Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 30

Ðề tài: "ĐIỆN BIÊN PHỦ" trên không - Kỷ niệm 40 năm: 12/1972 - 12/2012

  1. #1

    Mặc định "ĐIỆN BIÊN PHỦ" trên không - Kỷ niệm 40 năm: 12/1972 - 12/2012





    Diễn biến trận đánh 12 ngày đêm rúng động thế giới

    Cập nhật lúc 58 AM, 29/12/2009

    Trong 12 ngày đêm (18 - 29/12/1972), Mỹ thả hơn 36.000 tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam, vượt quá khối lượng bom đã ném trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.



    Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, từ 18/12 đến 30/12/1972. Tại chiến dịch này, Mỹ sử dụng lực lượng không quân chiến lược với B-52 làm nòng cốt ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm.

    Sau đây là diễn biến trận đánh kéo dài 12 ngày đêm năm 1972:

    - Ngày 17/12

    Tổng thống Nixon chính thức ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng. Chiến dịch mang tên Linebacker- 2.



    'Rồng lửa' SAM, một trong những nỗi kinh hoàng của pháo đài bay B-52 trong trận Điện Biên Phủ trên không.

    - Ngày 18/12

    Từ 19h20 đến 20h18, nhiều tốp máy bay B-52 (mỗi tốp 3 chiếc) liên tiếp dội bom xuống khu vực sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm... Cuộc chiến đấu ác liệt của lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ Hà Nội bắt đầu, mở đầu chiến dịch 12 ngày đêm "Hà Nội Điện Biên Phủ trên không".

    20h18, tiểu đoàn 59 trung đoàn tên lửa phòng không 261 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng chỉ huy phóng hai quả đạn, hạ một máy bay B-52 (rơi xuống cánh đồng thuộc Phủ Lỗ và Đông Xuân, giữa tỉnh Vĩnh Phú và Hà Nội, cách trận địa gần 10 km). Đây là chiếc máy bay B-52 G đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên bầu trời Hà Nội.

    Đêm cùng ngày, Mỹ huy động 90 lần B-52 ném ba đợt bom xuống Thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt này có 8 lần F 111 và 127 lần máy bay cường kích bắn phá các khu vực nội, ngoại thành. Trong đêm đầu tiên Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Thủ đô Hà Nội. 85 khu vực dân cư bị trúng bom làm chết 300 người.

    - Ngày và đêm 19/12

    4h30, địch ném bom đợt thứ 3 vào các khu vực Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính, nhà máy Cao su Sao Vàng... Các trận địa tên lửa, pháo phòng không với các đơn vị dân quân tự vệ Thủ đô bắn hàng nghì̀n viên đạn các loại tiêu diệt một máy bay F4.

    Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 77 Trung đoàn Tên lửa 257 bắn rơi tại chỗ một máy bay B-52 D.

    Đêm 18 rạng ngày 19/12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, đến một số đơn vị phòng không - không quân và khu vực Đông Anh, Yên Viên nơi vừa bị B-52 ném bom, động viên thăm hỏi bộ đội và nhân dân Thủ đô.

    - Ngày 20/12


    Từ 19h đến sáng 21/12, địch huy động 78 lần B-52 ném bom Hà Nội và hơn 100 lần máy bay cường kích các loại vào đánh phá nội, ngoại thành Hà Nội.

    Từ 20h5 đến 20h7, trong hai phút từ cự ly 22 km với hai quả đạn, tiểu đoàn 93, trung đoàn tên lửa 261 bắn cháy một máy bay B-52 rơi tại chỗ ở khu vực ga Yên Viên, cách Hà Nội hơn 10 km. 20h34, tiểu đoàn 77, trung đoàn tên lửa 257 bắn rơi chiếc B-52 thứ 2 ở ngoại thành.

    Từ 20h29 đến 20h38, ba tiểu đoàn tên lửa (78, 79, 94) tập trung hoả lực bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 thứ 3.

    Đêm 20 rạng ngày 21/12, bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội bắn 35 quả đạn, "hạ gục" 7 chiếc B-52, trong đó 5 chiếc rơi tại chỗ.

    Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp gọi điện thoại xuống các sư đoàn biểu dương bộ đội Phòng không Hà Nội đánh tốt, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, của nhân dân.


    Một trong những xác máy bay B-52 còn lưu giữ ở Hà Nội. Ảnh: Tuấn Linh.

    - Ngày 21/12

    Chiến sự tại Hà Nội và Hải Phòng diễn ra ác liệt. Ban ngày, 180 lần máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ đánh phá các mục tiêu trọng yếu: ga Hàng Cỏ và Sở Công an (Hà Nội), nhà máy điện yên Phụ, Bộ Giao thông, cầu Phủ Lý và 6 đợt đánh vào khu vực thị xã Thanh Hóa.

    Từ 21h37 đến rạng sáng 22/12, địch huy động 24 lần máy bay B-52 và 36 lần máy bay chiến thuật hộ tống vào đánh sân bay và bệnh viện Bạch Mai, Giáp Bát, Văn Điển... Ngoài ra, 30 lần F4, F105 vào đánh phá các khu vực Bắc Giang, ga Kép, sân bay Yên Bái, cảng Hải Phòng, Cát Bi và An Lão (Kiến An, Hải Phòng).

    Hôm đó, quân và dân ta bắn rơi 11 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ ba B-52, hai F4, hai A7, một F111, một A6, một RA50, một F105...

    - Ngày 22/12

    2h38, bộ đội rađa phát hiện chính xác các tốp B-52 và máy bay chiến thuật Mỹ ở hướng Tây Nam. Lần này địch sử dụng 24 chiếc B-52 và 36 máy bay chiến thuật vào đánh phá sân bay, bệnh viện Bạch Mai, ga Giáp Bát, Gia Lâm, Văn Điển... và các trận địa tên lửa, 18 lần F 111 hoạt động xen kẽ ở độ cao thấp nhằm bất ngờ đánh phá vào các mục tiêu đã trinh sát.

    3h42, các kíp chiến đấu của tiểu đoàn 57 bộ đội phòng không Hà Nội đồng loạt nổ súng bắn rơi tại chỗ một B-52 ở chợ Bến, Mỹ Đức, Hà Tây. Cùng thời điểm này, tiểu đoàn 71 bắn rơi tại chỗ một máy bay B-52 ở Thanh Miện, Hải Hưng (Hải Dương ngày nay).

    3h46, tiểu đoàn tên lửa 93 lại bắn rơi một chiếc B-52 ở khu vực Quỳnh Côi, Thái Bình. Trong ngày, quân và dân ta bắn rơi 5 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ ba chiếc B-52, một chiếc F4.

    Ngày 21, 22/12, tại trận địa Vân Đồn (Hà Nội), các chiến sĩ tự vệ nhà máy Liên Cơ Hà Nội bằng 19 viên đạn 14,5 ly ngay loạt đạn đầu đã bắn rơi một máy bay F 111 "cánh cụp cánh xòe" của Mỹ.

    - Ngày 23/12

    Ban ngày, 54 lần máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các khu vực ngoại thành Hà Nội. Mai Dịch, Trạm Trôi, Hoài Đức ( Hà Tây ). Ban đêm, 33 chiếc B-52 đánh Đồng Mỏ ( Lạng Sơn ) và khu vực Bắc Giang; 30 chiếc máy bay F4 và F105, 11 máy bay F111 đánh vào Yên Viên, Giáp Bát, Đa Phúc và các sân bay Nội Bài, Yên Bái. Hướng biển, có 7 máy bay chiến thuật của Hải quân Mỹ vào đánh Uông Bí, Phà Rừng, Sở Dầu và sân bay Kiến An ( Hải Phòng ).
    Ta bắn bốn máy bay trong đó có hai B-52, một F4, một A7.

    - Ngày 24/12

    Ban ngày, địch huy động 44 lần máy bay chiến thuật đánh phá khu vực Thái Nguyên (Cao Ngạn và dọc đường số 1), Sen Hồ, Việt Yên (Hà Bắc).
    Ban đêm, từ 19h50, địch dùng 33 lần B-52 đánh phá ác liệt ga Kép, Bắc Giang, phối hợp với 39 lần máy bay chiến thuật yểm hộ đánh phá các sân bay Yên Bái, ga Kép và khu vực Vĩnh Tuy (Hà Nội).
    Quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 5 chiếc máy bay, trong đó có một B-52, hai F4, hai A7.

    Lấy cớ nghỉ lễ Noel, 24h ngày 24/12, địch tạm ngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng.

    - Ngày 25/12

    Quân đội Mỹ ngừng ném bom miền Bắc.

    - Ngày 26/12

    13h, địch sử dụng 56 lần chiếc máy bay cường kích các loại vào ném bom dữ dội các khu vực trận địa tên lửa và trạm biến thế Đông Anh. Tiểu đoàn tên lửa 72, trung đoàn 285 đã bắn rơi một máy bay F4.

    Từ 22h5, địch sử dụng 105 lần B-52 và 110 lần máy bay chiến thuật hộ tống đánh ồ ạt, liên tục vào nhiều mục tiêu trên cả ba khu vực: Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên (Mỹ tập trung 66 lần B-52 vào đánh phá Hà Nội, 21 lần B-52 đánh Thái Nguyên và 18 lần B-52 đánh Hải Phòng).

    Từ 22h40, B-52 ồ ạt đến ném bom rải thảm dữ dội vào tất cả các mục tiêu nội, ngoại thành Hà Nội. Khu phố Khâm Thiên và Khu Hai Bà Trưng bị tàn phá nặng nề.

    Từ các trận địa khu vực ngoại thành, ba tiểu đoàn tên lửa (57, 76, 88) đã tập trung bắn rơi một máy bay B-52. Sau ít phút các tiểu đoàn (57, 58, 79, 85, 87, 94) lập tức bắn rơi tại chỗ hai máy bay B-52, một chiếc rơi xuống xã Định Công (Thanh Trì).

    Với kinh nghiệm dày dạn, các tiểu đoàn tên lửa Phòng không (59, 93, 78, 79) đã phân tích chính xác, mục tiêu B-52 trong dải nhiễu, bắn rơi thêm hai B-52. Cùng thời gian này tại Hải Phòng, tiểu đoàn tên lửa 81 bắn rơi một B-52, Đại đội 74 pháo 100 mm, trung đoàn 252 cũng bắn rơi một B-52.

    Trận chiến đấu đêm 26/12 diễn ra hơn một giờ, lực lượng phòng không ba thứ quân của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đã đánh một trận lớn, bắn rơi 8 máy bay B-52 và 10 máy bay chiến thuật khác. Đây là trận đánh then chốt quyết định bắn rơi nhiều máy bay chiến lược B- 52 nhất trong 9 ngày qua.


    Đài tưởng niệm người đã khuất dựng trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai, nhắc về một thời đạn bom và sự hy sinh cao cả của người thầy thuốc. Ảnh: Tuấn Linh.


    - Ngày 27/12

    Sáng 27/12, 100 lần máy bay chiến thuật của địch chia làm ba đợt đánh phá dữ dội vào các khu vực nội, ngoại thành Hà Nội như nhà máy dệt 8/3, ga và kho Văn Điển, cầu Đuống, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì, các trận địa tên lửa, rađa... Đại đội 61 tiểu đoàn 20 bắn rơi một máy bay F4. Cùng ngày 27, không quân ta cất cánh hai lần bắn rơi hai chiếc F4 của Mỹ.
    Từ 19h đến 22h, 36 lượt B-52, có 66 lượt máy bay chiến thuật yểm hộ, tập trung đánh phá các khu vực: Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Khuyến Lương, Đa Phúc, Dục Nội, Cổ Loa. Xen kẽ giưa các đợt hoạt động của B-52 là 17 lần F 111 tiếp tục thay nhau đánh phá.

    22h20, Bộ Tư lệnh Không quân cho phi công Phạm Tuân lái máy bay MIG- 21 cất cánh bất ngờ từ sân bay Yên Bái được Sở chỉ huy và rađa dẫn đường trực tiếp bảo đảm, vượt qua hàng rào bảo vệ của máy bay F4 tiến về hướng đội hình B-52. Đến bầu trời khu vực Mộc Châu - Sơn La, anh tiếp cận được mục tiêu, công kích bằng hai quả tên lửa. Một chùm lửa bốc cháy trùm lên chiếc B-52 đầu tiên bị không quân ta bắn rơi trong chiến dịch 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không".

    23h, bằng 32 quả đạn, các đơn vị tên lửa phòng không đã bắn tan bốn máy bay B-52, trong đó có hai chiếc rơi tại chỗ.

    23h02, hai tiểu đoàn tên lửa (71, 72) bắn tiêu diệt tốp máy bay B-52 từ hướng Tây lao vào đánh phá Hà Nội. Bằng hai quả đạn theo phương pháp bám chính xác vào giữa nền dải nhiễu đậm, chiếc B-52 chưa kịp cắt bom đã bị trúng đạn bốc cháy rơi xuống làng Ngọc Hà, đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội). Đây là chiếc B-52 duy nhất chưa kịp cắt bom đã bị bắn rơi. Tiểu đoàn 59 và tiểu đoàn 77 cũng bắn rơi hai máy bay B-52 ngay sau đó.
    Trong ngày và đêm đó, quân dân miền Bắc đã bắn rơi 14 máy bay, trong đó có 5 B-52, 5 chiếc F4, hai A7, một A6, một máy bay lên thẳng HH- 53 đến cứu giặc lái.

    - Ngày 28/12

    Từ 10h đến 17h, 131 lần máy bay chiến thuật các loại đánh vào trận địa của bộ đội phòng không - không quân. Không quân ta cất cánh, bắn rơi một máy bay RA- 5C.

    Cùng ngày, Bộ Tổng Tham mưu thông báo: Tổng thống Mỹ Nixon chấp thuận nối lại các phiên họp Hội nghị Paris.

    21h41, phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh của Sở chỉ huy Không quân, lái chiếc MIG-21 cất cánh từ sân bay Cẩm Thuỷ, do Sở chỉ huy sân bay Thọ Xuân và rađa dẫn đường vòng ra phía sau đội hình B-52 đuổi địch đến vùng trời Sơn La. Phát hiện được B- 52 bám sát ở cự ly gần, Vũ Xuân Thiều xin công kích, quyết tiêu diệt địch. Sau khi bắn cháy máy bay địch, phi công Vũ Xuân Thiều cũng anh dũng hy sinh.

    Trận đánh ngày và đêm 28/12, quân và dân ta bắn rơi ba máy bay Mỹ, trong đó có hai B-52, một RA- 5C.

    - Ngày 29/12

    23h16, 60 lần B-52 lần lượt đánh vào: 30 chiếc B-52 đánh khu gang thép Thái Nguyên và khu Trại Cau, 18 B-52 đánh khu vực Đồng Mỏ (Lạng Sơn), 12 B-52 đánh Kim Anh (Vĩnh Phú).
    Ngoài ra, 70 lần máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ đánh xen kẽ các sân bay Thọ Xuân, Yên Bái, Hoà Lạc, Kép và khu vực Kim Anh (VĨnh Phú), , Đông Anh (Hà Nội), ngoại vi Thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh. Ta bắn rơi hai máy bay, trong đó Tiểu đoàn tên lửa 79 bảo vệ Hà Nội bắn rơi một B-52, một F4.

    Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" bảo vệ Thủ đô Hà Nội cuối tháng Chạp năm 1972.

    - Ngày 30/12

    7h, Nixon ra lệnh ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và họp lại Hội nghị Pari về Việt Nam.

    Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B- 52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng kéo dài 12 ngày, đêm đã bị thất bại hoàn toàn.
    Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác.

    Cuộc ném bom nhằm "đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá" của quân đội Mỹ đã tàn phá tan hoang nhiều khu phố, làng mạc, phá sập 5.480 ngôi nhà, trong đó có gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga; giết chết 2.368 dân thường và làm bị thương 1.355 người khác

    Trong trận bom rải thảm phố Khâm Thiên, Hà Nội đêm 26/12/1972, gần 90 tấn bom đã được trút xuống đây khiến 278 người thiệt mạng, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em. Chỉ sau một đêm, 178 người con trở thành mồ côi, trong đó có 66 em mồ côi cả cha lẫn mẹ; 290 người bị thương, 2.000 ngôi nhà, trường học, đền chùa, rạp hát, trạm xá bị sập, trong đó có 534 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.

    Ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên chỉ còn là một hố bom, 7 người sống trong ngôi nhà này không còn ai sống sót. Mảnh đất này trở thành một đài tưởng niệm với một tấm bia mang dòng chữ “Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ” và một bức tượng bằng đồng tạc hình một phụ nữ bế trên tay một đứa trẻ đã chết vì bom Mỹ, tượng được lấy nguyên mẫu từ chính chủ nhân của ngôi nhà bị hủy diệt này. Kể từ sau trận bom ấy, hàng năm, đến những ngày kỉ niệm trận bom, người dân trên phố, và nhiều nơi khác tới đây thắp hương tưởng niệm những người đã chết vì bom Mỹ.

    Trước đó bốn hôm, vào lúc 2h38 ngày 22/12, bệnh viện Bạch Mai, trung tâm y tế lớn nhất miền Bắc, cũng bị B52 Mỹ dội bom. Tòa nhà chính của bệnh viện đổ sập, đè lên những căn hầm, trong đó có rất nhiều bệnh nhân và nhân viên y tế đang ẩn nấp.Trong sân bệnh viện Bạch Mai có tấm bia mang chữ "Căm thù" để ghi nhớ về thời bom đạn này.

    Trong cuốn hồi ký nhan đề "Những năm tháng ở Nhà Trắng”, Henry Kissinger, nguyên cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ Nixon, viết: "Những lời buộc tội hành vi phi đạo lý và lừa dối cứ bao vây lấy tôi trong cả thời gian dài. Tính từ man rợ là một từ được nhiều người tặng tôi nhất".

    Hoàng Minh (tổng hợp)

    Last edited by Bin571; 15-12-2012 at 09:53 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Phòng không Việt Nam đối đầu với 'sát thủ radar' Mỹ

    Cập nhật lúc 51 AM, 07/12/2012

    “Chiến tranh Việt Nam đã cho thấy sức mạnh vô song của ý chí con người đối với máy móc và vũ khí hiện đại ”.

    (ĐVO) Trong chiến tranh Việt Nam, không quân Mỹ đã sử dụng tất cả mọi loại vũ khí hiện đại và mới nhất mà họ có trong tay hòng đè bẹp lực lượng phòng không của chúng ta. Nhưng cuối cùng, không một loại vũ khí tối tân nào có thể thắng nổi lòng quả cảm vô song của những chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của đất nước…

    “Sát thủ” radar

    Không phải đến chiến tranh Iraq, Nam Tư hay Lybia, Mỹ mới sử dụng các thủ đoạn chế áp điện tử để đối phó với hệ thống phòng không của đối phương. Ngay từ chiến tranh phá hoại tiến hành ở miền Bắc Việt Nam, Không quân Mỹ đã ồ ạt sử dụng các vũ khí công nghệ cao để tấn công, hòng khuất phục lưới lửa phòng không nhân dân Việt Nam. Trong đó, phải kể đến tên lửa Sơrai (tiếng Anh : Shrike, ký hiệu AGM-45), một trong những vũ khí hiểm độc được sử dụng hòng “chọc mù” hệ thống radar của ta.



    Tên lửa Sơrai AGM-45.


    Sơrai là loại tên lửa tự dẫn chống radar thế hệ đầu của Mỹ trang bị cho Không quân và Hải quân từ năm 1964. Tên lửa dài 3,5m, trọng lượng 177 kg, đầu nổ kiểu mảnh - phá nặng 66 kg, bán kính sát thương 15m, tốc độ khoảng 500 m/s (gấp 1,5 lần tốc độ âm thanh), tầm phóng 30km, đầu tự dẫn radar thụ động làm việc ở dải tần rộng 2.600-3.500 MHz.

    Cần phải nói rõ rằng đây là loại vũ khí rất nguy hiểm đối với các đài radar và tên lửa đang mở máy vì nó sẽ bay theo cánh sóng đến tận nguồn phát xạ với tốc độ rất nhanh (thường gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ âm thanh), tín hiệu phản xạ rất nhỏ trên màn hiện sóng gây khó khăn lớn cho việc phát hiện và đối phó với chúng…

    Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ chủ yếu sử dụng Sơrai và các biến thể cải tiến, về cuối có sử dụng loại mới hơn là Standard AGM-78 với tính năng trội hơn (tốc độ khoảng 680 m/s và tầm phóng xa hơn).

    Các loại tên lửa tự dẫn chống radar ra đời sau này có tốc độ lớn hơn nữa (gấp 4 lần tốc độ âm thanh), tầm phóng xa hơn và có thêm mạch nhớ tọa độ, để tăng cường khả năng tiêu diệt khi mục tiêu ngưng phát xạ. Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, hệ thống phòng không Iraq đã bị loại tên lửa tự dẫn chống radar mới sau này (HARM AGM-88) chế áp đến 90% chỉ sau tuần đầu tiên giao chiến…

    Tên lửa Sơrai được bắt đầu sử dụng từ 1965 ở Việt Nam và có 12 kiểu cải tiến, trong thời kỳ chiến tranh phá hoại 1965-1973 Mỹ đã sử dụng tới 5.000 quả, ngừng sản xuất từ 1981 để dùng loại mới.



    Cuộc đối đầu giữa F-105 mang tên lửa tự dẫn chống radar.

    Đối đầu với sát thủ


    Trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc (1965-1968) xác suất trúng đích của Sơrai không cao, chỉ khoảng 21% do ta đã sớm nghiên cứu và tìm ra cách đối phó.
    Các cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam đã nghiên cứu kỹ quả tên lửa Sơrai thu được và theo dõi mọi thủ đoạn phóng tên lửa tự dẫn chống radar của địch trong các trận đánh. Kết quả, chúng ta đã tìm ra nhược điểm của Sơrai và có biện pháp đối phó hiệu quả với loại tên lửa nguy hiểm này.

    Máy bay Mỹ thường phóng Sơrai ở cự ly 20-30 km rồi bay ra tránh hỏa lực mặt đất, để tên lửa bám theo cánh sóng radar bay đến trận địa ta. Như vậy tên lửa sẽ dễ bị chệch hướng nếu ta dùng biện pháp phát sóng ngắt quãng…

    Năm 1965 Mỹ sử dụng 2 kiểu A, B đến năm 1967 tỷ lệ bắn trúng của Sơrai đã bị giảm hẳn, có đợt đánh vào Hà Nội (tháng 5/1967) địch phóng 70 quả Sơrai khi hàng chục đài radar các loại của ta đang mở máy mà chỉ trúng 1 (1,4%), số còn lại đều nổ vào khoảng giữa 2 đài, không gây được thiệt hại gì cho ta.

    Sau đó Mỹ liên tục cải tiến và tới kiểu D sử dụng từ năm 1970 đã gây nhiều khó khăn cho ta. Trong thời kỳ này, địch đánh hỏng 6 radar cảnh giới, 2 đài radar pháo và 10 đài điều khiển tên lửa của ta.

    Đối phó lại, ta cũng đã có hàng loạt cải tiến kỹ thuật, thiết bị bổ sung và phương pháp xạ kích thích hợp cùng kinh nghiệm thực tế điêu luyện của các kíp chiến đấu tên lửa và radar đã góp phần đánh bại thủ đoạn dùng tên lửa tự dẫn chống radar của Mỹ, gạt được phần lớn các tên lửa Sơrai ra khỏi trận địa ta và trong 1 số trường hợp đã bắn rơi cả máy bay phóng Sơrai của địch khi chúng chưa kịp bay ra khỏi vùng hỏa lực phòng không.




    Chiến thuật sử dụng tên lửa Sơrai chống radar của máy bay Mỹ.


    Tiêu biểu, trận chiến đấu của tiểu đoàn tên lửa 81 ngày 6/6/1967, bộ đội ta bắn rơi 2 chiếc F-105. Khi tên lửa ta phóng lên thì cũng là lúc máy bay Mỹ phóng Sơrai về hướng trận địa và các chiến sĩ Việt Nam đã dũng cảm đối đầu, điều khiển chính xác tên lửa ta bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay Mỹ phóng Sơrai, dù sau đó cũng chịu thiệt hại do Sơrai gây ra.


    Còn trong nhiều trường hợp khác, các chiến sĩ tên lửa đã mưu trí và linh hoạt sử dụng các biện pháp đối phó, vô hiệu hóa Sơrai để bảo toàn lực lượng ta rồi tiếp tục đánh trả máy bay địch. Điển hình là trường hợp Tiểu đoàn tên lửa 77, chỉ riêng trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972 đã bị hàng chục máy bay F-4 nhiều lần ném bom, bắn rocket và 6 lần phóng Sơrai vào trận địa nhưng kíp chiến đấu của tiểu đoàn đều xử trí đúng quy tắc, gạt Sơrai nổ ngoài trận địa ta từ 300-3.000m, giữ an toàn cho người và khí tài, đồng thời đánh trả chính xác. Trong chiến dịch này, tiểu đoàn bắn trúng tất cả 8 chiếc B-52, trong đó có 4 chiếc rơi tại chỗ, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

    Như vậy, dù đối phương có nhiều vũ khí tối tân, hiện đại vượt bậc nhưng các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam với trí thông minh, sáng tạo và lòng dũng cảm ngoan cường đã đánh bại mọi loại vũ khí và thủ đoạn nguy hiểm nhất, gây cho Không quân Mỹ những tổn thất nặng nề “không thể tưởng tượng nổi”.

    Chính Lầu Năm Góc thừa nhận đã mất 8.728 máy bay các loại (có 5.134 trực thăng) cùng hàng nghìn phi công trong chiến tranh Việt Nam so với 3.314 chiếc ở Triều Tiên và phần lớn đều là các loại máy bay hiện đại hơn, đắt tiền hơn.

    Kết quả này là minh chứng rõ ràng nhất cho lời nhận xét của các nhà quân sự thế giới: “Chiến tranh Việt Nam đã cho thấy sức mạnh vô song của ý chí con người đối với máy móc và vũ khí hiện đại ”.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Điện Biên Phủ trên không: SAM-3 chưa kịp tham chiến

    Cập nhật lúc 01 AM, 29/11/2012

    Trong năm 1972, Việt Nam nhận viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc hai tổ hợp tên lửa phòng không mới, SAM-3 và Hồng Kỳ 2 (HQ-2).



    (ĐVO)
    Câu hỏi đặt ra là liệu 2 loại tên lửa phòng không mới này có tham gia chiến dịch bảo vệ thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn của miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972?


    "Nuối tiếc" SAM-3
    SAM-3 là hệ thống tên lửa đất đối không (Liên Xô gọi là S-125 Pechora) do Cục Thiết kế Trung ương Almaz nghiên cứu phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1961.

    SAM-3 có tầm bắn hiệu quả ngắn hơn và độ cao diệt mục tiêu thấp hơn so với SA-2. Nhưng tên lửa rất hiệu quả khi tấn công mục tiêu bay thấp, cơ động cao và có khả năng kháng nhiễu điện tử mạnh hơn so với SA-2.

    Một hệ thống SAM-3 gồm: 3 bệ phóng (mỗi bệ 4 đạn) và đài điều khiển hỏa lực SNR-125.

    Đạn tên lửa dùng cho SAM-3 thiết kế 2 tầng động cơ: động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (thời gian đốt 2,6 giây) và động cơ hành trình nhiên liệu rắn (thời gian đốt 18,7 giây).

    Trên tầng động cơ khởi tốc có gắn 4 cánh vây hình chữ nhật, ở phần thân trên có 4 cánh vây cố định và 4 vây chuyển động nhỏ hơn ở đầu tên lửa. Tên lửa được điều khiển bằng sóng vô tuyến.

    Hai biến thể đạn chính dùng cho SAM-3 gồm: đạn V-600 có đầu đạn nổ tạo mảnh (nặng 60kg) và tầm bắn 15.000m; đạn V-601 lắp đầu đạn nổ tạo mảnh (nặng 70kg, số mảnh tạo 4.500), vùng sát thương tới 35.000m, độ cao bay 18.000m.

    Được đưa vào phục vụ trong lực lượng phòng không Liên Xô từ những năm 1960 nhưng mãi tới năm 1972, Liên Xô bắt đầu viện trợ tên lửa SAM-3 cho Việt Nam.



    Nếu các trung đoàn SAM-3 kịp thời triển khai chiến đấu thì có thể chúng ta đã bắn rơi nhiều B-52 hơn.


    Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, từ tháng 6/1972, cán bộ chiến sĩ của ta mới sang Liên Xô học tập sử dụng SAM-3. “SAM-3 có tốc độ bắn rất nhanh, độ cao tuy không lớn hơn so với SA-2 nhưng ở trong tầm với tới B-52. SAM-3 có xác suất trúng mục tiêu cao hơn”, ông nói.

    Ngày 5/12/1972, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 277 (trang bị SAM-3) về tới Hà Nội, đóng quân tại Vân Nội, Vân Trì, Đông Anh, Hà Nội. Tại đây, trung đoàn đã củng cố lại tổ chức, sắp xếp lại cán bộ, quán triệt, nhiệm vụ, chuẩn bị trận địa, chờ vũ khí – khí tài về là triển khai chiến đấu ngay.

    Tới đêm 18/12, Trung đoàn 276 – đơn vị SAM-3 thứ hai về đến ga Kép (Bắc Giang) được lệnh dừng lại. Trung đoàn cho bộ đội xuống tàu, kịp thời sơ tán về làng Kép Hạ để chờ các đoàn tàu chở vũ khí khí tài về triển khai chiến đấu.

    Với quyết tâm cao, mặc mưa bom bão đạn, địch đánh phá suốt ngày đêm, ban chỉ huy trung đoàn 276 tập trung mọi khả năng cho tiểu đoàn hỏa lực 169 hoàn chỉnh đồng bộ bước vào chiến dịch trước. Tiểu đoàn 169 đã chiếm lĩnh và triển khai trận địa ở Bắc Hồng (Đông Anh, Hà Nội), các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật làm việc hết sức mình triển khai nhanh dây chuyền lắp ráp được 4 quả đạn SAM-3 chuyển cho tiểu đoàn 169.


    Rất tiếc, khi công tác chuẩn bị chiến đấu hoàn tất, tên lửa đã nằm trên bệ sẵn sàng diệt B-52 thì chiến dịch phòng không đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của Đế Quốc Mỹ vào Hà Nội kết thúc.

    “Trong niềm hân hoan đón mừng chiến thắng của dân tộc, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 276 ai cũng nuối tiếc đã không kịp phóng đạn đánh vào những chiếc máy bay cuối cùng của địch trên bầu trời Hà Nội. Nhiều người đã thốt lên: Nếu như đạn về đồng bộ với vũ khí khí tài thì trung đoàn đã phát huy được hỏa lực tham gia những trận đánh cuối cùng bảo vệ Hà Nội”, tài liệu Lịch sử Trung đoàn 276 viết.

    Thất vọng Hồng Kỳ 2

    Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – cao Hồng Kỳ 2 (HQ-2) do Trung Quốc thiết kế cải tiến từ thế hệ Hồng Kỳ 1 (HQ-1) được nước này sao chép từ hệ thống S-75 Dvina của Liên Xô.

    Trang bị của một hệ thống tên lửa HQ-2 tương tự hệ thống S-75 Dvina của Liên Xô với 6 bệ phóng và đài điều khiển hỏa lực cùng các xe hỗ trợ khác.

    Đạn tên lửa HQ-2 thiết kế 2 tầng gồm tầng khởi tốc dùng nhiên liệu rắn và động cơ hành trình dùng nhiên liệu lỏng. Tên lửa lắp đầu đạn nổ tạo mảnh nặng 190kg, vùng sát thương 12-32km, độ cao diệt mục tiêu 12-32km, tốc độ hành trình 1.150m/s. Đạn HQ-2 có độ chính xác trong phát bắn đầu tiên là 68%.

    So với HQ-1, HQ-2 được giới thiệu là cải tiến mạnh về khả năng kháng nhiễu điện tử đối phó với các loại máy bay Mỹ. Nhưng thực tế, trên chiến trường Việt Nam, HQ-2 không thể hiện được nhiều.


    Dù đã được cải tiến nhưng HQ-2 không thể đối phó với nhiễu điện tử của Mỹ.

    Đầu những năm 1970, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam một Trung đoàn tên lửa HQ-2.

    Ngày 6/5/1972, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 73/QĐ-QP giao cho Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân tổ chức thêm Trung đoàn tên lửa 268 do đồng chí Trịnh Đình Xuyến làm trung đoàn trưởng và đồng chí Yến làm chính ủy.

    Trung đoàn 268 biên chế 3 tiểu đoàn hỏa lực 38-39-49 và tiểu đoàn kỹ thuật 50. Đoàn 268 trang bị hệ thống tên lửa đất đối không HQ-2.

    Toàn thể cán bộ và chiến sĩ trung đoàn do chuyên gia Trung Quốc trực tiếp huấn luyện. Ngay sau khi huấn luyện xong, hệ thống HQ-2 được đưa vào chiến đấu thử nghiệm nhưng không phát huy hiệu quả trong điều kiện nhiễu điện tử phức tạp.

    “Hồng Kỳ 2 là loại tên lửa cải tiến từ S-75 Dvina nhưng cải tiến không triệt để. Trong quá trình chiến đấu, Hồng Kỳ 2 rất khó bắt mục tiêu trong điều kiện bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh, đạn phóng lên rơi xuống đất”, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cho biết.

    Như vậy, cả hai hệ thống tên lửa mới của phòng không Việt Nam trong năm 1972 là SAM-3 và HQ-2 đều không tham chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không. Trong khi việc không thể triển khai kịp SAM-3 là điều đáng tiếc thì HQ-2 là sự thất vọng khi không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chiến đấu.


    Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt sinh năm 1938 tại Hưng yên. Ông nhập ngũ tháng 2/1960, năm 1972 ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 57 (Trung đoàn 261, Sư đoàn 361) cấp bậc Thượng úy. Năm 1973, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Năm 1999, ông được phong hàm Trung tướng – Phó tư lệnh về Chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân. Năm 2003, ông chính thức nghỉ hưu.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    'Chúng tôi từng chiến đấu ở Việt Nam'

    Cập nhật lúc 31 AM, 15/12/2011

    Gần 40 năm trôi qua, ký ức về 12 ngày đêm khói lửa đó vẫn vẹn nguyên trong mỗi người…


    (Đất Việt) Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không không chỉ xuất phát từ ý chí kiên cường và lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam, mà còn là hiện thân cho tinh thần tương trợ của bè bạn quốc tế. Hồi ký "Chúng tôi đã chiến đấu ở Việt Nam" của các chuyên gia quân sự nước bạn sẽ giúp chúng ta sống lại với những thời khắc đáng trân trọng của lịch sử.

    Dưới đây là các trích đoạn trong tác phẩm này:

    Kỳ 1: Ấn tượng Việt Nam

    Sáng sớm 3/12/1971, chuyến bay đưa nhóm chuyên gia Liên Xô, trong đó có tôi (Sozranov A.Kh.) hạ cánh xuống sân bay ở Hà Nội. Từ đó, 300 ngày kề vai sát cánh cùng quân và dân Việt Nam vào những thời khắc ác liệt nhất là quãng thời gian thật hào hùng và không phai mờ trong tôi.

    Khi còn ở Liên Xô, tôi được đọc nhiều bài viết về nhân dân Việt Nam anh hùng đã gần 30 năm chiến đấu vì độc lập, tự do. Tôi rất khâm phục và luôn đứng về phía họ. Bây giờ, tôi và đồng đội đang sát cánh cùng nhân dân Việt Nam, tận mắt chứng kiến tinh thần đoàn kết, chủ nghĩa anh hùng và niềm tin chiến thắng đó.

    Mảnh khảnh nhưng phi thường



    Đại tá Sozranov A.Kh. nhập ngũ năm 1957 và tốt nghiệp Học viện Kỹ sư Vô tuyến điện năm 1968. Từ tháng 12.1971-9.1972, ông tham gia Đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam với cương vị kỹ sư trưởng ngành tên lửa. Ông được tặng thưởng 10 huân, huy chương các loại, trong đó có huy chương Hữu nghị của Việt Nam.
    Trên các nẻo đường Việt Nam, chúng tôi thường gặp rất đông trẻ em, khiến tôi nhớ tới 3 đứa con nhỏ của mình ở quê hương. Mỗi khi có dịp dừng lại, tôi đều chia kẹo và vui sướng ngắm nhìn bọn trẻ hồn nhiên. Tôi cũng đã thấy hàng trăm người dân, thậm chí cả trẻ em cũng tham gia sửa đường, xây dựng trận địa tên lửa, đào hầm, bẻ lá ngụy trang... Thật đáng cảm phục! Yêu mến Việt Nam, tôi càng căm thù cuộc chiến tranh mà kẻ khác đã mang đến reo rắc cho mảnh đất này.

    Tôi đã ở Việt Nam 300 ngày với các đồng đội là chuyên gia tên lửa. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Cục Kỹ thuật Phòng không - Không quân, làm việc chủ yếu vào ban đêm, di chuyển vào sáng sớm hoặc chiều tà, nghỉ ngơi vào ban ngày.

    Các bạn Việt Nam và chúng tôi tin tưởng lẫn nhau trong công việc. Các sĩ quan và chiến sĩ tên lửa Việt Nam làm việc rất nghiêm túc, thông thạo chuyên môn và trưởng thành qua thực tế chiến đấu.

    Khi gặp những hỏng hóc phức tạp, tuy lúc đầu có lúng túng, nhưng chỉ cần một lần chỉ dẫn là họ đã ghi nhớ và rút kinh nghiệm được ngay. Đây là phẩm chất mà ngay cả các trắc thủ tên lửa của Liên Xô không phải lúc nào cũng có được.

    Về mặt chiến thuật, các đồng chí Việt Nam hành động rất khôn khéo. Họ tổ chức phục kích, bố trí trận địa tên lửa trong rừng hướng về phía máy bay Mỹ thường xuất hiện. Chúng tôi cùng chuẩn bị kỹ khí tài, rồi sau đó mới phóng tên lửa vào máy bay địch. Và chúng khó mà thoát được.

    Sau trận đánh, tiểu đoàn tên lửa phải nhanh chóng di chuyển. Các bạn Việt Nam làm việc này rất tuyệt vời, vì ai đã từng làm việc với loại tên lửa S-75 đều biết nó rất cồng kềnh, nặng nề. Việc triển khai và thu hồi càng phức tạp hơn vào mùa mưa, hay trong rừng rậm.

    Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy các chàng trai Việt Nam mảnh khảnh lại có sức mạnh phi thường như vậy. Họ thao tác thuần thục, giữ an toàn cho cả khí tài và con người. Chính chúng tôi cũng rút ra nhiều kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu ở Việt Nam khi sử dụng khí tài tên lửa trong chiến tranh hiện đại chống lại đối phương mạnh như Không quân Mỹ.

    Ân tình trong khói lửa

    Chiến sự diễn ra ngày càng ác liệt. Đêm 25/12/1971, nhóm chuyên gia chúng tôi đã chuẩn bị xong khí tài cho tiểu đoàn 52, E267 đang bố trí ở phía Nam TP.Vinh.

    Sáng 26/12, khi phát hiện mục tiêu bay vào, tiểu đoàn 52 phóng lên 2 quả tên lửa. Một chiếc bốc cháy, nhưng trận địa đã bị lộ. Khi các đồng chí Việt Nam đưa chúng tôi nhanh chóng rời ca-bin, thì bất ngờ vang lên tiếng nổ dữ dội, khiến chúng tôi ngã xuống đất, khói trắng bốc mù mịt.

    Một quả tên lửa Shrike đã bắn trúng kho chứa phân bón hóa học nằm gần đài điều khiển, làm cho mọi vật bị phủ một lớp bụi trắng xoá. Các bạn Việt Nam vừa chạy đến, vừa kêu: “đồng chí Viktor”. Tôi nhìn sang thấy Thiếu tá Viktor Makarokhin nằm ngay gần tôi, máu đang chảy ra từ lưng và ngực trái.


    Các chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam.

    Chúng tôi băng bó và chuyển Viktor đến ngay bệnh xá trong làng. Biết tin một chiến sĩ Liên Xô bị thương nặng, ngay sau đó, nhiều người đến tận nơi động viên, thăm hỏi Viktor, trong đó có bà mẹ tuổi cao, từng là du kích chống Pháp đầu tiên ở đây. Tôi nhớ mãi thái độ quan tâm đặc biệt của người dân địa phương.

    Sau đó, Vicktor được Thiếu tá - Bác sĩ Trần Quang Vy và Trung úy - Bác sĩ Đào Thị Oanh của Quân y viện Quân khu 4 cùng với kíp mổ từ Hà Nội (trong đó có Đại tá - Bác sĩ phẫu thuật Romanov N.G) vào tiến hành mổ. Tuy nhiên, vì không có máy chụp X-quang, nên đã không lấy hết được mảnh đạn trong người. Viktor ra viện và tiếp tục đi công tác với chúng tôi nửa năm nữa.


    Chủ tịch Hội hữu nghị Xô-Việt, phi công vũ trụ Titov G.S thăm các chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam năm 1973.

    Nhưng rồi cơn đau lại tăng lên do các mảnh đạn vẫn còn trong người gây ra. Anh được đưa về Liên Xô và phải mổ thêm 2 lần nữa, nhưng cũng không thể lấy hết được các mảnh đạn nằm ở gần tim và thận. Với thành tích trong chiến đấu, anh được tặng thưởng huân chương Sao đỏ và chuyển ngành với quân hàm Trung tá.

    Ngày 8/9/1972, khi máy bay Mỹ đánh vào trận địa tên lửa ở phía Bắc Hà Nội, Thượng úy Mikhail Bindikov bị thương nặng. Chiếc F4 còn vòng lại, thả thêm một quả bom mẹ chứa 400 bom con (mỗi bom con chứa 400 viên bi) xuống chỗ đó, làm anh bị thêm hàng chục mảnh đạn nữa. Tất cả các chuyên gia Liên Xô và bạn Việt Nam đều tình nguyện hiến máu cứu anh. Nhưng vì vết thương quá nặng, ngày 10/9, Bindikov đã hy sinh.

    Càng đi vào các tỉnh phía Nam, tôi càng thấy Không quân Mỹ đánh phá dữ dội, hố bom chi chít dọc Đường 1. Ba lần qua ngã ba Đồng Lộc, tôi nhớ mãi hình ảnh các cô gái dũng cảm đứng trên đỉnh đồi quan sát bom địch thả xuống để kịp thời phát hiện và đánh dấu bom nổ chậm...
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Quật đổ siêu pháo đài bay

    Cập nhật lúc 52 AM, 16/12/2011

    Trong Chiến tranh lạnh, tên lửa S-75 (SAM-2) được chế tạo để chống lại B52, bảo vệ bầu trời Liên Xô và các nước Đông Âu.


    Thế nhưng, sau nhiều lần được cải tiến, hai “kỳ phùng địch thủ” này lại đối đầu với nhau ở chiến trường Việt Nam, mà đỉnh điểm là 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng tháng 12/1972.



    Kỳ 2: Quật đổ siêu pháo đài bay

    Trên bầu trời Hà Nội tháng Chạp năm 1972, các chiến sĩ tên lửa Việt Nam “chỉ với những bệ phóng SAM-2 là loại tên lửa thế hệ 1 chưa có gì ghê gớm” đã quật đổ pháo đài bay B52 - con át chủ bài vũ khí chiến lược của Lầu Năm Góc.

    Vũ khí chiến lược làm nhiệm vụ chiến thuật

    Máy bay chiến lược B52 được Mỹ sản xuất với mục đích làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh tổng lực với phe XHCN trên chiến trường chính là châu Âu. Vì bị sa lầy ở Việt Nam, nhằm cứu vãn tình thế, Lầu Năm Góc đành phải sử dụng B52 mang bom thường làm nhiệm vụ yểm trợ chiến thuật. Trong hơn 8 năm tham chiến ở Việt Nam, B52 đã thực hiện 124.532 phi vụ, thả 2.674.745 tấn bom, lớn hơn cả số bom mà không quân Mỹ đã sử dụng trong Thế chiến thứ 2 (2.057.000 tấn).

    Cường độ hoạt động cũng tăng dần. Năm 1965, B52 xuất kích 300 phi vụ/tháng thì đến năm 1968 ở Khe Sanh là 1.800 phi vụ/tháng. Năm 1972, Mỹ sử dụng tới 200 chiếc B52 (tức là 48% toàn bộ lực lượng không quân chiến lược Mỹ) và đạt mức hoạt động tối đa vào tháng 5/1972 với 3.150 phi vụ. Tuy vậy, hiệu quả của B52 trong nhiệm vụ chiến thuật thì chính Lầu Năm Góc cũng phải hoài nghi, vì “càng nhiều bom ném xuống rừng rậm, thì những con đường của đối phương càng như dài ra, xuất hiện ở nhiều nơi”.



    “Rồng lửa” Thăng Long trong 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không.

    Trong chiến dịch tập kích đường không vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên... cuối năm 1972 mà giới quân sự Mỹ gọi là “Chiến dịch ném bom 11 ngày” (trừ 1 ngày nghỉ Noel), theo số liệu của Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược Mỹ (SAC), toàn bộ số B52 trên chiến trường (gần 200 chiếc) cùng với hơn 1.000 máy bay chiến thuật các loại trên 6 tàu sân bay và 7 căn cứ không quân ở Thái Lan, trong 11 ngày đêm đã thực hiện 4.583 phi vụ, trong đó có 740 phi vụ B52.

    Mục đích của Mỹ là “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”, từ đó phải giảm cường độ tấn công trên chiến trường và chấp nhận thỏa hiệp trên bàn đàm phán. Vì thế Mỹ đã không tiếc bom đạn ném xuống miền Bắc. Đây là là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.

    Nhưng mục đích ấy không đạt được mà cái giá phải trả của siêu pháo đài bay đã làm Lầu Năm Góc phải nản lòng. Theo chính số liệu thống kê của SAC đã có 31 chiếc B52 bị rơi ở Việt Nam do hỏa lực phòng không đối phương và do “trục trặc kỹ thuật”, hàng chục chiếc khác bị thương, trong đó có 9 chiếc trúng đạn hỏng nặng không thể bay được nữa. Còn theo số liệu của Việt Nam là 68 chiếc B52 bị bắn rơi, cùng với hàng trăm phi công B52 bị chết và bị bắt.

    Càng cải tiến, càng rụng

    Mỹ liên tục cải tiến cho B52 và đã có tới 8 kiểu nối tiếp nhau ra đời từ B52A đến B52H. Lúc đầu B52D chỉ mang được 52 quả bom (12.247 kg), sau cải tiến lên tới 108 quả (27.216 kg). Khi mới tham chiến mỗi B52 chỉ được trang bị 8 máy gây nhiễu, tới năm 1972 đã có 15 máy gây nhiễu tích cực, 2 máy gây nhiễu tiêu cực, thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, tên lửa mồi bẫy Quail.


    Xác máy bay Mỹ rơi trong chiến dịch tập kích tháng 12/1972.

    Đi kèm mỗi B52 trung bình có 7 máy bay các loại để trinh sát, gây nhiễu, chế áp phòng không, chi huy và cảnh giới, hộ tống chặn MIG, tiếp dầu, cứu hộ… Để an toàn hơn cho B52, Mỹ đã gây nhiễu công suất lớn trên các dải tần số làm việc của hệ thống rada cảnh giới và điều khiển hoả lực của ta cũng như của hệ thống thông tin liên lạc, chỉ huy chiến đấu.

    Cùng với việc cải tiến B52, Không quân Mỹ suốt ngày đêm đánh phá dữ dội vào lực lượng PK-KQ của ta. Nhằm gây khó khăn rất lớn cho hệ thống phòng không Việt Nam, không quân Mỹ đã bắn tên lửa và ném bom ồ ạt nhiều lần vào 19 trận địa tên lửa, có nơi bị đánh 6 lần, 14 trận địa pháo cao xạ và 8 sân bay. Thế nhưng B52 vẫn rơi.

    Sau khi chiến dịch kết thúc, Mỹ ra sức nghiên cứu, tìm hiểu lý do thiệt hại nặng nề của B52 trước đối thủ SAM-2 mà theo họ tính toán thì đã bị vô hiệu hoá, các pháo đài bay chỉ việc “nối đuôi nhau bay đi rồi bay về như đi dạo”. Lý do không thể phủ nhận được chính là sức mạnh của hệ thống phòng không Việt Nam mà Lầu Năm Góc đã tính nhầm. Tuy bị nhiều thiệt hại nhưng lực lượng PK-KQ của ta đã nhanh chóng khắc phục hậu quả, kịp thời rút kinh nghiệm và chiến đấu ngày càng hiệu quả hơn.


    Tên lửa SAM-2 kiêu hãnh bảo vệ miền Bắc Việt Nam.

    Chính Maicon Macsan, phi công có 26 năm phục vụ trong lực lượng không quân Mỹ, từng lái F4 thực hiện hơn 300 phi vụ chiến đấu ở Việt Nam, sau này tham chiến ở vùng Vịnh, đã thừa nhận: “Tôi trải qua nhiều chiến trường, nhưng phải công nhận hệ thống phòng không và tên lửa SAM-2 của miền Bắc Việt Nam là mạnh nhất, chưa từng có trên thế giới”. Phía Mỹ đã đưa ra con số rất lớn về số lượng tên lửa SAM-2 được phóng lên (hơn 1.200 quả) để biện minh cho sự thiệt hại nặng nề của B52.

    Nhưng thực tế, chúng ta không có nhiều SAM-2 đến thế và cũng không bao giờ phung phí một số lượng tên lửa lớn như vậy trong khi cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn ác liệt. Với lực lượng 13 tiểu đoàn tên lửa SAM-2 bảo vệ Hà Nội ở giai đoạn 2, ngày cao điểm nhất chúng ta cũng chỉ phóng lên 74 quả tên lửa trên tổng số 334 quả trong toàn chiến dịch và trong 3 ngày 23, 24 và 25/12, khi B52 dãn xa ngoài vùng hoả lực tên lửa thì các tiểu đoàn tên lửa của ta đã không phóng một quả đạn nào.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    Điện Biên Phủ trên không: Phục dựng hình ảnh B-52, SAM-2, MiG-21

    Cập nhật lúc 33 PM, 28/11/2012

    B-52, MiG-21 và tên lửa SAM-2 là các vũ khí chủ lực của Mỹ và Việt Nam tham chiến trong trận Điện Biên Phủ trên không, tháng 12/1972.

    (ĐVO) Dưới đây là hình ảnh đồ họa và thông tin của B-52, MiG-21 và tên lửa SAM-2:













    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Giải mật bộ khí tài bắt B-52 lộ diện

    Cập nhật lúc 03 AM, 19/11/2012

    Để phát hiện và tiêu diệt B-52, bộ đội ta đã cải tiến đưa vào sử dụng đài radar không bị B-52 gây nhiễu ghép nối đài điều khiển tên lửa đánh B-52.

    Theo dõi chặt chẽ âm mưu và hành động của đế quốc Mỹ, ngày 25/11/1972, Quân ủy Trung ương nhận định địch có thể ném bom, bắn phá trở lại từ vĩ tuyến 20 trở ra với mức độ ác liệt hơn. Trên cơ sở đó, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục nghiên cứu các biện pháp chống nhiễu, nghiên cứu cách đánh, kiên quyết bắn rơi máy bay chiến lược B-52.

    Thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương, nghiên cứu chống nhiễu, phát hiện để bắn rơi “siêu pháo đài bay” B-52 là một trong những nội dung nghiên cứu của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam.

    Radar thoát gây nhiễu

    Từ cuối năm 1968, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã cử nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật, trong đó có một bộ phận của tiểu đoàn trinh sát đi cùng các tiểu đoàn tên lửa vào nam Quân khu 4 và tuyến vận tải chiến lược đường Trường Sơn theo dõi, nghiên cứu nhận dạng và tìm cách đánh máy bay B-52.

    Vượt qua mọi khó khăn, qua theo dõi, nghiên cứu các thủ đoạn gây nhiễu của địch trong hai mùa khô năm 1968-1969 và 1969-1970, nhóm cán bộ của tiểu đoàn trinh sát nhiễu phát hiện một hiện tượng khá đặc biệt: Trong số radar ta đang sử dụng có một loại radar máy bay B-52 không phát hiện được.

    Trên cơ sở đó, cuối năm 1971, một tổ cán bộ nghiên cứu thuộc Phòng Nghiên cứu kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân đề xuất một công trình nghiên cứu cải tiến kỹ thuật: Dùng loại radar không bị máy bay B-52 gây nhiễu ghép nối với đài điều khiển phục vụ bộ đội tên lửa đánh B-52.

    Tháng 1/1972, tổ nghiên cứu hoàn thành bản vẽ thiết kế, sau đó chuyển đến Tiểu đoàn 76, Trung đoàn tên lửa 257 lắp ráp thành bộ khí tài mới. Qua thử nghiệm, bộ khí tài này có thể giúp bộ đội ta phát hiện các loại máy bay địch, đặc biệt là B-52.



    Trong biên chế của bộ đội phòng không Việt Nam có một loại radar "thoát" thủ đoạn gây nhiễu của đối phương.

    Để đánh giá hiệu quả bắt mục tiêu B-52, ngày 22/2/1972, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân chỉ thị cho tổ nghiên cứu kỹ thuật lắp ráp bộ khí tài thứ hai tại Tiểu đoàn 89, Trung đoàn tên lửa 274 đang chiến đấu ở Quảng Bình để kiểm nghiệm thực tế.

    Gần 2 tháng, bộ khí tài mới triển khai bắt được mục tiêu 18 lần, trong đó có 16 lần B-52. Trên cơ sở đó, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân chỉ thị cho Phòng Nghiên cứu kỹ thuật lắp thêm 6 bộ khí tài mới trang bị cho các đơn vị tên lửa tác chiến bảo vệ Hà Nội.

    Tháng 6/1972, Cục Kỹ thuật cung cấp toàn bộ bản vẽ và một số mẫu cho nhà máy Z119 thuộc Cục Quân giới để lắp ráp 6 bộ khí tài mới. Hàng trăm kỹ sư và công nhân kỹ thuật nhà máy không kể ngày đêm làm việc khẩn trương, nhanh chóng hoàn thành gia công và lắp ráp hoàn chỉnh 6 bộ khí tài đúng thời gian quy định, bảo đảm hệ số kỹ thuật. Các bộ khí tài mới mang ký hiệu KX.

    Để xác định độ tin cậy của bộ khí tài KX, ngày 19/11/1972, Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức trình diễn ở Tiểu đoàn 79, Trung đoàn tên lửa 257. Sau 2 giờ theo dõi hoạt động của bộ khí tài KX cho thấy, khả năng chỉ chuẩn mục tiêu giúp đài điều khiển tên lửa phát hiện máy bay B-52 để tiêu diệt chúng. Đây là thành tựu quan trọng về nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự của quân đội ta.

    Cùng với những bước cải tiến tên lửa có hiệu quả, khả năng “vạch nhiễu tìm thù”, phát hiện được mục tiêu B-52 của khí tài KX góp phần bảo đảm cho bộ đội tên lửa nâng cao hiệu quả chiến đấu bắn rơi tại chỗ “siêu pháo đài bay” của đế quốc Mỹ.


    Phát huy hiệu quả tuyệt vời

    Đêm 18/12/1972, Đế quốc Mỹ mở cuộc tập kích chiến lược đường không với mật danh Linebacker II vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác trên miền Bắc. Do chuẩn bị tốt, trong 12 ngày đêm Chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, bộ đội tên lửa phối hợp với lực lượng phòng không ba thứ quân anh dũng chiến đấu, bắn rơi nhiều loại máy bay địch, trong đó có cả B-52.

    Từ ngày 18 đến 24/12, Tiểu đoàn 57, Trung đoàn tên lửa 261 bố trí ở phía bắc sông Hồng và Tiểu đoàn 79, Trung đoàn tên lửa 257 bố trí ở phía nam sông Hồng sử dụng bộ khí tài KX nhiều lần phát hiện B-52, phục vụ bộ đội tên lửa chiến đấu nhiều trận đạt hiệu quả.

    Tiểu đoàn 57 được bộ khí tài KX chỉ dẫn mục tiêu bắn rơi 4 máy bay B-52. Riêng đêm 22/12, Trung đoàn tên lửa 257 sử dụng bộ khí tài KX phát hiện B-52, phục vụ đài điều khiển tên lửa phóng 4 quả đạn diệt 2 máy bay B-52.



    Xác B-52 rơi ở hồ Hữu Tiệp.

    Sáng 25/12, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân triệu tập hội nghị tổng kết đợt một chiến đấu đánh trả máy bay B-52 ở khu vực Hà Nội. Hội nghị phát hiện thêm một ưu điểm nữa của bộ khí tài KX là khả năng phân biệt được máy bay B-52 thật và B-52 giả, giúp người chỉ huy chỉ thị hướng tốp máy bay B-52 đang tiếp cận để bộ đội tên lửa đánh trúng mục tiêu.

    Sau hội nghị, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân chỉ thị cho các đơn vị tên lửa được trang bị khí tài KX bố trí ở Hà Nội, Hải Phòng phải thông báo về sở chỉ huy quân chủng hướng vào tốp B-52 mà bộ khí tài KX bắt được. Phát huy thắng lợi, trong đợt 2 (từ ngày 26 đến 29/12), các đơn vị tên lửa sử dụng bộ khí tài KX tiếp tục phát hiện, chỉ dẫn đánh B-52 hiệu quả.

    Thắng lợi của Chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” khẳng định sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thế đối đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân chiến lược của đế quốc Mỹ.

    Quân đội ta đánh thắng B-52 bằng những vũ khí trang bị hiện có là một bất ngờ đối với Mỹ. Bên cạnh trình độ tác chiến phòng không, thắng lợi này khẳng định khả năng nghiên cứu, làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại của bộ đội ta. Chúng ta đã thắng “siêu pháo đài bay” hiện đại của Mỹ bằng cả ý chí kiên cường và trí tuệ trong chiến tranh hiện đại.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  8. #8

    Mặc định



    Điện Biên phủ trên không: Không thiếu đạn, không 'nối tầng' SAM-2


    Cập nhật lúc 56 AM, 28/11/2012

    Trong nhiều năm qua, nhiều người vẫn còn có sự lầm tưởng về việc Việt Nam thiếu đạn hay có "nhà khoa học nối tầng tên lửa SAM-2" để đánh B-52 trong 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội.





    (ĐVO)
    Vậy thực hư chuyện này là như thế nào?

    SAM-2 thừa sức với tới B-52

    Máy bay ném bom chiến lược B-52 là thiết kế đồ sộ của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Chiếc máy bay có chiều dài lên tới 48,5m, sải cánh 56,4m, cao tới 12,4m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 220 tấn.

    B-52 trang bị 4 cặp (8 chiếc) động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho phép đưa “con quái vật 220 tấn” lên trời cao, đạt tốc độ tối đa hơn 1.000km/h, bán kính tác chiến hơn 7.000km. B-52 có khả năng mang gần 30 tấn bom trong khoang.

    Đặc biệt, trong khi bay ném bom, B-52 thường bay ở độ cao ném bom hiệu quả 11-12.000m, trần bay khi ném bom tối đa là 17.000m.

    Trong khi đó, về phần mình, SAM-2 trang bị cho bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam có vùng sát thương xa đến 34km, độ cao đạt 27km, hoàn toàn thừa sức vượt qua trần bay của B-52 để bắn hạ "siêu pháo đài bay" này.

    SAM-2 là cái tên mà phương Tây định danh Hệ thống tên lửa đất đối không tầm cao S-75 Dvina.


    S-75 Dvina thừa sức tiêu diệt B-52 mà không cần "nối tầng".

    Trong quá trình sử dụng ở Liên Xô và Việt Nam, SAM-2 nhiều lần bắn hạ mục tiêu ở độ cao 19-20km.

    Ngày 1/5/1960, phòng không Liên Xô đã sử dụng tên lửa SAM-2 để bắn hạ một máy bay trinh thám tầng cao U-2 của Mỹ ở độ cao 20km.

    Còn ở Việt Nam, ngày 26/7/1965, Tiểu đoàn 64 (Trung đoàn 263) đã dùng SAM-2 bắn rơi tại chỗ một máy bay không người lái tầng cao BQM-34A ở độ cao tới 19km.

    Ngày 7/2/1966, Tiểu đoàn 84 (Trung đoàn 238) bắn rơi tại chỗ một BQM-34A ở độ cao 20km.

    Như vậy, qua những thí dụ kể trên và so sánh thông số kỹ thuật cơ bản của SAM-2 và B-52 có thể khẳng định không cần thiết phải "nối tầng" SAM-2.

    Cũng nhận xét về vấn đề này, trong cuốn "Điện Biên Phủ trên không - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam" tác giả Lưu Trọng Lân viết: "Chúng ta thấy rõ việc cải tiến nâng cao tầm bắn cho tên lửa SAM-2 là không cần thiết, mà trong thực tế là không hề diễn ra. Đây là sự hiểu lầm đáng tiếc của một vài nhà báo".

    Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, trong quá trình triển khai chiến đấu trong nhiều năm, bộ đội Việt Nam cùng chuyên gia Liên Xô thực hiện một số cải tiến bộ khí tài nhưng là ở những mặt khác, không phải là "nối tầng".

    Thiếu đạn tên lửa đánh B-52?

    Bên cạnh thông tin sai lệch về “nối tầng tên lửa đánh B-52”, một thông tin khác cũng gây tranh cãi trong nhiều năm là vấn đề thiếu đạn để đánh B-52. Thực tế việc thiếu đạn trong chiến dịch 12 ngày đêm không hoàn toàn chính xác.

    Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này Trung tướng Nguyễn văn Phiệt cho biết: “Trong cả chiến dịch 12 ngày đêm, chúng ta bắn chưa đến 350 quả đạn, nếu so với kho đạn ở Hà Nội thì còn hơn 300 quả. Như vậy, chúng ta vẫn còn thừa đạn đánh B-52. Đó là chưa kể việc chúng ta "hồi sinh" hàng trăm quả đạn hỏng, hết thời gian phục vụ kịp thời đánh B-52”.

    Cũng theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, việc thiếu đạn ở các tiểu đoàn hỏa lực chủ yếu là do lắp ráp đạn không kịp. Đạn tên lửa SAM-2 khi chuyển từ Liên Xô sang đều ở trong tình trạng tháo rời. Từng bộ phận tên lửa được sếp gọn trong các thùng bảo quản. Chúng sẽ được các đơn vị kỹ thuật (thường gọi là Tiểu đoàn 5) lắp ráp lại, kiểm tra hệ thống điện, nạp nhiên liệu và chuyển đến tiểu đoàn hỏa lực.

    Trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ bầu trời Hà Nội, dù rất nỗ lực, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 5 làm việc với cường độ cao hết mức nhưng vẫn không thể nào đáp ứng được yêu cầu của các tiểu đoàn hỏa lực nên mới xảy ra tình trạng "trắng đạn" trên bệ phóng tại một số khẩu đội tên lửa.

    “Một vấn đề nữa cũng làm chậm việc chuyển đạn cho các đơn vị hỏa lực, các xe chở đạn không thể vào trận địa do các tuyến đường giao thông bị đánh phá dữ dội. Ví dụ, trong trận đánh rạng ngày 21/12, Trung đoàn chúng tôi có 4 tiểu đoàn thì 2 tiểu đoàn hết đạn, tiểu đoàn 57 còn 4 đạn, tiểu đoàn 93 còn 5 đạn. Nhưng xe tiếp đạn không về được do đường bị đánh phá nên không thể vào chuyển đạn mặc dù chỉ cách trận địa vài kilomet”, Trung tướng Phiệt cho biết.


    Bộ đội tên lửa đưa đạn vào bệ phóng.

    Ngoài ra, còn có một số sự hiểu lầm khác do phim ảnh chưa truyền tải đúng thực tế. Trong bộ phim “Hà Nội 12 ngày đêm” của đạo diễn Bùi Đình Hạc, có cảnh cán bộ lắp ráp đạn nói với người chiến sĩ lái xe rằng “đơn vị nào đánh giỏi thì cho nhiều đạn”. Đây là một câu nói hoàn toàn sai!

    Thực tế, việc chuyển đạn từ Tiểu đoàn này sang Tiểu đoàn khác là điều bất khả thi. Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, đạn tên lửa của mỗi Tiểu đoàn – Trung đoàn tên lửa được chuyển sang có “cốt, phách” (khác nhau. Việc thay đạn tên lửa từ đơn vị này sang đơn vị khác phải thay đúng “cốt, phách” mới điều khiển được. Việc thay thế này sẽ mất rất nhiều thời gian.

    “Cốt” ở đây có thể được hiểu là tần số các rãnh đạn (của đài điểu khiển), để đạn tên lửa khi phóng đi (nhiều quả cùng lúc) sẽ không bị lẫn với cánh sóng điều khiển mỗi đài điều khiển hỏa lực hay trong cùng một đài điểu khiển.

    Mỗi tiểu đoàn được phân 3 “cốt” (6 đạn trên bệ, 2 đạn/cốt) đài điểu khiển có 3 rãnh để điều khiển các quả tên lửa. Trong một trung đoàn, mỗi tiểu đoàn có một “phách” riêng để khi phóng đạn không lẫn sóng điều khiển mỗi đài giữa các tiểu đoàn.

    Mỗi tiểu đoàn SAM-2 trang bị 24 quả đạn, trong đó 6 quả nằm trên bệ phóng, 12 quả nằm ở tiểu đoàn kỹ thuật (trong đó có 6 quả đã lắp ráp nhưng chưa kiểm tra và 6 quả chưa lắp ráp).

    Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt sinh năm 1938 tại Hưng yên. Ông nhập ngũ tháng 2/1960, năm 1972 ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 57 (Trung đoàn 261, Sư đoàn 361) cấp bậc Thượng úy. Năm 1973, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Năm 1999, ông được phong hàm Trung tướng – Phó tư lệnh về Chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân. Năm 2003, ông chính thức nghỉ hưu.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #9

    Mặc định

    Vạch mặt 'kẻ phá đám' SAM-2: Chiến công thầm lặng của đơn vị trinh sát nhiễu

    Cập nhật lúc 47 AM, 11/12/2012

    Để có được chiến thắng vang dội trước cuộc tập kích bằng B-52 cuối tháng 12/1972, không thể không kể đến sự đóng góp “thầm lặng” của đơn vị trinh sát nhiễu.

    (ĐVO)Nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (12/1972-12/2012), Đất Việt đã có cuộc trò chuyện với Trung tướng Phan Thu – Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trinh sát nhiễu để hiểu rõ hơn vai trò của người lính trinh sát nhiễu trong kháng chiến Mỹ:

    Sự ra đời của "Đội nhiễu"

    Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, công nghệ radar được ứng dụng rộng rãi trong quân sự, nhằm giúp lực lượng phòng không các nước phát hiện, cảnh báo và đánh trả các cuộc tập kích đường không một cách hiệu quả. Nhìn xa hàng chục, hàng trăm kilomet, báo sớm các cuộc tấn công và chỉ rõ mục tiêu để hỏa lực phòng không tiêu diệt. Do đó, radar được ví với "mắt thần" của phe phòng phủ. Không chịu thua kém, phe tấn công tìm mọi biện pháp để bịt mắt, chọc mù những "đôi mắt" thần này. Một trong những biện pháp đó là hoạt động gây nhiễu.

    Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Đế Quốc Mỹ rất coi trọng thủ đoạn gây nhiễu radar của ta. Đặc biệt, từ năm 1965, khi bộ đội phòng không Việt Nam được trang bị tên lửa SAM-2, địch thực hiện các thủ đoạn gây nhiễu một cách quyết liệt hơn.

    Tất cả các loại radar của ta đều bị gây nhiễu bằng máy gây nhiễu tích cực và máy gây nhiễu tiêu cực lắp trên các chiến đấu cơ chiến thuật, máy bay ném bom của Không quân Mỹ. Phía ta ghi nhận, nhiều trường hợp thủ đoạn gây nhiễu của địch làm trắng màn hiện sóng radar, không thể xác định được mục tiêu để chỉ điểm cho phòng không đánh trả.

    Những thủ đoạn của địch đã làm giảm đi hiệu suất chiến đấu của bộ đội tên lửa, trước tình hình đó đòi hỏi Quân chủng Phòng không – Không quân cần thiết thành lập Đội trinh sát nhiễu làm nhiệm vụ tìm hiểu tính năng kỹ thuật và thủ đoạn chiến thuật gây nhiễu của địch.

    Trước tình hình mới, từ năm 1967, Liên Xô có đề nghị đưa sang Việt Nam một số thiết bị trinh sát điện tử và một đoàn cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến tranh điện tử làm nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu phương tiện của Mỹ. Bộ tư lệnh Quân chủng thành lập Đội nhiễu để phối hợp với bạn.

    Ngày 10/1/1967, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân ký quyết định thành lập Đội nhiễu (thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng) do đồng chí Phan Thu làm đội trưởng. Đội nhiễu ban đầu chỉ có 34 đồng chí là các cán bộ, trắc thủ, thợ sửa chữa radar từ các đơn vị quân chủng điều về.

    Trang bị của Đội trinh sát nhiễu gồm có: máy thu sóng m P-313, P-314, P-325; máy thu sóng dm và cm D1K; máy thu tín hiệu radar PC-1, PC-2, PC-3; các máy phân tích phổ của tín hiệu; máy ghi âm để ghi lại tín hiệu thu được và máy quay phim, chụp ảnh.

    “Vạch mặt kẻ phá đám” SAM-2

    Giai đoạn 1967-1968, để đối phó với đạn tên lửa của ta, máy bay Mỹ sử dụng máy gây nhiễu ALQ-71 mở rộng tần số gây nhiễu sóng 10cm trùm qua rãnh đạn tên lửa, làm cho đạn tên lửa của ta mất điều khiển.

    Theo tổng kết, tên lửa của ta gặp phải ba trường hợp: đạn được phóng lên nhưng rơi tại chỗ, đạn không có điều khiển bay vọt lên cao tự nổ hoặc đạn không rời bệ phóng vì không bắt được tín hiệu điều khiển.

    Thủ đoạn này của đối phương làm bộ đội tên lửa giảm đáng kể khả năng chiến đấu, đạn bắn lên rơi xuống đất rõ ràng không thể đối phó máy bay địch. Một yêu cầu được đặt ra, cần phải nghiên cứu tỉ mỉ đặc điểm từng loại nhiễu để đề xuất các phương án cải tiến kỹ thuật. Trước tình hình đó, Đội nhiễu khẩn trương vào cuộc nghiên cứu phân tích để tìm ra và khắc phục.

    “Thật may, tháng 5/1967 bộ đội tên lửa phòng không đã bắn rơi một chiếc F-4C của Không quân Mỹ và chúng tôi thu được một máy gây nhiễu ALQ-71 khá nguyên vẹn. Đây là một chiến lợi phẩm rất quý, có nó chúng ta có thể giải đáp được nhiều vấn đề về chống nhiễu trong đội hình đối với các loại máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ”, Trung tướng Phan Thu kể lại.



    "Kẻ phá đám" SAM-2 - máy gây nhiễu rãnh đạn AN/ALQ-71.

    Sau đó, cán bộ kỹ thuật quân sự Việt Nam nhanh chóng triển khai công tác nghiên cứu, phân tích kỹ càng máy ALQ-71.

    “Chúng tôi đã “mổ xẻ” ALQ-71 để nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ. Đèn phát máy ALQ-71 được nối điện theo đúng thông số kỹ thuật của nó để khảo sát tính năng điện của máy gây nhiễu. Sau khi nối điện để đèn phát nhiễu của máy ALQ-71 làm việc, chúng tôi đã đo được dải tần số phát ổn định của nó rất rộng, có thể trùm hết cả rãnh mục tiêu và rãnh đạn của đài điều khiển tên lửa”, Trung tướng Phan Thu nói.

    Những thông tin quý giá do Đội nhiễu tìm ra được chuyển lên cấp Bộ Tư lệnh Quân chủng và chuyên gia Liên Xô. Ngay sau đó, thông tin này tiếp tục chuyển sang Moscow để các nhà khoa học Liên Xô cải tiến.

    “Các nhà khoa học Liên Xô đã có bước cải tiến cơ bản, vừa điều chỉnh lệch tần số, vừa nâng cao công suất đèn phát tín hiệu trả lời của đạn về đài điều khiển. Nhờ vậy, tín hiệu trả lời của đạn vượt lớn hơn tín hiệu nhiễu, khiến máy gây nhiễu của Mỹ không thể rượt đuổi theo được do bị hạn chế về công suất phát. Từ đó, tất cả đạn tên lửa của ta đều được thay máy phát tín hiệu trả lời có công suất lớn hơn nhiều và nhiễu rãnh đạn bị chấm dứt từ đây”, Trung tướng Phan Thu cho biết.

    Có thể nói, việc cải tiến chống nhiễu rãnh đạn cho đạn SAM-2 là một trong những bước cải tiến quan trọng. Việc khắc chế hoàn toàn nhiễu rãnh đạn giúp “rồng lửa Thăng Long” SAM-2 tiếp tục phát huy hiệu quả bắn rơi nhiều máy bay địch, trong đó có “pháo đài bay” B-52.

    Tiểu sử Trung tướng Phan Thu




    Trung tướng Phan Thu - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn trinh sát nhiễu.


    Trung tướng Phan Thu sinh ngày 16/6/1931 tại tỉnh Thà Khẹt (Lào). Sau Cách mạng tháng 8/1945, ông cùng gia đình trở về Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến 1946, ông tản cư về làng và làm nhiệm vụ giúp đỡ bà con, dạy bình dân học vụ, đi tuyên truyền kháng chiến. Ngày 6/1/1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Tháng 5/1950, ông nhập ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông được cử đi học Lục quân Khóa VI tại trường của ta đặt ở Vân Nam, Trung Quốc. Học xong, ông được giữa lại làm trợ giáo hai khóa 7-8.

    Sau 1950, ông cùng đơn vị pháo binh 105mm về tham gia nhiều chiến dịch lớn của quân đội, như chiến dịch Hòa Bình. Năm 1954, ông được chuyển về phòng không, học pháo cao xạ trung cao 88mm của Liên Xô viện trợ tại Thẩm Dương (Trung Quốc).

    Từ 1956-1967, ông làm trợ lý radar phòng huấn luyện Sư đoàn phòng không 367. Trong giai đoạn này, ngoài công tác huấn luyện cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu, ông cũng có những đề tài nghiên cứu cải tiến radar SON-9A bắt mục tiêu bay thấp, nâng công suất phát radar SON-9A…

    Năm 1967, ông được bổ nhiệm làm Phó phòng Khoa học Quân sự rồi làm Đội trưởng Đội trinh sát nhiễu kiêm Phó phòng Quân báo.

    Ngày 28/5/1970, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Khi đó, ông đang là Phó phòng Quân báo kiêm Đội trưởng Đội nhiễu và là Trưởng phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Quân chủng Phòng không – Không quân.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #10

    Mặc định

    'Có thể thắng trận ĐBP trên không trong 3 ngày'

    Cập nhật lúc 20 AM, 27/12/2009

    “Theo tôi, mình có thể thắng trận này chỉ trong ba ngày mà không cần tới 12 ngày”, Trung tướng Trần Nhẫn, nguyên Phó tư lệnh Sư đoàn Phòng không Hà Nội, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không, chia sẻ với Đất Việt về chiến dịch Điện Biên Phủ trên không lịch sử.


    - Thưa Trung tướng, ba ngày cũng là thời gian mà Mỹ tuyên bố sẽ san phẳng Hà Nội bằng B-52, ý kiến của ông thế nào?

    - Đúng. Với cuộc tập kích chiến lược bằng pháo đài bay B-52 vào Hà Nội, giới chóp bu Nhà Trắng khẳng định sẽ kết thúc trong ba ngày và khiến Bắc Việt Nam phải “bò lê bò càng” trở lại bàn đàm phán Paris theo những điều kiện của chúng. Tuy nhiên, trong ngày thứ ba (20/12/1972), càng huy động B-52 ném bom nhằm đánh đòn quyết định thì chúng thất bại càng ê chề. Chúng buộc phải kéo dài ném bom bằng B-52 và đến ngày thứ 12 thì không chịu nổi nữa.



    Trung tướng Trần Nhẫn.

    - Theo ông, Mỹ đã mắc sai lầm gì?

    - Sai lầm của Mỹ là không ngờ ta có thể hạ được loại vũ khí tối tân, chiến lược của họ. Còn nhớ, khi dùng B-52 ném bom Hà Nội, Mỹ chỉ lưu ý phi công quan tâm đến máy bay MIG của ta chứ không phải là tên lửa hay pháo cao xạ. Mỗi chiếc B-52 có tới 11 máy gây nhiễu. Thực tế là đã có lúc, ra-đa của ta không dám phát sóng vì sợ tên lửa Sơ-rai (Shrike) của địch. Mỗi khi ta phát sóng, Sơ-rai lập tức phát hiện, tiêu diệt ngay. Chúng ta bị thiệt hại và rất đau đầu trong việc tìm ra cách tránh, tiêu diệt Sơ-rai, nhưng rồi cũng tìm ra. 11 máy gây nhiễu ở B-52 không thể phát hiện hết ra-đa của ta. Đó là loại ra-đa của pháo cao xạ, khiến tên lửa của chúng bị “mù”.

    - Nhưng hồi đó, tên lửa của ta ở Hà Nội không nhiều, trong khi địch tập kích vào Thủ đô nhiều hơn các địa phương khác?

    - Theo số liệu tính toán của tôi thì trong 12 ngày đêm, địch đã sử dụng 417 lần B-52 đánh vào Hà Nội, chiếm 62,9%. Tỷ lệ này ở Hải Phòng là 6,3%, Thái Nguyên 15,3%, Lạng Sơn 14%... Khi địch dùng B-52 đánh Hà Nội thì Thủ đô chỉ có hai trung đoàn tên lửa, mãi đến gần cuối mới điều thêm hai tiểu đoàn về. Vậy mà ta vẫn thắng giòn giã.

    Nói thế nhưng tôi vẫn không quên cảm giác lo ngại lúc bấy giờ. Ngày 20/12/1972, địch huy động 93 lần B-52 và 151 lần máy bay chiến thuật đánh đòn quyết định. Giữa lúc cuộc chiến đấu đang quyết liệt thì các sở chỉ huy nhận được tin xấu: Tiểu đoàn 77 và 94 hết đạn. Nhưng trong chiến tranh cũng có may mắn hiếm hoi. Khi chúng tôi lo đến thắt tim vì trên bệ phóng của nhiều tiểu đoàn không còn đạn hoặc chỉ còn một, hai quả thì đợt tấn công thứ hai của B-52 Mỹ vào khoảng nửa đêm như hai đêm trước đã không xảy ra, mãi đến rạng sáng chúng mới tiếp tục tấn công. Tranh thủ thời gian quý báu đó, các chiến sĩ trực tiếp sản xuất đạn đã làm nên một chuyện phi thường, bảo đảm đủ đạn cho các tiểu đoàn đánh đợt hai.

    Lúc 5h sáng, trong đợt tấn công B-52 cuối cùng của ngày hôm đó, Tiểu đoàn 77 lại hết đạn, Tiểu đoàn 94 trắng bệ, Tiểu đoàn 59 cũng vì hết đạn mà vắng mặt trong đội hình chiến đấu. Trong khi đó, đây là ba trận địa nếu đủ đạn sẽ đánh đường bay này rất hiệu quả. Trong tình hình ấy, nhiệm vụ tiêu diệt B-52 chỉ còn trông chờ vào Tiểu đoàn 57, khi ấy chỉ còn một quả đạn trên bệ, trong khi để tiêu diệt một B-52, ta thường dùng 2-3 quả đạn. Kỳ diệu thay, Tiểu đoàn 57 bắn rơi chiếc B-52 thứ 7 trong ngày bằng quả đạn cuối cùng… Những ngày sau đó, địch càng đánh càng mất tinh thần. Trong 12 ngày đêm, ta bắn rơi 34 chiếc B-52.

    - Thưa ông, B-52 được coi là “pháo đài bay” bất khả xâm phạm nhưng tại sao ta vẫn bắn hạ được, tại sao ta vẫn thắng?

    - Đó là sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân, là truyền thống hàng nghìn năm, là chiến công, trí tuệ tập thể, từ người lính trong từng kíp trắc thủ đến cán bộ chỉ huy. Chúng ta đã vận dụng sáng tạo cách đánh và đúc kết thành sách đỏ đánh B-52. Tuy nhiên, theo tôi, cũng như vũ khí, cách đánh chỉ là phương tiện, yếu tố quyết định nhất vẫn là con người. Các trắc thủ của ta gan dạ, dũng cảm, thông minh, sáng tạo tuyệt vời. Hồi ấy, bộ đội nói một, làm hai… Chính vì vậy theo tôi, nếu ta tập trung đúng mức thì chỉ cần ba ngày là ta tiêu diệt được B-52, làm nên Điện Biên Phủ trên không.

    - Xin cảm ơn và chúc Trung tướng mạnh khỏe!
    Thế Kỷ - Nam Quốc (thực hiện)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  11. #11

    Mặc định

    Những điều chưa biết về 'pháo đài bay' B-52


    (VTC News) – Xin chia sẻ cùng quý độc giả những tư liệu quý về chiếc máy bay B-52 trong chiến tranh Việt Nam do Bảo tàng Phòng không – Không quân cung cấp.



    “Pháo đài bay” khổng lồ B-52 là gì?

    Máy bay B-52 được đánh giá là “pháo đài bay” khổng lồ, có uy lực rất lớn. Đây là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu.

    Vào năm 1952, 2 chiếc mẫu YB-52 và XB-52 bay thử lần đầu. Sau đó, người ta sản xuất 3 chiếc loại B-52A và cho bay thử lần đầu tiên vào ngày 5/8/1954 cùng 30 chiếc loại B-52B, bay thử lần đầu vào ngày 27/1/1955.


    Máy bay B-52 được bí mật tập trung về Gu-am chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Việt Nam

    Cũng trong năm 1955, người ta sản xuất thêm 35 chiếc loại B-52C, 170 chiếc loại B-52D, 100 chiếc loại B-52E, 89 chiếc loại B-52F, 193 chiếc B-52G, 122 chiếc B-52H. Loại B-52H được bàn giao đợt cuối vào tháng 10/1962 cho Bộ Tư lệnh không quân chiến lược Hoa Kì (SAC).


    Qua 8 lần cải tiến, Mỹ đã sản xuất tổng cộng 744 chiếc B-52 và hiện nay B-52 vẫn nằm trong trang bị của lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Mỹ.

    Đến những năm đầu thế kỉ 21, B-52 vẫn là vũ khí chiến lược và được trang bị tên lửa hành trình loại AGM-86B để tiến công từ xa với cự li 2.500km.

    Hiện nay B-52 Mỹ đang dần dần được thay thế bằng các loại máy bay ném bom hạng nặng B.1B và B.2A (tàng hình).


    Pháo đài bay B-52 của Không lực Hoa Kỳ (Ảnh: Internet)

    Ở chiến trường Việt Nam, không quân Mỹ đều sử dụng các loại máy bay B-52 đã được cải tiến nhiều lần (gồm 4 loại B-52: D, F, G, H) để tăng số lượng bom mang theo và khả năng tác chiến điện tử.


    Khi mới ra đời, B-52 được quảng cáo rùm beng: “B-52 là siêu pháo đài bay thượng đẳng, là thần tượng của Không lực Hoa Kỳ, là sản phẩm hội tụ những thành tựu kì diệu nhất của nền công nghiệp hàng đầu thế giới, là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ (tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược)…

    B-52 trút bom như mưa. Tiếng bom rơi xé không khí, gầm rít ghê rợn như giông bão. Một phi vụ B-52 có thể hủy diệt cả một khu vực rộng lớn. Một tốp 3 chiếc B-52 sẽ biến một diện tích hơn 2km2 thành bình địa…

    Không một sinh vật nào có thể tồn tại nổi dưới sức công phá ghê gớm của bom B-52. Đối phương sẽ bị hủy diệt về quân sự, khiếp đảm về tinh thần bởi vì họ cảm thấy hoàn toàn bất lực trước sức mạnh tàn phá ghê gớm của B-52 mà họ không có cách gì chống đỡ nổi”.

    Ngày 18/6/1965, lần đầu tiên B-52 tham chiến ở Việt Nam. 30 chiếc B-52F cất cánh từ Gu-am đến ném bom khu vực Bến Cát ở miền Nam Việt Nam. Đến ngày 11/4/1966, lần đầu tiên máy bay B-52 ném bom ở miền Bắc Việt Nam, tại khu vực đèo Mụ Giạ (Quảng Bình).

    Ngày 10/4/1972, B-52 ném bom thành phố Vinh.

    Trong thời gian 8 năm 2 tháng, B-52 đã thực hiện 124.532 phi vụ, ném 2.674.745 tấn bom – nhiều hơn số bom mà Mỹ đã sử dụng trong đại chiến Thế giới thứ 2 (2.075.000 tấn).

    Năm 1965, mỗi tháng B-52 thực hiện 300 phi vụ thì năm 1966 là 600 – 800 phi vụ/tháng và năm 1968, ở khu vực Khe Sanh là 1.800 phi vụ/tháng.


    Cẩm nang bìa đỏ "Cách đánh máy bay B-52 của bộ đội tên lửa", 1972 (Ảnh: Internet)

    Năm 1972, Mỹ đã sử dụng tới 200 chiếc B-52 trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ tính riêng trong tháng 5/1972 đã có 3.150 phi vụ do B-52 thực hiện, trung bình mỗi ngày có tới 105 phi vụ B-52.


    Tính riêng trong đêm 18/12/1972, cường độ xuất kích của B-52 trong chiến tranh tại Việt Nam là 90 lần chiếc, trong đêm ngày 19/12 là 87 lần chiếc, đêm ngày 20 là 93 lần chiếc, đêm ngày 21 là 24 lần chiếc, đêm ngày 22 là 24 lần chiếc, đêm ngày 23 là 33 lần chiếc, đêm ngày 24 là 33 lần chiếc, đêm ngày 26 là 105 lần chiếc, đêm ngày 27 là 54 lần chiếc, đêm ngày 28 là 60 lần chiếc và đêm ngày 29 là 60 lần chiếc.

    Trong khi đó, cường độ xuất kích của không quân chiến thuật cao nhất là 465 lần chiếc (trong ngày 19/12/1972). Trung bình 300 – 400 lần chiếc. Riêng F.111 xuất kích trung bình 17 – 19 lần chiếc/đêm, cao nhất 25 lần chiếc (đêm 20/12).

    Tổng số lần xuất kích của các loại máy bay là 4.583 lần chiếc, trong đó B-52 chiếm 663 lần chiếc, không quân chiến thuật chiếm 3.920 lần chiếc.

    Tổng số bom đạn xấp xỉ 15.000 tấn bom đạn. Theo một số tài liệu nước ngoài, Mỹ sử dụng 209 máy bay B-52 xuất kích 740 lần chiếc tới mục tiêu đánh phá (Guam 389 lần chiếc, Utapao 349 lần chiếc) ném 49.000 quả bom, xấp xỉ 13.605 tấn vào 34 mục tiêu.

    Không quân chiến thuật đã xuất kích 2.123 lần chiếc, trong đó có 1.082 lần chiếc ban đêm, 1.041 lần chiếc ban ngày. Riêng máy bay KC.135 (tiếp dầu) bay trên 1.300 lần chiếc để tiếp dầu trên không.

    Điều đáng lưu ý, tất cả các loại máy bay và vũ khí mà Mỹ đưa ra sử dụng trong thời kì này đều là những máy bay và vũ khí được cải tiến ở trình độ cao hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 – 1968).

    Mời độc giả đón đọc kì sau: Khám phá 4 loại máy bay B-52 tham chiến tại Việt Nam

    Còn theo Wikipedia, máy bay B-52 là loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, tầm xa, rất nổi tiếng của Không quân Hoa Kỳ, do hãng Boeing sản xuất từ năm 1954.

    B-52 có thể mang vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường và có thể tham gia trong các loại chiến tranh thế giới tổng lực và chiến tranh khu vực.

    Lần đầu tiên B-52 tham chiến là tại Chiến tranh Việt Nam và nổi tiếng với uy lực ném bom rải thảm tàn phá ghê gớm của nó.

    Cũng tại Chiến tranh Việt Nam B-52 lần đầu tiên bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không SAM-2 do Liên Xô cung cấp.

    Ngoại trừ nhược điểm nhỏ trong thiết kế khi bố trí khẩu đại liên thừa thãi và vô dụng đằng sau đuôi, B52 được xem là loại máy bay có hiệu quả, ổn định và có độ tin cậy cao.

    Nó còn được sử dụng cho tới tận ngày hôm nay trong lĩnh vực quân sự và nó cũng còn được cải tiến để phục vụ cho các mục đích khác như làm bệ phóng trên không chở các tên lửa đẩy phóng các vệ tinh loại vừa và nhỏ với chi phí thấp.



    Minh Quân
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  12. #12

    Mặc định

    Người xạ thủ và tiểu đội tên lửa liên tục bắn rơi B-52




    (VTC News) - Đại tá Đinh Thế Văn, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa phòng không, tiết lộ chuyện đơn vị đã bắn rơi 4 chiếc B-52.



    Kỳ 1: Đi tìm lời giải cho bài toán tiêu diệt B-52


    Ở tuổi 75, người lính ấy vẫn mạnh khỏe, minh mẫn, thường tự mình phóng xe máy rời ngôi làng nhỏ bên dòng sông Cà Lồ, Thụy Lâm, Đông Anh) đi chơi nội thành Hà Nội hoặc các vùng lân cận.

    Phải hai lần tìm gặp, tôi mới có cơ hội tiếp xúc với Đại tá Đinh Thế Văn, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa phòng không 77 (Trung đoàn 257, Sư đoàn Phòng không 361), đơn vị đã bắn rơi 4 chiếc B-52 trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu vào cuối năm 1972.

    Bữa nay, ông Đinh Thế Văn ở nhà, cùng vợ lúi húi trong khu vườn rộng rãi mướt mát màu xanh của cây cảnh, cây ăn quả. Thấy khách đến hỏi chuyện cuộc đời quân ngũ, chuyện bắn máy bay B-52 ngày trước, người lính già đầu bạc có gương mặt đen sạm, dáng người gầy mỏng bỗng như hoạt bát hẳn lên.


    Đinh Thế Văn - ngoài cùng bên phải, cùng các anh ruột, anh họ trong đoàn dân công tham gia chiến dịch Điện Biên năm 1954. Ảnh tư liệu do Đại tá Đinh Thế Văn cung cấp.
    Là con út trong một gia đình có 3 anh em trai, đầu năm 1954, khi đang học lớp 5, tròn 16 tuổi, Đinh Thế Văn hăm hở theo các anh tham gia đợt tuyển bộ đội. Nhưng ông không trúng tuyển vì chỉ nặng có… 38kg, đành vào đoàn dân công C268 với nhiệm vụ phá đá, đốt mìn, làm đường.

    Ở đoàn dân công được một tháng thì đơn vị được chuyển sang biên chế quân đội. Và vẫn vì lý do cân nặng, duy nhất ông Văn không được chuyển. Năn nỉ mãi không được, ông cứ lẽo đẽo theo đơn vị hành quân. Nhận thấy ở ông sự nhiệt tình, hăng hái, chân thành, ban chỉ huy lại “chiếu cố” chấp nhận cho nhập ngũ vào ngày 3/3/1954.

    Ông được huấn luyện xạ kích ở bộ binh, rồi bổ sung vào đơn vị pháo phòng không 12ly7 bảo vệ bộ binh chiến đấu, với nhiệm vụ… vác đạn. Những đêm ngày tham gia trực tiếp ở Chiến dịch Điện Biên Phủ là bước đầu trong cuộc đời quân ngũ của người chiến sỹ Đinh Thế Văn.

    Hòa bình lập lại ở miền Bắc, mấy năm sau, ông được chuyển ngành sang Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao. Miệt mài lao động và học tập, đến năm 1965, ông đã học xong chương trình phổ thông, trung cấp hóa chất và thi đỗ vào Đại học Bách khoa.


    Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn cùng các đồng đội bàn phương án tác chiến trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”. Ảnh tư liệu.


    Lúc này, Đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, ông lại xếp bút nghiên, trở lại quân ngũ. Được biên chế vào Tiểu đoàn tên lửa phòng không 77 (trung đoàn 257), ông Đinh Thế Văn lần lượt trải qua nhiều cương vị công tác và chiến đấu, đến năm 1971 đã là thượng úy, tiểu đoàn trưởng.


    Ông và đồng đội đã trải qua nhiều trận đánh ác liệt, lập nhiều chiến công, bắn rơi nhiều máy bay địch… Nhưng ông cũng trải nghiệm nhiều bài học xương máu, chứng kiến nhiều sự hy sinh anh dũng của đồng đội.

    Tháng 3/1972, quân đội ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, mở đầu bằng chiến dịch Thừa Thiên - Huế và giành thắng lợi liên tiếp trên các mặt trận. Địch điên cuồng tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ra miền Bắc.

    Chúng bổ sung lực lượng gấp nhiều lần, tăng thêm 50 máy bay B-52 lên tổng số 140 chiếc, tăng cường máy bay F4D, F4E, F4J và A6, A7. Thiết bị điều khiển bom laser được thay bằng loại do một chiếc ném và chiếu shrike, tên lửa chống radar thay bằng tên lửa Standar có cự ly và tốc độ lớn hơn.


    Đại tá Đinh Thế Văn kể chuyện đánh B52

    Đặc biệt, chúng tích cực dùng máy gây nhiễu ALQ-87 và ALQ-100, là loại có công suất mạnh hơn rất nhiều, hòng cản mắt lực lượng phòng không của ta.


    Để đối phó, trung đoàn 257 được chuyển về hướng Tây - Tây Bắc thủ đô, tiểu đoàn 77 được cơ động về trận địa Chèm với những mục tiêu bảo vệ cực kỳ quan trọng là lăng Bác, khu Trung ương, sân bay Nội Bài, Đài Phát thanh Mễ Trì, Nhà máy điện Yên Phụ...

    Đại tá Đinh Thế Văn tâm sự: “Thời điểm này, chúng tôi đã đối đầu với B-52, nhưng chưa đạt hiệu quả vì cách đánh chưa phù hợp trong điều kiện nhiễu nặng.

    Như ở trận chúng đánh ga Hà Nội, chỉ bằng một tốp 4 chiếc và hai quả bom laser đã phá hủy toàn bộ tòa nhà ga chính trong thời gian chưa quá 5 phút. Nếu chúng ta không thay đổi cách đánh thì hiệu quả kém đi là tất yếu.


    “Siêu pháo đài bay” B-52 bị “Rồng lửa Thăng Long” bắn trúng tại Hà Nội. Ảnh tư liệu.

    Vấn đề lớn nhất khi đánh B-52 là chống nhiễu và chống shrike (tên lửa không đối đất). Bởi tuy là một pháo đài bay to lớn cồng kềnh, tốc độ bay chậm, nhưng B-52 được bảo vệ bằng hệ thống chống nhiễu tối tân, lại bay vào ban đêm nên khó quan sát được bằng mắt thường.


    Nếu ta bật radar quan sát thì sẽ bị các loại máy bay tiêm kích phát hiện, phóng tên lửa Standar tiêu diệt ngay lập tức. Vấn đề không còn trong phạm vi tiểu đoàn nữa. Ngay cả các chuyên gia quốc tế cũng rất căng thẳng mà chưa sao nghĩ ra phương pháp hữu hiệu”.

    Việc đầu tiên của Tiểu đoàn 77 trong việc chuẩn bị đối phó với B-52 là củng cố nhân sự, lựa chọn những con người tốt nhất phù hợp cho từng vị trí. Tiếp theo là việc rèn luyện phương pháp đánh trong điều kiện địch sử dụng tên lửa chống lại.

    Đây là cách đánh chính, cần thuần thục thao tác tắt mở ăng ten kịp thời, không để cho địch điều khiển tên lửa chính xác vào đài mà ta vẫn bám sát được mục tiêu trong sai số không đáng kể. Thời khắc quyết định sống còn đó thường chỉ là 3- 5 giây, đòi hỏi trắc thủ phải thực sự dạn dày kinh nghiệm.

    Ngày 29/9/1972, địch tổ chức nhiều tốp đánh sân bay Nội Bài và Nhà máy điện Yên Phụ. Khi tiểu đoàn mở máy thu trên màn hiện sóng nhiễu dày đặc, khi phát sóng thử kiểm tra thấy nhiễu tiêu cực xen kẽ với nhiễu tiêu cực trắng xóa cả màn hiện sóng.

    Theo phương án đã tính sẵn, tiểu đoàn bám sát vào giải nhiễu của tốp chỉ định, rồi phóng 2 tên lửa. Khi tên lửa của ta cách mục tiêu 10 km, tín hiệu tên lửa địch ở cự ly 13 km, nên vẫn cho bám sát 3 màn tự động. Khi có điểm nổ, sĩ quan điều khiển liền nhanh chóng tắt ăng ten tránh làm mục tiêu cho địch. Tên lửa địch nổ cách trận địa 500 m.

    Đại tá Đinh Thế Văn hào hứng nói: “Trận đánh này giúp chúng tôi mấy kết luận quan trọng: Dù địch gây nhiễu nặng, nhưng đến cự ly thích hợp phát sóng vẫn bắt được mục tiêu đối với máy bay chiến thuật.

    Khi đánh, ta phát sóng thì địch vẫn sẽ phóng tên lửa chống lại. Nhưng nếu khi tên lửa ta còn cách máy bay địch khoảng 10 km mà tên lửa địch cách đài xa hơn, thì có thể tiếp tục bám sát cho đến khi có điểm nổ. Rồi nhanh chóng tắt ăng ten.

    Tuy nhiên, chênh lệch cự ly cần có độ an toàn, tức là cự ly địch phải hơn ta 6 km thì mới chắc chắn. Đây là ý tưởng đầu tiên giúp chúng tôi đi vào đánh B-52.

    Ý tưởng này càng được củng cố, khi chúng tôi nghiên cứu kỹ về B-52. Chúng tôi thảo luận và cùng nhất trí: Trung thành với phương pháp đánh trong nhiễu, phải nhanh chóng nhận ra nhiễu B-52, kiên quyết nghiên cứu giải nhiễu B-52, rút ra được tham số bay như tốc độ góc tà, tốc độ góc phương vị và cự ly để phán đoán đường bay. Tập trung chú ý đường bay từ hướng Tây Bắc xuống là chủ yếu.

    Trong đội hình toàn sư đoàn, trên hướng Tây – Tây Bắc có các Tiểu đoàn 78 (Sơn Tây) Tiểu đoàn 57 (Đại Đồng), Tiểu đoàn 59 (Cổ Loa) và chúng tôi (Chèm) ở vị trí sâu hơn.

    Những ngày tháng trước trận “Điện Biên Phủ trên không” quả thực căng thẳng tột độ. Nhưng tình hình chiến trận nói chung, nhất là việc Trung đoàn Tên lửa phòng không 263 (Quân khu IV) đã bắn rơi B-52 tại chỗ giữa đất Lào và Thái Lan càng làm cho chúng tôi tin tưởng hơn”.

    Còn tiếp...




    Last edited by Bin571; 15-12-2012 at 10:22 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  13. #13

    Mặc định

    Đêm trắng điều khiển 'rồng lửa' tiêu diệt pháo đài bay


    (VTC News) - Đến cự ly 26km, chúng tôi phóng 2 tên lửa, bám sát tự động, đạn gặp mục tiêu ở cự ly 22, hai quả đều nổ tung.




    Kỳ 2: Bắn hạ tại chỗ “pháo đài bay”

    Cũng cần nhắc lại một chút về tương quan lực lượng của ta và địch trong thời khắc cả thế giới nín thở theo dõi.

    Phía địch có 193 máy bay oanh tạc chiến lược, bố trí trên các sân bay ở Guam, Nhật Bản, Thái Lan với 250 tổ lái; 50 máy bay tiếp dầu KC135 tại Philippines; 5 tàu sân bay hoạt động trên Vịnh Bắc Bộ; số máy bay chiến thuật trên các sân bay Nam Việt Nam và Thái Lan đủ để huy động đến 1000 lần trong một ngày đêm.

    Trước khi lên B-52 tiến hành dã tâm đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá, giặc lái Mỹ được các “quan thầy” động viên bằng sự tự tin tuyệt đối đến ngông cuồng, ngạo mạn:


    Đại tá Đinh Thế Văn với cuộc sống thường nhật

    “Các anh chỉ việc lên B-52, ngủ một giấc, đến Hà Nội cắt bom xong thì trở về sân bay ăn mừng chiến thắng, chuẩn bị chào đón Lễ Giáng sinh. Đánh Hà Nội dễ như đi du ngoạn”.

    Trong khi đó, lực lượng tên lửa phòng không của chúng ta đang bị căng ra các chiến trường. Đến thời điểm trước ngày 18/12/1972, tại Hà Nội chỉ có vẻn vẹn hai trung đoàn tên lửa là Trung đoàn 257 và Trung đoàn 261.

    Mang trọng trách cực kỳ nặng nề, hành trang của các chiến sĩ phòng không tên lửa là lòng quyết tâm bảo vệ Trung ương, nơi đó có Bác Hồ đang yên nghỉ.

    Ghi theo hồi ức của nhân chứng lịch sử Đinh Thế Văn:

    Ngày 18/12: Đúng 16h30, nhận được thông báo của Tham mưu trưởng sư đoàn 361 Nguyễn Đình Sơn cho trung đoàn và các tiểu đoàn: “Sẽ có một đợt hoạt động của B-52 ra miền Bắc”.

    Nhận được thông báo, tiểu đoàn khẩn trương báo cáo lên trung đoàn: “Tiểu đoàn 77 đã chuẩn bị đầy đủ theo lệnh của trung đoàn. Khí tài, bệ, đạn dược hoàn toàn tốt”.

    Tuy nhiên, bản thân tôi (Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn) vẫn có cảm giác bồn chồn, lo lắng mà tôi thể không trao đổi với ai. Không ai lo lắng vì sự ác liệt, chỉ lo rằng mình có hoàn thành nhiệm vụ được không?

    Chúng tôi đang trong tâm trạng chờ đợi, vì trên màn hiện sóng vi-cô chưa có gì. Chỉ nghe tiếng máy chạy âm âm và tiếng quạt gió để bớt nỗi ngột ngạt. Tôi đang như một thí sinh đã vào phòng thi ngồi chờ nhận đề thi.

    Đúng 18h50, lệnh từ Sở Chỉ huy trung đoàn: “Các tiểu đoàn vào cấp một”. Tiểu đoàn 77 sau mấy phút mở máy và kiểm tra chức năng, báo cáo: “Cấp một xong. Khí tài hoàn toàn tốt, chuẩn bị 6 tên lửa”.


    Tên lửa SAM 2 trên bầu trời Hà Nội tháng 12/1972. Ảnh tư liệu

    Tiểu đoàn mở máy thu nhiễu, các màn hiện sóng nhiễu trắng xóa. Thông tin với trung đoàn nghe rất nhỏ, có lúc không nghe thấy gì. Chỉ có mạng FA của sư đoàn còn nghe được.

    Sư đoàn thông báo: “Nhiều tốp B-52 đang bay vào Hà Nội. Các đơn vị chú ý: Tên lửa tập trung đánh B-52, cao xạ đánh máy bay F, chú ý nhiễu B-52 giả”.

    Khi B-52 chưa vào, máy bay chiến thuật quần đảo, kể cả F111. Chúng đánh lung tung, bom nổ khắp nơi, bom F111 rải nổ cứ như của B-52 làm cho ta phân tán sự tập trung nghiên cứu B-52.

    Chúng tôi vẫn nghiên cứu giải nhiễu và cố gắng phát hiện bằng được giải nhiễu mịn của B-52. Bên tai, lời nhắc nhở “cẩn thận giải nhiễu B-52 giả” vẫn như văng vẳng. Liên tục phát sóng nhưng không thấy mục tiêu, trong đầu tôi cũng nảy sinh mối nghi ngờ: “Có B-52 hay không?”.

    Đúng 19h42, Trung đoàn thông báo: “Có 3 tốp B-52: 566, 567, 569 bay vào Hà Nội. Tiểu đoàn 77, 78 tập trung đánh các tốp ấy”. Cả Tiểu đoàn 77 căng thẳng nghiên cứu nhiễu, xác định mục tiêu, nhưng không bắn được, vì cự ly cách xa 60- 70km và tham số lớn.

    Trung đoàn lại thông báo: “Lúc 20h00, tiểu đoàn 78 đã đánh tốp 566, 567, 569 nhưng không rơi, tuy nhiên gần cuối phát hiện được tín hiệu B-52”.

    Thật là một tin vui, giúp chúng tôi bớt được sự nghi ngờ về nhiễu B-52 giả. Chắc chắn chúng tôi sẽ được đánh địch. Đúng là trong chiến đấu, trong giây phút cam go, tập trung cao độ, chỉ một chút thông tin có ích cũng rất quý. Mặt nước đang phẳng lặng, chỉ cần chiếc lá rơi đã rung động.

    Chúng tôi vẫn tập trung nghiên cứu nhiễu B-52, bộ mặt của nhiễu B-52 bây giờ đã quen rồi. Tuy nhiên chưa tìm được giải nhiễu có tham số tốt.

    Bỗng trắc thủ TZK báo cáo: “Có máy bay cháy to lắm, tên lửa phía trước bắn rơi rồi”. Chúng tôi đoán đấy là tên lửa của Tiểu đoàn 59 (Trung đoàn 261, nằm phía trước chúng tôi) bắn hạ.

    Đến 23h13 trên mới thông báo, Tiểu đoàn 59 đã hạ được một B-52 tại chỗ. Việc Tiểu đoàn 59 bắn rơi B-52 là một biểu hiện cho thấy thời cơ sắp đến với chúng tôi. Tôi nghĩ như vậy nhưng không dám nói cho anh em.

    Thật vậy, đến 23h09 tiểu đoàn nghiên cứu giải nhiễu B-52 có tham số nhỏ. Trung đoàn cho phép bắn. Chúng tôi theo dõi cự ly đến 35km, phát sóng thấy mục tiêu hiện càng ngày càng rõ.

    Khi B-52 đến cự ly 33km, chúng tôi phóng hai tên lửa đón đầu ở cự ly 32km theo phương pháp đón nửa góc. Đạn điều khiển tốt, cả 3 màn đều cho bám sát tự động, gặp mục tiêu ở cự ly 23km, cả 2 tên lửa đều nổ tung.

    Bên ngoài trắc thủ TZK báo cáo như reo: “Mục tiêu cháy rồi. Cháy to lắm”. Trên màn hiện sóng, trắc thủ góc tà báo cáo: “Mục tiêu hạ thấp độ cao, nhiễu giảm nhiều và tản ra”.

    Tôi vui mừng quá, không nói được gì. Cả trận địa cùng reo hò sung sướng. Cấp trên thông báo: “B-52 rơi ở xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây”. Đây là chiếc B-52 thứ hai bị vít cổ xuống đất tại bầu trời Hà Nội.

    Khoảng 24h, tình hình bên ngoài bớt căng thẳng hơn. Sở Chỉ huy trung đoàn cho tiểu đoàn tạm nghỉ, chỉ để đài một trực. Tiểu đoàn tập trung rút kinh nghiệm. Tôi nêu ý kiến: “Làm sao để nghiên cứu giải nhiễu chỉ hai lần là tối đa thì chúng ta đã có thể đánh được một trận.

    Vì vậy, thời gian xem xét giải nhiễu để có quyết định cần tập trung nghiên cứu không quá 3-5 giây. Có như vậy chúng ta mới tăng được số trận đánh lên, mới tiêu diệt được nhiều máy bay địch”.

    Trận địa tên lửa của Tiểu đoàn 77. Ảnh tư liệu

    Anh em có nhiều ý kiến, nhưng tập trung lại là cần phải phát huy hết trí lực, nhanh chóng nhận biết B-52 để tác chiến, không phải cứ giải nhiễu nào cũng nghiên cứu thì thời cơ sẽ bị lỡ mất.

    Ngày 19/12/1972: Đúng 4h00, Trung đoàn lại báo động, có đợt đánh mới. Lần này, theo phân tích của anh em trong tiểu đoàn, có lẽ địch sẽ thay đổi hướng đánh, vì khi đánh hướng Tây Bắc xuống ta đã hạ tại chỗ được hai máy bay rồi. Không dám chủ quan nữa, chúng có thể đánh thăm dò ở hướng khác với lực lượng nhỏ.

    Đến 4h36, lệnh từ Trung đoàn: “Tiểu đoàn 77 đánh tốp B52, ở phương vị 197”. Thế là dự đoán đúng rồi. Chúng tôi nghiên cứu nhiễu, phát hiện đúng B-52 thật. Đợi nó đến cự ly 32km, chúng tôi phát sóng và bắt được mục tiêu.

    Đến cự ly 26km, chúng tôi phóng 2 tên lửa, bám sát tự động, đạn gặp mục tiêu ở cự ly 22, hai quả đều nổ tung. Trắc thủ TZK báo cáo: “Mục tiêu bốc cháy”. Trắc thủ góc tà báo cáo: “Mục tiêu hạ thấp độ cao”. Trắc thủ phương vị báo cáo: “Giải nhiễu mờ dần”.

    Đúng là biểu hiện máy bay rơi, nhưng lần này nó không rơi trên đất.

    Sau này chúng tôi mới biết rằng: Có một B-52 bị tên lửa bắn hỏng 4 động cơ, kíp bay một số bị chết, tên lửa nổ phá cả khoang chứa bom, khiến thân máy bay bị phá một khoảng trống có thể nhìn rất rõ bên ngoài.

    Nhưng máy bay vẫn lết về đến Utapo (Thái Lan) với 4 động cơ một bên. Máy bay phải bay nghiêng nên khi hạ cánh đã gãy một bên cánh. Các xe cấp cứu kịp chạy ra cứu số kíp lái còn lại.

    Tên chỉ huy của chiếc B-52 chết hụt ấy được khen và được gắn huân chương bởi lòng dũng cảm.

    Trong đêm 18 rạng ngày 19/12, Tiểu đoàn 77 đánh tổng cộng 4 trận, phóng 8 quả tên lửa, bắn rơi một máy bay tại chỗ. Cả tiểu đoàn trải qua một đêm với tâm trạng hân hoan khó tả vì chiến công đầu.

    Nhưng tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn vẫn băn khoăn lo nghĩ, bởi đơn vị phóng đến 8 quả tên lửa mà mới hạ tại chỗ được một máy bay địch. Như vậy là hiệu quả chưa cao.

    “Đến bữa cơm, anh nuôi mang ra, tuy miệng nhai mà cứ như muốn ngừng lại. Chỉ mong nghĩ được sáng kiến gì thật kỳ diệu để bảo đảm đánh chắc chắn ở đêm mai”- người lính già đầu bạc hồi tưởng.

    Còn tiếp…
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  14. #14

    Mặc định


    Chuyện những người lính anh dũng hy sinh sau bắn hạ B52



    (VTC News) - Suốt ngày đêm trên cao chót vót, không được bảo vệ, Danh vẫn hiên ngang bình tĩnh chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.



    Bài cuối: Hy sinh thầm lặng sau chiến công bắn hạ B-52

    Suốt ngày 19/12, máy bay chiến thuật của địch lại vào đánh phá Hà Nội. Biết rõ mục đích của chúng nhằm khiêu khích để tìm diệt các trận địa tên lửa, cấp trên có chỉ thị: “Tên lửa phải dành để ưu tiên đánh B-52, chỉ có cao xạ đánh bảo vệ từng mục tiêu”.

    Đêm 19 rạng ngày 20/12, B-52 của địch thay đổi hướng, tập trung vào các mục tiêu ở phía Nam – Tây Nam Hà Nội như ga Giáp Bát, ga Văn Điển, rồi lại vòng sang đánh vào Gia Lâm. Hai tiểu đoàn án ngữ hướng đó bị thiệt hại từ hôm trước chưa kịp khôi phục. Các đơn vị khác thì ở xa, không xác định được mục tiêu trên ra-đa, phải bắn bằng phương pháp 3 điểm, không có kết quả.

    Đại tá Đinh Thế Văn trầm ngâm nhớ lại: “Đêm 19, kết quả bắn không tốt. Chắc cả Hà Nội đều lo lắng khi không thấy B-52 rơi tại chỗ. Tiểu đoàn chúng tôi không ai bảo ai, đều nung nấu một ý chí quyết tìm diệt bằng được B-52.

    Cấp trên nhận định: “Đêm nay địch sẽ đánh mạnh ở các mục tiêu trọng điểm”. Tôi suy nghĩ mung lung, rồi quả quyết, đêm nay chúng lại đánh các mục tiêu phía Bắc Hà Nội, nơi tập trung nhiều mục tiêu chủ chốt.

    Bắt đầu từ 19h00, các máy bay F111 và máy bay chiến thuật bay vào chế áp các mục tiêu, chúng ném bom nhiều nơi, phóng nhiễu giả B-52 để tạo không khí căng thẳng, làm phân tán sự tập trung của bộ đội ta và uy hiếp nhân dân thủ đô.

    Từ 20h00 nhiễu bắt đầu tăng cường, nhiễu giải của B-52 xuất hiện. Trung đoàn hạ lệnh cho phép tiểu đoàn 77 tiêu diệt. Hai quả tên lửa được phóng lên. Có tiếng reo vang động, át cả tiếng báo cáo của các trắc thủ: “Mục tiêu cháy rồi!”, “Cháy rồi, các đồng chí ơi!”.


    Chiếc B52 do Tiểu đoàn 77 bắn hạ tại chỗ đang bốc cháy rạng sáng 21/12. Ảnh tư liệu.

    Các phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam đã quay được toàn bộ từ lúc tên lửa phóng đến lúc B-52 bốc cháy. Cả tiểu đoàn đều hân hoan mừng chiến thắng.

    Với riêng tôi, tuy mừng lắm, nhưng là người chỉ huy, còn phải lo cho những bước tiếp theo, nên chưa thể vừa ý.

    Đến 20h34, lại phát hiện mục tiêu, tôi báo cáo trung đoàn, rồi phóng 2 tên lửa. Lập tức trắc thủ TZK báo cáo mục tiêu bốc cháy. Bên ngoài, đoàn phóng viên lại tiếp tục hò reo vang dội. Chiếc B-52 đó rơi ở cánh đồng lúa Vạn Phúc (Ba Vì).

    Đợt đánh tiếp theo lúc 5h09, tiểu đoàn lại phóng 2 tên lửa. Thêm một chiếc B-52 bị tiêu diệt, rơi xuống Phúc Yên. Toàn bộ sự kiện lại được các phóng viên Văn Bảo (chụp ảnh), Việt Tùng, Cường (quay phim) ghi lại trong tiếng reo hò phấn khởi.

    Đêm 20 rạng ngày 21/12, chúng tôi đã đánh tốt, bắn rơi 2 chiếc B-52. Các đơn vị bạn cũng đều bắn tốt, đập tan ý định xóa sổ Hà Nội trong vòng ba ngày đêm của địch”.

    Có một sự việc trong thời khắc ấy, ông Đinh Thế Văn nhớ mãi. Lúc 9h ngày 21/12, 4 chiếc máy bay F-4 của địch đánh vào trận địa tiểu đoàn 77. Các trắc thủ TZK báo cáo rành rọt. Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn báo cáo, xin trung đoàn cho đánh. Trung đoàn trưởng Nguyễn Ngọc Điển trả lời: “Giành đạn bắn B-52”. Đinh Thế Văn lại tiếp tục đề nghị cho đánh trả, kẻo chúng đánh hỏng tên lửa. Trung đoàn trưởng trả lời: “Kiên quyết chấp hành mệnh lệnh, để cho cao xạ đánh”.

    Tiểu đoàn 77 đành theo dõi mục tiêu, liên tục phối hợp với lực lượng pháo cao xạ đánh trả tích cực. Máy bay địch thả bom bi trùm lên khắp trận địa, nhưng khí tài được che chắn cẩn thận, nên không việc gì.

    Hai trắc thủ TZK trên vị trí quan sát bị thương, trong đó trắc thủ Nghiêm Xuân Danh bị thương quá nặng nên đã hi sinh trên đường đến bệnh viện. “Đó là một chiến sĩ rất thông minh, nhanh nhẹn và dũng cảm. Suốt ngày đêm trên cao chót vót, không được bảo vệ, Danh vẫn hiên ngang bình tĩnh chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Cậu ấy là đôi mắt của đơn vị, là cánh tay phải của tôi” - Đại tá Đinh Thế Văn rưng rưng nước mắt.

    Sau cuộc tập kích, tiểu đoàn bị mất sức chiến đấu, xe PA bị hỏng, hai quả tên lửa bị cháy, mặc dù các chiến sĩ đã liều mình lấy đất sét bịt lỗ thủng nhưng chỉ cứu được một quả, còn một quả do cháy to quá nên phải phóng tự hủy.

    Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn (giữa) đang thuyết minh cách đánh B-52 cho Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Bảo vệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm trận địa

    9h sáng 22/12, trong lúc toàn tiểu đoàn cùng ban kỹ thuật đang tập trung sửa chữa tại trận địa, thì nhận được tin Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp xuống thăm trận địa. Đại tướng đến thăm trong lúc trận địa còn chưa dọn dẹp, lại vào đúng giờ cao điểm, vì hàng ngày khoảng 9-10h là máy bay địch đến đánh.

    Đại tá Đinh Thế Văn nhớ lại: “Đại tướng đến thăm, chúng tôi mừng mà lo quá, không biết xử trí như thế nào. Lúc này trên mặt trận bom bi chưa nổ vẫn còn vương vãi lung tung. Cấp trên trực tiếp thì không thấy có ai đi theo Đại tướng.

    Khi đến trận địa, đồng chí bảo vệ đến nói nhỏ với tôi: “Bây giờ là giờ cao điểm, toàn tiểu đoàn theo dõi tình hình địch, nếu địch đến, đồng chí xem vị trí nào an toàn nhất sẽ đưa đại tướng xuống ẩn nấp”.

    Tôi trả lời khó quá, trận địa vừa bị đánh hôm qua, bom bi chưa nổ hết, khí tài đang bị hỏng chưa thể sử dụng. Tuy nhiên sau đó tôi trả lời rằng: “Báo cáo đồng chí. Khi có địch đến, tất nhiên tôi phải có trách nhiệm bảo vệ đưa Đại tướng đến nơi an toàn nhất của tiểu đoàn.

    Nhưng nếu địch đánh vào trận địa, khi hiểm nguy tôi sẽ nằm lên che cho Đại tướng được không? Giả sử tôi có hy sinh thì tôi sẵn sàng, vì vận mệnh đất nước là nhờ ở Đại tướng”.

    Ý nghĩ ấy không phải của riêng tôi, mà tất cả tiểu đoàn 77 đều rất lo và chung ý nghĩ đó. Chúng tôi chỉ nghĩ làm sao để hoàn thành được nhiệm vụ trong lúc này, chứ không sợ hy sinh”.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp và nói chuyện với tiểu đoàn giữa trận địa. Đại tướng nói chuyện ngắn gọn và tình cảm: “Các đồng chí tên lửa đánh rất giỏi, cảm ơn các đồng chí. Chính các đồng chí đã cứu nguy cho đất nước lúc này.

    Các đồng chí phải khẩn trương sửa chữa khí tài, xây dựng quyết tâm chiến đấu, tăng cường tập luyện, phát huy chiến thắng, rút kinh nghiệm, khắc phục khuyết điểm, đánh giỏi và đánh thắng hơn nữa.”

    Đồng chí Đỗ Quý Dần, chính trị viên Tiểu đoàn thay mặt toàn tiểu đoàn hứa với Đại tướng kiên quyết chấp hành nghiêm chỉnh lời căn dặn của Đại tướng. Đúng là khi Đại tướng đi ra khỏi trận địa, tiểu đoàn mới đỡ lo về công tác bảo đảm an toàn cho Đại tướng”.

    Đại tá Đinh Thế Văn với cuộc sống bình yên nơi làng cũ

    Sau này, vào ngày 30/12, tiểu đoàn còn vinh dự được đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng đến thăm. Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn chỉ huy kíp chiến đấu diễn tập lại cách đánh B-52 cho Chủ tịch xem. Bác Tôn rất phấn khởi, biểu dương, khen ngợi.

    Đồng chí Lê Đức Thọ, cố vấn đặc biệt của Chính phủ, khi ký kết xong ở hội nghị Pa-ri về nước, xuống sân bay liền đi thẳng đến thăm tiểu đoàn. Cố vấn Lê Đức Thọ nói: “Cảm ơn các đồng chí. Chính các đồng chí đã bắt Đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định theo yêu cầu của Việt Nam”.

    Sau thất bại nặng nề của đêm 20 rạng ngày 21, không quân địch vẫn tiếp tục tập kích vào Hà Nội, nhưng có vẻ giãn ra, không dồn dập như trước. Tiểu đoàn 77 tiếp tục tích cực sửa chữa, khôi phục khí tài sẵn sàng chiến đấu. Địch bắt đầu chuyển trọng tâm bắn phá ra nhiều mục tiêu khác như Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác xa Hà Nội.

    Ngày 25/12, khí tài của tiểu đoàn đã sẵn sàng, nhưng vào ngày Lễ Noel nên địch ngừng hoạt động. Vào đêm 26/12, tiểu đoàn 77 lại tiếp tục chiến đấu trên trận địa cũ. Đánh hai trận, đạn nổ tốt nhưng không quan sát được kết quả. Đêm 27/12, tiểu đoàn đánh hai trận, được công nhận bắn rơi một B-52.

    Ngày 28/12, theo lệnh của trung đoàn, tiểu đoàn cơ động qua trận địa Đông Ngạc. Khi vừa đến cống Chèm thì địch đến tập kích vào trận địa. Ba chiến sĩ C2 đã hy sinh trong khi dũng cảm cố đưa bệ phóng ra khỏi trận địa.

    “Đồng chí Nguyễn Văn Hảo (quê ở Quảng Ninh), trung đội phó trung đội bệ, đang trong thời gian nghỉ phép để cưới vợ, nhưng khi được tin địch đánh vào Hà Nội, thì chia tay người vợ mới cưới được hai ngày để trở về đơn vị. Khi đang chỉ huy thu hồi bệ thì đồng chí Hảo hy sinh” - Đại tá Văn nhớ lại.

    Kỷ niệm về những đồng đội đã cùng sát cánh với mình trong 12 ngày đêm oai hùng, Đại tá Đinh Thế Văn ấn tượng mãi về chiến sĩ Nguyễn Như lai (quê Hải Phòng). Anh là kỹ thuật viên rất giỏi, sửa chữa hỏng hóc rất nhanh, chống nhiễu, phát hiện mục tiêu đều giỏi.

    Vì anh là kíp một, luôn phải trực tại trận địa, nên dù cưới vợ hai năm mà vẫn chưa có con. Đúng trong những ngày B-52 tập kích thì Nguyễn Như Lai được vợ lên trận địa thăm chồng. Vì nhiệm vụ chiến đấu, anh không thể nghỉ trực ban về kíp hai được.

    Tiểu đoàn động viên hai vợ chồng ở lại trận địa, khi nào có báo động thì chồng về vị trí chiến đấu, còn vợ đi ẩn nấp ở hầm ngay trong trận địa. Hai vợ chồng rất vui vẻ nhận lời.

    Sau 12 ngày đêm chiến đấu, Nguyễn Như Lai hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Người vợ cũng có tin mừng, tiếp nối cho thế hệ sau.

    Hòa bình lập lại đã lâu, những người đồng đội mỗi người một ngả, ai cũng đã già. Một lần, tình cờ một lần nhìn thấy tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn trên tivi, ông Nguyễn Như Lai quyết tìm đến tận nhà thủ trưởng.

    Vừa thấy bóng dáng người thủ trưởng bước ra mở cổng, ông Lai đã khóc òa lên như một đứa trẻ: “Anh vẫn còn sống đây mà. Anh vẫn gầy thế ư?”.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  15. #15

    Mặc định

    ước gì chính phủ ta đảng ta chống tham nhũng như mạnh mẽ như chống giặc ,như bắn b52 nhỉ
    tb : nhiều khi mơ ước chỉ mãi là ước mơ !
    1000 người yêu em trong đó có tôi !
    còn 10 người yêu em trong đó còn tôi
    còn 2 người yêu em ,người kia rồi sẽ ra đi ,tôi cũng đi luôn ngu gì ở lại !!!

  16. #16

    Mặc định

    Sai lầm 'chết người' của B-52 trên bầu trời Hà Nội

    Cập nhật lúc 27 PM, 12/12/2012

    Khai thác triệt để sự "chủ quan" của những người thiết kế B-52, các nhà kỹ thuật quân sự Việt Nam đã góp phần hạ gục uy danh của Không lực Hoa Kỳ trên bầu trời Hà Nội.



    (ĐVO)
    Radar cổ lỗ "miễn nhiễm" với nhiễu của B-52

    Nhằm đối phó với B-52 và các thủ đoạn gây nhiễu của Không quân Mỹ, trong giai đoạn 1968-1970, Tiểu đoàn Trinh sát nhiễu đặt dưới sự chỉ huy của Đội trưởng Đội trinh sát nhiễu kiêm Phó phòng Quân báo Phan Thu được điều đi nhiều nơi để thu thập, nghiên cứu các thủ đoạn gây nhiễu của máy bay địch ở nhiều vị trí khác nhau trên đất nước, đặc biệt là trên tuyến vận tải 559.

    Qua quá trình hoạt động, các cán bộ đã phát hiện ra một điều đặc biệt, máy gây nhiễu địch không gây nhiễu rãnh sóng 3cm. “Trong suốt thời gian hoạt động trinh sát, chúng tôi không thu được nhiễu 3cm của địch. Như vậy, B-52 chưa gây nhiễu dải sóng 3cm đối với các loại radar phòng không", Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng Phan Thu kể lại.

    Thực tế, không phải người Mỹ lơ là bỏ qua dải việc gây nhiễu ở dải sóng này. Trên B-52 có lắp một máy gây nhiễu ALR-18, nhưng loại máy này được dùng để đối phó với radar MiG-21, do đó, ăng ten gây nhiễu lại hướng về phía đuôi B-52. Vì vậy, không ảnh hưởng đến các radar dưới mặt đất.



    B-52 có lắp máy gây nhiễu ALR-18 hướng về phía đuôi để gây nhiễu radar của MiG-21.


    Đối với người cán bộ trinh sát nhiễu, phát hiện này là vô cùng quý giá vì trong lực lượng phòng không của ta có trang bị một loại radar làm việc ở rãnh sóng 3cm, đó là đài radar bắt mục tiêu K8-60 thường dùng cho pháo cao xạ 57mm, do Trung Quốc chế tạo viện trợ cho ta. Đài K8-60 làm việc ở 2 rãnh sóng 10cm và 3cm. Với phát hiện trên, cán bộ ở phòng nghiên cứu kỹ thuật quân chủng quyết tâm giải bài toán ghép phần tử mục tiêu của radar K8-60 làm việc ở dải sóng 3cm với đài điều khiển SAM-2.

    Tháng 11/1971, các cán bộ trinh sát nhiễu cùng tổ cán bộ phòng nghiên cứu kỹ thuật đã đề xuất lên quân chủng dùng radar có bước sóng thích hợp đo ghép và truyền phần tử mục tiêu tới đài điều khiển tên lửa chống nhiễu B-52, bộ khí tài được gọi chung là KX.



    Sơ đồ ghép nối đài điều khiển tên lửa và đài radar K8-60.


    Sơ đồ mạch điện truyền phần tử từ đài radar K8-60 sang đài điều khiển tên lửa.


    Kết quả trinh sát hoàn hảo

    Tháng 2/1972, Bộ Quốc phòng chỉ thị đưa radar K8-60 phục vụ ở Tiểu đoàn 89, Trung đoàn 274 lúc đó bố trí tại Quảng Bình.

    Sau khi lắp đặt xong, phòng nghiên cứu kỹ thuật bố trí một lực lượng ở lại theo dõi. Khi đó, Đội trưởng Phan Thu trực tại đài điều khiển tên lửa, đồng chí Hoàng Thế Kỳ trực tại KX cùng tham gia chiến đấu với Tiểu đoàn 89 để kiểm nghiệm lại khả năng bắt mục tiêu B-52, chống nhiễu và chống tên lửa Sơrai.

    Kết quả, trong 2 tháng (22/2-6/4/1972), khí tài KX đã bắt được mục tiêu 18 lần, trong đó có 2 lần bắt được B-52 và 16 lần bắt được máy bay chiến thuật. Cự ly bắt được khoảng 40km, có lần là 60km, bám tự động chính xác 30km.

    “Tháng 11/1972, chúng tôi còn tiến hành một cuộc thử nghiệm nữa trước sự chứng kiến của Tham mưu phó Quân chủng Vũ Xuân Vinh, viện trưởng viện Kỹ thuật Quân sự Hoàng Đình Phu. Chúng tôi đã cho đài K8-60 và đài điểu khiển tên lửa cùng bám sát tự động vào một máy bay Il-28 và một MiG-21. Kết quả, phần tử mục tiêu của 2 đài radar đều khớp khít với nhau”, Trung tướng Phan Thu kể thêm.

    Sau các kết quả như vậy, Bộ tư lệnh Quân chủng quyết định quyết định cho triển khai đề tài cải tiến lắp vào 6 bộ khí tài S-75 Dvina ở yếu địa Hà Nội để chuẩn bị đánh B-52, tuy nhiên chỉ hoàn thành được 2 bộ.

    Do thời gian đã quá gấp gáp, dù đã có sự giúp đỡ của Z-119 (trực thuộc Tổng cục Hậu cần) nhưng quân chủng chỉ mới kịp triển khai được 2 bộ, kể cả bộ thử nghiệm được tháo ra từ Tiểu đoàn 89. Hai bộ khí tài được lắp cho Tiểu đoàn 79 Trung đoàn 257 bố trí ở Nam sông Hồng và Tiểu đoàn 57 Trung đoàn 261 bố trí ở Bắc sông Hồng”, ông nói.

    Người Mỹ bất ngờ

    Trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối 1972, Tiểu đoàn 57 đã tận dụng tốt thông báo phần tử mục tiêu từ radar K8-60 để đánh B-52.

    Trong trận đánh rạng sáng ngày 21/12, chỉ trong 10 phút, Tiểu đoàn 57 đã đánh một trận xuất sắc, bắn rơi 2 B-52 bằng 2 quả đạn S-75.

    Đặc biệt, ở Tiểu đoàn 79 đã bắn rơi một B-52 hoàn toàn bằng phương pháp so kim thống nhất phần tử với radar K8-60.

    Thấy được hiệu quả của đài K8-60, sau ngày 25/12, Bộ tư lệnh Quân chủng cho sử dụng toàn bộ đài K8-60 có trên địa bàn Hà Nội để bắt B-52. Nếu bắt được mục tiêu thì thông báo ngược về các sở chỉ huy trung đoàn, sư đoàn phòng không cho đến tận sở chỉ huy quân chủng.

    Cùng với các kinh nghiệm từ trận đánh trước, từ 26/12 trở đi cho đến khi kết thúc chiến dịch chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi ròn rã hơn.




    Trong ảnh, đài radar pháo cao xạ K8-60 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân. Ảnh: Phượng Hồng





    “Một điều thú vị, radar K8-60 có khả năng phân biệt B-52 với các loại máy bay cường kích, tiêm kích giả (tín hiệu nhiễu) B-52. Đó là do các đặc điểm riêng của tiến hiệu phản xạ B-52 thu được trên K8-60.

    Ngoài ra, đài K8-60 còn có lợi thế là không bị Sơrai tấn công, do loại tên lửa đó chỉ nhắm vào rãnh 10cm đài tên lửa. Do đó, khí tài gần như thoát được sự chống phá điên cuồng của không quân chiến thuật Mỹ trong hoạt động chế áp điện tử.

    Có lẽ sau này khi biết một trong những cách mà bộ đội Việt Nam bắt được B-52 trong màn nhiễu, những vị tướng tá sừng sỏ Không quân Mỹ chỉ có nước “chắp tay bái phục” các cán bộ kỹ thuật quân sự Việt Nam.



    Nói thêm về rãnh sóng 3cm không bị gây nhiễu, Trung tướng Phan Thu cũng chia sẻ hai điều làm ông tiếc nuối:

    “Thứ nhất, tên lửa SAM-3 mà Liên Xô viện trợ cho ta và ta đã tiếp nhận xong trước thời điểm B-52 vào đánh Hà Nội nhưng không thể triển khai kịp. Tên lửa SAM-3 sử dụng radar có đèn phát làm việc ở rãnh sóng 3cm cùng loại K8-60. Nếu tên lửa SAM-3 về kịp thì trong bối cảnh lúc đó khi mà sóng radar 3cm chưa bị nhiễu thì tên lửa SAM-3 sẽ là mối uy hiếp rất lớn đối với B-52.

    Thứ hai, chúng ta lại không cho phối hợp radar K8-60 với đại đội pháo 100mm (độ cao bắn vượt trên 10.000m) có máy chỉ K6-19 để bắt và đánh B-52. Từ rất sớm chúng ta đã nhận biết được khả năng K8-60 có thể bắt được B-52 không bị nhiễu.

    Trong khi radar K8-60 của trung đoàn 57mm vẫn còn số lượng đáng kể ở Hà Nội. Nếu điều này được thực hiện, pháo 100mm có thể tham gia chiến đấu bằng phần tử radar K8-60. Khi đó, chúng ta sẽ có nhiều hỏa lực hơn để đánh B-52 và thắng lợi nhất định ròn rã hơn”.




    Tiểu sử Trung tướng Phan Thu



    Trung tướng Phan Thu - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn trinh sát nhiễu.
    Trung tướng Phan Thu sinh ngày 16/6/1931 tại tỉnh Thà Khẹt (Lào). Sau Cách mạng tháng 8/1945, ông cùng gia đình trở về Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến 1946, ông tản cư về làng và làm nhiệm vụ giúp đỡ bà con, dạy bình dân học vụ, đi tuyên truyền kháng chiến. Ngày 6/1/1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Tháng 5/1950, ông nhập ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông được cử đi học Lục quân Khóa VI tại trường của ta đặt ở Vân Nam, Trung Quốc. Học xong, ông được giữa lại làm trợ giáo hai khóa 7-8.

    Sau 1950, ông cùng đơn vị pháo binh 105mm về tham gia nhiều chiến dịch lớn của quân đội, như chiến dịch Hòa Bình. Năm 1954, ông được chuyển về phòng không, học pháo cao xạ trung cao 88mm của Liên Xô viện trợ tại Thẩm Dương (Trung Quốc).

    Từ 1956-1967, ông làm trợ lý radar phòng huấn luyện Sư đoàn phòng không 367. Trong giai đoạn này, ngoài công tác huấn luyện cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu, ông cũng có những đề tài nghiên cứu cải tiến radar SON-9A bắt mục tiêu bay thấp, nâng công suất phát radar SON-9A…

    Năm 1967, ông được bổ nhiệm làm Phó phòng Khoa học Quân sự rồi làm Đội trưởng Đội trinh sát nhiễu kiêm Phó phòng Quân báo.

    Ngày 28/5/1970, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Khi đó, ông đang là Phó phòng Quân báo kiêm Đội trưởng Đội nhiễu và là Trưởng phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Quân chủng Phòng không – Không quân.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  17. #17

    Mặc định

    SR-71: Trinh sát của Mỹ, 'chỉ điểm' của VN

    Cập nhật lúc 00 AM, 03/12/2012

    SR-71 là máy bay trinh sát tầm cao từng có tốc độ nhanh nhất thế giới… Ngoài việc thoát khỏi tên lửa Việt Nam thì SR-71 hầu như chẳng giúp ích gì cho Mỹ.


    SR-71 có xuất phát điểm là thiết kế máy bay 2 người lái này do hãng Lockheed chế tạo. Mẫu đầu tiên mang ký hiệu A-11, bay thử lần đầu vào ngày 26/4/1962, sau đó chuyển thành máy bay đánh chặn YF-12A mang 4 tên lửa đối không AIM-47 có đầu đạn hạt nhân.

    Năm 1964, mẫu trinh sát cơ chính thức được đổi sang mã hiệu SR-71, có các biến thể SR-71A, SR-71B, SR-71C, dài 32,74m, sải cánh 16,95m, trọng lượng cất cánh lớn nhất 77,1 tấn. Máy bay không có vũ khí, được trang bị khí tài trinh sát quang học, điện tử, hồng ngoại (KA-5, KA-18, KA-15), thiết bị thông tin liên lạc và dẫn đường tầm xa, mỗi giờ có thể chụp ảnh một diện tích rộng 260.000km2.
    Đây là loại máy bay có tốc độ nhanh nhất của Không quân Mỹ vào thời kỳ đó và cho tận đến bây giờ: tốc độ tối đa 3.717 km/h (tức là 1.032 m/s), trần bay 30.500 m (trung bình 24.000 m), tầm bay 4.800 km.

    Máy bay có 2 động cơ phản lực J58 với sức đẩy cực lớn 14.740 kg mỗi chiếc (gần gấp đôi sức đẩy động cơ của F-4 là 8.120 kg). Thời gian bay qua vùng trời Bắc Việ Nam chỉ hết 8-12 phút. Mỹ đã sản xuất tất cả 32 chiếc loại này. Trong quá trình sử dụng bị trục trặc kỹ thuật rơi 12 chiếc.

    Đưa vào sử dụng từ 1964, trong 25 năm hoạt động, SR-71 đã thực hiện 3.551 phi vụ qua vùng trời Việt Nam, Cuba, Triều Tiên, khu vực biên giới Liên Xô…và đã bị khoảng 100 quả tên lửa phòng không các loại công kích nhưng hầu hết đều nổ… phía sau máy bay.


    Đầu những năm 1980, Liên Xô chế tạo ra loại tiêm kích đánh chặn MiG-31 có tính năng tương đương (mang tên lửa không đối không tầm xa) để đối phó với SR-71 và đã ngăn chặn được sự đột nhập của nó vào lãnh thổ Liên Xô. Tuy chưa bắn hạ được loại này vì chỉ vừa thấy MiG-31 xuất hiện thì SR-71 đã “nhanh chân” chuồn ngay.

    Ngày nay, nhiều loại tên lửa phòng không tầm xa và tầng cao hiện đại của Liên Xô như SA-5, SA-10 và SA-12… đủ khả năng bắn hạ mọi loại mục tiêu nên SR-71 không dám tung hoành như trước nữa. Từ đầu 1990, SR-71 bị loại khỏi trang bị nhưng đến năm 1995 lại được phục hồi và cải tiến để sử dụng tiếp sang thế kỷ 21.

    Máy bay duy nhất thoát hỏi lưới lửa

    Trở lại chiến trường Việt Nam những năm 1960-1970, từ 1967, Không quân Mỹ quyết định sử dụng SR-71 ở Việt Nam do các loại máy bay trinh sát khác bị tổn thất nhiều và không đấp ứng đủ nhu cầu tình báo.

    Ngày 31/7/1967 đánh dấu lần đầu tiên SR-71 trinh sát Hà Nội và sau đó thường xuyên bay qua vùng trời miền Bắc. Ngày 17/9/1967, lần đầu tiên kíp trắc thủ rađa P-35 và đài đo cao PRV-11 của đại đội 45 ở trận địa An Khánh đã phát hiện được SR-71 xâm nhập. Đây là chiến công của bộ đội radar góp phần quan trọng cho việc đối phó có hiệu quả và hạn chế tác dụng của SR-71.

    Thời kỳ này, Quân chủng Phòng không – Không quân đã nghiên cứu đánh SR-71 và cuối tháng 11/1967, có trận đã tập trung 5 tiểu đoàn tên lửa và phóng lên 6 quả đạn nhưng không diệt được. Lý do là vì ta chỉ có 1 loại tên lửa SAM-2 với tính năng chiến - kỹ thuật hạn chế. Trong khi SR-71 bay với tốc độ 900-1.000 m/s ở độ cao rất lớn thì tên lửa của ta có tốc độ thấp hơn nên không thể đuổi kịp mục tiêu…

    Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam (1965-1973), quân và dân ta đã bắn rơi hàng ngàn máy bay phản lực gồm 40 kiểu loại, duy nhất chỉ có 1 loại không bị bắn rơi trong cuộc chiến: đó là SR-71.

    Sau này, ta không chủ trương đánh loại máy bay trinh sát này nữa cho khỏi tốn đạn mà tập trung đối phó với các loại chiến đấu cơ khác sẽ xuất hiện sau khi SR-71 bay qua.

    Kẻ chỉ điểm

    Tuy nhiên, chính đường bay của SR-71 mà ta theo dõi được đã “tố cáo” hướng tấn công và khu vực sẽ đánh phá của các loại máy bay cường kích và ném bom. Cùng với các nguồn tin tình báo khác, bộ đội ta đã mưu trí điều chỉnh đội hình chiến đấu và tăng cường lực lượng khi cần thiết ở những khu vực trọng điểm để kịp thời giáng trả đòn tập kích của địch.

    Dù SR-71 “nhanh chân” thoát được sự trừng phạt của bộ đội phòng không nhưng tất cả các loại máy bay khác của Mỹ đều không thể thoát được lưới lửa đã chờ sẵn của quân và dân Việt Nam.

    Đầu tháng 10/1967 ta đã phát hiện 27 lần tốp máy bay trinh sát SR-71 cùng các “đàn em” khác như RF-4, RF-101, 147-J bay qua Hà Nội và đặc biệt lưu ý tới đường bay của 10 lần qua cầu Long Biên, 4 lần qua sân bay Nội Bài và 3 lần qua cầu Đuống.

    Phán đoán được ý đồ đánh lớn của Không quân Mỹ qua hiện tượng này, ta đã nhanh chóng tăng cường lực lượng bảo vệ Hà Nội với 8 trung đoàn cao xạ (riêng pháo cao xạ 57mm bảo vệ cầu Long Biên được tăng từ 11 lên 17 đại đội…), 22 tiểu đoàn tên lửa và 3 trung đoàn không quân tiêm kích cùng hàng trăm đơn vị dân quân, tự vệ bắn máy bay bằng súng bộ binh.

    “Giờ G”, Mỹ tập trung gần 500 máy bay chiến thuật từ căn cứ ở Thái lan và 3 tàu sân bay, từ ngày 24 đến 28/10/1967 liên tục đánh phá các mục tiêu ở Hà Nội với 1.230 phi vụ. Đây là đợt huy động lớn nhất không quân chiến thuật của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc. Kết quả, số máy bay bị bắn rơi cũng nhiều nhất: 45 chiếc trong 5 ngày với hàng chục phi công bị chết và bị bắt.

    Kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) chỉ riêng bộ đội cao xạ, tên lửa và không quân tiêm kích của Quân chủng Phòng không – Không quân đã bắn rơi 1.331 máy bay chiến đấu phản lực các loại (chưa kể thành tích của lực lượng phòng không địa phương và dân quân, tự vệ)…

    Như vậy, SR-71 “bay nhanh nhất thế giới” cũng không giúp ích gì hơn được cho Không quân Mỹ để tránh những thiệt hại nặng nề mà họ phải gánh chịu khi mang bom đạn bay vào bầu trời Việt Nam.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  18. #18

    Mặc định

    Mối hận ngàn năm của 'chuyên gia diệt MiG' ở VN

    Cập nhật lúc 32 AM, 14/12/2012

    Norman C. Gaddis là phi công nổi tiếng của Không quân Mỹ, được mệnh danh là “chuyên gia diệt Mig” nhưng lại bị bắn hạ bởi một phi công MiG-17 tại Việt Nam.


    Norman C. Gaddis

    (ĐVO)
    Trong các cuộc không chiến trên bầu trời giữa phi công Việt Nam và phi công Mỹ, đã xảy ra một tình huống trớ trêu, không lấy gì làm vui vẻ với oai danh Không lực Hoa Kỳ. Đó là việc "lý thuyết gia chống MiG" của siêu cường Mỹ, bị bắn hạ ngay trong lần đầu tiên thực chiến đối mặt với loại máy bay "cổ lỗ" MiG-17.

    "Chuyên gia" đó chính là phi công Norman C. Gaddis, khi đó mang quân hàm đại tá, còn người đã bắn hạ ông ta là trung úy phi công Ngô Đức Mai của Không quân Nhân dân Việt Nam. Một người được tôn vinh là "chuyên gia chống MiG", mang quân hàm cao nhất của cấp tá, có 20 năm bay lượn với gần 4.200 giờ bay, thuộc lực lượng không quân nhà nghề đã thua một phi công đang là thành sĩ quan cấp thấp, mới có kinh nghiệm khoảng 300 giờ bay.

    "Chuyên gia diệt MiG" Gaddis

    Phi công Norman C. Gaddis sinh năm 1923 tại Dandridge, Tennessee, Mỹ. Ông đi nghĩa vụ quân sự vào năm 1942 theo chương trình huấn luyện thiếu sinh quân cho của Không quân vào năm 1944 tại Trung tâm thực địa không quân Williams của Quân đội Mỹ.
    Sau khi tốt nghiệp phi công ông được biên chế hoạt động tại căn cứ không quân Luke nơi ông hoạt động bay với máy bay P-40 và P-51.

    Ngày 14/02/1949, ông được triệu tập hoạt động tại phi đội chiến đấu số 86 vào ngày phục vụ ở Tây Đức cho đến năm 1952. Tại đây ông hoạt động với các máy bay chiến đấu P-47 và F-86, sau đó ông chuyển đến hoạt động tại phi đội chiến đấu số 31 Turner AFB, Georgia. Trong thời gian này ông đã thực hiện các chuyến bay vượt Thái Bình Dương trên máy bay chiến đấu.

    Tiếp đó ông lại chuyển đến hoạt động tại phi đội chiến đấu số 81 tại căn cứ không quân RAF Bentwaters, Anh. Đến tháng 10/1955 ông lại được điều động đến phi đội chiến đấu số 450, tại đây ông hoạt động với các máy bay F-100C/D.

    Với những thành tích của mình, năm 1960, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng sĩ quan tham mưu không quân cao cấp. Tại đây, Norman C. Gaddis làm công tác đào tạo phi công chiến đấu “làm thế nào để chống lại các máy bay MiG của Liên Xô”.

    Tại các buổi hướng dẫn phi công, Gaddis thường xuyên chỉ trích các phi công Mỹ tại Việt Nam là “không biết cách khai thác tính năng của các máy bay hiện đại như F-4, F-105 trước các máy bay MiG dưới cơ”. Gaddis chỉ ra hàng trăm điểm yếu của MiG, đồng thời chỉ cho họ làm thế nào để chế ngự MiG.



    Một chiếc F-4 mang đầy vũ khí.


    Bộ 3 pháo: 1 pháo 37mm N-37 và 2 pháo 23mm NR-23, vũ khí không chiến của MiG-17.



    Thực tế, F-4 Con ma là tiêm kích hiện đại, được đưa vào sử dụng từ năm 1963. Ra đời vào năm F-4 là loại tiêm kích - ném bom tầm xa hai chỗ ngồi, có tốc độ tối đa Mach 2,23 (hơn gấp đôi tốc dộ âm thanh), được trang bị tên lửa đối không AM-7 hoặc AIM-9.

    Trong khi đó, MiG-17 ra đời sớm hơn và cũng lạc hậu hơn, đưa vào sử dụng năm 1952, sớm hơn F-4 một thập kỷ. Nếu đọ thông số với F-4, gần như MiG-17 thua toàn diện. MiG-17 chỉ đạt tốc độ cận âm (1.144km/h) và không hề được trang bị tên lửa. Vũ khí chính của MiG-17 là 1 pháo N37 37mm và 2 pháo NR-23 23mm, có tầm bắn thua xa với tên lửa đối không của Không quân Mỹ.

    Thế nhưng, những bài học lý thuyết mà Gaddis trình bày trên giảng đường không làm giảm số lượng F-4, F-105 bị bắn hạ tại Việt Nam, số lượng phi công bị bắt ngày một tăng lên. Vì lẽ đó, đích thân Gaddis sang Việt Nam để nghiên cứu cách “điều trị MiG” trên thực tế.


    Nhiệm vụ mà Lầu Năm Góc giao cho Gaddis là: “Xem xét chiến thuật của Không quân Mỹ, nghiên cứu về lưới lửa phòng không của Bắc Việt. Đặc biệt là nghiên cứu cách đánh của máy bay MiG của Việt Nam, tìm ra cách tiêu diệt hiệu quả các loại MiG rồi quay về báo cáo cho Washington”.

    Bài thực hành dở tệ của ông hiệu trưởng

    Tháng 11/1966, Gaddis đến đặt chân đến Việt Nam với tư cách tham mưu, không quên đính theo danh hiệu “chuyên gia diệt MiG” tại phi đội chiến đấu số 12 đóng quân tại Đà Nẵng. Sau nhiều tháng thu thập tài liệu, Gaddis đã có trong tay một tập báo cáo về cách “điều trị MiG”. Kế hoạch báo cáo trước Hội đồng Tham mưu Không quân Mỹ đã được lên kế hoạch. Ông ta cần thêm chuyến bay thực tế để hoàn tất mọi thứ.

    Ngày 12/5/1967, Đại tá Gaddis cùng với hoa tiêu là Trung úy James M. Jefferson lái chiếc tiêm kích F-4C, chỉ huy tốp chiến đấu có vừa có F-4, F-105 bay từ Lào theo hướng Ba Vì tiến vào trong nhiệm vụ "tiêu diệt toàn bộ MiG -17 của Bắc Việt" do đích thân ông chủ Nhà Trắng giao phó.

    Về phía ta, nhận được lệnh báo động chiến đấu, đúng 15h23, biên đội gồm 4 chiếc MiG-17 do các phi công Cao Thanh Tịnh, Lê Hải, Hoàng Văn Kỷ, Ngô Đức Mai, điều khiển xuất kích.


    MiG-17 đối đầu F-4 trên bầu trời. Tranh minh họa

    Vừa lên, số Ba Ngô Đức Mai phát hiện 4 chiếc F-4 bay độ cao 1.000-1.500m, cùng lúc ấy số Một - biên đội trưởng Cao Thanh Tịnh phát hiện thêm bốn chiếc F-105 từ phía sông Đà đi vào giữa Ba Vì và Tản Viên.
    Ngay lập tức, số Một kéo lên bám 4 chiếc, bắn liền hai loạt đạn vào F-105 trong cự ly 600m, độ cao 2.500m. Sau loạt đạn, anh thấy thân máy bay địch bốc khói, chúng vội vã vứt bom để thoát thân.

    Số Một vòng qua núi Viên Nam thì gặp số Ba Ngô Đức Mai và số Bốn Hoàng Văn Kỷ đang quần nhau với tốp F-4 của Mỹ phía đầu đông sân bay, số Một bám luôn một chiếc F-4 bắn hai loạt đạn ở cự ly 800m, độ cao 1.500m. Anh vừa bắn xong quay sang đã thấy hai chiếc F-4 bám theo mình phóng tên lửa. Số Một vội vã hô: “Tất cả cơ động!”. Toàn biên đội nghe lệnh tản hết.
    Số Ba Ngô Đức Mai, khi phát hiện có F-4 thì lao vào rồi xả luôn hai loạt đạn ở cự ly gần 300m. Không kịp tránh loạt đạn nhanh như chớp của anh, máy bay địch bốc cháy và rơi ngay tại chỗ.
    Chiếc Mig-17F số hiệu 2011 đã quật ngã chiếc F-4C "Con Ma" của "chuyên gia diệt MiG" Norman C Gaddis được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không Không quân Việt Nam.
    Chiếc máy bay bị bắn rơi đó chính chiếc mang số hiệu BN-63-7614 do Gaddis điều khiển. Khi bị bắn, Gaddis kịp thoát ra ngoài bằng dù, may mắn hơn hoa tiêu Jefferson bị kẹt trong máy bay. Gaddis đã hạ cánh an toàn xuống mặt đất nhưng bị quân dân ta "mời" ngay về “khách sạn Hanoi - Hinton” (nhà tù Hỏa Lò)

    Sau này, không tin nổi mình bị bắn hạ, Gaddis đòi gặp bằng được phi công Ngô Đức Mai. Chính trong buổi gặp gỡ, lần đầu tiên ông Hiệu trưởng trường Cao đẳng sĩ quan tham mưu không quân cao cấp Mỹ được phi công trẻ 27 tuổi đời, 300 giờ bay của đối phương giảng về lối đánh bất ngờ ở cự ly gần, quen gọi là “nắm thắt lưng địch mà đánh”.

    Đáng lý ra, đây sẽ là những lời giảng hay trong giáo trình tiếp theo của Hiệu trưởng Gaddis, đáng tiếc, chương trình “điều trị MiG” đã chấm dứt khi ông ta phải "thụ án" tại tại nhà tù Hỏa Lò cho đến năm 1973.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  19. #19

    Mặc định

    Linebacker-II: 'Sai lầm ngay khi mới bắt đầu'

    Cập nhật lúc 47 PM, 17/12/2012

    Sai lầm nối tiếp sai lầm khiến Mỹ phải trả giá đắt ở Việt Nam, cho sự liều lĩnh của phe diều hâu trong Nhà Trắng, dưới thời Tổng thống Nixon.

    Robert O. Harder

    (ĐVO)
    Trong cuốn hồi ký “Cuộc chiến 11 ngày” của Robert O. Harder, cựu hoa tiêu dẫn đường trên máy bay ném bom B-52 tham gia chiến dịch Linebacker-II, tác giả thừa nhận và chỉ ra những sai lầm trong việc hoạch định chiến lược cũng như sử dụng B-52 trong chiến dịch không kích quy mô lớn nhất kể từ sau thế chiến thứ 2 này.

    Cuốn hồi ký có đoạn: "Sau khi không thể thuyết phục Bắc Việt về bản dự thảo đàm phán hòa bình đầu tháng 10/1972. Tổng thống Richard Nixon đã ra lệnh cho Không quân Mỹ thực hiện cuộc tập kích đường không quy mô lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam nhằm đạt được những lợi thế trên bàn đàm phán".

    "Linebacker-II đã là một sự thất bại ngay khi bắt đầu, nhiều người chúng tôi biết điều đó nhưng buộc phải hành động theo chỉ thị của cấp trên".

    Chỉ thị từ Tổng thống Nixon thực sự là một sự “bất ngờ” lớn đối với Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ SAC.

    SAC dường như không đủ thời gian để chuẩn bị các kế hoạch dự phòng phù hợp với mục tiêu của chiến dịch Linebacker-II.

    SAC đã áp dụng chiến thuật của các hoạt động ném bom hạng nhẹ dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh mà các máy bay B-52 đã thực hiện nhằm ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam trong chiến dịch Linebacker-II.

    Tồi tệ hơn, trong gần 8 năm hoạt động ném bom dọc theo dãy Trường Sơn trong môi trường tương đối an toàn SAC đã trở nên tự mãn với những gì mình có và xem nhẹ mối đe dọa từ mặt đất.



    Các chỉ huy SAC nói với chúng tôi rằng: “B-52 đã được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại nhất để miễn nhiễm với SA-2 và MiG-21 của Bắc Việt”. Nhưng ngay khi bước vào chiến dịch đó thực sự là nỗi kinh hoàng của chúng tôi. Stratofortress tỏ ra rất dễ bị tổn thương bởi tên lửa đất đối không dẫn hướng SAM-2.
    Các máy bay B-52 tấn công vào Hà Nội đều bay cùng một tuyến đường, độ cao và lịch trình. SAC đã phải trả giá cho 34 B-52 bị bắn hạ tại Việt Nam.


    SAC đã lập một kế hoạch “dở tệ” cho một chiến dịch quy mô lớn như Linebacker-II.

    Tất cả các máy bay B-52 cất cánh từ căn cứ U-Tapao của Thái Lan hoặc căn cứ Andersen trên đảo Guam đều khởi hành từ cùng một điểm, cùng một kiểu điều hành bay, đội hình kiểu một khối, cùng một độ cao và khoảng cách giữa các đợt tấn công.

    Đại úy Don Craig, phi công lái B-52 xuất phát từ căn cứ không quân Andersen đã chia sẻ: “Chúng tôi biết có những sai sót lớn trong kế hoạch, bắt đầu bằng việc các máy bay ném bom tới từ cùng một địa điểm trên cùng một tuyến đường và nó đi thẳng xuống khu vực “Thud Ridge”(*), giống như con vịt trong trò chơi bắn súng”.

    * Thud Ridge là biệt hiệu mà các phi công F-105 của Mỹ thường gọi khu vực Tam Đảo trong các hoạt động áp chế hệ thống phòng không Bắc Việt.

    Đại úy Wilton Strickland nhân viên radar dẫn đường trên B-52 cất cánh từ căn cứ U-Tapao, Thái Lan đồng tình với quan điểm của đại úy Craig. “Với khoảng cách xa của chuyến bay, hệ thống phòng không Bắc Việt đã có nhiều thời gian để theo dõi và bắn các máy bay trước khi nó tiến vào khu vực mục tiêu. Họ biết rõ tuyến đường, độ cao, khoảng cách cũng như phương pháp tiếp cận của chúng tôi”. Đại úy Strickland nói


    Thống kê B-52 bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội.

    Một vấn đề nghiêm trọng khác là các nhà hoạch định kế hoạch của SAC bắt buộc các phi công phải thực hiện một động tác chống phá vỡ bằng cách chao cánh về bên phải sau khi ném hết bom. Đây là động tác được thực hiện sau khi ném bom hạt nhân. Động tác này là vô nghĩa và nó làm cho tốc độ của máy bay bị chậm lại và đặt B-52 vào tình thế nguy hiểm từ hệ thống phòng không của Bắc Việt.

    Ngay đêm đầu tiên của chiến dịch, 3 B-52 đã bị bắn hạ (trùng với thống kê của Việt Nam), một tổn thất bất ngờ đối với SAC. Họ đã không thể ngờ được khả năng chống cự của hệ thống phòng không Bắc Việt lại mạnh mẽ như vậy.

    SAC cũng không thể ngờ được Hà Nội lại có nhiều tên lửa đến vậy, theo phía Mỹ dự đoán, có khoảng 200 quả đã được bắn lên trong ngày đầu tiên.

    Ngày thứ 3 của chiến dịch được coi là một “bi kịch” của SAC, 90 lần B-52 đã được huy động, 6 B-52 bị bắn rơi (phía Việt Nam ghi nhận Mỹ mất 7 máy bay trong ngày này). Sau 3 ngày, 9 B-52 đã bị bắn rơi (Việt Nam ghi nhận là 12 chiếc B-52 bị bắn rơi).

    Tỷ lệ tổn thất lên đến 7% quá cao so với dự kiến của SAC. Tuy nhiên, Tướng John C. Meyer, Tư lệnh SAC quyết định tăng cường hơn nữa cường độ của các cuộc không kích và người Mỹ phải trả giá.

    Đại úy Captain Strickland là người được giao nhiệm vụ vào ngày thứ 6 của chiến dịch đã may mắn quay trở về căn cứ an toàn. Ông đã tỏ ra rất phẫn nộ trong cuộc họp đánh giá sau đó: “Ai là người đã lập kế hoạch cho một chiến thuật ngu ngốc như thế? Đối phương đang sử dụng kế hoạch của chúng ta, cùng với sự chậm chạp trong triển khai và thu hồi đội hình để theo dõi và bắn chúng ta”

    Tướng Glenn Sullivan, Tư lệnh Sư đoàn không quân số 17 đóng quân tại U-Tapao, Thái Lan đã có mặt và lắng nghe ý kiến của các phi hành đoàn nhưng việc thay đổi chiến thuật đã không được thực hiện. SAC đã không có đủ thời gian để khảo sát các tuyến bay mới và việc đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

    Tuyến đường B-52 đánh vào Hà Nội vẫn được giữ như cũ cho đến hết chiến dịch, chỉ có một thay đổi nhỏ là biến thể B-52G được trang bị hệ thống gây nhiễu mới nhưng điều đó cũng không giúp SAC giảm số lượng B-52 bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  20. #20

    Mặc định

    Điểm mặt các ‘Át chủ bài’ của Không quân Nhân dân Việt Nam (kỳ 1)

    Cập nhật lúc 45 AM, 17/12/2012

    Chiến tranh Việt Nam ghi nhận những chiến công đặc biệt của các phi công tiêm kích. Có đến 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át (Aces).

    * Át (Aces) là một danh hiệu công nhận cho các phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số 5 trở lên. Danh hiệu Át có từ Chiến tranh thế giới thứ nhất.


    Chiến tranh Việt Nam ghi nhận cuộc chạm trán không cân sức giữa lực lượng không quân hùng hậu nhất thế giới của Mỹ với lực lượng không quân còn non trẻ của Việt Nam. Tuy mới thành lập, thiếu kinh nghiệm, trang thiết bị kém hiện đại hơn nhưng với sự nỗ lực phi thường công với tinh thần sáng tạo, dũng cảm các phi công Việt Nam đã lập được những chiến công hiển hách.

    Có đến 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át trong khi đó con số phi công Át của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam chỉ có 5 người.

    Dưới đây là danh sách 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át:




    "Chim cắt số 2" Nguyễn Văn Cốc.

    Phi công Nguyễn Văn Cốc

    Đứng đầu trong danh sách các “Át” của Không quân Nhân dân Việt Nam là phi công Nguyễn Văn Cốc với 9 lần bắn rơi máy bay Mỹ trong đó có 7 lần được phía Mỹ công nhận.

    Phi công Nguyễn Văn Cốc sinh năm 1943 tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông được tuyển chọn đi học lái máy bay MiG-17 vào năm 1961. Sau đó, ông lại sang Liên Xô học chuyển loại MiG-21. Ông bắt đầu các hoạt động bay chiến đấu với MiG-21 trong biên chế Trung đoàn 921, đoàn Sao Đỏ từ tháng 12/1965.

    Chỉ trong vòng 2 năm (1967-1968), ông đã bắn rơi 9 máy bay Mỹ (gồm 3 F-4, 3 F-5, 1 F-102, 2 UAV tầng cao AQM-34A).

    Một trong những trận đánh đáng nhớ nhất của ông, được tuyển chọn vào tập sách những trận đánh hay của không quân là trận ngày 30/4/1967.

    Khi đó, biên đội của ông gồm phi công Nguyễn Ngọc Độ bay số 1, ông bay số 2 cất cánh đánh chặn một tốp F-105 của địch.Trong trận đánh, sau khi phi công Nguyễn Ngọc Độ phóng tên lửa diệt một máy bay, tranh thủ lúc lúc địch chưa phát hiện ra ta, ông đã nhanh chóng công kích bắn hạ thêm một máy bay F-105.

    Đây có thể nói là bước “cải tiến chiến thuật”, vì theo nguyên tắc chiến thuật bài bản, trong biên đội 2 MiG-21 thì số 2 chỉ có nhiệm vụ yểm trợ, quan sát đối phương giúp số 1 công kích. Tuy vậy, Nguyễn Văn Cốc đã sáng tạo cải tiến chiến thuật, khi thời cơ đến, ở thế có lợi cùng tham gia tiêu diệt máy bay địch, vừa bảo vệ đồng đội nhưng vừa tăng hiệu suất chiến đấu.

    Việc sáng tạo ra chiến thuật cải tiến số 2 cùng công kích, ông đã được đồng đội đặt cho biệt danh “chim cắt số 2”. Với những chiến công xuất sắc trong 2 năm chiến đấu, năm 1969, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.




    Phi công Nguyễn Hồng Nhị.

    Phi công Nguyễn Hồng Nhị


    Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị là một trong những phi công xuất sắc của Không quân Nhân dân Việt Nam.

    Chỉ trong vòng 3 năm từ 1966-1968, phi công Nguyễn Hồng Nhị đã lập chiến công bắn hạ 8 máy bay địch. Trong đó, riêng năm 1967, ông bắn hạ tới 6 chiếc F-4 và F-8 của địch.

    Một trong những trận đánh đáng lưu ý của ông là vào ngày 4/4/1966, khi đó ông đã dùng một chiếc MiG-21 bắn hạ máy bay không người lái tầng cao ở độ cao 18.000m. Điều đặc biệt ở đây, ông là người đầu tiên bay trên MiG-21 chiến và cũng là lần đầu tiên MiG-21 của ta lập công diệt địch.

    Trong quá trình học tập trở thành phi công của ông. Ban đầu, ông được chọn đi học lái tiêm kích – bom. Nhưng khi về nước lại được giao lái máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-21. Đây là một trở ngại lớn vì những khoa mục, bài tập tiêm kích ông học rất ít, không thuần thục.

    Bằng, lòng dũng cảm, sáng tạo, ông đã lập được những chiến công xuất sắc bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam. Thậm chí, những người phe đối phương cũng phải “ngả mũ kính phục” ông.

    Năm 2005, một sĩ quan cao cấp Hải quân Mỹ (sau này trở thành Đô đốc Hải quân) đã tới Hà Nội du lịch với mong muốn được gặp Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị để bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Rất tiếc, khi đó ông không có mặt ở Hà Nội.




    Phi công Phạm Thanh Ngân.

    Phi công Phạm Thanh Ngân

    Phạm Thanh Ngân sinh ngày 18/4/1939 tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tháng 3/1959, ông nhập ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Tháng 4/1961, ông được cử sang Liên Xô học lái tiêm kích MiG-17. Tháng 10/1964, ông về nước và tham gia chiến đấu trong Trung đoàn 921 Sao đỏ.

    Tháng 8/1965, ông đi học chuyển loại tiêm kích MiG-21. Tháng 6/1966, ông về nước và bắt đầu trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ bầu trời miền Bắc.

    Trong thời gian từ 1966-1968, ông cùng đồng đội tham gia chiến đấu và trực tiếp bắn rơi 8 máy bay địch. Có hai trận đánh ngày 18 và 20/11/1967, ông và phi công Nguyễn Văn Cốc đã bắn rơi tới 4 máy bay địch.

    Đặc biệt, 2 trong số máy bay MiG-21 mà ông từng điều khiển mang số hiệu 4324 và 4326 đều là những chiếc có số lần bắn hạ đối phương cao nhất (4324 với 14 lần và 4326 với 13 lần).


    Phi công Mai Văn Cương

    Anh hùng phi công Thiếu tướng Mai Văn Cương sinh năm 1941 tại xã Hoàng Đạo, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông nhập ngũ ngày 28/3/1959 và được kết nạp vào Đảng ngày 23/8/1964.

    Tháng 7/1961, ông được cử đi học lái máy bay tiêm kích MiG-17 tại Liên Xô. Năm 10/1964, ông là sĩ quan lái máy bay của Trung đoàn 921. Tháng 9/1965, ông tiếp tục cử đi học chuyển loại MiG-21 tại Liên Xô.

    Trong quá trình chiến đấu, phi công Mai Văn Cương đã bắn hạ 8 máy bay Mỹ các loại.


    Phi công Đặng Ngọc Ngự

    Phi công Đặng Ngọc Ngự với 7 lần bắn hạ máy bay Mỹ, phi công lái Mig-21 thuộc Trung đoàn 921, đoàn Sao Đỏ. Ngày 22/5/1967 bắn rơi chiếc F-4C, ngày 10/5/1972 bắn rơi chiếc F-4E, ngày 8/7/1972 bắn rơi chiếc F-4E.




    Phi công Nguyễn Văn Bảy.


    Phi công Nguyễn Văn Bảy


    Anh hùng phi công Đại tá Nguyễn Văn Bảy A (*) sinh năm 1936 tại xã Hòa Thành, Lai Vung. Năm 1953, do không chịu lấy vợ theo ý gia đình ông bỏ trốn vào bộ đội. Sau hiệp định Geneva 1954, ông tập kết ra miền Bắc.

    Năm 1960, ông được chọn đi học lái máy bay tiêm kích MiG ở Liên Xô. Tháng 4/1965, ông về nước tham gia chiến đấu trong đội hình Trung đoàn tiêm kích 921 Sao Đỏ.

    Trong suốt những năm chiến đấu (1966-1968), phi công Nguyễn Văn Bảy đã tham gia đánh 13 trận bắn rơi 7 máy bay Mỹ và chưa lần nào phải nhảy dù.

    Đặc biệt có những trận đánh hiếm có mà có lẽ khi nghe tới nhiều phi công Mỹ cũng phải “thán phục”. Trận ngày 7/10/1965, khi chiến đấu trên bầu trời Yên Thế, máy bay của ông bị trúng đạn thủng kính buồng lái. Dù vậy, ông vẫn bình tĩnh bịt lỗ thủng to nhất và đưa máy bay hạ cánh an toàn. Sau trận đó, ông đếm tất cả có 82 lỗ thủng nắp buồng lái. Có thể nói, đây là kỳ tích hiếm có phi công nào trên thế giới làm được.

    Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, năm 1967, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

    Có một điều lạ, cuộc đời ông dường như gắn chặt với con số “7”. “Tao toàn gặp số bảy: Tên Bảy, con thứ 7, đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày lên 7 lớp, 7 lần bắn rơi 7 máy bay Mỹ bằng máy bay MiG-17, được phong Anh hùng năm 1967…”, ông kể.




    Phi công Nguyễn Đức Soát.

    Phi công Nguyễn Đức Soát


    Anh hùng phi công Trung tướng Nguyễn Đức Soát sinh năm 1946 tại xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

    Năm 1965, ông nhập ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng trong năm này ông được cử đi học lái tiêm kích MiG-21 tại Liên Xô.

    Năm 1968, ông về nước và được cử vào Trung đoàn Không quân 921 Sao Đỏ. Chỉ trong năm 1972, ông đã lần lượt bắn rơi 6 máy bay Mỹ.

    Một trong những trận đánh đáng nhớ của ông và đồng đội là trận ngày 27/6/1972. Trong trận đánh đó, hai biên đội MiG-21 Nguyễn Đức Soát – Ngô Duy Thư (trung đoàn 921) và Phạm Phú Thái – Bùi Thanh Liêm (trung đoàn 927) đã phối hợp tiêu diệt 4 chiếc F-4.

    Đây là trận thắng oanh liệt khi chỉ trong ít phút bốn phi công của ta đã bắn rơi bốn máy bay phản lực hiện đại được những phi công sừng sỏ Không quân Mỹ điều khiển.

    Với những chiến công xuất sắc trong chiến đấu, năm 1973, phi công Nguyễn Đức Soát được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân khi mới 27 tuổi.



    Chiếc Mig-21 FM94 số hiệu 5020 do phi công Nguyễn Đức Soát điều khiển bắn rơi 5 máy bay Mỹ tại Bảo tàng Phòng không-Không quân Việt Nam.


    Phi công Nguyễn Ngọc Độ

    Anh hùng phi công Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Độ sinh năm 1934 tại xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tháng 6/1953 ông nhập ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Tháng 10/1956 ông được cử đi học lái máy bay chiến đấu tại Trung Quốc. Năm 1964, ông về nước tham gia chiến đấu trong Trung đoàn 921.

    Trong quá trình chiến đấu, ông trực tiếp cầm lái chiếc MiG-21 F13 số hiệu 4420 bắn rơi 6 máy bay chiến đấu Mỹ.

    (còn nữa)





    Chiếc MiG-17 số hiệu 2047 do phi công Nguyễn Văn Bảy điều khiển đánh bom gây thiệt hại tàu khu trục USS-Oklahoma City của Mỹ năm 1972.

    (*) Không quân Nhân dân Việt Nam còn có một phi công nữa tên là Nguyễn Văn Bảy (biệt danh Bảy B). Ông nổi tiếng với chiến công dùng MiG-17 không kích tàu khu trục Mỹ USS Higbee (DD-806) vào ngày 19/4/1972.

    Đây là chiến công đầu tiên của không quân Việt Nam đánh vào lực lượng Hải quân Mỹ. Rất tiếc, trong trận đánh vào ngày 6/5/1972, ông đã bị bắn rơi và anh dũng hi sinh. Năm 1994, phi công Nguyễn Văn Bảy B được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Hành trình về phương Đông
    By Itdepx in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 19
    Bài mới gởi: 16-09-2013, 08:57 PM
  2. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 11-11-2012, 11:52 PM
  3. DÒNG CHẢY MIÊN VIỄN CỦA THIỀN
    By bichthuybt in forum Thiền Tông
    Trả lời: 176
    Bài mới gởi: 28-07-2012, 06:22 PM
  4. kinh nói về tái sinh
    By joo_minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 10-03-2012, 07:56 AM
  5. DU GIÀ BỒ TÁT GIỚI BỔN
    By maihoa in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 29-07-2011, 08:57 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •