kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: PHÁO ĐÀI ĐỒNG ĐĂNG

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định PHÁO ĐÀI ĐỒNG ĐĂNG

    "Pháo đài Đồng Đăng"

    là 1 tập truyện ký của nhiều tác giả.
    Xuất bản bởi Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn năm 1986

    ĐÔI NÉT VỀ PHÁO ĐÀI ĐỒNG ĐĂNG
    Tác giả Hồng Quang

    Sáng hôm 18/10/1950,chúng tôi mới biết tin quân địch ở pháo đài Đồng Đăng đã rút chạy từ hôm 16/10/1950.Độ ấy mưa lũ lớn nên giao thông có phần chậm trễ.Mãi gần đến trưa chúng tôi mới có bè mảng vượt sông Kỳ cùng từ mé xã Sông giang(Huyện Điềm He cũ) tiến vào thị trấn Đông Đăng.Lúc bấy giờ,đông chí Nguyễn Đình Láy là Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện Văn Uyên có giao cho tôi nđưa 1 trung đội địa phương lên đồn.Khoảng 3 giờ chiều 18/10/1950 chúng tôi tiến vào thị trấn Đông Dăng,nhân dân các dân tộc các phố đứng đông ở 2 ven đường đón chào cán bộ,bộ đội của huyện trong bầu không khí tưng bừng náo nhiệt,có nhiều khuôn mặt rạng rỡ mừng vui thoáng đôi chút ngỡ ngàng.chắc hẳn họ cũng thấy việc quân Pháp rút bỏ tháo chạy là rất bất ngờ.Chờ đón chúng tôi ở trên đồn là 1 đơn vị dân quân và 2 hàng binh người Pháp.

    Sau 1 lát nghỉ ngơi,chúng tôi cho tiến hành kiểm tra ngay các kho lương thực,thực phẩm,quân trang,quân dụng,và nhất là các tầng hầm của pháo đài có nhiều hòm đạn các cỡ mà chúng không kịp phá hủy hoặc mang theo khi bỏ chạy.Tại các gian phòng ăn của chúng cửa khoá kín,có tiếng chó sủa gầm gừ ở bên trong,sau jhi các cánh cửa bị phá tung,chúng tôi thấy 2 con chó "béc giê" buộc ở 2 đầu bàn cúp đuôi sợ sệt,hàng dẫy bàn đầy thức ăn,chúng tôi đoán chùng chúng không kịp ăn bữa chiều đã hoảng hốt tháo lui khi thấy từng tốp tàn quân từ phía Na Sầm tất tả chạy về thị xã Lạng Sơn.
    Buổi tối hôm ấy bữa cơm của con nhà lính chúng tôi khá thịnh soạn,đủ các món thịt bò thịt lợn măng nấm...nhưng toàn là đồ hộp,bộ phận cấp dưỡng chỉ có việc ninh kỹ các hộp sôi lên sùng sục là xong.Ngoài ra chúng tôi cghia cho mỗi khẩu phần 1 ca rượu vang và 2 gói thuốc lá sợi nâu hiệu"gô loa" (Gaulois)

    Phấn khởi được đóng quân trên đồn,được đi xem khắp các kho tàng,doang trại,anh em chúng tôi ngồi trò truyện vui vẻ sau bữa cơm.Chính bản thân tôi có nhắc nhở anh em đi ngủ sớm mà sao trong người vẫn thấy lâng lâng sảng khoái,không buồn ngủ tý nào.Đêm ấy,ánh trăng thượng huyền rải sáng đầy sân 4 bề im lặng.Thật với quang cảnh những đêm tuần trước,chúnh tôi nghỉ ở 1 bản ven sông,ngoài tiếng sóng vỗ đôi bờ,tiếng ếch nhái kêu inh ỏi thỉnh thoảng điểm thêm tiếng súng nổ ì ầm từ phía Na Sầm vọng lại
    (còn tiếp)
    Sáng 19/10/1950,chúng tôi kiểm tra kỹ toàn bộ công sự của đồn và báo cáo huyện uỷ để điều ngay các đơn vị dân công đến chuyển vận phần đạn dược.
    Khoảng 4 giờ chiều,các đoàn dân công đến,được đưa xuống tầng hầm tranh thủ chuyển các hòm đạn đi nơi khác.Dòng người lũ lượt cuốn xuống phía dưới đồn trong lúc hoàng hôn ập xuống,với tiếng cười nói râm ran làm cho chúng tôi không thể không bồi hồi xúc động.Chúng tôi rất mừng là đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của trên giao.Điều đó đã động viên cổ vũ chúng tôi trong việc chuyển tiếp lương thực thực phẩm,quân trang,quân dụng trong các ngày sau.
    Tính đến nay đã trên 35 năm(thời điểm 1986 còn đến hiện tại là hơn 57 năm),nhưng mỗi lần ôn lại chiến dịch Biên giới thu đông 1950 chúng tôi những người cán bộ Đảng viên cũ,cũng rất đỗi tự hào đã đóng góp phần công sức nhỏ bé của mình trong việc giữ gìn giải tỏa các tài sản trên đồn Đồng Đăng ngày trước.

    Mãi về sau khi sưu tầm được thêm tài liệu và qua mắt thấy tai nghe,chúng tôi mới hình dung được 1 phần nào đồn Đồng Đăng kể trên đã chiếm 1 vị trí quan trọng trên tuyến phòng thủ biên giới của bọn thực dân Pháp trước đây.Từ sau hóa ước Thiên Tân 9/6/1885,Triều đình nhà Thanh đã phài rút quân nhường lại cho quân đội Pháp chiếm đóng tại Lạng Sơn.Từ đó suốt dọc đường số 4 chúng xây dựng các đồn luỹ từ Lạng Sơn đến Cao Bằng và từ 1937 trở về trước đồn Đồng Đăng tuy ở sát biên giới Việt Trung nhưnh cũng như các nơi khác chỉ có 1 viên Quan 3 chỉ huy 1 đại đội lính Khố Đỏ & có chừng vài tiểu đội lính đóng chốt ở ngoại vi Khư Đa,Ma Mèo...Sau 1937 Pháo đài Đồng Đăng được củng cố và xây dựng theo 1 thiết kế rất kiên cố.9/1940,quân Nhật từ biên giới Trung Việt,vượt ải Nam Quan tấn công bất ngờ đồn Đồng Đăng.Chúng đã bị thiệt hại khá nặng khi đáng chiếm & tàn sát rất man rợ bọn tù binh Pháp để trả thù.Cụ Mỹ 71 tuổi(năm 1986)o93 Tềnh Tổng kể lại:"Trước 1940,Quân đội Pháp đã bắt đầu xây pháo đài trên đồn Đồng Đăng.Hồi đó tôi có làm thợ xây các bờ luỹ ngoài tường,tôi có được biết chúng gọi là Tam pháo đài.Tầng trên là nóc pháo đài bố trí các khẩu đại liên & Đài vô tuyến điện nhắm ra 4 hướng.Tầng hầm thứ 2 có đủ các loại lỗ châu mai để chiến đấu,tầng hầm thứ 3 là nơi chứa quân trang,đạn dược lương thực...Hồi đó khi quân Nhật đã treo được lá cờ Mặt trời mọc của chúng lên nóc Pháo đài,nhưng ở các góc đường hầm,quân Pháp vẫn tiếp tục nhả đạn các cỡ cho đến khi kiệt sức mới phải đầu hàng.
    (còn tiếp)

    Đến cuối năm 1941,Pháp lại củng cố toàn bộ hệ thống phòng thủ biên giớivì kẻ thù đáng gờm trước mắt của chúng là quân phát xit Nhật đang có mưu đồ đánh chiếm Đông dương.Pháp cử hẳn 1 đoàn Công binh đặc trách xây dựng lại toàn bộ pháo đài Đồng Đăng song sonh với các pháo đài Đèo Giang Văn Vỉ(ở thị xã Lạng Sơn)Ông Pa bạn tôi có kểlạiViệc củng cố gia tăng các công sự chú ý đặc biệt của quân đội Pháp trước kia.Chúng đánh giá đây là 1 căn cứ quân sự quan trọng có tầm cỡ lớn trên toàn tuyến phòng thủ biên giới Đông Dương>Việc xây dựng pháo đài này được coi trọng gần ngang tầm với công trình chiến luỹ Maginot tại chính quốc trước thế chiến thứ 2.Chả thế mà viên Quan 2 Công binhđặc trách là 1 sĩ quan rất có năng lực chuyên môn ,tên sĩ quan La roche này có 2 bằng kỹ sư cầu cống và kỹ sư hầm mỏ tốt nghiệp ở trường Bách khoa quân sự của nước Pháp,hắn vốn là 1 thầy tu được huy động ra làm việc binh.Tên này thường xuyên có mặt ở Đồng Đăng để chỉ đạo toàn bộ công trình suốt từ thời kỳ khởi công(cuối 1941)đến khi cơ bản hoàn thành(đầu 1945)Và sau đó được phong chức Thiếu tá Công binh.
    Chính vì thế mà đêm 9/3/1945,quân Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương,cũng trên đồn Đồng Đăng này(diện tích chưa =2ha)quân Nhật đã bị tổn thất nặng nề trước khi đánh chiến được.Chính vì thế mà sau khi Pháp bị thua trận,chúng lại tái diễn việc sát hại tù binh 1 cách vô nhân đạo.
    Quân Nhật không thể không bị thiệt hại lớn vì 4 bức tường chung quanh đồn đều cóp hào sâu,luỹ hiểm bao bọc,cửa chính củia đồn phải qua 1 đoạn cầu sắt có thể đẩy ra rút vào bằng con lăn khi cần thiết.Hầm của pháo đài ở góc tây nam cửa đồn ,xây hình vòm khum nổi lên xừng xững nhìn trải rộng ra 4 phía.Tiếng Pháp gọi là Casemate.

    Cả 3 tầng hầm đều tập trung hỏa lực rất dày đặc có thể bắn tỏa từ trên xuống dưới,từ dưới lên trên,đan chéo ngang dọc trong tầm căn của pháo & trung,đại liên các cỡ.Các đường hầm ngầm dầy trên 1m đổ bê tông cốt sắt,rộng chừng 1,5m,cao độ 2m xây cuốn,cứ vài chục thước lại có những ngóc ngách xiên ngang dọc.Ta7i tầng hầm thứ 3 có đầy đủ tiện nghi gồm các buồng làm việc,ăn ngủ của sĩ quan,binh lính (đủ cho 1 tiểu đoàn)khi có chiến sự xảy ra ác liệt,có trạm cứu thương kho dự trữ lương thực,thực phẩm,đạn dược từ 3 đến 6 tháng,có hệ thống điện nước riêng & có sẵn đường hầm bí mật xây kiên cố từ dưới chân pháo đài ra phía nhà ga để khai thông nối tuyến từ trên đỉnh núiChóp Chài đi xuống.

    Tháng 8 Năm 1945 khi Tướng Lư Hán đưa 1 Phương diện quân tàu tưởng sang Việt Nam giải giáp quân Nhật đầu hàng,có 1 bộ phận chốt lại ở Lạng Sơn.Nhiệm vụ đầu tiên của chúnh khi sang nước ta là phải phá huỷ các công trình phòng ngự biên giới trong đó có đồn Đồng Đăng,& các pháo đài Đèo Giang,Văn Vỉ(ở thị xã)nhằm ngăn nước ta không thể sử dụng làm cứ điểm chống chúng khi chúng trở mặt.Nhưng chúnh không sao thực hiện được hoàn toàn theo ý đồ,chỉ phá được phần trên của pháo đài vì kiến trúc xây dựng của bọn Pháp trước đây rất kiên cố tinh vi.

    Đến năm 1947,hồi tạm chiếm,Pháp lại đào thếm đường hầm từ dưới tầng sâu xuyên qua phố Đồng Đăng đến phía Đền Mẫu để khi có chiến sự kịp thời đưa quân ra đối phó bất ngờ với mặt biên giới.Chính trên mặt đất trong phạm vi của đồn,nếu chúng ta chú ý xem xét thì thấy có 1 số vết tích đất phủ hình tròn,chính các nơi ấy xưa kia là đường giếng từ trên dẫn xuống các tầng ngầm,cũng là đường vận chuyển quân khi cần thiết = thang sắt và có cửa ngăn bịt bằng lưới sắt
    (còn tiếp)


    Trước ngày 17/2/1979 quân đội ta có lấy đồn Đồng Đăng làm đài quan sát và nơi tập kết trú ẩn khi cần thiết.
    Chínhthế trong cuộc xâm lăng tháng 2 năm 1979 của bọn phản động Bắc kinh cũng tại nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh rất ác liệt để chống trả quân xâm lược mặc dù ta với số quân ít,lực lượng của chúng đông gấp bội nhung chúng cũng không làm sao xuống được đến tầng hầm thứ 3 của pháo đài.Các chiến sĩ của ta đã trụ bám đến 27/2/1979 tức sau 10 ngày chống trả giữ bước tiến quân của địch rồi 1 số an toàn rút ra ngoài.
    Đồn Đồng Đăng ngày xưa đã là 1 vị trí cực kỳ quan trọng.Đứng về mặt thế thủ ở đó có thể là 1 pháo đài kiên cố lấy ít địch nhiều.Vì vậy quân Pháp trước kia đã tốn nhiều nhân lực,vật lực,tài lực trong nhiều thời kỳ để xây dựng lên cứ điểm căn cứ đó.Ngay từ 1941 đồn đã có 1 viên Quan tư chỉ huy 1 tiểu đoàn tinh nhuệ để đáp ứng với các tuyến phòng thủ đã được cải tiến.
    Sở dĩ quân pháp năm 1950 quân Pháp phải tháo chạy vội vã không kịp phá huỷ đồn bót là do phía ta,trong chiến thắng do chọn địa điểm tiến công chính xác đánh vào Đông Khê thắng lợi,đánh tan rã 3 binh đoàn tinh nhuệ của chúng,đã làm rung chuyển toàn bộ quân địch ở đường số 4 "Chúng ta hồi ấy đã làm cho địch suy xụp về tinh thần,tan rã về tổ chức,rối loạn về chiến lược".Cũng vì thế mà chúng phải bỏ Đồng Đăng,bỏ toàn bộ hệ thống pháo đài,đường ngầm kiên cố ở đó,chạy thẳng 1 mạch về thị xã Lạng Sơn để rồi tiếp tục tháo lui chiến lược về phía Tiên Yên,Móng cái(Hải Ninh cũ)
    Với tầm quan trọng của vị trí Đồng Đăng,1 điểm nóng bỏng của khói lửa chiến tranh qua từng thời kỳ,chắc chắn từ nay trở đi sẽđược chúng ta chú ý củng cố xây dựng mọi mặt để nơi đó mãi mãi trở nên 1 cứ điểm quân sự đặc biệt lợi hại trên phòng tuyến biên giới phía Bắc Việt Trung.

    Thị xã Lạng Sơn 22/6/1986
    HếT
    Last edited by Bin571; 24-06-2011 at 08:46 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Nghi án phong thủy: Trụ đồng Mã Viện
    By dc_bac in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 17
    Bài mới gởi: 10-08-2011, 12:16 AM
  2. Đột nhập "pháo đài ma" ở Lạng Sơn
    By dragonle in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 05-06-2011, 06:21 PM
  3. TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN - VĂN VẬT KỲ DIỆU CỦA NỀN VĂN MINH CỔ
    By Thiên Địa Nhân in forum Văn Hóa - Phong Tục - Lễ Hội
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 12-04-2011, 02:45 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-04-2011, 06:14 PM
  5. đăng ký học nhân điện ở đồng nai
    By hoctamlinh in forum Hỏi Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 13-01-2011, 03:33 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •