kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Hành trình tâm linh, những Nguy cơ và Triển vọng. Sự biến đổi về Thân

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Hành trình tâm linh, những Nguy cơ và Triển vọng. Sự biến đổi về Thân

    Tâm đạo – Hành trình tâm linh. Những nguy cơ và triển vọng

    Chương 9
    TRÒ CHƠI TÀU LƯỢN TÂM LINH: Linh xà KUNDALINI và những tác động thứ yếu



    Hiệu ứng chói chang của các tia sáng và thị giác, các hiệu ứng mạnh của tình trạng ngây ngất và năng lượng là một dấu hiệu kỳ diệu của sự phá vỡ các cơ cấu cũ kỹ của con người, thân xác và tinh thần chúng ta. Tuy nhiên, tự bản thân chúng không tạo ra khôn ngoan.

    Chúng ta phải hiểu thế nào về các kinh nghiệm tâm linh ngoạn mục và kỳ lạ có đầy trong kho tàng văn học của các truyền thống thần bí lớn? Người thời nay có còn các kinh nghiệm như thế không? Các kinh nghiệm ấy có giá trị gì? Trong chương trước, chúng ta đã bàn đến các năng lượng thể chất, cảm xúc và các dạng tư tưởng trong trạng thái tương đối bình thường của ý thức. Khi chúng được giải tỏa, các mức độ thanh thản và sáng suốt xuất hiện thế chỗ cho chúng, và với việc thực hành liên tục, đôi khi toàn thể trạng thái ý thức của chúng ta thay đổi. Với sự thực hành tâm linh hệ thống hơn, các kinh nghiệm mạnh về các trạng thái thay đổi của thân xác và tâm hồn có thể xuất hiện. Chương này sẽ cố gắng mô tả các kinh nghiệm không thể mô tả này, và đặt chúng vào bối cảnh như một phần của con đường tâm linh của chúng ta.

    Các truyền thống tâm linh có hai lập trường rất khác nhau về giá trị của chúng trong việc biến đổi và giải phóng ý thức của chúng ta. Một số truyền thống tâm linh nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải đạt tới các trạng thái biến đổi ý thức một cách sâu xa để khám phá ra một cái nhìn “siêu việt” về cuộc đời, để mở ra ngoài phạm vi thân xác và tinh thần chúng ta và nếm cảm sự giải thoát thần linh Các trường phái tâm linh này nói đến nhu cầu phải đi lên đỉnh núi, có cái nhìn bao quát, vượt qua bản ngã nhỏ bé của mình, và trải nghiệm sự giác ngộ. Nhiều truyền thống tâm linh tập trung vào các kinh nghiệm thấu thị và siêu việt như thế. Trong truyền thống thiền, trường phái Lâm Tế (Rinzai) nhấn mạnh các việc thực hành công án (koan) và các cuộc tịnh thiền để đột phá ý thức bình thường và dẫn tới các kinh nghiệm gọi là satori và kensho, nghĩa là những lúc giác ngộ sâu. Quán thiền (vipassana) có các trường phái sử dụng các kỹ thuật định tâm và các cuộc tịnh thiền dài để đưa thiền sinh tới giác ngộ vượt lên trên ý thức hàng ngày của họ.

    Tuy nhiên, nhiều trường phái khác không tìm kiếm mục tiêu vươn lên siêu việt, ngược lại nhắm vào mục tiêu đạt tới đỉnh núi sống động cụ thể trong mỗi lúc của cuộc đời. Giáo huấn của họ nói rằng sự giải thoát và siêu việt phải được khám phá cụ thể ở đây và lúc này, vì nếu nó không có mặt ở đây và bây giờ, thì có thể tìm kiếm nó ở đâu? Thay vì cố gắng lên tới cõi siêu việt, viễn cảnh của trường phái “nội tại” dạy rằng thực tại, giác ngộ hay thần linh phải chiếu tỏa qua từng giây phút, bằng không nó không phải là chân chính.

    Cả đường lối nội tại lẫn siêu việt đều là một sự diễn tả của “Đại đạo”. Chúng là các cách diễn tả việc thực hành có thể dẫn tới việc để cho thực tại diễn ra một cách tự nhiên và sự tự do đích thực. Đa số những ai chú tâm theo đuổi việc thực hành tâm linh sẽ có một lúc nào đó đạt tới kinh nghiệm về cả hai viễn cảnh này. Mỗi con đường có giá trị và những nguy cơ riêng của nó.

    Giá trị của trạng thái siêu việt là sự cảm ứng lớn và cái nhìn thôi thúc mà chúng có thể đem đến cho cuộc đời chúng ta. Chúng có thể cung cấp một cái nhìn về thực tại vượt qua ý thức hằng ngày của chúng ta và hướng dẫn chúng ta sống theo sự thật cao nhất này. Các kinh nghiệm chúng ta có về chúng đôi khi có tác dụng chữa lành và biến đổi sâu xa. Nhưng các nguy cơ và lạm dụng của chúng cũng không kém. Chúng ta có thể cảm thấy mình là những con người đặc biệt vì có các kinh nghiệm ấy, chúng ta có thể dễ quyến luyến việc sở hữu chúng, các cảm giác của thân thể, tình trạng ngây ngất, các thị kiến có thể gây nghiện và thực sự gia tăng lòng thèm muốn và đau khổ trong cuộc đời chúng ta. Nguy cơ lớn nhất của huyền thoại này là tạo cho chúng ta ảo tưởng rằng các kinh nghiệm này sẽ biến đổi chúng ta hoàn toàn, rằng từ lúc được “giác ngộ” hay trở nên siêu việt, cuộc đời chúng ta sẽ hoàn toàn trở nên tốt hơn. Nhưng điều này hiếm khi là đúng, và sự quyến luyến các kinh nghiệm này có thể dễ dàng dẫn chúng ta tới chỗ tự mãn, kiêu căng và tự lừa dối mình.

    Giá trị của lối thực hành nội tại là phương pháp tích hợp rất mạnh của nó. Nó làm cho tinh thần trở nên sống động một cách cụ thể ở đây và lúc này, và đổ tràn cuộc dời chúng ta một cảm giác về điều linh thiêng. Các nguy cơ của phương pháp này gồm sự ảo tưởng và tự mãn. Chúng ta có thể dễ dàng tin rằng mình “sống trong hiện tại” trong khi vẫn nửa thức nửa ngủ, và vãn đi theo các thói quen dễ chịu của mình. Một số thiền sinh thực hành phương pháp này một thời gian dài mà không đạt được khôn ngoan thực sự bao nhiêu. Bị bế tắc mà không biết, họ có thể cảm thấy khá an tâm, nhưng cuộc đời họ không được biến đổi và họ có thể không bao giờ hoàn thành được hành trình tâm linh, không bao giờ tìm được giải thoát đích thực giữa thế giới.

    MỘT SỐ TÂM TRẠNG THAY ĐỔI PHỔ BIẾN

    Khi chúng ta bắt đàu thực hành tâm linh, chúng ta đấu trang với những đau đớn của thân thể chúng ta và bộ giáp mà chúng ta đã tạo ra trong nhiều năm, chúng ta đối diện với các cơn bão cảm xúc, và chúng ta gặp một chuỗi năm chướng ngại phổ biến. Nhưng khi chúng ta tiếp tục thực hành tâm linh và trở nên quen thuộc, từ tâm hơn với các khó khăn sâu xa nhất của mình, thì cả những kiểu chiếm hữu và sợ hãi lâu đời nhất cũng sẽ dần dần mất đi sức mạnh của chúng đối với chúng ta. Chúng ta phát triển một tinh thần thanh thản và kiên định, bất kể chúng ta thực hành bằng phương tiện nào.

    Sự thanh thản này không phải là mục đích của việc thực hành nhưng có thể là một khởi đầu. Sự hồi tâm và kiên định của trái tim và tâm trí chúng ta là một cánh cửa dẫn vào các lĩnh vực kinh nghiệm khác. Qua việc không nghừng niệm thiền và cầu nguyện, qua việc thực hành yoga, định tâm sâu và kiên trì, qua việc luyện tập hơi thở đặc biệt, chúng ta thấy mình hiện diện một cách mạnh mẽ, không bị cản trở bởi sự phân tâm bên trong nào. Với sự chú ý đầy đủ mới này, ý thức của chúng ta thực sự chuyển tới các nhận thức khác và mới hoàn toàn.

    Mỗi khi sự định tâm và năng lượng mạnh được khơi gợi trong thực hành tâm linh, chúng ta có thể thấy bắt đầu xuất hiện rất nhiều kinh nghiệm cảm giác mới và thích thú. Chúng không xảy ra cho mọi người, cũng không tất yếu là sự phát triển tâm linh. Các trạng thái mới này giống với các hiệu ứng của việc niệm thiền hơn và chúng ta càng hiểu chúng hơn, thì chúng ta càng ít có nguy cơ bị mắc kẹt trong chúng hay lẫn lộn chúng với mục tiêu của đời sống tâm linh.

    Đối với nhiều người, trước hết xuất hiện cả một chuỗi các nhận thức thể lý biến đổi. Nhiều nhận thức này được các bản kinh Phật xếp vào loại các hiệu ứng phụ gọi là năm cấp độ đào sâu vào tình trạng ngây ngất. Trong bối cảnh này, tình trạng ngây ngất là một từ tổng quát được dùng để chỉ nhiều loại tình trạng ớn lạnh, chuyển động, ánh sáng, nổi trên không, rung động, sảng khoái, và nhiều thứ giống như thế dẫn tới sự định tâm sâu, cũng như sự vui sướng to lớn mà chúng có thể đem đến cho việc niệm thiền.

    * Tình trạng ngây ngất thường xuất hiện trong các thời kỳ chú tâm niệm thiền hay thực hành tâm linh một các chăm chú đặc biệt,, nhưng cũng có thể được kích thích bởi một nghi lễ mạnh hay một người thầy giỏi, Đôi khi tình trạng ngây ngất bắt đầu như một cảm giác mát lạnh tinh tế hay các làn sóng rung động nhẹ và vui sướng trong khắp thân thể. Nhờ định tâm hay các kỹ thuật thực hành khác người ta thường trải nghiệm một sự kiến tạo năng lượng lớn trong cơ thể. Khi năng lượng này chuyển động nó tạo ra các cảm giác vui sướng, và khi nó gặp các chỗ cơ thể bị căng hay co thắt nó tích tụ lại rồi phóng thích sự rung động hay chuyển động. Bằng cách này, sự ngây ngất có thể làm ta run người hay phóng thích năng lượng thể chất một cách tự nhiên mà một số truyền thống yoga gọi là kriyas. Đây là những chuyển động tự nhiên xuất hiện với nhiều kiểu khác nhau, Có khi chúng xuất hiện như một chuyển động tự động duy nhất được cảm thấy cũng với sự giải tỏa sự co thắt hay căng thẳng trong cơ thể. Khi khác chúng có thể xuất hiện dưới dạng các chuyển động dài và ấn tượng có thể kéo dài nhiều ngày.

    * Ngoài tình trạng ngây ngất gọi là kriyas và cử động tự phát, nhiều loại ngây ngất khác cũng có thể diễn ra. Đó là các loại tình trạng gay cân thú vị tỏa khắp cơ thể, tình trạng ngứa, kim châm, các làn sóng khoái cảm và vui sướng. Ở mộ cấp độ nào đó, người ta có thể cảm thấy gai người hay cảm thấy giống như có kiến bò khắp cơ thể hay giống như da thịt bị châm bởi các kin châm cứ, ở các cấp độ khác, người ta có thể cảm thấy nóng, như thể xương sống bị đốt cháy. Một số nhà yoga Tây Tạng đã phát triển phương pháp này thành kiểu niệm lửa một cách thành thạo đến độ cơ thể của họ có thể làm cho tan tuyết xung quanh chỗ họ ngồi. Có khi các tình trạng thay đổi nhiệt độ này mạnh đến độ chũng ta có thể run người trong những ngày hè nóng bức.

    * Ở tình trạng định tâm sâu hơn nữa, chúng ta có thể cảm thấy toàn thân tan chảy thành ánh sáng. Chúng ta có thể cảm thấy các tình trạng ngữa và rung động tinh tế đến độ chúng ta cảm thấy mình chỉ là những ánh sáng trong không gian, hay có thể biến thành màu sắc của một ánh sáng cực mạnh. Các ánh sáng cảm giác này là các hiệu ứng mạnh của trí tuệ định tâm. Chúng ta cảm thấy chúng thanh luyện và mở ra, và ở một cấp độ, chúng ta cảm thấy tinh thần và thân thể cũng như toàn thể ý thức được tạo thành bởi chính ánh sáng.


    * Cùng với sự mở ra các thị kiến, tính giác và các cảm giác thể lý, chúng ta có thể trải nghiệm một sự giải tỏa các loại cảm xúc mạnh nhất, từ buồn phiền thất vọng cho tới sung sướng và ngây ngất. Niệm thiền có thể cảm thấy giống như một cuộc dạo chơi cảm xúc khi chúng ta để mình chìm vào các cảm xúc vô thưc. Các giác mới sinh động và nhiều loại sợ hãi khác nhau thường xuất hiện. Đây không chỉ là các xảm xúc về các vấn đê riêng của chúng ta, mà là sự mở ra của toàn bộ thân thể mang đầy cảm xúc. Chúng ta gặp những cơn sáng khoái bay bổng và sự đen tối của tình trạng bị cách ly và cô đơn, mỗi cảm giác đều rất thật khi nó chứa đầy ý thức của chúng ta. Các tình trạng giải tỏa này cần sự hướng dẫn của một ngưới thầy thành thạo để giúp chúng ta trải nghiệm chúng với một tinh thần quân bình.



    Các luân xa


    Chúng ta cũng có thể gặp các thay đổi lớn qua việc mở ra các trung tâm năng lượng trong cơ thể mà truyền thống gọi là các luân xa (chakras). Tiến trình này không xảy ra cho tất cả mọi người. Thực vậy, việc mở năng lượng của cơ thể và các luân xa xảy ra chỉ vì một người đã tắc nghẽn và ứ đọng trong các khu vực này, và kinh nghiệm xuất hiện khi năng lượng bên trong của chúng ta cố gắng di chuyển và tự giải phóng trong cơ thể. Các việc thực hành yoga trong các truyền thống Phật giáo và Hindu giáo đôi khi có thể cố ý tạo ra hay định hướng các kinh nghiệm này, nhưng thông thường sự mở ra là tự nhiên. Đây là một số cách chúng ta có thể cảm nghiệm các luân xa.

    (mô tả luân xa, cái này trên mạng nh tài liệu r nên lười gõ lại)

    Các tiến trình này có thể diễn ra trong nhiều giờ tới nhiều tuần, nhiều tháng, và với một số thiền sinh, chúng có thể diễn ra trong nhiều năm. Tất cả chúng là một phần của một sự mở ra và thanh luyện vốn là một sản phẩm tự nhiên của việc thực hành tâm linh sâu.

    NHỮNG CÁCH KHÉO LÉO CHO VIỆC MỞ RA NĂNG LƯỢNG VÀ CẢM XÚC

    Việc mở ra năng lượng, thị giác và cảm xúc có thể khơi đậy các phản ứng mạnh về sự lẫn lộn và sợ hãi hay tự kỷ và quyến luyến. Khi chúng xuất hiện, chúng ta cần sự giúp đỡ của một đường lối tâm linh chuyên biệt, với sự khôn ngoan tích lũy lâu đời, các truyền thống và các việc thực hành tâm linh, và quan trọng nhất, với một người thầy đã có kinh nghiệm bản thân và hiểu được các chiều kích này của tâm hồn. Chúng ta phải tìm một ai đó mà chúng ta tin tưởng để nhờ sự hướng dẫn thành thạo của họ.

    Mọi kinh nghiệm đều là những tác động thứ yếu

    Ngay cả với một người thầy, vẫn có ba nguyên tắc phải giữ khi xử lý các lĩnh vực lạ thường này của đời sống tâm linh.

    1. Nguyên tắc thứ nhất là hiểu rằng mọi Hiện tượng Tâm linh đều là những Tác động thứ yếu.

    Trong truyền thống Phật giáo, Đức Phật thường nhắc nhở các học trò rằng mục đích lời giảng dạy của ngài không phải là để tích lũy các hành động tốt lành đặc biệt và các nghiệp (karma) tốt hay sự ngây ngất, thấu thị hay an lạc, mà chỉ là để đảm bảo sự giải phóng của trái tim – một sự giải phóng đích thực con người chúng ta trong mọi lĩnh vực. Chỉ có sự giải phóng và giác ngộ này mới là mục đích của mọi con đường tâm linh chân chính.

    Hiệu quả chói chang của ánh sáng và thị giác, các sự phóng thích mạnh năng lượng và cảm giác ngây ngất tất cả là một dấu hiệu tuyệt vời của sự phá vỡ các cấu trúc nhỏ bé cũ của con người, thân xác và tinh thần chúng ta.Tuy nhiên tự chúng không tạo ra sự khôn ngoan. Một số người có rất nhiều kinh nghiệm này nhưng lại học được rất ít. Ngay cả sự khai tâm lớn, các tiến trình Kundalini, và các thị kiến có thể biến thành sự kiêu ngạo tâm linh hay trở thành các ký ức cũ. Các kinh nghiệm tâm linh tự chúng không có giá trị nhiều lắm. Điều quan trọng là chúng ta biết tích hợp và học hỏi từ tiến trình này.

    Các “trải nghiệm lạ thường” có thể tạo ra một chuỗi các chướng ngại bao gồm các khó khăn cố hữu trong hành trình tâm linh của chúng ta. Các phản ứng của chúng ta đối với chúng thậm chí có thể làm hỏng việc niệm thiền của chúng ta: chúng ta có thể lĩnh hội các kinh nghiệm này, hay chúng ta có thể tìm cách lặp lại chúng và đè nén chúng rồi nghĩ là mình đã giác ngộ, hay chúng ta có thể thấy chúng phiền toái và loại bỏ chúng. Tất cả chúng là những cạm bẫy.

    Một thiền sinh hành thiền ở Ấn Độ đã đạt tới trình độ mở rộng trong thân thể anh sau mấy năm ròng rã luyện tập gian khổ. Mỗi khi anh ngồi thiền, thân thể anh thường tan chảy thành những đợt ngây ngất và ánh sáng, tâm trí anh thường mở ra và cảm thấy bình an sâu xa. Anh rất mừng. Nhưng rồi một chuyện khẩn cấp trong gia đình buộc anh quay về nước Anh trong mấy tháng. Anh rất nóng lòng muốn trở lại Ấn Độ. Khi anh trở lại Ấn Độ , anh thấy thân thể và tinh tinh thần mình căng thẳng và bế tắc, đầy co thắt, đau và mất mát. Vì vậy anh dồn hết sức làm các cuộc tịnh thiền sâu để tìm cách đưa thân thể anh trở lại tình trạng sáng sủa và ngây ngất, nhưng anh không thành công. Nhiều tuần rồi nhiều tháng trôi qua, nối thất vọng gia tăng cùng với sự tiếc nuối. Giá như anh đã không bỏ Ấn Độ để về nhà! Bây giờ anh cố gắng thậm chí còn gian khổ hơn nữa để làm mình trở nên sáng suốt. Có gắng này kéo dài được hai năm. Rồi một ngày trong đầu anh chợt hiểu rằng hai năm cố gắng chống lại sự bế tắc, thất vọng và khó khăn vừa qua thật ra là kết quả của việc anh mong muốn lặp lại kinh nghiệm quá khứ của mình. Việc anh quyến luyến trạng thái cũ và sự kháng cự của anh với tình trạng hiện tại đã làm cho mọi sự bị khóa chặt bên trong . Khi anh phát hiện điều này và chấp nhận tình trạng hiện tại của mình, tất cả việc hành thiền của anh đã biến đổi. Khi anh chấp nhận sự căng thẳng và đau đớn của mình, một sự thông thoáng rộng lớn xuất hiện khắp quanh nó và việc niệm thiền lại bắt đầu chảy vào một miền đất mới.

    2. Tìm ra cái phanh

    Nguyên tắc thứ hai để xử lý các trạng thái này có thể gọi là Tìm Ra Cái Phanh. Đôi khi trong lúc luyện tập tâm linh hay trong các hoàn cảnh cùng cực hay ngẫu nhiên, các trạng thái biến đổi và các tiến trình năng lượng có thể mở ra quá nhanh khiến chúng ta không thể xử lý chúng một cách hiệu quả. Vào những lúc như thể, mức năng lượng, sức mạnh của kinh nghiệm hay mức giải tỏa đi vượt quá khả năng xử lý hay kiềm chế một cách quân bình hay khôn ngoan của chúng ta. Với một người thầy và trong bản thân mình, chúng ta phải có khả năng nhìn nhận các giới hạn này và lòng từ tâm để đáp ứng chúng một các khôn ngoan. Ở hoàn cảnh này, chúng ta phải tìm ra cách để làm chậm tiến trình, giữ vững bản thân và hãm phanh. Chúng ta có thể sử dụng các kỹ thuật tâm linh và việc thực hành để làm mình dịu xuống, giống như chúng ta sử dụng các việc thực hành khác để mở ra.

    Các tiến trình mở ra quá nhanh nơi các thiền sinh có thể được bộc lộ như là một trường hợp cực độ của sự mở ra năng lượng bên trong, ở đó năng lượng chảy trong thân thể trở nên quá mạnh khiến chúng ta trong nhiều ngày hay nhiều tuần xáo động, mất ngủ, mất phương hướng, hoang tưởng, và thậm chí các trải nghiệm thể lý như các âm thanh khó chịu, nhiệt độ nóng như lửa, hay mất đi thị giác nhất thời. Một biểu hiện nữa của khó khăn lớn có thể là cảm giác mất giới hạn, trong đó ý thức về mình và về người khác tan biến đi tới mức người ta có thể cảm thấy các tình cảm của người khác, cảm nghiệm chuyển động đi lại như thể nó ở trong thân thể mình, và cảm thấy khó có cảm giác nhất quán về bản thân mình trong đời sống hàng ngày.

    Một thiền sinh ngồi thiền trong một cuộc tịnh thiền ba tháng, cũng là một vận động viên karate trẻ rất nhiệt tình đang tìm kiếm các cảm giác tâm linh cực độ, ngộ nhanh tối đa theo cách riêng của mình. Vào giữa cuộc tịnh thiền, anh ngồi xuống và thề với mình rằng sẽ không cử động một ngày một đêm. Sau một ít giờ thiền đầu tiên, anh bắt đầu ngồi với các cảm giác cháy bỏng của lửa và đau đớn ghê gớm. Anh ngồi suốt buổi chiều, suốt đêm và suốt sáng hôm sau. Nếu ai làm như thế này đủ lâu, thì sự đau đớn và lửa trở nên quá mạnh khiến cho ý thức bị tách rời và bị đẩy ra khỏi cơ thể. Trong khi tiếp tục ngồi, anh bắt đầu cảm nghiệm đủ loại trạng thái biến đổi. Khi anh đứng dậy sau 24 giờ ngồi, anh tràn đầy năng lượng bùng nổ. Anh đi vào giữa nhà ăn đang có một trăm thiền sinh ngồi im lặng và bắt đầu la hét lên và biểu diễn các đường karate với tốc độ nhanh gấp ba lần bình thường. Cả phòng bùng nổ năng lượng của anh, và trong bầu khí im lặng của nhà ăn, anh có thể cảm thấy sự sợ hãi nổi lên nơi nhiều người ngồi quanh anh, vốn đã trở nên rất nhạy cảm sau hai tháng ngồi tịnh thiền. Anh phát ra các âm thanh cũng với sự chuyển động, và năng lượng của anh đổ tràn các luân xa thứ ba và thứ sáu của anh. Rồi anh nói “Khi tôi nhìn mỗi người trong các bạn, tôi thấy đằng sau các bạn cả một chuỗi các thân thể để lộ các cuộc đời quá khứ của các bạn”. Anh đang sống trong một trạng thái ý thức rất khác mà anh đã đạt được nhờ đẩy thân thể mình tới một giới hạn như thế. Nhưng anh không thể ngồi yên hay tập trung trong một lúc. Ngược lại anh rất sợ hãi và xáo động, di chuyển một cách điên dại như thể anh đã phát điên trong chốc lát.

    Chúng tôi đã làm gì để giúp đỡ anh? Vì anh là một vận động viên, chúng tôi bắt đầu cho anh chạy bộ. Chúng tôi cho anh chạy mười dặm buổi sáng và buổi chiều. Chúng tôi thay đổi chế độ ăn uống của anh. Trong khi mọi người khác ăn thức ăn chay, chúng tôi cho anh ăn bánh mỳ thịt và hamburger. Chúng tôi cho anh thường xuyên tắm nước nóng. Và chúng tôi cho ít nhất một người luôn ở cạnh anh. Sau khoảng ba ngày, anh bắt đầu ngủ được trở lại. Rồi chúng tôi bắt đầu từ từ cho anh niệm thiền trở lại. Tuy các kinh nghiệm của anh có thể mở ra tâm linh, nhưng chúng không được thực hiện một cách tự nhiên hay quân bình, và không có cách nào để anh có thể tích hợp được chúng.

    Khi hãm phanh để làm chậm lại một tiến trình năng lượng hay tái tạo lại các ranh giới và hồi phục thế cân bằng, trước hết bạn hãy ngưng niệm thiền. Rồi hãy tập trung vào bất cứ sự vật nào, bất cứ cái gì tái nối kết hợp với thân thể bạn. Hãy sử dụng bất cứ trợ giúp cử động nào để giúp giải tỏa năng lượng thái quá – đào đất, thái cực, chạy và đi bộ, ý thức đưa sự chú ý xuống cơ thể, tạo cảm giác ở bàn chân, hình dung ra đất. Xuất tinh đôi khi cũng có ích. Châm cứu và bấm huyệt có thể rất hữu ích để tái lập thế cân bằng. Thay đổi chế độ ăn uống, ăn các thức ăn năng, ngũ cốc và thịt, để làm thân thể vững vàng. Cố gắng phục hồi giấc ngủ bình thường bằng cách thư giãn, dùng thảo dược tạo cảm giác êm dịu, tắm và xoa bóp sau một ngày hoạt động thể lý mệt nhọc như đi bộ hay làm vườn. Tất cả những cách thức này hiệu quả nhất khi được làm trong một môi trường hỗ trợ, với những người bên cạnh để có thêm sự vững vàng và nối kết.

    3.Ý thức về điệu múa

    Có thể gọi nguyên tắc thứ ba để xử lý các trạng thái biến đổi là Ý Thức Về Điệu Múa. Khi các kinh nghiệm như thế diễn ra, nhiệm vụ đầu tiên của người hành thiền là mở ra cho các kinh nghiệm này với một ý thức đầy đủ, đồng thời quan sát và cảm nghiệm nó như một phần của điệu múa cuộc đời con người chúng ta.

    Chúng ta có thể trở nên sợ hãi vì các trạng thái biến đổi, nên khi chúng xuất hiện, chúng ta kháng cự lại và phê phán chúng: “Thân thể tôi đang tiêu tan”, “Tôi như bị kim châm khắp cả người”, “Người tôi như bị đốt cháy”, “Tôi rét run lên”, “Các âm thanh quá mạnh”, “Các giác quan tôi quá căng”, “Tôi không chịu đựng nổi nhiều sự đau đớn nội tâm hay nhiều làn sóng năng lượng”. Qua sợ hãi, ghét bỏ và hiểu lầm, chúng ta có thể đấu tranh với chúng một thời gian dài, tìm cách tránh né chúng, thay đổi chúng, phân tích chúng, hay làm chúng biến mất, và chính sự kháng cự này sẽ làm chúng ta bị mắc kẹt trong chúng.

    Nhưng cũng như khi bắt đầu niệm thiền chúng ta có thể học biết đụng chạm tới các nỗi đau và căng thẳng của thân thể bằng sự chữa lành và sự chú ý từ tâm mà không kháng cự hay đè nén, thì chúng ta cũng có thể đối diện với các trạng thái biến đổi ghê sợ và khó khăn khi chúng xuất hiện bằng cũng một sự chú ý từ tâm và quân bình. Cũng như khi bắt đầu hành thiền chúng ta học biết để ý tới các tiếng nói quyến rũ của tinh thần thèm muốn mà không bị vướng mắc vào chúng, thì chúng ta cũng phải đưa sự ý thức quân bình ấy vào sự quyến rũ của tình trạng ngây ngất, ánh sáng và các kinh nghiệm thị kiến.

    Khi chúng ta gặp các kinh nghiệm mới với một chú ý tập trung và khôn ngoan, chúng ta khám phá ra rằng một trong ba điều sẽ xảy ra cho kinh nghiệm mới của chúng ta: nó sẽ biến mất, nó sẽ tiếp tục như cũ, hay nó sẽ trở nên mạnh hơn. Xảy ra như thế nào không phải là một điều quan trọng. Khi chúng ta mở rộng việc thực hành của mình để chú ý tới bất cứ trạng thái nào và các phản ứng của chúng ta, chúng ta có thể làm chúng trở thành một phần của điệu múa. Một sự hỗ trợ lớn cho mục đích này trong hành thiền là công cụ mà chúng ta đã sử dụng khi gọi tên các con quỷ. Bây giờ chúng ta cũng có thể ý thức gọi tên các trạng thái biến đổi, “ngây ngất, ngây ngất” hay “hình dung, hình dung”, như một cách để nhìn nhận điều gì đang diễn ra,để ý tới nó, và gọi đúng tên nó. Lúc chúng ta có thể gọi tên nó và tạo ra khoảng trống để kinh nghiệm này xuất hiện và trôi qua, lúc ấy chúng ta sẽ có một tinh thần tin tưởng vào tiến trình này. Chúng ta được nối kết lại với sự hiểu biết vốn không tìm cách nắm giữ kinh nghiệm này, chúng ta mở ra cho cái mà Alan Watts có lần gọi là “ sự khôn ngoan của tình trạng bất an”, sự khôn ngoan của các thời đại.
    Khi chúng ta vun trồng tính khoáng đạt, niềm tin và một viễn cảnh rộng mở, chúng ta có thể đi qua mọi trạng thái và khám phá nơi chúng một sự khôn ngoan vô tận và có một trái tim yêu thương sâu xa.

    [I]Suy niệm: Suy tư về thái độ đối với các tâm trạng thay đổi

    Đâu là quan hệ của bạn với các trạng thái biến đổi lạ thường trong khi niệm thiền? Khi bạn đọc về các kinh nghiệm này, hãy để ý xem những trạng thái nào ảnh hưởng đến bạn, bạn bị lôi kéo về đâu và cái gì nhắc bạn nhớ tới các kinh nghiệm quá khứ của bạn. bạn đáp ứng các kinh nghiệm này thế nào khi chũng xuất hiện? Bạn có quyến luyến chúng và tự hào vì chúng không? Bạn có luôn cố gằng lặp lại chúng như một dấu hiệu của sự tiến bộ hay thành công của bạn không? Bạn có bị bế tắc khi cố gắng làm cho chúng không ngừng quay trở lại không? Bạn cảm thấy chúng có lợi và chữa lành, hay chúng làm bạn khiếp sợ? Cũng như bạn có thể vì quyến luyến chúng mà dùng sai chúng, bạn cũng có thể dùng sai chúng bằng cách xa tránh và cố gắng ngăn chặn chúng. Trong trường hợp này, bạn có thể đào sâu việc niệm thiền thế nào nếu bạn mở lòng đón nhận chúng? Bạn hãy để mình cảm nhận các món quà mà chúng mang đến cho bạn, các món quà của sự gợi hứng, các viễn cảnh mới, nhận thức sâu xa, sự chữa lành hay niềm tin phi thường. Bạn hãy ý thức mình đang đi theo viễn cảnh và lời dạy nào đó để có hướng dẫn trong các vấn đề này. Nếu bạn cảm thấy thiếu một viễn cảnh khôn ngoan, bạn có thể tìm thấy nó ở đâu? Bạn tôn trọng các lĩnh vực này ra sao và sử dụng chúng như thế nào để đem lại lợi ích cho bạn?[/
    Last edited by trango; 19-06-2011 at 11:47 PM.
    vẫn còn đi còn đi

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Ý nghĩa của 64 quẻ và 384 hào
    By Bin571 in forum Dịch Học
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 08-07-2012, 04:04 PM
  2. Năng lực trí tuệ - chương 6
    By phúc minh in forum Mật Tông
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 31-05-2012, 04:36 PM
  3. Trả lời: 48
    Bài mới gởi: 29-04-2011, 12:15 AM
  4. KHOA HỌC TÂM LINH NHÂN ĐIỆN M.E.L
    By tuanvu_quynh1949 in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-04-2011, 03:26 PM
  5. Cẩm nang cho cuộc sống
    By phúc minh in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 06-04-2011, 06:33 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •