Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 40

Ðề tài: Về núi Cấm

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định Về núi Cấm

    GIẤC MƠ LẠ
    Núi Cấm – một địa danh đi vào lịch sử.
    Núi Cấm – nơi chứa đựng bao huyền sử dân gian qua những câu sấm Trạng Trình, những bài sấm giảng, thi văn của đức Phật Trùm, của Sư Vãi bán khoai, của đức Bổn sư Ngô Lợi….
    Những nhà nghiên cứu lịch sử bắt gặp ở đây một chặng hành trình mở đất gắn liền với những cuộc khởi nghĩa oanh liệt chống Pháp của các vị anh hùng dân tộc: Phật Thầy Tây An, ông Cử Đa,đức Cố Quản...
    Những nhà nghiên cứu văn hóa bắt gặp tại nơi đây sự giao thoa của những nền văn hóa tâm linh khác nhau: văn hóa Kh’mer Nam Bộ, văn hóa Ấn Độ, văn hóa Java hòa trộn với phong cách bản địa tạo nên một bản sắc đặc trưng không lẫn vào đâu được.
    Còn những bậc phong thủy sư nhìn thấy được ở núi Cấm (Thiên Cẩm sơn) có địa mạch quan trọng nhất ở vùng Bảy Núi, là ngọn núi thiêng ẩn tàng nguyên khí của vùng đất phía Nam này…
    Thời gian trước, tôi là người tu huyền môn, cho nên sự quan tâm thiết yếu nhất vẫn là những huyền tích kì lạ đang bao phủ ngọn núi thiêng này như một màn sương mờ ảo. Đã bao lần tôi ước mơ được về Bảy Núi, niềm mong ước ấp ủ từ những ngày đầu theo học huyền thuật với thầy tôi… Mỗi lần đọc bài phụng thỉnh “ Trà Lơn ,Thất Sơn, Ông Cấm, Ông Két, Núi Sam, Núi Sập…” là một cảm giác hoài niệm mênh mang không rõ căn nguyên từ đâu ập tới choán ngợp cả tâm hồn đứa trẻ 15 tuổi. Niềm mơ ước được về núi chất chứa theo thời gian dần dần trở thành sự khát khao vô bờ bến.
    Nhưng, tôi biết điều đó là vô vọng. Bởi tuổi đi học lại nhà nghèo như tôi làm gì có tiền để về. Mà dù có tiền đi nữa cũng không thể nào đi được. Ba tôi làm cán bộ nên rất dị ứng với chuyện chùa miễu núi non… Tôi chỉ biết nén thở dài, đêm đêm trèo lên nóc nhà luyện sao rồi hướng về phía Tây Nam mà vọng bái…
    Rồi có lúc cơ duyên cũng đến.
    Nhờ đi chữa bệnh mà tôi quen được cậu Sáu, người chuyên tổ chức hành hương cho bổn đạo. Biết tôi chưa từng đi núi, cậu ngỏ lời mời tôi cùng tháp tùng một chuyến nhân dịp mùa hè. Tôi vừa mừng vừa lo lắng. Làm sao đi được! Từ trước đến giờ tôi chưa từng đi cắm trại quá hai ngày. Bây giờ đi biệt tích ba ngày ròng rã sức mấy mà ba tôi đồng ý.
    Tôi băn khoăn đem chuyện này trình với sư phụ. Thầy tôi khẽ cười:
    - Duyên con tới rồi, thầy cho con câu chú như ý này về đọc một đêm rồi nói chuyện với nội, con sẽ được đi. Nhưng, nhớ một điều, con chỉ sử dụng lần này thôi nghe. Không được lạm dụng …
    Nói xong thầy tôi kề tai tôi đọc nhỏ như vầy… như vầy…
    Tôi lẩm bẩm vài lần là thuộc lòng. Đêm đó tôi về luyện chăm bẳm có câu chú thầy tôi chỉ.
    Sáng dậy làm bánh, tôi trịnh trọng xin nội tôi. Nghe xong, bà nội tôi gật đầu cái rụp không hỏi han thêm. Má tôi nhăn nhó:
    - Nó có đi đâu nhiều ngày như vậy, rủi có chuyện gì…
    - Chuyện gì là chuyện gì? – Bà nội nạt ngang – Nó lớn rồi, cũng có dịp cho đi ra ngoài một chút chứ. Dạy con như vợ chồng bây làm sao nó nên người.
    Má tôi im re không dám nói thêm tiếng nào.
    Trời ơi, tôi mừng như bắt được vàng, trong bụng cứ ca vọng cổ. Bữa hôm đó ngồi làm bánh hoài đến trưa không biết mệt là gì…
    Ba đêm trước khi về núi, tôi nằm mơ thấy một chuyện kì lạ…
    Tôi đi lang thang giữa cánh đồng mênh mông nước nổi… Còn ngơ ngác chưa biết sẽ làm gì thì một ông già trạc ngoài năm mươi tuổi, tóc dài búi cao , râu ba chòm lốm đốm bạc, mặc bộ bà ba màu nâu đất bơi xuồng lại gần. Cụ nhìn tôi cười đôn hậu, ra dấu chỉ xuống chiếc xuồng. Không hiểu sao tôi riu ríu làm theo …
    Chiếc xuồng nhỏ xíu, nhẹ tâng lướt trên mặt nước không có chút gợn sóng. Nước trong veo. Bất chợt nhìn xuống, tôi giật bắn người vì có rất nhiều con vật lạ bơi nhởn nhơ. Những con vật này hình dáng kì dị chưa hề có trong sách sinh vật mà tôi được biết, không phải cá, cũng chẳng phải rắn, chẳng phải rùa. Tôi định quay sang hỏi ông già thì trước mặt tôi đổi khác – một con đường mòn đi lên núi…
    Buổi sáng thức dậy, hình ảnh trong mơ vẫn như in. Tôi nhún vai rồi lắc mạnh đầu tự nhủ: ngày tưởng – đêm mơ.

  2. #2
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    VIẾNG MIẾU BÀ CHÚA XỨ
    Ngày đi núi, tôi có mặt rất sớm. Háo hức quá mà! Cậu Sáu xếp cho tôi chiếc ghế súp ngồi gần tài xế, cậu nói nhờ tôi ngồi trên sẵn chú nguyện cho chiếc xe thượng lộ bình an. Tôi biết là cậu nói khéo đấy thôi. Một chiếc ghế đi núi cũng mấy chục ngàn, tôi đi ké thì làm gì có phước mà ngồi ghế dựa. Chẳng quan trọng. Được về núi là vui rồi.
    Ngồi trước mặt tôi là một chị độ ngoài ba mươi, nghe mọi người gọi là Út Hà. Chị là bà con xa với cậu Sáu. Sau lưng tôi là anh Huỳnh, lớn hơn tôi vài tuổi, cũng thuộc dạng linh căn đang thời kì bị hành xác. Nhìn cái mặt đen thui và đôi mắt tán thần của anh là tôi biết anh không làm chủ được mình. Anh cũng lần đầu đi núi và cũng được cậu Sáu cho một chiếc ghế súp như tôi. Anh Huỳnh lầm lì ít nói, tôi vốn cũng ít giao tiếp nên cũng chẳng hỏi han bắt chuyện làm chi.
    Chặng hành trình từ Sài Gòn đến Châu Đốc kéo dài tới chiều tối mới đến. Bởi trên đường đi, bác tài xế vô tình quẹt trúng đuôi xe của một người đang chạy cùng chiều khiến anh ta loạng choạng tay lái. Thế là tức tốc, anh ta hô hoán lên rồi cùng bạn bè đuổi theo chặn đầu xe, leo lên hành hung bác tài.
    Thấy có vẻ không êm, tôi cúi đầu tụng chú xả tai.
    Quái! Hổng hiểu sao chú tụng không linh. Tôi càng đọc, cuộc thư hùng lại càng dữ dội, có người còn nổi điên xách cây lớn đập vào thùng xe rầm rầm làm mấy bà già trên xe sợ khiếp vía. Cuối cùng, cậu Sáu phải chạy xuống xin lỗi và bồi thường một số tiền không nhỏ họ mới cho xe đi.
    Đến chỗ dừng chân châm nước xe, tôi thấy bác tài nói nhỏ gì đó với cậu Sáu. Cậu vội vã gọi anh Huỳnh tới và chỉ vào xe chỗ tôi ngồi. Anh Huỳnh lập tức chạy lên xách chiếc ghế chị Út Hà ngồi đem đi rửa. Nhìn theo chiếc ghế gỗ nhỏ bị ướt, tôi liền vỡ lẽ - chị Út Hà đang tới tháng.
    Người lái xe đò liên tỉnh rất tin chuyện tâm linh, cho nên phía đầu xe họ thường đặt tượng Phật Quan Âm đã tơm phép để thờ phượng, đốt nhang. Bây giờ chỗ thờ phượng bị uế tạp, việc xui kéo đến cũng là điều dễ hiểu. Lúc này tôi mới hiểu tại sao mấy câu chú xả tai của tôi chẳng phát huy được chút gì…
    Mặc dù trời đã chạng vạng, khu vực miếu Bà vẫn đông đúc nhộn nhịp như chợ Tết. Miếu Bà trang nghiêm sừng sững với hàng đèn sáng trưng, nhìn lên trên nóc miếu, khói nhang và khói vàng mã bay lên mờ ảo.
    Nhắc đến truyền thuyết về ngôi miếu nổi tiếng này, truyện xưa kể lại rằng: Những năm 1820 - 1825, Quân Xiêm thường sang nước ta quấy nhiễu, cướp bóc. Mỗi khi giặc đến, người dân quanh vùng lại phải bồng bế nhau chốn chạy lên núi lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo lên đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Chúng hì hục cậy ra, lấy dây buộc lại dùng đòn khiêng xuống núi để mang về xứ. Nhưng khi bọn chúng mới khiêng đi được một đoạn đường ngắn, lạ thay tượng Bà bỗng dưng nặng trĩu không thể nào nhấc lên được nữa. Khi đó, một tên trong bọn tức giận đập vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay tức khắc hắn bị Bà vật té sùi bọt mép giãy dụa như heo bị chọc tiết. Bọn còn lại hoảng hốt lạy như tế sao rồi kéo nhau chạy mất.
    Thời gian sau, Bà thường hiện về xưng là Bà Chúa Xứ, dạy dân làng khiêng xuống núi lập miếu thờ cúng. Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành. Thấy vậy, dân làng họp nhau lên núi khiêng tượng về thờ cúng. Nhưng lạ thay, dù mấy chục thanh niên trai tráng hò nhau gắng sức vẫn không lay chuyến nổi tượng Bà. Trong lúc mọi người đang rất thất vọng, có ý định bỏ dở thì một cô gái trong làng bỗng dưng lên đồng cho biết : "Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng". Dân làng làm theo lời dạy ấy và qủa đúng thật 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà đi xuống một cách nhẹ nhàng.

    Bỗng nhiên khi đi đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng, không thể khiêng nổi thêm một bước nào nữa. Khi đó mọi người đã hiểu rằng, Bà đã chọn nơi đây để an vị nên đã không cố gắng di chuyển đi nữa mà lập miếu thờ cúng chỗ đó…

    …Mặc dù đã trễ, đoàn chúng tôi cũng xin phép được Ban Trị sự vào hành lễ. Cậu Sáu vốn có năng khiếu ngoại giao. Mọi chuyện qua tay cậu là êm thắm vô cùng. Lúc này đang mùa vía Bà, người ta chen nhau bái tế, đến giờ đoàn tôi làm lễ mà vẫn còn nhiều người ôm heo vào cúng. Thiệt tình, nhìn cái cảnh người ta ùn ùn chen chúc nhau vào lễ bà trông chẳng khác gì cảnh mua vé xe ngày Tết. Từng con heo quay đỏ khé được đội vào làm lễ thật trang trọng. Trong khoảng một giờ, tôi đếm có trên mười con được bưng vào. Nghe nói, những người cúng heo đa phần đều là dân làm ăn, buôn chuyến hoặc dân đánh đề. Họ đến lễ bà cầu xin bà phù hộ cho những chuyến buôn của họ trót lọt, qua mặt được quản lí thị trường. Cũng có người đến vay lộc làm ăn, bây giờ họ đến trả nợ và vay thêm lộc khác. Có người trúng số đề nên thuê hẳn một chiếc xe với dàn đồ lễ trang trọng đến tạ ơn. Lễ xong, họ đi về ngay trong đêm đó.Cứ như thế mà người ta nối đuôi nhau rồng rắn chờ đến lượt mình vào dâng lễ. Mấy con heo quay vừa đặt xuống, nhang chỉ vừa cắm vào chiếc lư khổng lồ phía trước điện thờ, người chưa kịp khấn xong thì bị xua đi cho kẻ khác vào dâng tiếp.
    Tôi quay sang hỏi một dì thường đi núi chung đoàn:
    - Dì nè! Họ cúng cả con heo bự chảng như vậy, lấy gì mà ăn hết ?
    - Ít người ăn lắm con ơi.
    - Vậy là sao vậy dì?
    - Họ đem ra ngoài trước bán lại cho lò heo. Rồi lò heo đem vô làm nóng lại đem bán tiếp cho mấy người khác.
    - Trời đất! Một con heo đem cúng bà mấy bận luôn hả?
    - Chứ sao! Bởi vậy, dì không bao giờ mua heo ở đây cúng. Muốn gì, mua sẵn rồi chở từ Sài Gòn xuống luôn.
    Tôi bỗng chạnh lòng: “Tội thay, người ta vì tiền mà sẵn sàng lừa gạt lòng tin của kẻ khác. Họ lừa con người chứ làm sao mà lừa thần thánh cho được. Tại sao Bà Chúa Xứ linh hiển đến thế mà không trừng trị mấy tên lường gạt bất nhân ấy vậy kìa!”
    Điều này cứ làm tôi trăn trở mãi không đáp án. Về sau được gặp sư ông, tôi mạnh dạn bày tỏ:
    - Thưa thầy (tôi vẫn thường gọi sư ông là thầy), bà Chúa Xứ là địa linh một cõi. Vậy tại sao bà không thưởng thiện phạt ác mà lại đi độ cho kẻ buôn lậu, làm ăn phi pháp hoặc những người cờ bạc, đánh đề là sao ạ? Còn mấy tên lừa gạt sống quanh đó nữa, sao bà không vật hết cho rồi để không còn kẻ nào dám buôn thần bán thánh nữa.
    - Sao con biết do bà Chúa Xứ độ? – Sư ông cười hỏi lại.
    - Dạ, con thấy họ đi tạ ơn đông ken luôn. Nếu không độ lấy gì họ giàu có mà mua heo cúng trả lễ chứ!

    Sư ông nhìn tôi lắc đầu:
    - Con nói trật lất rồi. Tất cả là do nhân quả hết.
    - Nhân quả gì kì vậy thầy. Kẻ giàu làm ác tiếp tục giàu, người nghèo làm việc thiện càng gặp nhiều xui xẻo.
    - Đó là do cái nhân đời trước còn lại họ chưa hưởng hết, còn cái quả đời này chưa đến lúc chín muồi. Nhân quả thường hằng, chẳng qua là sự chưa tới đó thôi.
    - Thiệt tình là con rối quá thầy ơi!
    - Tại con không tin nhân quả.
    Bài học của sư ông đến già tôi mới hiểu phần nào.
    Xin trở lại câu chuyện dang dở...
    Một đêm ngủ lại ở miếu bà Chúa Xứ, tôi trằn trọc không ngủ được.
    Cậu Sáu liên hệ cho đoàn chúng tôi ở trong một phòng lớn phía trái chánh điện. Thật tình là tôi không có cảm nhận được chút ân điển nào của bà Chúa Xứ. Từ lúc hành lễ cho đến lúc nghỉ ngơi, tôi chỉ thấy tràn ngập nhiều luồng điển tạp từ những người đi trong đoàn và các đoàn khác chung phòng. Khoảng mười giờ đêm, họ bắt đầu quây nhóm lại với nhau. Chỗ thì nói thơ, nói kệ. Chỗ thì xem bói, soi căn. Người khác thì ợ ngáp rồi nhảy múa ngả nghiêng quay cuồng trong tiếng vỗ tay cổ vũ của những người cùng hội.
    Tôi cũng cố kéo chân ngồi tịnh. Nhưng ngột ngạt quá khiến tôi ngồi không yên, đành ngả lưng chợp mắt một chút. Văng vẳng nghe bên kia một giọng nữ cất lên lảnh lót như hát tuồng: “ Ta là Diêu Trì Kim Mẫu đây, các con có nghe không?”. Một người phụ nữ trạc sáu mươi nghe vậy liền cười ngất:
    - Diêu Trì Kim mẫu hả? Hổng biết phải mẫu thiệt hôn. Để tui xin keo cái coi.
    Nói xong, bà ta quay sang lấy đôi dép lào dấu dưới chiếu chắp lại rồi tung lên như người ta đang xin keo. Đôi dép lật ngửa.
    - Rồi, xin keo hổng phải. Mẫu này chắc là đồ giả - Bà ta la to.
    Nhiều người cất tiếng cười phụ họa. Vài tiếng chửi bóng gió từ phía vòng tròn của người đàn bà xưng mẫu vang lên.
    Chán ngắt. Tôi nằm quay mặt vào trong vách cố niệm Phật cho đến khi vào giấc ngủ chập chờn...
    Last edited by MINH THÔNG; 29-12-2012 at 03:21 PM.

  3. #3
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    VỒ THIÊN TUẾ

    Sáng sớm, đoàn người vội vã ăn sáng rồi nhanh chóng lên đường. Tôi chỉ kịp mua một ổ bánh mì không đem lên gặm đỡ trên xe. Xe lăn bánh đưa đoàn hành hương chúng tôi thẳng tiến vào núi Cấm. Càng rời xa miếu Bà, cảnh vật càng hoang vắng, quạnh hiu. Nhưng, trong lòng tôi lại cảm thấy một niềm vui vô căn phát khởi. Cứ như là mình sắp được về nhà vậy...
    Xe dừng lại ở bên ngoài. Đoàn chúng tôi phải đi bộ thêm một quãng vào chân núi. Đến nơi, tôi ngỡ ngàng đến lặng người... Con đường mòn lên núi giống y chang con đường tôi thấy trong mơ.
    Trèo lên được đến Vồ Thiên Tuế là ai nấy mệt lả người. Tội nghiệp mấy bà già, đi thở hồng hộc mà miệng vẫn tự động viên mình: “Mô Phật, Khỏe quá! Mô Phật, Khỏe quá!”. Tôi vốn thanh niên, sức khỏe dồi dào, vậy mà leo từ gộp đá này sang gộp đá khác một hơi hai bắp đùi tôi cứng đơ, mỏi nhừ. Hồi xưa, nghe thầy tôi kể các vị tiền bối tu trên này, muốn lấy nước phải đi gần nửa quảng đường núi. Khó khăn đến kinh dị. Nghĩ vậy thôi, tôi đã lắc đầu le lưỡi thán phục công hạnh của những bậc tiền bối ở đây...
    Ngôi am lá do hai sư cô cất trên vồ đón chúng tôi bằng mùi nhang trầm thoang thoảng với tiếng chuông thanh thoát giữa núi rừng. Nhìn ngôi thảo am đơn sơ với pho tượng đức Phật Thích Ca ngồi thiền định, tôi nghe lòng thanh thản lâng lâng. “Giá mà được ở đây lâu thì hay biết mấy” – Tôi thầm mơ ước.
    Vồ Thiên Tuế, một trong năm vồ của hệ thống núi Cấm khi tôi lên vẫn còn xanh um những bụi thiên tuế cao khỏi đầu người. Nghe nói có cây đã già hơn trăm tuổi. Khi nghe tôi hỏi về sự tích cái tên vồ Thiên Tuế, sư cô lớn tuổi giải thích: “Có hai giả thuyết giải thích về sự ra đời của địa danh này lận cậu à. Giả thuyết thứ nhất cho rằng do nơi đây này từng được vua Gia Long đặt đại bản doanh trong những lần lẫn tránh sự truy đuổi của quân Tây Sơn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho nhà vua, lúc đó người ta gọi “trại” là vồ thiên tuế ở, về sau nói gọn lại thành vồ Thiên Tuế. Giả thuyết thứ hai cho rằng do nơi đây ngày xưa mọc toàn cây thiên tuế, từ đó mà thành tên”.
    - Giả thiết nào đúng hơn vậy cô?
    - Cô thấy cái nào cũng đúng. Ở trên đây còn lưu lại dấu tích chiếc ghế đá ngày xưa vua Gia Long ngồi và giếng nước được tạo nên từ lưỡi kiếm của vua.
    Nói đoạn, sư cô dẫn tôi ra phía ngoài xem giếng nước. Nhiều người trong đoàn khách hành hương tò mò cũng vội đi theo. Đến một gò đá cao, cô chỉ:
    - Đó, giếng nước của vua.
    Gọi là giếng chứ thật ra chỉ là một khe nước chiều dài khoảng hơn 1m nằm giữa hai tảng đá lớn. Miệng khe nước có hình thoi, bén hai đầu. Nhìn giống như dạng một lưỡi gươm khổng lồ cắm xuống mà tạo thành. Sư cô kể tiếp:
    - Ngày trước, vua Gia Long bị Tây Sơn rượt đuổi phải rút lên đây lẩn trốn. Không có nước uống, binh sĩ mệt lả. Nhà vua cầu khấn với trời, nếu ngài có chân mệnh thiên tử thì xin trời ban cho nước uống. Khấn xong nhà vua cắm mạnh lưỡi gươm xuống khe đá, khi rút lên thì bất ngờ một mạch nước trào ra. Nhờ vậy mà quân lính mới qua cơn nguy hiểm...
    Mấy bà già đi chung xuýt xoa tán thưởng:
    - Trời đất! Ngộ quá hén. Vậy mà đó giờ mình đi núi cứ đi, có biết gì đâu.
    Nhiều người thành tâm cúi xuống vốc nước rửa mặt rồi trầm trồ khen nước mát. Tôi cũng bắt chước làm theo. Quả thật, nước giếng trời ban vừa mát lạnh vừa ngọt đến lạ lùng.

  4. #4
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    VỒ ONG BƯỚM
    Tiếp tục lên đường, trèo qua mấy dải rừng, chúng tôi đến được Vồ Ong Bướm. Nhìn vồ đá nhô ra, ở đó đặt một bệ thờ khói nhang nghi ngút. Tôi tò mò hỏi cậu Sáu:
    - Hồi xưa ở đây chắc ong bướm tụ về nhiều lắm sao mà người ta gọi là vồ Ong Bướm vậy cậu?
    Cậu Sáu lắc đầu. Lúc ngồi nghỉ, cậu tranh thủ lấy trong túi đeo ra một bình thủy nhỏ, vừa rót nước trà nóng trong bình ra chiếc tách nhỏ mang theo, cậu vừa kể cho chúng tôi nghe sự tích vồ Ong Bướm.
    Vào năm Quý Mão (1843), do sự xúi giục và hỗ trợ của Xiêm La, một đạo quân Chân Lạp do hai tướng là Vôi và Bướm chỉ huy sang cướp phá vùng Láng Cháy (An Giang) giết hại, cướp phá lương dân. Được tin cấp báo, lúc bấy giờ Quản cơ Trần Văn Thành (đức Cố Quản) đang đóng quân ở phía nam núi Cô Tô lập tức mang quân đến dẹp.
    Hôm ấy, trời đổ mưa như thác, nên từ Cô Tô đến Xà Tôn (Tri Tôn) đường trơn như đổ mỡ, thỉnh thoảng gồ ghề, binh sĩ phải trèo qua rất vất vả. Lúc đến Cây Mè, thình lình quân Chân Lạp ào ra chặn đánh rất dữ. Trong cơn nguy cấp, Đức Quản cơ Trần Văn Thành tuyền lịnh thoái binh để xoay thế trận. Quân Chân Lạp tưởng thắng trận rượt nà theo liền bị một toán phục binh của ta bất ngờ chặn đánh. Không đường rút, quân Chân Lạp nhảy bừa xuống hào mà chạy, thừa thắng, quân ta hỉ mặt áp lại đánh rất hăng.
    Xong, Đức Quản cơ thâu binh, rồi ra lịnh tiến gấp. Được tin phục binh mình bị phá tan, hai tướng Bướm, Vôi huy động toàn lực chờ nghinh chiến. Chiều hôm đó, hai bên đụng độ, trận chiến đụng độ suốt hai ngày đêm. Quân ta vì phần vì đường xa mệt mỏi, phần vì thức đêm, nên người nào cũng mệt và đói, mà tứ bề quân Chân Lập vây chặt, không ngả nào rút lui.
    Trước tình thế nguy kịch, đức Cố Quản liền chia quân ra làm ba đạo quyết phá vòng vây. Quân Chân Lạp la ó suốt hai ngày đêm. Bỗng nhiên, sáng hôm ấy không thấy quân ta động tinh, chúng tưởng đã bị tiêu diệt hết, nên tụ năm tụ bảy chè chén vui say, không màng đề phòng chi hết.
    Bất thần quân ta phản công, quân Chân Lạp trở tay không kịp, lớp chết, lớp chạy tán loạn. Duy chỉ có cánh quân phía nam do hai thướng Bướm và Vôi trực tiếp chỉ huy còn chống cự, nhưng rất yếu ớt.
    Quân ta vừa đánh mạnh, vừa bao vây, rồi cho một người biết tiếng Chân Lạp lên đồi cao dùng lời giải thích điều lợi hại mà khuyên dụ hai tướng Bướm và Vôi về hàng.
    Trong thế cùng lực kiệt, lại nghe lời chiêu dụ hữu lý, nên Bướm và Vôi truyền cho binh sĩ vứt bỏ vũ khí, rồi đích thân đến trước mặt Đức Cố Quản thọ tội. Xong trận này, quân Chân Lạp ở các vùng lân cận cũng xin hàng. Riêng Bướm và Vôi thì xin Cố Quản cho về ẩn dật.
    Sau đó, hai người lên tụ trên núi Cấm, chọn chỗ có vồ đá nhô ra làm nơi trú ngụ. Ít năm sau, hai người đắc đạo, có nhiều phép thần thông và thường hay chữa trị nhiều bệnh lạ để giúp người. Cả hai được những người Kh’mer trong vùng coi như hai vị Phật sống.
    Và đây chính là nơi tu luyện của hai ông.
    Nghe kể, trong lòng cảm khái. Người tu Phật có câu: "Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật", việc này chẳng phải là ứng dụng vào trường hợp của Ông Bướm, Ông Vôi đó sao. Người ta làm tướng giết người như rạ, vậy mà còn có thể tu hành đắc pháp. Còn mình, tu kiểu này bao giờ mới đắc đây?
    Tôi bước ra ghềnh đá, lặng lẽ thắp ba cây nhang thành tâm khấn vái. Một cảm giác bình an lan tỏa trong tâm hồn như làn khói nhang lan tỏa trong không gian se lạnh của núi rừng.

  5. #5
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    ĐỘNG THỦY LIÊM
    Chặng hành trình lên chùa Phật Lớn gần kết thúc. Cậu Sáu chỉ cho cả đoàn một cái hõm đá lớn bên thành núi. Ở đó nước từ đỉnh núi Cấm chảy xuống thành dòng thác nhỏ và tụ lại thành vũng lớn trong veo trông thật hữu tình.
    - Thủy Liêm động đó bà con. Ai muốn đi tiếp thì cứ đi, ai thích tắm thì vô gột rửa cho thanh tịnh.
    Đa số chỉ rửa mặt rồi đi tiếp. Chỉ có vài người trẻ ở lại, trong đó có tôi, anh Huỳnh và cậu Sáu. Thế rồi, một chuyện xảy ra…
    Vừa tắm suối lên, chưa kịp mặc áo thì anh Huỳnh ré lên một tiếng rồi bắt đầu nghiêng ngả như say rượu. Tôi đoán anh đang bị điển nhập. Chưa kịp có phản ứng gì thì anh ta bắt đầu bung quyền. Nhìn đôi mắt nhắm nghiền và tư thế đánh võ của anh, tôi biết anh đang xuất quyền Tề. Động tác của anh nhanh nhẹn, hai bàn tay bẻ gập xuống như khỉ, vừa đánh anh vừa khẹc từng hồi. Tôi đã từng thử quyền với Minh Tịnh rồi, huynh ấy thường đánh quyền Lục, tôi lại chọn Hổ quyền. Trong khi tôi vừa đánh vừa gầm thì huynh ấy vừa đánh vừa đọc hàng tràng tiếng lạ. Lúc trước tôi cứ nghĩ đó là thần chú đánh quyền. Tuy nhiên, huynh ấy đánh có bài bản và chủ động được bản thân. Khi nào cần thôi là điển xuất ngay, không để bị khống chế.
    Còn trường hợp anh Huỳnh thì khác hẳn.
    Anh đánh như ngây như dại, bộ pháp nhanh nhẹn đến bất ngờ. Hai tay anh vừa đánh vừa đỡ vòng kín quanh thân. Có những động tác vô cùng phức tạp, phóng lên gộp đá cao bên cạnh thác rồi nhảy lộn đầu xuống, lăn mấy vòng. Những chiêu thức này, tôi nghĩ chỉ có trong phim Tàu do Lí Tiểu Long hoặc Vương Vũ đánh ngày xưa mới có mà thôi.


    Lúc đầu, mấy bạn trẻ còn đang tắm thấy lạ chạy lên coi. Sau thấy anh Huỳnh có vẻ điên dại và dữ tợn quá nên hoảng hốt chạy đến núp sau lưng cậu Sáu. Thấy tình hình có vẻ không êm, anh Huỳnh không có biểu hiện nào nhưng đánh, cậu Sáu quay sang tôi hỏi: “Cậu xem có cách nào giúp nó! Nếu không, tôi sợ xác nó chịu không nổi”
    Thú thật, lúc đó tôi còn quá trẻ để biết cách xử lí tình huống. Nếu bây giờ tôi cũng bung quyền nhảy vô thì không những không giúp được anh mà còn biến động Thủy Liêm thành sàn đấu thần quyền nhằm so tài cao thấp! Cũng không thể dùng Ngũ Lôi mà đánh vào anh như đánh tà, việc này không chừng phạm vào chư vị phần điển e không có tốt cho tôi...Thật là rối trí!
    Trong lúc đang lúng túng, bỗng tôi nghe vẳng vẳng lúc gần lúc xa tiếng ai niệm bài kinh Tam Giáo Phật: “Thiên địa huyền tôn – Vạn khí bổn căn - Quảng tu vạn kiếp – Chứng ngộ thần thông….”. Bài kinh này trước đây sư phụ dạy cho tôi nhằm mục đích trị điên. Trì tụng bài kinh này và vẽ chữ phù Tam Giáo Phật vào trái dừa xiêm cho uống mỗi ngày. Nhẹ thì uống 21 trái, trung thì 49 trái, nặng thì 108 trái. Tôi trì tụng nhưng chưa bao giờ áp dụng cả. Gờ đây, tiếng đọc tụng vang lên như tiếng chư thần nhắc nhở hay là tiếng vang trong tiềm thức của tôi cũng chẳng rõ. Bất giác, tôi cúi đầu chắp tay đọc theo...
    Lúc đầu còn đọc nhỏ, sau giọng tôi cứ lớn dần, lớn dần thành sang sảng. Rồi bất chợt, trong một hành động vô ý thức, tôi chạy nhanh về phía tảng đá nơi để bình nước tôi mang theo. Chụp lấy cái bình, tôi dùng lưỡi họa chữ phù Tam Giáo Phật và A Di Đà Phật định tâm phù vào trong bình. Tôi thổi vào bình nước một hơi dài rồi mang đến chỗ anh Huỳnh đang đánh võ. Rót tràn nước vào lòng bàn tay, tôi đọc hàng tràng tiếng lạ nghe như tiếng Kh’mer (sau này tôi mới biết đó là tiếng âm). Đang đánh ào ạt, nghe tiếng đọc, anh Huỳnh xuất chiêu chậm lại rồi quay nhanh về phía tôi. Khẹc lớn một tiếng, anh ta lao thẳng về phía tôi, đôi mắt anh đỏ khé. Khi anh vừa trở đến, bàn bay chứa đầy nước của tôi hất thẳng vốc nước vào mặt anh Huỳnh. Chỉ thấy anh ré lên một tiếng nữa rồi bật ngửa ra đất nằm chết giấc.
    Tiến đến cạnh thân thể đầy mồ hôi, bụi đất của anh Huỳnh, tôi tiếp tục rải nước lên người anh và đọc hàng tràng tiếng lạ. Đến khi hết nước trong bình, khí lực của tôi dường như cũng hết theo.
    Khẽ rên một tiếng, anh Huỳnh mở mắt nhìn quanh. Cậu sáu và mấy người khác chạy đến đỡ anh ngồi dậy. Tôi lững thững bước lại tảng đá bên động ngồi thừ ra. Từ trước đến nay, chuyện này chưa từng có với tôi. Sự việc này là sao? Tất cả xảy ra ngoài sự tính toán bình thường. Nếu thầy tôi biết được thì sẽ ra sao đây? Tôi có bị trách phạt hay không? …Hàng loạt câu hỏi ập đến mà không có câu nào được giải đáp rõ ràng.
    Tôi cứ thẩn thờ như thế mà lên chùa Phật Lớn, không mấy quan tâm đến những ánh mắt xung quanh nhìn tôi vừa thán phục vừa sợ hãi.

  6. #6
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    ĐIỆN MƯỜI BA
    Buổi cơm trưa đạm bạc ở chùa Phật Lớn chỉ có nồi canh chua và củ cải mặn. Canh chua được nấu bằng đủ loại rau rừng với tàu hủ cậu Sáu mua sẵn ngoài miếu Bà Chúa Xứ, củ cải mặn cũng được mang sẵn theo rồi xào sơ lại. Vậy mà leo núi mệt và đói, tôi ăn liền bốn chén. Bụng no căng rồi nhưng miệng vẫn còn thèm. Ăn xong, tôi ra phía trước chùa ngồi hóng gió.
    Gọi là chùa, thật ra chỉ lớn hơn ngôi miếu ngũ hành một chút. Phía trước chánh điện thờ chủ yếu pho tượng đức Bổn sư trong tư thế xếp bằng. Nhìn bức tượng cao gần 2m, tôi nghĩ thầm chắc tên chùa bắt nguồn từ pho tượng lớn này chăng. Sau hỏi lại cậu Sáu thì quả là vậy. Cậu cho tôi biết tên chùa Phật Lớn còn dùng để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng Đông của núi Cấm.
    Cậu Sáu là người thích kể chuyện, thấy tôi ham tìm hiểu nên cũng ngồi phệt xuống thềm cửa cạnh tôi và hắng giọng kể tiếp:
    - Chùa Phật Lớn này nghe đâu được làm từ đầu thế kỉ. Nghe bà con cố cựu ở đây kể lại là do thầy Bảy Do cất lên. Thầy Bảy tên thật là Cao Văn Long, quê ở Bến Tre. Ông là một trong những người lãnh đạo cuộc nổi dậy đánh chiếm Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Ngôi chùa của ông xây với mục đích ban đầu là lấy đó làm trụ sở cho hội kín Thiên Địa hội. Đến năm 1917 thì ông bị giặc bắt và qui tội ông làm quốc sự.
    Tôi ngẩn người ra nghe về sự tích ngôi chùa. Ở cái vùng đất linh thiêng này, mỗi ngôi chùa, vồ đá dường như ẩn chứa bao nhiêu là huyền thoại và lịch sử. Cậu Sáu kể tiếp:
    - Sau khi thầy Bảy Do bị Pháp bắt, chùa Phật Lớn trở nên hoang tàn. Người có tâm đạo lấy cây làm cái trại lá để tạm che mưa nắng cho Phật tượng bởi họ nhiều lần xin phép cất cái trại thì nhà cầm quyền thời đó cũng nhất quyết không cho. Mãi sau này có ông Hương Quản Lầu ở Mĩ Tho phát tâm xây một cái am che mưa che nắng cho tượng Phật. Trải qua mấy trào Pháp, Mĩ ngôi chùa mới được như hôm nay…
    Cậu Sáu im lặng, tôi cũng lặng im nhìn ra khoảng không gian trước mặt, lòng đầy cảm khái. Vạn vật vô thường, chùa miễu cốt tượng cũng theo cái vô thường ấy mà sinh diệt. Ngồi trước pho tượng Phật, nhân chứng của thời gian, tôi mơ màng nghĩ đến những người trong quá khứ. Không biết bây giờ họ ở nơi đâu? …
    Còn đang bâng khuâng chìm đắm trong suy tư, bỗng một tiếng tằng hắng vang lên từ sau lưng làm hai cậu cháu giật bắn mình. Quay lại phía sau, một sư sĩ gầy gò mặc bộ bà ba màu đen, trạc ngoài bốn mươi, tóc búi ra sau, râu ba chòm đen nhánh đang nhìn cậu Sáu tươi cười. Dường như gặp lại cố nhân, cậu Sáu đứng nhanh dậy nắm chặt tay vị cư sĩ kia vồn vã:
    - Mô Phật, sư huynh vẫn mạnh giỏi?
    - Ừ, vẫn khỏe. Vậy chứ huynh lên núi hồi nào?
    - Cũng mới đến gần trưa nay. Vừa ăn xong, định xuống thăm huynh đây…
    Chuyện vãn đôi câu, cậu Sáu đi theo vị cư sĩ nọ về nhà. Dĩ nhiên là tôi cũng được tháp tùng.
    Ngôi nhà của vị cư sĩ nọ ở dưới triền núi. Một ngôi nhà lá ba gian đơn sơ. Gian giữa là phòng tiếp khách với phía trên là trang thờ trần điều và hình Phật Thầy Tây An. Cái bàn tre đơn sơ mà vững chãi.
    Tôi không biết vị cư sĩ tên gì, chỉ nghe cậu Sáu gọi huynh nên tôi cũng gọi đại bằng cậu. Nhà của cậu có ba thằng con trai. Thằng lớn trạc tuổi tôi tên Phi Vân, thằng giữa là Phi Hổ và thằng Út là Phi Kiếm. Ba cái tên sặc mùi kiếm hiệp làm tôi cũng thấy thú vị. Trong ba đứa, tôi mến nhất là Phi Kiếm. Nó gầy gò như cha nhưng đôi mắt lanh lợi có thần, tay chân nhanh nhẹn. Tôi cũng không ngờ nó là người dẫn đường cho tôi đến Điện Mười Ba sau đó…
    Sở dĩ gọi là Điện Mười Ba vì hang đá này có tổng cộng mười ba tầng thông suốt với nhau. Người ta nói, ai đến núi Cấm mà không viếng Điện Mười Ba thì xem như chưa được tái sinh. Lúc đầu tôi không hiểu lắm cho đến khi chính mình trải nghiệm qua…
    Nhờ cậu Sáu ngỏ lời mà tôi được thằng Phi Kiếm dẫn đường. Tôi nhớ lúc đó tôi phải theo thằng nhỏ vượt qua hết trảng này đến đồi khác, leo qua từng gộp đá lớn mệt đến bở hơi tai mới đến Điện Mười Ba. Lúc này, ở trước điện cũng có ba người đang đứng tần ngần. Thì ra họ muốn được vào viếng điện nhưng không ai hướng dẫn. Biết chúng tôi định tham quan nên họ muốn tháp tùng. Hai người đi sau tôi hình như là hai cha con. Nghe họ nói chuyện, tôi biết họ là người Hoa bán thuốc Bắc ở Chợ Lớn về núi hành hương. Người đi sau cùng là một thanh niên người nhỏ thó, đôi mắt láo liêng. Anh này cũng chung đoàn hành hương với cha con người bán thuốc.
    Cầm trong tay mẩu đèn cầy do Phi Kiếm phát, tôi vừa niệm Phật vừa lần theo từng bước chân của thằng nhỏ. Hang càng xuống càng hẹp và tối đen. Chỉ còn ánh sáng le lói của ngọn đèn cầy tôi cầm trong tay. Không khí trong hang lạnh buốt vì hơi đá. Tôi lần dò theo bóng thằng Kiếm mà tim cứ như bị ai bóp chặt. Mỗi lần dừng lại ở một tầng điện, tôi đều chắp tay hành lễ nghiêm túc. Thằng Phi Kiếm cho tôi biết, buổi tối các vị đạo sĩ ở gần đây thường chui vào động để luyện phép. Các chỗ cắm nhang là dấu tích của những lần tu luyện. Nghe kể, mấy người đứng sau tôi lắc đầu le lưỡi. Hai cha con người Hoa lại xì xồ với nhau cả tràng dài không ai hiểu. Tôi đoán là họ đang thán phục. Cứ tưởng tượng cái cảnh ngồi một mình trong hang giữa đêm khuya mà tôi lạnh cả người. Ai biết chuyện gì xảy ra trong lúc đó, chư thần, ma quỷ, rắn rít, cọp beo… Nếu để tôi ở lại trong hang kiểu này chắc là phải chào thua thôi. Tôi không ngờ, cơ duyên sau này của tôi lại có một lần ngồi trong hang núi lúc nửa đêm với đầy thử thách tâm linh…Nhưng đó lại là chuyện khác, sau này tôi sẽ kể.
    Càng xuống sâu vào những tầng dưới, đường đi càng hẹp lại. Có chỗ chúng tôi phải ngửa người nằm trườn qua, có đoạn phải nằm sấp mà lách. Trong hang tối, tôi nghe tiếng thở phì phò của ông già và tiếng khóc thút thít của cô con gái. Nhưng, bên cạnh tiếng thở ấy, tôi còn nghe những âm thanh kì lạ khác. Dường như là tiếng nói của nhiều người. Những tiếng nói vang lên cứng cứng như tiếng Kh’mer hay tiếng Lèo, tiếng Thái… âm thanh ban đầu còn nhỏ, càng lúc càng to dần như đang cố bắt chuyện với tôi. Những âm ba của ngôn ngữ này từa tựa như âm thanh tôi đọc hồi sáng ở động Thủy Liêm vậy. Tai tôi bắt đầu nghe o o như ve kêu, người tê rần. Chết cha! Bị áp điển rồi. Hoảng quá, tôi vội vàng định thần quán tưởng tứ tung ngũ hoành và đọc bài chú hộ thân mà sư phụ tôi dặn dò trước lúc đi núi. Mãi một lúc sau âm thanh mới nhỏ dần rồi mất hẳn.
    Cuối cùng chuyến đi cũng trót lọt. Các bạn biết không, vừa ra khỏi cửa đá, nhìn thấy bầu trời xanh và hít được một hơi nguyên khí, tôi có mừng rỡ, cảm thấy như mình vừa thoát thai tái sinh lại lần hai. Một cảm giác lâng lâng khó tả dào dạt trong lòng không kể xiết..
    Tiếng kêu ré từ trong hang vang ra. Thằng nhỏ vội lách vào xem.Thì ra ông già người Hoa bụng bự quá nên bị kẹt ở khe đá. Con bé con lại òa khóc. Thằng Kiếm bình tĩnh khuyên nhủ ông già bình tĩnh niệm Phật rồi nó kéo ra. Nghe lời, ông già niệm Phật liên hồi, trong vòng chục tiếng niệm, thằng bé con nhỏ xíu đã lôi được ông già to béo ra khỏi ngách dễ dàng. Theo sau là con gái của ông mặt mày đầm đìa nước mắt. Ông già mừng quá móc tiền mấy tờ giấy bạc cho ngay thằng nhỏ.
    Nhưng chuyện chưa dừng ở đó. Trong khi chúng tôi còn đang hân hoan nói chuyện thì trong hang lại vang lên tiếng kêu cứu. Lúc này tôi mới sự nhớ đến anh thanh niên đi sau cùng chưa thấy xuất hiện. Thằng Kiếm lại chạy vào một lần nữa. Tôi cũng lấy hết can đảm luồn theo nó. Anh thanh niên bị kẹt ở tầng thứ 12. Tôi thấy cũng kì. Một ông già bụng to mà còn lọt qua được, sao anh này là thanh niên, lại nhỏ người như thế mà không chui qua được mới lạ. Thấy kéo mãi không qua, thằng Kiếm cất tiếng hỏi:
    - Anh có lấy cái gì trong điện không?
    - Không có… không có – anh thanh niên chối bây bẩy.
    - Tui hổng biết, thường là những ai lấy cái gì trong hang đều không chui qua lọt mấy khe đá. Anh hổng lấy, tui cũng hổng biết làm sao nữa.
    - Tui chỉ có lượm mấy cục đá thôi hà…
    - Trời ơi! Anh làm ơn trả lại chỗ cũ giùm tui đi. Rồi quay lại đây tui kéo anh ra.
    Một lúc sau, người thanh niên xuất hiện ngoài cửa hang. Mặt mày anh ta xanh lè không còn chút máu. Hai cha con ông Tàu thấy vậy vái lia vái lịa vào hang…

  7. #7

    Mặc định

    Ông bạn này đi có vẽ sướng hơn OGG truyện của tui kể nhỉ !!!

    Thanks
    VÔ CÔNG DỤNG HẠNH - VÔ KHUẤT LIỄU HẠNH - VÔ CẤU PHÁP - VÔ TÁT Ý - VÔ SỞ ĐẮC - VÔ SỞ CẦU - VÔ SỞ TRỤ - VÔ SỞ ÚY

  8. #8
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    CẤM SƠN HUYỀN BÍ

    Trở về nhà cậu Ba ( lúc này tôi mới biết ba của thằng Phi Kiếm thứ ba), tôi vẫn còn bàng hoàng chưa tỉnh hồn. Chỉ đến khi uống chén trà thanh tâm, bí quyết riêng của gia chủ, tôi mới định thần kể lại toàn bộ câu chuyện. Cậu Ba vừa nghe vừa cười tủm tỉm.
    - Tại chú mới đến lần đầu nên thấy lạ. Tui ở đây từ khi chưa có sắp nhỏ này, có chuyện gì mà tui không trải qua.
    - Vậy là sao cậu ?
    - Mấy hang núi đó ban ngày coi bình thường vậy chứ về đêm thì sợ hết biết. Chư vị ban ngày ẩn hình, ban đêm mới thị hiện ra. Dạo trước, có vị đạo hữu đang luyện phép, cảm động mấy ông hay sao mà họ thò đầu xuống xem, đang bắt ấn niệm chú, cảm thấy ghê ghê, vị đạo huynh ấy mở mắt ra thấy cái đầu của ông dài nằm gác trên gộp đá to bằng cái thúng, hai con mắt bự như miệng chén đỏ rực giống hai ngọn đèn. Huynh ấy hết hồn hét lên rồi ngã bật ra sau bất tỉnh. Mấy đạo hữu khác nghe hét bò sang thì huỷnh lạnh ngắt rồi. Phải khiêng trầy trật lắm mới ra khỏi hang, cứu chữa mấy ngày trời mới tỉnh hồn. Tỉnh dậy, kể lại đầu đuôi câu chuyện cho đồng đạo xong, huỷnh dọn đồ xuống núi luôn…
    Nghe kể, tôi nghe sống lưng lạnh toát. “Gặp mình chắc cũng không hơn gì vị đạo hữu kia” – Tôi thầm nghĩ. Giọng cậu Ba cắt ngang suy nghĩ của tôi:
    - Thiệt ra, chư vị ở đây hiển lộ chút chút để thử định lực người tu luyện thôi mà. Ai yếu cơ thì rớt đài, ai trụ được thì đắc pháp.
    - Vậy là trong hang chủ yếu là chư vị thần xà hả cậu?
    - Đâu có! Còn có thần hổ nữa.
    - Trời! Ở núi mình còn cọp nữa sao?
    - Suỵt! Không được nói phạm. Ở đây, phải gọi là ông dài và thần hổ. Chư vị mang hình thú nhưng tu luyện lâu năm được thông linh rồi. Chẳng qua là vẫn còn mang nghiệp thú thôi.
    - Sao con nghe kể trên núi vẫn còn rắn hổ mây khổng lồ nuốt cả heo rừng với người luôn mà cậu?
    - Những ông dài thọ trên 150 năm đều đặng linh thông, trở thành chư vị của thần vương ở đây. Mấy ông nhỏ vài mươi năm, tuy thân xác to nhưng còn thú tánh nên đói bụng thấy gì nuốt đó. Bởi vậy, mấy vị tiền bối mới ra tay trừ diệt. Âu cũng là kiếp nghiệp…Ngay cả tôi cũng một lần bắt gặp một con…
    - Rồi sao cậu?
    - Bữa đó tôi đi rẫy về muộn, trời cũng chạng vạng như vầy. Đi qua truông cỏ tranh tôi nghe tiếng sột soạt. Tưởng có con heo rừng nào đó đang ủi đất, tôi rút cây mác xuống cầm tay rồi lần dò lại chỗ tiếng động. Nhưng trong lúc tiến đến, tôi có linh tính kì lạ nên ngửa mặt nhìn lên cái cây trước mặt. Chu cha ơi! Một con rắn hổ mây bự tản thần đang gác cái đầu trên chạc ba nhìn xuống. Cái đuôi nó dài dọc theo thân cây rồi khuất trong đám cỏ tranh. Lúc đó tôi mới biết tiếng sột soạt là do cái đuôi con rắn khua qua lại. Tôi bủn rủn cả người, đi lùi dần, lùi dần đến một quãng rồi co giò chạy thục mạng. Cũng may là con rắn không đuổi theo.
    Nghe cậu Ba kể mà tôi cũng hồi hộp nín thở như đang trong câu chuyện. Tôi háo hức hỏi thêm:
    - Cậu Ba nè, con nghe thầy con kể, trên này còn có rít khổng lồ với lại rắn có mồng biết gáy nữa phải hôn cậu?
    - Ừa, có hết. Lúc trước bên điện Huỳnh Long có một đạo hữu ghé mấy hôm để luyện đạo. Buổi tối đang ngồi tịnh, ổng thấy nhồn nhột ở chân, mở mắt ra nhìn thì … ôi, một con rít chúa dài cả thước đang bò trên chân ổng. Thấy vậy ổng hoảng hồn nhắm mắt chết trân. Một hồi mở mắt ra chẳng thấy gì cả. Đó, mấy ổng thường hay bò ra nắn gân mấy ông đạo bằng cách đó đó.
    - Vậy chứ cậu Ba có thấy vị nào chưa? – Tôi hỏi dồn.
    - Có. Dạo trước, hồi mới lên núi một thời gian, tui ngồi cúng ngoài bàn thiên, một con rít núi bự chà bá bò lại ngay chân bàn thiên. Thân nó mập bằng cổ tay, dài gần nửa sải tay, mình có đủ màu xanh đỏ. Tôi đang quỳ mà sợ cứng cả người, cứ chắp tay niệm danh thầy liên tục, một hồi nó quay đầu về phía tôi, múa râu như chào hỏi rồi bò xuống triền núi mất dạng.
    Nhìn gương mặt tôi chắc thú vị lắm hay sao mà cậu Ba lại cao hứng nói tiếp:
    - Còn rắn có mồng là chư vị sứ giả của sơn thần. Các vị thường đi một cặp, một đực một cái. Rắn đực nhỏ hơn nhưng màu sắc sặc sỡ hơn. Cái mồng của chư vị đỏ chót nhưng nhỏ như mồng gà tre. Nơi nào chư vị đó ngụ, nơi đó là nơi linh huyệt của núi. Sư phụ tôi kể hiện giờ trong lòng núi có rất nhiều vị địa tiên đang tu luyện chờ hội Long Hoa, cặp rắn thần ấy thường canh giữ ngoài cửa không cho người trần đến khuấy phá sự thanh tu của họ. Hồi trào Pháp, ông Bác vật Lang đã từng được vào núi và được cho thấy thiên cơ. Nhưng ổng phải lập lời thề nên không được phép tiết lộ. Trở về, ổng giả khờ luôn .…
    Ngồi nghe cậu Ba kể chuyện mà tôi say sưa hơn cả chuyện Liêu Trai của ông Bồ Tùng Linh người Trung Quốc. Những câu chuyện nửa hư nửa thật ấy hòa quyện trong làn khói sương mờ ảo của Cấm Sơn buổi chiều tà khiến tôi có cảm giác như chìm trong một thế giới huyền thoại. Ở vùng đất linh thiêng này, con người hầu như tách xa thế giới phồn hoa để hòa vào cuộc sống thiên nhiên thì những chuyện ông dài, thần hổ, rắn có mồng, rít ngũ sắc đều trở nên tự nhiên như cơm bữa…
    Hoàng hôn buông xuống thật nhanh. Tôi vẫn còn thòm thèm mấy câu chuyện của cậu Ba nhưng đành phải chia tay. Cậu Sáu đã về chùa Phật Lớn từ hồi sớm, lúc tôi viếng Điện Mười Ba. Cậu còn trách nhiệm với đoàn hành hương, đâu thể nào rảnh rỗi ngồi tán chuyện được. Lúc chia tay, cậu Ba còn tặng tôi hai món quà thật quý: phép cắt lễ chận cử rét và phép cắt tuyệt căn bệnh rét kinh niên. Lòng hoan hỉ chia tay cậu mà không biết bao giờ mới gặp lại… Cho đến khi tôi viết những dòng này, gần ba mươi năm đã trôi qua. Có lẽ bây giờ cậu cũng theo cậu Sáu về trong núi mất rồi.
    Con đường trở về chùa chìm trong màn đêm đen kịt, một chút ánh sáng nhờ nhờ trên trời không đủ để tôi nhìn thấy đường đi. Tôi đi một mình trong đêm không có một cây đèn mà ruột gan hình như teo tóp mất tiêu. Trời! Làm thầy chữa bệnh trừ ma không sợ mà bây giờ đi một mình giữa đêm tối lại run dữ vậy nè! Tôi đi vội đi vàng qua truông cỏ tranh, mỗi tiếng sột soạt của cỏ đủ làm tôi lạnh gáy. Biết đâu một ông dài đang ngoe nguẩy đuôi nhìn tôi đang di chuyển. Không dám nghĩ ngợi nhiều, tôi cắm cúi đi nhanh, vừa đi vừa niệm chú hộ thân liên tu bất tận. Cho đến khi nhìn thấy ánh sáng le lói từ chính điện của ngôi chùa, tôi mới thở phào nhẹ nhõm…

  9. #9

    Mặc định

    Trời không biết các vị trên đó không cho Colony viết thêm những chuyện " Mật Pháp " của núi cấm hay sao...mà tôi vừa viết gần hết chuẩn bị gửi tự nhiên máy out ra...

    Colony đang thắc mắc là không biết huynh MT có lên nơi mà OGG kể cho Colony nghe rằng" chư Tổ OGG,Sư Phụ & các chư vị đắc quả tu nơi đo là hang tu mà Phật Thầy Tây An đã ở trên đó suốt 30 năm... Động chư Thần, Ánh Linh Đài, Động Quán Tự Tại, Động Văn Thù, Điện Cây Quế, Động Phật Độc Giác... )

    Muốn đi trên rừng tránh được các loài thú dữ chỉ cần trì 03 lần chú của " kim siếu điểu hay khổng tước vương bồ Tát.. "

    Mời Huynh MT ghé thăm Topic " Du Hý Thần Thông Thiên Cẩm Sơn " của Colony nhé !

    Thanks
    Last edited by Bin571; 30-12-2012 at 12:07 AM.
    VÔ CÔNG DỤNG HẠNH - VÔ KHUẤT LIỄU HẠNH - VÔ CẤU PHÁP - VÔ TÁT Ý - VÔ SỞ ĐẮC - VÔ SỞ CẦU - VÔ SỞ TRỤ - VÔ SỞ ÚY

  10. #10

    Mặc định

    Chúc mừng Huynh MINH THÔNG đã có hứng viết tiếp các câu chuyện Huyền thuâtj cho diễn đàn TGVH.

    Chúc Huynh luôn mạnh khỏe và Tâm An Diệu Ngộ
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  11. #11

    Mặc định

    Cám ơn Minh Thông đã kể về một nơi thật kì lạ đối với người dân phía bắc Việt. Tiếc là mình chưa có duyên đến đó.NS

  12. #12

    Mặc định

    Cám ơn bác quá hay

  13. #13
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    CẤM SƠN MẦU NHIỆM
    Tôi lặng lẽ dùng cơm trong ánh đèn dầu tù mù phía sau chùa. Mọi người ăn cơm từ sớm rồi. Cậu Sáu hâm lại cho tôi tô cơm và ít đồ ăn. Bữa cơm tối cũng đạm bạc như buổi trưa vậy: cơm trắng, cải mặn, canh chua rau rừng. Nhưng đối với tôi, nó ngon hơn bất kì sơn hào hải vị nào từng được thưởng trước đây. Có lẽ phần vì đói, phần vì vận động nhiều cả ngày nên cơ thể thanh niên như tôi sẵn sàng dung nạp mọi dưỡng chất. Cái không khí lành lạnh của buổi đêm cũng làm cho những chén cơm trở nên ngon hơn.
    Tiếng chuông mõ tụng kinh của một số Phật tử trong đoàn vang lên. Tôi vội vàng đem chén đũa đi rửa rồi đi nhanh ra chánh điện. Trong cái lạnh của núi rừng, trong làn khói nhang mơ ảo cùng sương núi, trong ánh đèn cầy lung linh tỏa sáng, tiếng tụng niệm ngân nga thâm trầm mà thanh thoát làm tôi cứ gai người. Một cảm giác thiêng liêng khó tả ngập tràn trong tâm trí. Tôi chắp tay hướng về Phật Tổ, hòa điệu cùng tiếng mõ:
    “ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
    Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
    Ngã kim kiên văn đắc thọ trì
    Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa…”
    Xong thời kinh, ai nấy sửa soạn chỗ ngủ. Lúc này tôi mới nghe phía ngoài gộp đá lớn những tiếng ngâm nga thi phú văng vẳng. Thì ra, trong khi ở trong đang tụng kinh thì một số người thuộc dạng phần căn cô căn cậu lại kéo nhau ra ngoài ngồi hát hò thi phú với nhau. Một dì Phật tử lắc đầu nói:
    - Lúc mọi người mặc áo tràng chuẩn bị tụng kinh, họ ngồi tán chuyện với nhau. Tui nghe một bà nói lớn: “ Mấy người tụng kinh, công quả chỉ là bậc hạ căn. Còn bậc thượng căn là công phu bên trong, không cần phải tỏ vẻ cho mọi người biết. Vì là thượng căn cho nên được bề trên về dạy đạo, không phải vô minh tụng kinh, làm công quả ở đợ cho mấy ông thầy chùa”, nghe mà tui tức ở trong lòng.
    - Ừ, tui cũng không biết họ thượng căn ở chỗ nào – một dì khác tiếp lời – ai nấy lên núi ăn chay, họ mang theo heo quay, chả lụa, xôi mặn để dùng. Vậy mà họ còn nói: “Phật tại tâm, chay lòng hơn chay miệng. Không nên tu hình thức mà phải tu trong lòng”.
    Một bà già phụ họa:
    - Mấy người đó còn lấy chuyện Lục Tổ Huệ Năng ăn mặn với chuyện Tế Điên hòa thượng ăn thịt chó ra để làm bằng chứng tu hành nữa kia.
    Cậu Sáu nghe vậy khuyên can:
    - Thôi, chuyện của người, mấy cô đừng để vào lòng. Ai có con đường mấy mà. Ngày hội Long Hoa đến, con của Phật thì Phật rước, con của ma thì ma rước. Nói làm chi cho mang nghiệp miệng.
    Nghe phải, mấy dì Phật tử im lặng thu dọn chỗ nghỉ đêm. Tôi cũng lựa một chỗ sát góc tường để nằm. Anh Huỳnh thấy vậy cũng xách chiếc chiếu lại nằm kế bên tôi. Từ hồi trưa đến giờ, sau vụ ở động Thủy Liêm, anh Huỳnh luôn tỏ thái độ nể phục tôi. Tôi làm gì anh cũng làm theo. Hồi nãy tụng kinh, mặc dù hổng thấy ảnh tụng tiếng nào, nhưng cũng riu ríu ngồi sau tôi xếp bằng chắp tay lim dim nghe kinh. Thấy anh như vậy tôi cũng bắt tức cười. Thôi, ảnh làm theo mình cũng tốt, có gì đâu mà lo nghĩ.
    Trước khi nghỉ, tôi ngồi tréo chân tịnh một chút. Trước khi đi, thầy tôi dặn đi dặn lại là không được tác pháp hay luyện bất cứ phép gì trên núi. Chỉ được phép ngồi tịnh hoặc tụng kinh mà thôi. Lúc đầu tôi cũng thắc mắc nhiều lắm, người ta cầu được về núi để luyện, còn mình bây giờ có cơ hội về lại không được phép luyện, vậy là sao? Mãi đến khi gặp cậu Ba và nghe chuyện mấy vị đạo hữu bị “thử lửa” tôi mới hiểu thầy tôi kĩ lưỡng vô cùng.
    Thấy tôi tịnh, anh Huỳnh cũng ngồi dậy tịnh theo. Chúng tôi ngồi thật lâu, tôi như chìm vào trong khoảng không an lạc gần như quên hẳn bên ngoài. Đến khi xả tịnh thì đôi chân tôi hầu như tê dại hoàn toàn. Phải xoa bóp, làm nóng một hồi lâu mới thấy đỡ. Anh Huỳnh cũng xả tịnh, không biết anh có cảm giác như tôi không mà ngồi cũng lâu dữ. Vừ ngả lưng xuống chiếu, tôi lập tức chìm ngay vào giấc ngủ…
    … Có ai đó chạm khẽ vào chân, tôi giật mình mở mắt. Một ông đạo trạc tuổi tôi, gương mặt tròn, da rám nắng, mắt trong veo, miệng không cười mà nét mặt như cười. Anh ta mặc chiếc áo dài màu nâu đỏ, tóc cắt ngắn, đi chân không. Đang đứng ngay dưới chân tôi. Thấy tôi nhìn, huynh ấy ra dấu bảo tôi đi theo rồi quay lưng đi trước. Tôi chồm dậy chạy theo bóng ông đạo nhỏ khuất ngoài cửa.
    Khung cảnh không gian ngoài chùa sáng nhờ nhợ giống buổi hoàng hôn tắt nắng. Cảnh vật cũng vậy nhưng tôi vẫn thấy là lạ. Ông đạo nhỏ đi chậm thôi, vậy mà tôi phải chạy hết tốc lực mới không bị mất dấu huynh ấy. Đi mãi không biết bao xa, chỉ nhớ là tôi đã vượt qua mấy con đường mòn, nhảy qua nhiều mỏm đá lớn mà không thấy mệt nhọc hay nặng nề gì cả, lúc ấy mới đến một vách núi dựng đứng không có lối đi. Không dừng lại, ông đạo xăm xăm thẳng tới rồi mất dạng. Tôi hoảng hốt chạy theo… vừa chạm vách núi, cảnh vật trước mắt liền thay đổi.
    Tôi đang đứng trong một hang động khổng lồ. Đường hang dẫn vào xa tít tắp. Ngơ ngác, tôi đưa mắt nhìn quanh. Trần hang cao, hai bên vách hang có nhiều mỏm đá nhô ra. Trên mõm đã hình như là một cái động nhỏ. Tôi còn trân người đứng đó thì ông đạo nhỏ lại xuất hiện, huynh ấy ra dấu bảo tôi đi điếp. Theo chân ông đạo, tôi đi sâu vào trong, ánh sáng trong hang không biết từ đâu rọi tới mà cũng nhờ nhợ như ánh sáng bên ngoài núi, có điều ảm đạm hơn một chút… Tôi nhớ là hang động có nhiều tầng, mỗi tầng tôi phải leo lên chín bậc thang bằng đá cao vòi vọi. Thật tình lúc đó tôi không hiểu tại sao mình lại có thể leo lên được bậc đá cao như vách tường như thế. Chỉ biết vừa nhấc chân định bước là tôi đã thấy bậc đá trên năm ngay dưới bàn chân mình, chỉ cần đặt chân xuống rồi bước tiếp thôi.
    Lên được tầng hang thứ ba thì tôi đã đứng trong một khoảng không gian rộng lớn. Nhiều tảng đá khổng lồ mọc lên như thạch trụ, cái cao nhất cũng gần chục mét, cái thấp cũng ba bốn mét. Trên đỉnh mỗi thạch trụ đều có người ngồi xếp bằng. Nhìn quanh, hai bên vách đá cũng có những tảng lồi ra thành thạch bàn, trên thạch bàn đó cũng có người ngồi an vị. Có chỗ, vách đá lõm khoảng 1m tạo thành hang, bên trong cũng có ai đó đang thiền định. Những vị ngồi trên đá đa phần đều lớn tuổi, trang phục khác nhau. Có vị trọc đầu đắp y theo lối Nam Tông, có vị mặc áo tràng theo kiểu đại thừa, có vị mặc đồ nâu tóc búi cao râu dài bạc trắng như Phật Thầy Tây An, có người mặc áo dài trắng của Cao Đài, tóc ngắn, tóc búi, tóc xõa dài đủ kiểu…
    Last edited by MINH THÔNG; 30-12-2012 at 05:21 PM.

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi MINH THÔNG Xem Bài Gởi
    CẤM SƠN MẦU NHIỆM
    Tôi lặng lẽ dùng cơm trong ánh đèn dầu tù mù phía sau chùa. Mọi người ăn cơm từ sớm rồi. Cậu Sáu hâm lại cho tôi tô cơm và ít đồ ăn. Bữa cơm tối cũng đạm bạc như buổi trưa vậy: cơm trắng, cải mặn, canh chua rau rừng. Nhưng đối với tôi, nó ngon hơn bất kì sơn hào hải vị nào từng được thưởng trước đây. Có lẽ phần vì đói, phần vì vận động nhiều cả ngày nên cơ thể thanh niên như tôi sẵn sàng dung nạp mọi dưỡng chất. Cái không khí lành lạnh của buổi đêm cũng làm cho những chén cơm trở nên ngon hơn.
    Tiếng chuông mõ tụng kinh của một số Phật tử trong đoàn vang lên. Tôi vội vàng đem chén đũa đi rửa rồi đi nhanh ra chánh điện. Trong cái lạnh của núi rừng, trong làn khói nhang mơ ảo cùng sương núi, trong ánh đèn cầy lung linh tỏa sáng, tiếng tụng niệm ngân nga thâm trầm mà thanh thoát làm tôi cứ gai người. Một cảm giác thiêng liêng khó tả ngập tràn trong tâm trí. Tôi chắp tay hướng về Phật Tổ, hòa điệu cùng tiếng mõ:
    “ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
    Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
    Ngã kim kiên văn đắc thọ trì
    Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa…”
    Xong thời kinh, ai nấy sửa soạn chỗ ngủ. Lúc này tôi mới nghe phía ngoài gộp đá lớn những tiếng ngâm nga thi phú văng vẳng. Thì ra, trong khi ở trong đang tụng kinh thì một số người thuộc dạng phần căn cô căn cậu lại kéo nhau ra ngoài ngồi hát hò thi phú với nhau. Một dì Phật tử lắc đầu nói:
    - Lúc mọi người mặc áo tràng chuẩn bị tụng kinh, họ ngồi tán chuyện với nhau. Tui nghe một bà nói lớn: “ Mấy người tụng kinh, công quả chỉ là bậc hạ căn. Còn bậc thượng căn là công phu bên trong, không cần phải tỏ vẻ cho mọi người biết. Vì là thượng căn cho nên được bề trên về dạy đạo, không phải vô minh tụng kinh, làm công quả ở đợ cho mấy ông thầy chùa”, nghe mà tui tức ở trong lòng.
    - Ừ, tui cũng không biết họ thượng căn ở chỗ nào – một dì khác tiếp lời – ai nấy lên núi ăn chay, họ mang theo heo quay, chả lụa, xôi mặn để dùng. Vậy mà họ còn nói: “Phật tại tâm, chay lòng hơn chay miệng. Không nên tu hình thức mà phải tu trong lòng”.
    Một bà già phụ họa:
    - Mấy người đó còn lấy chuyện Lục Tổ Huệ Năng ăn mặn với chuyện Tế Điên hòa thượng ăn thịt chó ra để làm bằng chứng tu hành nữa kia.
    Cậu Sáu nghe vậy khuyên can:
    - Thôi, chuyện của người, mấy cô đừng để vào lòng. Ai có con đường mấy mà. Ngày hội Long Hoa đến, con của Phật thì Phật rước, con của ma thì ma rước. Nói làm chi cho mang nghiệp miệng.
    Nghe phải, mấy dì Phật tử im lặng thu dọn chỗ nghỉ đêm. Tôi cũng lựa một chỗ sát góc tường để nằm. Anh Huỳnh thấy vậy cũng xách chiếc chiếu lại nằm kế bên tôi. Từ hồi trưa đến giờ, sau vụ ở động Thủy Liêm, anh Huỳnh luôn tỏ thái độ nể phục tôi. Tôi làm gì anh cũng làm theo. Hồi nãy tụng kinh, mặc dù hổng thấy ảnh tụng tiếng nào, nhưng cũng riu ríu ngồi sau tôi xếp bằng chắp tay lim dim nghe kinh. Thấy anh như vậy tôi cũng bắt tức cười. Thôi, ảnh làm theo mình cũng tốt, có gì đâu mà lo nghĩ.
    Trước khi nghỉ, tôi ngồi tréo chân tịnh một chút. Trước khi đi, thầy tôi dặn đi dặn lại là không được tác pháp hay luyện bất cứ phép gì trên núi. Chỉ được phép ngồi tịnh hoặc tụng kinh mà thôi. Lúc đầu tôi cũng thắc mắc nhiều lắm, người ta cầu được về núi để luyện, còn mình bây giờ có cơ hội về lại không được phép luyện, vậy là sao? Mãi đến khi gặp cậu Ba và nghe chuyện mấy vị đạo hữu bị “thử lửa” tôi mới hiểu thầy tôi kĩ lưỡng vô cùng.
    Thấy tôi tịnh, anh Huỳnh cũng ngồi dậy tịnh theo. Chúng tôi ngồi thật lâu, tôi như chìm vào trong khoảng không an lạc gần như quên hẳn bên ngoài. Đến khi xả tịnh thì đôi chân tôi hầu như tê dại hoàn toàn. Phải xoa bóp, làm nóng một hồi lâu mới thấy đỡ. Anh Huỳnh cũng xả tịnh, không biết anh có cảm giác như tôi không mà ngồi cũng lâu dữ. Vừ ngả lưng xuống chiếu, tôi lập tức chìm ngay vào giấc ngủ…
    … Có ai đó chạm khẽ vào chân, tôi giật mình mở mắt. Một ông đạo trạc tuổi tôi, gương mặt tròn, da rám nắng, mắt trong veo, miệng không cười mà nét mặt như cười. Anh ta mặc chiếc áo dài màu nâu đỏ, tóc cắt ngắn, đi chân không. Đang đứng ngay dưới chân tôi. Thấy tôi nhìn, huynh ấy ra dấu bảo tôi đi theo rồi quay lưng đi trước. Tôi chồm dậy chạy theo bóng ông đạo nhỏ khuất ngoài cửa.
    Khung cảnh không gian ngoài chùa sáng nhờ nhợ giống buổi hoàng hôn tắt nắng. Cảnh vật cũng vậy nhưng tôi vẫn thấy là lạ. Ông đạo nhỏ đi chậm thôi, vậy mà tôi phải chạy hết tốc lực mới không bị mất dấu huynh ấy. Đi mãi không biết bao xa, chỉ nhớ là tôi đã vượt qua mấy con đường mòn, nhảy qua nhiều mỏm đá lớn mà không thấy mệt nhọc hay nặng nề gì cả, lúc ấy mới đến một vách núi dựng đứng không có lối đi. Không dừng lại, ông đạo xăm xăm thẳng tới rồi mất dạng. Tôi hoảng hốt chạy theo… vừa chạm vách núi, cảnh vật trước mắt liền thay đổi.
    Tôi đang đứng trong một hang động khổng lồ. Đường hang dẫn vào xa tít tắp. Ngơ ngác, tôi đưa mắt nhìn quanh. Trần hang cao, hai bên vách hang có nhiều mỏm đá nhô ra. Trên mõm đã hình như là một cái động nhỏ. Tôi còn trân người đứng đó thì ông đạo nhỏ lại xuất hiện, huynh ấy ra dấu bảo tôi đi điếp. Theo chân ông đạo, tôi đi sâu vào trong, ánh sáng trong hang không biết từ đâu rọi tới mà cũng nhờ nhợ như ánh sáng bên ngoài núi, có điều ảm đạm hơn một chút… Tôi nhớ là hang động có nhiều tầng, mỗi tầng tôi phải leo lên chín bậc thang bằng đá cao vòi vọi. Thật tình lúc đó tôi không hiểu tại sao mình lại có thể leo lên được bậc đá cao như vách tường như thế. Chỉ biết vừa nhấc chân định bước là tôi đã thấy bậc đá trên năm ngay dưới bàn chân mình, chỉ cần đặt chân xuống rồi bước tiếp thôi.
    Lên được tầng hang thứ ba thì tôi đã đứng trong một khoảng không gian rộng lớn. Nhiều tảng đá khổng lồ mọc lên như thạch trụ, cái cao nhất cũng gần chục mét, cái thấp cũng ba bốn mét. Trên đỉnh mỗi thạch trụ đều có người ngồi xếp bằng. Nhìn quanh, hai bên vách đá cũng có những tảng lồi ra thành thạch bàn, trên thạch bàn đó cũng có người ngồi an vị. Có chỗ, vách đá lõm khoảng 1m tạo thành hang, bên trong cũng có ai đó đang thiền định. Những vị ngồi trên đá đa phần đều lớn tuổi, trang phục khác nhau. Có vị trọc đầu đắp y theo lối Nam Tông, có vị mặc áo tràng theo kiểu đại thừa, có vị mặc đồ nâu tóc búi cao râu dài bạc trắng như Phật Thầy Tây An, có người mặc áo dài trắng của Cao Đài, tóc ngắn, tóc búi, tóc xõa dài đủ kiểu…
    Này huynh MT, Colony xin hỏi Huynh một vài thắc mắc " quay về lịch sử thì Colony được biết Phật Thầy Tây An tịch vào năm ngài 51 tuổi vậy tại sao đến giờ mọi người vẫn thờ hình ngài là một vị mặc đồ nâu búi tóc râu dài đến bụng trắng bạc - nếu luận về tuổi thì vị này phải ngoài 90 tuổi ? Phải chăng có sự nhầm lẫn gì ở đây ? "

    Những chuyện Huynh kể về núi cấm rất hay, nhưng nếu theo sự biết của Colony nó chỉ là cái hiển bên ngoài, còn những cái mật ẩn tàng bên trong rất có thể Huynh biết nhưng Huynh không tiện kể ra hoặc Huynh chưa được biết !

    Vài dòng chia sẽ cùng huynh mong huynh giải thích !

    Thanks
    VÔ CÔNG DỤNG HẠNH - VÔ KHUẤT LIỄU HẠNH - VÔ CẤU PHÁP - VÔ TÁT Ý - VÔ SỞ ĐẮC - VÔ SỞ CẦU - VÔ SỞ TRỤ - VÔ SỞ ÚY

  15. #15
    Lục Đẳng Avatar của vothuong1978
    Gia nhập
    Dec 2011
    Nơi cư ngụ
    Thánh Địa Tâm Linh
    Bài gởi
    16,168

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi COLONY Xem Bài Gởi
    Này huynh MT, Colony xin hỏi Huynh một vài thắc mắc " quay về lịch sử thì Colony được biết Phật Thầy Tây An tịch vào năm ngài 51 tuổi vậy tại sao đến giờ mọi người vẫn thờ hình ngài là một vị mặc đồ nâu búi tóc râu dài đến bụng trắng bạc - nếu luận về tuổi thì vị này phải ngoài 90 tuổi ? Phải chăng có sự nhầm lẫn gì ở đây ? "

    Những chuyện Huynh kể về núi cấm rất hay, nhưng nếu theo sự biết của Colony nó chỉ là cái hiển bên ngoài, còn những cái mật ẩn tàng bên trong rất có thể Huynh biết nhưng Huynh không tiện kể ra hoặc Huynh chưa được biết !

    Vài dòng chia sẽ cùng huynh mong huynh giải thích !

    Thanks
    cái này là trong lòng núi của thất sơn...mấy vị địa tiên đang tu đó zai...đọc kĩ đi...:waiting:
    Thị Trấn Về Đêm...

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vothuong1978 Xem Bài Gởi
    cái này là trong lòng núi của thất sơn...mấy vị địa tiên đang tu đó zai...đọc kĩ đi...:waiting:
    Này ông bạn VT chổ nào đùa, chổ nào nói giỡn được...chổ này Colony tôi đang trao đổi với Huynh MT mong ông bạn cảm thông để huynh MT trả lời tôi nhé, ông không biết gì về TCS đâu nên đừng nói...không tốt đâu !

    Thanks
    VÔ CÔNG DỤNG HẠNH - VÔ KHUẤT LIỄU HẠNH - VÔ CẤU PHÁP - VÔ TÁT Ý - VÔ SỞ ĐẮC - VÔ SỞ CẦU - VÔ SỞ TRỤ - VÔ SỞ ÚY

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi COLONY Xem Bài Gởi
    Này ông bạn VT chổ nào đùa, chổ nào nói giỡn được...chổ này Colony tôi đang trao đổi với Huynh MT mong ông bạn cảm thông để huynh MT trả lời tôi nhé, ông không biết gì về TCS đâu nên đừng nói...không tốt đâu !

    Thanks
    Chao huynh Colony, co le Huynh khong doc ky cau chuyen cua Thay Minh Thong, thay noi la nhin cac vi do hinh dang giong nhu vay, chu ko khang dinh la Phat Thay Tay An, Dien dan nay mang tinh chat trao doi va hoc hoi, khong phai noi so tai cao thap ve dao hoc, quan trong la tinh Chan That cua cau chuyen, thay Minh Thong la mot nguoi dang kinh trong dien dang nay, Nhung cau chuyen cua thay day tinh nhan van va chan that, tat nhien cung co them phan van chuong de cau chuyen mang tinh hap dan va hay hon, nen toi tin nhung loi Thay noi, khong can phai thac mac gi. Xin loi huynh vi tra loi bang dien thoai nen khong the viet co dau duoc.

  18. #18
    Nhất Đẳng Avatar của Hành Giả Du Già
    Gia nhập
    Oct 2012
    Nơi cư ngụ
    A Lan Nhã
    Bài gởi
    1,048

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi luongt88 Xem Bài Gởi
    Chao huynh Colony, co le Huynh khong doc ky cau chuyen cua Thay Minh Thong, thay noi la nhin cac vi do hinh dang giong nhu vay, chu ko khang dinh la Phat Thay Tay An, Dien dan nay mang tinh chat trao doi va hoc hoi, khong phai noi so tai cao thap ve dao hoc, quan trong la tinh Chan That cua cau chuyen, thay Minh Thong la mot nguoi dang kinh trong dien dang nay, Nhung cau chuyen cua thay day tinh nhan van va chan that, tat nhien cung co them phan van chuong de cau chuyen mang tinh hap dan va hay hon, nen toi tin nhung loi Thay noi, khong can phai thac mac gi. Xin loi huynh vi tra loi bang dien thoai nen khong the viet co dau duoc.
    Cũng có thể là sự hiểu nhầm thôi !
    HÀNH GIẢ DU GIÀ LẤY TA BÀ LÀM NIẾT BÀN TẠI THẾ - SỐNG HẾT THẢY VỚI TẤT CẢ CHÚNG SANH

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Hành Giả Du Già Xem Bài Gởi
    Cũng có thể là sự hiểu nhầm thôi !

    Huynh HGDG nói sao mà Colony không hiểu nhỉ ? Sự hiểu nhầm thế nào ? Colony có lời muốn hỏi Huynh MT về việc hiện tại có nhiều người lầm tưởng việc hình Phật Thầy Tây An là một người khác !

    Thanks
    VÔ CÔNG DỤNG HẠNH - VÔ KHUẤT LIỄU HẠNH - VÔ CẤU PHÁP - VÔ TÁT Ý - VÔ SỞ ĐẮC - VÔ SỞ CẦU - VÔ SỞ TRỤ - VÔ SỞ ÚY

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi luongt88 Xem Bài Gởi
    Chao huynh Colony, co le Huynh khong doc ky cau chuyen cua Thay Minh Thong, thay noi la nhin cac vi do hinh dang giong nhu vay, chu ko khang dinh la Phat Thay Tay An, Dien dan nay mang tinh chat trao doi va hoc hoi, khong phai noi so tai cao thap ve dao hoc, quan trong la tinh Chan That cua cau chuyen, thay Minh Thong la mot nguoi dang kinh trong dien dang nay, Nhung cau chuyen cua thay day tinh nhan van va chan that, tat nhien cung co them phan van chuong de cau chuyen mang tinh hap dan va hay hon, nen toi tin nhung loi Thay noi, khong can phai thac mac gi. Xin loi huynh vi tra loi bang dien thoai nen khong the viet co dau duoc.
    Chào bạn luongt88,

    Có những điều huyền bí về núi cấm mà chỉ có những người trong cuộc mới thấu hiểu rõ bạn ah.

    Những vị tu tiên trong núi cấm thọ 150 - 200 tuổi là chuyện có thật, ít nhiều Colony cũng được nghe Thầy kể lại.

    Chính bản thân Colony cũng đã lên Hang nơi mà Phật Thầy Tây An tu ở đó, tương truyền có tảng đá rất to làm chướng ngại không cho ngài lên trên đỉnh núi, ngài liền đứng trức tảng đa mà nguyện, tảng đá tự nứt ra vừa một người đi qua...

    Thầy của Colony cũng là người sống trên núi cấm từ năm Thầy 8 tuổi - hiện nay Thầy gần 80 tuổi, những con đường khắp núi cấm Thầy đều biết....

    Những việc Huynh MT kể là hoàn toàn có thật, Colony chỉ muốn xác thực lại về việc hình ảnh mà mọi người đang tôn thờ " Phật Thầy Tây An " có đúng là ngài không vì ngài tịch 51 tuổi thì không thể tóc bạc mà râu dài đến bụng như vậy được -----> điều này sai như thực tế !

    Thanks
    VÔ CÔNG DỤNG HẠNH - VÔ KHUẤT LIỄU HẠNH - VÔ CẤU PHÁP - VÔ TÁT Ý - VÔ SỞ ĐẮC - VÔ SỞ CẦU - VÔ SỞ TRỤ - VÔ SỞ ÚY

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện ma có thật: Đất độc [Full] - VOZer
    By whyhandsome15 in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 21
    Bài mới gởi: 22-01-2014, 10:29 AM
  2. Xin Cho Mình Hỏi Về Việc Giới Cấm Trong PGNT
    By xahybitu in forum PHẬT GIÁO nguyên thủy
    Trả lời: 19
    Bài mới gởi: 02-01-2013, 03:11 PM
  3. Giáo lý đạo Phật về Tái sanh
    By Tâm_định in forum Đạo Phật
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 25-05-2012, 05:56 PM
  4. Chuyện “ngọn núi giấu vàng” và nghi án yểm bùa giữ của ở HN
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 27-12-2011, 03:02 PM
  5. YOGA GIẤC MỘNG VÀ SỰ THỰC HÀNH VỀ ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Mật Tông
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 21-01-2011, 01:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •