Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 23

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định *** Cổ Học Tinh Hoa ***

    "Cổ Học Tinh Hoa" là tác phẩm của ông Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân hợp soạn. Gọi là Cổ Học vì sách viết về những chuyện xưa, tích cũ. Cốt là để người đời nay lấy đó làm gương để học cái hay và tránh cái dở.

    Nói là Tinh Hoa vì sách chỉ chọn những điển tích thật hay, thật giàu ý nghĩa, và đồng thời, cũng vì cách viết có sự chắt lọc nên vô cùng súc tích mà vẫn giữ được đầy đủ ý nghĩa.

    Nay TV muốn giới thiệu cùng các bạn về 1 tác phẩm rất giá trị này. Nhưng trước tiên, ta hãy xem đôi lời tâm sự của chính tác giả nhé!...

    "...Chúng tôi có ý chọn những bài ngắn mà nghĩa lý hàm súc dồi dào. Những bài ấy tuy là truyện từ đời xưa bên Tàu, nhưng ứng dụng vào đời nào và ở đâu cũng được. Vì truyện tuy cổ, nhưng cái chân lý thì bao giờ cũng là một, mà bao giờ cũng như mới. Nào hiếu đệ, nào trung tín, nào lễ nghĩa, nào liêm sĩ, đến cả những việc kỳ quái, sinh tử; bài nầy chính giọng huấn giáo, bài kia rõ thể ngụ ngôn, truyện nầy nghiêm trang khắc khổ, truyện kia khôi hài lý thú; đức Khổng nói "Nhân" hồn nhiên như hóa công; ông Mạnh bàn "Nghĩa" chơm chởm như núi đá, Tuân Tử nói "Lễ" thật là đường bệ, Mặc Tử nói "Ái" thật là rộng rãi, hình danh như Hàn phi tử thật là nghiêm nghị khiến người mất bụng làm xằng, ngôn luận như Án Tử thật là thâm thiết khiến người dễ đường tỉnh ngộ, đến nói đạo đức như Lão Tử, bàn khoáng đạt như Trang Tử thật lại biến hóa như rồng, phấp phới như mây... các lý thuyết mỗi nhà một khác, có khi phản đối hẳn nhau, nhưng thực khiến cho người đọc vừa được vui, vừa phải đem tâm suy nghĩ.

    Đọc một bài văn hay, mà tư tưởng đã thấm thía vào tâm não, thì tất không sao để yên ngòi bút mà không phê bình được. Đó cũng là một cái thông bệnh của những người hâm mộ văn chương hay có cái thú ngâm nga và đưa ngòi bút khuyên liền, khuyên kín vậy. Chúng tôi cũng không tránh khỏi cái bệnh ấy. Nên dưới mỗi bài chúng tôi cũng góp "Lời Bàn", cốt là để giải rõ các đại ý trong bài hoặc lạm bình một, đôi câu ứng với cái thời buổi bây giờ.

    Chúng tôi mạo muội biên dịch quyển sách nầy là quyển đầu, có ý bảo tồn tinh hoa của cổ học và mong các bạn thiếu niên ta nhớ đến nguồn gốc từ bao nhiêu nghìn năm về trước, rõ các điển tích thường dẫn trong văn chương nước nhà, thêm trước được ít tài liệu có khi làm văn phải dùng đến, rộng được ít tri thức tuy thuộc về Cổ học mà thật khác nào "như thóc gạo, như vải lụa", thường cần đến hàng ngày. Nếu quyển sách này, giúp được một phần trong muôn phần ấy, thì chúng tôi lấy làm hoan hỷ lắm vậy."


    Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm Ất Sửu (1925)

    Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc
    Từ An Trần Lê Nhân

    .................................................. ..............................................

    Sách "Cổ Học Tinh Hoa" vốn đã được ...tuyển lựa cẩn thận, nhưng ở đây TV lại còn ....chọn lựa thêm một lần nữa. Vì vậy, chỉ giới thiệu với các bạn những mẩu truyện nào mà mình cảm thấy tâm đắc nhất. Và cũng như tác giả đã nói...."Đọc một bài văn hay, mà tư tưởng đã thấm thía vào tâm não, thì tất không sao để yên ngòi bút mà không phê bình được."

    ...TV cũng có thêm một phần nhận xét bên dưới. Đó cũng là phần mà TV muốn các bạn cùng nhau chia sẻ ý tưởng của mình sau khi đọc bài viết. Để từ đó ta sẽ có thể hiểu được những mẩu truyện đó dưới nhiều góc độ và khía cạnh hơn. Ngõ hầu có thể tự rút ra cho mình những bài học toàn diện nhất.

    ...Thân ái,
    -Thiên Vương-

  2. #2

    Mặc định

    Truyện thứ nhất:


    - RẮN DỜI CHỖ Ở -


    Trời nắng, ao cạn, hai con rắn muốn dời đi ở chỗ khác.

    Rắn con bảo rắn lớn:

    - Anh đi trước, tôi theo sau, người ta biết là rắn kéo nhau đi tìm chỗ ở, thì thế nào cũng tìm cách giết chết. Sao bằng anh để tôi ngậm vào mình anh, còn anh thì cõng tôi mà đi, người ta tất nhiên cho là rắn thần, không dám đụng đến.

    Nói xong, hai con rắn làm y như thế mà đi qua đường cái. Quả nhiên, người ta trông thấy, ai cũng tránh sợ, bảo nhau là “rắn thần”.

    Kẻ nương tựa nhau, thông đồng với nhau để làm điều gian giảo, lừa dối đời, mê hoặc người, thì có khác gì hai con rắn cõng nhau đây mà giả làm rắn thần không?

    Hàn Phi Tử



    GIẢI NGHĨA:

    Tất nhiên: chắc như thế không sai.

    Thông đồng: nói nhiều người cùng mưu mẹo xếp đặt với nhau để làm một việc gì.

    Mê hoặc: lừa người ta tin những việc giả dối.



    Lời bàn:

    Những quân gian giảo định đánh lừa thiên hạ, khi chỉ có một mình, thiên hạ cũng mắc lừa chán. Huống chi là chúng kết bè, kết đảng, đồng tâm bày mưu mà gạt lừa thiên hạ, thì ai dù khôn ngoan đến đâu dễ đã tránh cho được.

    Đoàn kết với nhau để làm điều lành, hay cho thiên hạ bao nhiêu, thì bè đảng với nhau để làm điều ác, nguy cho thiên hạ bấy nhiêu. Vậy ta thấy những điều gì lạ tai, lạ mắt, trái hẳn nhân tình thì một là đánh lừa, hai là lợi dụng, ta trước nên suy xét kỹ đã, rồi sau hãy tin theo.


    *Nhận xét:

    - Con rắn vốn được coi là loài nguy hiểm, ác độc như trong câu "Khẩu Phật, tâm xà", ấy vậy mà muốn dời chỗ được an toàn còn phải tìm cách thay hình đổi dạng để mong thoát khỏi sự giết hại của con người.

    - Dù nọc rắn có cực độc đến đâu thì mỗi năm, số người chết vì bị rắn cắn vẫn không bằng một phần nhỏ so với số người chết vì bị ...người giết.

    -Con rắn có cắn người chẳng qua cũng chỉ là bản năng tự vệ để sinh tồn. Hiếm khi tự nhiên rắn tự kiếm người để cắn. Nhưng con người thì giết nhau vì đủ mọi lý do, trong đủ mọi hoàn cảnh. Thù ghét nhau giết hại đã đành, nhưng đôi khi thương yêu nhau cũng không khỏi bị chết.

    - Rắn trước khi cắn người thường phùng mang, nhe nanh cho người sợ mà bỏ đi. Còn người giết hại nhau thường dùng thủ đoạn âm thầm, không làm sao biết trước để mà tránh. Nghĩa là một khi ra tay dứt khoát phải đoạt mạng mới vừa lòng.

    -> Cho thấy con người mới thật là loài ....đáng sợ nhất!

    - Thiên Vương -

  3. #3

    Mặc định

    Truyện thứ hai:


    - TƯỚI DƯA CHO NGƯỜI -



    Tống Tựu làm quan Doãn một huyện gần biên thùy nước Lương, chỗ giáp với nước Sở.

    Người đình trưởng ở biên thuỳ nước Lương và người đình trưởng ở biên thùy nước Sở cùng trồng dưa. Người bên nước Lương chăm làm và tưới luôn nên dưa tốt. Người bên nước Sở biếng làm và tưới ít nên dưa xấu.

    Quan Doãn ở ngay huyện biên thùy nước Sở, thấy bên Lương tốt, bên mình xấu, lấy làm tức giận lắm.

    Người đình trưởng nước Sở thấy dưa bên Lương tốt hơn dưa của mình, cũng sinh ra ghen ghét, đêm đêm cứ lẻn sang cào vỏ dưa của bên Lương, đến nỗi dưa bên ấy phải héo chết mất một ít.

    Sau người đình trưởng nước Lương biết mới nói với người trưởng trong huyện, ý cũng muốn lẻn sang cào vỏ dưa bên Sở.

    Người trưởng lại đem việc ấy nói với Tống Tựu.

    Tống Tựu bảo:

    - Ôi! Sao lại thế! Thế chỉ là gây thù oán, chuốc tai vạ thôi. Này ta bảo ngươi, chớ sang cào dưa của người ta, cứ đêm lẻn sang tưới dưa cho người ta mà đừng để cho người ta biết.

    Người đình trưởng cứ theo thế mà làm.

    Sau dưa bên Sở mỗi ngày một tốt. Người đình trưởng nước Sở lấy làm lạ, xét mãi ra mới biết người đình trưởng nước Lương làm giúp.

    Quan Doãn nước Sở biết rõ việc ấy, lấy làm vui lòng, tâu lên vua Sở.

    Vua Sở biết chuyện, buồn và có ý thẹn, nghĩ rằng: Ngoài cái tội đi cào dưa của người ta, chắc còn có nhiều việc khác đáng tội với người ta nữa.

    Vua bèn lấy nhiều của đưa sang tạ tội vua Lương và xin giao hảo.

    Vua Lương cũng tin lòng. Thành ra hai nước giao hảo với nhau được lâu.

    Cổ ngữ có câu: “Chuyển bại nhi vi công, nhân họa nhi vi phúc” nghĩa là chuyển bại làm công, nhân cái hoạ mà làm thành phúc. Lão Tử có nói: “Dĩ đức báo oán.” nghĩa là đem đức để báo oán. Hai câu ấy tức như truyện này.

    Ôi! Người ta đã làm không phải, sao ta lại còn bắt chước người ta!

    -Giả Tử Tân Thư-



    Lời bàn:

    Thói thường ở đời, mình dở không ưa người hay, mình lười không ưa người chăm, mình trái không ưa người phải, mình nghèo hèn không ưa người giàu sang… Cho nên người với người thường hay sinh sự.

    Gia dĩ những người ở vào chỗ đất phân ra hai nước, chia làm biên thuỳ, thì sự chiến tranh lúc nào cũng nằm sẵn ở đó. Như đây, vì chuyện dưa mà hai người trồng thù hằn, hai quan úy ghen ghét. Nếu không có Tống Tựu khéo khu xử thì biết đâu máu chảy chẳng thành sông, xương chất chẳng thành núi; ở đời những việc ẩu đả, kiện tụng, tranh chiếm, tàn phá thảm hại vô cùng, thường hay do tự những việc nhỏ mọn gây ra. “Cái sẩy nẩy cái ung” là thế.

    Ta đọc câu chuyện này, ta rất cảm phục Tống Tựu là người có lượng bao dung đủ hoá được cái lòng quân hoạnh nghịch, biết cách khéo xử đủ biến chuyển được cái dở ở đời. Nếu người đã không phải với ta, ta lại không phải với người nữa, thì hai bên có khác gì nhau, mà cái không phải cứ liên miên theo mãi thì sinh ra bao chuyện đáng thương, đáng tiếc! Cho nên “Dĩ oán báo oán” không phải là cách người quân tử đối với đời. Người quân tử nếu không “Dĩ trực báo oán” thì “Dĩ đức báo oán” có thế mới mong địch được quân gian tà, tiêu trừ được thói trá ngụy vậy.


    *Nhận xét:

    - Một bài học sâu sắc về tài ...lấy đức phục chúng ...của người xưa.

    - Phàm ở đời người ta thường xem nhau mà sống. Người bậc cao thấy người tốt thì mình ráng cố gắng để cho bằng hoặc hơn người ta. Thấy người dở thì tìm cách giúp đỡ người cho bằng hoặc hơn mình. Và lấy đó làm điều hạnh phúc.

    Trong khi kẻ bậc thấp thấy người tốt thì đố kỵ, ghen ghét, tìm mọi cách để phá hoại. Thấy người dở lại cười chê, mai mỉa. Và họ cũng lấy đó làm điều sung sướng.

    Bởi vậy ta thấy có người hạnh phúc trong sự thanh thản, nhẹ nhàng. Có kẻ lại sung sướng trong sự lo âu, nặng nhọc.

    Bởi lẽ:

    Giúp người người lại giúp ta,
    Hại người, người hại, hóa ra hại mình.

    -Thiên Vương-

  4. #4

    Mặc định

    Truyện thứ ba


    - TRI KỶ -


    Bảo Thúc chết, Quản Trọng thương tiếc, khóc như mưa, ướt đầm cả vạt áo. Có người hỏi: "Ông với Bảo Thúc không phải là họ hàng thân thích gì, mà sao ông thương khóc quá như vậy?"

    Quản Trọng nói: "Ngươi không rõ, để ta nói cho mà nghe:

    - Ta lúc nhỏ khốn khổ, thường buôn chung với Bảo Thúc, lúc chia lãi, bao giờ ta cũng lấy phần hơn, mà Bảo Thúc không cho ta là tham, vì biết ta gặp cảnh quẫn bách bất đắc dĩ phải lấy thế.

    - Ta ở chỗ chợ búa thường bị lắm kẻ dọa nạt. Bảo Thúc không cho ta là hèn nhát, vì biết ta có lượng bao dung.

    - Ta bàn việc với Bảo Thúc, nhiều khi việc hỏng. Bảo Thúc không cho ta là ngu, vì biết có lúc may, lúc rủi, cho nên công việc thành hay bại.

    - Ta ba lần ra làm quan, ba lần bị bãi, Bảo Thúc không cho ta là bất tiếu biết ta chưa gặp thời, chưa tìm được vua giỏi.

    - Ta ra trận ba lần, đánh thua cả ba, Bảo Thúc không cho ta là bất tài, biết ta còn có mẹ già phải phụng dưỡng.

    - Ta nhẫn nhục thờ vua Hoàn Công, Bảo Thúc không cho ta là vô sỉ, biết ta không giữ tiểu tiết, có chí làm ích lợi cho cả thiên hạ... Sinh ra ta là cha mẹ, biết ta là Bảo Thúc. Mà đối với người biết mình, mình đem cả tính mệnh ra hiến còn chưa cho là quá, huống chi thương khóc thế này đã thấm vào đâu!"
    (Thuyết Uyển)



    Giải Nghĩa:

    Bảo Thúc : Tức Bảo Thúc Nha thường còn gọi là Bảo Tứ, người giỏi nước Tề, tiến Quản Trọng cho Hoàn Công dùng.

    Quản Trọng : Tên là Di Ngô, người nước Tề, làm tướng giúp Hoàn Công giỏi có tiếng.

    Bao dung : Rộng lượng, không chấp những điều người ta phạm lỗi với mình.

    Bất tiếu : Người không ra gì.

    Vô sỉ: Không biết xấu hổ.



    LỜI BÀN


    Khó thật! Ở đời mình giao thiệp với nhiều người, bè bạn tưởng vô số, nhưng hồ dễ đã được mấy người thực gọi là tri kỷ.

    Thế nào là tri kỷ? Tri kỷ là người biết mình, nghĩa là đồng thanh, đồng khí, đồng chí, đồng tâm với mình, chơi với mình rất thân thiết, bao bọc che chở cho mình, lúc sống cùng hưởng, họa cùng đau, lúc chết, tưởng cho chết với nhau cũng không hối.

    Quí thay người tri kỷ! Cho nên cổ nhân có câu nói: "Ðắc nhất tri kỷ, khả dĩ bất hận" nghĩa là ở đời có được một người tri kỷ thì không còn ân hận gì nữa; lúc sống, có được một người biết mình, thì mình chết cũng không lấy làm uổng đời.



    *Nhận xét:

    - Có câu:" Ăn cho, buôn so", ấy thế mà buôn với nhau Quản Trọng lại luôn lấy phần hơn. Dù với lý do gì đi nữa thì cũng phải nhận thấy rằng Bảo Thúc quả là người đại lượng.

    - Thấy bạn bị người bắt nạt mà không chê bạn hèn nhát, chưa chắc Bảo Thúc đã biết được vì Quản Trọng có lòng bao dung, (Bởi người rộng lượng, bao dung có thể tha cho người hoặc không thù ghét người chứ không thể để người bắt nạt được. Chẳng vậy mà người ta có câu:"Sĩ khả sát, bất khả nhục.") nhưng có thể thấy được sự tinh tế rất tâm lý của Bảo Thúc.

    Bởi lẽ người ta một khi vì yếu thế mà bị kẻ khác bắt nạt, tự tâm đã cảm thấy nhục nhã và xấu hổ. Lấy đó làm điều rất đau khổ. Nhưng nếu để người thân biết được thì càng đau khổ gấp bội. Chính vì vậy, là bạn thân trước cảnh ấy, có lẽ Bảo Thúc đã rất tế nhị mà "an ủi" rằng..."Bạn rộng lượng thật! Cứ như tôi thì tôi phải ăn thua, sống còn với chúng chứ không thể dễ dàng bỏ qua như vậy được...."

    - Khi bàn mà hỏng việc, may rủi chỉ có tính tương đối. Bởi lẽ nếu cao tay thì chắc chắn ta phải nghĩ đến những phương án xấu nhất có thể xảy ra. Và như vậy thì đã giảm thiểu đi sự rủi ro rất nhiều. Biết bạn tài chưa thông, nhưng vẫn chấp nhận lý do may rủi, cho thấy Bảo Thúc vừa trí tuệ vừa rất độ lượng. Vì nếu không có trí tuệ, đem sự thất bại của bạn ra mà phanh phui cho hả giận thì kết quả chắc chắn càng xấu đi nhiều mà thôi!

    Những việc sau cũng tương tự như trên. Quản Trọng xưa nay có tiếng tài giỏi, qua chuyện này, ta thấy được Bảo Thúc càng hơn hẳn. Tựa như anh Lưu Bình tuy đỗ cao, quyền trọng hơn Dương Lễ, nhưng trong mắt thiên hạ thì Dương Lễ mới là bậc chân tài - vì đã dùng tâm trí của mình để tạo nên một Lưu Bình công thành, danh toại như vậy.

    Nếu không có Dương Lễ, chưa chắc đã có Trạng nguyên Lưu Bình. Cũng như vậy, nếu không có Bảo Thúc, có lẽ người đời vẫn không bao giờ biết đến Quản Trọng.

    Người đời nay thường trách sao không có được tri kỷ. Nhưng không thấy họ tự hỏi mình ....Liệu mình đã xứng đáng để có một tri kỷ hay chưa? Mình đã bỏ ra bao nhiêu Tâm, bao nhiêu Tình mà mong có người bạn khả dĩ ....đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu?

    Thấy người xưa chỉ với tình bằng hữu mà đã đối đãi với nhau như thế thì ta mới hiểu được tại sao có người vì bạn mà chết như Bá Nha - Tử Kỳ. Vì bạn mà ...cho mượn vợ...như Lưu Bình - Dương Lễ. Thật đúng là ....Bằng hữu chi giao mạc khả vong! Thật là khả quý! Khả tụng!

    - Thiên Vương -

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Vương Xem Bài Gởi
    Truyện thứ hai:


    - TƯỚI DƯA CHO NGƯỜI -



    Tống Tựu làm quan Doãn một huyện gần biên thùy nước Lương, chỗ giáp với nước Sở.

    Người đình trưởng ở biên thuỳ nước Lương và người đình trưởng ở biên thùy nước Sở cùng trồng dưa. Người bên nước Lương chăm làm và tưới luôn nên dưa tốt. Người bên nước Sở biếng làm và tưới ít nên dưa xấu.

    Quan Doãn ở ngay huyện biên thùy nước Sở, thấy bên Lương tốt, bên mình xấu, lấy làm tức giận lắm.

    Người đình trưởng nước Sở thấy dưa bên Lương tốt hơn dưa của mình, cũng sinh ra ghen ghét, đêm đêm cứ lẻn sang cào vỏ dưa của bên Lương, đến nỗi dưa bên ấy phải héo chết mất một ít.

    Sau người đình trưởng nước Lương biết mới nói với người trưởng trong huyện, ý cũng muốn lẻn sang cào vỏ dưa bên Sở.

    Người trưởng lại đem việc ấy nói với Tống Tựu.

    Tống Tựu bảo:

    - Ôi! Sao lại thế! Thế chỉ là gây thù oán, chuốc tai vạ thôi. Này ta bảo ngươi, chớ sang cào dưa của người ta, cứ đêm lẻn sang tưới dưa cho người ta mà đừng để cho người ta biết.

    Người đình trưởng cứ theo thế mà làm.

    Sau dưa bên Sở mỗi ngày một tốt. Người đình trưởng nước Sở lấy làm lạ, xét mãi ra mới biết người đình trưởng nước Lương làm giúp.

    Quan Doãn nước Sở biết rõ việc ấy, lấy làm vui lòng, tâu lên vua Sở.

    Vua Sở biết chuyện, buồn và có ý thẹn, nghĩ rằng: Ngoài cái tội đi cào dưa của người ta, chắc còn có nhiều việc khác đáng tội với người ta nữa.

    Vua bèn lấy nhiều của đưa sang tạ tội vua Lương và xin giao hảo.

    Vua Lương cũng tin lòng. Thành ra hai nước giao hảo với nhau được lâu.

    Cổ ngữ có câu: “Chuyển bại nhi vi công, nhân họa nhi vi phúc” nghĩa là chuyển bại làm công, nhân cái hoạ mà làm thành phúc. Lão Tử có nói: “Dĩ đức báo oán.” nghĩa là đem đức để báo oán. Hai câu ấy tức như truyện này.

    Ôi! Người ta đã làm không phải, sao ta lại còn bắt chước người ta!

    -Giả Tử Tân Thư-



    Lời bàn:

    Thói thường ở đời, mình dở không ưa người hay, mình lười không ưa người chăm, mình trái không ưa người phải, mình nghèo hèn không ưa người giàu sang… Cho nên người với người thường hay sinh sự.

    Gia dĩ những người ở vào chỗ đất phân ra hai nước, chia làm biên thuỳ, thì sự chiến tranh lúc nào cũng nằm sẵn ở đó. Như đây, vì chuyện dưa mà hai người trồng thù hằn, hai quan úy ghen ghét. Nếu không có Tống Tựu khéo khu xử thì biết đâu máu chảy chẳng thành sông, xương chất chẳng thành núi; ở đời những việc ẩu đả, kiện tụng, tranh chiếm, tàn phá thảm hại vô cùng, thường hay do tự những việc nhỏ mọn gây ra. “Cái sẩy nẩy cái ung” là thế.

    [/COLOR][/COLOR][/FONT][/SIZE]
    Đọc truyện này tôi thấy toát lên rằng, cổ nhân thật cao minh. Vừa khéo léo trong cách đối nhân xử thế, vừa có tầm nhìn xa trông rộng. Trong thế giới ngày nay, người ta định nghĩa ra mô hình hợp tác win - win nghĩa là 2 bên cùng hợp tác với nhau để cùng chiến thắng không bên nào là bên thua cả. Có lẽ mô hình này đã xuất hiện từ thời chiến quốc qua chuyện Tống Tựu, cùng giúp đỡ nhau, tránh đối đầu, xung đột. Câu truyện này ko đơn thuần là lòng nhân nghĩa, độ lượng của mỗi cá nhân mà có lẽ những người làm ngoại giao, kinh doanh đều nên ghi nhớ.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Vương Xem Bài Gởi
    Truyện thứ hai:


    - TƯỚI DƯA CHO NGƯỜI -


    Bởi vậy ta thấy có người hạnh phúc trong sự thanh thản, nhẹ nhàng. Có kẻ lại sung sướng trong sự lo âu, nặng nhọc.

    Bởi lẽ:

    Giúp người người lại giúp ta,
    Hại người, người hại, hóa ra hại mình.

    -Thiên Vương-
    Nhân đọc truyện này của Huynh Thiên Vương, Kiencang cũng góp vào thêm câu chuyện cho Huynh vvnghia bình luận nhé !

    Giúp người giúp ta

    Một người nông dân ở Nebraska rất giỏi trong lĩnh vực trồng ngô. Hàng năm ông đều đem sản phẩm của mình ra hội chợ, và lần nào cũng đoạt giải cao.
    Năm nọ, có một phóng viên đến phỏng vấn ông về cách thức trồng trọt. Phóng viên ấy thấy rằng ông đã chia sẻ hạt giống ngô cho người hàng xóm.
    Lấy làm lạ, người phóng viên hỏi: “Tại sao ông lại chia sẻ hạt giống tốt cho hàng xóm trong khi ông ta cũng đem sản phẩm của mình ra cạnh tranh với sản phẩm của ông mỗi năm tại hội chợ?”.
    Người ông dân điềm tĩnh trả lời: “Gió đem phấn hoa rải từ cánh đồng này đến cánh đồng khác. Nếu láng giềng trồng giống ngô không tốt, sự giao phấn sẽ làm chất lượng ngô của tôi xuống cấp. Tôi muốn có chất lượng ngô tốt thì phải giúp cho hàng xóm trồng được giống ngô tốt”.
    Người nông dân hiểu biết sâu sắc về sự tương quan với nhau trong cuộc đời. Cánh đồng ngô của ông sẽ không thể phát triển trừ khi cánh đồng ngô của người hàng xóm cũng phát triển.

    Thử xét đến các lĩnh vực khác. Người muốn sống yên bình nên giúp đỡ những người xung quanh có cuộc sống yên bình, thế mới mong có một không gian yên bình.
    Người muốn sống hạnh phúc cũng nên giúp đỡ những người xung quanh, đặc biệt là người thân yêu có cuộc sống hạnh phúc, vì chúng ta hạnh phúc trong cả sự hạnh phúc của người khác.
    Không nên sống ích kỉ, chỉ biết có mình. Giúp đỡ người khác cũng chính là làm tốt cho bản thân.


    心燈

  7. #7

    Mặc định

    Truyện thứ tư


    - TĂNG SÂM GIẾT NGƯỜI -

    Ông Tăng Sâm ở đất Phi. Ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người.

    Một người hớt hãi chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: "Tăng Sâm giết người " .Bà mẹ nói : " Chẳng khi nào con ta lại giết người ".Rồi bà điểm nhiên ngồi dệt cửi .

    Một lúc lại có người đến bảo:"Tăng Sâm giết người".Bà mẹ không nói gì , cứ điểm nhiên dệt cửi .

    Một lúc lại có người đến bảo : Tăng Sâm giết người ".Bà mẹ sợ cuống , quăng thoi , trèo qua tường chạy trốn.

    (Quốc Sách)



    Giải Nghĩa:

    Tăng Sâm: Người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và có hiếu, học trò đức Khổng Tử và mau truyền được đạo của ngài.

    Trùng danh: Cùng giống tên nhau

    Điềm nhiên: Biết mà cứ im lặng như không.


    Lời Bàn:

    Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Thốt nhiên có kẻ bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không tin, và người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn.

    Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đã có cùng một nghị luận đều như thế cả, thì cũng dễ khiến người ta nghi nghi, hoặc hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải, nom đỉa hóa ra con rươi, trông con chó thành con cừu. Đến như giữa chợ, làm gì có cọp! Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp, thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là!

    Những bậc ra được ngoài vòng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được mới cao. Một chân lý có chứng minh rõ ràng, mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận.

    Nhận xét:

    Tăng Sâm là một trong những người học trò tâm đắc của Khổng Tử, lại là người nổi tiếng có lòng hiếu thảo. Chính vì vậy nên được người đời xưng tụng trong Nhị Thập Tứ Hiếu. Điều đó cho thấy ông không thể nào có thể làm ra chuyện giết hại ai được. Bởi lẽ vào cái thời mà lễ giáo thịnh hành như vậy. Gần như một người nào có học hành cũng biết qua câu:

    Dưỡng bất giáo, Phụ chi quá
    (Nuôi chẳng dạy là lỗi của cha mẹ)

    Giáo bất nghiêm, Sư chi đọa.
    (Dạy chẳng nghiêm là thầy lười biếng.)

    Do vậy, không lý gì một học trò của bậc thánh hiền lại để tai tiếng cho thầy mình. Một người hiếu tử vang danh kim cổ lại để tiếng xấu cho cha mẹ mình được. Nói gì đến chuyện giết người!

    Người ngoài còn có thể luận như vậy mà biết được hư, thật, lẽ nào mẹ của ông Tăng Sâm lại không rõ được con mình? Thực tế cho thấy bà rất tin vào đức hạnh của con mình nên dù người ta nói 1,2 lần vẫn điềm nhiên như không.

    Nhưng có câu ..."bất quá tam", đến người thứ 3 thì bà đã không còn giữ vững được niềm tin của mình. Cho thấy lời đồn dễ sợ dường nào!

    Nhắc đến tích này, TV lại nhớ đến chuyện xưa bên Ấn Độ...

    Tại xứ nọ, có một vị quân sư tài ba, đảm lược. Lại rất mực trung thành. Một hôm, lính giữ kho vũ khí với vua rằng: "không hiểu vì sao kho vũ khí bỗng nhiên phát quang rực rỡ."

    Trước sự việc đó, vua mới hỏi quân sư của mình vì cớ làm sao lại như vậy? Vị quân sư cho biết rằng ..."đó là điềm báo cho việc vợ hạ thần đã sinh con."

    Vua quan liền cùng nhau chúc mừng, nhưng vị quân sư lại ra vẻ rất buồn thảm. Thấy vậy, vua bèn hỏi nguyên cớ. Quân sư bảo ..."tuy sinh con là việc rất đáng mừng, nhưng vì con thần sau này sẽ gây tai họa cho quốc gia, nên thần phải giết nó để giữ gìn an ninh cho thiên hạ. Và vì vậy nên hạ thần mới đau khổ ..."

    Vua không tin, nên cố thuyết phục: "Xưa nay, con ngoan nhờ cha mẹ tốt, trò giỏi nhờ sư phụ hiền. Vợ chồng khanh thì quá tốt rồi. Chỉ cần sau này ta kiếm người đức độ và tài giỏi làm sư phụ cho nó thì lo gì nữa!"

    Thế là vua hạ lệnh nghiêm cấm bất kỳ ai dám ...làm hại đứa bé. Lại đặc biệt quan tâm tìm người tài đức cho làm thầy dạy cho nó. Ngài còn đặt cho nó cái tên là ...Ahimsaka (nghĩa là Vô Hại). Sau đó, Ahimsaka được gởi theo học cùng 1 vị thầy nổi tiếng tài giỏi và đức độ nhất nước lúc bấy giờ.

    Đứa bé lớn lên trở thành một người rất tôn sư, trọng đạo, nhất nhất đều nghe lời thầy. Quyền thuật, kiếm cung đều ưu việt hơn những người khác. Và điều đó làm cho những học trò đồng môn ganh tị. Thế là họ tìm cách để hại anh ta.

    Bọn họ rỉ tai thầy rằng anh ta là người quá giỏi, sau này thế nào cũng qua mặt thầy. Thậm chí bây giờ, ngay cả thầy cũng không phải là đối thủ của anh ta. Do vậy, có khi hắn sẽ giết thầy để tự mình làm đệ nhất thiên hạ.

    Thoạt đầu, ông thầy không thèm để ý. Nhưng dần dà, ông ta bắt đầu nghi vấn, vì quả thật cậu học trò kia quá xuất sắc. Bản thân ông không thể nào hơn được. Không những vậy, nó còn là con của vị quân sư được sủng ái của quốc vương. Sau này chắc chắn thiên hạ chỉ còn biết tới nó mà thôi!

    Thế là vì tự ái, tự tôn, và lòng đố kỵ thường tình, ông bèn nghĩ ra cách để giết cậu. Đó là muốn mượn tay triều đình giết chết cậu, vì chỉ như vậy mới không bị tai tiếng, và chỉ như vậy mới hy vọng có thể giết được anh ta.

    Do vậy, ông thầy cho kêu cậu học trò lại bảo rằng:" Con học đã thành tài, nay hãy đi tìm giết đủ 1000 người cho ta làm phép xuất sư."

    Vì luôn nghe theo lời thầy, nên bảo sao, nghe vậy. Chàng liền đi vào rừng kiếm người để giết. Khi giết người, anh ta chặt lấy đốt ngón tay xâu vào vòng đeo cổ để đếm cho đủ số. Vì vậy người ta gọi anh ta là ...Angulimala (nghĩa là người đeo xâu chuỗi bằng lóng tay)

    Mọi người kinh hoàng khi thấy có kẻ sát nhân như vậy. Bao nhiêu quân lính đến bắt anh ta, đều bị giết sạch.

    Cuối cùng, thấy không thể thu phục bằng võ lực, người ta bèn kêu bà mẹ của anh ấy đi thuyết phục. Nhưng họ không biết rằng, anh ấy chỉ nghe lời thầy dạy, nên trước mắt gặp bất kỳ ai cũng sẵn sàng ra tay cho đủ số.

    Và cũng hôm ấy, đức Phật đã dùng thần thông quan sát mà biết được sự việc và tình cảnh như vậy, nên Ngài bèn đi vào rừng để độ hóa cho chàng trai.

    Lúc đó, anh ta đã giết được 999 người. Chỉ cần một người nữa là đủ số. Vậy mà bây giờ bỗng nhiên có đến hai người xuất hiện trước mắt. Phân vân không biết phải giết ai, tha ai.

    Đức Phật bảo:" Này anh kia, đây là mẹ của anh mà anh cũng định giết sao? Thôi thì hãy giết ta đi cho đủ số." Nghe vậy, chàng bèn cầm gươm đến chém đức Phật. Tuy nhiên, dù đức Phật đi rất chậm, và dù có tài chạy nhanh như ngựa, nhưng chàng ta không tài nào rượt kịp Ngài.

    Cuối cùng, đuối sức anh ta kêu lên:" Này ông thầy tu kia! Nếu muốn cho ta giết sao còn không dừng lại?" Phật nghe thế, trả lời:" Ta đã dừng lại từ lâu rồi? Sao ngươi còn chưa dừng lại?"

    - Ông đang đi sao bảo là đã dừng lại? Còn tôi bây giờ đang đứng sao ông nói là tôi còn chưa dừng lại?

    - Ta đã dừng lại từ lâu rồi, nghĩa là ta đã không còn sát sanh, giết hại bất kỳ 1 chúng sinh nào. Còn ngươi vẫn luôn tìm người để giết, nên ta mới nói là ...còn chưa dừng lại.


    Thế rồi Phật dùng lòng từ bi và trí tuệ của mình để cảm hóa chàng trai. Vì ngộ tánh rất cao, chỉ vì cuồng tín theo lời thầy dạy mà trở nên tàn ác. Nay được Phật khai thị nên anh đã giác ngộ ngay. Bèn xin quy y với Ngài. Sau này trở thành một trong những vị A-la-hán đầu tiên của đức Phật.
    ......

    Mỗi khi vào chùa, nếu để ý các bạn sẽ thấy người ta có hình vẽ một người cầm gươm đuổi giết đức Phật, đó chính là tích này vậy!



    Qua truyện này, một lần nữa cho thấy lời thế gian thật đáng sợ. Dù là bà mẹ ruột nhưng vẫn không tin con. Dù là ông thầy đức độ cũng phải nghi ngờ học trò. Chính vì vậy nên về lời nói, ngoài không được nói dối ra, Phật còn khuyên người ta không nói dèm pha, nói đòn xóc hai đầu, và nói lời vô ích. Tiếc thay, những người đi chùa thường chỉ nghe được Ngũ Giới là:

    Không sát sanh
    Không trộm cắp
    Không nói dối
    Không tà dâm
    Không uống rượu

    Do vậy, mà người ta cứ ...vô tư ...nhiều chuyện, đâm thọc, v..v...gây ra biết bao sự oan trái.

    ...Thân ái,
    -Thiên Vương-

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi KIENCANGHP Xem Bài Gởi
    Nhân đọc truyện này của Huynh Thiên Vương, Kiencang cũng góp vào thêm câu chuyện cho Huynh vvnghia bình luận nhé !

    Giúp người giúp ta

    Một người nông dân ở Nebraska rất giỏi trong lĩnh vực trồng ngô. Hàng năm ông đều đem sản phẩm của mình ra hội chợ, và lần nào cũng đoạt giải cao.
    Năm nọ, có một phóng viên đến phỏng vấn ông về cách thức trồng trọt. Phóng viên ấy thấy rằng ông đã chia sẻ hạt giống ngô cho người hàng xóm.
    Lấy làm lạ, người phóng viên hỏi: “Tại sao ông lại chia sẻ hạt giống tốt cho hàng xóm trong khi ông ta cũng đem sản phẩm của mình ra cạnh tranh với sản phẩm của ông mỗi năm tại hội chợ?”.
    Người ông dân điềm tĩnh trả lời: “Gió đem phấn hoa rải từ cánh đồng này đến cánh đồng khác. Nếu láng giềng trồng giống ngô không tốt, sự giao phấn sẽ làm chất lượng ngô của tôi xuống cấp. Tôi muốn có chất lượng ngô tốt thì phải giúp cho hàng xóm trồng được giống ngô tốt”.
    Người nông dân hiểu biết sâu sắc về sự tương quan với nhau trong cuộc đời. Cánh đồng ngô của ông sẽ không thể phát triển trừ khi cánh đồng ngô của người hàng xóm cũng phát triển.

    Thử xét đến các lĩnh vực khác. Người muốn sống yên bình nên giúp đỡ những người xung quanh có cuộc sống yên bình, thế mới mong có một không gian yên bình.
    Người muốn sống hạnh phúc cũng nên giúp đỡ những người xung quanh, đặc biệt là người thân yêu có cuộc sống hạnh phúc, vì chúng ta hạnh phúc trong cả sự hạnh phúc của người khác.
    Không nên sống ích kỉ, chỉ biết có mình. Giúp đỡ người khác cũng chính là làm tốt cho bản thân.


    Vâng, cảm ơn huynh KIENCANGHP đã có một câu chuyện hay. Tuy nhiên đọc Tưới Dưa và người nông dân trồng ngô tôi có hai cảm nhận khác nhau. Trồng Dưa, tinh tế và thâm thúy hơn. Cho ta thấy trí tuệ của người xưa trong việc đối nhân, xử thế. Còn chuyện người nông dân thì tôi thấy tính khôn lanh hơn, không có độ sâu sắc như Trồng Dưa. Tôi đồng ý rằng ý nghĩa của câu chuyện người nông dân nhắc nhở chúng ta không nên sống ích kỷ và khuyến khích cùng hợp tác để cùng hạnh phúc. Tuy nhiên trong xã hội cũng có nhiều hạng người, bạn rộng lòng với họ, chưa chắc họ thật lòng với bạn. Cho nên để mở rộng lòng thực sự với con người có lẽ chỉ có đức Phật với tấm lòng Từ Bi. Chuyện dành để đọc, chứ ứng dụng vào cuộc sống còn tùy thuộc vào kinh nghiệm sống của mỗi người để tùy người tùy cảnh mà áp dụng. Tôi thích chuyện Tưới Dưa vì lẽ đó, quyết định được đưa ra hết sức khéo léo, phù hợp với tình hình, với lòng người và thời cuộc vậy.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  9. #9

    Mặc định

    Truyện thứ 5


    CAN VUA BỎ RƯỢU


    Vua Cảnh Công nước Tề hay uống rượu, có bận say luôn mấy ngày đêm, xao lãng cả việc nước . Huyền Chương can, nói: "Bệ hạ uống rượu say sưa như thế, hạ thần xin can, nếu bệ hạ không nghe, hạ thần xin tự tận "

    Ngay lúc ấy Án Tử vào yết kiến vua. Vua bảo : "Huyền Chương can ta bỏ rượu, không thì y tự tận. Nếu ta nghe, thì ta hóa ra non, nếu ta không nghe, nhỡ Huyền Chương chết thì cũng đáng tiếc ."

    Án Tử nói : "May lắm! May mà Huyền Chương gặp được bệ hạ, chớ như vua Kiệt, vua Trụ, thì chết mất rồi, đâu còn sống được đến bây giờ nữa."

    Cảnh Công nghe nói, tỉnh ngộ, từ hôm đó chừa rượu .

    - Án Tử Xuân Thu -



    Chú thích:

    Kiệt, Trụ: hai vua tàn bạo, độc ác, say mê tửu sắc, bỏ cả chính sự đến nỗi mất nước .

    Án Tử Xuân Thu: bộ sách ghi chép những công việc cùng lời nói của Án Tử. Án Tử tức là Án Anh, tên tự là Bình Trọng, người nước Tề về thời Xuân Thu, làm tướng ba đời vua Linh Công, Trang Công và Cảnh Công, có tính cần kiệm, một bụng trung thành nổi tiếng thời bấy giờ .


    LỜI BÀN:

    Tính thích uống rượu, nghe người ta can mà chừa được như Cảnh Công, quả là ông vua hiền. Thấy vua say sưa, xao lãng chính sự, liều thân mà can vua như Huyền Chương, thật là bầy tôi trung. Ðến như Án Tử vừa là trung thực, lại có tài phúng gián. Cũng là can ngăn mà không nói thẳng, cùng cực bức quá chỉ làm cho người có tật hổ thẹn không muốn nghe, nhưng gợi cái lòng tự phụ của người, uyển chuyển được bụng người khiến cho phải tỉnh ngộ mà chừa đi ngay thì mới là giỏi .


    * Nhận xét:

    Thông thường, những lối suy nghĩ của tiền nhân ít nhiều gì cũng chứa đựng sự thành kiến, cổ hủ. Quan niệm có phần xa với thực tế bây giờ. Do vậy, khiến cho người ta chán nản. Thế nhưng, khi xem lại những điển tích về Án Tử, TV nghĩ rằng có lẽ không ai có thể chê vào đâu cho được.

    Khuyên một người đã khó, khuyên người ta chừa bỏ sự đam mê thì càng khó. Nhất là người đó lại là một ông vua, chủ của một nước thì có thể gọi là ...không tưởng.

    Tửu sắc là 2 nguyên nhân thường khiến cho người ta từ thiên tử cho đến bình dân bá tánh, tan nhà nát cửa. Tuy nhiên, đam mê nữ sắc thì có phần không thỏa đáng. Bỏ đi cũng là phải lắm. Nhưng rượu là thứ thiết yếu trong đời sống của một nam nhân, bởi thế mà có câu:"Nam vô tửu như kỳ vô phong". Mà người nam nhân này là là bậc cửu ngũ chí tôn. Vốn phải luôn yến tiệc cùng mọi người. Làm sao có thể bỏ cho được?

    Ấy vậy mà Án Tử lại có thể tùy cơ ứng biến, lấy cái hay của người để trừ cái dở của người. Chính vì vậy mà làm được cái việc mà ta cho là không tưởng và không thể trên kia. Cho thấy ông là người không những thông minh, mẫn tuệ, có tài ứng đối lẹ làng, mà còn là người rất hiểu được lòng thiên hạ. Cái mà ngày nay người ta gọi là ...tâm lý.

    Và rõ ràng, chuyện có ...Lý thì Tâm phải nghe mà thôi, phải không các bạn?

    Ở mẩu chuyện này, TV tâm đắc nhất mỗi một câu:

    "May lắm! May mà Huyền Chương gặp được bệ hạ, chớ như vua Kiệt, vua Trụ, thì chết mất rồi, đâu còn sống được đến bây giờ nữa."

    Và câu này cũng chính là câu duy nhất của Án Tử dùng để khuyên vua. Ấy vậy mà lại được việc.

    Chỉ một câu mà thay đổi được cục diện, hèn gì mà người xưa vẫn thường khen 1 vị quan văn bằng trăm viên hổ tướng! Tuy chỉ dùng lời nói, nhưng bên trong tiềm ẩn cả 1 sức mạnh phi thường. Khác nào một đòn bí hiểm dùng để dứt điểm đối phương.

    Khen người cũng là nó, mà chê người cũng là nó. Cái hay và cái hơn của câu nói này khi so với một đòn đánh của võ tướng là nó có cả nhu lẫn cương. Phát được, thu được. Sinh hay tử tùy người quyết định.

    Án Tử ngoài lời thì khen Cảnh Công là vua tốt nên mới giữ được mạng của Huyền Chương. Nhưng bên trong vẫn ngầm chê việc mê say rượu chè của ông, lại bất chấp sự can gián của đại thần không khác chi vua Kiệt đời Hạ và vua Trụ đời Thương.

    Nhưng đã bị đặt vào tình thế ...được khen, vua Cảnh Công không thể nào làm khác được, nên đành phải làm ông vua tốt mà thôi!

    Nhưng nói đi cũng phải nói lại, trong triều có biết bao vị quan. Mà họ cũng không phải là dở. Do vậy, chắc cũng không ít người đã khuyên vua mà vua vẫn không nghe. Đại khái như ông Huyền Chương phải dụng đến cái chết để mong thay đổi được thiên tử. Vì vậy, khi ta thấy vua Cảnh Công nghe theo lời Án Tử mà bỏ rượu, đó chưa hẳn vì lời Án Tử hữu lý, mà phần lớn là vì nể phục sự chánh trực và uy dũng của Án Tử vậy.

    Tựa như cùng là một thế võ, nhưng công lực của mỗi người mỗi khác, do vậy, tùy công lực mà có thể đánh bại đối phương. Cùng là một câu nói, nhưng tùy theo oai nghi và dũng khí của người nói mà có thể làm cho người ta nghe theo vậy.

    Án Tử là người thấp bé, nhưng dũng khí của ông ta đủ nhiều để khiến cho người ta phải nể phục. Vì vậy, biết bao lần đi sứ, phải đối diện với nhiều tình cảnh hiểm nghèo, nhưng ông vẫn đàng hoàng, ung dung tự tại mà hoàn thành sứ mạng trở về.

    Đó mới chính là điều làm cho vua Cảnh Công nể phục mà nghe theo lời "khen" để chừa bỏ rượu.

    Cho thấy, nếu ta chỉ học theo cái tài ...hùng biện của ông, thì chỉ có thể giúp ta khoa môi, múa mép.

    Muốn thu phục lòng người, cần phải có ...nội lực: chánh trựcdũng cảm.

    ...Thân ái,
    -Thiên Vương-

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Vương Xem Bài Gởi
    Truyện thứ nhất:


    - RẮN DỜI CHỖ Ở -


    Trời nắng, ao cạn, hai con rắn muốn dời đi ở chỗ khác.

    Rắn con bảo rắn lớn:

    - Anh đi trước, tôi theo sau, người ta biết là rắn kéo nhau đi tìm chỗ ở, thì thế nào cũng tìm cách giết chết. Sao bằng anh để tôi ngậm vào mình anh, còn anh thì cõng tôi mà đi, người ta tất nhiên cho là rắn thần, không dám đụng đến.

    Nói xong, hai con rắn làm y như thế mà đi qua đường cái. Quả nhiên, người ta trông thấy, ai cũng tránh sợ, bảo nhau là “rắn thần”.

    Kẻ nương tựa nhau, thông đồng với nhau để làm điều gian giảo, lừa dối đời, mê hoặc người, thì có khác gì hai con rắn cõng nhau đây mà giả làm rắn thần không?

    Hàn Phi Tử



    GIẢI NGHĨA:

    Tất nhiên: chắc như thế không sai.

    Thông đồng: nói nhiều người cùng mưu mẹo xếp đặt với nhau để làm một việc gì.

    Mê hoặc: lừa người ta tin những việc giả dối.



    Lời bàn:

    Những quân gian giảo định đánh lừa thiên hạ, khi chỉ có một mình, thiên hạ cũng mắc lừa chán. Huống chi là chúng kết bè, kết đảng, đồng tâm bày mưu mà gạt lừa thiên hạ, thì ai dù khôn ngoan đến đâu dễ đã tránh cho được.

    Đoàn kết với nhau để làm điều lành, hay cho thiên hạ bao nhiêu, thì bè đảng với nhau để làm điều ác, nguy cho thiên hạ bấy nhiêu. Vậy ta thấy những điều gì lạ tai, lạ mắt, trái hẳn nhân tình thì một là đánh lừa, hai là lợi dụng, ta trước nên suy xét kỹ đã, rồi sau hãy tin theo.


    *Nhận xét:

    - Con rắn vốn được coi là loài nguy hiểm, ác độc như trong câu "Khẩu Phật, tâm xà", ấy vậy mà muốn dời chỗ được an toàn còn phải tìm cách thay hình đổi dạng để mong thoát khỏi sự giết hại của con người.

    - Dù nọc rắn có cực độc đến đâu thì mỗi năm, số người chết vì bị rắn cắn vẫn không bằng một phần nhỏ so với số người chết vì bị ...người giết.

    -Con rắn có cắn người chẳng qua cũng chỉ là bản năng tự vệ để sinh tồn. Hiếm khi tự nhiên rắn tự kiếm người để cắn. Nhưng con người thì giết nhau vì đủ mọi lý do, trong đủ mọi hoàn cảnh. Thù ghét nhau giết hại đã đành, nhưng đôi khi thương yêu nhau cũng không khỏi bị chết.

    - Rắn trước khi cắn người thường phùng mang, nhe nanh cho người sợ mà bỏ đi. Còn người giết hại nhau thường dùng thủ đoạn âm thầm, không làm sao biết trước để mà tránh. Nghĩa là một khi ra tay dứt khoát phải đoạt mạng mới vừa lòng.

    -> Cho thấy con người mới thật là loài ....đáng sợ nhất!

    - Thiên Vương -
    Đọc câu chuyện này, tôi liên hệ đến tính cách của Hàn Phi Tử và những tư tưởng của ông. Ông luôn phản bác quan điểm chữ nhân của Nho giáo. Ông nghĩ đến xã hội con người một cách thực dụng, đầy rẫy toan tính và mưu mô xảo quyệt. Tư tưởng của ông dà dùng Pháp để trị cái xã hội đó từ dân đen cho đến những quan lại. Bậc vua chúa phải nhìn thấu tư tưởng của quần thần, ko thể để quần thần kéo bè cánh lừa gạt mình. Rồi dùng Pháp thưởng phạt nghiêm minh, không để tình cảm chi phối từ đó mới đem lại sự cai trị thành công. Do đó "Nhìn thấu vấn đề" theo tôi là một ý niệm quan trọng gắn với tư tưởng của Hàn Phi Tử.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  11. #11

    Mặc định

    Bác chủ nhà cho thêm ít thân học đi, thắt eo ở cổ lâu quá, hihi..

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi cuoi_chu Xem Bài Gởi
    Bác chủ nhà cho thêm ít thân học đi, thắt eo ở cổ lâu quá, hihi..
    Bạn khôi hài thật ha! :-) Muốn ..."thân học"...thì "thân học", nhưng dù sao cũng phải có ....cổ thì mới ...phát ra lời được chứ ha! Vì TV là người chứ đâu phải là ....cái trống đâu chứ, phải không nào? :-)

    Và cũng nói thêm cho bạn biết là dù là cái trống đi nữa thì người ta cũng gọi là ....cổ mà thôi! Chắc bạn có nghe qua câu...Dạ Cổ Hoài Lang...mà, nghĩa là ...nghe tiếng trống đêm mà nhớ chàng đó! :-)

    ...Thân ái,
    -Thiên Vương-

  13. #13

    Mặc định

    Truyện thứ sáu:


    Hôm trước, khi nói về sự khéo của Án Tử trong việc can vua bỏ rượu, TV có đề cập đến dũng khí của ông. Nay xin nói rõ thêm về việc này trong mẩu chuyện sau...


    LÒNG CƯƠNG TRỰC



    Thôi Trữ là quyền thần nước Tề, định giết vua Trang Công, bèn hội họp sĩ phu lại ăn thề. Ai nấy đều sợ hãi, răm rắp vâng lời. Duy có Án Tử nghiễm nhiên như không, nhất quyết không chịu thề.

    Thôi Trữ bảo Án Tử: "Ngươi nghe ta. Ta lấy được nước, thì ta cho một nửa. Nhược bằng không nghe, ta giết ngay lập tức".

    Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm, chuẩn bị đưa gươm giáo ra đâm chém Án Tử. Chết đến nơi, mà Án Tử vẫn không biến sắc mặt, ung dung nói rằng: "Lấy lợi dụ người ta, mà bảo người ta phản bội quân thượng là bất nhân; lấy binh khí hiếp người ta, mà làm người ta mất chí khí là bất dũng. Giết thì giết, ta đây không theo việc của nhà ngươi làm".

    Thôi Trữ nghe nói, không dám làm gì Án Tử.

    Án Tử đứng dậy, ung dung bước ra.

    (Tả Truyện)



    Giải Nghĩa:

    Cương trực: Cứng rắn, ngay thẳng.

    Quyền thần: Người bầy tôi chiếm hết cả quyền của vua chúa.

    Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Ðông bây giờ.

    : Quan nhỏ.

    Phu: Quan to.

    Ăn thề: Giết một con vật lấy máu cùng uống mà thề ước với nhau làm một việc gì.


    Phản bội quân thượng
    : Tráo trở hai lòng đối với bề trên.

    Tả Truyện: Sách của Tả Khưu Minh nhà Chu làm, kể những sự việc lịch sử thời Xuân Thu.

    Lời Bàn:

    Cường quyền thường muốn át công lý, tuy vậy công lý vẫn hay uốn được cường quyền. Thôi Trữ mạnh biết bao nhiêu, mà chỉ một câu nói của án Tử cũng đủ làm cho phải lùi. Thế mới hay cái lòng người, cái lẽ phải có sức hơn là lưỡi gươm ngọn giáo.

    Những người có lòng trung nghĩa, cá tính cương quyết như Án Tử, cứng như sắt, đỏ tựa son, dù nguy cấp thế nào cũng không đổi đại tiết, chính là những người giữ được công lý để đối phó với cường quyền.


    Nhận Xét:

    Thiết nghĩ, qua mẩu chuyện này, có lẽ ai cũng thấy được khí chất phi phàm của Án Tử ra sao. Tuy nhiên, nếu ta biết thêm về tính tàn bạo của Thôi Trữ, chắc hẳn, ta sẽ có cái nhìn rõ hơn về dũng khí của Án Tử...

    ...Thôi Trữ nguyên là Tể Tướng nước Tề. Sau khi giết vua là Tề Trang Công, một hôm tới Quốc-sử quán xem quan Thái-sử ghi chép ra sao. Ông cầm thẻ tre lên, thấy chép :

    « Năm...tháng...ngày..., Thôi Trữ giết vua mình (Thôi Trữ sát kỳ quân)... ».

    Thôi Trữ bắt quan Thái-sử sửa lại, bằng không sẽ giết. Quan Thái-sử cương quyết không chịu sửa. Thôi Trữ giết ông, rồi cử em ông thay thế, với lời dọa: "Phải sửa lại, bằng không sẽ giết."

    Mấy hôm sau Thôi Trữ lại tới Quốc-sử quán, cầm thẻ tre lên xem, thì vẫn như cũ. Ông ta rút kiếm giết người em, cử người em thứ ba lên thay, với lời đe dọa :

    "Phải viết lại, bằng không hãy nhìn gương hai người anh."

    Ít lâu sau ông tới Quốc-sử quán, cầm thẻ tre lên xem, thì vẫn không đổi. Ông ta chưa biết giải quyết sao, thì có một người phi ngựa như bay đến, con ngựa mệt quá chết tại chỗ. Người này nói trong hơi thở:

    "Xin lỗi Tể-tướng, tôi từ mấy trăm dặm vội tới đây ngay, để chép sự việc ngài giết vua, vì sợ ba anh em họ chết rồi, không ai chép cái sự kiện này nữa"
    ............................................

    Ghi chép lịch sử là việc của sử quan, nhằm lưu truyền hậu thế. Điều cốt yếu là phải ghi sự thật. Việc này ai cũng biết, và vì vậy xưa nay, từ vua đến quan, không ai được can dự vào.

    Ấy vậy mà chỉ là một Tể Tướng, Thôi Trữ vẫn muốn uốn nắn sự thật bằng sự tàn bạo của mình. Sẵn sàng giết chết sử quan không theo ý mình.

    Ở đây, ta không nói đến tinh thần bất khuất của sử quan ngày xưa. Mà chỉ đề cập đến sự lộng quyền và tàn bạo của Thôi Trữ. Viên Tể Tướng này là người dám nói, dám làm, chứ không phải dọa suông.

    Trước sự bất khuất của sử quan như vậy, mà Thôi Trữ phải chém hết 2 người mới chùng tay. Cho thấy sự bất khuất của Án Tử phải gấp 2 hay nhiều lần các sử quan này, nên không những Án Tử đã dám nói sự thật như sử quan, mà còn hạch tội Thôi Trữ, nhưng Thôi Trữ vẫn không dám làm gì ông ta.

    Tuy dũng cảm vô song, nhưng trước đường gươm, lưỡi kiếm không lẽ Án Tử không sợ chết? TV tự nghĩ Án Tử đúng là không sợ chết, nhưng nếu phải hy sinh vì việc lớn thì không nói gì. Còn nếu chỉ vì nói cho sướng miệng, thị uy với thiên hạ, cho mình là thanh cao v...v... mà bị chết thì cái chết đó thật vô nghĩa và cực kỳ vô tri.

    Đối với một người được coi là rất thông minh, nhạy bén như Án Tử, không lý gì ông lại dùng ...thịt mình mà nhử hổ, xem thử nó dám ăn hay không.

    Kỳ thật, TV nghĩ là ông đang dùng kế ...tìm sinh lộ qua tử môn. Đó là đối với một người đang thao túng triều thần để giết vua như Thôi Trữ, lẽ dĩ nhiên, phải tôn trọng chữ Nhân lên hàng đầu để mong phục chúng. Nên khi nghe Án Tử cho mình là ...bất nhân, chắc hẳn, ít nhiều gì Thôi Trữ cũng phải khựng lại.

    Đối với một kẻ đã đủ mạnh để triệu tập toàn bộ sĩ phu trong nước, và đủ gan để bàn đến việc giết vua, cho thấy Thôi Trữ đã không còn xem ai có thể sánh với mình. Vì vậy, khi nghe Án Tử nói..."lấy binh khí hiếp người ta, mà làm người ta mất chí khí là bất dũng."...lẽ dĩ nhiên lòng tự phụ, tự cao, tự đại, v..v...của Thôi Trữ phải nổi lên. Đủ mạnh để ngăn không cho ông xuống tay sát hại Án Tử.

    Người có khí chất như Án Tử phản đối việc phản nghịch của ông là điều hiển nhiên. Không có gì để mà mất mặt. Nhưng nếu trước sự chống đối mà vẫn rộng lượng tha chết cho họ, thì mới khiến người thán phục. Đấy là Án Tử nhắc khéo chữ Nhân cho Thôi Trữ vậy!

    Ta là một văn quan, thấp bé, mà muốn áp đảo, ngươi phải dụng đến khí giới rợp trời, ấy là ngươi cho thiên hạ biết là ngươi đang sợ ta. Nếu giết ta trong hoàn cảnh như vầy, thì làm sao còn dám thị oai với ai nữa? Đó là Án Tử dạy thêm cho Thôi Trữ biết thế nào là Dũng.

    Là một Tể Tướng, tất nhiên Thôi Trữ cũng phải là người rất tài. Do vậy, nhận ra những điều trên mà tha mạng cho Án Tử là điều dễ hiểu.

    Ở đây cho thấy Án Tử rất hiểu thế nào là ...tri bỉ, tri kỷ....Bằng như gặp một viên võ tướng nóng nảy, hoặc gặp một gã hữu dũng vô mưu mà nói như vậy thì đúng là chỉ tìm cái chết, phải không các bạn? :-)

    ...Thân ái,
    -Thiên Vương-

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Vương Xem Bài Gởi
    Bạn khôi hài thật ha! :-) Muốn ..."thân học"...thì "thân học", nhưng dù sao cũng phải có ....cổ thì mới ...phát ra lời được chứ ha! Vì TV là người chứ đâu phải là ....cái trống đâu chứ, phải không nào? :-)

    Và cũng nói thêm cho bạn biết là dù là cái trống đi nữa thì người ta cũng gọi là ....cổ mà thôi! Chắc bạn có nghe qua câu...Dạ Cổ Hoài Lang...mà, nghĩa là ...nghe tiếng trống đêm mà nhớ chàng đó! :-)

    ...Thân ái,
    -Thiên Vương-
    Cảm ơn Bác,
    Quả là cổ là bộ phận rất quan trọng: ăn, uống, nói, cười ... đều từ đó mà ra. Nhưng cổ cũng như tay, chân ... đều chỉ là phương tiện cho thân và mọc ra từ thân thôi hihi. Vả lại như chuyện tiếu lâm về nghỉ hưu đó thì bộ phận nào cũng quan trọng cả.
    Cảm ơn Bác lần nữa nhé vì tất cả và vì Dạ Cổ Hoài Lang.

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi cuoi_chu Xem Bài Gởi
    Bác chủ nhà cho thêm ít thân học đi, thắt eo ở cổ lâu quá, hihi..
    Nói gì mà nghiên cứu mãi mà Nsb chẳng hiểu Cuoi_chu nói gì cả.

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ngoisaobiec Xem Bài Gởi
    Nói gì mà nghiên cứu mãi mà Nsb chẳng hiểu Cuoi_chu nói gì cả.
    Ý là bạn Chú Cuội phàn nàn về việc TV không tiếp tục đăng truyện giống như là người ta dùng nút để bịt cổ chai lại thì làm sao nước có thể chảy ra cho được đó!

    Đồng thời bạn ấy cũng ..."mượn tạm" chữ Cổ trong "Cổ Học Tinh Hoa" để ...chơi chữ mà nhắc khéo TV đó mà! :-) Ý là Cổ Học lâu thấy quá, vậy cho một ít Thân Học cũng được! (Ở đây phải liên tưởng Cổ và Thân như cái chai, hay con người cũng được. Và vì vậy, Cổ thì luôn nhỏ hơn Thân. Và Thân thì mới là phần chủ yếu đó!) :-)

    ...Thân ái,
    -Thiên Vương-

  17. #17

    Mặc định

    Trong truyện thứ 6:
    Lời bàn, nhận xét ... của Bác đều hay, nhưng phải chăng nó mới đúng về một vế. Ngay như Hồ Quí Ly sau bao nhiêu năm bây giờ sử có lật lại, đọc quyển Hồ Quí Ly mới thấy được công trạng, hoàn cảnh ...
    Với một số trường hợp không chỉ vì câu nói mà người tài thì vẫn phải trọng người tài, hoặc giả như vẫn cần trong một số trường hợp như Khổng Minh dùng Ngụy Diên đó thôi. Vì vậy Bác Hồ mới cơ câu: " Dụng nhân như dụng mộc".

  18. #18

    Mặc định

    Cám ơn TV , bài số 6 rất hay va củng có ý nghĩa, nhất là sau khi xem đầy đũ phần giải thích cua TV.

    Người xưa thường nói : "Phú quý bất năng "dâm" (hay "san" vậy Bác TV), Bần tiện bất năng di, Uy vũ bất năng khuất. Án Tử là bậc chí nhân quân tử, nhưng đôi khi quân tử củng cần có "trí" mới thoát hiễm vậy. Như anh em nhà Sử Quan bị giết thật oan uổng, chỉ thể hiện tính cương trực mà thiếu trí tuệ củng ngũm củ tỏi. Nếu Án Tử ở vào vai Sử Quan có khi có lối thoát.
    Tam điễm như tinh tượng.
    Hoành câu tợ nguyệt tà.
    ...

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HoanNguyen Xem Bài Gởi
    Cám ơn TV , bài số 6 rất hay va củng có ý nghĩa, nhất là sau khi xem đầy đũ phần giải thích cua TV.

    Người xưa thường nói : "Phú quý bất năng "dâm" (hay "san" vậy Bác TV), Bần tiện bất năng di, Uy vũ bất năng khuất. Án Tử là bậc chí nhân quân tử, nhưng đôi khi quân tử củng cần có "trí" mới thoát hiễm vậy. Như anh em nhà Sử Quan bị giết thật oan uổng, chỉ thể hiện tính cương trực mà thiếu trí tuệ củng ngũm củ tỏi. Nếu Án Tử ở vào vai Sử Quan có khi có lối thoát.
    Đúng là ...Dâm...đó bạn! Nhưng không nên hiểu như chữ Dâm mà ta thấy báo chí nói đến hàng ngày.

    Nguyên văn câu của ông Mạnh Tử là:

    富貴不能淫, 貧賤不能移, 威武不能屈, 此之謂大丈夫.

    Phú quý bất năng dâm. Bần tiện bất năng di. Uy vũ bất năng khuất. Thử chi vị đại trượng phu.

    Nghĩa là:

    Giàu sang không mê hoặc được. Nghèo hèn không dời đổi được. Sức mạnh không khuất phục được. Người như vậy thì gọi là bậc ...đại trượng phu.

    ...Thân ái,
    -Thiên Vương-

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi cuoi_chu Xem Bài Gởi
    Trong truyện thứ 6:
    Lời bàn, nhận xét ... của Bác đều hay, nhưng phải chăng nó mới đúng về một vế. Ngay như Hồ Quí Ly sau bao nhiêu năm bây giờ sử có lật lại, đọc quyển Hồ Quí Ly mới thấy được công trạng, hoàn cảnh ...
    Với một số trường hợp không chỉ vì câu nói mà người tài thì vẫn phải trọng người tài, hoặc giả như vẫn cần trong một số trường hợp như Khổng Minh dùng Ngụy Diên đó thôi. Vì vậy Bác Hồ mới cơ câu: " Dụng nhân như dụng mộc".
    Tiểu thuyết Hồ quí Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh mà bạn nói đến có phải không?
    Đó là tác phẩm văn học. Mà văn học thì có quyền hư cấu.
    Và đó là nhìn nhận đánh giá của riêng tác giả.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •