm dẫn 5000 quân làm tiền đạo và ước cùng Lý Duy Chu điều động quân hậu viện tiến sau. Lý Duy Chu không muốn Cao Biền thành công, và biết rằng Cao Biền giàu mưu lược, có tài quân sự ắt sẽ thắng trận. Nam Chiếu tuy đông nhưng man mọi và ô hợp, chiến đấu lại không có phương pháp. Y chỉ còn cách không đem quân tiếp viện để Cao Biền hao mòn dần thực lực mà thất bại. Cao Biền cất quân đi rồi, Lý Duy Chu vẫn cứ đóng binh nguyên vẹn tại chỗ.Giám quận nhà Đường là Trần Sắc lại phái thêm 7.000 quân do tướng Vi Trọng Tể điều khiển sang tăng cường cho đoàn quân viễn chinh của Cao Biền. Bấy giờ Cao Biền mới xuất trận đã thắng được Nam Chiếu mấy kỳ, và tháng 6 năm 866 cho báo về Trung Quốc. Tháng 9 năm thứ 6 niên hiệu Hàm Thông (865), Cao Biền đánh úp quân Nam Chiếu đang gặt hái ở Phong Châu (Vĩnh Yên) và cướp thóc lúa đem về nuôi quân.Biết tình thế khó khăn, vua Nam Chiếu phái Đoàn Tú Thiên làm tiết độ sứ đất Thiên Xiển (kinh đô riêng của Nam Chiếu ở tây bắc Giao Châu), phái Dương Tư Tấn đến giúp Đoàn Tú Thiên giữ Giao Châu, và cho Phạm Nê Ta làm đô thống phủ đô hộ.Tin báo thắng trận của Cao Biền đến Hải Môn thì bị Lý Duy Chu chặn lại. Triều đình Trung Quốc lâu không thấy tăm hơi của Cao Biền liền cho hỏi Lý, Lý nói dối rằng Cao Biền vẫn không chịu xuất quân và án binh bất động ở Phong Châu. Thực ra lúc đó Cao Biền đã phá được quân Nam Chiếu, hàng được hơn 1 vạn quân, và đang vây hãm quân Nam Chiếu ở La Thành quá 10 ngày. Trong lúc đó Đường Ý Tông phái Vương Án Quyền và Lý Duy Chu tới thay họ Cao, và trước khi về kinh, Cao Biền đã phái Tăng Cổn về Trung Quốc trình bày tin tức thắng trận và mọi sự hãm hại của họ Lý. Sau khi giao binh quyền, Cao Biền cùng 100 thủ túc lên đường. Khi vua Đường hiểu rõ manh mối, Cao Biền được thăng chức kiểm hiệu công bộ thượng thư và được quay gót về Giao Châu tiếp tục việc đánh dẹp. Trong lúc này Vương Án Quyền và Lý Duy Chu mới đánh thành. Vương Án Quyền thì nhút nhát còn Lý Duy Chu lại tham lam tàn ác nên tướng tá không phục, nhờ vậy quân Nam Chiếu giải được vòng vây 2 lần trốn thoát quá nửa.Đến khi Cao Biền trở lại, tháng 4 năm Hàm Thông thứ 7 (866) thì hạ được thành, đánh bại được Dương Tư Tấn, chém được Đoàn Tú Thiên, Phạm Nê Ta, Nạc Mi và Chu Cổ Đạo là thổ mán đã làm hướng đạo cho Nam Chiếu cùng sát hại hơn một nửa quân Nam Chiếu. Cao Biền lại đánh phá 2 động thổ mán đã theo Nam Chiếu và giết tù trưởng. Tháng 11 cùng năm, nhà Đường đặt Tĩnh Hải quân, dùng Cao Biền làm tiết độ sứ kiêm hành doanh chiêu thảo sứ các đạo. Bắt đầu từ đấy, Giao Châu đổi tên thành Tĩnh Hải quân tiết trấn.Xét ra Giao Châu bị nạn Nam Chiếu ròng rã 10 năm vô cùng tai hại. Từ đó Cao Biền ở lại Giao Châu làm tiết độ sứ. Sau khi Nam Chiếu bại trận được vài năm, Trung Quốc bị loạn. Nam Chiếu lại lợi dụng cơ dấy quân. Vua Đường muốn phương nam được ổn định nên điều đình gả công chúa cho vua Nam Chiếu. Nam Chiếu liền cử một phái bộ đặc biệt sang đón công chúa trong đó có mấy thượng tướng. Cao Biền gửi mật thư cho vua Đường bảo trong phái bộ có 3 nhân vật cao cấp nhất là linh hồn của Nam Chiếu nên đầu độc họ để trừ hậu họa, sau này Nam Chiếu có phục hồi được ắt cũng còn lâu. Vua Đường y lời cho đánh thuốc độc vào rượu, các sứ giả Nam Chiếu bỏ mạng nhờ vậy nhà Đường giữ Giao Châu thêm một giai đoạn [cần chú thích].Cao Biền khởi việc xây thành đắp lũy ở các nơi biên cảnh để đề phòng giặc giã. Một kỳ công của ông là việc dựng lên thành Đại La bên bờ sông Tô Lịch. Thành này bốn mặt dài hơn 1.982 trượng, cao 2 trượng 6 thước. Bên ngoài thành có một con đê chạy theo để bao bọc lấy thành. Đê dài hơn 2.125 trượng 8 thước, cao 1 trượng rưỡi, dầy 2 trượng. Trong thành có tới 20 vạn nóc nhà. Sự sống của nhân dân rất là sầm uất. Ông lại khai phá các ghềnh thác để mở rộng đường thủy cho các thuyền bè buôn bán đi lại.Về mặt cai trị, ông cũng có một chính sách rõ rệt tránh được mọi điều nhũng lạm của bọn thừa hành. Ông đã gây được thiện cảm giữa ông và dân chúng cho nên được tôn là Cao Vương. Ông lập các sở thuế để có tiền chi dụng.Năm Ất Tỵ (875) vua Đường đổi Cao Biền đi làm tiết độ sứ tại Tây Xuyên (tỉnh Tứ Xuyên) và ưng thuận lời đề nghị của Cao Biền cho Cao Tầm (cháu Cao Biền) thay thế ở phương nam.

    Cao Biền được vua Đường Trung Tông phong làm An Nam Tiết Độ Sứ, sang đô hộ nước ta. Cao Biền là 1 nhân vật rất giỏi về khoa địa lý nên trước khi đi sang nước ta nhậm chức, vua Đường Trung Tông đòi vào triều ủy thác sứ mệnh cho Cao Biền phải tìm các nơi thủy tú sơn kỳ trên đất nước ta, nơi nào có Long Mạch lớn, có huyệt kết tốt thì phải yểm phá, và lập bản tấu thư về cho vua Đường Trung Tông biết. Sau khi sang nước ta, Cao Biền vận dụng hết khả năng và thời gian đi khắp các nơi để tầm long điểm huyệt. Chính Cao Biền cũng không ngờ trên 1 đất nước nhỏ bé như nước ta lại có nhiều Long Mạch lưu tụ và khí thế sông núi ưu tú đến như vậy. Nên Cao Biền không viết tấu thư mà viết hẳn 1 cuốn sách tựa đề là “Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự” gởi về tấu trình. Mặt khác Cao Biền lại tìm cách trấn yểm và phá hủy những Long Mạch lớn, phát vương tướng.

    Xin trích 1 số đoạn trong sách này cho các quý vị tham khảo:

    ” Giao Châu Đô hộ Sứ, thần Cao Biền cẩn tấu vi bản châu địa mạch thế hình thế sự, thần hạnh phát dư sinh thao tỵ hà những, thượng tự thâm sơn, hạ hạ chi đại hải, ngưỡng quan phủ sát, phát tận chân cơ, ký tự thiên hữu, cảm bất khánh kiệt sở kiến văn, thượng tự tự đế vương, vương công, công hầu, vương phi, thứ thần đồng, tú tài, vị chi thị phủ, phục khất phủ lãm giảo quan chi khí, kiến văn cụ lục. HÀ ĐÔNG THANH OAI: _ Đệ nhất: THANH OAI phong Ấp trung Thanh Uy, hình thế tối kỳ Thủy lưu tứ vượng, án khởi tam qui Mạch tòng hữu kết, khí định tả y Thần đồng tiền lập, quỷ xứ hậu tỳ Khôi khoa tảo chiếm, phúc lộc vĩnh tuy Tu phong mạch tận, thừa tự vô nhi. _ Đệ nhị : CAO XÁ phong Thanh Oai Cao Xá, chân vi quý long Thủy khuê tùy mạch, bình dương lai tung Hoa khai hữu hổ, tinh hiện tả long Sơn thủy trù mật, khí thế sung giong Hà tu hợp hải, ngưu giác loan cung Chủ khách hoàn mỹ, tả hữu vô tòng Hoa tâm khả hạ, thế xuất anh hùng Văn khôi hoa giáp, võ tổng binh nhung Phú quý thọ khảo, kiêm hữu kỳ công. ……..”

    => Giao Châu Đô hộ Sứ, thần Cao Biền kính cẩn tâu: Bản châu địa thế như vầy, thần nguyện đem hết kiếp sống thừa, từ tận núi cao ra đến biển cả khảo nghiệm để biết các cuộc đất phát lớn từ vương tôn công hầu, đến thần đồng, tú tài, khoa đệ, giàu sang phú quý mọi thứ… làm bản tấu ca dâng lên tường tận HÀ ĐÔNG THANH OAI :

    1/. Cuộc đất Thanh Oai: Trong ấp Thanh Oai, hình thế rất lạ Thủy vượng 4 phương, án phát tam qui mạch kết bên hữu, khí dựng phía tả Thần đồng đứng trước, quý sứ nối sau Bảng vàng sớm chiếm, phúc lộc dồi dào Nên phòng mạch tận, không con nối dòng.

    2/. Cuộc đất Cao Xá : Thanh Oai Cao Xá, thật có quý địa Nước khe theo mạch, về nơi đất bằng Hoa nở bên Bạch Hổ, sao hiện bên Thanh Long Sơn thủy dồi dào, khí thế sung mãn Cần gì hợp biểu, ngưu giác loan cung Chủ khách đều tốt, tả hữu 1 lòng Lòng hoa rộng mở, thế phát anh hùng Văn chiếm đầu bảng, võ chiếm nguyên nhung Sống lâu phú quý, lập nhiều kỳ công. …..”

    Theo quyển “Tấu thư địa lý kiểu tự” Cao Biền ghi tất cả là 632 huyệt chính, và 1517 huyệt bàng trên khắp các tỉnh như:

    _ Hà Đông : 81 chính - 246 bàng _ Sơn Tây : 36 chính - 85 bàng _ Vĩnh yên Phú Yên 65 155 Phú Thọ _ Hải Dương Hưng Yên 183 483 Kiến An _ Gia Lâm 134 223 Bắc Ninh Đáp Cầu Bắc Giang Lạng Sơn _ Hà Nam Nam Định 133 325 thái Bình Ninh Bình

    Theo thống kê trên, cũng đủ thấy công phu tầm long điểm huyệt và trấn yểm của Cao Biền đến bực nào rồi.

    Các truyền thuyết về Cao Biền còn lưu lại rất nhiều trong dân gian VN ta. Như ở Phú Yên, tương truyền có mả Cao Biền ở đó, đấy là 1 độn cát nơi chân núi dưới biển. Độn cát không lớn lắm, nhưng không bao giờ san bằng được vì 4 mùa gió cát vun lên. Dân trong vùng có câu phong dao: Ngó lên hòn núi cả thấy mả Cao Biền Thấy đôi chim nhạn đang chuyền nhành mai.

    Theo truyền thuyết thì từ thuở xa xưa, Cao Biền đã vun biểu tượng mả để trấn yểm dân VN. Vì thuật địa lý giỏi nên ông ta đã tìm 1 nơi 4 mùa cát vun để ngôi mả đó không bị mất đi. Trong quyển “Địa dư bình Định” của ông Bùi Văn Lăng viết từ năm 1930 cũng có đề cập đến di tích Cao Biền như sau: “Dọc theo đường QL số 1 chạy ra đến Phù Cát có đá Cao Biền. Đó là 1 cái thẻ thời xưa Cao Biền trấn yểm. Thẻ ấy bằng đá và chôn rất sâu. Thuở xưa dân làng đã có nhiều lần thuê voi về nhổ, nhưng nhổ không lên”. Ở Phù Mỹ, đường đi Đề Gi có 1 cụm núi nhỏ, cách đó không xa, lại có 1 hòn đá lớn nổi lên rất ngộ nghĩnh. Theo truyền thuyết thì đó là nơi Cao Biền đã dùng phép trấn yểm thuở xưa.
    ================================================== ============
    Trăm năm trong cõi người ta
    Khổ đau hạnh phúc cũng là chữ Tâm
    Tâm hiền : Phúc Lạc muôn phần
    Tâm kia ác độc : Cõi Trần Khổ Đau

  12. #12

    Mặc định

    Xem bài chùa không có sư trụ trì hay quá phong cảnh thì đẹp quá , cảm ơn bác An Sinh nhé .Em chỉ nghe Chùa Keo Thái Bình chưa nghe Chùa Keo hành Thiện Ước gì em có đủ phước duyên để hành hương về chùa keo Thái bình và chùa Keo Hành Thiện Xuân trường ,Nam mô A Di đà Phật cầu mong Chư Phật Chư Bồ Tát hoan hỉ cho con toại nguyện

  13. #13
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của dienbatn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,043

    Mặc định

    Hiện nay chùa Keo -Thái Bình đang được một tổ chức của Nhật Bản giúp khôi phục gác chuông . Có một chuyện lạ đã xảy ra khi trong quá trình tôn tạo , họ đã phát hiện ra một vụ Trấn yểm dưới nền của gác chuông . Khi gỡ bỏ các vật Trấn yểm thì sư sãi và mọi người trong chùa đều lăn ra ốm . Sự việc cụ thể như thế nào , dienbatn sẽ có thông tin sau . Thân ái . dienbatn .
    LIÊN HOA VIÊN QUANG - GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  14. #14

    Mặc định

    Em nhớ không rõ lắm nhưng hình như tháp chuông đã khôi phục xong từ năm 2006 rồi mà (không chính xác lắm vì RB vào đó khoảng thời gian năm 2006-2007)

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ansinh Xem Bài Gởi
    ansinh có một số tài liệu về cao biền nhưng không có tài liệu nào về làng hành thiện
    cụ thể như sau :
    ---
    Cám ơn bác đã pót cho mọi người một tài liệu hay. Tuy nhiên, đệ hơi thắc mắc một điều là vào thời của Cao Biền, đất Bình Định còn là lãnh thổ của Chiêm Thành, vậy thì Cao Biền trấn yểm cái gì ờ đấy? Vùng đó đã là lãnh thổ của Đại Việt đâu ạh?

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi rongbien Xem Bài Gởi
    Lời nguyền... ở chùa không sư


    Cổng ngoài chùa Hành Thiện mới được trùng tu


    (Công Luận)
    Ảnh bậy bạ !!!

    Đây rõ ràng là Tam quan của đền Trần - Nam Định, với chữ Trần Miếu, và Chính Nam môn.

    Thế mà lại chú thích là "Cổng chùa Hành thiện mới được trùng tu". Không hiểu tác giả có ý gì đây ???

  17. #17

    Mặc định

    Tội nghiệp, chắc tại không biết đọc chữ Hán, khổ thân :D

    Hèn gì lúc đầu nhìn vào bản tên chùa Hành Thiện, thế mà nhìn đỏ mắt không thấy chữ Hành (行) đâu, nói chi đến chữ Thiện.
    "Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên"

  18. #18
    Đai Xanh
    Gia nhập
    Apr 2008
    Nơi cư ngụ
    hải phòng , viện nam
    Bài gởi
    141

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Mai Vy Xem Bài Gởi
    ---
    Cám ơn bác đã pót cho mọi người một tài liệu hay. Tuy nhiên, đệ hơi thắc mắc một điều là vào thời của Cao Biền, đất Bình Định còn là lãnh thổ của Chiêm Thành, vậy thì Cao Biền trấn yểm cái gì ờ đấy? Vùng đó đã là lãnh thổ của Đại Việt đâu ạh?
    Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển X viết: Xưa là đất Việt Thường thị; đời Tần thuộc Tượng Quận; đời Hán là đất Lâm ấp, đời Tuỳ là quận Lâm ấp; đời Đường đổi làm Châu Lâm, sau bị Chiêm Thành chiếm cứ, tức là đất Bà Đài và Đà Lãng(16). “Nước ta đời Lê, năm Hồng Đức thứ nhất (1970) đánh được Chiên Thành, mở đất đến núi Thạch Bi, chia đất này làm 3 huyện Bồng Sơn, Phù Li và Tuy Viễn, đặt phủ Hoài Nhân, lệ vào Quảng Nam thừa tuyên, nhưng từ núi Cù Mông về nam vẫn là người Man người Lạo ở, chưa có thì giờ kinh lí đến. Bản triều Thái Tổ Gia dụ hoàng đế năm Mậu Dần thứ 21 (Lê Quang Hưng năm thứ 1 - 1578) ông Lương Văn Chính làm tri huyện Tuy Viễn, để dẹp yên biên trấn và chiêu tập dân xiêu tán đến ở Cù Mông và Bà Đài (nay là Xuân Đài), lại khai khẩn ruộng hoang ở sông Đà Diễn(17).

    Gần đây, tại Hội thảo khoa học xác định mốc thời gian hình thành tỉnh Phú Yên, Trần Viết Ngạc cho biết: năm 1597, chúa Nguyễn Hoàng có sắc lệnh:

    Thị Phù Nghĩa Hầu Lương Văn Chánh năng tòng quân nhật hữu công, quyền Tuy Viễn huyện, An Biên trấn, văn:

    Liệu xuất Bà Thê xã trục hạng nhân số tính khách hộ các thôn phường tòng ứng vụ, nhưng suất thủ khách hộ nhân tựu Cù Mông, Bà Đài, Bà Điểu, Đà Niễu đẳng xứ, thượng chí nguồn Di, hạ chí hải khẩu, kết lập gia cư, địa phận, khai canh hoang nhàn điền thổ để thu nạp thuế như lệ.

    Nhược chủ sự nhiễu dân, khám đắc xử tội tư thị.

    Quang Hưng, nhị thập niên nhị nguyệt sơ lục nhật

    Dịch:

    Dạy Phù Nghĩa Hầu Lương Văn Chánh đã giữ việc quân lâu ngày, có công trạng, quyền coi huyện Tuy Viễn, trấn An Biên rằng:

    Hãy liệu đem số người trục vào dân xã Bà Thê và các khách hộ thôn phường tòng hành ứng vụ, rồi lấy riêng số nhân dân khách hộ đến các xứ Cù Mông, Bà Đài, Đà Diễn, Đà Niễu, trên từ nguồn Di, dưới tới cửa biển, thành lập địa phận gia cư; khai khẩn ruộng đất hoang nhàn tới khi thành thục, nạp thuế như lệ thường.

    Nếu vì lo việc mà nhiễu dân, nay xét ra sẽ bị xử tội.

    Nay dạy

    Quang Hưng, năm thứ hai mươi (1597), ngày mồng sáu, tháng hai(18).

    Dựa vào những tài liệu trên, ta có thể nói rằng, cho dù năm 1578, người Việt đã xuất hiện trên vùng đất từ Cù Mông đến núi Thạch Bi thì cũng đến 20 năm sau (1597) mới thực sự định cư và thiết lập làng xã ở đó.

    Vấn đề cần tìm hiểu trước hết ở đây là tầng lớp nào của dân Việt, đầu tiên, vào khai phá đất Phú Yên? Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: Đó là dân xiêu tán, sắc lệnh của chúa Nguyễn Hoàng ghi rõ: dân khách hộ (không phải chính hộ) ở các tỉnh phía bắc, chủ yếu là vùng Thuận Hoá... Ngày nay, trong tài liệu tham khảo tương đối phong phú, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong dân chúng khai phá vùng đất này từ rất sớm có những can phạm bị án lưu hình bị cưỡng bách di cư vào Nam để khẩn hoang; có những người bất mãn với chính sách cai trị của địa phương mình cư ngụ hoặc vì nghèo khổ phải tự tìm kế mưu sinh miền đất mới; có những tù binh quân chúa Trịnh mà quân chúa Nguyễn bắt được trong những trận giao tranh và có cả những người Hán ở Trung Nguyên không chịu sống dưới chế độ cai trị của người Mãn, đã bỏ nước di cư sang cư trú ở nhiều nơi trên dải đất xứ Đàng Trong...(19).

    Mặt khác, dải đất từ Cù Mông đến núi Thạch Bi, núi rừng tươi tốt, đất đai màu mỡ, sông biển có nhiều sản vật. Chúa Nguyễn Hoàng lúc sắp lâm chung dặn dò Nguyễn Phước Nguyên rằng: Đất Thuận Quảng này phía bắc có Hoành Sơn và Linh Giang hiểm trở, phía Nam có Hải Vân sơn và Thạch Bi sơn bền vững. Núi sẵn vàng sắt, biển nhiều cá muối... thật là nơi trời để cho người anh hùng dụng võ(20). Nhận xét của chúa Nguyễn Hoàng về sự giàu có của đất Thuận Quảng, trong đó có Phú Yên. Tuy nhiên, đối với người Việt buổi đầu khai phá, gần như tất cả mọi sự ưu đãi của tự nhiên còn ở trong tiềm năng. Hầu hết đất đai cần cho canh tác bị chìm ngập, bị bao vây trong sông hồ, đầm lầy và rừng núi. Sông hồ Phú Yên có thể cá sấu không nhiều bằng sông hồ Nam Bộ, nhưng núi rừng Phú Yên có thể cọp nhiều không thua kém bất cứ nơi nào. Phải lao động trong điều kiện tự nhiên như vậy và chắc rằng, người đi khẩn hoang công cụ thô sơ, lại ít ỏi; kĩ thuật sản xuất lạc hậu; chưa thể nắm bắt một cách chắc chắn quy luật tự nhiên của vùng đất mới. Sự chi viện, tiếp sức của cộng đồng người Việt phía bắc lại xa xôi, cách trở bởi núi đèo. Trong khi đó, người Chiêm Thành ở phía nam đâu để người Việt yên ổn khẩn hoang, sinh sống, lập ấp dựng làng...(21). Hoạ quấy phá của quân đội Chiêm Thành chỉ chấm dứt khi đất Khánh Hoà thuộc về Đại Việt năm 1653; đất Bình Thuận thuộc về Đại Việt năm 1693(22).

    Về lịch sử, năm 1597, người Việt mới thực sự bước vào giai đoạn khai phá vùng đất Phú Yên, nhưng đến năm 1611 xảy ra biến cố; người Chiêm nổi dậy, chúa Nguyễn Hoàng sai Chủ sự Văn Phong đánh dẹp(23). Năm 1629 một biến cố khác xảy ra. Sử chép là Chủ sự Văn Phong liên kết với người Chiêm Thành làm phản, Chúa Sãi sai phó tướng Nguyễn Phước Vinh vào ổn định(24). Trong thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh, Phú Yên xa cách địa bàn chiến trận giữa hai thế lực cát cứ Đàng Trong và Đàng Ngoài, nhưng cũng là nơi đóng góp máu xương, của cải cho cuộc tương tàn dai dẳng đó(25). Từ nửa cuối thế kỉ XVIII trở đi, cùng với nhân dân cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, nhân dân Phú Yên sống trong bao dữ dội của lịch sử. Năm 1771, chống lại chính sách thuế khoá, bóc lột hà khắc của chúa Nguyễn, phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nổ ra. Từ năm 1773 Phú Yên nằm trong vùng do nhà Nguyễn Tây Sơn kiểm soát. Năm 1793 Nguyễn Vương ánh đánh lấy Phú Yên. Nhưng thực sự từ năm 1773 đến năm 1993 và mãi đến năm 1801 sau khi Nguyễn Vương ánh đã chiếm được Phú Yên, Phú Xuân là nơi tranh chấp dai dẳng giữa hai họ Nguyễn vì nằm nơi vị trí nghiệt ngã: phía bắc, Bình Định là đất thang mộc của Tây Sơn tam kiệt; phía nam, Diên Khánh là căn cứ vững chắc của Nguyễn Vương. Phần lớn danh tướng của hai bên đều lấy Phú Yên làm địa bàn thử lửa xây dựng binh nghiệp, trong cuộc chiến đẫm máu nhân dân Phú Yên phải tiêu hao bao nhiêu sinh mạng và tài sản(26).

    Trên đây là những nét cơ bản về đặc điểm lịch sử của người Việt khai phá vùng đất Phú Yên. Nhìn chung, lịch sử người Việt khai phá vùng đất này, vừa có đặc điểm giống với lịch sử khai phá của xứ Đàng Trong, vừa có nét đặc thù. Chính những nét đặc thù của người Việt khai phá đất Phú Yên là bối cảnh lịch sử, xã hội đã tác động và làm cho văn hoá dân gian người Việt nơi đây vừa giàu bản sắc truyền thống, vừa thấm đượm sắc thái địa phương. Vì vậy nên cũng có thể nói: những nét đặc thù của lịch sử người Việt khai phá đất Phú Yên là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những biến đổi khác thường cho một số tác phẩm dân gian trên vùng đất này mà truyền thuyết về Cao Biền là minh chứng tiêu biểu nhất.

    Để phù hợp với bối cảnh lịch sử, xã hội ở vùng đất mới, người Việt vừa duy trì những giá trị văn hóa truyền thống, vừa trên cơ sở những giá trị văn hoá truyền thống đó mà sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới. Riêng lĩnh vực văn hoá dân gian, ngoài những tác phẩm được sáng tác ngay trên vùng đất mới còn không ít những tác phẩm cư dân khẩn hoang mang đi từ đất cội nguồn - phía bắc. Nhưng khi lưu truyền các tác phẩm đó, vì không còn nhớ một cách chính xác và đầy đủ nên dân chúng đã tái tạo – sáng tác ra những tác phẩm có sắc thái mới, thậm chí xa lạ với chính nó ban đầu. Nếu đó là truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca dao – dân ca thì có nhiều khả năng trở thành các dị bản, và được coi là sáng tạo nghệ thuật có giá trị, nhưng nếu điều đó xảy ra đối với tác phẩm truyền thuyết thì rất dễ rơi vào tình trạng làm sai lệch bản chất lịch sử của nhân vật và sự kiện lịch sử được đề cập.

    Ở Phú Yên, hiện nay vẫn có người kể chuyện Cao Biền gánh núi, Cao Biền đào sông. Người ta hiểu Cao Biền như một vị thần. Thêm nữa, đất này từng có nơi lưu truyền câu chuyện: Trạng Quỳnh bị chúa Trịnh đầu độc. Trước khi chết. Trạng căn dặn người nhà hãy chôn sấp thi thể của mình phòng khi chúa Trịnh có cho người đào mồ, lật ngược tử thi, Trạng nằm ngửa thì nước ta vẫn còn nhân tài xuất hiện, giúp ích cho đời. Từ đó, chúng ta không thể thừa nhận một thực tế rằng, trong dân chúng đã có hiện tượng lẫn lộn, đồng nhất nhân vật truyền thuyết Cao Biền với những vị thần núi, thần rừng, thần sông, thần biển... mà chính mình đã tạo ra trên mảnh đất này; cũng có hiện tượng lẫn lộn, đồng nhất nhân vật truyền thuyết Cao Biền với nhân vật truyện cười Trạng Quỳnh. Vì vậy mới có sự ngộ nhận và ghép nối hồn nhiên (chúng tôi nhấn mạnh – NĐ) (bởi vì khi lưu truyền, dân chúng không biết, mà thực ra cũng không có nhiều điều kiện để biết, thậm chí dân chúng không vướng bận những câu hỏi đại loại: Cao Biền là ai? Cao Biền là con người thế nào? Hành trạng ra sao?...): truyền thuyết về Cao Biền đã ghép vào nó những chi tiết hoặc những nguồn gốc từ một mẫu truyện Trạng Quỳnh, hoặc có nguồn gốc từ các mẫu truyện có màu sắc thần thoại như đã nói để cho ra đời một vài truyện kể có nội dung tôn trọng, ca ngợi và kể cả thánh hoá nhân vật Cao Biền mà chúng ta đã tìm thấy trên quê hương Phú Yên.

    4. Tóm lại, nội dung tôn trọng, ngợi ca nhân vật Cao Biền trong một vài truyền thuyết sưu tầm ở Phú Yên là do tác giả dân gian nhầm lẫn. Nguyên nhân sinh ra sự nhầm lẫn này có thể xuất phát từ nhiều phía, nhưng sâu xa và quan trọng nhất là nguyên nhân gắn liền với lịch sử người Việt khai phá vùng đất Phú Yên. Vấn đề quan trọng đối với giới folklore học khi sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Phú Yên là phải tường giải cho được sự nhầm lẫn ấy để góp phần khôi phục lại sự kiện lịch sử bị che lấp (Trần Đình Sử) trong những tác phẩm truyền thuyết đã nêu.
    ================================================== ============
    Trăm năm trong cõi người ta
    Khổ đau hạnh phúc cũng là chữ Tâm
    Tâm hiền : Phúc Lạc muôn phần
    Tâm kia ác độc : Cõi Trần Khổ Đau

  19. #19
    Đai Xanh
    Gia nhập
    Apr 2008
    Nơi cư ngụ
    hải phòng , viện nam
    Bài gởi
    141

    Mặc định

    Theo sách Trùng san Thần Quang Tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục yếu tập, chùa Hành Thiện do thánh Không Lộ Thiền sư (1016 - 1094) xây cất. Thiền sư Không Lộ vốn họ Dương, sinh ra trong một gia đình ngư phủ, xuất gia theo Thiền sư Lôi Hà Trạch. Tương truyền, khi ngài đắc đạo, Thiền sư Không Lộ có khả năng bay trên không, đi trên mặt nước, có tài thuần phục được rắn, hổ. Truyền thuyết còn kể rằng, trước khi viên tịch, ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biễn thành tượng. Thánh tượng này nay còn lưu giữ trong hậu cung, quanh năm khóa kín cửa, cứ sau 12 năm, một chủ lễ và 4 viên chấp sự được cử ra để làm lễ trang hoàng tượng thánh. Những người được cắt cử làm nghi lễ tôn nghiêm này phải ăn chay, mặc quần áo mới, sau khi rước thánh tượng từ cấm cung ra mới dùng nước dừa pha tinh bưởi để tắm gội và tô son lại cho tượng thánh. Họ buộc phải giữ bí mật những điều đã thấy khi trang hoàng tượng thánh. Điều đó càng tạo nên lớp sương bí ẩn bao bọc quanh ngôi chùa nhiều huyền thoại
    ================================================== ============
    Trăm năm trong cõi người ta
    Khổ đau hạnh phúc cũng là chữ Tâm
    Tâm hiền : Phúc Lạc muôn phần
    Tâm kia ác độc : Cõi Trần Khổ Đau

  20. #20
    Đai Xanh
    Gia nhập
    Apr 2008
    Nơi cư ngụ
    hải phòng , viện nam
    Bài gởi
    141

    Mặc định

    Hằng năm vào ngày mùng bốn tháng giêng âm lịch, nhân dân làng Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng.
    Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm 100 ngày Thiền sư Không Lộ (1016 - 1094), người sáng lập ngôi chùa, qua đời (Ngài qua đời ngày 3 tháng 6 âm lịch). Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trên con sông Trà Linh ngang trước chùa chảy ra sông Hồng, người đi hội đổ về xem cuộc thi bơi trải, thi kèn trống, thi bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động.
    Dù cho cha đánh mẹ treo,
    Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.
    Nếu có dịp về thăm chùa Keo, thì du khách hãy đến vào hội mùa thu. Từ thành phố Nam Định, qua phà Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng đi khoảng 10km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng không một bóng núi non, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa biển lúa xanh rờn được vun bón bởi phù sa sông Hồng do nước sông Trà Linh bồi đắp.
    Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang Tự, được xây dựng từ năm 1630 đến năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ.
    Nhưng lịch sử của ngôi chùa thì có bề dày đến hơn 9 thế kỷ. Theo sách Không Lộ Thiền Sư ký ngữ lục, năm 1061, Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang tại làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) bên hữu ngạn sông Hồng. Sau khi Thiền sư Không Lộ qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang Tự. Theo thời gian, nước sông Hồng xói mòn dần nền chùa và đến năm 1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa. Dân làng Keo phải bỏ quê cha đất tổ ra đi: một nửa dời về Đông Nam hữu ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo - Hành Thiện (nay thuộc tỉnh Nam Hà); một nửa vượt sông đến định cư ở phía Đông Bắc tả ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo - Thái Bình này.
    Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng đến 58.000 m2. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 ông trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa chạm rồng chầu thế kỷ XVI. Sau đó là chùa thờ Phật, gồm 3 ngôi nhà nối vào nhau. Trong cùng là tòa gác chuông, nhà tổ và khu tăng xá.
    Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời Hậu Lê. Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04m gồm 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng ngậm, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Tầng trên treo khánh đá 1,20m và chuông đồng cao 1,30m, đường kính 1m đúc vào đời Lê Hy Tông (1686); hai tầng trên treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69m đúc vào năm1796.
    Đứng soi mình xuống hồ nước phẳng lặng giữa một không gian thoáng đãng, chùa Keo không chỉ lưu giữ nhiều di vật quý giá mà còn chứa đựng những điều huyền bí gắn liền với cuộc đời Thiền sư Không Lộ. Theo sách Trùng san Thần Quang Tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục tập yếu, Thiền sư Không Lộ vốn họ Dương, sinh ra trong một gia đình ngư phủ, xuất gia theo Thiền sư Lôi Hà Trạch. Sau đây là một bài thơ Thiền của Không Lộ có đề tài ngư nhàn:
    Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên
    Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên
    Ngư ông thụy trước vô nhân hoán
    Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền
    Nghĩa là:
    Bát ngát sông xanh, bát ngát trời
    Một thôn mây khói, một dâu gai
    Ông chài ngủ tít không người gọi
    Tỉnh dậy thuyền trưa ngập tuyết rơi.
    (Ngọc Liễn dịch)
    Tương truyền rằng từ khi đắc đạo, Thiền sư Không Lộ có khả năng bay lên không, đi trên mặt nước và thuần phục được rắn, hổ. Truyền thuyết còn kể rằng trước khi viên tịch, Ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biến thành tượng, Thánh tượng này nay còn lưu giữ trong hậu cung quanh năm khóa kín cửa.
    Cứ 12 năm một lần, làng Keo lại cử ra một người hội chủ và bốn viên chấp sự để làm lễ trang hoàng tượng Thánh. Những người này phải ăn chay, mặc quần áo mới, họ rước Thánh tượng từ cấm cung ra rồi dùng nước dừa pha tinh bưởi để tắm và tô son lại cho tượng Thánh. Công việc này phải làm theo một nghi thức được qui định rất nghiêm ngặt, những người chấp sự phải tuyệt đối giữ kín những gì đã thấy trong khi trang hoàng tượng Thánh.
    Đến thăm chùa, khách có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà người ta kể lại rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.
    ================================================== ============
    Trăm năm trong cõi người ta
    Khổ đau hạnh phúc cũng là chữ Tâm
    Tâm hiền : Phúc Lạc muôn phần
    Tâm kia ác độc : Cõi Trần Khổ Đau

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •