Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 34

Ðề tài: Hành trình một linh hồn

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Hành trình một linh hồn

    Để tạo điều kiện cho các bạn được tiếp cận với Minh Triết Thiêng Liêng (MTTL) mình cố gắng post nội dung của cuốn "Hành trình một linh hồn" lấy nguồn từ trang Phụng sự Theosophia lên trang nhà của TGVH. Vì phải convert từ pdf sang work cần phải chỉnh sửa nhiều nên mình sẽ post từng phần một. Đây là một cuốn sách hay mà các đạo hữu không nên bỏ qua.

    DẪN NHẬP

    Trong những số báo trước, Phụng Sự Theosophia (PST) có hân hạnh giới thiệu tới độc giả của báo chuyện “Vòng Tái Sinh” đăng từ số 33 đến số 40, nói về bài học của vài kiếp chọn lọc của một người, cho thấy mục đích của sự sống, ý nghĩa của sự kiện xảy đến với ta trong đời. Nguyên tác tiếng Anh “The Wheel of Rebirth” của H.K.Challoner tuyệt bản đã lâu, còn bản dich “Vòng Tái Sinh” đã được xuất bản thành sách năm 1994. Nay PST rất vui mừng được giới thiệu đến cùng độc giả của báo một tác phẩm khác không kém phần giá trị và thích thú, về đề tài chuyện gì xảy ra khi con người qua đời nói riêng và sự tiến hóa của linh hồn nói chung.
    Ấn bản thứ nhất của sách mang tên “From the Turret”, tác giả là Peter Richelieu, phát hành năm 1953. Sau đó sách đổi tên và những ấn bản mới về sau có tựa là “A Soul's Journey”, và có thay đổi chút ít về nội dung so với ấn
    bản năm 1953. PST cho đăng trên web bài dịch quyển sách trên do Thanh Thiên dịch, dựa theo ấn bản đầu tiên “From thế Turret” lẫn ấn bản “A Soul's Journey” và tin là độc giả sẽ mê say theo dõi, cùng khám phá ra hữu ích
    lớn lao của chuyện. Chuyện được mang lên trang web nhằm giúp cho độc giả Việt khắp nơi kể cả trong nước, có thêm tài liệu về Minh Triết Thiêng Liêng. Xin khuyến khích qui độc giả tìm đọc bản Anh ngữ “A Soul's Journey”,
    sách đã tuyệt bản tuy nhiên ta có thể muợn xem trong thư viện các chi bộ hội Theosophy có rải rác quanh thế giới, nhất là tại các thành phố lớn. Nếu muốn có sách để tham khảo riêng độc giả có thể tìm mua sách second hand trong eBay trên internet.
    Hai quyển “Vòng Tái Sinh” và “Hành Trình Một Linh Hồn” khi đọc kỹ sẽ cho ta hiểu biết rất giá trị về con người, các luật trời chi phối cuộc sống như Luật Luân Hồi, Luật Nhận Quả, và diễn trình cùng cơ chế của cuộc tiến hóa. Hiểu biết ấy giúp thấy ý nghĩa cuộc đời và sống vui vẻ, bình tâm hồn, và nhất là hữu ích hơn cho mình cũng như cho người, góp phần trợ giúp cơ tiến hóa. Kính mong độc giả tiếp tay với PST truyền bá MTTL bằng cách giới thiệu hai quyển sách đến thân nhân, bản hữu, nhất là người trong nước.

  2. #2

    Mặc định

    LỜI GIỚI THIỆU

    Mặc dù tôi không phải là một nhà văn và cũng không hề có tài năng hay kinh nghiệm gì về viết văn, quyển sách này được cho ra đời không chút ngại ngùng vì tôi làm theo lệnh của một Vị mà tôi thấy cần phải vâng lời.
    Phần của sách chứa đựng nhiều điều thích thú hấp dẫn người đọc nhất sẽ bắt đầu từ Chương Bốn. Cho ai không hề nhớ chút gì về những việc mình đã làm trong lúc ngủ, những chương sách này chứa đựng nhiều điều hoàn tòan mới lạ. Có điều tôi phải nói là bởi nhiều việc cần giải thích cần kẽ, độc giả được khuyến khích là đừng đọc lướt qua một cách vội vã những chương đầu, để mong sớm tới chương hấp dẫn phía sau! Những chương mở đầu ghi lại câu chuyện với một bậc Thầy người Ấn, có chứa đầy ắp những dữ kiện thiết yếu mà độc giả cần biết để hiểu rõ các chương sau, cũng như chúng là chìa khóa giải thích nhiều điều xảy tới cho chúng ta vào lúc này hay lúc kia trong đời. Ai đọc các chương mở đầu chậm rãi, kỹ càng và thường xuyên xem trở lại chúng sẽ thu thập trọn vẹn những chi tiết tổng quát, cũng như là có được căn bản vững chắc để thông hiểu dễ dàng phần chuyện tiếp theo các chương ấy.
    Khi viết lại kinh nghiệm của mình tôi không tô điểm trau chuốt gì thêm, nếu những kinh nghiệm này giúp được vài người trong các bạn hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và thấy được an ủi, nếu nó cho bạn hiểu biết về sự tiến hóa của loài thú, khiến bạn thấy có lý do làm bạn với thú vật, thì quyển sách được viết ra không đến nỗi vô ích.

    Peter Richelieu.


    MỞ ĐẦU

    Đó là ngày 7 - 7 - 1941, tôi vẫn còn xúc động về điện tín mà tôi nhận được ba ngày trước đây của Sở Chiến Tranh từ London, báo tin rằng Charles, người em trai yêu quí của tôi đã tử nạn trong lúc thi hành công tác tại Anh. Cậu em chỉ mới 23 tuổi, gia nhập Không Lực Hoàng Gia Anh hơn một năm trước và là phi công trong binh chủng này. Đương nhiên là chúng tôi rất hãnh diện về Charles, bởi thanh niên nào mà lại không muốn gia nhập không quân ở lứa tuổi hai mươi, khỏe mạnh và hăng hái muốn đóng góp phần mình cho tổ quốc? Lẽ tự nhiên chúng tôi biết rằng cuộc đời phi công đầy bất trắc nhưng chúng tôi tin là sẽ không có gì xảy tới cho Charles. Thói thường ai cũng nghĩ như vậy cho người mình thương, và Charles với tôi rất thân thiết với nhau từ hồi nào đến giờ, thân hơn so với những cặp anh em khác, dù cách nhau đến muời tuổi.
    Tôi còn nhớ lần đầu tiên Charles hãnh diện cho hay là vừa hạ được chiếc phi cơ địch số một của mình. Khi ấy chúng tôi không nghĩ ra là nỗi vui của mình có nghĩa là nỗi buồn của người khác, nhưng tin vừa nhận được về Charles đã bắt buộc chúng tôi nhận ra điều trên. Cơn xúc động ban đầu về cái chết của Charles quả thật lớn lao, và giờ đây, lần đầu tiên trong đời tôi thấy lòng cay đắng đối với Thượng Đế, với Đấng Cha Lành mà ai cũng suýt soa nói. Làm sao Ngài có thể được gọi là Cha Lành khi để cho chiến tranh xảy ra?
    Gia đình tôi theo đạo Công giáo, tuy không theo sát cho lắm, và tôi chấp nhận nhiều điều một cách tất nhiên không suy nghĩ như đa số người Thiên Chúa giáo khác. Tôn giáo là một phần trong đời sống con người, thông thường ta ít suy nghĩ về chuyện là người Thiên Chúa giáo thì phải làm gì. Đây là lần đầu tiên tôi ngồi suy nghĩ về những điều ấy, và cảm thấy không muốn đi nhà thờ nữa, và càng không muốn gặp mặt giao sĩ nào. Tôi không muốn cầu nguyện, tại sao chứ? Thượng Đế đã lấy mất đi người mà tôi yêu quí nhất trên đời, và tuy không nguyền rủa Thuợng Đế nhưng tôi gần tới mức là ghét bỏ Thượng Đế. Một người bạn nói với tôi rằng Charles nay đã đứng ngòai cuộc chiến rồi, rằng thế giới bên kia chắc chắn là chỗ tốt đẹp hơn thế giới này hiện nay, và rằng tôi cần phải tạ ơn Trời mới đúng. Nhưng tôi không hề thấy phải cảm ơn Trời, tôi đã mong đợi biết bao để thấy lại gương mặt rạng ngời với tiếng cười sung sướng của em tôi trong lần về phép tới của nó, kỳ nghỉ phép mà hai chúng tôi bản tính sẽ dành thì giờ chung với nhau. Tương lại bây giờ chỉ còn là khoảng không trống rỗng mà thôi.
    Tôi đang ở trong tâm trạng ấy vào một buổi sáng không thể nào quên được hồi vài tuần trước, đó là ngày mà Vị ấy tới. Vào 1úc này, nhìn lại những thay đổi đã xảy ra cho mình, tôi có cảm tưởng nhự sự việc có thể đã xảy ra trong kiếp trước tuy nhiên tôi có thể nhớ kỹ từng chi tiết một, và sẽ còn nhớ mãi tới ngay cuối của cuộc đời. Tôi sẽ cố gắng kể cho bạn nghe y hệt chuyện gì đã xảy ra, nhưng nếu sự trình bày không được gây gọn cho lắm thì xin bạn hãy thứ lỗi cho, vì tôi chưa bạo giờ thử viết chuyện cả, và bây giờ việt chỉ vì tôi muốn những người khác đang tìm kiếm được an ủi giống như tôi đã được an ủi vậy.
    Vào khoảng 11 giờ sáng hôm đó có tiếng gõ cửa, người giúp việc cho hay có một ông chờ đợi dưới nhà muốn được được gặp tôi.
    - Ông ta ra sao? tôi hỏi. Người giúp việc đáp:
    - Thưa ông đó là người lạ, tôi đoán ông ta muốn xin xỏ huyện gì.
    Tôi bảo người giúp việc trở xuống hỏi xem ông khách muốn chi rồi lên cho tôi hay. Lúc quay trở lại người giúp việc bảo rằng ông khách là muốn nhắn một tin và chỉ nói thẳng với tôi mà thôi, nên tôi kêu người giúp việc mang ông khách lên mà có chút bức bối trong lòng.
    Dù là sau buổi ấy tôi đã gặp nhân vật này rất thường, tôi vẫn thấy khó mà tả về ông, nhưng tôi sẻ ráng nói cho bạn thấy. Ông dong dỏng cao, chừng bốn mươi lăm tuổi và có râu quải nón. Tôi có thể nói không sai chạy rằng ông là người miền bắc Ấn Độ, tuy nước da ông trắng gần như da tôi. Ông mặc y phục đơn giản của nguời Ấn bằng loại vải có màu mà thoạt trông tưởng là bị dơ, nhưng khi nhìn kỹ thì thấy sạch bóng không một vết dơ nào cả. Chân ông mạng sandal và đầu quấn khăn.
    Tôi cho người giúp việc đi ra và mời khách lại ngồi. Ông ngồi xuống nhưng không ngồi vào ghế tôi đưa tay chỉ mà ngồi ngay xuống sàn thảm, xếp khoanh chân lại theo thế liên hoa. Lúc này tôi mới để ý thấy đôi mắt đầy thân thiện của ông, có vẻ như chứa đựng minh triết thâu thập được qua bao năm tháng. Ông vẫn chưa lên tiếng chi.
    - Thưa ông, tôi mở lời trước, tôi có thể làm gì cho ông?
    Ông có vẻ ngạc nhiên với câu hỏi của tôi, vì một vài giây sau ông mới đáp lại.
    - Anh cho mời tôi đến, ông nói.
    Nghe lạ quá nên tôi đáp lại,
    - Ông nói vậy là sao? Tôi chưa hề gặp ông bạo giờ làm sao tôi mời ông tới được? Xin cho biết ông muốn gì vì tôi có nhiều chuyên phải làm.
    - Anh cho mời tôi đến, ông nhắc lại và tôi đoán là nét mặt tôi 1ộ vẻ ngạc nhiên, vì ông mỉm cười và nói tiếp:
    - Không phải là anh vừa mất người em trai sao? Không phải là anh đang đặt nhiều nghi vấn về Thượng Đế mà anh trách móc là đã lấy mất đi cậu em trai của anh sao? Không phải là anh đã hỏi nhiều lần “Tại sao lại như vậy? Tại sao em mình chết đi mà không phải là người khác? Tin vào Thượng Đế thì có ích gì khi ta không thể hỏi và được ngài trả 1ời những câu hỏi vô cùng quan trọng đói với ta hay sao? Vì trong ba đêm qua trong lúc ngủ, anh mơ thấy nói chuyện với em trai. Thực sự 1à anh có nói chuyện với cậu, đã hỏi những câu này và nhiều cầu khác trong giấc ngủ chập chờn. Tôi là câu trả 1ời cho những thắc mắc ấy, tôi là người được gửi tới để làm những việc này sáng tỏ cho anh, bởi không phải đức Chúa đã từng dạy “Ai hỏi sẽ được trả lời, ai gõ cửa thì cửa sẽ mở” hay sao? Anh
    đã hỏi và anh cũng đã gõ cửa, bây giờ vấn đề còn lại là anh có vẫn muốn nghe câu trả 1ời ao ước đã lâu hay không mà thôi.
    Dĩ nhiên là tôi muốn nghe những câu trả lời cho các thắc mắc của tôi, tôi nói, nhưng ông là ai và làm sao tôi biết rằng ông có thể cho tôi hay những điều tôi muốn biết? Ông cũng chỉ là người phàm như tôi, bằng xương bằng thịt nhưng lại nói là biết em tôi, có nói chuyện với nó và lại nghe cả những câu hỏi của tôi. Đây là ảo thuật hay là tôi đang nằm mơ? Xin hãy giải thích cho tôi rõ. Ông sẽ thấy tôi chịu lắng nghe tuy không dễ tin lăm đâu, nhưng có vẻ như ông biết nhiều điều về tôi rồi, tôi sẽ lắng nghe chuyện ông muốn nói. Khi ấy ông đáp:
    - Tôi sợ rằng cần phải có thời gian mới làm anh hiểu được, nhưng nếu anh bằng lòng chịu bỏ thì giờ tôi sẽ đến với anh mỗi ngày chừng một hay hai tiếng cho tới khi tôi nói xong chuyện. Tôi không hứa là anh sẽ tin hết những điều mà tôi sẽ nói, nhưng tôi có thể hứa là ít nhất anh sẽ thấy vui vẻ hơn so với bây giờ, và riêng lý do ấy cũng không làm thì gian phí phạm lắm đâu. Thế thì 11 giờ sáng mỗi ngày có tiện cho anh không?
    Tôi trả 1ời,
    - Được, được chứ, và tự hỏi chuyện gì sẽ tới; nhưng cùng lúc ấy tôi nghĩ có thể xua ông đi sau ngày đầu tiên, nếu thấy có ý định gì khác trong đó. Tôi ngẩng đầu lên để tiếp tục câu chuyện nhưng người lạ đã biến mất. Không có ai ở đó cả, ngay cả tiếng mở cửa
    đóng cửa tôi cũng không nghe thấy. Tôi tự hỏi mình có mơ chăng, trí não có bị sai lạc vì lo lắng và mất ngủ chăng. Tôi còn gọi cả người giúp việc lên và hổi là có thật hắn đã dẫn ông khách lạ vào gặp tôi hay không thì hắn nói là có. Tôi lại hỏi có thấy ông đi ra không thì hắn đáp là không, và khẳng khăng bảo rằng nhất định hắn phải thấy bất cứ ai rời phòng tôi đi ra cửa trước. Nghe vậy cũng không giúp gì được hơn cho tôi và tôi vẫn tự hỏi câu chuyện có phải là giấc mơ, bởi tôi vẫn có cảm tưởng không thực là đã gặp người khách lạ. Chỉ còn một cách là chờ đến ngày mai, ông hẹn 11 giờ sáng thì chắc chắn tôi sẽ có mặt trong phòng đúng lúc ấy xem Ông có đến hay không.
    Và cũng lạ lắm, tối hôm đó tôi đánh một giấc thật ngon như chưa bao giờ ngủ ngọn đến như vậy từ khi nhận bức điện tín đau lòng kia, sáng thức dậy tôi nhớ như mình có nói chuyện với Charles về người khách lạ. Trong giấc mơ Charles không tỏ vẻ gì là ngạc nhiên cả, và khi tỉnh giấc tôi tin chắc là ông bạn người Ấn sẽ tới như đã hẹn, tôi quyết định sẽ hỏi ngay vừa khi ông đến là làm sao ông ra về mà không ai nghe hay thấy.
    Tôi đoán là cửa phòng tôi hẳn phải hé mở sẵn, vì vừa đúng 11 giờ sáng thì một giọng nới dễ nghe đã thốt bên tai,
    - Sao, anh có vẫn muốn nghe lời đáp cho những câu hỏi của anh không?
    Tôi không nghe ông bước vào phòng, nhưng lạ lùng thay sự hiện diện của ông làm tôi yên tâm và đáp ngay:
    - Có, tôi sẵn sàng đây.
    Không nói thêm xã giao câu nào, ông ngồi ngay xuống sàn thảm còn tôi thì dựa lưng vào ghế, và ông bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện lạ lùng nhất mà tôi chưa hề được nghe bao giờ - một câu chuyện mà ngay đến lúc này tôi vẫn chưa thể hiểu hoàn toàn nhưng ngay từ đầu tôi biết là nó đúng thực, và tôi nghĩ cũng đúng cho ai khác đọc chuyện này.
    Trong những ngày kế tiếp, chúng tôi chuyện vãn rất ít. Ông đến y như đã tới lần dầu tiên, có khi ông nói chuyện một tiếng đồng hồ, có khi lâu hơn và khi xong phần câu chuyện cho buổi sáng hôm đó, ông chấp tay chào theo kiểu Á đông và đi ra. Tôi nghĩ là ông cảm biết khi nào tôi nghe đã đủ, khi đầu óc tôi căng thẳng với nhưng dữ kiên lạ lùng tới lúc nó không thể nhận thêm được nữa. Vì tôi để ý thấy rằng đôi khi ông đột ngột ngưng lại và biến mất không một lời từ giã, để lại xuất hiện vào sáng hôm sau và không có lời chào hay giải thích nào, ông bắt đầu nói như là vừa chấm dứt câu cuối của chuyên hôm qua.
    Lúc ấy tôi hiểu ít biết bao về ý nghĩa của những buổi nói chuyện đó đối với tôi. Ống hứa là tôi sẽ vui vẻ hơn trước kia. Lời ấy thật khiêm nhường biết chừng nào! Đây là lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy có một điều gì đó đáng cho mình sống, là quả thật cuộc sống của tôi có mục đích mà không phải chỉ ngẫu nhiên được sinh ra, lớn lên chết đi thành cát bụi trở lại. Hiểu biết này là lý do vì sao tôi muốn thuật chuyện của mình theo như đã nhớ, vì hẳn có hàng ngàn người không hiểu như tôi, thấy rằng cuộc đời tàn nhẫn không công bằng, rằng nếu có Thượng Đế thì không phải là đấng Cha Lành như tôn giáo nói, mà là đang dùng nhân loại làm trò đùa, khiến con người bi đau khổ chỉ để xem họ phản ứng ra sao với sự khổ đau. Sự thực khác hẳn như vậy biết bao, nhưng giờ tôi sẽ bạn nghe câu chuyện của mình.

  3. #3

    Mặc định

    CHƯƠNG MỘT

    Tôi đến đây không phải để khuyến dụ anh thay đổi tôn giáo hay theo triết lý mới nào, tôi được Ngài - là Thầy tôi gửi tới đây để trả lời những câu hỏi đang làm anh hoang mang. Cách duy nhất tôi có thể làm vậy là trình bày cho anh những điều căn bản của sự sống với hy vọng chúng sẽ giúp anh có một hiểu biết nền tảng hầu xây dựng triết lý riêng cho mình. Tôi cũng sẽ giúp cho anh có kinh nghiệm thực tiễn để nhờ vậy anh có thể tự mình chứng nghiệm sự việc. Nhiều điều tôi sắp nói nghe có vẻ lạ lùng đối với anh, nhưng tôi đã học hỏi qua bao kiếp sống và có chứng cớ làm tôi tin tưởng rằng một số sự kiện là đúng thực. Tôi không hề muốn là anh chấp nhận những gì tôi nói là chuyện có thực hay Chân Lý, vì anh chỉ có thể thấy như vậy khi tự mình biết chúng nhờ kinh nghiệm mà thôi.
    "Có một chuyện xưa về đức Phật mô tả ý này. Ngày nọ có để tử tới hỏi ngài rằng:
    - Bạch Phật, con nên tin ai đây? Có người bảo con điều này đúng, người nọ bảo điều khác, và cả hai tin chắc họ đúng cả.
    Đức Phật đáp:
    - Này con, con đừng tin vào lời nói của ai, ngay cả lời nói của Ta, trừ phi con thấy điều đó hợp với lòng mình. Nhưng lúc đó cũng đừng tin nó vội mà hãy xem như là giả thuyết hợp lý cho tới khi con có thể tự chứng nghiệm lấy cho con.
    "Trước hết tôi sẽ phác họa sơ qua con đường tiến hóa và làm thế nào mà sự sống diễn ra trong thiên nhiên.
    "Nói về nguồn cội của sự sống thì tôi không thể có ý kiến gì, tôi không biết và tôi chưa gặp được ai biết. Nhưng thử hỏi chuyện ấy có quan trọng không? Tất cả ai biết suy nghĩ đều đồng ý rằng phải có một quyền năng sáng tạo đằng sau vũ trụ bao la, và dù ta gọi quyền năng ấy là Thượng Đế hay là con Tạo thì cũng không có gì quan trọng. Nhiều người vẫn tin Thượng Đế là ông lão quắc thước với chùm râu bạc trắng phau, là hình ảnh lý tưởng nhất mà còn người có thể tưởng tượng ra được, có quyền năng vô biên, công minh vô kể không ai sánh bằng.
    Nghĩ như vậy thì có gì là sai? Hình ảnh đó có thể làm thỏa mãn nhiều người nhưng không có căn bản nào trên thực tế, vì chưa có ai đang sống có thể tự nhân là mình biết về sự tạo lập vũ trụ hay biết về sự sống.
    "Dù không thể phân tích được sự sống nhưng chúng ta có thể tiếp xúc với nó. Có ai chưa từng thấy một người hay một vật sống phút này và chết phút sau? Chuyền gì xảy ra trong phút giây đó? Chắc chắn phải có cái gì đã ra khỏi thân hình vừa mới cử động, để lại thân xác cứng đờ mà nếu nhìn kỹ thì có vẻ như nó bắt đầu tan rã để trở về với cát bụi. Vì thế ta có thể nhìn nhận sự sống như là một sự kiện cho dù ta chưa thể hiểu được, và chắc chắn ta không thể tạo ra được sự sống như đã chế biết bao nhiêu món trong thời buổi tiến bộ này. Trí não con người đã sinh ra nhiều vật nhân tạo, nhưng chưa hề tạo nên sự sống, đây vẫn còn là một trong những bí mật thách đố các nhà khoa học tài ba.
    "Khoa học cho chúng ta biết rằng sự sống được tìm thấy trong cả bốn loài của thiên nhiên là kim thạch, thú vật và con người. Chẳng cần nói ta cũng biết rằng có sự sống trong loài vật và loại người, điều đó ai cũng tự mình thấy được nhưng nói rằng cũng có sự sống trọng kim thạch và thảo mộc thì khó tin hơn. Những nguồn tin cậy bảo rằng ngay cả hòn đá cũng có sự sống, khi sinh lực rút lui khỏi viên đá thì nó bắt đầu tan rã dần dần thành bụi cát như thân xác còn người, tuy rằng tiến trình cần thời gian dài hơn. Nói rằng thảo mộc có sự sống dễ được chấp nhận hơn là nói đất đá có sự sống, vì cây mất đi sự sống khi nhổ lên khỏi mặt đất, ta thấy cây khô héo, tàn tạ rồi chết đi thành cát bụi như tất cả sinh vật khác khi sinh lực rút đi.
    "Triết gia còn tìm sự sống xa hơn trong một loài khác nữa mà họ gọi là thế giới của Siêu Nhân, vì khi con người đã tiến hóa qua được loài người, sự tiến bước không dừng ở đó mà hướng lên mãi cho tới khi nó đạt tới cội nguồn sinh ra sự sống. Diễn trình ấy mất bao nhiêu kiếp trước kiếp này thì không ai có thể đoán. Họ nói thêm rằng tiến hóa không ngừng giống như mọi loài trong thiên nhiên, và mục đích của sự sống là thu thập kinh nghiệm. Kinh nghiệm đuọc gặt hái khi sự sống tiến dần qua những loài trong thiên nhiên, từ hình thể thấp nhất đến cái cao nhất mà ta có thể gọi là Siêu Nhân hay người toàn thiện.
    "Kế tiếp là xem sự khác biệt giữa sự sống trong kim thạch và trong loài vật so với loài người là gì. Bản chất của chúng chắc chắn là một vì như tôi có nói, nguồn cội mọi sự sống phát xuất từ Thượng Đế, chỉ khác nhau trong cách biểu lộ mà thôi. Khi sự sống bắt đầu ở những kim thạch khác nhau, nó không có cá tính riêng như ở con người. Trong các loài khoáng chất thấp, sau khi thâu thấp kinh nghiệm cần phải có ở đây, sự sống đi vào các loài khóang chất cao hơn, rồi qua thảo mộc loại thấp tiên dần đến thảo mộc loại cao. Ngay ở mức độ này cũng vẫn chưa có cá nhân riêng biệt mà chỉ có Hồn Khóm, chúng cho tất cả thú vật khác nhau cùng một loại, như hồn khóm chó berger, chó Nhật, hồn khóm mèo v. v. và Hồn Khóm tác động, hướng dẫn con vật trong hồn khóm. Khi sự sống lên tới loài người thì mỗi thân xác có linh hồn riêng ngụ trong đó cho ra ý nghĩ và hành động riêng của mỗi người. Ở giai đoạn này của cuộc tiến hóa thì Hồn Khóm có ảnh hưởng đối với giống dân mà không có ảnh huởng cho cá nhân là người này có tự do ý chí.
    Đối với loài vật thì con người là thú vật siêu đẳng, y như người toàn thiện là siêu nhân đối với chúng ta. Chuyện không may là chúng ta mang danh con vật siêu đẳng lại đối xử tàn ác với loài vật thay vì có lòng nhân và sự thông cảm, thực tế con người là nguyên nhân gây đau khổ cho thú vật. Nếu con người giết thú vật vì cần thức ăn giống như thú vật làm, hay phải tụ vệ khi bị đe dọa đến tính mạng thì hành động này có thể xem như hợp với thiên nhiên. Nhưng con người hành hạ thú vật khi đặt bẫy, dùng những dụng cụ tương tự để lấy bộ lông làm đẹp bạn gái của mình, và bắn giết, hành hạ loài thú trong những trò mà họ gọi là "thể thao", bất kể nỗi đau khổ có thể gây cho loài thú không khôn ngoan bằng mình. Tất cả những việc tàn ác thiếu suy nghĩ này gây ra lòng Sợ Hãi, là cảm xúc làm trì trệ nhất trong mọi loài cảm xúc. Lòng sợ hãi con người bắt đầu từ thú vật thấp nhất và tiếp tục lan khắp loài vật cho tới khi thú được gia hóa tiếp xúc với người, khi ấy nỗi sợ hãi từ từ được thay bằng tình thương. Mức tiến hóa của con vật diễn ra chậm chạp bao lâu mà chưa đạt tới giai đoạn này.
    “Tôi sẽ tả cho anh hay diễn trình của lực sống nơi loài vật. Hãy tưởng tượng lực sống như dòng nước trôi chầm chậm trong kinh đào, bờ kinh hai bên hàm ý mục đích con nước có kiểm soát. Khi dòng nước đi qua loài kim thạch và thảo mộc thì không có gì khác biệt xảy ra, nhưng có sự thay đổi rõ rệt khi dòng nước đi vào thế giới loài vật. Thế giới loài vật có cấu tạo phức tạp hơn vì có nhiều trình độ tiến hóa khác nhau, từ vi khuẩn nhỏ bé, sâu bọ, giun dế tới thú hoang trong rừng và lên nữa là thú nhà. Khi đi xuyên qua thế giới loài vật, sự sống thu hoạch được nhiều kinh nghiệm vì cư ngụ trong nhiều hình thể khác nhau. Hay thấy thí dụ như sự sống trong con nòng nọc.Sinh lực nằm trong trứng do cóc nhái sinh ra, tới ngày giờ trứng nở thành hàng ngàn con nòng nọc. Chúng chào đời là để học hỏi về sự sống, có kinh nghiệm và những kinh nghiệm này sẽ làm cho dòng sống có màu sắc thay vì trong vắt như trước kia, lúc chưa có kinh nghiệm.
    “Vô số nòng nọc chết đi lúc còn bé, chưa kịp lớn lên thành cóc nhái, có kinh nghiệm rất ít nên khi trở về hồn khóm thí sinh lực gần như không có màu sắc gì. Một số trở thành cóc nhái mà vì thiếu thức ăn hay vì hàng ngàn lý do khác nhau nên chết sớm, sinh lực trở về hồn khóm có màu sắc là kinh nghiệm nhỏ bé về sự thiếu ăn, đau khổ làm chúng chết. Một số khác sống lâu hơn, có cơ hội tiếp xúc với loài người, với trẻ nhỏ bắt và chọc phá chúng. Cóc nhái hóa ra sợ hãi người, tìm cách trốn tránh, bỏ chạy mỗi khi đối mặt với người. Rồi số cóc nhái này cũng hết đi hoặc một cách tự nhiên là điều rất hiếm, hoặc vì sự tàn ác của người, hay bị rắn bắt. Nước ban đầu hay lực sống lúc chúng ra đi thì trong vắt nhưng khi phần sinh lực này trở về hồn khóm, kinh nghiệm đau khổ mà chúng trải qua thí dụ như lòng sợ hãi, chắc chắn làm nước nhuộm màu. Mỗi đơn vị của dòng sống trong vô số đơn vị sau kiếp sống của mình mang trở về phần kinh nghiệm riêng dù lớn dù nhỏ, và tất cả những kinh nghiệm này hòa lẫn vào nhau làm cho hồn khóm có kinh nghiệm chung của tất cả đơn vị, không đơn vị nào có cá tính riêng rẻ mà tất cả là thành phần của trọn hồn khóm.
    “Sau khi trải qua một hay hay hai kiếp ở mức tiến hóa này, sinh lực với kinh nghiệm thâu thập được đi qua một mức cao hơn, thí dụ như thay vì một đàn cả chục ngàn con nòng nọc thì nó sẽ là vài ngàn con chuột. Chuột sinh ra có lòng sợ hãi người và những kẻ thù tự nhiên của loài chuột, do kinh nghiệm tự nhiên từ những sự sống trước được mang theo sang kiếp này. Trong giai đọan mới là chuột thì lòng sợ hãi tiếp tục lớn thêm. Ngay trong những ngày đầu, chuột được kinh nghiệm cay đắng dạy rằng phải tránh xa người bằng mọi giá, phải sinh hoạt ban đêm lúc người đe dọa ít hơn bạn ngày, và nếu có con chuột nào sống tới tuổi già, thì ta phải nói đây là tay vô địch lão luyện có mánh khỏe để thoát được móng vuốt của kẻ thù. Khi tất cả đơn vị trở vẻ hồn khóm chuột một lần nữa thì kinh nghiệm của chúng lại nhuộm màu thêm dòng sống“
    Tôi đang mải mê theo dõi lời của ông thì đột nhiên căn phòng im bặt, ngước mặt lên thì ông không còn đó nữa. Tôi ngồi yên một lát, ráng gom các ý tưởng đó lại, một chập sau tôi đã nhớ hầu hết những điều ông nói. Tôi không còn nghĩ đến chuyện nên hay không nên tin những gì vừa được nghe, bởi đó không còn là vấn đề đáng quan tâm nữa. Chúng hoàn toàn mới lạ và chắc chắn là thú vị vô cùng; dù là mệt mỏi nhưng chưa gì tôi đã bắt đầu trông đợi đến ngày mai.
    Ngày hôm sau tôi ngồi ở bàn giấy trong phòng, mắt cứ dán vào cánh cửa, tôi nhất định phải nhìn cho được phút ông vào phòng để coi xem ông mở cửa đi vào hay đi xuyên qua nó, nhưng nếu mong đợi có phép lạ thì tôi đã thất vọng, vì đúng 11 giờ cạnh cửa phòng bật mở nhẹ nhàng không tiếng đồng và ông chào tôi ngay:
    - Sao, anh sẵn sàng để nghe tiếp câu chuyện chứ, hay tôi đã làm anh chán rồi?
    Tôi đoán là câu trả lời của tôi làm cho ông hài lòng, vì ông ngồi xuống thảm và tiếp tục câu chuyện bỏ dở ngày hôm qua.
    “Khi dòng sinh lực của sự tiến hóa tiếp tục tiến lên đến loài thú rừng, ta sẽ thấy đó là một bước tiến khá xa nếu kể từ các con giun dế, cung như loài này là bước tiến xa so với cỏ cây. Thú vật sống theo định luật thiên nhiên là “kẻ nào mạnh thì sống”, và đặc điểm của chính lòai vật là sự sinh tồn. Con nào yếu sẽ là thức ăn cho con mạnh, và nỗi sợ hãi về sự sinh tồn nhuộm màu cho kinh nghiệm của tất cả thú vật như thế, từ ngày chúng được sinh ra tới ngày chúng chết, dù đó là cái chết tự nhiên hay bị con khác ăn hay bị người đi săn bắn chết. Như thế có gì là lạ nếu bản năng trội nhất của tất cả thủ rừng là lòng sợ hãi? Sợ con thú khác mạnh hơn và số thú vật siêu đẳng là con người.
    "Các linh hồn trong hồn khóm sống qua nhiều kiếp làm thú hoang, vì nhờ những kiếp ấy mà chúng nhớ những bài học quan trọng về sự sinh tồn, và nhu cầu phải làm việc để sống còn, như việc tìm thức ăn mà thôi cho mỗi con thú trở thành bổn phận hàng ngày không thể nào làm ngơ được. Gặp lúc thức ăn khan hiếm, bản con thú dậy cho nó đi tìm vùng sinh sống mới, và nhờ vậy học được tính thích nghi là một bài học quan trọng khác. Bài học này sẽ tỏ ra rất hữu ích cho linh hồn khi tới ngày giờ chúng sinh ra làm con người riêng biệt. Bản năng làm mẹ lộ ra lần đầu tiên trong giai đoạn này của hồn khóm, như ta thấy con cái là một lực phải để ý khi gia đình con thú bị lâm nguy.
    “Tôi nói cũng đã đủ để anh hiểu rằng thú hoang là loài tiến hóa cao nhất so với những giống khác trong loài vật và khi tới ngày giờ chúng sẽ được đầu thai vào những con thứ có cơ hội sống gần gũi với người, cũng như người là loài mà khi đúng thời điểm thì linh hồn lúc này trong thân xác thú vật sẽ bước qua.
    “Dã thú như voi, lừa, trâu rừng sẽ chiến đấu một cách dữ dằn để chống lai sự bắt bớ của người, nhưng khi bị bắt và được đối xử tủ tế thì chúng trở thành gia hóa, và sẵn lòng dùng sức mạnh tự nhiên của mình để giúp người. Tuy nhiên sau nhiều năm bị bắt giữ, chúng vẫn ít khi trở thành gia hóa thực sự. Trong những kiếp sau đó chúng sinh ra làm thú nhà, thế nên môi trường ngay tù lúc mới sinh dạy cho chúng bỏ bớt phần nào lòng sợ hãi tự nhiên mà những kiếp trước đã tạo nên. Loài tiến hóa nhất trong nhóm này là trâu bò, vì chúng thường được nuôi
    và cho ăn trong chuồng vào những tháng mùa đông. Hành động nuôi ăn làm tăng sự tin tưởng vào con người, và 1oại bỏ lòng sợ hãi tự nhiên của thú đối với ta.
    'Tuy chậm mà chắc, dần dần lòng sợ hãi được xóa bỏ một phần, và hồn khóm sẵn sàng bước qua giai đoạn chót của kiếp thú là thành thú nhà như ngựa, chó, mèo. Ban đầu hồn khóm khởi sự học hỏi kinh nghiệm qua mười ngàn con nòng nọc, dần dần phân chia càng ngày thành càng ít đi, tới lúc làm thú nhà thì hồn khóm còn gồm chục con ngựa, chó hay mèo, và giai đoạn chót thì chỉ còn hai linh hồn trong hồn khóm, là hai con ngựa, hai con chó hay hai con mèo.
    “Khi hồn khóm tiến đến mức phân chia làm hai thì con thú được gia hóa thuần thục, và hiểu được con người hoàn toàn. Tới giai đoạn này thì linh hồn có thể thoát kiếp thú thành người, và việc linh hồn con thú còn phải sống them bao nhiêu kiếp thú tùy thuộc hoàn tòan vào những người mà hai con thú này có liên kết. Nếu một trong hai người chủ của những con ngựa, chó hay mèo này không phải là người thương thú vật, và do vậy không đối xử với chúng tốt lành mà có sự tàn nhẫn, thì một số nỗi sợ hãi đã tan biến phần nào trong hai mươi kiếp qua sẽ trở lại nữa, và con vật phải qua thêm nhiều kiếp mới có thể thoát kiếp thú thành người. Điều chưa được nhấn mạnh đủ hay thường xuyên, là nếu người ta ý thức được tầm quan trọng của việc làm bạn với thú nhà, và thực hiện phần của con người trong việc giúp thú nhà hiểu được người, thì con thú đạt tới giai đoạn chót này mau lẹ hơn.
    “Xin bạn nhớ rõ là: Không một linh hồn nào trong hồn khóm thoát kiếp thủ thành người, cho tới khi nào nỗi sợ hãi về con người biến mất. Lòng thương yêu không phải là tình cảm chỉ dành riêng cho con người, mà hình thức cao nhất của nó bao trùm muôn loài vạn vật. Thế nên phần việc của người trong sự tiến hóa của loài vật là làm cho việc tình thương xóa bỏ lòng sợ hãi xảy ra đúng nghĩa, vì nếu không có sự thông cảm và trợ giúp, tiên trình của thủ trên đường tiến hóa có thể bị trì trệ vô thời hạn.
    “Vậy thì làm sao cho việc thoát kiếp thủ thành người có thể xảy ra? Sự việc có thể diễn ra theo một trong hai cách là bằng trái tim hay đầu óc. Phương pháp thay đổi theo loại thú sắp thành người. Ta có thể nói rằng cách thường xẩy ra nhất cho con chó thoát kiếp thủ là nhờ tình thương hay sự hy sinh. Thú vật thường chuyển sang làm người qua kiếp chó hơn là qua hai loài mèo và ngựa. Lý do là khi một con chó được coi như là thành viên trong gia đình, thì con chó ấy luôn gần gũi người hơn là con mèo hay ngựa.
    “Thông thường con chó thương yêu chủ hoàn toàn vô điều kiện, trong lúc có tại biến hay khẩn cấp nó quên hẳn bản năng sinh tồn và hy sinh thân mình để cứu chủ. Nếu con vật như thế đã tiến đến mức phát triển đặc biệt lúc chuyện nguy cấp đó xảy ra, con chó ấy sẽ không bao giờ còn sinh ra làm thú. Nó trở về hồn khóm và khi con chó thuộc phần nửa kia của hồn khóm cũng phát triển bằng, có kinh nghiệm, không còn tính sợ hãi, thì hồn khóm sẵn sàng tái sinh nhưng là làm người, có loại thân xác người và đặc tính thích hợp cho linh hồn tiếp tục đường tiến hóa.
    “Con chó không nhất thiết phải hy sinh thân mình mới thoát kiếp thú thành người. Khi con chó đã học tất cả các bài học cần phải biết trong thế giới loài vật, và khi tất cả những nỗi sợ hãi về loài người được loại bỏ hẳn, thì tiếp tục đầu thai làm thú là việc mất thì giờ. Vận mạng của linh hồn nay nằm ở nơi khác, và do đó nó được chuyển sang một lối sống mới, có nhiều hiểu biết hơn.
    “Kiếp làm người đầu tiên không bắt buộc phải là hạng người kém tiến hóa nhất trên trái đất, có thân xác ít phát triển nhất, bởi thường khi linh hồn trẻ trung này đã có nhiều kinh nghiệm trong những kiếp chót làm thú vật, nhất là con thú nào đã hy sinh bản thân để cứu người, nên nó được hưởng một thân xác người đã phát triển chút ít so với loại thân xác kém tiến hóa nhất trong thế giới.
    “Con ngựa thoát kiếp thú thành người giống như cách của con chó là hết lòng vì chủ. Ta hường nghe kể là khi được chủ kêu làm việc nặng nhọc, con ngựa xả thân ra nỗ lực hết sức mình và khi xong việc thì lăn ra chết.
    “Trong trường hợp của mèo thì có khác một chút, tuy phần căn bản giống y, nghĩa là mèo chỉ thành người khi mất biệt lòng sợ hãi người. Mèo thành người nhờ cố gắng hiểu được người, cung cách và lề thói của ta, và do sự hiểu biết ấy linh hồn chuyển hóa lên mức cao hơn. Khi xưa triết gia tìm hiểu về những việc này cho rằng con chó và con ngựa tiến hóa nhờ lòng tận tụy trung thành, còn con mẹo nhờ óc tinh khôn. Óc tinh khôn được hiểu như là bước đầu tiên của khả năng suy luận, và trong sự tiến hóa của loài người, óc suy luận là khả năng phải thay thế
    bản năng nơi loài thú. Cả hai lối thoát kiếp thú thành người đều có hiệu quả như nhau, và lối này không cao hơn lối kia, vì cả hai loại linh hồn đều cần thiết cho loài người như ta sẽ thấy sau này.
    "Ngoài chó, ngựa và mèo, đôi khi voi và khỉ cũng thoát kiếp thủ thành người, khi đạt tới trình độ hay tiêu chuẩn căn bản của việc thoát kiếp thủ là không còn lòng sợ hãi con người. Thí dụ như voi được huấn luyện làm việc cho người và khỉ được nuôi ở sở thú thích hợp; trong khung cảnh không còn lòng sợ hãi, những con thú này sử dụng trí não của mình và hiểu được người tới một mức độ giới hạn nào đó.
    "Những con thú không có cơ hội làm thú nhà cũng sẽ thành người, nhưng có thân xác của người thấp kém nhất trên trái đất. Chúng sinh vào những bộ lạc còn sống sơ khai, nhiều người còn mang thú tính. Các con vật này chuyển sang làm người sớm hơn chó mèo; dẫu vậy về lâu về dài con đường này không cho ra lợi thế, vì ta có nói chó mèo khi thành người thì có thân xác phát triển nhiều hơn, không sống ở mức thấp nhất mà có thể là người của các bộ lạc nhiều đời đã góp phần cho tiến bộ của nhân loại.
    “Trước khi ta qua chuyện những kiếp đầu tiên làm người với vô số khác biệt lớn lao so với kiếp thú, tôi phải nhắc đến trường hợp con thú đã thành người tuy vẫn còn mang thân xác thú. Việc chuyển từ thú sang người phải xảy ra khi tới đúng lúc, khi không còn chút sợ hãi và khi tình thương của con vật được nảy nở đầy đủ. Trong trường hợp một con chó, là phân nửa của hồn khóm chó, chết một cách tự nhiên như chết già hay bệnh, và con chó thứ hai là phần nửa kia của hồn khóm vẫn còn sống ma không cần phải học thêm bài học nào nữa cả thì con chó này thành người về mọi mặt, có khác chăng là vẫn mang thân xác chó đến khi qua đời.
    “Chắc hẳn anh đã gặp trường hợp có con chó “rất là người’, nó tỏ ra hiểu được người gần như từng chữ một khi nói với nó, hiểu được ý nghĩ và hành động của anh một cách lạ lùng nhờ trực giác, vượt quá mức mà anh tưởng là loài vật có thể hiểu được. Ai có thông nhãn có thể cho anh hay là con chó như vậy trên thưc tế là ‘chó người”,
    mang thân xác chó nhưng có trí khôn của người, đủ sức lý luận, tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định ấy.
    Sự khác biệt chính giữa người và thú là óc lý luận cùng tự do ý chí đi kèm. Con người biết phân biệt phải trái, ngay cả ở giai đoạn sơ khai mới làm người họ đã có thể tự quyết định, trong khi thú vật phải tuân theo luật của thế giới loài vật. Con thú sống theo bản năng và chưa thể suy nghĩ ngoài bản năng này. Con người có thể chọn đường xấu dù biết đó là xấu và ngược với luật tiến hóa trong trời đất, nhưng con vật chỉ hành động theo bản năng thúc đẩy nó, vì đó là Luật”.
    Một lần nữa ông lại biến mất mà tôi không thấy, vì đầu óc tôi còn đầy các tư tưởng lạ lùng ông vừa đưa ra. Hẳn đầu óc tôi đã mệt và không còn đủ linh hoạt mau mắn nữa. Tôi quyết định viết xuống ngay lập tức những gì có thể nhớ được qua hai buổi nói chuyện vừa rồi, và định bụng sẽ dùng tốc ký ghi lại các buổi nói chuyện về sau. Viết mọi chuyện y lại như lời ông nói chẳng những sẽ làm tôi hiểu kĩ hơn, mà thỉnh thoảng tôi còn có thể đưa bài cho ông xem để biết là tôi ghi lời ông đúng hay sai.
    Tuy ông khách chào tôi ra về vào khoảng trưa một chút, tôi mất trọn buổi chiều và tối mới chép hết sự việc. Trí nhớ của tôi về cuộc nói chuyện hôm nay là khá rõ, nhưng chẳng mấy chốc tôi ý thức là đã quên phần nào chuyện hôm qua. Tôi quyết định hỏi xin ông giúp đỡ, biết rằng những cuộc nói chuyện tương lại phải được ghi xuống không sót chữ nào. Chưa chi tôi đã cảm nhận là các bài này sẽ giúp ích chẳng những cho tôi mà cho cả nhiều người khác. Trong thế giới hiện giờ hẳn phải có bao người đang bị đau khổ như tôi đã khổ đau.

  4. #4

    Mặc định

    CHƯƠNG HAI

    - Anh ghi lại nhurng gì tôi nói với anh rồi ư, vậy tốt lắm.
    Hôm nay tôi cũng không thấy thầy tôi bước vào vì tôi đang mải coi lại bài đã viết xong.
    - Dạ phải, tôi đáp, nhưng tại sao thầy biết chuyện tôi đã làm?
    - Anh có cho tôi hay tối qua lúc anh ngủ và ra khỏi xác thân. Ông trả lời. Anh bảo là quyết định ghi lại trọn tất cả những gì tôi nói. Tôi sẽ không giải thích thêm về việc ấy lúc này, nhưng mãi sau khi mọi chuyện đã xong và tôi không còn tới đây nữa, anh sẽ hiểu tất cả thật rõ ràng đến mức có thể tự trả lời những thắc mắc đó.
    Ông tỏ ra rất phấn khởi về quyết định của tôi, và cho hay ông rất vui lòng thêm vào bài ghi của tôi trong hai ngày qua. Tôi để ý thấy ông không sửa chữ nào, nhưng bỏ thì giờ điền vào những khoảng trống tôi chừa ra vì không chắc là mình nhớ đúng. Rồi thầy tiếp:
    - Anh còn nhớ tôi nói rằng nét chính yếu của thế giới loài vật là sự sinh tồn, trong khi với con người thì lại là lòng hy sinh? Tuy nhiên có nhiều luật thiên nhiên khác ta cũng cần phải hiểu, nếu muốn học hỏi về sự bí ẩn của con đường tiến hóa, vị nay khi làm người thì những luật quản trị loài người sẽ tác động. Lẽ tự nhiên những luật này hoàn toàn khác xa vời luật áp dụng cho loài vật, tuy rằng trong vài kiếp đầu tiên của người chưa tiến hóa có nhiều phần vẫn là thú hơn là người. Dù họ không còn chút sợ hãi về người nhưng các hành động đã làm trong kiếp thú vẫn còn nằm trong tiềm thức. Trong những kiếp đầu tiên mang thân xác người, linh hồn non trẻ sinh hoạt dựa trên bản năng mang theo từ thế giới loài vật, vì nó chưa biết gì về những luật tác động trong thế giới con người.
    "Luật quan trọng đầu tiên áp dụng trong thế giới con người là Luật Luân Hồi. Luật nói rằng khi linh hồn thoát kiếp thú thành cá nhân riêng biệt, nó sẽ tái sinh nhiều bận trong thân xác người, cho tới lúc nó học được tất cả những bài học có thể học được ở cõi trần, nhờ kinh nghiệm trong từng hoàn cảnh. Khi lực sống trải qua thế giới kim thạch và thảo mộc thì luật Luân Hồi có tác dụng giới hạn và không hiện rõ cho lắm. Luật này cũng có trong thế giới loài vật nhưng cũng chỉ hạn chế, vì linh hồn ở trong hồn khóm và chưa phải là thực thể riêng biệt. Luật sẽ tác động rõ rệt ở giai đoạn tiến hóa khi linh hồn thành cá nhân riêng biệt và bước qua thế giới con người.
    "Luật quan trọng thứ hai, tác động cho con người mà không phải cho thú vật là luật Nhân Quả hay Karma. Luật khởi sự ứng dụng ngay vào linh hồn trong hồn khóm trở thành cá nhân riêng rẽ. Luật nói rằng mọi tư tưởng, lời nói hay hành động phát xuất từ con người phải sinh ra kết quả rõ rệt, hoặc xấu hoặc tốt, và kết quả này phải được chúng ta giải quyết trong đời ở cõi trần. Điều này không có gì là bất công vì kinh thánh Thiên Chúa giáo có ghi “Con người gieo giống nào, gặt giống đó” hay Đông phương nói rằng “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”.
    "Theo luật Karma, hành động ích kỷ nào của ta gây đau khổ cho người khác thì tạo ra nhân xấu, và ta phải trả giá cho nhân xấu này bằng sự đau khổ do hành động tương tự đối với người khác, hoặc trong kiếp này hay kiếp sau. Cũng y vậy hành động tốt của ta có nghĩa là đã tạo được nhân tốt, với kết quả là hoặc xóa đi một nhân xấu ta đã gây ra, cái tốt tiêu trừ cái xấu, hoặc ta sẽ nhận được sự tốt lành cùng mức từ một nguồn khác.
    “Khi linh hồn trẻ vừa thành người thì số lượng hành động hay tư tưởng, lời nói có tính khờ dại, độc ác tự nhiên vượt trội cái tốt lành, đẹp đẽ, và nếu luật tác động một cách máy móc thì đời người sẽ bị triền miên đau khổ do chính tư tưởng, hành động và lời nói của họ gây ra, mỗi cái cho kết quả đúng đắn. Người ta không sao chịu đựng và sống nổi một đời như thế, linh hồn trẻ chỉ có cách tự tử mà thôi. Vì vậy một phương pháp nhân đạo hơn được áp dụng là trong bất cứ một kiếp nào, không ai bị ép buộc phải trả hơn sức chịu đựng của mình, và số nhân xấu gây ra vì thiếu kinh nghiệm mà chưa trả hết hãy chưa được quân bằng như nhận tốt, sẽ được hóa giải từ từ trong những kiếp sau.
    "Kết quả của cách sắp đặt như vậy là trong hai hay ba trăm kiếp đầu tiên làm người, linh hồn liên tục tích lũy nhân xấu, giống như thiếu nợ ngân hàng, những đồng thời họ cũng tạo nên cái mà ta gọi là tiếng nói của lương tâm. Tiếng nói này được tạo nên nhờ kinh nghiệm thâu lượm được qua nhiều kiếp khác nhau, trong nhiều cuộc sống như vậy tiếng nói chưa được nghe thấy vì còn rất nhỏ.
    "Lấy thí dụ như có người chưa tiến hóa biết rất ít về cách sống của con người, nhưng lại nhớ rất nhiều về cách sống của loài vật, muốn chiếm hữu đồ vật của người khác. Với bản năng thú tính, họ sẽ dùng bạo lực để dành cái họ muốn, và nếu đủ mạnh họ sẽ tìm cách làm vậy, một trận ẩu đả sẽ xảy ra và kết quả là người kia sẽ chết. Khi ấy luật của con người sẽ tác động, kẻ giết người bị bắt đem ra tòa và bị kêu án tử. Ở cõi thượng trí, linh hồn bất tử ghi nhận kết quả của hành động ấy, giữ lại trong kho hiểu biết và trong một kiếp tương lai khi con người mang một thân xác khác và muốn chiếm hữu vật của người khác, tiếng nói của lương tâm, của kinh nghiệm sẽ khuyến cáo họ là nếu giết người thì họ cũng chịu chung số phận theo luật pháp quốc gia. Theo cách ấy từ từ kho hiểu biết gia tăng, những biến cố lớn trong những kiếp sống trải qua được ghi nhận, với mục đích là đưa ra lời cảnh báo cho người trong kiếp tương lai.
    "Dựa theo lời giải thích đơn giản này, ta có thể hiểu là ai có lương tâm bén nhạy và chịu lắng nghe thì hẳn phải là một linh hồn già dặn, bởi họ không thể có lương tâm nhạy cảm như thế trừ khi đã sống qua nhiều kiếp rồi, có đầy đủ kinh nghiệm để nhờ vậy lương tâm hay kho hiểu biết được xây đắp.
    Trong khoảng hai trăm kiếp sống, mỗi kiếp con người tạo ra nhiều nhân xấu hơn là nhân tốt. Một số được trả ngay trong mỗi kiếp dưới hình thức đau khổ và không may mắn, số còn lại nằm trong khối nhân quả. Khi linh hồn tiến hóa hơn (thực ra là nhiều kinh nghiệm hơn), lương tri dậy anh rằng làm chuyện xấu sẽ gây khó khăn cho anh, còn chuyện tốt lành đẹp đẽ thì kết quả là hạnh phúc và có nhiều bạn.
    "Theo cách đó họ tiến hóa đến mức mà nhận tốt tạo ra trong một kiếp nhiều hơn là nhân xấu: đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của một người, vì từ điểm này anh trở nên thực sự hữu dụng và là một thành viên giá trị cho xã hội. Trong tất cả những kiếp tương lai, mỗi khi bắt đầu một cuộc đời mới thì một phần của khối xấu tích tụ lâu ngày được ấn định để trả trong đời ấy, và anh bắt buộc phải trả dứt phần nợ đó công thêm với bất cứ karma xấu nào sinh ra trong chính kiếp này. Hành vi tốt lành sẽ mang cho anh nhiều hạnh phúc và giúp anh đi trên đường tiến hóa.
    “Với những cách làm việc như vậy, ta có thể thấy là tất cả luật trong thiên nhiên làm việc ăn khớp với nhau, giống như những mảnh ráp khít khao trong bảng ghép hình (puzzles). Phần việc của tôi là đưa cho anh những mảnh của bảng ghép mà anh phải học, để sắp xếp thành một bảng hình. Để anh có thể hiểu làm sao con người thâu thập được mọi kinh nghiệm cần thiết, tôi muốn anh nhìn nhận rằng những điều sau đây là chuyện khả hữu:
    1. Con người là linh hồn và trên đường tiến hóa từ tình trạng chưa phát triển, dã man cho tới mức là người toàn thiện, anh phải sử dụng ba thể của tâm thức gọi là thể Trí (mental body) , thể Tình cảm (astral body, emotional body) và thể Xác. Cái chót là thể mà anh và tôi đang sử dụng và thấy được bằng mắt thường.
    2. Ba thể này được con người sử dụng khi sinh hoạt trong ba trạng thái tâm thức khác nhau ở cõi hạ trí, cõi tình cảm (trung giới) và coi vật chất.
    3. Cảnh giới của linh hồn nơi phát sinh ra những thể này là phần trên của cõi trí gọi là cõi thượng trí hay thượng thiên (Causal Level, chữ causal hay nguyên nhân được dùng để chỉ trạng thái này, vì nguyên nhân của mọi chuyện xảy ra nơi cõi trần được trữ ở cõi thượng trí, và chỉ những ai có khả năng quan sát được cõi này nơi có thể biết nguyên nhân đích thực của chuyện ở cõi trần).
    "Khi linh hồn ở cõi thượng trí khởi sự một kiếp sống mới, nó phải có ba thể trên. Tôi muốn anh hình dung linh hồn như người không có mảnh vải che thân, chuẩn bị mặc vào ba lớp quần áo. Thể thanh nhẹ nhất là thể trí, và linh hồn tạo ra nó bằng cách thu hút vào mình chất liệu của cõi trí, thể này có thể được ví như đồ lót mặc sát người. Loại thể trí mà mỗi ai có được thì tương ứng với mức độ phát triển trí tuệ của họ vào lúc cuối của kiếp vừa xong, nên hiển nhiên là thể trí của người chưa tiến hóa thì rất khác với thể trí của người đã tiến hóa là linh hồn già dặn, đã trãi qua vô số kiếp người và thâu thập nhiều kinh nghiệm.
    "Kế tiếp linh hồn khoác vào người một thể có chất liệu thô kệch hơn một chút của cõi tình cảm. Thể này chồng lên trên và bên ngoài thể trí, và thuộc loại nào thì cũng tương ứng với mức phát triển tình cảm của họ. Như vậy thể tình cảm có thể ví như quần áo bình thường của ta. Bây giờ linh hồn cần một thể đậm đặc và thô kệch hơn nữa, muốn có vậy thì phải dùng phương tiện vật chất ở cõi trần hay nói khác đi, người nữ với sự trợ lực của người nam sinh ra em bé. Thân xác vật chất mới này cũng sẽ phù hợp với nhân quả của họ đã tạo ra trong những kiếp trước, và xác thân có thể ví như bộ áo khoác ngoài cùng của ta.
    "Vậy thì bất cứ ai mà anh gặp ở cõi trần này cũng đều mang ba thể, cái này ở dưới cái nọ nhưng bởi thể xác ngoài cũng là cái rất đậm đặc nên ta không thể thấy hai thể kia. Khi một ai chết đi thì chuyện xảy ra là họ trút bỏ được bộ áo dầy cộm bên ngoài tức thể xác. Con người vẫn còn đó với hai thế trí và tình cảm bao quanh, thể tình cảm đậm đặc hơn ở ngoài vài thể trí ở trong bên dưới thể tình cảm. Trước khi giải thích chuyện gì thực sự xảy ra sau khi chết, tôi phải nói thêm về bà thể này.
    "Thể xác mà chúng ta đều thấy bằng mắt thường được tạo bằng vật chất đậm đặc, nhưng cũng có một phần khác của thể xác không đậm đặc bằng là thể sinh lực hay thể phách (etheric body mà người Ai Cập cổ gọi là Ka), no đóng một vai trò rất quan trọng trong suốt cuộc sống của một người và vào lúc chết của thể xác. Thể sinh lực không phải là một thể theo nghĩa thông thường, tức anh không thể sống trong đó giống như anh sống trong thể xác; anh cũng không thể thấy nó trừ phi anh đã mở được loại thông nhãn (clairvoyance) thấp nhất, thấy được cảnh giới ether.
    "Chất liệu tạo nên thể sinh lực cũng bao bọc quanh hệ thần kinh. Ai nghiên cứu về điện biết rằng dòng điện không chạy dọc theo sợi dây như đã tưởng, mà dọc theo lớp vỏ bọc bằng chất ether bao quanh sợi dây. Thần kinh con người hoạt động cũng ý vậy, đường thần kinh thực sự không chạy dọc dây thần kinh vật chất màu trắng ta thấy, mà chạy dọc theo lớp khí ether bao chung quanh dây. Nếu lớp vỏ bọc bằng khí này bị tách rời khỏi dây thần kinh vật chất thì ta không còn cảm giác.
    "Đó là chuyện xảy ra khi chụp thuốc mê, con chích thuốc tê thì chất ether dẫn truyền cảm giác bị đẩy ra khỏi dây thần kinh chỗ ấy một quãng ngắn, sợi thần kinh màu trắng vẫn nằm y nguyên thấy rõ nhưng khi giải phẫu thì người bệnh không cảm thấy gì. Khi có cuộc giải phẫu lớn cần liều thuốc mê mạnh, để bệnh nhân bất tỉnh và không cảm thấy gì trong một thời gian dài, khi ấy thể sinh lưc bị đẩy hết gần như ra khỏi cơ thể. Nếu nó bị đẩy trọn ra ngoài cơ thể thì bệnh nhân sẽ chết, và điều ấy thỉnh thoảng xảy ra khi bệnh nhân chết trong lúc bất tỉnh vì thuốc mê. Sự việc do lượng thuốc mê quá nhiều, chất ether bị đẩy ra ngoài thể xác không vào được trở lại.
    "Chất ether trong suốt và hết sức dẻo dai, ngoài việc là một phần quan trọng của cơ thể nó còn có nhiệm vụ khác là làm dây nối liền giữa thể tình cảm và thể xác lúc ta ngủ. Khi anh là linh hồn tách rời khỏi thể xác nằm trên giường mê ngủ, một sợi dây bằng chất ether nối thể xác vào thể tình cảm, với khối chất ether còn lại nằm bên trong và bao quanh cơ thể. Sợi dây này dãn ra khi anh đi tới bất cứ phần nào khác trên quả đất mà anh muốn, dù đi xa tới đâu ta vẫn duy trì dây nối liền với thể xác nằm trên giường. Tới giờ có thể tỉnh dậy thì một tín hiệu S.O.S được gửi dọc theo dây ether này đến anh, cho dù đang ở đâu và anh phải quay về ngay lập tức, nhập vào thể xác để ”tỉnh dậy”, tiếp tục phận sự của anh ở cõi trần.
    “Lúc anh đi ngủ, linh hồn thoát ra khỏi cơ thể ngay khi nó thiếp đi, anh ở trong thể tình cảm và sinh hoạt nơi cõi tình cảm theo theo những điều kiện của cõi này. Anh tự do đi tới nơi nào muốn, trong khi thể xác nằm nghỉ trên giường và lấy sức lực cho công việc của ngày mai. Chỉ có thể xác là thể bị giới hạn ở điểm nó cần nghỉ ngơi, ăn uống thường xuyên để giữ gìn sức khỏe và sự sống, trong khi anh là linh hồn không cần ngơi nghỉ.
    “Khi ở trong thể tình cảm anh đi lại thật dễ dàng và có thể đi xa tới bất cứ đâu. Sức trọng trường không có nơi đây nên anh lướt đi trên đất hay trên biển không có gì khác biệt cả. Khoảng đường mà anh có thể đi trong vài giờ cơ thể ngủ trên giường thì gần như là vô giới hạn, anh có thể đi vòng quanh trái đất trong khoảng hai phút đồng hồ. Điều ấy cho anh ý niệm về tốc độ trong cõi tình cảm có thể lên tới bao nhiêu.
    “Thể tình cảm làm bằng vật chất thanh nhẹ hơn thế xác, linh hồn thu hút chất liệu này bao quanh nó khi tái sinh, chứa đầy tràn khối hình bầu dục gồm sương lấp lánh gọi là căn thể (causal body). Thể xác đậm đặc hơn, có ái tính rất mạnh với chất liệu tình cảm nên thu hút chất liệu tình cảm vào sát với nó, tạo thành hình người tương ứng với thể xác nằm giữa hình bầu dục, có đường nét y như thể xác chỉ khác ở chỗ nó thanh nhẹ hơn. Khi thể xác chết đi, thể tình cảm không còn phải uống nắn theo thể xác nữa nên nó có khuynh hướng giữ nguyên hình dạng vào lúc thể xác chết, và không lớn thêm. Lý do của việc ngừng tăng trưởng thể tình cảm là bởi nó không có bộ phận như tim gan hay xương, thịt, máu như thân xác mà chỉ là khối sương mờ mà thôi.
    “Trong lúc sống ở cõi trần, con người có cơ hội sống trong cõi tình cảm mỗi khi thiếp ngủ, nhưng thực tế là chỉ những ai tiến hóa hơn trung bình mới sử dụng trọn vẹn cơ hội như vậy. Linh hồn non trẻ chưa chưa tiến hóa cũng ra khỏi thân xác trong lúc ngủ vì họ không thể làm gì khác hơn, nhtmg bởi trí tuệ (tức thể trí) chưa phát triển đầy đủ nên anh không sử dụng hết mọi khả năng của mình tới mức tối đa. Thế nên anh chỉ luẩn quẩn chung quanh thể xác đang ngủ, chờ tới lúc nó ngủ đủ và muốn tỉnh dậy, gọi anh nhập vào thân xác trở lại; vì lẽ đó anh không quen sống nơi cõi tình cảm bằng như linh hồn già dặn hơn. Khi người có trình độ thấp như vậy chết đi không còn thể xác nữa, họ cảm thấy mình bước vào một thế giới hoàn toàn xa lạ. Có những lúc ngay khi mới chết, họ muốn trở lại cõi trần là cuộc sống mà họ biết nhưng không thể làm sao trở về, bởi khi chất ether đã rút ra khỏi thể xác hoàn toàn thì không thể đem trở vào được nữa.
    “Thân xác chết đi vì nhiều lý do, vì bệnh tật khi có thể không còn hoạt đọng đúng mức nữa, vì vì tuổi già khi cơ thể rã rời, vì tai nạn khi các phần trọng yếu của cơ thể bị hư hại không chữa được nữa. Trong tất cả các trường hợp như vậy, thể sinh lực bị đẩy ra ngoài thân xác chỉ vì thân xác đậm đặc không còn hoạt động đúng mức, mà không có thể xác thì thể sinh lực không thể sống.
    “Vào phút qua đời khi tim ngừng đập, thể sinh lực tỏ ra rất đỗi sợ hãi và quấn lấy thế tình cảm đang bao quanh con người, vì nó bị đẩy ra khỏi thân xác lúc cái chết xảy ra. Thể sinh lực biết rằng thể xác đậm đặc chết đi có nghĩa là nó cũng chết theo, do đó ý muốn tiếp tục sống làm nó đeo theo tình cảm với hy vọng được sống lâu hơn. Chỉ cần dùng một chút ý chí là linh hồn có thể gạt bỏ cái vướng víu ấy, bao lâu mà anh chưa làm được vậy thì anh bị kẹt giữa hai tâm thức, anh không thể hoạt động ở cõi trần vì đã mất thể xác, mà cũng không thể sinh hoạt đúng cách ở cõi tình cảm, vì chất ether còn đeo theo khiến anh không thể nghe hay thấy rõ ràng.
    “Ai sợ chết thì khi chết không chịu rang trút bỏ, dù rằng bạn bè họ gặp bên cõi tình cảm nói cho họ hay, thay vào đó họ níu kéo chút vật chất còn lại là thể sinh lực, với by vọng tiếp tục cuộc sống cõi trần vì ấy là cảnh đời duy nhất mà họ biết. Dĩ nhiên tranh luận không ích lợi gì, bởi sớm muộn họ cũng phải bỏ thể sinh lực và có cố gắng một chút như đã nói. Chống lại cái không thể tránh được chỉ làm họ kẹt lâu hơn giữa hai cõi một cách không cần thiết.
    “Mặt khác ai có chút hiểu biết về cái chết nhờ học hỏi tìm tòi trong lúc sống, sẽ lập tức làm cho mình thoát ra khỏi cái vướng víu này, và khởi sự là “thường trú nhân” ở cõi tình cảm. Tôi gọi là “thường trú nhân” vì bây giờ họ không còn thể xác nữa, và chỉ có thân xác trở lại khi tới ngày giờ thích hợp cho họ tái sinh và sống ở cõi trần. Bây giờ họ sống ở cõi tình cảm cả ngày lẫn đêm. Ngay khi họ vừa cố gắng trút bỏ thể sinh lực thì chất ether rơi ra ngay và tan rã như thể xác, nhưng trong khi thể xác cần nhiều năm tháng để tan rã hoàn toàn, thì thể sinh lực vì làm bằng chất liệu thanh nhẹ hơn nên tan rã gần như tức khắc. Nay không còn vướng bận thể xác nữa, linh hồn ở trong thể tình cảm và sinh hoạt bằng thể này bao lâu nó còn ở cõi trung giới.
    “Cõi này là thế giới của tình cảm và ảo ảnh, nó gồm chất liệu thanh bai hơn bất cứ khí nào ta biết và có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thể tình cảm là vận cụ của tình cảm, cái sinh ra nhờ sự rung động của chất liệu của cõi này. Ai có thông nhãn sẽ thấy tình cảm cao thượng như tình thương yêu, biết ơn, không ích kỷ và những tính tương tự là rung động của chất liệu thanh bai, còn tình cảm thấp như tham lam, ganh tị, ghen tuông, yêu một cách ích kỷ (như si mê), kiêu hãnh v. v. là sự rung động của vật chất thô kệch nặng nề hơn. Người ta khi sống ra sao thì khi chết giống y vậy, chỉ có khác chăng là bây giờ họ không còn thể xác và những giới hạn của nó. Tánh xấu và tánh tốt của họ vẫn giữ nguyên nhưng vì thể tình cảm có tính tràn lan, trào dâng, nên các đặc tính của con người thành lúc rất tốt hay rất xấu xa.
    “Như thế sự đối nghịch chút ít ở cõi trần khi quá cõi tình cảm biến thành ghét bỏ dữ dội, làm cho cả đôi bên khó chịu, con tình thân mến bình thường ở cõi trần gây ra đáp ứng là thương yêu nồng nhiệt, sinh ra bầu không khí chứa chan hạnh phúc rất lạ lùng. Vì cõi tình cảm là cõi của ảo tưởng, mọi chuyện không cần đến thì giờ hay sức lực như ở cõi trần; thức ăn, y phục v. v. đều do tư tưởng sinh ra. Cuộc sống ở cõi tình cảm có thể như là chuỗi ngày nghỉ lễ dài hạn. Ta có thể làm bất cứ điều gì ta từng mơ ước muốn làm, không có giới hạn nào ngăn cản ta mở mang kiến thức như không đủ thì giờ để học, mắt kém, mệt mỏi, bởi không có gì ở cõi tình cảm làm cho ta bị mệt.
    “Trong lúc cơ thể ngủ thì ta sinh hoạt ở cõi trung giới trong thể tình cảm, gặp bạn bè thân quyến lúc qua đời, thế thì ráng quên những người ấy lúc ban ngày là chuyện khờ dại vì họ luôn ở quanh chúng ta, cái duy nhất ngăn cách ta với họ là giới hạn tâm thức. Chuyện không may là chỉ có rất ít người nhớ lại mình làm gì lúc ngủ, nếu ai cũng nhớ thì họ sẽ bớt lo lắng về cái chết, và ý tưởng đáng sợ về địa ngục lửa cháy đời đời sẽ không còn ảnh hường được ai, giống như ông chằn trong chuyện thần tiên của trẻ con không còn làm người lớn sợ hãi.
    “Rất ít người ý thức rằng ở cõi trần, người trung bình dành hầu hết thì giờ của mình làm việc trong văn phòng, cửa hàng hay ngoài ruộng, hay làm nghề mà họ sẽ không chọn nếu không cần phải kiếm tiền để lo ăn, mặc cho chính họ và gia đình. Có thể đó là điều hay khi có ít người nhận thức chuyện ấy, bằng không ta sẽ hết sức bất mãn. Tình cảm này sẽ gây trở ngại cho sự tiến hóa của con người và sinh rắc rối khắp nơi. Chỉ có một số nhỏ người có may mắn làm việc mà họ ưa thích. Họa sĩ hay nhạc sĩ cho dù được hưởng gia tài vẫn tiếp tục làm việc vì nói chung, việc làm là một phần của họ và thành niềm vui cho họ.
    “Tôi sẽ cho anh một cái nhìn tổng quát về vài cảnh sống nơi cõi tình cảm. Ai mà trong lúc sống ở cõi trần không nghĩ gì khác hơn là chuyện buôn bán thì khi qua cõi trung giới, ban đầu họ thấy chán nhất là khi họ chỉ thích kiếm tiền. Tiền bạc là món thuần vật chất và hóa vô dụng ở cõi tình cảm. Người như vậy sẽ phải có sở thích nào đó nếu họ muốn được hạnh phúc sau khi qua đời. Giả dụ họ thích âm nhạc lúc sống thì sau khi chết họ vẫn thích nhạc, và có được nhiều cơ hội để thỏa mãn ước ao chưa được thỏa mãn lúc sống.
    “Nếu muốn thì người yêu nhạc có thể dành hết thời gian để nghe những khúc nhạc hay nhất trên thế giới. Khoảng cách không còn là vấn đề ở cõi tình cảm, anh có thể lắng nghe một bản nhạc kịch opera ở London, rồi một phút sau anh thưởng thức một buổi trình diễn khác ở New York hay Úc. Anh có thể gặp các đại nhạc sĩ thời xưa nếu họ chưa tái sinh, thấy được những hình tư tưởng vĩ đại do âm nhạc ở cõi trần tạo ra bằng chất liệu thanh bai ở cõi trung giới. Ngay cả khi còn sống dù không biết chơi nhạc nay anh có thể tưởng tượng và tạo ra nhạc. Ở cõi trần nhiều người có thể nghĩ ra các đoạn nhạc hay nhưng không diễn tả được vì thiếu kỹ thuật, khi qua cõi tình cảm thì họ đáng cho ta ước ao, bởi họ ham muốn việc không cần điều kiện vật chất để thành.
    “Với ai ưa thích nghệ thuật thì có sẵn tất cả những tuyệt tác phẩm chờ họ xem, ở phòng triển lãm hay thuộc bộ sưu tập tư nhân. Nhiều người thích nghệ thuật hằng mơ ước được tới Rome, hãy thủ tưởng tượng những giờ phút hân hoan mà họ một mình thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật ở đó. Họ có thể gặp các nghệ sĩ xưa, và anh không nên nghĩ là vì những người này đã chết nên không còn hứng thú với công việc. Thay vào đó nay họ tạo nên những hình tư tưởng mỹ lệ, vì không còn dùng cọ và vải để vẽ. Vẽ tranh là phương pháp duy nhất để họ biểu lộ nghệ thuật nơi cõi trần, nhưng sau khi chết thì hình tư tưởng họ tạo ra cũng giống y như tranh, hiển hiện mà con xinh đẹp hơn bội phần.
    "Nhiều họa sĩ nơi đây nói rằng họ không mãn với tác phẩm khi hoàn thành, ngay cả khi thế giới ca ngợi tài năng của họ. Họ thường bảo, “Phải chi tôi vẽ được trên khung vải giống y như hình tưởng tượng trong đầu, nhưng chưa bao giờ hình vẽ đúng như ý”. Ở cõi tình cảm, hình ảnh tạo ra hoàn toàn chính xác theo cảm nghĩ họa sĩ, nên hình tạo ra đẹp hơn những tuyệt tác phẩm trên thế giới. Ai thích sách cũng sung sướng vì nay họ tới được các thư viện khắp nơi tha hồ tìm đọc.
    "Một thí dụ về việc gì xảy ra sau khi chết cho người lúc sống chỉ biết chuyện vật chất cõi trần là như sau. Khi nói vậy tôi không hàm ý đó là chuyện xấu hay họ có tật xấu, ngược lại họ có thể là người rất nổi tiếng trong xã hội luôn luôn có đông bạn bè và ai cũng quí mến họ. Niềm vui của họ nói chung là sống thoải mái, đi xem khiêu vũ v. v. và làm cả ngàn chuyện mà ta gọi là hành vi của “người biết sống”. Thường khi đó là thương gia thành công, được coi như là người chồng gương mẫu, nhưng sao đi nữa cuộc sống của họ gồm chuyện buôn bán và thú vui đều tùy thuộc vào vật cõi trần, chỉ có ở cõi trần mà thôi. Trong đời ta thấy có nhiều người giống vậy.
    "Sau khi chết thì người thuộc loại này thấy đời sống cõi trung giới rất là chán, họ không thấy có gì để làm nới ấy. Chẳng bao lâu họ thấy là tạo nên hình tư tưởng về các buổi nhậu nhẹt, hay việc mua bán phức tạp để giết thì giờ không thỏa mãn chút nào, vì không mang lại kết quả vật chất. Họ không có được sự thỏa mãn giác quan như hằng có sau một bữa tiệc ê hề, cho dù họ có thể tưởng tượng và thưởng thức được các món ngon, rượu ngon quen thuộc. Họ không sao có được cùng cảm giác sau khi uống rượu từng uống khi sống, dù uống nhiều đến mấy, và hoàn toàn không có cảm giác hài lòng sau một bữa ăn ở cõi tình cảm, như chuyện hay có sau một bữa ăn ngon miệng cõi trần.
    “Họ cũng không thỏa mãn về mặt vật chất khi tưởng tượng những vụ làm ăn buông bán thành công, lý do là không thể sử dụng số tiền kiếm được, bởi ở cõi tình cảm người ta không thể mua hay bán vật. Họ có thể dùng hình tư tưởng tạo ra hàng ngàn lượng vàng tùy thích, nhưng để làm gì chứ? Không làm gì đuọc cả! Lúc này họ giống như người đắm tàu lạc vào hoang đảo, chung quanh đầy của cái vô giá nếu mang về được thành thị, nhưng lại không có giá trị chi ở nơi không có ai mua, và không có vật gì để bán. Người trên hoang đảo có một lợi thế so với người chết ở cõi trung giới, là con có thể được cứu và mang của cái chậu báu về nước. Người “chết” không có được hy vọng như vậy, họ đến cõi này như một đứa trẻ không có sở hữu nào ngoài kinh nghiệm từ những kiếp trước, được linh hồn cất giữ mà khi tiến hóa sẽ có thể mang xuống cõi trần.
    “Họ cũng không thỏa mãn với các môn thể thao hay chơi lúc sống. Với ai chơi golf thì họ vẫn có thể tiếp tục chơi ở cõi tình cảm nếu muốn, nhưng chẳng bao lâu sẽ chán ngay, vì mỗi lần đánh banh là quả banh chạy ngay vào lỗ mà họ muốn, lần nào cũng thành công như lần nào không thay đổi, trúng không sai chạy. Ấy là vì họ tạo ra hình tư tưởng cho điều ao ước, vật chất mềm dẻo của cõi trung giới lập tức thành hình ngay. Anh dễ dàng tưởng tượng ngay cuộc chơi như vậy chán ngấy ra sao, và khác với cõi trần như thế nào, nơi mà có ngày anh chơi rất thiện nghệ, nhưng cũng có ngày chơi dở hết sức. Yếu tố không biết trước được làm cuộc chơi hấp dẫn và nó không còn nơi cõi tình cảm.
    “Nay xét tới người mà cả đời được dạy là ai không hoàn thiện, thì bị phạt vào địa ngục lửa cháy đời đời. Sau khi chết họ khó mà vứt bỏ những tư tưởng ấy và nó làm họ khổ sở, họ tiếp tục bị dằn vặt với tư tưởng là đã bị gạt, dù ta bảo đảm với họ rằng điều tin tưởng đó không đúng thật. Chỉ khi nào họ loại bỏ chúng thì mới ổn định trong đời sống mới, nơi có nhiều điều để học, để xem.
    “Người khác thì đau khổ bởi khi từ cõi cao nhìn lại cuộc đời ở cõi trần, họ thấy mình đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và nhận thức này gây ra phán ứng khác nhau. Có người hối hận, kẻ khác hiểu biết hơn sẽ quyết định không bỏ qua cơ hội khi tái sinh. Ta cũng có thể gặp được người khi sống phải nuôi vợ và nhiều con, có thể họ không để lại tài sản chi và lo lắng gia đình sẽ sống ra sao khi họ chết. Đó là chuyện rất tự nhiên nhưng cũng mất thì giờ vô ích. Một khi đã chết thì họ không còn trách nhiệm nào nơi cõi trần, và lo lắng không giúp được thực tế gì cho người sống mà làm họ rầu rĩ nhiều thêm. Họ khiến người còn sống đau khổ hơn thay vì làm nhẹ gánh cho gia đình, và giải quyết cho vấn đề chỉ có được khi họ ý thức rằng người sống là linh hồn riêng biệt, đang tranh trải nhân quả mỗi người, và biết đâu các khó khăn mà gia đình trải qua là cơ hội trả bớt phần nào nhân quả bắt buộc phải hóa giải trong kiếp hiện tại.
    ”Có những người luôn luôn tự gây khó khăn cho mình vì lo lắng chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát, hay bi quan về tương lai, tin là việc tệ hại nhất sẽ xảy ra. Sau khi chết người như vậy không thay đổi gì cả, họ tiếp tục rầu rĩ và tuôn ra sụ lo âu ở bất cứ nơi nào họ tới. Điều không may là những ai như thế tiếp tục kết thành nhóm với nhau như ở cõi trần, vẫn tin cái trước đây họ đã tin cho dù có sự thực ngược lại phơi bày trước mắt. Không sớm thị muộn học cũng được người giúp đỡ làm cho tỉnh ngộ, có nhiều người luôn luôn tìm cơ hội để trợ giúp những trường hợp đáng buồn như vậy và phải tìm cách trám vào chỗ trống; và niềm tin sai lạc cần thay bằng cái khác hợp lý hơn, làm thoải mái hơn và giải thích được không những hiện tại mà luôn cả quá khứ, tương lai.
    “Đừng bao giờ gạt bỏ một ý tưởng chỉ vì nó xa lạ đối với anh, mà nên lắng nghe mọi mặt của cậu hỏi và tự kết luận cho riêng mình. Trí óc anh có thể tạm thời bị xáo trộn nhưng khi sự xáo trộn qua đi, anh có thể thấy được cái Ánh Sáng giúp anh đặt chân trên con đường mà cuối cùng dẫn đến Hiểu Biết, tới Minh Triết của người Toàn Thiện. Hãy gạt đi ý niệm về thưởng và phạt, vì không có phần thưởng hay sự trừng phạt mà chỉ có hệ quả, nhân và quả như Luật thi hành một cách công minh ở cõi cao cũng như cõi trần.
    “Ta sống ở cõi trần ra sao thì chết ở bên kia ta cũng sẽ là con người y như vậy, cuộc sống của ta tùy thuộc vào tư tưởng mà ta phát ra ở cõi trần, vậy ta hãy quan tâm đến những chuyện cao hơn như khoa học, nghệ thuật âm nhạc, văn chương và sự mỹ lệ của thiên nhiên, có nghĩa bất cứ cái gì không thuần vật chất. Trong cảnh giới mới ta sẽ sống hạnh phúc hơn, gặp được những cơ hội mà nếu không chuẩn bị trước ở cõi trần thì chúng chở thành vô dụng”

  5. #5

    Mặc định

    CHƯƠNG BA

    "Hôm qua tôi có phác họa sơ qua về những điều kiện sinh hoạt ở cõi tình cảm, hôm nay tôi sẽ tiếp tục nói thêm về cõi này.
    "Tòa thánh tại Rome đưa ra triết lý mà nếu tóm tắt thì đại ý là sau khi chết, ai tội lỗi hết thuốc chữa sẽ rơi vào địa ngục vĩnh viễn, còn ai thánh thiện thì lập tức lên cõi thiên đàng. Người bình thường không tốt lắm và cũng không xấu lắm sẽ trải qua mặt thời gian dài hay ngắn ở khoảng lưng chừng là luyện ngục (Purgatory), để tội lỗi của họ được tiêu tan. Như tôi đã nói, không hề có địa ngục đời đời, chuyện ấy không thể có vì lý đơn giản là một nguyên nhân giới hạn không thể sinh ra kết quả vô hạn, và ai khi chết mang theo lòng sợ hãi như vậy qua cõi tình cảm sẽ gặp khó khăn lúc ban sơ. Với người hết sức tốt lành như các vị thánh thị triết lý trên có phần đúng một chút, vì có một trạng thái được gọi là coi thiên đàng và rất có thể là một hai vị đại thánh lướt qua chỗ giữa chừng là cõi tình cảm, đi thẳng lên cõi trí để tiếp tục cuộc tiến hóa của họ nơi ấy. Cho đại đa số người thì câu hỏi đi lên thiên đàng hay xuống địa ngục không cần đặt ra, tiến trình của họ là qua hai trạng thái mà cái thấp là cõi luyện tội, nên sáng nay tôi sẽ bắt đầu nói về nơi ấy.
    “Giáo lý của Công giáo La Mã có một phần sự thật khi nói rằng cõi luyện tôi là trạng thái chuyển tiếp, trong đó tội lỗi con người được tiêu trừ một cách đau đớn, biểu hiệu với hình ảnh bị thiêu trong lửa; nhưng nó không còn đáng được tôn trọng khi có giáo lý về xá tội, dạy người ta có thể bỏ tiền ra mua sự xá tội đẻ tránh được trạng thái luyện tội không cần học bài học của cõi này. Lẽ dĩ nhiên không thể có chuyện đó, không số lượng tiền bạc nào có thể thay đổi mảy may chuyện sẽ xảy tới cho một ai sau khi chết. Tiền bạc có thể khiến người ta qua mặt được luật pháp lúc sống ở cõi trần, nhưng khi ta rời bỏ cõi đời này thì tiền không còn giá trị, và bạn bè hay thân quyến có cúng bao nhiêu tiền để mua việc xá tội cho anh cũng phí của mà thôi. Tôi luôn nghĩ thật khờ dại khi cho rằng tiền bạc có thể thay đổi được luật của trời đất. Anh không thể thay đổi sức hút của quả đất bằng cách cho nó tiền bạc, thì việc thắp nến, cầu kinh, cúng dường cũng không sửa được luật công bằng thiêng liêng.
    “Cõi luyện tội được kêu như vậy không phải là không đúng, vì nó là một trạng thái tâm thức nhằm thanh lọc và cải thiện con người, nằm ở những cảnh thấp của cõi tình cảm, đây là nơi mà vừa mới chết thì gần như lập tức là ta bước qua đó.Ở đây con người tẩy sạch những ham muốn thấp kém làm trí não mê muội, và khiến họ bị cột chặt vô hạn vào thể tình cảm. Sự tiến hóa đòi hỏi linh hồn phải đi sang nơi cao hơn, mà muốn làm vậy họ phải trải qua những cảnh giới mà ở đó họ bị đau khô y hệt như đã làm người khác điêu đứng lúc họ còn sống ở cõi trần, vì gian dối, tàn nhẫn v. v. Nhờ thời gian và sự đau khổ họ học được sự quan trọng của tính thành thật, công bằng, khoan hòa v. v. và khi học xong thì tiến sang bước khác.
    “Kiếp tới khi trở lại cõi trần, họ sinh ra là trẻ con vô tội tuy khuynh hướng chiều theo các loại dục vọng vẫn còn nằm đó, và mỗi điều xấu phạm trong kiếp ấy là do tự ý muốn làm. Con người sẽ tiếp tục như thế cho tới khi kinh nghiệm luyện tội cay đắng, họ học được rằng cần phải có tánh khoan hòa và làm điều thiện cho kẻ khác bất kể mình bị đối xử ra sao. Trời đất đã đặt ra một số luật lệ vĩnh cửu mà chúng ta phải ráng hiểu cách luật tác động. Nếu thiên nhiên không có những luật này thì sự việc sẽ hóa hỗn loạn và ta không biết trông cậy vào điều chi, may thay có những luật trong trời đất và chúng là biểu lộ của Thiên ý.
    “Tôi sẽ ráng giải thích việc gì xảy ra trong cõi luyện tội bằng cách cho anh vài thí dụ. Thí dụ luôn luôn đưa ra đầu tiên vì nó dễ hiểu nhất - là trường hợp người say sưa nghiện rượu. Ai cũng biết nghiện rượu tai hại như thế nào, quá nhiều trường hợp xảy ra với con người làm tan nát đời mình, bỏ đói vợ con và còn gây ra vô số tội phạm khác chỉ để thỏa mãn việc thèm khát cảm giác mà rượu mang lại. Nếu một ai uống chỉ để hết khát thì họ sẽ không ham muốn việc uống rượu sau khi chết, bởi không có cái khát hay cái đói nơi cõi trung giới, nhưng nguyên do dục vọng không phải cái khát mà là sự thèm muốn một khoái cảm.
    “Sau khi chết, cũng sự thèm muốn mà khi sống thúc đẩy họ làm bao chuyện tệ hại sẽ hóa mạnh mẽ gấp đôi nhưng này họ không cách nào thỏa mãn ham muốn ấy khi đã mất thân xác vật chất. Dục vọng không phải chỉ thuộc về thân xác mà nó còn thuộc về thể tình cảm, và là một trong những cách sinh hoạt của thể này. Tên khác của cõi tình cảm là cõi dục vọng, ở nơi đây những ham muốn với cảm xúc lộ ra trọn không chút suy giảm, lòng ham muốn với tận lực của nó bây giờ dày vò xâu xé con người cả trăm lần hơn lúc còn sống. Đó là sự đau khổ mà không ai có thể phủ nhận, nhưng cũng không ai có thể nói rằng người nghiện rượu đang bị trừng phạt. Việc xảy ra chỉ là luật nhân quả tác động và con người gặt cái đã gieo, nay họ nhận lãnh kết quả của hành vi trong kiếp vừa qua nhưng họ không bị trừng phạt.
    ”Họ tạo cho mình lòng ham muốn nên bây giờ bị đau khổ, thời gian mà nỗi vò xé này diễn ra có vẻ như vô tận đối với họ nhưng trên thực tế nó chỉ kéo dài vài ngày, vài tuần hay vài tháng. Họ có thể tư tưởng để thỏa mãn cơn thèm được rất ít, như tạo hình tư tưởng về rượu và tư tưởng như đang uống. Họ cũng có thể tưởng tượng ra hương vị của rượu nhưng không sinh ra được kết quả, tức không cách chi họ có được sự khoái cảm như khi uống rượu ở cõi cởi trần. Họ có thể có được khoái lạc gần giống bằng cách tới nơi người sống uống rượu và thu lấy hơi rượu nồng bay lên, hơi rượu sẽ cho họ chút thỏa mãn rất ít ỏi. Họ không thấy khoái lạc mấy nhưng có còn hơn không, và đó là cái khá nhất có được lúc này khi họ không còn thân xác.
    “Vậy đây là trường hợp của người có thể nói là rơi vào địa ngục. Dĩ nhiên là không kéo dài đời đời nhưng cũng đủ làm cho người ta điêu đứng khổ sở và cho là vô tận. Cái đáng nói là không ai có thể giúp được họ tức ngăn không cho chuyện đó xảy ra. Điều duy nhất có thể làm là giải thích cẩn thận cho họ biết chuyện gì đang diễn ra, lý do của sự việc và cho hay cách giải quyết duy nhất là mất đi lòng thèm khát, vì bao lâu dục vọng còn chưa dứt bỏ hay tàn lụi thì chưa hết đau khổ. Sớm hay muộn họ sẽ nhận thức được việc này và giai đoạn luyện tội chấm dứt.
    "Kế tiếp thử xét trường hợp người hà tiện rít róng, thu gom vàng bạc trong đời và giấu nó ở nơi chỉ họ biết. Hãy tưởng đến sự hài long vui thích của họ lúc còn sống khi tới chỗ bí mật này, vốc tiền trên tay cho từng đồng vàng hay giấy bạc rơi xuống đống tiền bên dưới. Hãy tưởng tượng họ kêu lên khoái trá “Tiền của ta, của ta hết thảy, không ai đụng vào được ngoài ta”. Rồi hãy nghĩ cảm tưởng của họ ra sao khi ở cõi tình cảm, có người may mắn tìm ra chỗ cất dầu vàng bạc này, và không chừng xài phung phí hết tiền ấy. Người hà tiện không thể làm gì được, tuy rất có thể anh lẩn quẩn một thời gian lâu sau khi chết quanh chỗ dấu tiền. Anh có thể tìm cách dụ người tìm vàng đi chỗ khác, chắc chắn anh làm hết sức mình để đuổi họ đi, nhưng anh không biết cách nào để nói với họ ngoại trừ lúc họ ngủ và tạm thời bước qua cảnh giới của anh. Trong đa số trường hợp không ai nhớ lại buổi nói chuyện như thế khi thức dậy, nên cố gắng của anh không chi phối được ai. Thế nên ta lại thấy không ai trừng phạt người này, nhưng anh đau khổ vì long thèm muốn và tham lam không được kiềm chế. Anh chỉ có được sự an vui khi bỏ được lòng ham thích những gì thuần vật chất.
    “Một trường hợp khác rất hay thấu là của người hết sức ghen tuông, tường mình thương yêu ai đó nhưng tất cả điều họ muốn là chiếm hữu phần hồn lẫn phần xác của đối tượng để thỏa mãn riêng tư. Ai thực tâm thương yêu sẽ hân hoan khi thấy người mình yêu được kẻ khác ái mộ, chú ý nhưng người ghen tuông thì khác. Lúc còn sống mà ghen tuông thì khi chết anh vẫn giữ tính đó, tự dằn vặt mình không ngưng và vô ích khi lom lom trông chừng và ghét bỏ ai đến tán tỉnh người anh nghĩ là anh thương yêu, tìm mọi cách để ảnh hưởng họ nhưng chỉ tốn công vô hiệu. Cũng như trước, không ai trừng phạt người hay ghen như thế, họ chỉ nhận lấy kết quả của sự khờ dại của họ do luật nhân quả hay karma mang tới, theo tác động không thể kềm chế được của luật. Cách có thể giúp họ là khuyên nhủ hợp lý, tìm cách cho thấy là họ đang hành động điên rồ, giải thích là việc duy nhất phải làm để được bình an là gạt bỏ tánh ích kỷ khi thương yêu, và cần nhận thức là không ai có thể chiếm hữu linh hồn cũng như thân xác người khác, dù muốn tới đâu đi nữa.
    “Ta qua thí dụ chót ở cõi luyện tội. Có nhà doanh thương kia có lần làm tiêu tan sự nghiệp của người cạnh tranh với mình, khi bạn hữu chỉ trích thì anh nói mạnh tay hành động là tốt cho việc kinh doanh, và kẻ bị thiệt hại có được bài học mà sau này sẽ hữu ích cho họ. Đúng thế, vài năm trôi qua, kẻ bị thua khi trước nay vươn lên, nhiều phần hơn người đã hại anh, và kẻ nhẫn tâm lấy đó làm chuyện để chứng tỏ mình đúng, rằng cạnh tranh tàn nhẫn thực ra là phước lớn cho người bị thua. Kẻ này không nghĩ gì thêm về chuyện ấy trong kiếp đó, qua đời sang cõi luyện tội thì việc khác hẳn.
    "Ở đó anh được cho thấy là sau khi tiêu tan sự nghiệp, kẻ bị hại về cho vợ hay việc bất hạnh của mình.
    Con trai người này bắt đầu vào đại học phải bỏ ngang đi tìm việc, nhận làm chân thư kí nhỏ. Người cha bắt đầu chở lại và như đã nói, ông trở nên giàu có về sau nhưng lúc đó đã quá trễ để giúp con. Và chuyện gì xảy ra cho cậu con trai? Cậu cho rằng định mạng đùa giỡn với mình, hóa ra đắng cay nên thay vì tận dụng tối đa hoàn cảnh mới, cậu lại chơi với bạn xấu, kiếm tiền bằng cách bất chính để cuối cùng vào tù. Sự việc gây khổ não cho mẹ anh làm bà đau buồn mà chết.
    “Trọn câu chuyện từ đầu tới cuối là một thảm kịch to tát, và ta có thể tưởng tượng ra nỗi đau khổ của thương gia nhẫn tâm, khi họ ý thức rằng lòng tham lam thiếu suy nghĩ của họ lúc ấy, không những đã tạm thời làm tiêu tan sự nghiệp của kẻ cạnh tranh với mình, mà còn gây ra cái chết của một người đàn bà và hại cuộc đời của cậu trai trẻ.
    “Ở cõi bên kia con người thấy được trọn vẹn kết quả mọi hành động của mình, và ít ai không bị đau khổ khi nhìn lại và tự hứa với bản thân là trong kiếp mai sau họ sẽ sử sự khác đi. Cõi luyện tội là nhằm làm ta thay đổi quan niệm với những việc như thế, và khi quan niệm đổi khác thì ta học xong kinh nghiệm ở cỏi này. Thông thuộc bài học đảm bảo rằng trong những kiếp sau khi qua đời và bước sang những cảnh thấp của cõi tình cảm, ta chỉ phải dừng chân ngắn ngủi với những kinh nghiệm tương tự như thí dụ ở trên. Ta chỉ phải học bài học một lần mà thôi, và nếu nhờ vậy tâm tính thay đổi thì tránh được nhiều khó khăn, đau lòng trong tương lai.
    “Kinh nghiệm về cõi tình cảm của người trung bình và dưới mức trung bình tương ứng với đời sống cuẩ họ ở cõi trần, chuyện cũng y vậy cho người trí thức trên trung bình và phù hợp theo cách sống của họ. Người như thế đi qua cảnh thấp của cõi tình cảm mau hơn rồi vào cảnh cao, nơi chằng những họ có thể tiếp tục bất cứ cuộc thí nghiệm nào ưa thích, mà còn có thể quy tụ them những ai cùng sở thích quanh họ. Ta thường thấy những cuộc tụ tập như thế giữa khoa học gia với sinh viên, nhà toán học với nhóm nhỏ hơn. Cả hai nhóm thấy cõi tình cảm thích hợp hơn để làm việc hơn là cõi trần, vì nay họ có thể nghiên cứu không gian bốn chiều và có cơ hội thí nghiệm.
    “Nghệ sĩ thì có nhóm học trò chăm chú bắt chước tài nghệ của ông, và nhạc sĩ cũng vậy. Người sau thật là hạnh phúc vì họ có cơ hội được nghe âm nhạc của thế giới mà luôn cả âm nhạc của thiên nhiên từ biển, gió, không gian, vì quả là có âm nhạc của các hành tinh khi chúng di chuyển trong không gian lồng lộng. Âm nhạc và màu sắc nối kết với trọn không gian bao la, nhưng ta ý thức được nét vi diệu của cuộc sống trong vũ trụ ít như con kiến biết về cuộc sống của con người, với biết bao sinh hoạt. Nhạc sĩ có thể gặp các đại thiên thần âm nhạc, các ngài biểu lộ qua âm nhạc, bằng âm nhạc và âm nhạc đối với các vị này thì như ngôn ngữ đối với ta. Về sau anh sẽ được nghe thêm về sinh hoạt của các ngài.
    “Với người thiên về tinh thần, suy gẫm sâu xa điều thanh cao thì họ bước vào nơi an lạc vô tận. Trong cuộc sống ở cõi trần họ phải dựa vào niềm tin và khả năng lý luận của mình, nay họ có thể chứng minh được sự thật của những lý thuyết mà họ đã nghiên cứu dưới thế, ta không tưởng tượng được hết niềm vui và an lạc mà hiểu biết này mang lại cho người như vậy, họ đã phấn đấu trong cảnh tối tăm và bây giờ phần nào tìm ra ánh sáng.
    “Có lẽ người từ tâm với ý tưởng, mục tiêu duy nhất trong đời muốn giúp đỡ đồng loại là người có cơ hội hơn hết thảy, vị nay họ được tự do dành trọn thì cứu giúp, an ủi kể nào cần đến họ. Nếu làm phần việc đặc biệt là giúp ai vừa qua đời thì họ sẽ bận rộn trong suốt thời gian ở cõi tình cảm. Trong thời chiến có nhu cầu rất lớn cho việc này vì người không hiểu biết thì nhiều mà người cứu trợ lại ít. Ai làm công tác đó có hội bằng vàng để tạo nhân quả hết sức tốt đẹp cho mình.
    “Vậy hãy học hỏi không phải để giúp riêng mình mà vì nhờ hiểu biết này, anh có thể giúp người khác lúc nguy khó, cũng như anh có thể dự phần vào cơ tiến hóa vĩ đại và như ai biết suy nghĩ nên chở thành người dẫn đường, giúp đỡ kẻ chưa hiểu biết.”

    “Hôm nay ta đi tới một trong những chuyện lý thú nhất về cõi tình cảm là Trẻ Con, vì nói cho cùng không phải trẻ con thực ra đã làm nên thế giới sao? Chỉ cần dự lễ Giáng sinh trong gia đình không có trẻ con là sẽ thấy giọng nói vui vẻ, chơi đùa nhộn nhịp làm cho Giáng Sinh là lễ tưng bừng nhất trong năm; thiếu trẻ con thì căn nhà hóa trống vắng và thế giới như không có hạnh phúc chút nào. Tiếng cười của trẻ thơ là điều tuyệt vời nhất trên thế gian, và ai từng chăm lo cho trẻ nhỏ sẽ là người thấy mất mát nhiều nhất khi chúng trưởng thành bước vào vòng đời quay cuồng người lớn. Dường như trẻ con là kẻ hồn nhiên nhất trong nhân loại, là kẻ duy nhất biết vui sống là gì.
    “Lý do nằm ở sự kiện là khi trở lại cõi trần, chúng vẫn còn nhớ cuộc sống tuyệt diệu ở cõi thiên đàng vừa rời bỏ, còn giữ lại phần nào cảnh đời cao đẹp nhất với thiên thần, tinh linh nơi có vẻ đẹp mỹ lệ mà ta không sao mơ tưởng nổi khi ta trưởng thành nhiễm tính duy vật, tập cư xử cho hợp thói đời. Loài thú cho thấy điều tương tự, ngay cả sư tử con cũng dể yêu như các em bé, khi mới sinh ra chúng chưa biết sợ vì chúng vừa từ cõi tình cảm xuống là nơi không có lòng sợ hãi. Nhưng sau vài tháng hay một năm, bản năng là một phần của hồn khóm mà chúng thuộc về, nay từ từ thấm vào, sử tử con nảy long sợ hãi và nghịch với người khiến chúng không còn được xem là thú nhà an toàn.
    “Quan niệm chung cho rằng không có gì đáng buồn hơn việc trẻ chết sớm, vào bất cứ lúc nào trong giai đoạn thơ ấu nhất là khoảng chừng được ba tuổi. Tính thơ ngây của trẻ không phụ thuộc vào tuổi tác, có trẻ mất tính này khi bắt đầu vào trường, có trẻ vẫn giữ được tới tuổi thiếu niên. Ai chưa rõ phần sơ đẳng của luật tiến hóa cho rằng trẻ chết sớm là chuyện không nên có, vì lẽ tự nhiên là người đời thắc mắc tại sao cha mẹ phải bị đau khổ như vậy, và trẻ ra đi quá sớm thì có lợi gì. Tuy nhiên ai hiểu luật tiến hóa hẳn ý thức rằng trẻ con là cá nhân riêng biệt, xuống cõi trần để học hỏi kinh nghiệm và có vận mạng riêng của chúng. Nếu chết sớm, trẻ có ít kinh nghiệm và chỉ cần ít thì giờ chuyển hóa số kinh nghiệm này sau khi rời cõi trần, nên trẻ chết yểu thường trở lại ngay để bắt đầu kiếp khác.
    Trẻ không bị mất mát hay đau khổ gì vì chết non. Nếu người trung bình chịu bỏ công học hỏi để có hiểu biết này thì đời sẽ vui biết bao.
    “Khi em bé sắp sửa qua đời thì nên có nghi lễ tôn giáo để bảo vệ em, tạo nên một làn rung động có ảnh hưởng rõ rệt để không gì có thể gây nguy hại cho em. Khi trẻ qua cõi tình cảm chúng có cuộc sống thật hạnh phúc vì không ở gì cấm đoán ngăn cản. Chúng không hề bị bỏ rơi vì luôn luôn có những bà mẹ đã qua đời sẵn lòng chăm sóc cho trẻ thơ chết sớm. Các bà vẫn giữ tình mẫu tử, ở cõi tình cảm như lúc sống ở cõi trần, và các bà mẹ này không còn phải lo về cái nghèo, sự thiếu ăn, thiếu mặc, lạnh giá.
    Ngủ cũng không còn cần thiết nên bà mẹ có thật nhiều thì giờ để lo cho trẻ mà bà nhận vào lòng. Ngoài nỗi hân hoan sinh ra do việc trong nom, chơi đùa với trẻ, bà có thể dạy em học, chỉ cho thấy bao nét mỹ lệ dưới nhiều hình thức khác nhau ở cảnh giới này. Việc dậy giỗ như vậy có
    thể lưu lại trong tiềm thức của trẻ, khiến chúng quan tâm đến nét mỹ thuật của sự sống trong kiếp sau.
    Ngoài các bà mẹ nuôi lúc nào cũng sẵn có, còn rất đông người cứu trợ ở cõi tình cảm sẵn sàng chỉ dẫn ai chân ướt chân ráo mới qua đời bước lên cõi tình cảm.
    “Giống như người lớn, trẻ con không thay đổi khi qua cảnh giới bên kia. Lúc nào cũng có nhiều người muốn chơi đùa cùng em, có cả tinh linh dự vào nhiều trò chơi của trẻ nơi này. Thử nghĩ đến trẻ giàu tưởng tượng tạo ra trong trí của mình khung cảnh tuyệt vời của chuyện thần tiên em đọc trong sách. Sang cõi tình cảm em không còn phải giả bộ chơi, vì ở đây hễ vừa tưởng tượng chuyện gì thì nó hiện ngay lập tức cho thấy, bởi vật chất cõi tình cảm được nhào nặn theo tư tưởng, bao lâu trẻ con tưởng đến chuyện gì thì chuyện sẽ còn đó. Thay vì ngồi trong bồn tắm cũ kỹ với hai khúc cây là mái chèo, em nhỏ muốn chèo thuyền trên sông chỉ cần nghĩ đến dòng sông, đến con thuyền, mái chèo là tất cả có ngay cho em sử dụng.
    “Trẻ nào thích làm anh hùng trong chuyện thì chỉ cần nghĩ một cách mạnh mẽ rằng mình là anh hùng, và lập tức em trở thành người hùng theo óc tưởng tượng của em. Chất liệu mềm dẻo của cõi tình cảm được uốn thành bất cứ hình dạng nào, nên trong khoảng thời gian đó em nhỏ thấy y hệt là điều mà em tưởng tượng. Em có thể thành vua Quang Trung, Batman diệt bạo trừ gian, Harry Potter. Nghĩ tới cái gì là em thành cái đó, và khi chơi chán một trò, chỉ cần nghĩ tới nhân vật khác là chất liệu tuân theo ý em ngay. Điều học hỏi này hết sức bổ ích cho trẻ, vì bằng cách ấy em học được nhiều điều không thể có trong điều kiện ở cõi trần.
    “Chúng ta đều biết trẻ con hỏi luôn miệng và biết bao lần ta không trả lời được câu hỏi của em, vì có những điều trẻ không hiểu được do trí óc còn non nớt, khờ dại. Đôi khi ta còn là rầy không muốn trẻ hỏi, chẳng phải vì muốn ngăn cản sự tiến bộ của em, nhưng không đáp xem ra tốt hơn là đáp lại mà tạo cảm tưởng sai lầm. Sang cõi tình cảm, những điều kiện nơi đây thay đổi tất cả, thắc mắc của em được trả lời bằng hình ảnh hiện ra ngay trước mắt, hình đó còn sống động bao lâu ta còn tập trung tư tưởng vào nó, và hình giải đáp thắc mắc tuyệt hơn là cắt nghĩa dài dòng.
    “Người ta hỏi: Trẻ có nhớ cha mẹ, bạn bè hay không? Không, chúng không nhớ vì khi ngủ ai cũng sang cõi tình cảm là nơi trẻ quá đời đang sống. Cha mẹ thương tiếc con vì nghĩ là đã mất nó, nhưng họ gặp con trở lại khi vừa thiếp ngủ, tách ra khỏi xác thân; họ có thể nói chuyện và chơi với con, tiếp tục dậy con v. v. Thực tế là họ có thể tiếp tục làm cha làm mẹ như ở cõi trần nhưng tiếc là cha mẹ không nhớ chút gì khi tỉnh giấc vào buổi sáng. Trẻ khi chết trở thành vô hình với cha mẹ bình thường chưa có thông nhãn (clairvoyance), trong khi đó em luôn thấy cha mẹ tức thể tình cảm bao quanh xác thân họ. Cha mẹ không hề vô hình đối với trẻ nên thường khi, lúc họ khóc thương con đã chết thì chính đứa trẻ ấy đang đứng ngay bên cạnh, tìm đủ mọi cách để nói chuyện với họ. Lúc đó trẻ thấy cha mẹ sao lạ lùng kỳ cục, bởi không hiểu rằng tuy em thấy cha mẹ nhưng họ lại không thấy em.
    “Thắc mắc khác cũng thường nêu ra là “Trẻ có lớn lên ở cõi tình cảm không?” Khó mà trả lời câu này vì nếu ta hỏi câu này thì em hay đáp: “Có, em lớn nhiều lắm”. Như đã nói, thể tình cảm không tăng trưởng sau khi chết, và tuy trẻ nảy nở tâm trí, học hỏi nhiều hơn, nhưng thể tình cảm vẫn y như lúc em qua đời. Sự nảy nở của cơ thể chỉ cần thiết ở cõi trần, sau khi chào đời có thể lớn từ từ cho tới khi cao lớn trọn vẹn, và khi chết vào bất cứ lúc nào thì sự tăng trưởng tự động ngừng lại. Nay không còn thân xác cho thể tình cảm tượng hình theo thì nó cũng dừng, không lớn nữa. Khi trẻ bảo em có lớn, nó muốn nói là trẻ nghĩ em có lớn, thể tình cảm lập tức đáp ứng theo tư tưởng đó nên trong một lúc nó lớn hơn, nhưng khi em nghĩ sang chuyện khác thì thể tình cảm trở lại kích thước cũ. Chuyện không có gì là bí ẩn mà chỉ là tác động của luật thiên nhiên, và vật chất cõi cao hay thấp đều tuân theo luật.
    “Có lần tôi gặp chuyện rất lý thú về việc này. Có cặp vợ chồng bị thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi, mười năm trước họ mất con gái nhỏ năm tuổi. Người chồng từng học hỏi về huyền bí học thì tin là sẽ thấy con gái y như lúc em còn sống, nên khi gặp ông đưa tay bé con lên như khi xưa hay làm vậy lúc ở sở về. Người vợ không học về chuyện này nên tự nhiên tính con gái bây giờ phải mười lăm tuổi, và tin rằng một thiếu nữ dậy thì sẽ chào đón mình ở thế giới bên kia. Bà không bị thất vọng chút nào, vì gặp cô gái xinh xắn có gương mặt và đôi mắt quyến rũ như bà thường tưởng tượng là vóc dáng của con mình khi em lớn lên. Bà đón con và nói “Chao ôi, con của mẹ lớn mau quá, sắp thành một thiếu nữ rồi!” Người chồng biết về đặc tính mềm dẻo của vật chất cõi tình cảm nên không ngạc nhiên chi hết, không giải thích làm bà cụt hứng rằng cái bà thấy chỉ là hình tư tưởng, do bà tự tạo ra về con gái mà họ vẫn gặp mỗi đêm lúc ngủ trong muời năm qua. Thí dụ này cho thấy tuy sự thực là thể tình cảm của ta không lớn lên ở cõi đó, nhưng với ai không tin hay thấy sự việc khó hiểu thì ảo tưởng của họ cũng làm thỏa mãn, và chuyện không có hại cho ai.
    “Trước khi chấm dứt phần nói về trẻ con ở cõi tình cảm, xin đưa thí dụ cho thấy cái chết trẻ của một em bé có thể có lợi đáng kể cho em. Có cặp vợ chồng tuy sống trong cảnh thiếu thốn nhưng mong ước có con, chẳng bao lâu bà sinh bé trai nhưng em chỉ sống được hai năm rồi chết. Hai người đau đớn vì mất con không sao nguôi được. Cuộc đời khi trước hạnh phúc bao nhiêu thì nay trống rỗng, lạnh lẽo và bầu không khí trong gia đình sầu thảm cực độ. Theo thời gian họ nguôi ngoai dần nhưng nỗi buồn mất con vẫn còn đó. Đứa trẻ mà hai cùng thương yêu và cùng hoạch định tương lai cho con, nay đã rời bỏ họ. Sự mất mát, nỗi đau khổ thật lớn lao và họ tự hỏi làm sao gọi Thượng Đế là Cha Lành cho được, khi ngài bắt họ phải chịu số phận ấy.
    Hai vợ chồng phản ứng khác nhau với chuyện đau lòng, trong lúc người vợ lo công việc nhà và cầu Trời rằng ngày kia mình sẽ có em bé khác thì người chồng vùi đầu vào chuyện làm ăn, tin rằng miệt mài làm việc như vậy sẽ giúp anh quên mất mát to lớn kia. Năm năm sau cái chết của con đau lòng, người vợ sinh một bé trai khác và không gì làm họ vui sướng hơn. Bé trai này cũng chính là bé trai đã mất cách đây năm năm. Kết quả bao năm cần cù làm ăn của người cha khiến gia đình khá giả hơn và tới lúc con đi học, anh có khả năng cho con học hành đầy đủ, trong khi năm năm trước anh sẽ không có đủ tài chính để lo.
    “Kết quả của cái chết có vẻ như vô ích là trước tiên cặp vợ chồng trả bớt nhân quả khi mất con và đau khổ, kế đó đứa trẻ mà linh hồn có quyền hưởng một nên học vấn tốt đẹp nhờ hành động kiếp trước, phải rút lui khỏi thân xác của đứa con đầu, chờ năm năm sau trở lại sinh làm đứa con thứ hai. Linh hồn không bị thiệt hại gì do những chuyện này, mà được lợi nhờ vào những cơ hội có được khi tái sinh lần thứ hai. Sinh trễ vài nắm không có nghĩa lý gì trong cuộc tiến hóa, nhưng có khi sớm hay trễ vài năm cho ra khác biệt to tát trong cảnh nhà một gia đình ở cõi trần, và có thể mang lai hệ quả sâu xa cho Linh hồn nào sinh vào khung cảnh ấy.
    “Tóm tắt lại, cong người cần lên cõi thượng trí là nơi cư ngụ của linh hồn nếu anh đã sang một kiếp đã sống một kiếp dài trung bình. Muốn lên nơi ấy con người phải qua cõi tình cảm, sống một lúc ở chỗ đó rồi rời thể tình cảm để sống trong thể trí ở cõi thượng giới. Tại đây anh đúc kết mọi kinh nghiệm trí tuệ và nỗ lực học hỏi kinh nghiệm ở cõi trần. Làm xong việc này anh cũng phải bỏ thể trí và chỉ tạo thể tình cảm và thể trí mới trước khi đến ngày giờ tái sinh. Nói như vậy để thấy rằng đôi khi trẻ nào chỉ sống một kiếp ngắn ở cõi trần rồi chết đi, em sẽ có rất ít kinh nghiệm để đúc kết
    nên em chỉ sống vài năm ở cõi tình cảm mà thôi, rồi có thân xác mới nhưng giữ y thể tình cảm và thể trị của kiếp ngắn ngủi trước.
    “Hẳn anh bắt đầu hiểu rằng cuộc tiến hóa là tiến trình chậm chạp, ta sẽ hiểu được nó dẽ hơn nếu có thể nhìn được trọn cơ trời thay vì chỉ một phần mà đa số chúng ta thấy sơ qua khi ở dưới trần.
    “Còn nhiều điều tôi sẽ phải chỉ dẫn anh về cuộc sống ở cõi tình cảm và anh sẽ có dịp hỏi về những chuyện chưa thông suốt. Trước khi chia tay tôi đề nghị một thí nghiệm mà tôi tin là anh rất muốn làm. Tối qua tôi được phép của Chân Sư cho anh cơ hội để thấy tận mắt những gì tôi trình bày với anh trong mấy ngày qua. Ngài là Vị cử tôi đến nói chuyện cùng anh và là một trong những Đấng cao cả giúp chăm sóc địa cầu.
    “Việc tôi đề nghị là anh làm một cuộc hành trình quá cõi tình cảm, và nếu anh theo đúng lời chỉ dẫn, tôi có thể giúp anh nhớ được nhiều việc anh thấy và làm trong lúc rời khỏi thể xác. Sáng mai tôi không tới đây như thường lệ, anh có thể dành trọn buổi sang coi lại tất cả các bài đã ghi trong sáu ngày qua, xem kỹ chi tiết càng nhiều càng tốt vì nếu muốn cuộc thí nghiệm này có lợi, anh sẽ phải nhớ nhiều chuyện tôi đã nói với anh. Điều anh nhớ được sẽ khiến những gì bây giờ còn mù mờ hóa rõ ràng, dễ hiểu.
    ”Anh không được ăn thịt hay uống rượu hôm nay và ngày mai. Tôi biết anh ăn rất ít thịt và hiếm khi uống rượu nhiều, nhưng một chút rượu cũng gây khó khăn cho tôi, vì phần việc của tôi là gây ấn tượng lên tế bào não để anh nhớ lại đã làm chuyện gì nơi cõi tình cảm khi trở về thân xác. Có thể ta không thành công 100% nhưng cứ thử và bởi Chân sư thỏa thuận chương trình, tôi tin là Ngài sẽ giúp tôi thực hiện.
    ”Tối mai anh phải ăn tối lúc 7 giờ, về phòng sau khi ăn và lên giường ngủ luc 9h45. Tôi có anh cần uống khi đi ngủ để giúp anh ngủ say hồi 10 giờ là lúc tôi tới. Trước khi ngủ hãy rang tưởng tượng anh nằm trên giường trông ra sao. Cách đơn giản nhất là tưởng tượng có một tấm gương thật lớn ở trần nhà ngay bên trên giường, và anh sẽ thấy gì trong gương khi lên giường. Tôi muốn anh giữ hình ảnh này trong trí khi thiếp ngủ, vì đó là cái anh sẽ thấy ngay khi rời khỏi xác.
    “Mới đầu anh sẽ ngạc nhiên khi thấy có vẻ như anh đang nằm trên giường, trong khi anh là người thật đang nhìn xuống thân xác, nên tự nhiên anh cảm thấy sợ hãi và muống vội vã trở về thân xác, làm vậy sẽ khiến anh thức dậy ngay. Tôi cho anh hay trước điều này để tránh không cho nó xảy ra. Tuy mỗi đêm anh rời khỏi xác nhưng anh không nhớ gì cả, bởi anh không tỉnh thức khi lìa xác thân, bây giờ tôi giúp để không có gián đoạn nào trong tâm thức lúc anh bắt đầu thiếp đi và ý thức mình đang tách khỏi cơ thể. Tôi sẽ giúp anh duy trì sự liền lạc tâm thức đó, từ khi anh chìm vào giấc ngủ tới lúc trở về với xác thân vào buổi sáng, như thế anh sẽ không gặp chút khó khăn nào trong việc hồi nhớ và có thể tả lại chi tiết mọi chuyện anh làm khi ở trong thế tình cảm, lúc cơ thể nằm ngủ trên giường.
    “Nếu không có sự liên tục về tâm thức đó anh sẽ nhớ chút ít hay không nhớ gì cả, chỉ nhớ loáng thoáng phần nào một hay hai chuyện xảy ra và xem đó là giấc mơ. Giấc mơ của đa số người là những phần rời rạc của chuyện gì họ làm trong lúc ngủ và thường bị tế bào não biến đổi. Nhớ lại chính xác tất cả chi tiết là chuyện không dễ, mà phải mất nhiều năm học hỏi, tập trung tư tưởng và thực hành mới đạt kết quả hoàn hảo. Cho nên tôi không đảm bảo là anh sẽ nhớ hết mọi điều ngay cả khi được Thầy tôi giúp. Bằng giả dụ được thành công hoàn toàn thì anh không nên thất vọng khi trong những dịp tới lúc thức dậy, anh không nhớ lại chút gì. Đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
    “Bây giờ tôi phải đi, xin hẹn gặp anh tối mai. Ngày mốt tôi cũng không đến gặp anh vì tôi muốn anh viết lại tất cả những gì nhớ được về kinh nghiệm ở cõi tình cảm. Ta sẽ thảo luận các chuyện này khi tôi đến ba ngày sau, cũng vào giờ thường lệ. Hay tự tin và mọi chuyện sẽ tốt lành”

  6. #6

    Mặc định

    Vì lý do tuyệt bản nên có một vài chỗ thiếu logic nhưng cũng đáng đọc và suy ngẫm. Xin chân thành cảm ơn TuTam!

  7. #7

    Mặc định

    quá Hay, cám ơn bác TU TAM , xin bác tiếp tục, độc giả đang chờ .

  8. #8

    Mặc định

    mình ham hố mà ko kiên nhẫn chờ được nên lon ton đi hỏi anh Gồ thì kím ra trang theosophia. Cảm thấy đây là một "tôn giáo" rất hợp với mình (vừa thích triết học, Phật giáo và cả khoa học)
    ai muốn tải bản pdf về đọc thì vào đây nhé:
    http://www.phungsutheosophia.org/Web.../sachdich.html
    cảm ơn chú/anh Tutam đã chia sẻ thông tin !

  9. #9
    Nhị Đẳng Avatar của Mr.ALI
    Gia nhập
    Feb 2011
    Nơi cư ngụ
    Thế Giới Tịnh Lưu Ly
    Bài gởi
    2,487

    Mặc định

    thanks all
    .-*-.-*-._Ưng Vô Sở Trụ_.-*-.-*-.
    ..........................Nhi Sanh Kỳ Tâm......................

  10. #10

    Mặc định

    CHƯƠNG BỐN

    Một trong những chỉ dẫn cho tôi làm là ghi xuống tất cả những gì nhớ được về chuyện gì xảy ra hồi tối qua. Nghe thì đơn giản nhưng tôi có thể nói ngay với độc giả rằng cuộc thí nghiệm thành công mọi mặt. Không biết tôi có nhớ hết mọi việc xảy ra hay không, tôi mong thầy sẽ cho tôi rõ khi ông đến hôm nay, nhưng tôi nhớ nhiều tới mức phải xếp đặ tư tưởng thật cẩn thận để ghi xuống.
    Đó là một đêm tối không trăng, tôi lên giường lúc 9.45 tối như đã dặn, uống viên thuốc mà thầy đưa và chú tâm tưởng tượng xem mình sẽ thấy gì trong chiếc gương bên trên giường. Cạnh giường có cái đồng hồ quả lắc nhỏ của Pháp, nó là một bảo vật của tôi vì nó khá đắt tiền lúc tôi mua nó, hồi còn là sinh viên nghèo ở đại học Cambridge. Nó gõ tiếng thánh thót nhẹ nhàng mỗi khắc và đúng mỗi giờ, tiếng gõ này chưa hề làm tôi mất ngủ hay khó ngủ. Khi nghe chuông gõ khắc cuối trước mười giờ tôi uống thuốc ngay; vào đúng lúc nghe chuông thánh thót đầu tiên chuẩn bị cho tiếng gõ lớn lúc mười giờ, tôi cảm thấy có gì rất lạ xảy ra trong cơ thể. Có cái gì đó trong người như lơi dần, và tôi cảm thấy như mình đang tụt ra khỏi thân xác, vì trước khi quả lắc khởi sự gõ mười tiếng tôi thấy mình lơ lửng trên không nhìn xuống thân thể nằm trên giường y như đã được cho hay trước, chỉ có điều tôi không đứng trên sân nhà mà cách sản khoảng ba tấc (về sau tôi mới thấy vậy). Khi ý thức là mình đứng ngoài cơ thể tôi thấy tim hồi hộp nhưng không sợ lắm, và chắc chắn là tôi không muốn vội vã nhập trở vào. Chẳng những ngạc nhiên mà tôi còn thấy rộn ràng, hứng chí mà cũng hơi sờ sợ, sợ cái bất thường.
    Tôi lạ lùng thấy trời sáng như ban ngày! Đây là lần đầu tiên tôi cảm biết là ánh sáng ở khắp nơi, bất cứ lúc nào ở cõi tình cảm, và tùy lúc đó tôi không để ý tính chất của nó về sau tôi thấy nó có màu xám xanh. Để bạn tưởng tượng căn phòng của tôi thấy ra sao thì nó giống như trời sáng lúc rạng đông, chỉ có điều sáng hơn nhiều lần. Tôi nghe có tiếng cười hân hoan sau lưng, lạ cái là nó không làm tôi giật mình chi hết. Tôi quay lại thấy Charles y như lần cuối tôi gặp em. Rõ ràng là hắn thích thú thấy tôi ngạc nhiên và vẻ sửng sốt trên mặt tổi, hắn toét miệng cười với những vết nhăn quen thuộc mà trước kia tôi biết rất rõ. Tôi tự động chụp lấy tay Charles, và cảm ngay là bàn tay rắn chắc, rất thực như ngày nào. Vì thầy Ấn Độ nãy giờ vẫn hiện diện trong phòng mà tôi không để ý, lên tiếng:
    - Phải, Charles vẫn là anh ta như tôi đã nói với anh, và bài bây giờ anh đúng một thể y như Charles, tự nhiên hắn là chuyện thực đối với anh như anh đối với hắn.
    Nỗi vui lớn lao được gặp Charles khiến tôi bắt tay hắn phải lâu tới một hay hai phút, đặt tay lên vai em để biết chắc là em tôi quả thật đang đứng trước mắt, bằng xương bằng thịt. Tôi thấy khó hiểu là tuy thế tình cảm có đường nét y hệt thân xác nhưng nó không phải là vật chất, không xương không thịt; nhưng Charles là thật đối với tôi, tôi hỏi em đủ thứ chuyện như khi ta gặp người than vắng mặt đã lâu, muốn biết hắn làm gì, có vui không v. v. và khi Charles có thể xen vào giữa những câu dồn dập của tôi thì hắn chỉ ổn tồn nói:
    - Anh đừng lo, em mạnh và vui lắm như anh sẽ thấy.
    Tôi nhận xét là hắn vẫn còn mặc quân phục thì Charles đáp, “Ủa, vậy ư” và thêm rằng hắn không nhớ mình đang mặc gì. Vị thầy Ấn Độ mới giải thích là tôi thấy Charles trong quân phục vì đó là quần áo Charles mặc lúc tôi gặp em lần cuối ở cõi trần, tối nay trong tiềm thức tôi tạo hình tư tưởng về Charles mặc quân phục nên chất liệu mềm dẻo nơi cõi tình cảm lập tức uốn nắn theo tư tưởng của tôi. Thầy cũng nói là cho dù trước khi gặp tôi Charles có nghĩ xem sẽ mặc gì, tôi cũng không thấy được y phục đó trừ phi em nói cho tôi hay. Tôi sẽ luôn luôn thấy em mặc như là tôi nghĩ thôi.
    Khi ấy vị thầy Ấn Độ hỏi tôi muốn làm gì. Charles đề nghị là chúng tôi bắt đầu bửa ăn tối ở cõi tình cảm, hẳn hỏi tôi có muốn đến nhà hàng Trocadero Grill là chỗ chúng tôi thích lúc tôi còn ở Anh với nhau. Tự nhiên là tôi nói, “Đi”, tuy thắc mắc không biết làm sao đi; nhưng đã thấy Charles sống động, rất linh hoạt là khác, tôi nghĩ chuyện gì cũng làm được. Charles nói:
    - Vậy ta đi ngay, và bắt đầu ra khỏi phòng. Tôi bước tới mở cửa nhưng Charles chọc ghẹo tôi, em cắt nghĩa rằng tôi cần quen với cách đi đứng ở cõi tình cảm là đi xuyên qua cửa không cần mở. Nghe có vẻ lạ lùng nhưng tôi thấy quả thật là vậy, cánh cửa không còn là chướng ngại cản tôi đi qua. Phòng ngủ của tôi ở trên lầu nên tôi khởi sự xuống thang theo cách bình thường. Charles đi trước và tôi để ý thấy hắn không đặt chân lên nấc thang mà lướt xuống trên không bên trên nấc thang chừng ba tấc, nên tôi bắt chước làm theo. Mới đầu tôi thấy lạ, nhưng việc không còn chịu sức hút trái đất mà ta chịu ảnh hưởng ở cõi trần chẳng bao lâu trở thành lợi điểm mà ta quen rất mau.
    Chúng tôi đi khá nhanh, tôi theo sát em tôi và vị thầy Ấn Độ đi ở bên kia của tôi. Tôi hỏi Charles làm sao hắn biết đường tới Anh quốc thì hắn đáp chẳng bao lâu tôi sẽ biết cách tìm đường dễ dàng. Chúng tôi băng qua hải cảng, lướt cách mặt biển chứng muời thước. Nhìn quanh tôi thấy đèn ở Colombo mờ xa dần rồi trong vài giây xem ra chúng tôi không bằng ngang qua vật nào cả. Khó mà nhận ra nơi chốn thực sự chúng tôi đi ngang qua, vì chúng vừa mới ló rạng ở chân trời thì bọn tôi đã vượt qua chúng. Ngoài ra cảm giác lướt nhanh vùn vụt cũng không có, vì không có gió thổi tốc vào mặt như khi ta lái xe với vận tốc cao ở cõi trần. Thấy như không có cản trở chút gì và về sau tôi khám phá là đúng vậy, bởi chất liệu cõi tình cảm rất thanh nhẹ nên khi lướt qua nó với vạn tối ghê gớm so với cõi trần thì cũng không gây ra xáo trộn chi.
    Trong phút chốc bọn tôi vào đất liền và Charles bảo đây là nước Anh. Hắn nói chúng tôi đi một mạch theo đường thẳng tới đây, tự nhiên là không cần phải lượn quanh chướng ngại nào, vì ở cõi tình cảm đi trên biển hay đất liền không có gì khác nhau. Tôi nhận ra mình tới Anh khi bắt đầu đi chậm lại ngang qua Dover, và thấy mê say với việc di chuyển dễ dàng. Khó mà mô tả theo ngôn ngữ thông thường nhưng nếu bạn tưởng tượng là có thể đi theo bất cứ vận tốc nào, chỉ bằng cách nghĩ tới là được, thì đó là cách sự việc diễn ra. Khi hắn vào đất liền chúng tôi lướt cao hơn và chúng tôi cách nhà cửa cao nhất Luân Đôn chừng vài thước.
    Lúc chúng tôi rời Sri Lanka là hơn mười giờ đêm một chút, tức là chừng 5.30 chiều ở Anh. Chúng tôi hạ xuống mặt đất khi tới công viên Hyde Park. Tôi biết trời vẫn còn sáng vì không thấy có đèn bật lên chung quanh, nhưng ánh sáng ở cõi tình cảm bây giờ nơi đây thì y hệt như ở Sri Lanka đang là ban đêm. Tôi thắc mắc về điều ấy thì được cho hay là vì thể tình cảm không hề cần nghĩ ngơi nên cõi này không có buổi sáng hay tối. Đây là một trong những điểm thú vị đầu tiên về sự khác biệt giữa hai cõi làm tôi rất chú ý. Charles đề nghị là tôi đi bộ dọc theo đường Oxford và Regent để xem đi bằng thể tình cảm thì thấy ra sao. Đi bộ trên đường Oxford nơi tôi vắng xa từ năm 1939 ngay trước chiến tranh quả thật là điều lạ lùng. Đường chật người vì là giờ tan sở, tuy vỉa hè đông người nhưng chúng tôi không gặp khó khăn nào, vì chúng tôi đi xuyên qua thân xác của nguời đi ngược lại.
    Không phải là chúng tôi không biết mình đi xuyên qua họ vì tôi thấy như thể mình đi vào khối sương nhỏ, bị bao trùm trong đó một lúc rồi vượt ra ngoài và mọi vật sang sủa trở lại. Lớp sương không làm cản trở chút nào bước đi của tôi, nhưng tôi cảm biết có nó, và chuyện cũng tương tự như vậy khi tôi đụng người khác cũng đang dùng thể tình cảm của họ, tôi cảm biết họ một chút tuy thể của họ không ngăn trở gì chúng tôi cả. Ở cõi trần ta hay nghe ai đó rùng mình nói là đang như có người trong phòng mà họ không thấy, nay tôi biết cảm giác đó hẳn phải sinh ra khi người trong thể xác đụng chạm người trong thể tình cảm; vật chất thể tình cảm rất đỗi thanh nhẹ không gây ra trở ngại gì khi thể xác đi xuyên qua nó, nhưng sử đụng chạm này cũng để lại một cảm giác phớt qua.
    Tôi nghĩ vị thầy Ấn Độ của tôi nhìn hẳn là khác người chung quanh vì y phục theo lối Đông phương của ông. Tôi nói lên điều này và ông bảo:
    - Chắc bạn không để ý là tôi đã thay đổi cách ăn mặc, nếu bây giờ nhìn lại bạn sẽ thấy tôi có y phục tương tự như người Âu châu quanh đây.
    Tôi nhìn lại thì quả thực vậy, ông không còn khăn đội đầu và bởi màu da ông trắng gần như da chúng tôi, trông ông giống như các sinh viên Ấn Độ hay gặp ở London. Bởi được ông cho hay nên tôi nhìn ông theo hình dạng mà ông tưởng ra cho mình. Ông giải thích là ta sẽ quen với việc thay đổi trang phục của mình khi khung cảnh khiến ta nên làm vậy, chất liệu mềm dẻo của cõi tình cảm sẽ lập tức uốn dẻo theo tư tưởng phát ra.
    Tôi tỏ ý muốn đi vào thương xá Selfridges nơi chúng tôi đang băng ngang qua lúc ấy. Không ai phản đối nên chúng tôi vào và tôi đi tới khu bán sách. Tôi luôn luôn thích sách và đưa tay lấy một quyển sách mới lật xem. Khi làm như thế tôi để ý thấy là trên kệ nơi tôi lấy sạch không có khoảng trống nào cả. Ngạc nhiên hỏi tại sao thì tôi được giải thích cái tôi cầm trong tay là hình tư tưởng của cuốn sách tôi muốn xem, còn cuốn sách thật bằng vật chất không hề di chuyển đâu cả. Lại thêm một hiểu biết lạ lùng! Tôi đi dạo trong thương xá rộng lớn vắng vẻ vì dĩ nhiên giờ này tiệm đã đóng cửa, và tôi nghe rõ ràng tiếng chuông gõ sáu giờ trong khu hàng gần đó. Biết bao chuyện đã xảy ra trong vòng nửa tiếng đồng hồ từ lúc tôi ra khỏi thể xác ở cách đây gần mười ngàn cây số. Charles và vị thầy Ấn Độ rất thú vị khi thấy tôi kinh ngạc vì sự việc, nhưng rõ ràng là Charles hân hoan trong địa vị độc đáo làm người hướng dẫn cho tôi, y như ta vui sướng chỉ đường cho bạn hữu từ xa đến nơi đầy bí ẩn với họ nhưng lại là đất nhà đối với ta.
    Charles bảo muốn chỉ cho tôi các nơi bị tàn phá ở London trong những trận oanh tạc, hướng dẫn tôi đi tới nhiều chỗ khác nhau như vương cung thánh đường St. Paul, làm tôi thấy rất rõ là dân chúng London phải chịu đựng ra sao trong mấy lần dội bom dữ dội. Để thấy rõ sự hủy hoại chúng tôi phải bay lên cao khỏi những cao ốc chính của thành phố, nhưng làm vậy không khó chút nào bằng thể tình cảm. Chứng tôi đang thả bộ trên đường thì Charles nói:
    - Đi nào,
    và hắn lập tức bay bổng lên trên đầu của dòng người. Tôi thấy làm theo em rất dễ dàng, vì ngay khi tôi nghĩ trong trí là muốn làm như vậy là thấy mình bay cạnh Charles một cách thong dong, tự nhiên vượt lên trên thành phố London động đúc. Em đề nghị đến xem ngôi nhà xưa của chúng tôi ở Warwickshire, bao nhiêu năm rồi tôi chưa thấy lại nó và dường như chỉ trong vài giây Charles đã dẫn tôi tới nó. Tôi hỏi em làm sao hắn rành đường như vậy khi chỉ mới qua cõi tình cảm sau một thời gian ngắn. Charles nói hắn làm bạn với nhiều người ở cõi này và họ sẵn lòng chị bảo cho hắn đường đi nước bước ở đây, thêm vào đó việc huấn luyện phi công trong Không lực Hoàng gia Anh mà hắn theo học, đã dậy cho Charles nhiều điều về việc đi tới chỗ theo đường chim bay.
    Nhìn dòng sông Avon chảy uốn lượn qua miền đồng quê xinh tươi của Warwickshire thật là dễ chịu, chẳng bao lâu chúng tôi đáp xuống gần nơi nhà cũ của chúng tôi tọa lạc. Nơi này quen thuộc với tôi biết bao, cho dù kể từ lúc tôi thấy nó lần chót tới nay đã có nhiều căn nhà nhỏ mọc lên chung quanh. Ngôi nhà vẫn vậy, ngay cả hai sân cỏ ở trước và sau nhà thấy vẫn y hệt như khi Charles và tôi chơi đùa ở đó hồi nhỏ. Tôi tự hỏi bây giờ ai đang sống trong đó, bởi nó không còn thuộc về chúng tôi nữa; nhà đã bán đi sau khi bà tôi qua đời vì mẹ tôi không đủ tài chánh để chăm lo ngôi nhà lớn như thế, còn tôi là con trai lớn thì làm việc ở đông phương lập thân.
    Tôi bước vào nhà, đây là lần đầu tiên tôi bắt đầu ý thức là cảnh cửa đóng không còn là trở ngại, và thấy người lạ cư ngụ trong những phòng mà chúng tôi yêu mến thủa xưa. Tôi biết nghĩ như vậy là điên, nhưng tôi thấy họ giống như ai đó đột nhập vào nhà mình không xin phép, và với bàn ghế khác lạ bầy chung quanh, không khí căn nhà đã thay đổi hẳn.
    Chúng tôi không nán lại đây lâu mà chẳng mấy chốc quay về London. Đứng giữa ở khu Piccadilly Circus thật là rộn ràng háo hức, đây là nơi mà các cô gái bán hoa tươi lúc bình minh, nay tượng Eros đã bị dời đi vì lý do an ninh. Đám đông vẫn còn đó với xe bus, xe taxi tiếp tục chạy đường thường lệ của chúng, cái khác biệt duy nhất và rõ rệt là số đông người nam và nữ mặc quân phục. Thực vậy số quân nhân xem ra đông hơn dân sự, và cảnh tượng làm tôi hiểu rằng Anh quốc không những là nước đang có chiến tranh, mà còn là quốc gia mong muốn rằng mỗi ai khỏe mạnh nam hay nữ góp phần vào việc báo vệ quê hương yêu mến của mình.
    Khoảng gần 7 giờ Charles đề nghị ăn tối ở nhà hàng Trocadero Grill. Chúng tôi vào tiệm và thấy đã số các bàn nhỏ dọc theo tường đã có người ngồi. Khi ấy vị thầy Ấn Độ đã nói rằng ông để Charles lo cho tôi trong lúc hai chúng tôi ăn tối vì ông có chuyện khác phải làm, và sẽ gặp chúng tôi sau đó. Ông đoán chắc với tôi rằng Charles dư sức chỉ dẫn tôi về loại giải trí này ở cõi tình cảm, và rời chúng tôi với lời nói thân ái.
    - Chúc các bạn ăn ngon.
    Charles giải thích một trong những điểm rất quan trọng mà tôi cần phải hiểu, khi ăn hay uống ở cõi tình cảm trong nhà hàng có thật ở cõi trần, so với cùng việc này nhưng trong nhà hàng mà ta tạo ra bằng óc tưởng tượng hay tư tưởng . Hắn nói rằng không bao giờ nên ngồi vào bàn thực sự có ở cõi trần vì tuy chúng tôi vô hình, người khác vào nhà hàng thấy bàn trống nhưng không thấy được chúng tôi sẽ đương nhiên chiếm bàn, làm chúng tôi bị khó chịu một chút. Khi ngồi xuống họ không cảm nhận được sự hiện diện của chúng tôi, nhưng chuyện sẽ xảy ra cho bọn tôi y như khi đi ngang qua đám đông trên đường. Lúc người sống mà ngồi vào ghế bạn đang ngồi trong thể tình cảm, tự nhiên bạn cảm thấy có gì đó, và tuy chuyện không cho cảm giác khó chịu nhưng nó cũng không hoàn
    toàn dễ chịu. Charles bảo ta có thể tránh được bằng cách dùng tư tưởng tạo ra bàn cho mình ở chỗ mà không có bàn nào tại cõi trần. Hắn làm vậy tức thì ngay giữa nhà hàng Trocadero và kêu tôi ngồi xuống.
    Em bảo tôi rằng hắn cũng dùng tư tưởng sinh ra một người hầu bàn mà chúng tôi sẽ thấy y hệt như những người hầu bàn khác đang đi lại tới lui lo công việc của họ, nhưng các khách hàng bằng thể xác đang ở trong tiệm sẽ không thấy người hầu bàn này. Hắn thực hiện y như lời và lập tức tôi thấy một người hầu bàn đi tới bàn chúng tôi, hỏi xem chúng tôi muốn uống gì, y như cách mình nghĩ sẽ có nếu là người bình thường trong thể xác. Charles kêu một ly dry sherry còn tôi là whisky với sôđa, vì hắn bảo việc tôi được dặn đừng uống rượu trong hai ngày trước khi có cuộc thi nghiệm này thì không áp dụng ở đây. Rượu được mang tới cho Charles và tôi, nếm thì thấy y như tôi đã tưởng. Chuyện được giải thích cho tôi là nếu ngoài đời chưa từng nếm whisky, tôi sẽ không thể nào biết
    được vị của nó ở cõi tình cảm, tuy đương nhiên tôi sẽ cho chất lỏng mà mình nếm ở cõi tình cảm là whisky.
    Charles kể là khi vị thầy Ấn Độ giảng cho hắn hay về những việc này, ông bảo hắn kêu thức uống. Ông chỉ kêu ly nước và giải thích với Charles là ông kêu rượu whisky, vodka hay sherry chỉ vô ích, bởi ông hề nếm những thức này trong đời hiện tại ở cõi trần, ông không thể tưởng tượng ra được vị của các thứ rượu ấy và sẽ không thấy vui thú chi. Sự việc cùng y vậy với chuyện hút thuốc. Vị thầy Ấn độ không hề hút thuốc nên ông luôn luôn từ chối khi đươc mời thuốc lá ở cõi tình cảm, tưởng tượng việc bút thuốc vào và phà khói ra không thú vị gì đối với ông.
    Nghe hợp lý và tôi mừng là mình biết uống rượu, hút thuốc và đó là hai thú vui giarn dị tôi thích hưởng lúc này.
    Chúng tôi nhấm nháp rượu và ngắm nhìn khách trong tiệm, nghe được cả tiếng trò chuyện rì rào chung quanh, tôi nghiệm ra nó đúng như lời nói rằng mỗi âm thanh cõi trần có âm tương ứng ở cõi tình cảm mà ai trong thể tình cảm có thể nghe được. Nhìn đủ loại người khác nhau tới rồi đi không ngớt, tôi thấy khó mà tin là bây giờ nước Anh đang bị dồn vào chân tường, phải chiến đấu dữ dội để sống còn. Ai nấy đều có vẻ rất yêu đời, cười đùa rộn rã lẫn với tiếng nói huyên thuyên không dứt.
    Charles gọi to một thanh niên mặc đồ không quân vừa tới, cả hai mừng rỡ chào hỏi nhau. Charles đưa anh ta lại bàn chúng tôi và giới thiệu đó là Roy Chapman, một phi công tử trận trong cuộc oanh tạc dữ dội nước Anh mùa thu năm trước. Anh chẳng dễ thương và khi tôi hỏi anh thấy cảnh sống ở cõi tình cảm ra sao thì câu đáp của anh giải thích sự việc thật rõ. Anh nói:
    - Sống được lắm, nhưng sau một thời gian thi đâm chán. Mới đầu mình hứng chí là muốn gì được đó không phải trả tiền, nhưng mãi thì cũng quen không còn lạ lùng nên nói thật, tôi vẫn muốn còn sống với phi đội của tôi.
    Tôi nghĩ đây là cơ hội độc đáo để tìm hiểu về sự việc nên hỏi anh làm gì cho hết ngày giờ, Roy đáp là hứng gì thì làm nấy, rồi nói tiếp hiện anh đang chờ cô gái mà anh quen để đi ăn tối. Tôi hỏi cô bạn sống hay chết. Anh bảo:
    - Dĩ nhiên là chết nếu anh muốn dùng chữ cổ lỗ sĩ ấy. Hẹn hò với người còn ở cõi trần chỉ vô ích, bởi giữa chừng câu chuyện thích thú thì họ phải quay trở về xác thân.
    Trong vài phút trước khi bạn gái của anh đến, tôi hỏi chuyện và được nghe là anh đã chơi hết tất cả những trò thường có và thấy chán ngấy. Thí dụ như chơi golf thì chẳng bõ công (trước khi qua đời Roy là tay golf hạng khá), khi tất cả chuyện bạn phải làm chỉ là tưởng tượng mình đánh trúng vào lỗ và chuyện xảy ra y hệt như thế. Không còn phải tranh tài, vì bạn chỉ cần nghĩ ra hình tư tưởng đối thủ bị đánh bại là đủ biến nó thành sự thật. Chơi bi da cũng thế, nghĩ là được khiến chơi không còn gì vui. Yếu tố may rủi không còn đã biến mọi trò chơi cần tài năng hóa ra hết lý thú. Tôi nhìn ra việc ấy và thấy là vì thầy Ấn độ đã nói đúng, khi ông dậy rằng đời sống ở cõi tình cảm có thể buồn chán cho ai mà thú vui hoàn toàn dựa vào cảnh sống cõi trần.
    Tôi hỏi Roy lúc còn sống anh có thích nhạc hay nghệ thuật chăng và anh trả lời là không. Anh biết khiêu vũ và thỉnh thỏang nghe nhạc nhưng không để ý tới nhạc cho lắm. Tôi nghĩ là về sau, khi đã mệt với cảnh gặp bạn bè chơi bời và sống bên lề cuộc sống cõi trần thì anh sẽ tìm ra được chuyện khác làm anh vui hơn, bằng không cuộc đời khi ấy sẽ chán ngấy. Tới đây thì bạn gái của anh đến và anh chàng quả có mắt tinh đời. Cô bạn thật xinh đẹp, đẹp thiệt tình, hai người tạo nên một cặp lý tưởng khi họ xuống cầu thang ra phòng ăn, nói tôi chắc họ định ăn tối.
    Tôi bảo Charles là muốn hỏi hắn cảm thấy gì khi mới bước qua cõi tình cảm, hắn nói mình không muốn nhắc tới chuyện cũ cho lắm:
    - Không ai trong bọn em thích nói về chuyện đó, anh ạ.
    Tôi thắc mắc tại sao nhưng không muốn hỏi thêm lúc ấy.
    Chúng tôi đi xuống phòng ăn và chọn chỗ gần góc phòng không có bàn, và Charles tạo ra cái bàn bằng hình tư tưởng cho hai chúng tôi. Vừa an vị thì người hầu bàn tới và hỏi chúng tôi muốn ăn gì. Charles bạo tôi gọi bất cứ món gì tôi thích. Phải nói thật là tôi không đói cho lắm nhưng kinh nghiệm độc đáo này làm tôi gọi món cá chiên ròn, món gà hấp rượu, tráng miệng và tách cà phê đen. Charles kêu hai ly sherry và một chai Chambertin 1933, bảo đây là năm hắn biết có rượu ngọn. Tôi hỏi chúng có thuộc những thứ rượi bán trong thời chiến và Charles đáp hắn không biết, tuy nhiên chuyện không quan hệ vì ở cõi trung giới bạn gọi gì thì có nấy bất kể cõi trần có hay không. Tôi ăn ngon với món ăn này y như tưởng tượng, hiển nhiên rồi. Dầu vậy tâm trí không sao quen được cảnh mình như đang ngồi trong nhà hàng Trocadero, ăn một bữa ăn thật là Bình thường với Charles thân yêu, chung quanh là hạng người tôi biết sẽ có mặt nơi đây gần như mọi tối trong tuần.
    Ngay khi đó tôi nhận ra một người bạn cũ không gặp từ nhiều năm qua. Lần chót chúng tôi gặp nhau là trên tàu năm 1935, lúc tôi quay trở lại Sri Lanka sau kỳ nghỉ phép còn anh đi Malaya. Tôi đi về phía anh để Charles ngồi lại một mình. Bạn tôi trong nhóm bốn người thấy đang hứng chí hết sức, vì anh kể chuyện hắng say theo cách của anh hồi nào tới giờ. Tôi đập nhẹ vai anh và nói:
    - Anh làm gì ở đây?
    Nhưng anh không để ý gì đến tôi cả mà tiếp tục câu chuyện của mình, thấy anh đang vui lắm vì tôi có thể nghe từng chữ anh nói, và mấy bạn của anh có những tràng cười vui thích. Tôi ý thức được là không thể nào cho anh biết có tôi nên bực bội quay trở về bàn, thấy Charles thú vị với sự bất mãn của tôi. Tôi hỏi:
    - Làm sao biết là anh ta thực hay không thực?
    Charles đáp hắn thấy ngộ nghĩnh với việc tôi dùng chữ “thực” và “không thực” vì hai chữ ấy không áp dụng ở đây. Em giải thích là mới đầu thì khó mà nói nhưng có sự khác biệt: với ai còn dùng thân xác vật chất thì thể tình cảm chúng tôi thấy không có đường nét rỡ rệt cho lắm, còn ai đã mất thân xác và ở thường xuyên nơi cõi tình cảm cũng như ai qua cõi tình cảm lúc ngủ, thì thể tình cảm của họ có đường nét rõ rang hơn. Ngoài ra còn có một khác biệt nữa cần để ý, là sợi dây bạc mờ bằng chất ether luôn luôn dính vào người chỉ tạm thời sang cõi tình cảm một lúc, trông họ không hề sống động bằng người thường trực ở đây. Chẳng bao lâu bạn sẽ quen phân biệt ngoại trừ khó mà thấy sợi dây bạc.
    Em kêu tôi so sánh Roy Chapman với những thực khách khác trong phòng ăn. Quả thực có sự khác biệt vì đường nét của thể tình cảm anh chàng thấy rõ rệt hơn những người khác. Lý do của việc đó có thể là khi thể tình cảm được dùng làm thể chính nơi người đã mất xác thân vật chất, linh hồn của thể này không còn sống hai nơi như trường hợp người còn cư ngụ ở cõi trần.
    Bữa ăn của chúng tôi đã xong và khi nhấm nháp ly rượu ngọt tôi thấy một màn vũ sắp bắt đầu. Tôi ý thức ra tầm quan trọng của ai đang bị căng thẳng vì sống trong cảnh chiến tranh cần được giải khuây khi nào có dịp. Thấy rõ là cảnh trong phòng trước mắt tôi, không có gì là chiến tranh, nhưng người ta có thể thấy sự căng thẳng đằng sau cuộc vui ngoài mặt thế này, vì những ai hiện diện đều thấy tương lai hết sức bấp bênh, và chuyện gì cũng có thể xảy ra cho họ hay cho người thân bất cứ lúc nào. Màn vũ có những vũ viên ăn mặc hết sức khêu gợi, và trong lúc vũ họ tiến tới tiến lui trọn những khoảng trống giữa mấy bàn ăn, tức chỗ có bàn chúng tôi ở cõi tình cảm. Thế nên tôi lại có cảm giác lạ lung khi người trong thân xác vật chất đi xuyên qua thể tình cảm của tôi.
    Sau màn vũ Charles đề nghị dẫn tôi đến một hộp đêm nhỏ mà hắn là hội viên trước khi bị bắn rơi. Tôi không nhớ con đường có hội quán này nhưng tôi biết nó nằm giữa công trường Leicester và Soho. Chuyện diễn ra y như tại nhà hang Trocadero, Charles tạo ra cái bàn cho chúng tôi và người hầu bàn lấy rượu theo ý hai tôi, chăc người này cũng do tưởng tượng của cậu em mà ra.
    Chuyện quan trọng kế hắn phải xảy ra lúc 10 giờ đêm tại Anh. Hộp đêm chật ngẹt người vừa quân nhân vừa một số dân sự. Thình lình còi báo động vang lên cho biết là phi cơ địch đang tới dội bom. Chứng kiến cảnh ai nấy đi ra trật tự hoàn toàn không hốt hoảng là kinh nghiệm lý thú. Tất cả khách trong hộp đêm vội vã tới những hầm trú ẩn nằm ở đủ chỗ lạ lung, ngoại trừ đường xe điện ngầm là nơi đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự an toàn của dân chúng tại London trong những cuội oanh tạc. Chúng tôi ra khỏi hộp đêm và đi về Piccadilly. Lúc này trời đã tối nhưng đối với chúng tôi vẫn là ánh sang màu xanh xám như khi bắt đầu ở Sri Lanka. Chưa gì chúng tôi đã nghe tiếng bom rơi, tiếng đạn nổ “tạch tạch” như xé không khí lúc bấy giờ. Rồi tới một lúc yên lặng và nghe tiếng gầm thét của chiên đấu cơ thuộc phi đội nhà bắt đầu phản công.
    Vào khoảng này tôi thấy vị thầy Ấn độ trở lại với chúng tôi, ông đề nghị chúng tôi đi xem có thể giúp được gì. Tôi không hiểu ý ông lúc đó nhưng cũng làm theo, chúng tôi ngay lập tức bay bổng lên các cao ốc, lượn quanh thành phố London, với oanh tạc cơ của địch và chiến đấu cơ của Anh đông đầy quanh chúng tôi. Tôi để ý thấy Charles đâu mất nên tỏ thắc mắc, không biết em có lạc chúng tôi chăng.
    Tôi được giải thích là hắn luôn biến dạng khi phi cơ quần thảo nhau, vì kí ức bị bắn rơi không lâu trước đó vẫn còn quá sống động trong trí. Vị thầy Ấn độ bảo:
    - Chắc lát nữa ta sẽ gặp lại anh chàng.
    nhưng sau đó tôi cũng không thấy em đâu dù rằng chỉ tới bây giờ tôi mới nhận ra điều ấy.
    Chúng tôi bay lượn giữa biển lửa đang hoành hành, tai nghe tiếng bom và súng máy trong suốt khoảng thời gian ấy. Đó là lần đầu tiên tôi thực sự cảm biết đời phi công oanh tạc là sao, và nhận thức là vài hành động vô trách nhiệm mà bọn họ làm lúc nghĩ ngơi giữa hai phi vụ chỉ là kết quả đương nhiên, sinh ra do sự căng thẳng họ gặp phải khi lâm trận. Nay tôi hiểu rất rõ tại sao họ lại thấy câu nói xưa:
    - Ăn chơi cho thỏa chí đi vì ngày mai ta sẽ chết.
    áp dụng rất đúng cho họ, và ai có thể trách được nếu họ tìm mọi cách để xả hơi trong thời gian ngắn ngủi dành cho việc giải trí? Vị thầy Ấn độ bay theo một chiếc phi cơ chiến đấu đặc biệt dường như đang ở đúng như đang ở giữa cuộc không chiến xảy ra lúc ấy, có vẻ như ông biết chuyện gì sắp diễn ra và chỉ vài giây sau một tràng súng máy làm phi cơ đâm xuống đất. Chúng tôi bay theo với cùng vận tốc còn phi cơ vừa rơi vừa lộn nhiều vòng, tôi thấy lửa phát ra từ động cơ rồi dần dần bao phủ lấy trọn phi cơ. Phi cơ rơi trúng mặt đất với tiếng động lạnh mình, và viên phi công bị bắn tung ra khỏi phòng lái giữa các mảnh vụn. Trong vài khoảnh khắc nó đúng là biển lửa và tuy xe cứu thương đến gần như là tức thì, thấy rõ là không còn có thể làm gì cho người phi công kém may mắn. Vị thầy Ấn độ nói:
    - Bây giờ anh sẽ thấy người có hiểu biết giúp được như thế nào.
    Khi chúng tôi đáp xuống mặt đất thì tuy thấy thân xác của người phi công bị cháy nám ghê gớm, gần như không còn hình thù nhận ra được là của người, nhưng con người thật trong thế tình cảm đang đứng cạnh thể xác nằm trên đất, trông anh đầy vẻ kinh hãi và tội hết sức. Khi vị thầy đi lại và nói chuyện với anh, làm như anh không nghe hay để ý chuyện chi. Tôi thấy cái giống như tấm áo khoác bằng vật chất đặc tìm cách quấn quanh thế tình cảm của viện phí công đang đứng trước mặt chúng tôi. Trông nó giống như chất thun dầy và bao trùm gần kín hết thế tình cảm có hình dáng rõ nét. Việc phủ trùm này chỉ diễn ra vài giây là xong. Tôi chỉ có thể mô tả nó như bóng ma phát xuất từ thể xác nằm trên mặt đất, và làm như bóng bị thu bút bằng từ lực vào người phi công đứng gần đó. Về sau tôi được dậy sự việc đúng là như thế, và được giải thích là thể sinh lực (thế phách), cái bị đẩy ra khỏi thể xác vào lúc ta qua đời, quấn quanh thế tình cảm để tìm cách giữ lại sự sống cho nó, vì cái chết của thể xác cũng có nghĩa là chấm dứt sự sống của thể sinh lực, vốn là một phần của thể xác.
    Vị thầy Ấn độ khi ấy đã cố gắng hết sức để làm anh mất sự kinh hoàng đang có, vì tôi có thể nghe anh được khuyên nhủ rằng không có gì phải sợ hãi mà mọi việc rồi sẽ tốt lành. Cậu nhỏ, vì anh rất trẻ làm như mê mẩn với hoạt động rộn ràng đang xảy ra chung quanh anh ở cõi trần. Anh thấy nhân viên cứu thương sau khi dập tắt phần sót lại của ngọn lửa đã thiêu rụi chiếc phi cơ chiến đấu, nhấc lấy thể xác của anh và kính cẩn mang ra xe cứu thương đang chờ. Tôi thấy cậu nhỏ thỉnh thoảng rùng mình vì xem ra bom nổ gần chỗ chúng tôi. Ảnh muốn đi theo thể xác của mình, nhưng vị thấy khuyên can, nói hoài trong lúc này bằng giọng êm ái, tìm cách làm cho anh hiểu ra là khó khăn của anh đã xong rồi. Vài người cư ngụ thường trực ở cõi tình cảm có mặt ở đó, và dễ nhận ra họ ngay so với nhân viên cứu thương hay ai tới phụ ở cõi trần, tiền lại hỏi chúng tôi có cần họ giúp chăng. Vị thầy bảo họ đi giúp kẻ khác vì ông sẽ ở đây lo cho “trường hợp” của chúng tôi.
    Tôi không nghe hết tất cả những lời mà ông nói, nhưng sau một lúc tôi thấy dường như mặt cậu nhỏ lóe lên chút hiểu biết, ngay lúc đó chất liệu đeo dính bao phủ anh một phần bắt đầu rã ra và rơi xuống đất. Việc được giải thích
    là sự phân rã này do chính cậu nhỏ làm, khi cậu được kêu dùng ý chí tách rời mình với chất liệu. Sau một lúc nó rơi hết xuống đất và có vẻ như tan biến thành khói và bụi. Về sau tôi được dậ là thể tan rã rất mau lẹ vì chất ether tạo nên thế là chất tương đối thanh bai so với vật chất của thể xác đậm đặc. Khi đó cậu nhỏ như choàng tỉnh, cậu ngồi bệt trên đất lấy hai tay ôm đầu và khóc sướt mướt. Vị thầy để cậu khóc một lúc, vì ông giải thích là thế tình cảm của cậu bị căng thẳng rất mực, nên cần để cho phản ứng tự nhiên diễn ra.
    Cậu nhỏ có vẻ như nghĩ rằng mình không làm tròn được bổn phận, và ngay cả khi đó làm như vẫn chưa ý thức rằng mình đã chết, đã rời khỏi cảnh sống ghê gớm như địa ngục mà cậu đã biết. Vị thấy Ấn độ nói:
    - Nào, anh đi với tôi rồi mình sẽ nói về chuyện này.
    Ông nắm lấy tay anh, và với cậu nhỏ dường như không để ý, chúng tôi bay vút đi khỏi cảnh tượng này, chỉ vài giây sau chúng tôi đã ở xa chỗ ấy tiến vào vùng quê. Vị thầy đưa anh đến một chỗ xinh đẹp gần cánh rừng, có dòng suối uốn lượn chạy vào con sông lớn bên dưới, chúng tôi ngồi yên lặng bên bờ sông và so với cảnh địa ngục cháy nóng vừa bỏ đi thì nơi đây như cảnh thiên đàng. Vị thầy bắt đầu nói và dần dần làm biến đi cảm giác sợ hãi, kinh hoàng còn vương vấn, trong khi ấy cậu nhỏ lắng nghe lời giải thích ngắn gọn về chuyện đã xảy ra.
    Ban đầu cậu không tin là mình đã chết và cố hỏi:
    - Làm sao tôi có thể chết được khi thấy mình đầy sức sống? Chúng tôi mới hỏi nhà cậu ở đâu và cầu cho biết.
    - Vậy đi nào, mình tới coi ba má em đã ngủ chưa.
    Cậu nhỏ không hiểu chi cả nhưng cậu chỉ căn nhà mà gia đình cư ngụ, ở quá Finchely một chút. Tới đó chúng tôi thấy cả nhà vừa lên giường nhưng chưa thiếp ngủ. Cậu nhỏ dường như không ý thức được là có người lạ đi vào nhà nhìn ngắm ba má mình, còn vị thầy tiếp tục nói chuyện để làm cậu phân tâm không nhận ra chuyện đúng ra rất lạ lùng đối với cậu.
    Sau một một lát ba cậu thiếp ngủ trước rồi kế đó là mẹ cậu, vừa khi hai ông bà tách ra khỏi thân xác họ tỏ ra mừng rỡ vì gặp con trai. Vị thầy bắt đầu kể cho hai người nghe chuyện đã xảy ra, tìm cách chuẩn bị tinh thần cho họ về tin báo tử ngày mai sẽ đến. Đương nhiên ban đầu họ kinh sợ với chuyện nhưng khi nhận ra rằng mình không hề mất con trai, mà có thể gặp và tiếp xúc con bất cứ khi nào họ ngủ và ra khỏi thể xác, phần lớn nỗi đau khi ập xuống họ bất chợt ban đầu nay biến mất.
    Đáng sợ là người ta không nhớ điều mình đã thấy và được chỉ dẫn lúc ngủ, và thông thường họ không nhớ gì cả. Nay tôi có thể hiểu tại sao nhiều người có cảm tưởng lo lắng khi tin dữ đến, hay trước khi có tai nạn, có ai qua đời trong nhà. Ấy là vì họ được cho biết trước ở cõi tình cảm, và sáng hôm sau khi thức dậy còn hồi nhớ một chút trong tâm não.
    Sau khi nán lại với họ một lúc, giải thích rất nhiều về cái chết thực sự nghĩa là gì, vị thầy đề nghị cậu nhỏ đi với ông để được giới thiệu với một bà đang làm việc ở cõi tình cảm, và rất sẵn lòng chị dẫn cho cậu cách thích nghi với cuộc sống trong điều kiện mới. Thế rồi chúng tôi rời cha mẹ cậu ra đi, để hai ông bà vẫn còn ngồi trong căn nhà cõi trung giới, bàn luận với nhau về chuyện họ vừa được nghe. Cặp vợ chồng này chưa tiến hóa mấy nên họ không đi xa cho lắm khỏi xác thân vật chất đang nằm ngủ ngon trên giường, không hay biết điều mà chủ nhân của xác sẽ phải gặp vào sáng hôm sau.
    Vị thầy Ấn độ khi ấy đứng lặng yên một lát rồi cất tiếng phát ra nốt đặc biệt, nó không phải là tiếng huýt sáo mà giống giống như vậy. Lập tức sau đó một thiếu phụ chừng ba mươi lăm tuổi có vẻ như từ đám sương mờ hiện ra với chúng tôi, đáp lại nốt kêu gọi đó. Vị thầy giải thích là muốn tiếp xúc với ai ở cõi tình cảm thì người ta chỉ cần nghĩ thật mạnh mẽ về họ, và nếu đó là chuyện thật khẩn cấp thì để phụ vào tưởng tượng ấy, ta cũng làm vang lên cái “nốt thật” của cá nhân này. Tôi nghe là mỗi người có cái gọi là “nốt thật” của mình khác với nốt của bất cứ ai khác, làm vang lên nốt ấy trong trường hợp khẩn cấp khiến mang được người mà ta cần đến một chỗ trong thời hạn ngắn nhất. Họ nghe được nốt ấy và bị thu hút bởi từ lực gọi.
    Thiếu phụ đáp lại lời kêu gọi của ông là một trong những người cứu trợ vô hình, tận tụy làm việc giúp đỡ những ai vừa rời bỏ cõi trần mà ta gọi là cái chết, và nay tôi có thể ý thức trọn vẹn là công việc này cần thiết lẫn tuyệt diệu ra sao. Nếu không có những người tình nguyện này, điều dễ thấy là ai qua đời phải mất nhiều thì giờ hơn để thải ra thể sinh lực quấn vào thế tình cảm của họ vì đời sống ở cõi tình cảm không thế thực sự bắt đầu bao lâu chưa làm vậy. Cái lợi còn là có người chỉ dẫn họ những điều kiện khác biệt ở cỏi này.
    Chẳng mấy chốc thiếu phụ được cho hay hết mọi chi tiết về “trường hợp” của chúng tôi, bà tỏ ra đầy thông cảm làm cậu trai thấy tự nhiên dễ chịu, và bà đưa cậu đi nơi khác để chỉ dẫn về lối sống ở cõi trung giới. Tôi được cho hay là chuyện như vậy luôn luôn xảy ra, không ai qua đời bị để bơ vơ phải tự mình tìm hiểu sự việc nơi đây, mà luôn luôn có người được giao nhiệm vụ thực hiện phần việc này. Theo cách đó người mới tới chẳng bao lâu bắt đầu hiểu cảnh sinh hoạt, và bước vào cuộc đời mới thay cho đời cũ ở cõi trần anh bỏ lại sau lưng.
    Khi ấy vị thầy hỏi tôi giờ, nhìn vào đồng hồ gần đó tôi thấy hai giờ khuya. Nó có nghĩa bốn giờ đã trôi qua từ lúc có còi báo động, vậy thì tại Sri Lanka đã 6.30 sáng rồi. Ông bảo chúng tôi chỉ còn hơn một tiếng đồng hồ vì tôi phải trở về thân xác lúc 8 giờ sang ở Colombo. Ông để nghị là sẽ giới thiệu cho tôi những cảnh đời khác có thể sống ở cõi tình cảm cho ai không bị ràng buộc vì lòng ham muốn vật chất chỉ có căn bản vật chất mà thôi. Thế nên ông bảo tôi bay theo sát và vút đi. Chúng tôi bay ngang qua biển không thấy bến bờ đâu cả, ông hỏi tôi có bao giờ tò mò muốn biết dưới nước có chi, tôi thú thật là chưa hề nghĩ nhiều về việc ấy. Vị thầy mới bảo rằng ở cõi tình cảm người ta có thể tiếp xúc với những thực thể thuộc về đường tiến hóa song song với người, thí dụ cá và chim không đi theo đường nhân loại để tiến tới sự toàn thiện mà tiến hóa theo một cách riêng, khác hơn, là đường thiên thần. Tuy nhiên trước khi tới đẳng cấp thiên thần, chúng phải tiến hóa qua những chặng là tinh linh (elementals) , tiên nữ và loài tương tự, và nếu tôi muốn hiểu đôi điều về đường tiến hóa này, tốt hơn ta nên bắt đầu từ dưới đáy và đi dần lên trên theo thứ tự đúng cách.
    Ông đề nghị mang tôi xuống nước, khuyến cáo rằng dù có chuyện gì xảy ra tôi phải không được kinh hoảng, bằng không nó có nghĩa tôi bị lập tức trở về thể xác và không còn nhớ chút gì chuyện đã thấy đã làm tối này. Vị thầy nhắc lại lần nữa việc cần phải mất lòng sợ hãi đối với tất cả những vật liên hệ tới cuộc sống ngoài cõi trần, và hỏi xem tôi thấy mình làm được như thế không. Tôi luôn luôn là người cái gì cũng thích làm một lần cho biết, nên tỏ ý sẵn long đi theo ông. Tôi được dặn là đi xuống nước không ảnh hưởng chút gì đến thế tình cảm của tôi, vì thể ấy không cần thở nên trên hay ở dưới mặt nước cũng không có chi khác biệt.
    Chúng tôi đi xuống nước và biển có vẻ hơi động nó không gây cản trở gì cho chúng tôi. Cảm giác về nước khác hơn một chút so với khi trên đẩt liền. Nhiệt độ có vẻ không thay đổi và khi chúng tôi từ từ chìm xuống, chìm rất chậm để tôi không phải lo lắng, tôi không thấy có gì khó chịu. Khi đầu tôi chìm sâu dưới những lượn sóng, tôi mừng thấy ánh sáng không thay đổi, nó vẫn là màu xám xanh mà tôi bắt đầu quen thuộc. Chung quanh tôi nhiều sinh vật di động tới lui và tôi nhận ra đó là mấy con cá, nhưng với số lượng không ngờ. Xuống sâu hơn thì số cá ít đi, và cá mà tôi thấy thì to hơn đáng kể, di chuyển chậm hơn nhiều so với cá trên mặt. Cũng có những khối rất lớn trông như đá nổi nhưng lại gần hơn tại thấy chúng có mắt lần tinh, muốn nói có sự sống nào đó. Vị thầy giải thích quả đây là sinh vật sống động, chúng đang ở giai đoạn từ cá sang tinh linh, chúng không hề đi lên mặt nước mà cũng chưa hề thấy người vì sinh sống ở độ sâu quá tầm thả lưới của ngư phủ.
    Sau một lúc rất ngắn theo cách tính thời gian của người, chúng tôi xuống tới đáy biển và đi trên đất vững chắc trở lại, mà không giống như mặt đất vì nó đầy đá và gồ ghề. Nhưng cảnh tượng mới lạ lùng làm sao! Trọn đáy biển là một cảnh vườn, có bụi cây đầy hoa, hoa biển đủ loại và đá lấp lánh muôn ngàn màu sắc. Rãi rọc đó đây tại thấy có hang động, chúng không tối nhưng hiển nhiên không sáng như bên ngoài và tôi được dẫn vào một hang như thế. Đó là nơi cư ngụ của tinh linh biển thấy đông đầy trên đáy biển.
    Mới đầu tôi rụt lại khi nhìn vào vật to bằng con với mới lớn phân nửa, có mắt lân tinh chiếu sáng nhấp nháy trong bóng tối của hang khiến nó giống như đầy sức thu hút. Tôi được dạy là quả thật các sinh vật này quyến rũ con mồi của chúng nhur cá và hải vật đến với mình bằng từ lực trong mắt. Tôi cảm thấy sự lôi kéo và trong một phút chốc có hơi sợ hãi, nhưng vị thầy Ấn độ không hề đi xa tôi , trấn an rằng vật không thể làm hại tôi và tôi không có gì phải sợ. Thấy rõ là sinh vật mà chúng tôi nhìn vào biết có sự hiện diện của chúng tôi, tôi được dậy rằng hình mà chúng tôi thấy là thế tình cảm của vật.
    Chúng tôi ra khỏi hang và tôi lại một lần nữa nhìn cảnh trí tuyệt đẹp chung quanh thật mãn nhãn. Trong lúc ấy tôi nghe có tiếng động tràm, rập rình hơi giống tiếng nhạc một chút. Chúng tôi đứng yên trong lúc nó tiến lại gần hơn và chẳng bao lâu tôi thấy một nhóm chừng hai mươi sinh vật lạ lùng, không phải cá mà cũng không phải người hay thú vật. Chúng có đầu người, theo nghĩa có đường nét giống người nhưng thân hình lại hoàn toàn được cái trông như rong biển quấn quanh lượn lờ, xinh đẹp hơn bất cứ vật gì khác tôi đã thấy trước đây. Khi trôi đi chỉ bên trên đáy biển một chút, chúng hát một điều hát trong khi vài sinh vật chơi nhạc cụ giống như cái óng kỳ dị, phát ra âm tựa như tiếng gió.
    Kết quả là âm điệu tuyệt hay và tôi được dậy rằng chúng là hải tiên, sống ở chỗ nào có biến sâu. Tôi có thể lắng nghe nhạc của chúng một lúc rất lâu, vì nó giống như điệp khúc tới rồi lui, nốt không phân biệt rõ ràng cái một mà quyện lẫn vào nhau ít nhiều thành khúc nhạc du dương êm ái. Qua đó là khúc hòa tấu của trùng dương mà tôi muốn nghe thêm. Tôi được dậy là có thể dễ dàng làm vậy vào một dịp khác nếu muốn, nhưng nay đã tới lúc chúng tôi phải về.
    Tôi theo sát vị thầy, chẳng bao lâu chúng tôi trồi lên mặt biển và không cần cố gắng chi, phóng lên không tiếp tục cuộc hành trình. Một lần nữa chúng tôi lại đi với tốc độ thật mau lẹ xét theo tiêu chuẩn trên mặt đất, tuy thực ra không có cảm giác nào về vận tốc, vì chỉ trong vài phút có vẻ như chúng tôi đi chậm lại và tôi thấy chúng tôi bay ngang qua cảng Colombo. Chốc lát sau chúng tôi lướt qua cửa sổ phòng ngủ trong căn nhà mà tôi rời đi gần mười tiếng đồng hồ trước đó.
    Thân xác tôi có vẻ như còn say ngủ trên giường, nhưng ngay cả khi chúng tôi đứng nhìn nó, tôi để ý thấy nó cử động và xoay người đang nằm nghiêng thành nằm ngửa. Vị thầy chỉ cho tôi coi và giải thích rằng trong tiềm thức, nó bắt đầu cảm nhận là gần tới giờ phải dậy trở lại, và trong vài phút một tín hiệu S.O.S sẽ được phát ra, để cho dù có cách xa vạn dặm tôi cũng trở về lập tức, vì tín hiệu này có nghĩa là xác thân đã có giấc ngủ đầy đủ và muốn trở dậy làm tiếp công chuyện của nó ở cõi trần.
    Tôi hỏi làm sao có thể bảo đảm là thân xác sẽ luôn luôn ngủ một số giờ nhất định nào đó thì ông đập khó mà bảo đảm như vậy, nhưng với tập luyện và chú tâm nhiều thì có thể điều khiển cơ thể khiến nó hành động theo ý muốn của ta, tuy vậy tôi đoán là cần nhiều thì giờ và huấn luyện mới làm được đúng cách. Tôi hỏi phải chăng viên thuốc mà tôi uống trước khi đi ngủ tối qua có ảnh hưởng đến việc ấy, thì cầu đáp là đúng vậy trong trường hợp này.
    Viên thuốc là loại thuốc ngủ đặc biệt được chế theo công thức mật, chẳng những bảo đảm là người ta ngủ liền tức thì, mà còn làm cho có thể ngủ một lúc mười tiếng đồng hồ trừ phi có tiếng đồng lạ thường khiến tỉnh dậy, hay có gì đụng chạm vào.
    Tôi được dặn kỹ là nếu tôi muốn nhớ lại hết trong trí nào của thân xác chuyện đã làm trong lúc rời cơ thể, thì điều thiết yếu là tôi huấn luyện người giúp việc trong nhà không bao giờ đánh thức tôi dậy, hay gây ra tiếng động lớn gần phòng ngủ trong lúc tôi muốn cơ thể vẫn còn ngủ. Rồi vị thầy Ấn độ bảo rằng đã tới lúc tôi trở vào thân xác, và ông sẽ cố gây ấn tượng lên tế bào não của xác chuyện gì đã xảy ra trong đêm, để không có gián đoạn tâm thức lúc thức dậy. Ống dặn là vừa khi tỉnh giấc trong thân xác vật chất, tôi hãy ghi ra liền chuyện đã làm hồi đêm, và lập tức sau khi tắm và ăn sáng, tôi không bỏ phí thì giờ mà viết ra ngay chi tiết tất cả những gì tôi nhớ.
    Ngay khi vị thầy nói xong tôi cảm thấy mình trượt từ từ vào thân xác trở lại, và thức giấc mà không có gián đoạn nào trong tâm thức như ông hi vọng. Tôi ngồi dậy trên giường, kéo lại gần tập giấy và cây viết chì mà tôi đã đặt cạnh giường, và bắt đầu ghi lại tất cả những gì đã xảy ra trong đêm. May mắn là tôi được dặn phải ghi xuống ngay, vì tôi thấy rằng dù đã viết những tiêu đề, tôi vẫn khó mà nhớ lại chính xác chuyện gì đã xảy ra khi về sau tôi viết bài thuật lại đây đủ chi tiết. Tuy nhiên, tôi sẽ biết trí nhớ mình theo sát được tới đâu khi tôi đưa cho thầy vào ngày mai, vì ông nói là sẽ trở lại để tiếp tục câu chuyện.

  11. #11

    Mặc định

    Vì công việc cũng bận và phần chỉnh sửa mất nhiều thời gian (khi convert qua work mất hết dấu) nên mình không post kịp cũng như có nhiều sai sót trong phần bỏ dấu, các bạn hữu vui lòng bỏ quá cho.

  12. #12

    Mặc định

    Cảm ơn bác TuTam !
    Được mở mắt ra nhiều khi đọc bài .
    Có một thắc mắc nhỏ , mình nghĩ là bác phiên dịch thế cho dễ hiểu chăng ? Đó là chi tiết về truyện Harry Potter , bối cảnh những năm 1940 thì chưa có truyện Hary Potter mà bác ơi ...

  13. #13

    Mặc định

    Vâng, dịch giả Thanh Thiên đã dùng những nhân vật nổi tiếng để câu chuyện dễ hiểu hơn.

  14. #14

    Mặc định

    CHƯƠNG NĂM


    Chẳng ăn thua gì, đêm qua tôi chuẩn bị mọi việc và tập trung vào việc nhìn thấy chính mình trong gương, nhưng sáng nay tôi không nhớ chút nào. Tôi thiếp ngủ gần như ngay khi đặt đầu xuống gối, tôi đoán là vì mệt sau khi chú tâm viết bài kể lại chuyện ngày hôm qua, và dường như tôi chỉ mới ngủ một lúc ngắn là thức dậy sớm sáng nay, tươi tỉnh sau giấc ngủ đêm không mộng mị. Phải, không có giấc mơ nào trong lúc ngủ và tôi phải nói là mình thất vọng, tuy có thể là tôi đã mong đợi quá nhiều. Trong một tiếng nữa vị thầy Ấn độ sẽ tới đây, và không chừng ông giải thích cho nghe tại sao đêm qua tôi đã thất bại ê chề như vậy.
    Đúng 11 giờ, lúc tôi nhìn vào bài viết lòng không chắc là ông sẽ nghĩ sao về chúng thì ông mở cửa. Rõ ràng là ông biết tôi có chút hồi hộp, tự hỏi có quên nhiều chuyện chẳng trong chuyến du hành cõi tình cảm, vì mắt ông hóm hỉnh lúc hỏi tôi là bài viết đã xong chưa. Dường như không bao giờ thấy ông cười tuy mắt ông thỉnh thoảng cười, và tôi nhận ra ngày là ông có óc khôi hài phát triển rất cao độ.
    Đọc xong bài viết của tôi ông khen là tôi nhớ nhiều lắm, và bảo nỗ lực lần đầu mà được như vậy thì quả là trên trung bình. Tôi hỏi thầy là mình có quên nhiều chăng, thì được trả lời là chắc chắn tôi không để ý một số chuyện khi chúng tôi xuống biến, cũng như không nhớ nhiều việc xảy ra khi chúng tôi tìm cách giúp chàng phi công trẻ tuổi ngay sau khi anh bị bắn rơi; những thiếu sót này không quan hệ, điểm chính là tôi đã tự chứng tỏ cho thấy có thể
    nhớ được điều gì làm bên ngoài xác thân, và nay việc nhớ lại chỉ là vấn đề thời gian cùng định trí. Tôi hỏi:
    - Nhưng tại sao tôi không nhớ gì sáng nay?
    Ống cười và vạch cho tôi thấy là đừng mong được thành công ngay tức khắc, và tôi phải chuẩn bị cho việc có nhiều thất vọng sau này, tuy nhiên nếu tôi nhất quyết muốn thành công thì ông sẽ giúp tôi bằng mọi cách. Ông nói tiếp:
    - Cuộc đi chơi tối hôm kia của anh làm việc của tôi là mô tả cõi tình cảm cho anh trở thành dễ dàng hơn trước, vì nay nhờ kinh nghiệm anh biết đôi điều về sự việc mà tôi chỉ giải thích được bằng lời. Vì vậy anh học được bài học đầu tiên cái chúng tôi gọi là Minh Triết Bí truyền, nó nói rằng anh phải chớ hề tin một cách mù quáng bất cứ chuyện gì nghe nói, và anh cũng đừng không tin vì như vậy 1à khờ dại. Phương pháp duy nhất áp dụng là chấp nhận điều anh được nghe như là chuyện khả hữu, rồi tìm cách tự chứng minh những điều ấy.
    "Nào, tới bây giờ chúng ta đã chứng minh được gì? Đó là điểm tôi muốn bắt đầu. Anh đã chứng tỏ rằng có thể có kinh nghiệm bên ngoài thể xác, rằng cái chết không phải là điều như anh vẫn tưởng xưa nay, vì anh đã thấy em trai Charles cũng biết rằng hắn đang linh hoạt dù vô hình đối với anh trong khi anh linh hoạt trong thể xác; anh đã nói chuyện với em, và điều này dù là bằng chứng rằng hắn hiện hữu ở cõi mà anh có thể đến gặp vào thời điểm ấn định. Anh ý thức rằng tuy Charles vẫn còn biết rất ít về cảnh sống ở cõi tình cảm, anh không thể nói rằng hắn đang khổ sở hay cảnh đời của hắn tệ hại và là điều người ta tự nhiên muốn tránh. Vì vậy anh đã tiến thêm một bước tới việc loại trừ lòng sợ chết, nơi sợ hãi ăn sâu vào tâm thức của biết bao người sống trên thế gian.
    "Ngay cả với kiến thức hiện có anh biết rằng chết không phải là thảm kịch như người ta hay gọi, và trong vài trường hợp dễ thấy nó không những là việc trút gánh nặng mà còn là đại ân phước. Anh đã tự mình thấy là cuộc sống sau khi chểt nhiều phần bị lối sống khi trước ở cõi trần chi phối, anh có thể thấy ai có khuynh hướng nghệ thuật hay ưa thích những ngành nghệ thuật như nhạc, họa, văn chương, triết học, hay ngay cả sở thích đặc biệt là du lịch đều được chăm lo về mặt này sau khi chết. Về mặt khác anh cũng thấy ai có cuộc sống thuần vật chất, ai mà trò giải trí và sở thích tùy thuộc vào thân xác vật chất, ai chú trọng chính yếu vào thể thao, ăn ngon mặc đẹp, các hình thức thương mại có mục đích làm giàu, sẽ thấy thời gian trôi qua nặng nề sau khi chết cho tới khi họ thức tỉnh là mình có thể tạo sở thích mới.
    Tôi hỏi:
    - Nhưng làm sao người ta tạo nên sở thích mới sau khi chết?
    - Làm được y như cách anh có thể tạo ra trong lúc sống nếu có đủ thì giờ và tài chính cho học phí. Ở cõi tình cảm tuy anh chưa thấy những có trường dậy, do nhu cầu lớn lao là cần huấn luyện cư dân thường trú ở đó những điều mà họ thiếu cho cuộc sống trước mắt. Những trường này có hai mục đích, chúng không những giảng dậy cho học viên về cảnh sống ở cõi tình cảm, và làm thế nào tận dụng những điều kiện nơi đây cho lạc thú và việc giáo dục
    của họ, mà còn có những khoa học chỉ dẫn đủ các môn khác nhau, những môn thực hiện được không cần tới điều kiện ở cõi trần.
    "Đa số các nhạc sĩ, họa sĩ, triết gia chân chính và những ai là giáo sư, thầy dậy ở cõi trần rất đỗi sung sướng khi chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của họ cho ai đang thiếu nhưng ham thích muốn học. Vì thời gian không thành vấn đề ở đây cũng giúp một phần đáng kể, vì ta không còn cần phải ngủ tám tiếng một ngày nữa. Nếu chuyên gia một ngành bỏ ra mỗi ngay chỉ ba hay bốn tiếng để đây học trò, thì thời gian mất đi này không làm họ khổ sở, vì họ vẫn còn hai mươi tiếng mỗi ngày để làm chuyện riêng.
    "Trên thực tế cái diễn ra là nhiều giáo sư và chuyên gia trong ngành nghệ thuật của họ, rất hài lòng khi uốn nắn vật chất mới thành hình, nên họ tự nguyện dạy học ở những trường này, và thường khi dành hẳn nửa đời ở cõi tình cảm để dạy phần nhập môn nghệ thuật của họ cho người khác. Hay trong một số trường hợp giúp được ai đã có năng khiếu trở thành chuyên nghiệp tinh xảo, nhỏ sự chỉ dẫn chuyên tâm có sẵn nơi cỏi này.
    "Không những các trường ấy đóng một vai trò lớn lao trong cuộc sống ở cõi tình cảm, mà chắc chắn nó còn có ảnh hưởng tới những kiếp tương lại của học viện. Nếu ở cõi trung giới một người sinh lòng yêu thích bất cứ nghệ thuật hay ngành khoa học nào thì vào kiếp sau ở cõi trần, họ sinh ra với ước muốn tiếp tục việc học hỏi đó. Vì vậy ta có trẻ nhỏ lộ năng khiếu về điều này điều nọ mà cha mẹ không có đặc tính ấy. Ta nên luôn luôn khuyến khích khuynh hướng về nghệ thuật như vậy. Cha mẹ thường khi bình luận rằng cần gạt bỏ ưa thích đó, vì họ đã thành công trong đời mà đâu cần biết tới nghệ thuật. Dẫu vậy đó là lỗi lầm tại hai và nếu cha mẹ nhận ra đó là ham muốn thật tự nhiên, và thực tình là trẻ chỉ mong ước được tiếp tục việc huấn luyện đã bắt đầu trong thời gian vô tư lự vừa qua ở cõi tình cảm, có lẽ cha mẹ sẽ hiểu rằng nên khuyến khích lòng ham muốn ấy thay vì bác đi như vẫn thường
    làm ở cả hai nơi cõi trần và cõi tình cảm, chúng ta đang luôn luôn học hỏi và làm cho những kiếp tương lai của ta được trọn vẹn và hạnh phúc hơn.
    "Người cư ngụ thường trực ở cõi tình cảm tìm ra những trường này theo nhiều cách khác nhau, và luôn luôn vào lúc nó có ích nhất cho họ. Ban đầu khi họ mới ý thức là đang sống ở cõi trung giới, nói về những trường này chỉ mất công vì họ sẽ lập tức cho anh hay rằng chán đi học lắm rồi, họ chỉ muốn vui chơi. Trong vài tháng đầu tiên, có cơ hội du lịch vòng quanh thể giới đi thêm những nơi muốn đi mà lúc còn sống ở cõi trần không đi được, thường đủ làm họ thỏa mãn.
    "Anh còn nhớ Roy Chapman, bản của em anh, nhìn nhận là có lúc hắn thấy nhàm chán? Anh ta đã làm hết mọi chuyền vừa nói, dĩ nhiên là kết được bạn bè, cùng họ đi ăn tối, coi show, đi picnic và những trò giải trí như vậy, nhưng sau một thời gian sự việc không còn hứng thú. Hồi cón sống Roy ham thích chơi golf, nhưng ở cõi tình cảm golf không còn là trò thú vị như ở cõi trần. Người như Roy chắc chắn sẽ mệt mỏi với những chuyện anh làm trong sáu tháng qua, và khi chán chường như thế anh sẽ không ngần ngại nói cho ai mà anh gặp ở cõi đó biết.
    "Tới một ngày có người mà anh được giới thiệu, sẽ đề cập về những cơ hội có ở đây để mở mang kiến thức hay phát triển về một ngành nghệ thuật, khoa học. Mới đầu Roy sẽ không hào hứng mấy nhưng chẳng bao lâu, anh ý thức rằng học một việc gì đó hoàn tòan mới thì sẽ lấp được ngày dài đăng đẳng. Về sau anh thấy hứng chí, và như vậy ta có them một người chuyển từ khuynh hướng duy vật sang cảnh sống làm thời gian ở cõi tình cảm hóa ra
    thật ngắn ngủi.
    "Có những người khác mà chuyển vừa kể không hấp dẫn họ chi hết. Thường khi đó là cặp vợ chồng lớn tuổi thích cuộc sống gia đình. Mơ ước của họ chỉ là có căn nhà, mảnh vườn sống đời yên ấm giữa thân hữu. Họ thích nghe radio, xem truyền hình và những điều tương tự. Họ có được hạnh phúc khi sống gần kề nhau, và có thể sống đời như vậy ở cõi tình cảm không chút khó khăn nào. Nếu người chống chết trước, ông sẽ lang thang rầu rĩ cô đơn trong những giờ khắc bà vợ sinh hoạt a cởi trần, có mặt chờ sẵn ngay khi cơ thể bà ngủ thiếp và người vợ bước ra khỏi thể xác.
    "Đề nghị với ai như vậy là có trường cho họ tới học thường chỉ uống công, họ sẽ gạt phăng vì chuyện họ cần chỉ là căn nhà êm ấm với người bạn đời. Ông có ý định và nay tìm cách thực hiện cuộc sống sao cho bà và ông sẽ vui hưởng khi hai người tái hợp. Ông học được răng tạo căn nhà và mảnh vườn theo đúng ý là chuyện dễ dàng, chỉ cần tỏ ý muốn trong trí là có ngay. Người chồng mới đi tìm mảnh đất thơ mộng nhất có được, khi bà qua đời sang coi tình cảm hai người xây căn nhà trong mộng, và trang trí y như cách họ muốn ở cõi trần nếu có phương tiện.
    "Ở đầy tư tưởng tạo ra ngay vật mà ta muốn và thường khi họ nghĩ ra đồ gia dụng kỳ điều tiết kiệm được sức lao động. Có thương gia thấy các vật dụng đó, để ý ghi nhớ và trong kiếp tới ở cõi trần họ sang chế ra vật tương tụ. Cặp vợ chồng lớn tuổi này có dàn âm thanh nổi rất hiện đại, và dùng hình tư tưởng tạo ra một số người giúp việc nhà cho mình, làm ra khu vườn đầy hoa trái mà họ thích vì không còn bị giới hạn về khí hậu nơi đây. Họ mở tiệc thết đãi bạn bè, thích trưng cho thấy những sang chế của họ và sống rất hạnh phúc nơi cõi tình cảm. Thường thường họ tái hợp lại với những con thú đã nuôi ở cõi trần hoặc nuôi những con khác.
    "Không phải cảnh sống êm đềm an nhàn của cộp vợ chồng lớn tuổi ta vừa nói là chuyện hay thấy ở đây. Người ta lập gia đình vì nhiều lý do, có khi vẻ hấp dẫn bên ngoài mang họ đến với nhau, khi khác là tiền của, và ngay cả sự cô đơn cũng kết hợp hai người lại. Hiếm khi ta có được cặp vợ chồng lý tưởng, là hai người nam nữ có cái nhìn về cuộc đời phù hợp nhau, có trình độ tiến hóa tương tự, mỗi người có đủ thông minh để hiểu được vấn đề của người kia. Những cuộc tình duyên như vậy thường hiếm, và nhìn theo huyền bí học thì nó không đáng ao ước, như khi một người tiến hóa cao bị hấp dẫn tới người có trình độ thấp hơn về một mặt nào đó.
    "Khi ta nghe nói:
    - Tội nghiệp cho John lấy Mary, thiết không xứng chút nào.
    thì ta thấy ngay nếu người nói câu này có chút kinh nghiệm, hẳn họ sẽ hiểu là định mang xếp đặt cho cặp thanh niên thiếu nữ ấy có lợi đáng kể trong vài năm ngắn ngủi chung sống bên nhau. Kết quả đầu tiên của cuộc tình duyên có vẻ không xứng này luôn luôn là một loạt khó khăn cho cả đôi bên, không ngừng có xung đột quyền lợi. Mới đầu có thể chàng thanh niên bị thu hút bởi diện mạo, thân hình của thiếu nữ. Sau một thời gian sức thu bút này giảm lần tuy không chắc là nó sẽ biến mất luôn, rồi hai người chỉ con ràng buộc vào nhau như bạn đường, nhưng tình nghĩa vợ chồng khó mà đậm đà mãi khi thị hiếu và ước vọng của hai cá nhân khác nhau.
    "Trong trường hợp người chồng có trình độ hiểu biết cao hơn vợ, anh thích đọc sách, nghe nhạc, cho tâm đến những mặt quan trọng của cuộc đời, trong khi người vợ thích đến những chỗ vui chơi mà bạn bè nhất thời của cô có mặt. Vậy là có xung đột ý tưởng và tranh cãi bất đồng ý. Nếu không có con thì đôi khi cuộc hôn nhân tan vỡ chỉ vì tính khi không hạp, những đó là chuyện hết sức đáng tiếc khi sự việc xẩy ra như thế, vì đôi bên có thể học được nhiề hiểu biết và kinh nghiệm nhờ sự bất bình đẳng giữa hai người. Người chồng sẽ học cách chia sẻ phân nửa trách nhiệm, khi tìm cách thực hiện thì anh thấy là phải khởi sự bằng việc nâng thị hiếu của vợ lên tới trình độ của mình, mà cùng lúc tính kĩ sao cho cô không nhận ra là anh đang cố công làm thế, băng không có sẽ lập tức có mặc cảm tự ti.
    "Ảnh phải học kiên nhẫn khi đó thiếu kinh nghiệm, cô đòi hỏi những điều mà anh biết là không khôn ngoan hay không cần thiết. Dù biết làm vậy không đúng nhưng có khi anh phải chiều ý để cô thấy được kết quả của lỗi lầm đã phạm. Người vợ không phải lúc nào cũng thích được chỉ bảo, ngay cả khi trong thâm tạm biệt là bạn đời khôn ngoan hơn mình. Chuyền ngược lại cũng đúng khi người vợ là linh hồn tiến hóa hơn người chống. Nói chung nếu hai người như thế có thể sống đời với nhau thì họ sẽ được lợi ích thật to tát, vì một người có lợi thế là trí tuệ trội hơn và nhiều kinh nghiệm hơn để hướng dẫn người kia, giúp phát triển cá tính của bạn đời. Trong khi đó họ cũng phải học giá trị của sự kiên nhãn, tế nhị, sự cần thiết phải nhìn theo quan điểm của bạn mình, cái quan điểm bị giới hạn nhiều lần hơn so với của họ vì bạn đời thiếu kinh nghiệm.
    "Sau khi chết hai người như vậy không nhất thiết sẽ tiếp tục sống chung với nhau nữa, người tiến hóa hơn trong lứa đội có thể cảm thấy muốn dành thì giờ cho những ai hiểu biết hơn họ;trong khi người thấp hơn sau nhiều năm ở cõi trần bị thúc đẩy phải sống ở mức quá khả năng của mình, bây giờ sẽ muốn xã hơi, nhàn hạ một thời gian cho khoẻ.
    "Thường thường sau một thời gian ngắn tương đối thảnh thơi, người sau thấy mầm mống gieo trong lúc sống ở cõi trần này sinh ra long ước ao mãnh liệt, muốn tiếp tục việc phát triển có thêm hiểu biết đã bắt đầu trong đời vừa qua. Họ thấy mình không còn thỏa mãn hoàn toàn với những trò giải trí giả tạo mà khi xưa mơ ước, và tạo áp lực với chồng/vợ mình để đòi cho bằng được. Khát khao về trí tuệ được khơi dậy, và họ thấy không thể nào sống trở lại cái tiêu chuẩn đối với họ là tự nhiên trong đời sống lứa đôi khi xưa. Họ sẽ cho anh hay rằng cuộc đời ấy không hạnh phúc cho lắm, nhưng nay việc đã xong thì họ lấy làm mừng là định mệnh đã xếp đặt cho họ có kinh nghiệm như vậy.
    "Chuyền thường xảy ra là hai người đã sống chung với nhau trọn cả đời không tiếp xúc với nhau nữa, hoặc sau khi chết hoặc trong những kiếp tương lại. Người này đã giúp người kia, cả hai đều có lợi qua việc ở cạnh nhau một khoảng thời gian, nhưng quan điểm của họ về cuộc đời quá khác biệt khiến cho người này không tự nhiên hấp dẫn được người kia. Trong trường hợp như vậy rất có thể mặt bên đã sống nhiều hơn bên kia ít nhất 50 - 100 kiếp, lẽ đương nhiên mức hiểu biết của họ về thiên cơ sẽ nhiều hơn người bạn, kho kiến thức được thầu thấp từ kinh nghiệm những kiếp qua sẽ lớn lao hơn, và họ là linh hồn vượt trội hơn bạn đời của mình về mọi mặt. Tuy thế ta đừng quên rằng cách đây 100 kiếp họ ở cùng vị trí của chồng/vợ mình hiện nay, và không chừng đã có lợi nhờ sống đời với ai đó có mức tiến hóa cao hơn họ bội phần.
    "Chắc anh có nghe nói là mỗi ai cũng đều có bạn tâm đầu ý hợp với mình (soul mate), và phải luôn luôn cảnh giác để nhận ra người đó. Chuyện ấy rất đúng vì khởi thủy khi lực sống túa ra từ Thiên Lực (Divine Power), nó hiện ra trong cuộc sống dưới hình thức sóng đôi một nam một nữ. Cả hai dạng này tiến hóa riêng biệt nhau, mỗi bên có số lượng kiếp ấn định trong thể xác nam và thể xác nữ, nhưng trong những cơ hội đặc biệt lúc có việc trọng đại cần thực hiện thì khi ấy hai linh hồn được mang lại với nhau, vì hứng khởi của người này khiến người kia hoàn thành được công tác vĩ đại phải làm.
    “Nhân vật cao cả nào đạt tới mục đích của mình, thường nói rằng họ không thể làm được chuyện ấy nếu không có sự giúp đỡ, cố vấn và trợ lực của chồng/vợ mình. Nó không nhất thiết muốn nói rằng đó là hai người tri âm tri kỷ với nhau, nhưng nó có thể muốn nói điều ấy và nếu đúng vậy thì hai người hành động như là một đơn vị tuyệt vời, chẳng những họ suy nghĩ như nhau mà còn tự động cảm biết chuyện gì thích hợp cho cả hai bên.”
    ”Đương nhiên đó là sự hòa hợp tuyệt diệu của âm và dương, nam và nữ trong thiên nhiên, nhưng kiếp nào cũng sống chung với người tri âm tri kỷ không phải là điều tốt, vì trong hoàn cảnh như vây ta có khuynh hướng trở nên rất ích kỷ. Ta sẽ không hề học cách nhìn sự vật theo quan điểm của người khác, đối phó với tư tưởng nghịch ý, nhường nhịn hầu đạt được chuyện hay vì khăng khăng giữ ý riêng mà không đạt kết quả chi.
    ”Những thí dụ này cho anh ý niệm phần nào về cách linh hồn được trợ giúp trên đường tiến hóa. Nhờ những khó khăn như phải sống với người mà không phải chuyện gì ta cùng hoa hợp được, nên ta học được lòng khoan hòa thực sự. Một cuộc sống êm ả, xuôi chèo mát mái không hẳn là cái tốt đẹp nhất, thực ra ta tiên bước máu lẹ nhất trên đường tiến hóa nhờ đau khổ hay bị xem là khó khăn, khắc nghiệt. Mỗi kiếp sống là một ngày học ở trường tiến hóa, và nếu ta thực hiện được mục đích nhắm tới cho một kiếp, việc mà ta tái sinh để làm, thì ta không thể lãng phí bất cứ cơ hội chi.
    "Ngày mai tôi sẽ nói cho anh nghe vài điều về những sinh vật không phải là con người ở cõi tình cảm. Sau đó tôi sẽ đưa anh đi thăm cõi ấy một lần nữa, để anh tự thấy rằng người ở cõi tình cảm sinh hoạt bình thường giống như ở cõi trần"

  15. #15

    Mặc định

    CHƯƠNG SÁU

    Viễn ảnh được đi chơi lần nữa nơi cõi tình cảm mà vị thầy Ấn Độ nêu ra làm tôi hết sức hớn hở, nghĩ tới chuyện gì có thể xảy ra làm tôi quên đi phần nào nỗi thất vọng là chưa đạt được kết quả khi tập một mình. Tối qua tôi tập trung tư tưởng thấy trong trí là mình nằm trên giường, giống như tôi đã làm vào tối được giúp đi sang cõi bên kia. Sáng thức dậy tôi thấy
    khỏe khoắn, nhớ là phải lâu lắm mới thiếp đi nhưng chuyện gì xảy ra lúc tôi say ngủ thì không nhớ được chút nào. Tôi phải tìm cho ra cách nhớ lại mới được. Tôi biết rằng lo lắng vì không học được ngay tức thì việc ấy chỉ vô ích, bởi dù lo âu thường gây trở ngại hơn là trợ giúp. Tôi nghĩ có lẽ chuyện duy nhất tôi có thể làm là kiên tâm trì chí với cách tập trung tư tưởng này, tôi nghe nói đây là một phần rất quan trọng của sự việc, cho tới khi tôi có chút tin bộ để từ đó tiến thêm.
    - Thất vọng chỉ vô ích thôi.
    Vị thầy Ấn độ đã tới đứng sau lưng lúc tôi đang viết. Tôi không nghe thấy ông mở cửa.
    - Đó là cái xảy ra trong rất nhiều trường hợp. Con người được cho thấy thoáng qua chân lý và vì họ không thể lập tức làm ngay được chuyện biết là người khác có thể làm, họ thấy nản lòng và buông xuôi không cố công nữa. Có khi họ nói: "Thấy rõ là cảnh sống huyền bí không dành cho tôi", trong khi đó để đạt tới kết quả thì chỉ cần kiên nhẫn một chút, và quyết tâm phá bỏ bức tường ngăn cách giữa cuộc sống cõi trần và cuộc sống ta bước qua lúc ngủ. Anh đừng mong ước nhiều. Hãy nhớ lại gần hai tuần trước khi anh ngồi đây đau khổ trong lòng, không biết rõ cả việc cái chết là diễn tiến hợp lý của cuộc sống. Nay ít nhất anh biết được vài điều, chẳng bao lâu sau anh sẽ được cho cơ hội để biết thêm nữa.
    "Anh nghĩ “Tại sao không có thêm nhiều người biết về những chuyện này?” Có lẽ họ không hỏi xin để có hiểu biết, giúp đỡ như anh đã hỏi, có lẽ họ thấy thỏa mãn hoàn toàn với tôn giáo của mình trong số các tôn giáo, nói rằng hãy có niềm tin, và tin rằng mọi chuyện là do ý Trời. Chắc chắn tất cả những gì xảy ra là do Trời sắp đặt, nhưng chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu ta biết tại sao nó lại như thế. Chuyện dễ hơn nếu có câu trả lời hợp lý cho mỗi câu hỏi, và cũng dễ hơn nếu ai chịu khó thì tự mình chứng nghiệm được sự việc, và do vậy không cần chấp nhận các ý niệm nhớ có đức tin. Có đức tin luôn luôn là chuyện tốt nhưng có kiến thức hiểu biết thì tốt hơn nữa. Anh phải có đức tin trong lúc thâu thập kiến thức, và dù có chuyện gì xảy ra anh phải không được ngã lòng. Cuộc tiến hóa là diễn trình chậm chạp và ít khi thúc hối được, tuy ta có thể gây hứng khởi cho hành động của cá nhân bằng việc khuyến khích, và bằng sự hỗ trợ đưa ra đúng lúc.
    “Cho tới nay anh chỉ mới thấy một phần rất nhỏ của cõi tình cảm, chỗ mà ai vừa mới qua đời thường đến cư ngụ. Khi là cư dân của cõi này rồi thì ít khi anh đến những chỗ như vậy nữa nhưng anh có thể đi nếu muốn. Thỉnh thoảng anh ghé qua nơi này như để gặp thân hữu và bà con vừa chết, cần người cư ngụ thường trực ở đây giúp đỡ, y như anh cần được bạn bè ở ngoại quốc giúp khi anh tới nước ấy như là du khách hoặc như là người mới định cư.
    “Cõi tình cảm được chia làm nhiều cảnh (subplanes) hay các bầu mà ta cần biết các nơi ấy, bằng không anh sẽ không thể hiểu lối hoạt động của cõi này. Đa số các vị thầy mô tả sự việc bằng cách kêu học viên tưởng tượng cảnh thấp nhất của cõi tình cảm là khung cảnh hiện hữu ngay trên mặt đất ta đang đứng. Trong cảnh này có thể tình cảm tương ứng của mọi vật ở cõi trần, thí dụ nơi nào ở cõi trần có thị trấn hay cao ốc thì ở cõi tình cảm cũng có thể tương ứng bằng vật chất trung giới của thị trấn hay cao ốc đó, anh có thể thấy thật rõ khi hoạt động ở cõi tình cảm trong thế vía. Thể này là phản ánh của vật ở cõi trần. Hãy tưởng tượng phản ánh ở cõi tình cảm của khu Piccadilly Circus tại London mà anh đến thăm mấy đêm trước, như là tượng trưng cho cảnh giới thấp nhất ồn ào nhất.
    “Kế đó tưởng tượng một nơi tương tự cao hơn cảnh thấp nhất đó khoảng một dặm (1.6 km), nơi mà chỉ cần phát ra ý muốn là ta đến được ngay trong tích tắc. Đó là cảnh thứ hai từ dưới đếm lên của cõi tình cảm, nó bớt trọng trược hơn cảnh đầu nhưng vẫn còn nặng phần vật chất và giống điều kiện ở cõi trần. Nếu vượt lên trên thành phố London thêm một dặm nữa, anh có thể vẫn còn nghe mơ hồ tiếng huyên náo của xe cộ lưu thông, và tiếng động ấy luôn luôn là một phần của cuộc sống trong một thành phố lớn. Nhưng nó chỉ là tiếng rì rầm so với tiếng động inh tai mà anh nghe khi đứng ngay tại chợ trên mặt đất.
    “Bây giờ nghĩ tới cảnh giới thứ ba của tâm thức, cũng cao khoảng một dặm bên trên cảnh thứ hai này. Khi sinh hoạt ở đây anh cách xa sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố London tới mức chẳng những anh không bị nó ảnh hưởng, mà cũng không còn ý thức về nó cho lắm.
    “Có bẩy cảnh hay bẩy bầu tâm thức ở cõi tình cảm, mỗi cảnh bớt đi tính vật chất so với cảnh thấp hơn dưới nó, và thường trú nhân ở đây có thể dành khoảng đời của họ ở cõi tình cảm trong bất cứ cảnh nào, theo ý thích tự nhiên của người đó. Lấy thí dụ người ta có thể sống vài tuần ở cảnh thứ nhất, rồi hai năm kế đó ở cảnh thứ hai, sau đó qua cảnh thứ ba hay thứ tư, khi từ từ thói quen và ham muốn của họ bớt nét vật chất và thiên dần về nghệ thuật, trí tuệ hay tinh thần hơn. Bởi vậy không hề có việc chật chội sống chen lấn nhau ở cõi này.
    “Ở cõi trần ta bị giới hạn trong việc chọn lựa nơi sinh sống. Do công ăn việc làm một người có thể bị buộc phải sống ở chỗ mà nếu được quyền chọn thì anh sẽ không ở nơi ấy. Mặt khác nhiều nơi không thể cư ngụ được vì khí hậu hay những khó khăn khác. Người ta không thể sống ở bắc hay nam cực vì giá lạnh quá mức hay những hạn chế khác như thiếu ánh mặt trời một thời gian trong năm. Ta không sống được trong sa mạc vì thiếu nước, hay sống trong rừng già dày đặc có thú dữ vì ta phải giết thú trước khi an toàn xây cất nhà cửa cư ngụ.
    “Nơi cõi tình cảm ta không bị những giới hạn ấy. Khí hậu chỗ nào cũng y như nhau, dù nam hay bắc cực hay bất cứ nơi nào ở cỏi này, cũng không có giới hạn về nắng trong ngày nhiều ít vì nơi đâu cũng luôn luôn có ánh sáng 24 tiếng một ngày. Trong sa mạc thì anh không cần nước để sống, nếu anh muốn sống trong rừng già ở cõi tình cảm thì cũng được, ở đó không có dã thú tấn công anh. Bởi cũng y như con người học và hiểu rằng mình không thể hại được thú ở cõi tình cảm, thì thú cũng khám phá là chúng không thể hại được người.
    “Thêm vào đó có bẩy cảnh tâm thức để chọn nơi cư trú nên ta luôn luôn có thể chọn điều kiện cần thiết cho lối sống muốn có, trong khung cảnh hợp với mức phát triển tình cảm, trí tuệ và tinh thần của mình. Một khi anh có được ý niệm về những cảnh sáng khác nhau sau cái chết, anh sẽ dễ dàng thấy là mọi chuyện có thứ tự lớp lang, ý nghĩa đầy đủ cả và Con Đường Tiến Hóa thành diễn biến hợp lý của những chuyện do luật thiên nhiên kiểm soát, đúng về cả lý thuyết và thực hành.
    “Tất cả những sự việc này được giải thích và giảng dạy ở những trường thuộc các cảnh trung giới, và thường người ta nghe nói về chúng bằng cách này hay cách kia ở các trường đó, nhờ vậy sinh ra thúc giục hay lòng mong muốn sang một cảnh khác. Ở những trường ấy người đã chết được dạy cách đi từ cảnh này sang cánh nọ, bằng việc dùng ý chí một cách đặc biệt, bởi cho dù vật chất mỗi cảnh có cấu tạo khác nhau, thể tình cảm của chúng ta có vật chất tương tự với vật chất của mỗi cảnh, và vấn đề chỉ là làm linh hoạt những nguyên tử trong thế của ta tương ứng với cảnh liên hệ, để cho phép ta hoạt động trọn vẹn ở nơi đã chọn.
    “Điểm kế nữa được chỉ dậy cho người cõi này là ai ở cảnh thứ hai không thể tiếp xúc hay liên lạc với người ở cảnh thứ nhất (từ dưới đếm lên), hay cảnh thứ ba với cảnh thứ hai. Nếu người ở cảnh thứ ba vì lẽ nào đó muốn tiếp xúc với người ở cạnh thứ nhất thì họ phải trở xuống cảnh này nhờ vào ý chí, việc như tôi đã nói là làm cho vật chất thuốc cạnh thứ nhất trong thế của anh linh động trở lại. Đi lên hay đi xuống đều dùng cách thức này. Sự sống
    biểu lộ ở mỗi cảnh đều riêng biệt với nhau và gói trọn đầy đủ trong cảnh ấy, y hệt như cuộc sống tại Anh riêng biệt và khác với cuộc sống ở Ấn Độ. Giống như cả hai nước đều là thành phần của thế giới vật chất thì các cảnh đều là những phần của cõi tình cảm, nhưng chúng sinh hoạt riêng rẽ vì nhiều nguyên do rất chính đáng.
    "Phần vật chất nhất của cõi trung giới, tức đậm đặc nhất, là khoảng bao chung quanh anh ngay sau khi chết, và trong lúc sống ở khoảng đậm đặc nhất này anh thấy chung quanh có mọi vật như đã từng thấy ở cõi trần. Lấy thí dụ lúc sinh tiền anh cư ngụ tại London thì khi qua đời, nhiều phần là anh vẫn ở trong vùng tương ứng với London ở cõi trung giới, hay vùng là phản ánh của thành phố này, chỉ vì anh muốn giữ liên lạc với cái mà anh quen biết. Anh muốn thấy có người chung quanh anh và muốn có căn nhà tuyệt hảo để tiếp đãi bạn bè như trước.
    “Rồi tới ngày kia, có thể một người bạn chỉ cho anh thấy rằng cuộc sống trong thành phố không có lợi mấy ở cõi trung giới, và đề nghị anh nên đi xem cảnh đẹp miền quê. Anh dễ dàng tưởng tượng ra sự khác biệt của bầu không khí giữa cảnh sống chung đụng với hàng triệu người ở đô thị, và sự tương đối thanh tịnh của thôn làng, nơi chỉ có vài chục thay vì hàng ngàn hay hàng triệu cư dân. Đây là cảnh thứ hai mà không có cách để diễn tả đúng hơn nên tôi gợi ý là nó ở phía trên cánh thứ nhất chừng một dặm. Ở đó anh có thể thấy nhiều gia đình vui sống hạnh phúc, giao hảo với nhau và cuộc đời diễn ra em đềm trong thôn trang diễm ảo.
    “Anh có thể sống ở những cảnh này bao lâu tùy thích. Loại người rất trọng trược năng phần vật chất thì thích sống nhất ở cảnh đậm đặc hết thẩy của cõi trung giới, vì phần này sát cõi trần nhất và cũng giống nhất cảnh đời cõi trần mà anh gắn bó chặt chẽ, nên anh tiếp tục sống đời thật hạn chế ở đây. Đây không phải là nơi mà một người đã tiến hóa, có phần tinh thần nảy nở một chút thấy vui sống, nếu bị ép phải ở đó lâu.
    “Họ không bị ép buộc như thế. Sau khi qua giai đoạn mà Thiên chúa giáo gọi là luyện ngục (purgatory) tức được cho thấy kết quả của hành vi tốt và xấu trong đời vừa qua, mà nhận thức về chúng sẽ ảnh hưởng đến cá tính tương lai của họ, con người bắt đầu cảm thấy sự thúc giục muốn lánh xa những gì tương tự với cảnh đời vừa xong. Họ khám phá là có biết bao cơ hội để được những kinh nghiệm thích thú, ích lợi đang chờ đón họ ở cảnh cao hơn và ít đậm đặc hơn của cõi trung giới.
    “Cuối cùng họ định cư ở cõi này trong điều kiện phù hợp với mức phát triển thực ựu của họ. Đó có thể là ở cảnh thứ ba, nơi họ gặp lọai người có óc sáng tạo như nhạc sĩ, họa sĩ, khoa học giả v. v., hay ở cảnh thứ tư nơi họ có thể thảo luận những vấn đề thế giới với người có hiểu biết sâu rộng hơn chính họ. Khi lên tới những cảnh này con người ý thức là con có những thực thể khác cư ngụ nơi đây không phải là người. Chuyện quan trọng là anh nên
    biết vài điều về các thực thể này và nguồn gốc của họ, trước khi có thêm kinh nghiệm ở cõi trung giới, vì vậy bây giờ tôi sẽ nói với anh một chút về những nhân vật ấy.
    “Họ thuộc về đường tiến hóa song song với người gọi là thế giới thiên thần (Deva). Họ tiến hóa theo cách tương tự như loài người, theo đó thay vì thoát kiếp thú làm người thì những thực thể này từ côn trùng, cá hay chim, thoát kiếp thú thành tinh linh (elementals), tiên nữ và thiên thần. Tới ngày giờ cho cá hay chim tiến hóa sang giai đoạn kế thì chúng trở thành tinh linh hay tiên nữ tùy theo loài của chúng ở cõi trần.
    “Anh nhớ là khi tôi đưa anh xuống biển trong Iần đi thăm đầu tiên cõi trung giới, tôi cho anh thấy vài tinh linh sống ở đáy biển. Thuở ban đầu chúng là cá và trên đường tiến hóa tới đích toàn thiện, chúng phải đổi từ cá sang tinh linh, y như chó, mèo, ngựa v. v. chuyển sang người dã man trong thế giới. Lấy thí dụ chim biến thành tiên nữ, và cả hai loài tinh linh với tiên nữ sau nhiều kiếp đạt tới giai đoạn ta gọi là thiên thần.
    “Có sự khác biệt lớn lao giữa hai đường tiến hóa của người và thiên thần, theo đó sau khi cá hay chim tiến đến mức thành tinh linh hay tiên nữ, thì chúng không sống trong cõi trần mà chỉ sống trong cõi tình cảm và cõi trí, tức cảnh thứ ba trở lên của cõi trung giới (từ dưới đếm lên), ngoại trừ tinh linh bậc thấp và tiên nữ rất trẻ hay chưa tiến hóa. Ấy là lý do tại sao con người ở cõi vật chất biết rất ít về đường tiến hóa này. Chúng gần như không có tiếp xúc với ta, tuy rằng người nào có thông nhãn (clairvoyance) thấy được các thực thể đó ở cõi trần, bởi giữa cõi trung giới và cõi trần không có gì ngăn cản cho ai có khả năng ấy. Nhưng như tôi đã nói, người trung bình thường không có hiểu biết đó và họ hay chế nhạo chuyện thần tiên trong dân gian về các loài này, kể rằng chúng có thật.
    “Chỉ ở những nước như Ái Nhĩ Lan nơi mà dân chúng gần với thiên nhiên hơn mức trung bình, thì tiên nữ, tinh linh mới được công nhận. Ở đó tuy đa số người không hề thấy chúng nhưng họ tin là chú Iùn có thật. Tới ngày nay vẫn còn nhiều nông gia không chịu cấy bừa một khoảng đất đặc biệt trong ruộng, vì dân gian tin là có tiên nữ ngụ nơi ấy. Lắm chuyện kể là chủ trại đương thời thiên về vật chất cười chê chuyện cổ là hoang đường mê tín đã gặp tai họa, với cư dân trong vùng cho đó là vì họ khinh thường tiên nữ, tinh linh.
    “Tôi không có ý nói là những chuyện bị tai họa này có căn bản đúng thật hay không, vì nói thực thì không thể nào cho ý kiến tổng quát về đề tài ấy. Mỗi trường hợp phải được xem xét riêng rẽ để biết hư thực ra sao, và hiện tại đó không phải là chuyện của tôi phải làm. Tuy nhiên tôi muốn nói với anh rằng ở cõi trung giới chẳng những có loài này, mà chúng còn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống nơi đây. Sau cái chết khi lên tới cảnh thứ ba và những cảnh cao hơn, anh sẽ chính mắt thấy và con tiếp xúc được với chúng như tôi sẽ mô tả.
    “Khi lên đến cảnh thứ tư, mới ta thấy lạ lùng vì việc hoàn tòan thiếu vắng sinh hoạt chỗ đó. Dĩ nhiên là họ sẽ gặp người khác và nếu chưa từng gặp kẻ ấy ở đời sống cõi trần vừa qua, họ sẽ được giới thiệu cho nhau y như cách ở cõi trần. Họ cũng được cư dân thường trú ở cảnh này tiếp đón như là người đồng sở thích, vì người ở đây biết rằng anh không thể tiến lên được cảnh thứ tư trừ phi có lòng ước ao và khả năng cần thiết để sinh hoạt chỗ này.
    “Thay vì có sinh hoạt thể chất anh sẽ thấy nó là sinh hoạt trí tuệ, vì mối ưa thích chính của cư dân cảnh này là thảo luận các vấn đề của thế giới và đường tiến hóa, thảo luận liên hệ đến sự phát triển của khoa học, đường tiến hóa song song của thế giới thiên thần với những khác biệt lớn lao so với đường tiến hóa của người, v. v. , hay việc lập những thuyết mà họ muốn thử nghiệm.
    “Những chuyện này có thể rất nhàm chán với anh nhưng với người trí thức thì nó không chán chút nào. Dĩ nhiên người mà ta gặp có trình độ trí tuệ thay đổi, và ai có trí não tinh anh nhất, ai thực sự là linh hồn già dặn nhiều kinh nghiệm hơn, sẽ hướng dẫn cuộc thảo luận vì đó là chuyện tự nhiên đối với họ. Trong nhiều trường hợp các thiên thần tham gia cuộc tranh luận với việc trao đổi tư tưởng diễn ra không phải bằng lời. Tuy họ chưa phải sống ở cõi trí nơi mà tư tưởng quản trị mọi việc, ta thấy rằng ở những cảnh cao của cõi trung giới việc trò chuyện có thể diễn ra không thực sự dùng lời. Cuộc sống ở đây bớt phần vật chất rất nhiều nên việc trao đổi tư tưởng xảy ra tự nhiên, và chuyện như vậy không được xem có gì là kỳ diệu hay lạ lùng.
    “Ta cần nhớ rằng thiên thần ở cảnh thứ tư của cõi trung giới cũng là linh hồn tiến hóa cao, khác với tinh linh bậc thấp và tiên nữ, giống như người tiến hóa khác với người phu khuân vác thuộc hàng thấp kém ở cõi trần. Quan điểm của thiên thần khác hẳn quan điểm của người, đó là thiên thần chú tâm chính yếu vào tiến trình trong thiên nhiên. Cuộc sống của họ hòa hợp mật thiết với các phần của thiên nhiên như biến cả, núi đồi, cây cỏ, hoa lá, mưa gió v. v., tới mức dường như họ không bị ảnh hưởng mảy may về những vấn đề của cuộc sống mà con người bận tâm, ngoại trừ trường hợp đặc biệt cần sự trợ giúp của các vị.
    “Sự thăng trầm của các quốc gia không động chạm gì đến thiên thần, nhưng sự tăng trưởng của sức sống trong cây, khảo cứu khoa học về việc thiên nhiên cung ứng cho nhu cầu của người làm họ hết sức chú ý. Mỗi loài cây, cỏ hay hoa khác nhau đều có một thiên thần tiến hóa cao chăm sóc. Dưới quyền ngài có hàng ngàn phụ tá làm việc, mỗi kẻ xem ra có nhiệm vụ riêng của mình. Khi lối sống mà loài người gọi là nền văn minh làm chặt đi thật nhiều cây, các thiên thần cố gắng tạo ra cây mới tram chỗ những cây bị hủy hoại. Thiên thần rất quan tâm đến các thí nghiệm của khoa học như sinh ra mưa nhân tạo, và bằng phương thức riêng của mình các ngài tìm cách anh hưởng con người để theo đúng đường trong việc nghiên cứu.
    “Thế giới thiên thần thể hiện bằng màu sắc, ai ưa thích lập cảnh vườn (landscape gardening) sẽ thấy được kết quả tuyệt vời do hoạt động của thiên thần tạo ra ở cảnh thứ tư và thứ ba cõi trung giới. Cũng y như người làm vườn có đầu óc khoa học ở cõi trần nỗ lực để tạo hoa có màu sắc khác nhau, bằng cách ghép cấy hay gieo phấn hoa có chọn lọc, thiên thần cũng thí nghiệm và bởi họ gần thiên nhiên hơn loài người nên có hiểu biết sâu rộng hơn, các ngài cho ra kết quả đẹp đẽ hơn bội phần. Ta không thể nào dùng lời để mô tả vẻ diễm lệ của bông hoa do thế giới thiên thần tạo nên, vì hoa có hàng trăm màu sắc trong khi con người chỉ có vài chục màu, và ta không có tên cho những khác biệt rất tinh tế của các màu ta gọi là đỏ, xanh và tím hồng.
    “Thiên thần dường như cũng biểu lộ bằng âm thanh nhằm ảnh hưởng sinh hoạt của sự sống. Ta thường nói câu ”tạo bầu không khí thích hợp” với hàm ý là khiến người khác có tâm trí thuận hòa. Thiên thần biểu lộ đường tiến hóa của họ theo một cách vang lộng hơn với kết quả là âm nhạc thiên thần. Nhiều thiên thần tập hợp lại trong rừng, đồng cỏ, dùng nhạc cụ bằng gỗ có hình dạng là lùng sinh ra những âm thanh du dương nhất, luôn luôn hòa điệu nhịp nhàng.
    “Giọng của họ hình như cao hơn nhiều so với giọng con người mà êm nhẹ hơn, họ không dùng lời như ta biết. Thiên thần thuờng tụ thành ban hợp ca đông đảo, nhưng cũng có người thỉnh thỏang đơn ca với ban hợp ca giữ yên lặng trong suốt đoạn họ hát. Thiên thần đơn ca như vậy thông thường ngồi trên cây cao tách khỏi ban hợp ca một quãng, cho kết quả vô cùng kỳ diệu đối với tai người.
    “Không lời nào mô tả được trọn vẹn những bản hòa ca này cho ai chưa được nghe nó, nhưng chắc chắn là chúng sinh ra bầu không khí mà thiên thần nói ảnh hưởng khắp cả thế giới con người. Có lẽ đó là cách họ biểu hiện sự bình an dưới thế cho người thiện tâm, vị không làm sao họ hiểu được sự khác biệt tư tưởng trong thế giới lại có thể dẫn đến chiến tranh ngày
    nay.
    ”Thiên thần không có tài sản riêng theo nghĩa ta hiểu, mà họ cũng không cần gì. Từ thuở là tinh linh, thiên thần không phải làm lụng để kiếm tiền sinh sống nên về mọi mặt, ta có thể xem thiên thần may mắn hơn con người. Tuy thiên thần có vẻ không cuời đùa hân hoan theo cách ta hiểu, họ lại rất thân thiện và sẵn lòng trợ giúp con người khi cần. Nhìn theo vài khía cạnh thì thiên thần có vẻ không quan tâm lắm đến chuyện của người, nhưng trong vài trường hợp đặc biệt như khi có động đất hay có núi lửa bùng nổ, thì làm như họ có phần việc riêng phải thực hiện vì bất cứ việc gì liên quan đến thiên nhiên, đất đai, biển cả, hoa trái hay thú vật là chuyện của họ.
    “Động đất hay núi Iửa bùng nổ là hiện tượng thiên nhiên ảnh hưởng đến mặt đất, khi tai biến như vậy xảy ra có một số đông thiên thần được gửi tới để trợ giúp theo sức họ. Ta không thể nói chính xác cho anh hay là họ làm gì, nhưng chắc chắn họ có phần việc của mình trong diễn biến chung, và có thể ngày kia ta sẽ biết về thiên thần nhiều hơn hiện giờ.
    “Các ngài làm phận sự của mình bằng cách giúp đỡ còn người về mặt tình cảm. Ở cõi trung giới không có bệnh tật cho thân thể nhưng có sự xáo trộn tình cảm lúc con người bị u uất, sầu não quá độ. Cõi trung giới là cõi của tình cảm và thể vía là vận cụ cho ý thức về mặt tình cảm. Trong những trường hợp như thế có vẻ như thiên thần săn sóc người sầu não, giúp cho tình cảm lành mạnh trở lại. Họ an ủi con người, làm họ nghe được âm nhạc cõi trời mà thiên thần tạo ra. Đối với ai buồn rầu thì nhạc này cho ảnh hưởng rất đáng kể. Ít khi ta thấy ai thực sự đau khổ ở cõi trung giới vì điều kiện nơi đây khó mà làm con người không vui, nhưng có vài trường hợp người ta thấy lo buồn và khi đó thiên thần xử sự như bác sĩ và điều dưỡng viên hết sức hiệu quả.
    “Tôi đã trình bày đủ cho anh suy ngẫm trước khi đưa anh đi thăm cõi tình cảm lần thứ hai. Vì vậy ngày mai tôi sẽ không đến đây nhưng sẽ trở lại trong ba ngày nữa. Tôi để lại cho anh một viên thuốc, hãy uống nó như kỳ rồi, khi anh đi ngủ vào tối mai để chắc chắn anh sẽ thiếp ngủ lúc 10 giờ tối. Tôi sẽ gặp ngay lúc anh thiếp ngủ. Từ đây tới đó đừng ăn thịt hay uống rượu, và khi anh tỉnh dậy vào sáng hôm sau tức ngày mốt, hãy lập tức viết ngay những
    gì anh vẫn còn nhớ được. Tôi sẽ giúp để anh nhớ như tôi đã làm kỳ trước. Hôm nay anh hãy viết lại buổi nói chuyện này, ngày mai coi lại tất cả bài đã ghi từ đầu tới nay và tối mai chúng ta sẽ cùng đi bằng thế tình cảm. Tôi sẽ gặp anh lúc 11 giờ sáng ngày mốt, và hy vọng là anh sẽ có sẵn bài viết đầy đủ về kinh nghiệm của chuyến đi. Giờ, xin từ biệt anh"

    Sáng nay thiệt là hứng thú! Trời nóng bức, ẩm, và vị thầy Ấn Độ nói chuyện lâu hơn mọi hôm, tuy những chuyện ông nói lại đầy thú vị hơn các hôm trước. Ông mở ra một viễn ảnh mới về cuộc sống ở cõi bên kia sau cảnh đời này, và nếu đúng thực thì chắc chắn sẽ khiến việc tiếp xúc với cõi ấy lại càng hứng thú hơn. Chẳng nhưng tôi thấy hào hứng về việc sắp đi chơi cõi trung giới lần thứ hai, mà nếu nó thích thú y như cuộc đi hồi tuần rồi thì tuyệt biết mấy. Từ đêm đáng nhớ đó tôi không gặp lại Charles nhưng chẳng hiểu sao tôi không lo lắng chi cả, vì này tôi biết là em được bình an. Sự thiếu vắng Charles bằng xương bằng thịt không làm tôi đau khổ nữa, tôi không còn buồn rầu mà cảm thấy rằng bất cứ lúc nào tôi cũng có thể tiếp xúc với em nếu thật cần, và tôi cũng tin chắc rằng em không mất biệt trong cõi đời mà vẫn còn hiện hữu giữa người sống.
    Khó mà diễn tả thành lời chuyện như vậy có nghĩa gì đối với tôi, nhưng tôi bắt đầu muốn nói chuyện với những ai đau khổ vì cùng lý đó như tôi đã đau khổ để an ủi họ, và giải thích đôi điều về cơ trời cai quản vũ trụ. Có lẽ đó là một trong những lý do tại sao tôi được giúp đỡ, vì tôi có sự thúc đẩy rất mạnh mẽ trong lòng muốn truyền đạt hiểu biết này cho người khác, và muốn có khả năng đưa ra chứng cứ như vị thầy Ấn Độ đã cho tôi. Có thể một ngày kia tôi sẽ thực hiện được ao ước này.
    Tối hôm đó tôi đi coi chiếu bóng lọai phim hồi hộp làm tôi mê say vài tiếng. Về nhà tôi đi ngủ ngay và làm theo lời dặn là tưởng tượng có tấm gương bên trên giường trước khi thiếp đi. Lần này tôi có được một chút kết quả vì vào lúc thiếp ngủ, tôi nhớ là thấy mình đứng trong phòng ngủ với xác tôi nằm thanh thản trên giường. Tôi nhớ rõ rệt là bắt đầu mở cửa phòng ngủ, ngay khi đặt tay lên nắm của tôi thấy đã bước nửa chừng xuyên qua cánh cửa, và sực nhớ rằng cửa nẻo không còn là trở ngại cho thể tình cảm nên tôi lướt đi.
    Tôi bay là là xuống cầu thang cách nấc thang chừng ba tấc, tôi nhớ điều này vì tôi cúi đầu để không bị cộc lúc cầu thang quẹo góc. Lẽ dĩ nhiên cúi đầu không cần thiết chút nào nhưng tôi tự động làm. Tôi đi xuyên qua cửa trước và nhẹ nhàng lướt ra cảng rồi biển. Chuyện kể tôi nhớ là thức dậy sáng nay vào giờ thường lệ, tôi nằm yên ráng nhớ lại sâu trong tâm tưởng mình, nhưng chỉ khơi được vài chi tiết ban đầu của việc rong chơi đêm qua. Vậy cũng
    không sao, nhớ được bấy nhiêu là chuyện đáng nói và tôi thấy phấn khởi là để tự mình thì tôi đã có thể giữ cho tâm thức được liên tục lúc thiếp ngủ, và lại còn nhớ được khúc đầu của cuộc đi chơi sang cõi trung giới.
    Giờ là 9.30 tối, tôi đã xong bữa tối nhẹ, lấy viên thuốc uống và lên giường. Chuyện gì sẽ xảy ra trước sáng mai đây? chỉ có Trời biết.

  16. #16

    Mặc định

    CHƯƠNG BẢY

    Làm như tôi không có ngủ chút nào hết! Khi sáng nay thấy mình ở trong thể xác trở lại, trí nào tôi nhớ rõ rằng mọi chuyện đã xảy ra, giống như tôi đi xem kịch và được yêu cầu viết lại mọi tình tiết của vở kịch ấy. Thế nên tôi có thể ngồi xuống cầm giấy bút và ghi lại trung thực tất cả những gì đã diễn ra.
    Sau khi uống viên thuốc tôi nhìn cái đồng hồ nhỏ của Pháp thấy kim chỉ 9.42 tối. Tôi không ráng ngủ nhưng trong vài phút thấy mình thoát ra khỏi xác thân và đứng cạnh giường có thể xác nằm ngủ trên đó. Tôi nhìn giờ nữa thì thấy là 9.55. Không có ai chung quanh nên tôi tới lui trong phòng, lạ lùng rằng chuyện đơn giản biết bao, trong khi lần đầu tiên đi chơi cõi trung giới tôi lại thấy nó hết sức phức tạp. Tôi không muốn ra khỏi phòng vì nhớ thật rõ là vị thầy Ấn Độ có nói ông sẽ lại đây lúc 10 giờ, thế nên tôi chờ ống tới, chắc dạ rằng ông sẽ không sai lời.
    Lát sau tôi nhìn đồng hồ thì đã 10 giờ, vẫn không có gì xảy ra. Năm phút nữa trôi qua và tôi tự nhủ không chừng chuyện hỏng bét. Thời khắc trôi đi và tôi càng lúc càng bồn chồn lo lắng, nhưng không muốn tự đi chơi một mình. Khi tôi sắp nhìn đồng hồn nữa thì nghe có tiếng nói nay trở nên quen thuộc ở sau lưng tôi cất lên:
    - Anh có nghĩ là tôi làm anh thất vọng không?
    Vị thầy Ấn Độ báo rằng ông đến trẻ vì phải giúp một người bạn của ông vừa qua đời hồi sáng. Người này rất sợ chết và tuy đau ốm tới mấy tháng nay, vẫn cố chống chọi tử thần cho đến cùng. Ông giải thích rằng làm vậy chỉ vô ích khi ngày giờ tới, và tuy ông bạn có thể duy trì sức sống trong thể xác thêm được vài tuần bằng ý chí cứng cỏi của mình, cuối cùng thì thần chết vẫn thắng. Cơn bệnh mà người này mắc phải từ nhiều tháng qua làm thể xác họ bị yếu tới mức thể sinh lực không sao ở lại trong đó được nữa. Vị thầy nói rằng ông giúp người bạn thải bỏ thể sinh lực, tuy người này muốn giữ nó lại vì nó là cái gần gũi nhất với sự sống cõi trần, là sự sống duy nhất mà người bạn hiểu được.
    Làm cho người bạn chịu có ý chí cần thiết để thải bỏ thể sinh lực khỏi thể tình cảm, khi cái trước quấn lấy cái sau, mất nhiều thì giờ hơn mọi khi.
    - Bạn tôi yên chuyện rồi, ông nói, tôi giao anh bạn cho vài người cứu trợ ở cõi trung giới. Chắc họ muốn ở cạnh bạn tôi cho tới khi nhờ kinh nghiệm rõ ràng anh học được đôi chút về Luật.
    Tôi hỏi kỳ này đi chơi sẽ làm gì, ông đáp cái cần là trước tiên tôi nên có kinh nghiệm của việc đi từ cảnh thấp lên cảnh cao. Ông giải thích kỹ với tôi là tuy dùng chữ cảnh cao nhưng chúng không thực sự ở bên trên nhau xếp thành tầng, tầng này chồng lên tầng kia, mã đúng ra là ở quanh chúng ta, chỉ khác nhau ở mức độ đậm đặc nhiều hay ít.
    Ông đề nghị khởi sự chuyến đi từ London nên cả hai chúng tôi vút đi như lần trước. Chẳng mấy chốc chúng tôi bay chậm lại, thấp xuống đất liền và tôi nhận ra gần như trong tích tắc thành phố London rộng lớn nằm dưới kia. Tôi không nhìn rõ những vật mà chúng tôi vút quả trên đường, tôi chỉ phân biệt được giữa đất liền và biển mà thôi, nó làm như chúng tôi xem xi nnê về phòng cảnh được chiếu rất mau. Tôi không thấy mình phải rang sức để bay đi và tuỳ đến nơi gần nhà chưa đầy một phút sau, chúng tôi không thở hổn hển chi cả.
    Như lần trước chúng tôi đáp xuống Hyde Park, tôi được cho hay đây là chỗ tốt nhất để đáp xuống bởi tuy chúng tôi sẽ đi ra Piccadilly Circus, đáp xuống ngay nơi đó dễ làm tôi kinh hoàng vì xe cộ qua lại như mắc cửi, và cho cảm giác (rất sai lầm) là tôi có thể bị xe cán dẹp. Nếu bị kinh hoàng như vậy thì nỗi hoảng sợ đó truyền về thể xác của tôi đang nằm trên giường ở Colombo, nó sẽ lập tức tìm cách kêu chủ nhân quay lại nhập xác. Khi trong thể tình cảm vội vã trở về thể xác theo cách đó, tôi sẽ choàng tỉnh với tim đập thình thịch như trống làng và chắc tin là vừa có ác mộng bị xe cán dẹp lép, với ác mộng này không nhất thiết phải giống chuyện thực đã xảy ra. Nỗi kinh khủng sinh ra do ác mộng tưởng tượng như thế có thể làm tim tôi đánh loạn xạ, vì đó là phản ứng mà lòng sợ hãi thường gây ra cho thể xác.
    Xuống tới mặt đất tôi gặp lại khung cảnh quen thuộc mà tôi rất thường nhìn thấy khi xưa. Trời chiều có nắng đẹp với nhiều người đi tản bộ. Trẻ con với mẹ hay bà vú đang chơi đùa như thường lệ, và cách đó không xa cho lắm tôi thấy được dòng xe cộ tuôn chảy không ngớt, xe hơi, xe taxi, xe bus trên đường Park Lane về Piccadilly và Hyde Park.
    Tôi đề nghị đi bộ dọc theo đường Oxford, và tuy vỉa hè đông chật người đi sắm hàng trễ nay vội vã ra về cùng nhân viên cửa hàng vừa đóng cửa tan việc, chúng tôi đi không bị cản trở chi. Như lúc trước tôi cảm thấy có sự chạm nhẹ phớt thoáng qua mỗi lần tôi bị buộc phải đi xuyên qua một thể xác, và khó mà không lên tiếng xin lỗi. Vị thầy không thích đám đông, ông lướt trên đầu khách bộ hành khoảng gần hai thước; chẳng mấy chốc tôi cũng làm thế và cả hai chúng tôi đáp xuống đất trở lại ở Piccadilly Circus. Ống hỏi:
    - Anh có muốn nhìn lại cảnh lần trước ta đến London, và coi xem anh nhận diện được ai đã gặp trong nhà hàng Trocadero không?
    Tôi đồng ý và chúng tôi bước vào. Phòng ăn đầy chật với người ta đợi sẵn, với người hầu bàn lăng xăng tới lui lấy đơn gọi món ăn và mang thức ăn cho khách. Tôi không thấy ai quên ở đó cũng không thấy bóng dáng của Charles hay Roy Chapman. Tôi tự hỏi anh chàng sau này có chán chưa việc gọi những bữa ăn rượu thịt ê hề mà không phải trả iền, nhưng tôi không lên tiếng. Vị thầy ra dấu gọi và tôi hiểu là ông muốn lên lầu. Tôi đi theo không thắc mắc gì cả, chẳng bao lâu chúng tôi đến một hành lang có nhiều cửa phòng dọc hai bên. Ông vào một phòng hóa ra là phòng ngủ bỏ trống. Tự nhiên là hai chúng tôi lướt qua cửa mà vào không cần chìa khóa.
    - Bảy giờ, ông nói, ta làm việc đây. Tôi đến phòng này để chúng ta được yên tĩnh, vì tôi muốn anh biết rằng việc đi từ cảnh thấp nhất lên cảnh ít đậm đặc hơn là chuyện rất giản dị, chỉ cần có ý chí một chút là nó diễn ra ngay. Tôi muốn anh nắm lấy tay tôi và có ý muốn làm điều tôi làm. Anh sẽ không cảm biết gì hết nhưng sẽ thấy rằng khung cảnh chung quanh tù từ thay đổi. Tường phòng có vẻ bao bọc chúng ta ở đây sẽ dường như tan biến, bàn ghế anh thấy quanh đây sẽ chậm chạp nhạt nhòa dần biến thành sương khói, trong khi đó anh phải giữ cho trí bình lặng để ý chí của tôi chế ngự ý anh. Chuyện gì xảy ra cũng đừng sợ hãi vì nếu kinh hoàng thì anh sẽ tỉnh giấc ngay ở Colombo.
    - Nào, anh sẵn sàng chưa?
    Tôi đáp rồi và không thấy sợ hãi chi hết mà chỉ thấy hứng thú. Tôi năm chặt bàn tay của ông và cố hết sức mình để ý chí của ông kiểm soát tôi, tường phòng gần như lập tức hóa mờ đi thành hư ảo, bàn ghế cũng vậy, và kể thì lâu nhưng việc diễn ra rất mau, chứng tôi thấy mình đứng ngoài trời giữa cảnh đồng nhỏ, xa xa trong giống như có ngôi làng tiêu biểu của Anh.
    - Nào nghe đây, ông nói, anh sẽ nghe rất rõ tiếng rì rầm đằng xa. Đó là âm thanh rộn rịp huyên náo của thành phố London, anh nghe được vì anh chỉ ở cảnh hay bầu ngay bên trên cảnh vừa rồi mà thôi, cái là phản ảnh ở cõi trung giới của London hồng trần mà anh biết rõ. Đây là cảnh thứ hai của cõi trung giới, và anh thấy ngay là nó bớt đi rất nhiều nét vật chất so với cảnh đậm đặc nhất, nơi mà anh bước qua ngay sau khi chết. Ta hãy đi quanh một chút để anh hiểu tôi muốn nói gì.
    Chúng tôi cất bước, lại bay nhẹ trên không cách mặt đất chừng một thước cho tới khi tới ngôi làng mà tôi thấy từ xa. Nó rất giống ngôi làng bình thường vì có mấy cửa hàng, hai rạp chiếu bóng, một khách sạn sang trọng thấy quá lớn so với tầm vóc của làng, và ở ngoài bìa làng có ít nhất ba tòa nhà lớn rõ ràng là các nhà thờ. Chung quanh làng và kéo dài ra xa tôi thấy nhiều ngôi nhà tuyệt đẹp. Cái to, cái nhỏ nhưng cái nào cũng có vườn hoa đầy màu sắc bao quanh, trong đó đủ loại hoa nở rộ.
    Tôi thấy cả đàn ông và đàn bà đang làm vườn, nhưng hiển nhiên họ làm là để vui chứ không vì bắt buộc phải làm.
    Nhiều giống chó khác nhau chạy tung tăng đó đây trong sân cỏ, đi ngang qua đó chúng tôi nghe loáng thoáng tiếng trẻ con. Cái khác biệt giữa nơi đây và nhà tương tự ở cõi trần là không thấy có nhà để xe, tôi để ý là không có xe hơi trên đường. Sự việc được giải thích là không cần có phương tiện di chuyển, vì người ta đi từ nơi này sang nơi kia bằng những cách dễ dàng hơn, tức chỉ cần có ý trong đầu muốn đi đâu thì lập tức họ lướt nhẹ trên không tới nơi muốn đến.
    Tôi hỏi tại sao có cửa hàng khi người ta không cần tiền, thì được cho hay là ai cảm thấy hạnh phúc ở chốn này thích sống cảnh giống với đời lí tưởng mà họ luôn tưởng tượng dưới thế. Vị thầy nói:
    - Có người dùng tiền, họ tạo ra bằng óc tưởng tượng rồi mua thực phẩm, nấu nướng và cũng ăn như thật tuy tất cả là chuyện tưởng tượng, vì họ muốn thế.
    Tôi hỏi:
    - Nhưng tất nhiên ta không cần có tiệm bán hàng khi chỉ cần nghĩ mình muốn gì là tạo ra ngay trong nhà vật mà ta muốn có?
    Ông đáp:
    - Nhưng cửa hàng này có là do trí tưởng tượng của dân ca ở đây, không cái nào có thật và người bán hàng trong tiệm cũng không có thật. Mỗi khi dân cư nghĩ chuyện gì đó lập tức biến thành sự vật ở cảnh huyễn mộng này. Cửa hàng đều là một phần của óc tưởng tượng cùng với tạp hoá bán trong đó, nhưng bao lâu mà người ta muốn có tiệm gần nhà thì họ có chúng, vì họ tưởng tượng ra chúng.
    Ông nói tiếp:
    Nhà thờ cũng vậy. Người ta thích tiếp tục thờ phượng dù rằng sau khi chết, họ có thể khám phá ra nhiều chuyên mà giáo sĩ đoan quyết khi xưa nay không hoàn toàn đúng nữa. Dân cư cõi này tạo ra nhà thờ, chùa miếu và mục sư, linh mục, tăng sĩ đã qua đời tiếp tục làm việc của họ, thu hút tín đồ lại với họ y như lúc ở cõi trần.
    Xi nê cũng rất được ưa chuộng, nhưng trong khi cảnh thứ nhất có biết bao phim kể không hết thì cảnh thứ hai không giống thế. Ở đây rạp chiếu phim không phải là thể vía của rạp ở cõi trần, mà là hình tư tưởng của dân cư thường trú nơi đây. Ta luôn luôn có những nhà sản xuất phim đã chết, hay nhà làm phim tài tử, sang tạo ra phim mới theo tưởng tượng của họ, và hình tư tưởng những phim ấy hiện bên màn ảnh cho mọi người cùng xem. Các phim đó hay hơn phim làm ở cõi trần hay ở cảnh thứ nhất cõi trung giới về nhiều mặt, vì với điều kiện ở đây nhà sản xuất có thể cho óc tưởng tượng hoạt động thả dàn. Họ không cần lo lắng đến chi phí cuốn phim.
    Kịch nghệ cũng rất phổ thông ở cảnh thứ hai, ai thích đóng kich tài tử cùng diễn viên chuyên nghiệp dựng hết vở kịch này tới vở kia cho bạn bè thân hữu xem, và họ có thể làm vậy thật dễ bởi có được y trang thích hợp, phong cảnh hay dàn nhạc là việc không khó. Chỉ cần tưởng tượng là tạo ra được và không tốn một xu.
    Có người vẫn còn thích sống trong khách sạn. Chắc đó là người luôn buồn cho rằng ở trong khách sạn sang trọng đắt tiền lúc sống họ không thể ở được là chuyện rất tuyệt, nay họ có thể sống trong đó. Ấy là lý do tại sao khách sạn trông quá lớn so với tầm cỡ của làng. Khách sạn như vậy không thể hiện hữu trong ngôi bằng bình thường dưới thế, nhưng ở đây nó không cần sinh lời. Người ta ở trong khách sạn và có mọi dịch vụ, chăm sóc chỉ bằng cách tưởng tượng, nên họ được hạnh phúc trong một thời gian.
    Tôi hỏi:
    - Nhưng chắc rồi sau một lúc mọi chuyện này sẽ hóa nhàm chán chứ?
    - Phải rồi, nó sẽ đi tới việc đó, ông đáp, khi ấy còn người đi tìm chuyện khác làm họ thỏa mãn hơn trong đời như anh sẽ thấy về sau. Vì khi ao ước nào đó mất đi họ có thể chuyển sang ao ước điều khác và đạt được nó. Nhiều người hoàn toàn hạnh phúc với cảnh sống thiên đàng ở đây, nhất là những ai có đời không may dưới thế. Người như vậy thường dành 90% quãng đời của họ ở cõi trung giới sống trong khung cảnh này, nơi mà họ có bè bạn, chó mèo, nhà cửa đẹp đẽ với vườn tược làm họ mãn nguyện. Họ chỉ đi sang cõi trí khi chân nhân của họ thúc đẩy kêu đi, vì chân nhân muốn tiến bước trên đường Tiến Hóa.
    Vị hướng dẫn nay kêu tôi nắm lấy tay ông lần nữa và muốn như ông, là đi từ cảnh thứ hai sang cảnh thứ ba. Tôi làm y như lời dặn, lập tức khung cảnh chung quanh hai chúng tôi bắt đầu mờ dần và từ từ nhường chỗ cho cảnh mới. Cảnh trí này khác lạ hẳn, chúng tôi đứng ở khoảng trống ngoài trời làm như có hàng chục cánh rừng thưa bao bọc. Nếu bạn tưởng tượng ra một công viên không lồ có cây cao bóng cả khắp nơi, vườn cỏ, gò đất xen lẫn với lùm cây thì nó giống như chỗ này. Dưới trần không có chỗ giống hệt như nó, nhưng tôi nghĩ là nếu nhìn từ trên xuống thì có thể trọn cảnh trông giống như rừng Sherwood mênh mông.
    Những khoảng vườn trống thì to nhỏ thay đổi, rộng từ hơn một mẫu tây (một hectare 10.000 m2) cho tới 15 mẫu, rất thơ mộng vì đâu đâu cũng có bụi hoa, và chỗ cỏ mốc xanh rì thì có hoa thủy tiên và hoa lưu ly lấm tấm nở rộ. Mới thoạt nhìn thì không có nhà nào, nhưng về sau tôi thấy mấy tòa nhà rất lạ, rất to, trông giống như dinh thự của nhà quí tộc hồi xưa ở Anh.
    Chúng tôi lướt đi và tôi thấy ở những khoảng đất trống vừa nói có nhiều nhóm tụ họp. Lại gần một nhóm như thế, tôi thấy có khoảng trăm người đang theo dõi một họa sĩ vẽ tranh trên khung vải kích thước khoảng 17 x 10 m. Thấy ngay là họ mê mẩn với cái đang ngắm vì không ai để ý tới hai chúng tôi ghé vào nhóm. Họa sĩ không dùng cọ mà trong tay có một thanh dài giống như cần câu cá, khi ông chỉ thanh này vào những nơi khác nhau trên khung vải thì hình hiện ra, ban đầu đường nét thô sơ rồi chi tiết rõ dần.
    Trong lúc vẽ thỉnh thoảng họa sĩ lên tiếng giải thích hình ảnh đang sáng tạo, ông tạo nên thật rõ ràng ấn tượng mà ông muốn người đang đứng xem cảm biết, và có lần ông bôi bỏ một khoảnh của bức họa. Tôi không dùng chữ nào khác được vì khi ông đưa cái thanh chỉ vào bức họa, một phần của tranh bị xóa mất, và giải thích rằng hình tư tưởng trước của Ông chưa có đủ chi tiết để cho ra tác động muốn có. Họa sĩ dường như tập trung tư tưởng nữa, cái thanh vung lên xuống, đi ngang và lập tức một chị tiết mới thành hình, họa hợp với những phần khác của tranh. Việc vẽ lại này nhấn mạnh ngay điểm mà ông vừa trình bày một phút trước.
    Tôi không hiểu cho mấy lời họa sĩ giảng giải, vì nó dùng danh từ nghệ sĩ trong ngành mới thấu đáo. Nghe nói ông là một trong những nhà danh họa ngày xưa. Vị hướng dẫn cho hay là ai là họa sĩ khi qua đời sẽ tiếp tục sáng tác, vì động cơ thúc đẩy họ làm việc lúc sống sẽ tiếp tục sau khi chết. Họ không cần dùng cọ và sơn ở cảnh giới này, vì có thể dùng mầu biểu lộ ý mình, chỉ bằng cách phóng ra tư tưởng. Chất liệu mềm dẻo của cõi trung giới đáp ứng ngay với hình tư tưởng, bức tranh hiện ra như có phép thuật khi tư tưởng nảy sinh.
    Tuy khung vải xem ra rất lớn so với những bức tranh thấy trong các phòng trưng bày họa phẩm ở cõi trần, nó không kềnh càng khó vẽ ở cõi trung giới, bởi chỉ cần tập trung tư tưởng vào một phần của khung vải là hình trong trí họa sĩ hiện ra trên khung. Tôi không sao diễn tả được màu sắc lộng lẫy vẽ nên tranh, vì chúng ta không có chữ để gọi tên bao nhiêu sắc đậm nhạt của màu được dùng. Khi nói rằng tôi thấy ít nhất ba mươi sắc khác nhau của một màu, mà nếu phải tả một sắc nào trong số đó tôi chỉ có một chữ “đỏ” để dùng, thì bạn hiểu là tôi chỉ có thể tả lại rất khiếm khuyết hình mà tôi nhìn ngắm thật rõ ràng ở đây.
    Vị thầy Ấn Độ giải thích là nhiều nhà danh họa ngày xưa mà vẫn còn ở cõi trung giới, sống ở bầu này và dùng cả đời đẻ vẽ lên tranh những ý tưởng đầy ắp trong trí họ. Cùng lúc ấy họ chỉ dạy cho ai chịu lắng nghe, quan sát, phương pháp tạo nên hình. Tôi nghe chỉ cần vài giờ là họ tạo được một trong những bức tranh khổng lồ, và chuyện thường thấy là khi họa sĩ xong bức này thì lập tức bắt tay vẽ bức khác. Tôi hỏi:
    - Nhưng một khi họa sĩ không còn chú tâm vào khung vải nữa thì hình ảnh trong bức tranh đầu có mờ đi không?
    Ông trả lời.
    - Không, nó vẫn y như anh thấy lúc nãy bao lâu còn có ai nhìn vào tranh. Sự việc là khi bức tranh được tạo bằng chất liệu cõi trung giới thì nó ngưng đọng cho mọi người xem, bao lâu còn một tư tưởng trụ vào nó. Khi mọi tư tưởng rút khỏi tranh thì nó dần dần tan rã trở về bầu không khí cõi trung giới và mất hẳn, hãy cho tới khi một tư tưởng mới tạo nó trở thành bức tranh mới.
    Tôi đứng xem cho tới khi tranh hoàn tất, mê mẩn với tài khéo léo của nghệ sĩ sáng tạo và kết quả đạt thành. Khi họa sĩ đi ra xa và trò chuyện với vài người trong đám đông ngồi quanh xem ông vẽ, tôi thấy mấy người khác đích thị là học viện mỹ thuật, bắt đầu vẽ tranh tương tự mô phỏng theo bức họa chính. Tôi vẫn đứng nhìn và thấy ngay sự khác biệt lớn lao giữa tranh của họ và của họa sư. Việc được giải thích là có sự khác biệt một trời một vực như thế vì học viên thiếu hiểu biết số với sự hiểu biết của họa sư. Học viên không thể biểu lộ bằng tư tưởng rõ rang, trong sáng điều họ muốn hiện lên khung vải, thế nên kết quả rất là thiếu sót, vụng dại.
    Hiển nhiên khung vải chỉ trưng ra hình mà họ có thể biểu lộ bằng tư tưởng và tôi thấy rất rõ tại sao như thế. Ngay cả trong các phòng triển lãm tranh ở cõi trần, nếu nhìn vào một tranh thường khi ta có thể cảm nhận đôi chút về điều mà họa sĩ gắng công diễn tả. Cảm nhận ấy được nhấn mạnh ngàn lần hơn nơi cõi trung giới, và nhìn vào bức họa tuyệt mỹ này tôi hiểu ngay không có gì nghi ngờ điều họa sĩ muốn thể hiện bằng hình và màu sắc.

    Chúng tôi đi khỏi nơi ấy và gặp nhiều nhóm tụ quanh những người làm việc tương tự, nhưng bởi vùng quê này có hơi nhấp nhô lên xuống nên khó mà thấy hai nhóm cùng một lúc. Trong một thung lũng với dòng suối trôi lững lờ, có nhóm ngồi bên bờ suối dường như không làm gì cả, tuy nhiên khi đến gần tôi thấy nhóm này không nhìn ngắm họa sĩ làm việc, mà đang phát ra âm thanh giường như một hòa tấu khúc đẹp đẽ do một trong những giàn nhạc nổi tiếng của thế giới trình diễn. Chỉ khi đến thật gần nhóm tôi mới nghe được, và khi ấy tôi thấy không khí chung quanh tràn đầy loại âm nhạc tuyệt vời nhất mà tôi chưa từng được nghe. Ở giữa nhóm là một người đàn ông có gương mặt xem ra quen thuộc, nhưng tôi biết là mình chưa hề gặp ông ngoài đời. Tôi hỏi vị hướng dẫn về người này thì ông nói nhỏ:
    - Đó là nhà soạn nhạc tài danh Johann Strauss.
    Lúc đó nhạc sư đang trưng ra cách diễn tả âm thanh của nước chảy róc rách bằng tiếng nhạc, tôi nhớ ra ông là người soạn bản nhạc “Dòng Sông Xanh” (Blue Danube), và tiếng nhạc nơi đây dường như có nhiều âm hưởng của bản valse tưng bừng ấy, mà lại tươi vui hơn nữa.
    Trong khi đứng sững mê mẩn nghe, tôi thấy bên kia bờ suối có những hình người như sương khói mà về mặt nào đó là một phần của tấu khúc đầy thi vị tôi đã nghe. Vị thầy Ấn Độ bảo tôi quan sát kỹ những người mới này, Ông nói:
    - Họ thuộc về loài thiên thần, theo đường tiến hóa song song với con người như tôi đã giải thích với anh.
    - Nhưng họ đang làm gì vậy? tôi hỏi, và sao thấy họ khác với đám đông ở bờ suối bên này phía chúng ta.
    Tôi được dạy là trông họ khác vì quả thực là họ dị biệt với loài người. Thể của họ thanh nhẹ, mở ảo hơn; họ thuộc đường tiến hóa khác nên có thể khác với ta, dù làm bằng chất liệu cõi tình cảm nó vẫn ít cô đặc hơn thể tình cảm của người. Đây là những thiên thần âm nhạc có sự sống của họ thể hiện bằng âm thanh, và họ đang trợ giúp nhà soạn nhạc ngồi bờ suối bên này biểu lộ ý mình đúng như ông muốn. Tôi không thể nói được là họ giúp như thế nào vì họ không hề thốt lời, nhưng có vẻ như thiên thần tập trung vào nhạc sư và qua tưởng tư tưởng của họ, cho phép nhạc sự biểu lộ nhiều chi tiết hơn điều ông nỗ lực sáng tạo bằng âm thanh. Âm lượng có đó và mỗi nốt được nghe rõ ràng, nhưng tôi thấy là khi đi ra xa khỏi nhóm chừng 50 thước thì không còn nghe gì cả.
    Khó mà diễn tả cho dễ hiểu bằng lời các nhân vật thuộc thế giới thiên thần. Hình dáng họ tuyệt đẹp nhưng khi di động thì giống như họ bốc hơi nhòa ra, mà khi đứng yên như cũ thì hình dáng có đường nét rõ ràng trở lại. Tôi nghĩ cách diễn tả hay nhất là nói rằng thân thể họ giống như sương khói, chỉ tụ thành hình cô đọng khi thiên thần đứng yên một chút. Chung tôi đi sang bờ bên kia nhưng khi tiến lại gần thì có vẻ như thiên thần lướt tránh ra xa, tựa như thú vật nhút nhát. Họ không sợ hãi chúng tôi nhưng tuyệt không có ý mời gọi chúng tôi tiếp xúc, và tôi cảm nhận là nếu chúng tôi đến gần họ với ý định muốn trò chuyện (bằng cách nào thì lúc ấy tôi không biết), hẳn họ sẽ biến mất trong không. Vị thầy Ấn Độ nói rằng cảm nghĩ ấy khá đúng.
    Ông ra dấu cho tôi theo ông đi tiếp. Chẳng mấy chốc tôi thấy là ông hướng về một trong những tòa nhà đồ sộ mà tôi nghĩ như là dinh thự của trang trại. Tiến đến gần tôi thấy kiến trúc rất thanh tú, có cửa kính mở ra hàng hiện nhìn bao quát vùng đồng quê chung quanh. Sân cỏ rộng từ tòa nhà đứng trên đỉnh đồi chạy thoai thoải dốc xuống, những khóm cây trổ hoa bao quanh nhà và nếu nhìn kỹ, ta có thể thấy biển ở ngoài xa cách đây chừng 15 cây số. Chỗ này thật nên thơ, tôi tự hỏi ai sống ở đây và để làm gì. Chúng tôi đáp xuống đất trong sân trước và quá cánh cửa rộng vào gian phòng thênh thang, trần thiết giống như tôi nghĩ nhưng với một khác biệt đáng nói, đó là trong phòng có cây nhỏ và bụi hoa, chủ yếu là hoa hoa hồng đang nở rộ với rễ mọc xuyên qua sàn nhà. Cảnh vật không có gì là giả tạo mà thật sự là ta thấy mình đang đứng ở vườn trong nhà, rất hài hòa đẹp mắt.
    Không thấy có ai chung quanh và không có âm thanh nào cho biết là có người, nhưng vị hướng dẫn lập tức dẫn tôi vào một cánh cửa thông với gian phòng; khi cửa mở tôi nghe có tiếng nhạc vang lên. Chỉ có một người trong phòng và ông đang dạo nhạc trên cây đại dương cầm, cách thức cho thấy ngay ông chẳng phải là nhạc sĩ tầm thường. Ông không để ý gì đến chúng tôi mà tiếp tục chơi đàn và chúng tôi lắng nghe, mê say với tài nghệ của nhạc sĩ trên cây đàn. Có vài chiếc ghế dựa đầy vẻ mời mọc và chúng tôi ngồi xuống, nghe nhạc sĩ tấu nhạc
    khoảng hơn một khắc đồng hồ. Sau một lúc tôi thấy bản nhạc tương tự như bản Preludes của Chopin, và tôi thì thẩm hỏi vị hướng dẫn rằng nhạc sĩ là ai. Ông đáp:
    - Anh không nhận ra sao, đó là nhờ soạn nhạc nổi tiếng Chopin, ông vẫn tiếp tục dùng âm nhạc để biểu lộ tâm hồn cao cả của mình giống như ông thường làm lúc còn sống. Anh để ý thấy là ông không có vẻ ốm yếu nơi đây, vì hồi ở cõi trần nhạc sĩ bị nhiều bệnh và trong phần lớn kiếp đó ông không phải là người mạnh khỏe. Bây giờ mọi việc đều thay đổi, ở đây không còn sự mệt nhọc quấy nhiễu ông, và ông sáng tác càng ngày càng nhiều âm nhạc đẹp đẽ mà thỉnh thỏang ông cho các nhạc sĩ khác thưởng thức.
    “Ở cảnh này lúc nào cũng có hòa nhạc thế nên dự những buổi ấy không có gì là khó khăn, nếu anh thực sự ưa thích và có thể thưởng thức vẻ mỹ lệ trong thiên nhiên mà nhạc sĩ gắng công diễn tả bằng âm thanh.
    Tôi nhìn chăm chú nhạc sĩ hơn và thấy không có nét nào giống với đại nhạc sĩ mà tôi đã xem hình, nhưng chắc ký ức của tôi mơ hồ về những đại nhạc sĩ và có lẽ tôi không nhìn hình họ kỹ cho lắm. Lát sau nhạc sĩ ngưng chơi đàn và quay sang chúng tôi, không tỏ vẻ gì là bị phá rối hay bực bội về sự hiện diện của hai chúng tôi. Ông cho rằng chúng tôi là người yêu nhạc nên giải thích việc ông đang nỗ lực diễn tả, và tuy ông dùng vài chữ kỹ thuật tôi vẫn hết sức hứng thú với lời ông nói. Nhạc sĩ nhấn mạnh rằng theo ý của ông, mỗi âm thanh là sự diễn tả của màu sắc đang chuyển động. Các hợp âm, hòa âm là bức tranh bằng âm thanh của khu vườn diễm lệ, và khi có giai điệu thì người ta phải có thể lập tức “cảm” ngay một dòng suối trôi êm nhẹ, thí dụ giữa hai khu vườn với cây hoa được xếp đặt tuyệt hảo, và ráng thấy bức hình mà nhạc sĩ ra công diễn tả.
    Tôi thường tự cho mình có khiếu về nhạc, những nhận ra ngay là mình hiểu về nghệ thuật này ít biết chừng nào, và hứa với lòng rằng sau khi qua đời tôi sẽ là một trong những người miệt mài theo đuổi việc học nhạc. Điều không may là ở cuộc sống dưới trần, những đại nhạc sư này trong đa số trường hợp nằm ngoài tầm tay và cơ hội của người bình thường phải đi làm mưu sinh.
    Chúng tôi rời y như khi đến không chào hỏi cáo biệt ai, và lúc chúng tôi đi ra thì Chopin quậy trở lại dương cầm của ông bắt đều chơi tiếp. Khi đóng cửa và bước ra hành lang, không còn âm thanh nào vang qua cánh cửa. Chỉ có tiếng chim, nhiều loại long cánh đủ màu đó đây mà không những chỉ trong vườn mà cả trong nhà. Vị thầy nói rằng dinh thự rộng lớn này là một trong những Trường Mỹ Thuật lớn ở cảnh thứ ba cõi tình cảm, và hàng trăm cư dân thường trú ở đây dành phần lớn thì giờ của họ để học nghệ thuật mà họ đặc biệt ưa chuộng.
    Tôi nghe là luôn luôn có sẵn lớp chỉ dẫn, vì tất cả những bậc sự trong ngành đều sẵn lòng dạy ai hăng hái muốn học, và cơ hội lúc nào cũng có đó vì không còn ngày hay đêm hay mệt nhọc làm bận trí người, nhưng tôi hỏi:
    - Tuy nhiên người ta đâu thể học và thực hành sáng trưa chiếu tối liên tục, tuần này sang tuần kia, tháng này sang tháng nọ, năm nay rồi năm sau không ngưng nghĩ?
    - Có chứ, và như tôi đã nói với anh, họ không thấy mệt hay thấy ngày giờ dài lê thê, trôi qua nặng nhọc khi họ yêu thích và mê say với việc họ làm. Nếu phân tích phản ứng của anh ở cõi trần, anh sẽ thấy thời giờ không hề dài dằng dặc khi anh làm chuyện muốn làm. Thường thường người ta mệt nhọc và phải ngừng lại nhưng ở đây không phải thể, vì không ai biết mệt và cũng vì không có ngày giờ theo như ta hiểu ở cõi trần; anh không phải về nhà ăn cơm, không có vợ con chờ ở nhà và không có trách nhiệm hay bổn phận chi hết. Những giới hạn đó không có ở cõi tình cảm nên con người làm việc hay nghỉ ngơi theo ý họ muốn, không phải bận tâm là có được bao nhiêu thì giờ dành cho chuyện học hay giải trí này.
    Rồi vị thầy hướng dẫn bảo ông có chút việc phải làm, nhã nhặn xin phép được rời trong một lúc ngắn, ông nói:
    - Anh cứ đi nơi nào anh muốn, không ai ngăn trở chi và đề nghị anh thả bộ vào thăm các gian phòng khác nhau, vì tôi có thể bảo đảm là anh sẽ không gặp cấm cản nào. Tòa nhà này rất giống những dinh thự ở nơi đây, đáng bỏ công đi thăm cho biết thêm chuyện gì xảy ra tại các chỗ này. Tôi sẽ trở lại với anh khi xong việc riêng của tôi, và tôi chắc là anh sẽ không thấy chán trong lúc tôi vắng mặt.
    Nhìn từ bên ngoài tôi đã thấy tòa nhà cao ít nhất ba tầng nên tôi quyết định sẽ đi xem sơ qua một chút như ông đề nghị. Để bắt đầu tôi vào một số phòng ở tầng dưới, trong một phòng tôi thấy có điêu khắc gia và lớp đầy học trò, ông đang giải thích làm sao để tạc một đường cong đặc biệt. Tôi đứng nghe giảng một lát và vài học viên không nói năng gì mà mỉm cười với tôi trong lúc tôi đang nghe, hiển nhiên muốn nói không phản đối gì về sự hiện diện của tôi. Ở phòng khác một ban tứ tấu đang dượt, phòng khác nữa một nhạc sĩ vĩ cầm chơi tới chơi lui một khúc nhạc với ban nhạc trên giá trước mặt anh. Khung cảnh rất giống như học viện tôi thấy ở cõi trần, chỉ có cái khác biệt lớn lao là không có ai hối thúc hay đòi hỏi gì, thấy có đủ mọi ngành nghệ thuật, và cũng thấy rất rõ là những người tham dự tuy học tập rất mực chăm chú nhưng tỏ ra thật hân hoan, không căng thẳng chút nào giống như các sinh viên mà tôi gặp lần chót ở Viện Hoàng Gia Âm Nhạc tại Anh.
    Hồi sau tôi đi vơ vẩn trên lầu và gặp chuyện ngạc nhiên đầy thú vị. Khi mở một cánh cửa (tôi thích thú ghi nhận là ở nơi đây người ta mở cửa chứ không đi xuyên qua nó, giống như đi xuyên qua cửa ở cõi trần) và đi vào một trong các phòng của tầng này, tôi thấy một thiếu nữ ngồi trên ghế dựa gần cây đại dương cầm mở nắp. Nàng cầm trong tay một nhạc phố và đang chăm chú đọc. Lúc tôi bước vào nàng ngẩng lên và tức khác tôi nhận ra đó là Daphne Hillier, tôi gặp nàng lần chót tại Anh năm 1935 ở một hội quán chơi golf. Đối thủ hôm ấy của tôi quen thân với nàng, anh giới thiệu chúng tôi với nhau và chẳng bao lâu hai chúng tôi trò chuyện vui vẻ. Tôi gặp nàng nhiều lần trong kỳ nghỉ phép ấy và hai chúng tôi trở nên rất thân thiết với nhau. Mấy lần tôi tính ngỏ lời cầu hôn vì nghĩ là mình yêu nàng, nhưng chẳng biết sao tôi không nói. Phần vì tôi nghĩ mình chưa đủ tài chánh để thành hôn, và tôi càng muốn lên tới bậc cao nhất trong ngành trước khi cưới vợ. Tôi quay về Sri Lanka và trong hai năm chung tôi trao đổi thư từ thường xuyên, rồi chuyện chấm dứt với việc nàng bị sưng phổi và tôi thương tiếc vô cùng khi mẹ nàng viết thư cho hay nàng đã mất. Tôi đáp lại với thư chia buồn rồi dần dần mất liên lạc với gia đình nàng. Nay Daphne ngồi trước mắt tôi, trông rất sống động và dáng vẻ y như khi tôi gặp nàng Iần cuối mà lại có nét tươi vui hơn trtroc, quả thật trọn gương mặt nàng sáng rỡ hân hoan thư thai, và tôi hãnh diện thầm rằng một phần của niềm vui là do nàng gặp lại tôi.
    - Daphne em yêu, có thật em đây không?
    - Vâng, chính em đây, nàng nói. Nhưng anh làm gì ở đây? Theo em biết anh chưa rời cõi trần mà, vậy chuyện gì mang anh tới nơi đây?
    Tôi ráng giải thích đôi điều về việc đã xảy ra và tại sao tại ở đây cho nàng nghe. Nàng bảo rất ngạc nhiên khi gặp tôi, vì dù nhiều người tiến hóa đi vơ vẩn nơi cõi tình cảm trong lúc cơ thể họ say ngủ lấy lại sức lực cho hôm sau, nhưng hiếm người còn sống lên tới cảnh thứ ba của cõi trung giới. Trong đa số trường hợp họ không biết cách lên nơi đây, và rất ít người biết có những cảnh khác nhau. Nàng nói tiếp:
    - Nhưng anh yêu, bây giờ tại đây thì anh có thể trở lại nữa và đôi ta phải gặp nhau nhiều lần về sau, có nhiều điều em có thể chỉ cho anh. Tuy anh không hề cầu hôn lúc em còn sống, nhưng em biết anh yêu quí em và em cũng yêu quí anh.
    Khi đó tôi ý thức rằng nàng gói tôi là “Anh yêu, Darling” thì không có gì lạ cả, vì hồi xưa tôi thường gọi nàng là “Em yêu” và nàng gọi tôi lại tương tự như thế. Tuy đó là chuyện mấy năm trước nhưng nó trở lại trong chớp mắt và tôi lại cảm thấy bị nàng thu hút, có sự rung động thích thú khi ở cạnh nàng y như tại cảm biết trong những ngày tháng xa xưa. Tôi nói:
    - Thật tuyệt quá, mà nếu anh không thường gặp em về sau thì chắc chắn không phải tại anh. Không chừng em có thể giúp anh trong việc này vì anh không rõ là tự mình có thể tới đây được hay không, cho dù lần này chuyện xem ra thật dễ dàng nhờ có người hướng dẫn.
    Tôi kể cho nàng hay về những nỗ lực của tôi trong thời gian vừa qua, và làm sao ngoài trừ cuộc đi chơi sang cõi tình cảm lần đầu, tôi vẫn chưa thể hồi nhớ mọi chuyện tuy đã có hết sức.
    - Mai sau anh rất muốn nhớ lại chúng ta đã làm gì và nói gì. Không biết anh sẽ làm được chăng.
    Tôi vừa nói mấy lời này thì vị thầy Ấn Độ bước vào phòng, ông nói:
    Vậy là hai bạn đã gặp lại nhau, tôi nghfĩ chuyện sẽ xảy ra như thế nếu tôi để cho anh có đủ thì giờ, mà anh gặp lại Daphne là chuyện hay lắm, vì cô giúp anh được rất nhiều và do tình thương hai bạn có với nhau, nhiều chuyện khi trước khó khăn này trở thành khả hữu. Một là anh sẽ có mối liên lạc rõ ràng ở cảnh này, nó là cái anh có thể tập trung tư tưởng ngay vừa khi anh ra khỏi thân xác lúc thiếp ngủ. Việc anh nghĩ đến Daphne sẽ lập tức khiến cô biết vì tư tưởng là vật rất mạnh, và tư tưởng được tập trung không bị vật chất khác nhau của những cảnh ngăn trở, thế nên Daphne - nếu cô cho phép ta gọi cô như vậy - sẽ biết ngay khi anh chú tâm vào cô y như thế người ta biết anh muốn nói chuyện với họ khi anh gọi điện thoại.
    "Daphne không dễ gì gặp anh khi anh ra khỏi thể xác và ở cảnh thấp nhất hay là cảnh đầu tiên của cõi tình cảm, nhưng cô có thể là trụ liên lạc cho anh đi từ cảnh đó lên cảnh thứ ba nơi anh hiện có mặt, theo cùng cách thức như nắm tay tôi là cái trụ cho anh, khi tôi bảo là anh dùng ý chí đi từ cảnh thấp nhất lên cảnh thứ hai, và sau đó từ cảnh thứ hai lên thứ ba. Anh sẽ thấy là khi sử dụng ý chí của mình, cộng thêm với việc có người tiếp xúc biết đường đi nước bước thì không có khó khăn chi cả.
    Ông nói tiếp:
    Anh thấy chăng, anh chưa biết mấy về luật Karma, cái luật đóng vai trò rất lớn trong việc khiến anh có được tiếp xúc và mang lại cơ hội vô cùng quan trọng cho cuộc tiến hóa của anh. Luật Karma hay nhân quả quản trị từng lời, tư tưởng và hành động của anh ở cõi trần. Vì anh yêu quí Daphne ở nơi ấy và cô đáp trả tình thương này, dù không dẫn tới kết quả là thành hôn như cuộc đời gọi, có nghĩa là hai người có dây kết nối với nhau mà sớm hay muộn cả hai phải giải quyết. Có nhiều chuyện đáng nói khi người ta biết yêu, vì khi ở trong tâm trạng ấy hoặc tưởng rằng mình đang yêu, con người muốn cho ra và trong một thời gian ngắn không muốn đòi hỏi được trả lại cho cái mà họ cho ra. Nói khác đi họ phát ra rung động cao nhất mà họ có thể làm được. Sự cho ra ấy là nguyên do bắt buộc phát sinh hệ quả tức luật karma tác động một cách tự nhiên. Khi có tình thương chân thật trao đổi giữa hai người thì nó tạo nên sự hợp tác lý tưởng cho việc tiến bộ trong bất cứ chuyện gì, vì mỗi bên chỉ muốn và sẵn sàng giúp người kia bằng bất cứ cách nào, thế nên tôi rất mừng là hai bạn liên lạc được với nhau và xin thú thật là tôi đã mong có việc ấy.
    “Tôi không thể chủ ý mang hai bạn lại với nhau, vì làm vậy là can thiệp vào cách luật karma diễn ra tự nhiên như tôi đã nói. Có lẽ phần số hai bạn là gặp nhau trở lại trong điều kiện khác biệt như vậy, và nay hai bạn tự quyết định sẽ tận dụng ra sao cái lực đã khiến có tại ngộ. Cách Thượng đế và số mạng làm việc thật lạ lùng. Nếu Charles không bị thiệt mạng hẳn anh sẽ không sầu não đến mức tôi được chỉ định tới gặp và giúp anh. Nay nhờ nỗ lực tìm hiểu đôi phần về Cơ Tiến Hóa, anh đã được cho phép gặp trở lại người mà anh tưởng là đã mất luôn, hay mất trong phần đời còn lại của anh ở cõi trần.
    “Tôi không thể bảo đảm là mỗi lần hai chúng ta sang cõi tình cảm, sáng ngày hôm sau anh sẽ luôn luôn nhớ lại hết mọi kịnh nghiệm, vì việc phát triển ký ức trọn vẹn để ghi nhớ tất cả những gì anh làm trong lúc rời thể xác, đòi hỏi rất nhiều thực tập mà lúc này anh chị mới là học viên rất trẻ. Tôi sẽ giúp anh nhớ lại điều anh thấy tối nay, và khi ghi lại chuyện gì xảy ra trong đêm, anh sẽ ý thức việc não bộ nhớ lại kết quả của cuộc du hành là quan trọng tới bực nào. Có thể anh sẽ gắng công hơn trong tương lai, nó sẽ dần dần cho phép anh có được tâm thức liên tục là cái thiết yếu. Việc anh tìm được ở cõi tình cảm người mà anh yêu quý ở cõi trần, sẽ khuyến khích anh cố gắng tận lực để vượt qua giới hạn của anh. Daphne cũng có thể giúp anh nhiều lắm, vì đã sống ở nơi đây vài năm cô biết quyền lực của tư tưởng, cô cũng biết chuyện gì có thể làm ở cõi tình cảm và chuyện gì không thể làm. Nếu tiếp tục gắng sức nhớ lại việc anh làm khi rời khỏi thân xác lúc ngủ, anh sẽ có thể có cuộc sống thứ hai, cảnh đời mà anh chỉ sống được khi thể xác say ngủ."
    Khi ấy Daphne quay sang vị thầy của tôi và nói:
    - Nhưng Acharya, thầy nói tôi có thể giúp ích nhiều cho Henry, tuy nhiên sao tôi không thể tiếp xúc với anh trước đó? Tôi đã ráng hết sức sau khi lên tới cảnh này, dẫu vậy trong những ngày đầu khi mới lên cảnh thứ nhất của cõi tình cảm, tôi vẫn không thể gây ấn tượng gì cho anh ấy cả.
    Trước khi ông có thể đáp, tôi ngất lời và hỏi:
    - Hai vị nghe đây, hai vị có biết nhau à? Em gọi thầy là Acharya mà thầy chưa hề cho tôi biết tên của thầy, dù tôi đã gặp thầy nhiều lần trong mấy ngày qua. Tên thầy là Acharya ư?
    - Phải và không phải. Vị thầy Ấn Độ trả lời. Nó quả là một phần của tên tôi, và ai tiếp xúc với tôi ở cảnh này hay gọi tôi vậy. Tên đó dùng được cho chuyện của chúng ta vậy anh gọi tôi như thế nếu muốn, nhưng về sau anh sẽ thấy rằng tên hay ít nhất họ của chúng ta trong đời không quan trọng chút nào. Cô Daphne không thể tiếp xúc với Henry - anh có để ý rằng đây là lần đầu tiên tôi gọi tên anh? - là vì Henry khi ấy chưa thức tỉnh theo nghĩa tinh thần, do đó anh không nhớ lại chuyện gì đã làm khi xuất ra khỏi thân xác, ngoài những giấc mơ không đầu không đuôi, nửa chừng lộn xộn chẳng có nghĩa lý. Thế nên lần sau khi ra khỏi thân xác, anh không có kế hoạch để định trí là mình muốn làm gì.
    “Cô có nói chuyện với anh, tôi biết, nhưng như cô nói anh không có vẻ thích thú như khi nói chuyện ở cõi trần; khi cô nghĩ là anh sẽ nhớ lại những gì cô nói trong mấy đêm trước, anh lại tỏ ra mơ màng không hứng thú. Ấy là vì anh chưa thức tỉnh, cần phải có một thảm kịch lớn lao như việc người em yêu quí của anh là Charles qua đời, mới làm anh quyết tâm đi tìm sự sáng, muốn có hiểu biết tinh thần. Cần phải có một khủng hoảng để nhờ vậy sinh ra ý muốn được giác ngộ, và cái gì mà con người muốn thì họ có thể đạt được miễn là họ sẵn lòng và hăng hái tìm kiếm. Đức Chúa có nói:

    Hãy gõ cửa sẽ mở, và
    Hãy tìm, sẽ gặp.

    ”Những lời ấy đúng từng chữ một. Nhưng chúng ta phải tiếp tục việc làm tối này, còn có nhiều việc tôi muốn chỉ
    cho anh trước giờ anh phải quay về thể xác. Cô Daphne có muốn đi với chúng tôi?"
    Daphne nói:
    - Vâng, tôi rất muốn vì tôi biết với sự hiểu biết và giúp đỡ của thầy, tôi có thể đến những chỗ mà tôi chưa đủ sức tới theo sự hiểu biết giới hạn của tôi.
    - Trước hết hãy xem giờ, Acharya bảo tôi, coi là anh đã rời xác bao lâu.
    Tôi nhìn đồng hồ tay, thấy mặt kính đồng hồ hóa mờ mịt thật lạ lùng. Tôi ráng nghĩ xem bây giờ là mấy giờ và mỗi lần tôi đoán thì kim đồng hồ thay đổi hợp với ý nghĩ của tôi. Tôi đáp:
    - Chịu thôi, tôi không biết, vì đồng hồ có vẻ như thay đổi theo tư tưởng phát ra trong đầu tôi.
    Acharya nói tiếp:
    Đúng lắm, vì anh thấy không anh đang nhìn không phải vào thể tình cảm của một cái đồng hồ, mà là cái đồng hồ anh tưởng mình có trên cổ tay. Anh thường đeo đồng hồ nên anh tự động đưa tay lên mỗi lần muốn biết giờ, sự việc anh tin là có đồng hồ ở cổ tay làm cho một cái đồng hồ hiện ra trên cổ tay, bởi đây là cõi ảo tưởng và điều gì anh nghĩ hiện giờ thì cho phút này thôi. Bây giờ quí vị chờ ở đây để tôi đi xem giờ cho chắc, vì chúng ta chỉ muốn biết giờ ở nơi thể xác anh đang ngủ và khi nào thì anh phải trở về nơi đó. Ta không cần quan tâm đến giờ khác ở những nơi khác trong trường hợp này.
    Nói xong làm như ông biến mất hút trong không. Tôi chưa kịp hết ngạc nhiên thì thầy đã trở lại đứng cạnh tôi. Ông tiếp:
    - Tôi quay về thể xác của anh đang ngủ trong phòng ở Colombo, thấy đồng hồ trên tay anh chỉ 11:30.
    - Như vậy là đồng hồ tôi đứng rồi, tôi nói. Có vẻ như chúng ta đã ở cõi trung giới mấy tiếng đồng hồ chứ không phải mới một tiếng rưỡi.
    Acharya giải thích.
    - Anh sẽ mau lẹ khám phá là thời gian ở cõi tình cảm khác với cái anh quen thuộc ở cõi trần. Quả đúng là chỉ mới một giờ rưỡi trôi qua khi anh ra khỏi xác và chúng ta bắt đầu cuộc du hành này. Anh sẽ hiểu thêm về sau điều tôi nói đây, khi ngày mai anh viết lại kinh nghiệm này và ý thức mình đã làm được gì chỉ trong một giờ rưỡi ở cõi trần. Hẳn anh đã có kinh nghiệm sau, nơi cõi trần khi anh thực dậy buổi sáng và thấy mới 6 giờ, anh biết mình có thể ngủ thêm một tiếng nữa. Anh lăn qua bên ngủ tiếp và mơ một giấc mơ dài nhiều tình tiết tưởng như dài trọn một ngày. Rồi anh choàng tỉnh và đồng hồ chỉ là anh mới ngủ có hai mươi phút. Điều tôi vừa kế với anh là sự thực ở cõi trung giới, anh cần nhớ rằng thời gian không có ở đây.
    Chúng tôi rời phòng tập của Daphne đi trở ra hành lang, lướt xuống cầu thang vào tiền sảnh và ra vườn. Không thấy có ai chung quanh tuy chúng tôi đi ngang qua một người đang đi vào học viện để tiếp tục việc học của mình, bởi thấy anh kẹp nách một cái hộp giống như hộp đựng cây sáo. Anh cười khi chúng tôi đi ngang qua tuy không nói chi.
    Acharya bảo muốn đưa chúng tôi đến nghe một buổi hòa nhạc đặc biệt mà thiên thần sẽ tấu sâu trong rừng, ở nơi hẻo lánh của cõi trung giới chỗ con người ít khi đến. Ông bảo đã được phép cho tôi và ông tới dự, và tin rằng không có gì trở ngại với Daphne đi theo, nhất là khi nàng dành phần lớn thời gian của mình ở cõi trung giới để học nhạc. Ông giải thích là buổi hòa nhạc này sẽ khác hẳn với tất cả những gì chúng tôi đã nghe trước đó, vì nó không phải chỉ nhắm tới việc tạo ra âm nhạc tuyệt vời mà có mục tiêu đặc biệt là sinh ra xoáy lực, có thể dùng để ảnh hưởng một hội nghị đặc biệt quan trọng đang diễn ra ở cõi trần lúc bấy giờ.
    Ông không nói đó là hội nghị gì nhưng hàm ý nó có liên quan đến cuộc chiến, và quyết định đạt tới trong hội nghị sẽ có ảnh hưởng đến kết quả sau này của thế chiến, cũng như thời điểm mà một khi thế giới nhưng chiến và quyết định dàn xếp những dị biệt của mình, bằng sự thương thảo thay vì bằng súng đạn. Ông giải thích rằng lực như vậy có thể tạo ra theo hai cách, một là tập trung tư tưởng mãnh liệt và hai là qua âm thanh. Sự hòa lẫn các hợp âm sinh ra do việc mỗi cá nhân đóng vai trò của mình trong buổi hòa tấu, tập trung rất mực vào mục tiêu muốn đạt tới, sinh ra một xoáy lực mà khi tư tưởng chuyển tới địa điểm của hội nghị sẽ thực sự chi phối người tham dự cuộc họp đó.
    Thí dụ ông đưa ra là thử xem một nhóm người mà ai nấy cũng bực bội cáu kỉnh, có người giận dữ và ai cũng bị căng thẳng ít nhiều. Trước khi khai mạc cuộc họp như vậy người chủ tịch dàn xếp cho mỗi người có trà nước, cùng lúc ông xem chắc là ai cũng có ghế ngồi thoải mái, nhiệt độ trong phòng dễ chịu. Khi buổi họp mở đầu thì người chủ tịch có thể kể một câu chuyện vui, có trà nước lẫn nữa rồi những chi tiết quan trọng của nghị trình được thảo luận. Kết quả ra sao? Tham dự viên chỉ mới vài phút trước cau có sẵn sàng bất đồng ý với nhau, sẽ nảy sinh tính liên đới khiến có thể có cuộc thảo thuận hợp lý và công việc của người chủ tịch hóa dễ dàng hơn.
    Cũng y vậy mà ở mức độ lớn hơn, lực sinh ra do gắng sức của thế giới thiên thần tối nay, có thể được dùng để ảnh hưởng nhóm người mà thế lực mạnh mẽ của họ có thể chỉ phối vận mạng của hàng triệu sinh linh. Điều gì họ quyết định sẽ thực sự ảnh hưởng nhân loại trong tương lai, nên nỗ lực của thiên thần chắc chắn đáng công sức.
    Không bàn thảo gì thêm chúng tôi cất bước lên đường, lướt trên mặt đất chừng năm thước và đi với tốc độ khoảng 80 km/giờ. Chỗ này của cõi trung giới xem ra không có người ở, tôi không nhớ khi lướt đi bọn tôi có gặp ai hay nhóm người nào. Tôi để ý là vùng quê nơi đây thật diễm lệ, thỉnh thoảng chúng tôi bay ngang những tòa nhà ở gần hay xa có vẻ giống như Học Viện mà chúng tôi vừa rời vài khoảnh khắc trước. Chỗ nào cũng có hoa nở rộ và nhiều cây mọc khắp nơi. Rải rác đó đây tôi thấy có những khoảng rừng rậm giữa đồng quê, nhưng chúng tôi đi qua mau nên không ghi nhận được gì đặc biệt về mấy cánh rừng này. Tôi nghĩ là Acharya nói nhiều nhất, mô tả vùng mà chúng tôi đi ngang qua, nhưng trí tôi đầy hình ảnh lạ lùng của cuộc du hành lẫn sự mong chờ chuyện sắp tới , nên tôi không thể nhớ điều gì đặc biệt để ghi lại.
    Sau khi đi chừng một khắc, tôi thấy phía trước có khoảng giống như khu rừng dầy, và nhớ là Acharya đưa tay chỉ mốc đất này khi chúng tôi đến gần lúc cuối chuyến đi, nhưng chúng tôi không hạ xuống ở đầu cánh rừng mà vẫn lượt bên trên ngọn cây khoảng vài thước một quãng chừng 8 cây số, rồi với vận tốc chậm lại như đi bộ Acharya dẫn chúng tôi xuyên qua một khoảng trống giữa mấy cây, và tôi thấy một cánh đồng cỏ xinh đẹp trống trải, hình tròn đường kính khoảng 50 thước.
    Khi chúng tôi hạ xuống đất, không có dấu hiệu nào cho thấy có sinh hoạt gì, mà tôi cũng không thấy ai hay thấy vật chi di động trong khoảng đất trống trước mắt. Chúng tôi được dẫn tới một cây cổ thụ, rễ nó làm chỗ ngồi hết sức thoải mái và được dặn ngồi yên lặng. Có lẽ cũng nên nói tôi cảm tưởng của tôi về ánh sáng ở đồng cỏ này.
    Nơi đây có cây mọc dầy bảo bọc chung quanh giống như rừng già ở Ấn Độ, ngọn cây đâm nhánh nên khoảng trống trên đầu ngọn cây hẹp hơn rất nhiều, so với khoảnh đất trống ở dưới mà chúng tôi ngồi ngoài bìa. Như đã nói, ở cõi tình cảm ánh sáng có màu xám xanh, trong trẻo hơn ánh sáng trăng rằm tuyệt mỹ, nhưng nó không chói hay có ảnh hưởng trực tiếp như anh nắng mặt trời. Hãy thử tưởng tượng vùng đất trong này được chiếu sáng trọn vẹn, nếu có con thỏ chạy ngang qua vòng tròn trống thì ai cũng thấy cho tới khi nó mất tăm vào rừng cây. Thế nên chúng tôi nhìn thấy hết mọi việc xảy ra nơi đây, và cùng lúc đó rừng rậm vây quanh mà không có hay có rất ít ánh sáng lọt qua được.
    Ngồi chừng vài phút tôi để ý thấy một nhóm người thấp bé như các chú lùn, từ trong rừng tít đầu mé trái của tôi đi ra, họ ngồi xếp bằng theo hình bán nguyệt. Tôi nhớ là có khoảng mười người và mọi người cầm theo một nhạc khí nửa như cái trống tròn, nửa như cái trống cơm. Họ mặc bộ quần áo màu nâu, giầy nhỏ, mũ bằng vải màu xanh lục sáng hơn lá cây, diện mạo họ giống như của người đàn ông trung niên, thay đổi từ 40 đến 70 tuổi xét theo tiêu chuẩn cõi trần. Ai đi xem phim “Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn” của Walt Disney sẽ có ý niệm rõ rệt về hình dáng của những chú lùn này. Họ không nói mà cũng không phát ra âm thanh nào.
    Một lúc sau có nhóm người cao hơn từ rừng đi ra gồm cả nam lần nữ, thuộc loại khác hẳn. Họ giống người hơn nhưng bề ngoài thực là thanh nhẹ. Người nữ là các cô gái tuổi từ 18 đến 25 đều có tóc dài, họ buông lơi hoặc cột lại với giải bằng màu xanh dương hay xanh lục. Cả nam lẫn nữ đều tuyệt đối yên lặng, nhóm này có tổng cộng khoảng 35 người, và họ cũng mang theo vật thấy ngay là nhạc khí nhưng có khác chút ít với vĩ cầm, trung hồ cầm (cello), hắc tiêu (clarinet) và sáo mà ta thấy trong một dàn nhạc tây phương. Họ không ngồi xuống, mà xếp sao cho ai có cùng nhạc cụ thì ít nhiều tụ chung với nhau, và tất cả xếp thành một nhóm sát vào nhau, đứng cách nhóm đầu tiên là các chú lùn chừng 20 thước.
    Nghe như không có tiếng gió nào vậy mà cành trên đầu của những cây cổ thụ đong đưa rất nhẹ. Một sự yên lặng lạ kỳ tràn ngập khoảng hai phút rồi cùng một lúc những chú lùn khởi sự chơi trống. Gần như đồng loạt họ bắt đầu hát bằng giọng thật trầm, hòa vào tiếng nhạc nên là tiếng trống mà không làm mất đi nét đẹp của những nốt từ miệng họ phát ra. Hiển nhiên đây là một chú ngữ huyền bí hay mantra, ta thấy rõ họ đang cố gắng tạo một lực tuôn tràn thấm nhuần trong không khí. Sau khoảng năm hay sáu câu xướng lên thì nhóm thứ hai hay dàn nhạc chính bắt đầu chơi. Không làm sao tả hết nét mỹ lệ của nhạc được tấu, nở hòa hợp hết sức tuyệt vời vào chú ngữ đang xướng lên và tiếng trống nhẹ. Âm thanh không lớn lắm nhưng nó làm say mê tâm hồn do nét thanh khiết và diễm lệ của nhạc. Cái đang chơi là một bản hòa tấu, vì nó có những hành âm riêng rẽ và khác biệt nhau, với chủ đề thỉnh thoảng được nhắc lại.
    Hai hành âm trọn vẹn được tấu xong và khi dàn nhạc chơi hành âm thứ ba được nửa chừng, bất thình lình có âm nghe như giọng người mà đẹp đẽ kì lạ vang lên trong không. Có vẻ như nó phát từ trên cao nên tôi lập tức ngó lên, mới đầu tôi không thấy gì và không thấy ai, một lát sau Acharya kêu tôi nhìn về một cây ngoài xa phía đối diện của cánh đồng, và tôi thấy từ trên ngọn có người giống như một thiếu nữ trẻ hết sức kiều diễm, ngồi trên cành lá với tóc xõa sau lưng, đơn ca trong buổi hòa tấu tuyệt diệu. Cô có giọng kìm thuần túy, tiếng hát không lớn những nét trong trẻo của mỗi nốt cất lên làm tim tôi thổn thức tới nỗi muốn bật khóc.
    Bài hát kéo dài chừng muời phút, ban nhạc chơi vài trường canh rồi cô gái hát một mình không có nhạc đệm, sau đó chuyển qua lối thường là hát với dàn nhạc phụ họa, tăng dần sức mạnh mà dàn nhạc họa theo. Hành âm thứ tư có vẻ là thể hiện tinh thần của ba hành âm trước đó và trọn ban nhạc kết thúc buổi trình diễn. Bản hòa tấu tan dần trong không, và đột nhiên ta nhận thấy sự tĩnh lặng rất đỗi chú ý lúc ban đầu nay lại bao trùm một lần nữa. Tôi nhìn lên ngọn cây nơi cô ca sĩ ngồi trước đó thì không thấy cô đâu, nhóm gồm ban nhạc và những chú lùn vẫn ở vị trí của mình nhưng nay các nhạc sĩ ngồi trên mặt đất.
    Có một lão ông thật già bước ra khỏi khu rừng, Ông có chòm râu dài phất phơ và mặc lễ phục. Ống bước chậm rãi từ tốn vào giữa cánh đồng, giơ tay lên trong dáng điệu cầu khẩn thần linh, khởi sự cái giống như lời triệu thỉnh vì hai nhóm nhạc sĩ cúi đầu và lắng nghe tiếng nói ông thốt ra. Tôi không hiểu chữ nào trong lời của ông những tôi biết đó là kinh cầu, xin cho công việc vừa hoàn tất được thành công. Đó là một nỗ lực bằng ý chí vì mỗi thành viên của cả hai nhóm đều tập trung tư tưởng tối đa, mong cho mục đích được thành tựu. Sự việc chấm dứt đột ngột và lão ông nhẹ nhàng khuất dạng vào rừng già, rồi nhóm nhạc sĩ đang ngồi nay đứng dậy, đi ra ngoài cánh đồng, biến mất khỏi tầm nhìn của chúng tôi. Tôi bị mê man tột độ với cái đã nghe tới mức không muốn nhúc nhích, và lời nói của Acharya làm tôi giật nẩy mình:
    - Nào, đêm nay có bấy nhiêu. Tôi rất muốn biết sáng mai anh nhớ được bao nhiêu chi tiết.
    Tôi vẫn còn như người trong mộng khi chúng tôi đứng dậy, lướt qua khoảng trống giữa những cây, bắt đầu con đường trở về. Acharya cho chúng tôi vài ý niệm về mục đích của nghi lễ vừa được chứng kiến, nhưng tôi không hiểu rõ cho lắm lời ông nói, vì trí não tôi vẫn còn quay mòng mòng, và tôi nghĩ mãi về ảnh hưởng tinh thần tuyệt diệu có vẻ như là một phần nổi bật của buổi hòa nhạc từ đầu tới cuối.
    Tôi nhớ là ông mô tả những nhạc sĩ khác nhau, ông nói các chú lùn là tinh linh còn ban nhạc gồm nhân vật thuộc thế giới thiên thần, là đường tiến hóa song song với loài người. Những thiên thần này có mức phát triển theo đường của họ, tương đương Daphne và tôi có mức phát triển trong thế giới nhân loại. Nhân vật đơn ca thuộc hàng khác hẳn vì cô là một thiên thần tiến rất cao trong loài ấy, tương đương với một người hết sức tiến bộ theo đường tiến hóa của chúng ta. Lão ông có thể mô tả như một giáo sĩ, vì ông chuyện về phần việc tế tự trong đường tiến hóa của chư thiên, theo cách thức rất giống như nghi lễ của loài người.
    Thời khắc trôi qua và chúng tôi về đến Học Viện, ngừng trước sân cỏ ngay trước cổng vào, vì Acharya nói là tôi cần in trong trí hình ảnh rõ ràng của tòa nhà này cho những dịp về sau. Tôi hỏi Daphne làm sao có thể tìm lại nàng lần nữa, với giả dụ là tôi có thể tự mình đến được tòa nhà này. Acharya trả lời thay cho nàng, bảo tôi có thể tin chắc là tìm được Daphne trong cùng gian phòng mà nàng đã ngồi khi tôi mới gặp lần đầu, vì cõi tình cảm không bị đông người chật chỗ nên đa số có thể giữ một nơi làm việc riêng biệt cho mình. Tuy nhiên ông đề nghị là Daphne nên chỉ cho tôi căn nhà nhỏ nơi nàng sống. Daphne sung sướng với đề nghị này và kêu chúng tôi đến xem.
    Nàng dẫn đường bằng cách lướt lên trên mái của Học Viện, và tôi kinh ngạc thấy một hình ảnh giống như ngôi làng nhỏ, núp mình trong thung lũng cách phần sau của dinh thự rộng lớn chừng một cây số. Các ngôi nhà nhỏ nằm rải ra nên mỗi căn có ít nhất một mẫu ta đất (400 m2). Thấy rõ là chủ mỗi căn nhà chẳng những vẽ kiểu lấy nhà của mình mà luôn cả khu vườn, theo tâm tính riêng và sở thích cá nhân, cho ra kết quả xinh đẹp bội phần. Có những ngôi nhà trông như từ các vùng thơ mộng miền quê của Anh được mang tới, ngôi nhà khác làm nhớ lại những biệt thự nhỏ ở miền nam nước Pháp, cái khác nữa thì thuần kiểu Ý trong khi tôi để ý có ít nhất hai ngôi nhà xây giống đền thờ phương Đông. Acharya quan sát thấy tôi chú tâm đến những kiểu kiến trúc khác nhau, nên chỉ cho xem hai ngôi nhà có mái vòm tương tự như đền thờ Hồi giáo mà tôi đã thấy, ông nói chủ nhân của chúng đặc biệt muốn có phòng với âm vang hoàn hảo.
    Tuy muốn có thời giờ để nhìn lâu cảnh trí hết sức thanh tú này, tôi cảm nhận rằng Daphne nóng lòng muốn chỉ nhà của nàng cho chúng tôi xem nên với Daphne dẫn đường đi trước, chúng tôi đi bộ dọc theo con đường làng khoảng 200 thước. Nàng đưa chúng tôi qua cánh cổng vào vườn có hoa nở muôn hồng nghìn tía thật rực rỡ. Ngôi nhà tự nó chỉ có thể tả là ngôi nhà trong mơ, kiểu nhà lập tức làm tôi yêu thích ngay. Trước hàng hiên là một vườn cỏ nhỏ, ở giữa có cây cho bóng mát và vài chiếc ghế mây đặt dưới tàng lá xòe quanh, trông thật thoải mái và tươi mắt với gối êm bọc màu sáng. Tôi ý thức ngay lợi điểm của cõi tình cảm, ấy là ta không sợ trời mưa hay ăn trộm nên bàn ghế có thể đặt ngoài sân vô hạn kỳ.
    Chúng tôi đi vào nhà và Daphne chỉ cho xem trước tiên căn phòng rộng nhất trong bốn phòng của ngôi nhà. Nó được trang trí làm phòng khách với ghế bọc nệm, ghế dựa, bàn đó đây, mấy cái ghế nhỏ và một cây dương cầm nhỏ trong góc. Không có vẻ gì là khoe khoang nhưng rõ ràng là chủ nhân bày biện hoàn toàn theo ý của mình, điều lắm khi bất khả trong thế giới của chúng ta do giá tiền của những món mà ta muốn có. Ở đây không bị giới hạn như vậy và nhìn căn phòng, nó muốn nói chủ nhân có khiếu thẩm mỹ mà không có ý phô diễn dưới bất cứ hình thức nào. Có nhiều cửa sổ lớn chiếm gần hết chiều dài của phòng khách, ánh sáng trong trẻo ở cõi tình cảm chiếu xuyên qua đó, làm nổi bật màu sắc hòa hợp thanh nhã của khăn thêu phủ mấy cái ghế và ghế dài, cũng như màu sắc của chiếc thảm Ba Tư rất ăn ý với vải bọc ghế, bọc nệm và màn cửa.
    Tôi thấy ngay ở cảnh này rất dễ có được sự toàn hảo nếu người ta biết phải làm gì. Nơi cõi trần ta phải mất nhiều năm mà có thể vẫn không tìm được tấm thảm Ba Tư hòa hợp tuyệt diệu với màu sắc dùng để trang trí căn phòng. Tường có màu ngà và để trần, chỉ có một hai bức họa màu nước lý thú và bức tranh khảm (etchings). Đây là gian phòng làm người ta muốn vào ngồi, nó trông như nhà ở mà không phải là gian phòng được trưng bày để phô diễn. Chỉ bước vào mấy gian phòng là bạn biết ngay chủ nhân thuộc loại người nào, và tôi có thể hiểu được tại sao Daphne muốn dẫn chúng tôi đến xem nhà của cô.
    Gian phòng rộng thứ nhì được trần thiết làm phòng ngủ đầy nữ tính, có chiếc divan ở một góc và những bàn ghế khác mà người ta thường thấy trong căn phòng trang hoàng đầy đủ loại này. Tôi ngạc nhiên là tại sao lại cần phòng ngủ ở cõi tình cảm, nơi mà đời sống hàng ngày không cần phải ngủ. Dẫu vậy Daphne giải thích bằng cách hỏi tôi rằng không phải có những lúc tôi muốn ngồi dựa lưng, hoặc chỉ để nghỉ ngơi hoặc đọc sách hay sao. Tôi phải nhìn nhận rằng có, và Daphne bảo tôi nàng trải qua nhiều giờ khắc hạnh phúc trong lúc ngồi xả hơi trên divan, suy nghĩ, đọc sách và vẽ ra kế hoạch cho tương lai.
    Hai phòng còn lại là phòng đọc sách và bếp. Thư viện được trần thiết đầy vẻ mỹ thuật và cho cảm tưởng thoải mái như hai phòng kia, kệ đầy sách đồng bằng da của Nga đặt kín hai bề của gian phòng. Chỉ bề ngoài của sách là đủ mời gọi ta ngồi xuống mở ra đọc. Bếp có đủ mọi tiện nghi hiện đại và dù là tôi tưởng là căn bếp không cần ở cảnh này, Daphne bảo nàng vẫn thích làm bánh cho các buổi tiệc. Acharya nhận xét thêm là con người bỏ thói quen rất chậm, và thường phải mấy chục năm trải qua trong cảnh sống ở cõi trung giới mới làm người ta mất hẳn thói quen cũ.
    Tôi muốn ở lại lâu hơn nhưng có thể thấy là Acharya nghĩ đã tới giờ về. Tôi ngỏ ước muốn chót là được dành vài phút ngoài sân. Thật vui thích được đi thơ thẩn giữa những luống hoa, ngửi hương của những bông hoa đặc biệt và thấy rằng hoa nào cũng có hương giống như ở cõi trần, nhưng có lẽ nồng đậm hơn. Acharya giải thích điểm này là tôi chỉ có thể nhận ra được hương hoa nếu biết trước nó là gì, lấy thí dụ nếu có bông hoa mà tôi chưa từng thấy và mùi hương xa lạ với tôi, tôi chỉ ngửi được hương mà tôi tưởng tượng là nó có xét theo hình dáng bề ngoài của hoa, trong khi mùi hương thực sự có thể khác xa với cái tôi tưởng tượng.
    Daphne đưa đưa chúng tôi ra cửa và chúng tôi chào từ giã nàng. Tôi đoán chắc với nàng là thế nào tôi cũng trở lại thêm lần nữa nếu tìm được đường lên. Chúng tôi lướt trong không bằng qua mái của Học Viện, đáp xuống đất lần nữa ở chân đồi mà tòa nhà tọa lạc trên đỉnh. Acharya nhắc tôi ghi nhớ hình dáng dinh thự vào trí tưởng tượng của mình, để tôi có thể tạo ra một hình tư tưởng đúng y về nó mỗi lần muốn đến nơi đây. Tôi làm theo như ông dặn. Xong Acharya bảo là đã tới giờ trở về thể xác của tôi ở Sri Lanka, và cách thức quay về thì y hệt như cách chúng tôi dùng khi đến cảnh này của cõi trung giới. Ông bảo tôi đừng lo lắng chi mà chỉ dùng sức mạnh ý chí, cố gắng tạo hình tư tưởng của đồng cỏ bên ngoài căn nhà của tôi ở Colombo. Ông nắm lấy tay tôi như đã làm trước đó, nhưng nói đó chỉ là để cho tôi tự tin hơn và thật ra không cần thiết chút nào.
    Tôi bắt đầu tập trung tư tưởng với hết sức mình và khi làm vậy, tôi để ý là cảnh chung quanh lập tức mờ nhạt dần và tuy theo thực tế là không có sức gió cản đáng kể, tôi có cảm tưởng là mình đang di chuyển trong không gian. Theo bản năng tôi nhắm mắt và có lẽ vài giây sau cảm giác di động dường như ngưng lại. Mở mắt ra tôi thấy Acharya đứng cạnh tôi trên sân cỏ bên ngoài nhà ở Colombo, mỉm cười với sự ngạc nhiên thấy rõ của tôi. Hai chúng tôi lập tức đi vào nhà quá cánh cửa khóa, lên cầu thang và xuyên qua cửa phòng ngủ, tôi không còn ngạc nhiên là không cánh cửa nào cho ra chút cản trở.
    Lẽ tự nhiên thể xác mà tôi để lại mấy giờ trước đó vẫn còn nằm say ngủ trên giường, nhưng có vẻ như nó tỏ ra vài dấu hiệu như không yên. Acharya giải thích đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi sắp tới giờ thức giấc. Ông nói chỉ vài phút ngắn thôi là tôi sẽ dậy, và nhấn mạnh chuyện cần thiết là tôi phải ngồi xuống ghi lại tức thì những chi tiết của việc xảy ra trong đêm vừa rồi. Ống đặt tay lên trên đỉnh đầu của tôi và làm như định tâm vào những tế bào não để chúng giúp tôi nhớ lại. Tôi không nhớ là mình có chào Acharya và có thấy ông rời khỏi phòng hay không, vì chỉ trong vài giây tôi cảm nhận một thôi thúc rất mạnh trong lòng muốn trở về thân xác, và với cử động trườn người đã để ý trong một dịp trước, tôi chui vào nó trở lại và lập tức thức giấc.
    Tạ ơn trời, ký ức đêm trước vẫn còn ở trong đầu nên tôi ra khỏi giường ngay tức khắc, mặc đồ ngủ và lại bàn viết khởi sự ghi xuống chi tiết chuyến đi. Lúc đó là 5.45 và tôi thấy cần phải bật đèn vì trời chưa đủ sáng ở đây để viết hay đánh máy. Phải mất một lúc lâu mới ghi xong bài viết nhưng bởi đã cẩn thận xếp đặt trước để không bị quấy rầy, tôi có thể làm xong việc một cách yên tĩnh mà không có gì bên ngoài làm chia trí.
    Ăn sáng xong tôi đọc lại bài viết của mình để xem chắc là không bỏ sót điều chi. Tối nay tôi dự tính tự nỗ lực một mình trở lại cảnh thứ ba, dùng Học Viện nơi Daphne làm việc là mốc điểm để tới.

  17. #17

    Mặc định

    Sáng Hôm Sau.

    Lần này tôi thật sự thấy hăm hở vì có chuyện để tường thuật. Không phải tôi làm được việc gì rất tuyệt vời nhưng ít nhất tôi đã thành công một chút. Trở về nhà sau một vòng đi dạo, tôi thấy mệt và chuẩn bị đi nghỉ. Tôi đọc sách vài phút sau khi lên giường rồi tắt đèn rồi chìm vào giấc ngủ. Tôi còn nhớ thật rõ ràng là thấy có thể nằm ra sao trên giường, nên không còn cần phải tượng hình trong đầu thấy mình trong tấm gương giả tưởng, như được dạy làm vậy trong những ngày đầu. Tôi không nhớ có trườn mình ra khỏi cơ thể, nhưng hiển nhiên là tôi đang ở trong phòng của mình, với thân xác nằm trên giường như đã thấy nó trong mấy lần trước. Tôi ra khỏi phòng xuyên qua cửa, xuống cầu thang và theo cửa trước đi ra sân cỏ, nơi Acharya và tôi đã đứng vài giờ trước đó. Chỉ mới chừng mười giờ rưỡi vì vẫn còn người qua lại, đi bộ và lái xe trên đường; tôi nhận ra là cái mình thấy là thế tình cảm của xe cộ và người ta, và tôi hiện đang ở cảnh thấp nhất của cõi trung giới.
    Bây giờ là lúc ra sức để đi khỏi cảnh thấp nhất đó và lên cảnh thứ ba nơi Daphne sống. Này tôi phải tập trung trọn năng lực ý chí của mình, tạo nên hình tư tưởng của Học Viên mà Acharya đã dạy tôi tượng hình thật cẩn thận hồi sáng. Tôi nhắm mắt và dùng tất cả sức mạnh ý chí có được, và quả nhiên cảm giác di chuyển không có gió cản trở thấy vẫn y như trước. Tôi giữ hình tư tưởng của Học Viện thật rõ ràng trong trí, nhất quyết phải đi tới đích và lập tức tôi thấy như cảm giác chuyển động ngưng lại, rồi tôi mở mắt ra. Tạ ơn Trời, tôi đã thành công! Kia là Học Viện đứng trên đỉnh đồi, y như tôi đã thấy nó tối qua. Nỗi khích động gần như quá sắc chịu đựng của tôi. Thực vậy hẳn tôi đã mất hết sức kiểm soát quan năng của mình, vì đột nhiên mọi việc quanh tôi kể cả Học Viện nhòe nhạt đi, và chuyện kế đó mà tôi nhớ là thức dậy trên giường trong thể xác ở Colombo, tim đập thình thịch như trống làng.
    Ơn Trời, tôi đã làm hư hết chuyện! Tôi đã tới đó! Đúng là tôi đã tới nơi muốn đến, vậy mà do sự kích động và thiếu kiểm soát tôi đã rớt trở lại chỗ khởi đầu, tỉnh hẳn dậy. Tôi nằm tỉnh giấc đến hai tiếng đồng hồ là ít, rủa thầm sự ngu dại và thiếu kiểm soát của mình, rồi có vẻ như tôi nguôi ngoai và thiếp dần đi. Tôi quyết định thử một lần nữa và lần này kiểm soát chặt quan năng của mình, để không quay về thể xác trước khi nó ngủ đủ giấc.
    Một lần nữa tôi lại tập trung tư tưởng để ra khỏi thể xác, mà cùng lúc tôi giữ trước mặt mình hình tư tưởng của tòa nhà Học Viện. Lần này việc ra khỏi thân xác có khác một chút số với lần đầu. Tôi không nhớ chút nào là mình có đứng trong phòng ngủ hay không như đã làm trước đó hồi đêm, nhưng tôi kinh ngạc và rất đỗi vui sướng thấy mình ở đúng chỗ mà đã bị hun bút kéo lùi, không sao cưỡng lại được khi mất kiểm soát máy giờ trước. Lần này tôi nhớ là cần phải có kiểm soát và chẳng biết sao giữ được bình tĩnh. Tôi biết là tôi ngồi xuống cỏ mà không tìm cách đến gần Học Viên chi hết, chỉ tập trung tư tưởng mạnh mẽ để hạ bớt nhịp tim và được an nhiên, tĩnh trí.
    Rồi tôi đứng dậy và bay lên công chính của tòa nhà, lên cầu thang qua cửa vào phòng mà tôi nhớ rõ là Daphne ỏ trong đó hồi đêm qua. Lần này tôi ý thức là không thế nào đi xuyên qua cửa theo cách ta làm ở cõi trần, vì tòa nhà này làm bằng chất liệu cõi tình cảm thế nên cảnh cửa nơi đây là một cản trở cho bước đi của người, bởi tôi cũng đang trong thế bằng chất liệu tình cảm. Tôi gõ cửa và đứng đợi nhưng không có trả lời. Tôi gõ cửa lần nữa, tự hỏi tiếng động có đủ lớn cho người trong đó nghe, nhưng sự yên lặng vẫn bảo trùm và cửa không mở ra. Đợi một lát tôi cẩn thận quay nắm cửa và len lén thò đầu vào nhòm. Tôi không cần phải lo vì không có ai trong đó cả nhưng nhận ra gian phòng là nơi đã gặp Daphne tối qua, vì vậy chẳng lôi thôi gì nữa tôi đóng cửa lại, lướt xuống thang và ra khỏi cửa trước. Vọt lên trên không tôi băng qua mái nhà, và đi theo đường của mình với hy vọng Daphne có ở nhà nàng. Tôi đáp xuống đất trước khi đến thành phố đầy vườn hoa và ngắm nhìn lần nữa cảnh trí xinh đẹp của nó. Quả như được thấy cảnh Thiên Đường. Hèn gì tối qua tôi muốn dừng lại ngắm nó lâu hơn. Có nhiều loại nhà hơn tôi tưởng, và tôi hết sức hân hoan với hình ảnh trước mắt, chỉ ước rằng phải chi mình là họa sĩ để sau khi trở về thể xác, biết đâu tôi có thể vẽ lại hình giống với cái mà tôi thấy rất chi tiết lúc này.
    Thành phố hoa viên chiếm một thung lũng uốn khúc và ở mọi bên vách mặt đất thoai thoải dốc dần lên tới một dãy đồi thấy rõ ở đằng xa. Tôi mê say ngắm những khu vườn xinh đẹp chỉ có được ở nơi mà không có giới hạn về công lao hay tiền bạc. Vun trồng óc tưởng tượng khi sống ở cõi trần là chuyện rất đáng nói, vì tuy việc mơ màng dệt mộng không sinh ra kết quả thiết thực nào trong lúc ta sống, nhưng khả năng tưởng tượng chi tiết là điều rất cần ở cõi tình cảm. Ở đây người ta chỉ cần tượng hình một vật và suy nghĩ mạnh mẽ về nó thì lập tức tư tưởng biến thành vật, và vật còn đó bao lâu mà tâm trí vẫn tiếp tục giữ ý tưởng đó.
    Ai ở đây thật có diễm phúc, và tôi thoảng có ý nghĩ là nay đã biết thêm một chút về chuyện gì sẽ đến với mình, tôi sẽ không lo lắng nếu được cho hay là sẽ qua đời nay mai; nhưng cái đã thấy và biết làm tôi nhận thức rằng luôn luôn có thể làm người đi khỏi thế giới này được sung sướng, nếu họ thực sự muốn có hạnh phúc. Tư tưởng chót tôi có trước khi gián đoạn bất ngờ xảy ra, là tạo một hình ảnh trong trí về hầu hết các sở hữu chủ của các ngôi nhà thật dễ dàng biết bao. Ở cõi trần thì xét đoán một ai qua khu vườn của họ sẽ bị sai lầm, vì có lẽ họ chẳng có liên quan gì hay hoàn toàn không dùng tay trong việc tạo nên cảnh vườn. Còn ở đây thì không cần người làm vườn, mỗi khu vườn là sáng tạo của chủ nhân, và nhìn nó người ta có thể đoán khá đúng về đặc tính nổi bật của cá nhân. Tôi ước chi có cơ hội thí nghiệm giả thuyết của mình.
    Ngay khi ấy tâm trí tôi bị thu bút bởi một bóng dáng màu trắng đang chạy lại phía tôi trên đường quê, vừa chạy vừa gọi to. Chính là Daphne và thấy rõ là nàng xúc động lắm.
    - Anh tôi rồi, Henry, em mừng quá. Máy giờ qua em ráng giúp anh hết sức rồi, em nghĩ bao cố gắng chỉ hoài công. Hồi nãy em cảm được ngay là anh đến gần và em gần như chắc chắn là anh đã qua được bức màn, nhưng cảm tưởng dần dần phai đi và em mất hết hy vọng, nhưng rồi lại cảm thấy là anh ở gần đây. Em phải đến chỗ này, em không biết tại sao, và khi thấy anh đứng đây, tưởng như mơ nhưng thực sự có ở đây, em mừng quá làm tim muốn ngừng đập.
    Tôi ngắm nhìn hình dạng yêu kiều trước mắt tôi. Trông nàng như chỉ là thiếu nữ nhỏ bé, mặc đồ mỏng để lộ thân hình nhỏ nhắn với đường nét thật quyến rũ và tôi mê mẩn với sắc đẹp của nàng. Tóc nàng màu nâu đậm có ánh vàng xen lẫn, làm thành cái khung tuyệt hảo cho nét biểu lộ sống động trên gương mặt xinh xắn, mặt tỏ ra tình yêu vô cùng thành khiết mà ít người nam thấy được trong đời. Tất cả những gì đẹp đẻ trong lòng tôi dường như toát ra ngoài mặt, và tôi cảm thấy cái động lực cổ xưa muốn bảo vệ, ôm chặt và giữ lấy, là cái cảm xúc đích thực của ngi nam đối với bạn đời anh đã chọn.
    Tôi không muốn nói gì mà nhẹ nhàng ôm chặt nàng trong tay, kính cẩn hôn lên mặt và tóc nàng. Nụ hôn của tôi không có chút si mê, dường như không có chỗ cho sự si mê, mà là cái ao ước sâu kín trong long muốn được tiếp xúc cận kề hơn với người trong mộng của tôi, nỗi ước ao muốn biết nàng nhiều hơn và nếu được thì thêm vào niềm hạnh phúc mà nàng đã có. Nàng hôn trả lại, tỏ ra không ngạc nhiên gì về hành động của tôi. Trong một chốc mắt nàng đầy lệ mà tôi lập tức hôn chặn ngay, gần như trước khi nó ứa ra. Rồi nàng dấu mặt đi khi chúng tôi quay ra, tay tôi choàng qua eo nàng, chậm rãi đi về hướng nhà nàng.
    Khi tới nơi, tôi đưa nàng vào phòng khách đến cây dương cầm. Tôi nói:
    - Chơi cho anh đi cưng, lúc này anh thấy cần có nhạc.
    Tôi kéo chiếc ghế lại và ngồi xuống cạnh nàng. Nàng dạo khúc nhạc tôi không nhớ là gì nhưng biết nó là bản tỏ nỗi hân hoan vui vẻ. Tôi ngả người ra sau, nhắm mắt lại trong sự lâng lâng ngây ngất, và trong một lúc cảm biết sự bình an không gì tả được, cái khi đã kinh nghiệm rồi thì bất cứ cảm giác nào khác cũng hóa ra trống rỗng, bất toàn.
    Tôi không biết cả hai nói chuyện bao lâu, nhưng nhớ là kể cho nàng nghe hết mọi chuyện về nỗi đau khổ tôi có sau khi Charles bị thiệt mạng và làm sao Acharya đến với tôi, luôn cả những kinh nghiệm tôi có tới tối hôm trước, khi nhờ sự giúp đỡ của ông tôi đã gặp lại nàng. Chúng tôi quyết định là cho dù cả hai bị chia cách phải sống trong những cõi tâm thức khác biệt, làm cho không thể sống đời bình thường cùng nhau, hai tôi sẽ tạo một đời sống chung với nhau cùng với mọi chuyện đang có, và chứng tỏ rằng cái chết không hề là hàng rào ngăn cản sự tiến bộ hay hạnh phúc. Cả hai chúng tôi tin chắc rằng sự thương yêu của chúng tôi với nhau phải dư sức khiến tôi vượt qua được bức màn bất cứ khi nào cần, và tôi sẽ đến với nàng, ngay cả khi nàng không thể đến với tôi .
    Nàng kể tôi nghe đôi điều về người sống trong thung lũng. Nhiều kẻ là thân hữu của nàng và nàng muốn tôi gặp họ. Nàng giải thích là người ở cảnh này liên kết với nhau khi có cùng sở thích, nhưng không có hôn nhân theo nghĩa thống thường của chữ ấy. Người ta gọi nhau bằng tên ở đây, là tên riêng hay tên thân mật mà không bao giờ dùng họ. Nàng cho tôi vài thí dụ, kể rằng có cô gái luôn mỉm cười và vui vẻ nên có tên là Sunbeam. Người khác luôn luôn mặc y phục màu xanh thì được gọi là Bluebell, con một người dành cả đời ở đây để giúp kẻ khác được cho tên Bác sĩ.
    Tôi bảo mong được găp những người bạn của nàng, nhưng họ sẽ đón nhận tôi ra sao, người không thuộc về cảnh giới này theo nghĩa thông thường của nó? Nàng bảo:
    - Rồi anh sẽ thấy, ở cảnh này anh chỉ thấy khía cạnh đẹp đẽ của người khác, vì có rất ít lòng ganh tị nhỏ nhen như trong thế giới; ai cũng có thể có vật mà người khác có nếu họ muốn, chỉ bằng cách tạo nên hình tư tưởng là được, thành ra không cần phải nỗ lực để sống theo mức của người khác. Người ở đây trở thành chính họ và chẳng bao lâu anh sẽ ý thức, khi anh biết họ như họ thực sự là họ, câu nói sau rất đúng: "Kẻ tệ nhất trong chúng ta có bao tính thiện còn kẻ tốt nhất thì có bao tính xấu".
    Tôi không biết chút nào là cuộc nói chuyện kéo dài bao lâu, nhưng nhớ là bắt đầu cảm thấy sự chộn rộn trong lòng, nói cho tôi biết rõ là cơ thể đã ngủ trọn giấc của nó. Tôi chỉ đủ giờ chào từ giã Daphne rồi không báo thêm chi, những bức tường quanh phòng chúng tôi đang ngồi có vẻ như tan loãng thành sương khói bốc lên ngay tức khắc, và tôi cảm thấy trở lại cảm giác di chuyển trong không. Lập tức tôi tỉnh dậy trong thân xác ở Colombo, lần này không có giai đoạn chuyển tiếp - tôi không thấy mình ở trong phòng ngủ với thể xác nằm trên giường trước mặt; tôi tỉnh ngủ hẳn và nhìn đồng hồ tay, thấy nó là 7 giờ và mặt trời đang chiếu vào phòng. Tôi ra khỏi giường ngay, thiếu điều chạy ào tới bàn viết để bắt đầu bài thuật lại những chuyện xảy trong đêm, và nay tôi đã làm xong.
    Đồng hồ chỉ 10 giờ, tôi chỉ có thời giờ cạo râu, tắm gội và ăn sáng một chút trước khi chờ Acharya đến. Tôi tự hỏi phản ứng của ông sẽ ra sao đối với tất cả những điều tôi cho ông xem. Ông có hài lòng chăng với tiến bộ mà học trò của ông đã có, hay ông sẽ cho tôi hay rằng ấy chỉ là may mắn, rằng khó mà tôi có thể tự mình đi du hành trong tương lai, và còn phải gắng công và học hỏi thêm nhiều trước khi tôi có thể dong ruổi mà không cần hướng dẫn. Tới nữa đây sẽ biết. Hình ảnh Daphne vẫn còn rất thật. Có lẽ tôi đã bỏ lỡ hạnh phúc của mình khi không thành hôn với nàng ở Anh lúc có cơ hội. Tôi không biết, nhưng tôi không có ý hối tiếc việc đã rồi. Tôi nghĩ có lẽ tương lai trước mặt chúng tôi sẽ vô cùng hào hứng và đẹp đẻ hơn bất cứ gì khác có thể có trong đời này.

  18. #18
    Nhất Đẳng Avatar của MrLove
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    www.tudienkybi.com
    Bài gởi
    1,871

    Mặc định

    Cảm ơn bạn ngàn lần đã chia sẻ thông tin. Thật mừng thay nếu ai đó đọc và hiểu nó, có thể là một câu chuyện tưởng tượng nhưng ít ra tôi đã tìm được cái tôi đang đi tìm. Thật tuyệt vời!
    Từ Điển Kỳ Bí - Bí mật của Shiva

  19. #19

    Mặc định

    CHƯƠNG TÁM

    Hẳn phải là 11 giờ, trong mười phút qua tôi ngồi ở bàn giấy xem lại bài ghi chép về chuyện xảy ra tối hôm trước thì bất thình lình giọng nói dễ nghe mà nay rất quen thuộc, phá vỡ cơn mộng mơ của tôi.
    - Nào, anh bạn Henry, chót hết rồi anh cũng đã làm được việc đáng kể đó. Nay có lẽ anh sẽ nhìn nhận là có thể tự chứng thực những điều tôi nói với anh hồi đầu, rằng chúng là sự kiện rất thật đối với tôi.
    Ấy là Acharya vào phòng tôi theo cách lặng lẽ bình thường của ông.
    - Vâng, Acharya, tôi phải nhìn nhận việc đó. Tôi bắt đầu ý thức là ngay cả những việc mà thầy dậy tôi hồi trước và tôi chưa thể chứng minh rõ ràng, hẳn sẽ chứng tỏ được khi tôi có thêm kinh nghiệm. Tôi nghĩ thầy đã biết rõ chuyện gì xẩy ra tối qua và tôi không cần đưa thầy coi bài tường thuật của mình, nhưng tôi muốn thầy đọc nó để xem tôi có quên điều gì quan trọng.
    Acharya trả lời rằng ông rất sẵn lòng đọc bài viết, và cũng muốn xem bài ghi lại cuộc du hành lần thứ hai ở cõi trung giới của hai chúng tôi. Ông thêm rằng ông muốn nói về chúng một lát trước khi sang chỉ dẫn mới. Sau khi xem xong những bài này, gương mặt ông lộ vẻ khen ngợi nỗ lực của tôi, thấy rõ là ông rất vui với việc tôi có thể thực hành vài chỉ dạy mà ông đã kiên nhẫn giảng cho tôi trong hai tuần qua. Tôi bảo mình mang ơn ông biết chừng nào với sự trợ giúp rất cần và không ích kỷ của ống, nhưng ông trấn an, bão tôi không cần phải thấychịu ơn gì cả, vì phần việc của ông là đáp ứng lại những trường hợp trong đời như tôi, cũng như ông được đáp lại rất hậu nếu ai mà ông chỉ dẫn nhờ đó có lợi một cách thực tế và đúng nghĩa.
    Rồi ông bắt đầu nhận xét về hai tối qua, còn tôi lắng nghe hết sức chăm chú. Ống nói như vậy:
    - Trước tiên tôi phải giải thích tại sao tôi mang anh lên cảnh thứ ba của cõi tình cảm từ London, vì anh biết nó không cần thiết chút nào. Lý do là để anh ý thức rằng bất cứ thành phố nào mà anh đi tới bằng thể tình cảm sẽ thấy y hệt như thành phố mà anh quen thuộc ở cõi trần, tuy cái anh thấy không phải là vật chất mà là phần tương ứng bằng chất liệu tình cảm của đô thị vật chất, nằm ở cảnh thứ nhất của cõi trung giới. Trong tương lại tốt hơn là anh bắt đầu du hành từ Colombo. Anh sẽ thấy đi lên những cảnh cao hơn cảnh thứ ba cũng dễ dàng y thế, nơi mà anh tiếp xúc với Daphne, vì nguyên tắc làm việc giống nhau, nhưng muốn làm vậy anh cần phải có một nơi chốn rõ ràng ở mỗi cảnh, cho anh tượng hình nó trong trí và thể tình cảm của anh sẽ được mang lên tới đó chỉ vài giây theo cách tính ở cõi trần.
    “Tôi hơi ngại là anh có thể e sợ một chút khi khung cảnh chung quanh mờ dần và anh có cảm giác di chuyển. Tôi phải khen anh là đã không thất bại lần đầu, chuyện tôi để ý thấy đôi khi xảy ra cho học trò của tôi. Họ bị hoảng vía và gần như thức dậy tức khắc trong thể xác, tim đập muốn tung khỏi lồng ngực vì sợ hãi. Anh cảm thấy điều ấy thực vì đêm rồi anh quay trở về thể xác mà không chủ đích làm vậy, khi hăng hái quá mức trong lúc nỗ lực đi gặp Daphne và không cần tôi trợ giúp.
    "Không có gì cần để nói về cảnh thứ hai của cõi trung giới vì nó rất giống với cảnh thứ nhất, chỉ có điều bớt đông đảo hơn và ít ồn hơn. Trong hai cảnh gần cõi trần nhất, dân cư thường trú nơi ấy sống đời sống luôn luôn có hấp dẫn họ ít nhiều khi còn ở cõi trần. Trong đa số trường hợp người như vậy không ở đó trọn cuộc sống ở cõi trung giới, tuy có ngoại lệ cho ai có ràng buộc quá nhiều vào cuộc sống vật chất. Họ không muốn tiến lên những cảnh cao hơn của cõi tình cảm, nhưng họ bắt buộc phải làm vậy sau một thời gian chừng hai ba trăm năm. Lúc đó chân nhân thúc giục họ “chết lần thứ hai” để lên cõi trí. Phương pháp tiến bước này không phải là cái thường áp dụng, và không phải là cách của anh khi ngày giờ đến cho anh sang cõi trung giới. Anh đã ý thức khi thấy sinh hoạt của một số người sống ở cảnh thứ ba, là đời sống ở đó lôi cuốn anh nhiều lần hơn chuyện đi ăn nhà hàng rồi xem hát hay xi nê.
    “Tôi đã cho anh thấy cả họa sĩ và nhạc sĩ làm việc ở cảnh thứ ba, nhưng anh cần nhận thức là cảnh này không chỉ giới hạn cho họa sĩ hay nhạc sĩ. Cho anh thấy các kỹ sư tài giỏi, kỹ thuật viên chăm chú vào công việc mà họ ưa thích là chuyện rất dễ dàng, tức bất cứ loại người nào mà sở thích sâu đậm hồi còn sống không kết chặt với trò vui vật chất hay theo đuổi cái thuần vật chất.
    “Khi lắng nghe nhóm chơi nhạc dưới sự điều khiển của Johann Strauss, anh đã thấy vài cá nhân thuộc thế giới thiên thần có sự tiến hóa song song với loài người. Sau này khi có kinh nghiệm với những cảnh cao hơn cảnh thứ ba, anh sẽ thấy là không những thiên thần đông hơn mà họ hợp tác càng nhiều hơn với con người khi ta càng vượt xa cảnh đời vật chất. Anh có thể thích lối sống của họ hơn của chúng ta, và muốn tiến hóa từ cá, bướm, chim sang tinh linh, tiên nữ tới chót hết là hàng ngũ thiên thần như anh thấy, kể luôn cả ban nhạc chơi trong rừng. Chúng ta không thể thay đường tiến hóa của mình trừ một số trường hợp rất đặc biệt. (Ghi chú: một số nghệ sĩ tài danh môn vũ được cho là từ đường tiến hóa thiên thần chuyển sang người, thì dụ cho vụ ballet là Anna Pavlova và Nijinsky người Nga hồi đầu thế kỷ 20).
    “Có thể ảnh tự hỏi tại sao tôi dành nhiều thời giờ ở Học Viện, chỉ cho anh thấy việc diễn ra trong những tòa nhà loại ấy. Tôi làm thế vì hai lý do:
    - Cái thứ nhất là để anh ý thức rằng nơi đó chỉ là một trong nhiều trường hiện hữu ở cõi trung giới, cho người ta có thể học về ngành nghệ thuật mà họ ưa thích. Việc học tiếp này khiến cho khi tái sinh Iần kế, họ có mong ước tiếp tục theo đuổi ngành ấy để ít nhất một số người có thể trở thành bậc thầy trong nghệ thuật của họ, và giúp cõi trần tiến bộ, về cả văn hóa và học hỏi.
    - Lý do thứ hai thì anh phải tự suy ra. Nhờ có hình ảnh thật rõ ràng của Học Viên trong trí sau khi trở vô
    thể xác ở Colombo, anh có thể quay lại chỗ ấy rất dễ không cần cố găng nhiều; từ đó tiếp xúc được với Daphne và tiếp tục kinh nghiệm về cõi trung giới. Trong tương lại đừng quên việc ấy. Hãy chấm một tòa nhà hãy nhìn ngắm nó trong trí, rồi anh có thể dùng nó như hình tư tưởng để định tâm vào, khi muốn đi lên tới cảnh giới đó.
    “Tôi hy vọng anh đã ý thức sâu sắc nhu cầu phải biết cách mà thời giờ ảnh hưởng đến việc du hành của anh ở cõi trung giới. Tôi đã đi vào chi tiết về điểm quan trọng này để anh có thể hiểu cách xem xét nó khi có cơ hội.
    "Về chuyện đi tới chỗ diễn ra nghi lễ ở cõi trung giới thì không có gì phải bàn. Anh nhớ là sau khi chúng ta đến nơi, ngồi lên rễ cây mọc ở bìa khoảng trống, tôi dặn anh giữ yên lặng hết mức. Lý do là cho dù người thuộc thế giới thiên thần không thực sự phản đối việc loài người xem họ làm việc, họ không thích có bất cứ gián đoạn nào.
    Hẳn anh còn nhớ sự nghiêm trọng của mục đích bao trùm mạnh mẽ trọn buổi lễ ra sao. Những chú lùn từ trong rừng bước ra ở hồi đầu và khởi sự nghi thức với giọng hát, tiếng trống của họ, có mức tiến hóa thấp hơn cả anh và thành viên ban hoa tấu rất xa.
    “Tuy nhiên một điều thấy được rõ ràng là tất cả bọn tập trung hết sức mình vào việc làm của họ. Không có đứa giỡn, pha trò cười cợt như buổi hòa nhạc ở cõi trần. Sự khác biệt đáng nói ấy là cái tôi muốn anh chú ý, vì nếu muốn thấu hiểu thế giới thiên thần và - tôi tin - khi ngày giờ tới làm việc chung với họ, anh phải ý thức rằng sự sống là chuyện rất nghiêm trọng đối với họ, và việc đùa cợt thường không có trong cung cách họ hành sự. Không phải là họ không thể cười to, thiên thần thực ra rất đỗi hạnh phúc, biết thưởng thức những niềm vui đơn sơ của thiên nhiên, nhưng họ không để cho anh hưởng bên ngoài gây xáo trộn ra sao đi nữa cho sự hoàn hảo của công việc họ làm.
    "Để anh hiểu chuyện sau đây tôi phải ra ngoài đề một lát. Chắc anh đã nghe nói tới các vị Đạo đồ (Initiates), La hán (Arhats) và Đào sư (Adepts) trong đường tiến hóa của chúng ta. Những danh hiệu này thấy trong sách huyền bí nhưng không có mấy điều được viết về chúng. Lúc này tôi có thể nói vắn tắt cho anh hay như sau. Khi còn người tiến hóa theo đường vạch ra cho họ, cuối cùng họ sẽ được các Đạo sư kiểm soát và hướng dẫn, các ngài là người toàn thiện nhưng ở mức tiến hóa giống anh cách đây hàng ngàn năm về trước.
    “Những vị này đã hoàn tất cuộc sống phải trải qua ở cõi vật chất, vì họ đã học trọn những bài học có ỏ cõi trần. Do lòng từ bi đối với toàn thể nhân loại, họ đã chọn ở lại thế gian (đây là một hy sinh của các ngài như anh sẽ rõ về sau) trên qua địa cầu, để giúp nó tiến và trợ lực cho sự phát triển của nó. Các Đạo sử này đôi khi được gọi là các Chân sư (Masters), vì một số Vị nhận đệ tử tức người sống trong đời nhưng chưa toàn thiện, để phụ lực với các ngài trong việc phải làm. Những đệ tử này được cho nhiều cơ hội phát triển mà nói chung người thường không có, nhưng anh có thể tin chắc là họ đã phải ra công mới có được cho cơ hội như thế, mà không phải là thiên vị riêng tư khiến họ được chọn trong khối đông nhân loại cho công việc đặc biệt này.
    “Đó là công tác khó nhọc và thường có nghĩa ai như vậy phải từ bỏ nhiều điều thường làm ở đời, để d dành trọn con người học cách phụng sự nhận loại mà không nhận lãnh lợi lộc vật chất đáp lại cho việc ấy. Họ thực hiện việc phụng sự vô ngã, và phần thưởng duy nhất là họ được phép tiếp xúc với những đấng tòan thiện họ đã thuận phục vụ, trong Iúc ngủ khi dùng thế tình cảm của mình.
    “Các đệ tử ấy sau nhiều kiếp làm việc và có huấn luyện đặc biệt, được chuẩn bị cho các lễ Chứng Đạo (Initiation, thường được dịch là Điểm Đạo). Nghi lễ ấy cho họ quyền năng làm họ khác biệt với người thường, như chỉ dậy họ cách đọc được tâm trí người bởi khi một ai phát triển đến mức này, họ sẽ không hề dụng quyền năng ấy cho việc gì ngoài việc giúp đỡ kẻ khác. Họ được dạy cách giữ tâm thức liên tục ở mỗi cảnh giới - như tôi chỉ dẫn anh có tâm thức liên tục ở cõi trung giới và coi trần mà thôi, vào lúc này sự việc có hơi khó hiểu cho anh một chút.
    “Khi cần, những người như vậy có thể làm điều mà thế gian gọi là phép lạ nhưng họ không hề làm nó, trừ phi theo lệnh của một trong các vị đạo sư giúp quản trị thế giới. Có năm giai đoạn hay năm lần chứng đạo và chỉ khi đạt tới lần thứ năm con người mới trở nên toàn thiện và không phải tái sinh trở lại cõi hồng trần. Đôi khi đời sống của vị đạo đồ được kéo dài sống lâu hơn mức trung bình, nhưng họ chỉ làm vậy cho mục đích đặc biệt hay vì họ được cần đến ở một nước trong thế giới, nhằm tạo ảnh hưởng cần thiết cho các thế hệ mai sau.
    “Trong nghi lễ của thiên thần mà anh có mặt, anh để ý thấy thiếu nữ trẻ tuổi giữ phần đơn ca trong bản hòa tấu, ngồi trên ngọn của một trong những cây cao nhất ở bìa rừng mà không hề lại gần các thành viên của ban nhạc, hay đi xuống mặt đất. Lý do của nó như sau. Những cô gái ấy được huấn luyện đặc biệt cho việc họ làm, họ sống tách rời khỏi khối thiên thần nói chung và trên thực tế, hiến dâng mình cho công chuyện đặc biệt của họ. Muốn vậy họ phải phát triển để có những thể hết sức nhạy cảm, cùng tâm trí có thể hòa nhịp với phần việc chuyên biệt đang được thực hiện. Lấy thí dụ thì cô gái ấy là nhân vật tiến hóa cao, cô là một vị đạo đồ theo đường tiến hóa của thiên thần, và tới mức có quyền năng lẫn hiểu biết vượt xa hẳn các thiên thần loại trung bình mà anh thi thoảng sẽ gặp.
    “Rồi còn vi giáo sĩ hoàn tất nghi lễ và triệu thỉnh các Đấng kiểm soát vũ trụ để giúp cho việc đang làm. Ông cũng là một nhân vật tiến hóa cao nhưng chưa phải là một đạo đồ, và có lẽ cũng chưa phải là để tử của một trong những vị toàn thiện. Vai trò của Ông là giáo sĩ, được chỉ dạy để thâu nặng lực do âm nhạc có định lực và tư tưởng chú mục của người tham dự tạo ra, cùng chuyển nó đi nhờ quyền năng tư tưởng đến hội nghị đang diễn ra trên trái đất. Có thể anh không tin là chuyện như thế khả hữu và anh không cần phải tin, nhưng nói “Làm sao có được việc ấy” thì cũng dại khờ y như tin nó chỉ vì ai đó bảo đảm với anh rằng cái này hay kia là chuyện có thật.
    “Tôi mừng khi Daphne cho chúng ta cơ hội đến thăm nhà cô vì biết rằng có những lúc cô không có mặt trong phòng ở Học Viện. Mà tôi cũng mừng cho anh được dịp thấy có nhiều người sống trong thung lũng chỗ nhà của Daphne, vì muốn anh gặp và nói chuyện với vài người ấy. Chuyện của anh và nỗ lực anh làm để sống một đời sống khác bên ngoài thể xác trong khi vẫn sống ở cởi trần, chẳng những sẽ khiến vài người trong bọn chú ý mà còn giúp cho họ nữa.
    “Một số chưa tiến như anh và trong những kiếp qua không có cơ hội để tiến như anh có, chuyện khiến anh được chỉ dạy đặc biệt trong kiếp này. Vì hưởng đặc ân được chỉ dạy, anh cũng phải sẵn sàng và mau mắn truyền bất cứ kiến thức nào mà anh có cho người khác. Ý định xuất bản thành sách những bài nói chuyện của tôi với anh và việc anh ra khỏi thể xác đi du hành là chuyện rất hay, mà không phải nó chỉ giúp những ai còn đang sống trong thế giới. Điều tôi nói với anh bây giờ và trong những câu chuyện ta sẽ có về sau, thì không phải nói riêng cho anh nghe mà còn cho những ai quan tâm muốn tìm hiểu đúng mức. Khi anh được cho hay những điều cần giữ kín thì thường là vì việc có hiểu biết loại ấy sẽ cho phép người ta gây hại kẻ khác, nếu hiểu biết được dùng vào mục đích ích kỷ, nhưng tôi có thể bảo đảm là anh không có gì phải nghi ngờ về những chuyện đó khi tới mức phát triển khiến được truyền loại hiểu biết như vậy.
    “Nay nói về đoạn cuối của bài anh viết về chuyện du hành lần thứ hai sáng cõi tình cảm, tôi phải khen ngợi về những chi tiết anh nhớ được để ghi lại. Lòng quyết tâm muốn nhớ là lý do khiến anh thành công, và nếu biết được rằng năng Iực ý chí về một phần lớn là thần chú dọn đường cho đa số những khó khăn của mình, anh sẽ tiếp tục được thành công trong tương lai.
    “Chi tiết quan trọng duy nhất có vẻ như anh không nhớ, và chắc anh không nhận ra lúc ấy, là khi nghi lễ diễn ra khoảng đất trống trong rừng, có hàng trăm thiên thần bay lượn nhẹ nhàng, vờn qua lại ít nhiều ngay trên đó, chừng 5 - 7 thước bên trên những ngọn cây bao quanh khoảng đất. Họ không phải chỉ là khán giả hay đám đông tụ hội như ta thấy trong thánh đường lớn ngòai đời mà họ là người tham dự nghi lễ tích cực nhất, nhờ nỗ lực của họ mà lực cần thiết tôi đã nói được sinh ra. Nếu anh thấy được họ thì hay biết mấy, vì anh sẽ để ý là vào cuối bài kinh cầu mà giáo sĩ xướng lên, có vẻ như họ thu lấy lực thiện sinh ra và sau đó lập tức kéo đi thành một đoàn, hẳn là để bảo đảm kết quả như ý. Đừng bận tâm là đã quên chi tiết ấy, tôi có thể đoán chắc với anh là bài viết rất khá.
    “Cái thúc giục anh tự làm thử lấy chuyện vào tối hôm sau là điều hết sức tự nhiên, trong tương lai khi có thúc đẩy tương tự đến hãy luôn luôn hành động ngay tức thì. Động lực ấy đến từ linh hồn là chính anh và linh hồn luôn mong mỏi anh có được thêm hiểu biết loại này. Hoạt động ở những cõi cao hơn cõi trần tỏ ra thú vị hơn đối với chân nhân khi so với giải trí phù phiếm và sinh hoạt thường lệ ta phải làm trong đời. Dĩ nhiên chân nhân ý thức rằng cuộc sống ở cõi trần cần thiết cho sự tiến hóa của ta, nhưng mục tiêu của ý muốn này luôn luôn giữ nguyên là để con người thăng hoa chính mình, học càng mau càng tốt những bài học mà vô số kiếp sống là nhằm để dạy ta. Khi làm vậy ta sẽ mau lẹ thoát khỏi việc phải tái sinh lần nữa, và có thể có cuộc sống khác thú vị hơn nhiều, việc chỉ có thể có cho ai đã học hết tất cả những bài học cần biết nhờ sống dưới thế.
    “Anh có thể thấy là bây giờ tôi giải thích sự việc dễ dàng hơn ra sao, vì anh đã có đôi chút ý niệm về cuộc sống mà người ở cảnh thứ nhất, hai và ba sống ở cõi trung giới, ngay bên trên cõi trần. Cảnh thứ ba như anh biết có đa số các trường để dạy học viên những ngành nghệ thuật khác nhau, không lâu đâu tôi sẽ cho anh thấy cảnh thứ tư cái thực ra là nối tiếp của cảnh thứ ba. Cảnh thứ nhất và thứ hai tạo thành mức một, canh thứ ba và tư là mức hai, cảnh thứ năm và sáu mức ba, và cảnh thứ bảy là ranh giới giữa cõi tình cảm và cõi trí.
    “Ở cảnh thứ tư có nhiều nhạc sĩ và họa sĩ, họ làm việc một mình và không muốn dạy ai hay lúc này đã dạy xong rồi. Ta cũng có bác sĩ nghiên cứu với một số những cách trị bệnh mới được khám phá ở cõi tình cảm. Nhiều nhóm các nhà nghiên cứu tụ lại với nhau trao đổi ý kiến, tuy họ không có thú vật để thí nghiệm nhưng lý thuyết của họ tới ngày giờ sẽ kiện toàn và thâm nhập vào trí tụê cùng não bộ của bác sĩ làm việc tương tự dưới trần. Nếu anh hỏi ai chuyên nghiên cứu về y khoa trong thế giới là có bao giờ họ thức dậy buổi sáng và nảy ra ý hay - điều họ có thể mất nhiều tháng để kiện toàn và đem thực hành, và sẽ thành một trong những tiến bộ mới của y khoa - thì có lẽ họ nhìn nhận rằng có chuyện đó.
    “Rồi có những tòa nhà, cửa nhỏ và lớn, có vẻ như là bệnh viện tâm thần. Tuy đời sống ở cõi tình cảm làm cho người bình thường nào cũng có thể hoàn toàn hạnh phúc, vẫn có một số đông người ao ước chuyện bất khả, muốn có mặt trời mặt trăng. Họ lo lắng như đã lo lắng trong đời, và kết quả thường thấy là bệnh tâm thần. Thể tình cảm cơ cấu tương ứng với não bộ xác thân mà còn chứa đựng thể trí. Người ta có thể bị rắc rối trí não sau khi qua đời, như hối hận về hành động hay lời nói nông nổi trong kiếp đã qua, chuyện mà nay họ ý thức là không bao giờ xóa bỏ hoàn toàn được. Cái đó làm họ đau khổ nhiều hay ít tùy theo mức nhạy cảm của mỗi người. Những trường hợp như thế thường được bác sĩ chuyên về tâm thần chữa trị, mang lại lợi ích cho cả bác sĩ và bệnh nhân.
    “Ở cảnh thứ năm và sáu, anh sẽ thấy nhiều người nữa nghiên cứu, chẳng hạn các nhà phân tâm học, hay các chuyên gia về tim, não v. v. Chuyện thường xảy ra là bác sĩ và các chuyên gia thuộc những ngành khoa học khác nhau có nhiều kiếp liên tục làm y một loại công việc, anh có thể tưởng tượng chuyện sẽ có giá trị biết bao khi người như vậy gặp bạn đồng ngành ở cõi tình cảm, nơi mà tất cả kiến thức được tụ lại vì lợi ích cho nhân loại. Có các nhóm triết gia muốn giúp đỡ thể giới theo cách riêng của họ, họ cảm thấy nếu khuynh hướng tư tưởng trên thế giới được thay đổi, theo đường tiến bộ hơn là chiến tranh và sự thống trị của quốc gia, thì cuộc sống sẽ thoải mái hơn rất nhiều và đáng ước ao hơn.
    “Có những nhà thần bí tin rằng nhân loại có thể được giúp tốt nhất bằng cách tham thiền theo những đề tài như “Tính Duy Nhất của Sự Sống”. Rồi có người khác đầy lòng tín ngưỡng cảm thấy rằng con người chỉ tiến bộ được nếu tin vào tín điều này hay kia, người như thế nỗ lực tạo nên một tôn giáo toàn thiện bằng cách lấy những điểm giáo lý trong tất cả những tôn giáo lớn từ xưa đến nay, trộn lại thành một triết lý mới. Các thiên thần quan tâm rất nhiều về tất cả những hoạt động này như anh sẽ thấy về sau.
    “Ở những cõi đó các vấn đề kinh tế thế giới được thảo luận và xem xét nhiều tháng nhiều năm. Khi các chuyên gia ấy đi tới một kết luận nào, giải pháp được thực nghiệm bằng cách gây ấn tượng trong não bộ người trần về kết luận này, những ai ở trong vị thế mà lời cố vấn của họ được quốc gia hay các nhóm cải cách đầy thế lực nghe theo, vì nhân loại phải được trợ giúp khi có khủng hoảng quá lớn lao và quá nghiêm trọng, không thể giải quyết được với nỗ lực của riêng mình.
    “Trong những phút nguy biến các nhà lãnh đạo tài ba của thế giới có vẻ như đứng trên đài cao và sáng chói, thường khi ai đó trước đây chỉ là chính trị gia hay nhà lãnh đạo ít tiếng tăm một chính đảng, nay trở thành nhân vật nổt bật trong chính trường thế giới; kết quả ai cũng thấy là họ có sự khôn ngoan và tài lãnh đạo vượt mức bình thường người ta tưởng chính khách ấy có. Khi cơn khủng hoảng qua rồi và họ làm xong phần việc lớn lao, người như thế có vẻ như trả lại vị trí không tiếng tăm trước đây của họ.
    "Những người ấy được chọn và được một trong các đấng Cao Cả trợ giúp, những Vị luôn chăm chút trông nom thế giới và lo lắng cho con người. Trong khoảng thời gian được ảnh hưởng thì chính khách quả là siêu nhân, nhưng khi nguy biến giảm đi thì sự trợ lực phải rút về, vì mỗi người có tự do ý chí và chỉ có thể được giúp đỡ tới mức ấy mà không thể đi xa horn. Winston Churchill biết về điều này và nói như sau năm 1942: “Thỉnh thoảng tôi có cảm tưởng rất mạnh mẽ là có sự can thiệp. Tôi muốn nhấn mạnh là đôi khi tôi cảm thấy có bàn tay hướng dẫn đã can thiệp vào. Tôi có cảm tưởng là chúng ta có người hộ mạng vì chúng ta phục vụ cho chính nghĩa lớn lao, và chúng ta sẽ có được vị hộ mạng này bao lâu mà chúng ta phục vụ trung thành cho chính nghĩa ấy”.
    "Cũng ở các nơi đây có những người quan tâm đến việc thực phẩm cho nhân loại bị thiếu hụt, vì dân số địa cầu tăng hàng triệu mỗi năm. Thiên thần giúp vấn đề này bằng cách gợi ý những phương pháp canh tác mới, các đề nghị đó được gieo vào trí não của người sống trên trái đất, ai có trách nhiệm về vấn đề này trong khu vực của họ. Bằng cách này, ý tưởng và phương pháp mới xuất hiện và dần dần được nhân loại dùng. Anh có thể dự vài hội nghị diễn ra ở những cảnh trên và tự chứng minh những gì tôi nói với anh là đúng, nhưng không chắc là anh có thể tiếp tục dự đến khi họ đi tới kết luận, vì chúng thường kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng tính theo ngày giờ cõi trần, và lẽ tự nhiên anh phải trở về thân xác sau vài giờ thoát ra. Nhiều tiến bộ vĩ đại thường có được ở những hội nghị như vậy, và đề nghị được đưa ra cho người sống trên đời, cho phép nhân loại tiến triển về mọi mặt khác nhau.
    "Có lẽ anh tự hỏi tại sao thế giới tiến bộ trong thế kỷ này hơn là thế kỷ kia. Nó có không những vì ngày nay ta có phương tiện hàng không, vô tuyến, mà chỉ vì nói chung nhân loại quá chậm chạp nhưng đang chú tâm dần đến việc giải quyết những vấn đề hiện có, và nhờ giải quyết ấy trọn khối đông hưởng lợi. Nói khác đi, nhân loại càng tiến hóa hơn thì càng bớt ích kỷ dần, nó chứng tỏ là ít nhất họ đã học được vài bài học mà cuộc sống dưới cõi trần là nhằm để dạy cho tất cả chúng ta.
    “Khó mà giải thích việc làm của thế giới thiên thần, vì phương pháp họ dùng rất khác biệt với điều anh đã quen. Muốn hiểu nó ảnh phải nhớ rằng thế giới thiên thần nắm quyền kiểm soát cái phần của sự sống ta gọi là Thiên Nhiên như biển cả, gió mưa, việc dùng ánh sáng mặt trời trong canh nông, và những chuyện như ngày giờ thích hợp trong năm để gieo các loại hạt khác nhau. Tất cả đều thuộc về việc quản trị của thiên thần. Họ dự vào những cuộc thảo luận với loài người khi hiểu biết chuyên môn và kinh nghiệm của họ có thể được sử dụng. Thường thường họ truyền tư tưởng theo cách suy nghĩ của trí não mà không bằng lời - nhưng họ có thể dùng lời khi cần phải làm vậy.
    "Thỉnh thỏang anh nghe là giông bão, cuồng phong và động đất làm bao nhiêu người thiệt mạng, tàn phá lớn lao và hàng triệu người mất nhà cửa, anh có thể tự hỏi làm sao Ông Trời tốt lành lại để cho chuyện như vậy xảy ra, nhưng anh có tìm hiểu về nguyên nhân có thể có của những thảm nạn ấy không? Không phải là trước khi có tàn phá như vậy người ở các nơi ấy sống trong điều kiện dễ sinh ra tội phạm hơn là tiến bộ? Thảm nạn như tôi nói tới có thể dễ dàng là phương tiện để làm một chính phủ lười biếng thức tỉnh trước trách nhiệm của mình, và thường khi một kế hoạch tái xây cất được bắt đầu ngay lập tức, để ai sống sót có thể được cư ngụ trong điều kiện thích hợp hơn trước.
    “Thiên thần kiểm soát bão tố, động đất (xin đọc lại PST 42 t. 46) và theo kinh nghiệm riêng tôi biết các ngài xót thương nhân loại rất nhiều, do sự mù quáng của họ khiến phải có tai họa như thế. Các ngài phân bố một số Iớn thiên thần để rước những người không may bị tai nạn trong các thiên tai đó, lúc họ chuyển từ cõi trần sang cõi trung giới, làm những gì thiên thần có thể làm để giảm bớt nỗi kinh hoàng của người bị thiệt mạng, và giúp họ làm quen với tình trạng mới.
    “Chuyện cũng y vậy khi các thế chiến xảy ra, vô số linh hồn bi thảm tử vì vũ khí tối tân. Không có đủ người thuộc hàng ngũ nhân loại ở cõi trung giới để đối phó với mức độ tàn sát khi hai đoàn quân quyết chiến với nhau, thế nên hàng ngũ thiên thần sát cánh với người, làm tận lực trong quyền hạn của họ để giúp ai bị sợ hãi kinh khiếp vào lúc qua đời. Quả thực có những lúc người và thiên thần sánh vai nhau hợp lực, mỗi bên phục vụ Thượng Đế theo hết khả năng của họ.
    “Nay tôi phải nói cho anh hay một chút về sự sống ở cảnh thứ bảy và là cảnh chót, cảnh cao nhất của cõi trung giới. Việc đầu tiên đập vào mắt anh khi đến thăm nơi ấy là hoàn toàn không có nhà cửa, dinh thự. Không có dấu hiệu nào là có ai cư ngụ, nhưng anh sẽ thấy có người sống thường trực ở đó tuy họ làm đủ mọi cách trong vòng khả năng của mình để xua đuổi khi có ai khác đến gần. Người như vậy tin rằng việc tiến hóa của họ chỉ có thể làm được bằng cách ở ẩn hoàn toàn và sống đời thinh lặng. Dưới trần đó là đạo sĩ, sống xa lánh người đời ở thăm sơn cùng cốc, hay trên đỉnh núi chơ vơ ít có ai lên tới. Nhưng người này dành trọn cả đời để tham thiên, nhịn đói và sống đời mà thế gian gọi là khổ hạnh.
    “Người như vậy vẫn y nguyên thế ấy sau khi chết, và tới ngày giờ thì họ lên đến cảnh thứ bảy của cõi tình cảm, tiếp tục đời tham thiền ở đó. Anh thấy họ trong kiếp dưới trần là tu sĩ thuộc những dòng tu tịnh khẩu hoàn toàn giữ im lặng, và sống đời tách biệt với người thường. Những người này đã quen với cảnh sống một mình, cầu nguyện nhiều giờ trong ngày để giúp nhận loại nên sau khi chết, muốn có sự tĩnh lặng ấy bằng cách tiếp tục lối sống họ đã theo nhiều năm trên đời. Ở cõi trung giới họ không cần phải đi tìm hang hốc hay cất nhà để ở, cũng không cần thực phẩm để sống nên thường là họ sống giữa khoảng không, trong rừng và nơi xa xôi khuất nẻo, chỗ dễ dàng cho họ được ở yên không bị quấy rầy.
    “Cộng thêm với người thuộc nhân loại, ở cảnh giới này anh sẽ gặp vô số thiên thần tiến hóa cao làm việc nơi đây, nhưng không có tiếp xúc chút nào với nhân loại. Anh cũng sẽ gặp những người mà thời gian sống ở cõi trung giới đã xong, họ đang ngang qua cảnh thứ bảy để Iên cõi trí trên đường trở về phần cao cả trong người họ là chân nhân hay linh hồn, nó cư ngụ ở những cảnh cao của cõi trí gọi là cõi thượng trí (tức ba cảnh cao của cõi trí). Những người này thường có người hướng dẫn đi cùng với mình lên cảnh thứ bảy, hướng dẫn viên cũng là người như họ nhưng tiến hóa hơn và là linh hồn già dặn hơn; phần việc đặc biệt của các hướng dẫn viên là giải thích chi tiết chuyện “Chết lần thứ hai” nghĩa là gì.
    “Con đường từ cõi tình cảm sang cõi trí hòan toàn không có gì đau đớn và chỉ là việc bỏ rơi một lớp vỏ. Người hướng dẫn có phần việc là trình bày để những người này không có chút sợ hãi nào trong trí, vì tuy tất cả chúng ta đi cùng đường này nhiều lần trước đó mỗi khi xong một kiếp ở cõi trần, nhưng ta không nhớ lại đoạn đường đã qua, bởi mỗi lần tái sinh dưới trần ta có những thể xác, tình cảm và trí hoàn toàn mới, chúng không mang theo ký ức chi tiết của những kiếp trước. Việc đi từ cõi tình cảm sang cõi trí là chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát của người trung bình và khi tới lúc phải làm vậy, họ bắt buộc phải bỏ lại thể tình cảm vì lẽ giản dị là họ không còn kinh nghiệm nào phải học thêm ở cõi đó. Khi ấy họ bắt buộc phải đi sang cõi trí để cùng củng cố sự phát triển trí năng mà họ đã hoàn tất trong kiếp dưới trần, và thêm nó vào khối hiểu biết chứa trong hạt nguyên tử trường tồn (Permanent Atom), tượng trưng cho tất cả những kiếp đã qua của họ.
    “Sau khi nhận được tất cả chỉ dẫn cần thiết về việc đi sang cõi mới, người ta dần dần thiếp ngủ và gần như tỉnh giấc ngay tức thời ở cõi trí, và trong giấc ngủ ngắn ngủi họ thải bỏ hẳn thế tình cảm của mình. Bạn bè chào đón họ bên cõi trí y như khi bạn bè tiếp rước họ lúc qua đời và từ cõi trần bước sang cõi tình cảm. Họ bắt đầu một cảnh sống hoàn toàn mới lạ, trong trường hợp người trung bình thì cảnh sống này thường ngắn hơn nhiều so với thời gian ở cõi trung giới, tuy ai tiến hóa thì sống ở cõi trí lâu hơn.
    “Thể tình cảm mà người ta bỏ lại khi sang cõi trí sẽ tan rã sau một thời gian, hoàn trả về khối vật chất ở cõi tình cảm. Trong giai đoạn tan rã đó, thể có hình giống y như chủ nhân sử dụng nó trước đó. Anh cần hiểu rằng nó chỉ là cái vỏ nhưng bởi chất liệu cõi tình cảm rất uyển chuyển, nó có thể di động tới lui và với ai chưa kinh nghiệm thì dường như nó còn sự sống. Tôi đã thấy người còn ở dưới trần mà lên thăm cảnh thứ bảy, ngạc nhiên thấy họ không thể bắt chuyện với mấy cái vỏ gặp trôi vật vờ. Vỏ không phải là xác loại bỏ theo nghĩa thân thể là tử thi sau khi chết, bởi tuy cái vỏ không còn nối kết chút gì với con người thật hay chủ nhân đã bỏ nó, nhưng vỏ vẫn còn giữ lại một ít sự sống. Thực vậy bao lâu vỏ chưa tan rã hoàn toàn thị cái vỏ vẫn nghĩ nó là người đó, chỉ vì nó là một phần hay cái bóng của người đã đi khỏi.
    “Trong những buổi cầu hồn đôi khi chúng ta thấy có hiện hình đủ loại, sự thực là thay vì người đồng tiếp xúc được với chính một ai, hô chỉ tiếp xúc được với cái vỏ của người ấy - điều này có thể xảy ra khi người sau đã qua đời nhiều năm. Bạn của khách trong buổi cầu hồn có vẻ như trở lại cõi trần và nói chuyện với họ, nhưng về nhiều mặt không thấy bạn khôn ngoan như hồi còn sống, thấy như họ suy sụp. Ấy là chuyện bất khả, người ta không thể thoái hóa mà tiến bộ hơn khi sang cõi bên kia; vì vậy bất cứ khi nào gặp trường hợp như trên, có thể tin chắc rằng đó không phải là chính người ấy mà chỉ là cái vỏ, cái phần bị con người thật bỏ lại sau.
    “Tuy cái vỏ không linh hoạt nhưng rất có thể là các sinh vật khác nhập vào đó, dùng nó làm thể tạm thời và giả dạng là chủ nhân hợp pháp. Ai quá vãng đang sống ở cõi tình cảm thường làm việc ấy để đùa cợt gạt người khác, hay các tinh linh rắn mặt ưa phá khuấy, chiếm lấy một vỏ, tròng vào người như ta tròng áo khoác và giả dạng là chính họ. Ai giả dạng bên trong cái vỏ rất dễ đưa bằng chứng rằng mình là chủ, bởi những gì chứa trong não bộ của chủ nhân chính hiệu lúc còn sống sẽ truyền qua phần tương ứng của thế tình cảm, và sẽ được giữ lại trong đó cho bất cứ thực thể nào tới chiếm và giả dạng chủ nhân của vỏ lấy dùng. Có nhiều trường hợp người nghiên cứu mà cũng có thông nhãn (clairvoyant) đủ để thấy đằng sau cái vỏ có thể khẳng định, nhưng bất cứ ai nghiện cứu phải hết sức cẩn thận, vì tuy cái vỏ không còn sự sống của chủ nhưng nó có thể được làm sinh động bên trong hào quang của người đồng. Anh có thể tiếp xúc với vỏ sau này, và có một điều bạn biết chắc được là chúng không có gì nguy hiểm và có thể gây hại cho anh.
    ”Tới đây chấm dứt câu chuyện hôm nay của tôi. Chắc hẳn anh ý thức rằng nó hoàn tất việc trình bày rất ngắn ngủi của tôi về sự sống trong những cảnh khác nhau của thế giới kế cõi trần. Tôi muốn anh chuẩn bị một số câu hỏi để tôi trả lời vào sáng mai. Sau đó khi anh tự mình thí nghiệm nhiều ngày tôi sẽ trở lại và cho anh hay đôi điều về cảnh sống nơi cõi trí. Tôi không thể cho nhiều chi tiết về cõi này giống như đã nói về cõi tình cảm, vì khó mà đưa ra chuyện gì xảy ở cõi trí và so sánh chung với cái giống vậy ở cõi trần.
    “Sự sống ở cõi đó rất khác biệt so với ở đây vì mọi việc có liên hệ đến tư tưởng. Ở đây anh có bàn, ghế, nhà cửa, ở cõi trí tư tưởng là bàn ghế, nhà cửa – thực vậy không có gì ở đó ngoài tư tưởng - nên anh có thể thấy rõ khó khăn của tôi. Chắc tôi cũng sẽ đưa anh đi một chuyến ngắn thăm cõi trí, với hy vọng anh có thể nhớ đôi điều về cái cảm nhận hơn là thấy ở đó, nhưng sau này tôi sẽ nói nhiều hơn.
    “Mai tôi sẽ trở lại vào giờ thường lệ và hy vọng bản câu hỏi của anh sẽ sẵn sàng”

  20. #20

    Mặc định

    ...................
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. NHÀ TRỪ QUỶ KỂ CHUYỆN
    By satyaa in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 87
    Bài mới gởi: 24-07-2012, 09:28 PM
  2. Đối thoại với thương đế
    By Itdepx in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 27-01-2012, 05:37 PM
  3. GIÁO TRÌNH TÂM LINH NHÂN ĐIỆN M.E.L
    By tuanvu_quynh1949 in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 22-05-2011, 01:57 PM
  4. Linh Hồn Các Binh Sĩ Về Cảm Ơn Cha Thánh Padre Pio
    By satyaa in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 05-05-2011, 10:32 PM
  5. BÍ MẬT THÚ VỊ VỀ LINH HỒN LUYỆN NGỤC
    By satyaa in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 28-04-2011, 10:26 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •