kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Biển Đông: Sợ hãi không đẩy lùi hiểm họa

  1. #1

    Mặc định Biển Đông: Sợ hãi không đẩy lùi hiểm họa

    Biển Đông: Sợ hãi không đẩy lùi hiểm họa
    Thứ Năm, 09/06/2011 --- cập nhật 09:12 GMT+7




    Có những tình huống mà im lặng không giúp ta tránh né được hiểm nguy, ngược lại chỉ làm tăng mối họa vì khiến người khác lầm tưởng im lặng là bạc nhược.



    LTS: André Menras, một người Pháp đã có hộ chiếu và chứng minh thư Việt Nam với cái tên Hồ Cương Quyết. Hơn 40 năm trước, ông là một trong hai người Pháp đã dũng cảm phất cao cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trước toà nhà Quốc hội của chính quyền Sài Gòn và rải truyền đơn đòi độc lập, hoà bình cho VN vào năm 1970. Hành động này khiến ông bị bắt giam rồi bị trục xuất về nước. Trong tù với những người Cộng sản kiên trung, ông được đặt tên là Hồ Cương Quyết. Sau khi ra tù, ông đi khắp thế giới để tuyên truyền về cuộc chiến tranh mà Mỹ dính líu và sa lầy ở Việt Nam. Từ năm 2002 đến nay, ông sống ở Việt Nam và tham gia vận động quyên góp cho các chương trình hỗ trợ biển đảo Việt Nam.
    Ông đã gửi tới chúng tôi bài viết bày tỏ góc nhìn riêng trước sự kiện tàu Bình Minh 02.




    Thông tin trung thực cho dân

    Có những tình huống mà im lặng không giúp ta tránh né được hiểm nguy, ngược lại chỉ làm tăng mối họa vì khiến người khác lầm tưởng im lặng là bạc nhược.

    Phản ứng ngoại giao tất nhiên là cần thiết, nhưng không đủ để tranh thủ được sự đoàn kết quốc tế mà Việt Nam rất cần trong lúc này. Hơn ai hết, những người đã từng dựa vào sức mạnh của nhân dân để giải phóng và thống nhất đất nước hiểu giá trị của quyền tiếp cận thông tin và quyền được hành động của nhân dân.

    Trung Quốc đã quyết đẩy mạnh cuộc tiến công ở Biển Đông. Đó là điều là nhãn tiền đối với cộng đồng quốc tế: Chúng ta hãy lên tiếng mạnh mẽ!

    Trung Quốc đã vi phạm mọi thỏa thuận mà họ đã ký kết: Chúng ta hãy lên tiếng mạnh mẽ!

    Hải quân Trung Quốc sách nhiễu, khủng bố ngư dân Trung Bộ trên những vùng biển mà họ đã đánh bắt từ đời cha ông họ: Chúng ta hãy lên tiếng mạnh mẽ!

    Hãy thông báo về số phận những đồng bào bị sách nhiễu, bắt giam, cướp bóc và phá sản trên Biển Đông, phổ biến thông tin trên khắp đất nước, đến mọi vùng sâu vùng xa.

    Nói một cách ngắn gọn: Hãy thông tin trung thực cho dân!

    Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam! Chúng ta không nên tự bằng lòng với những cuộc họp của các chuyên gia Việt Nam với các chuyên gia quốc tế để khẳng định điều ấy một cách âm thầm. Các hội nghị ấy đều quan trọng, nhưng chúng ta cần khẳng định chủ quyền ấy trong các trường học, trong các chương trình sử địa được dạy trên toàn quốc.

    Tôi rất sửng sốt và nhói đau khi thấy trên đảo Lý Sơn, nơi xuất phát của những ngư dân vẫn kiên trì đánh cá ở vùng biển Hoàng Sa và là hòn đảo đứng đầu sóng ngọn gió trong cuộc tranh đấu để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, con em của họ không biết gì về địa lý của những hải đảo, nơi mà cha anh của các em đã bị hải quân Trung Quốc bắt giữ...

    Biết bao tấm bản đồ hành chính Việt Nam còn thiếu vắng đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ánh, những địa danh mang nặng nghĩa tình, vì tại đó tổ tiên của họ trong hải đội Hoàng Sa đã hy sinh!

    Sợ hãi không đẩy lùi được hiểm họa

    Tôi rất hiểu vị thế cực kỳ khó khăn và tế nhị của các nhà lãnh đạo Việt Nam với mong muốn tránh cho nhân dân mình, vốn đã trải qua bao đau thương trong suốt lịch sử dân tộc, lại phải gánh chịu những mất mát mới. Lịch sử Việt Nam đã không ít lần phải chứng kiến máu đổ: năm 1974, năm 1979, năm 1988...

    Nhưng sợ hãi không đẩy lùi được hiểm họa. Nói như Đại tướng Lê Đức Anh: "Nếu SỢ thì mất. Mất chỗ mà người ta muốn chiếm. Không SỢ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền, vừa giữ được hòa khí".

    Cụ Bùi Thượng 73 tuổi, vô địch lặn nước sâu ở Lý Sơn, rất ý thức được điều ấy. "Gặp một con cá mập lớn, thì phải đối mặt với nó, nhìn trừng mắt vào nó. Có như thế thì nó mới không tấn công", cụ nói.

    Có những thời điểm phải biết đối mặt. Đó là vấn đề sống còn. Đối mặt trước hết là nói thật, và chỉ nói sự thật.

    Ở Bình Châu và Lý Sơn, tôi đã phỏng vấn những ngư dân ngày ngày phải mạo hiểm tính mạng khi ra khơi. Họ kể rằng họ đã đụng phải những đoàn tàu đánh cá Trung Quốc tới sát đảo, chỉ cách chừng 20 hải lý. Những đội đánh cá Trung Quốc tổ chức chặt chẽ, được sự yểm trợ của hải quân Trung Quốc. Còn ngư dân Việt Nam, họ đã ra khơi với cảm giác bất an. Và khi gặp họa, thì bị bắt, bị giam cầm, bị tịch thu cá mú và thiết bị, và những món nợ to lớn phải trả. Có người như ông Tiêu Viết Là, người xã Bình Châu, bốn lần bị Trung Quốc bắt giam.

    Trợ cấp của nhà nước thì không thấm vào đâu. Phải bản lĩnh lắm mới dám tiếp tục đi khơi ra lộng trong tình hình như vậy!

    Những người vợ góa của các ngư dân đã bị mất tích một cách bí hiểm ở khu vực Đá Bông Bay, một thứ "tam giác Bermuda " của Quần đảo Hoàng Sa, ngày nay sống đơn côi, cô độc, vì "vốn liếng" duy nhất của họ là người chồng. No đói là nhờ chồng.

    Có chị thậm chí tiền không có để xây được một cái "mộ gió" cho chồng. Mùa mưa, không có tiền sửa lại mái dột trên căn nhà một gian trơ trọi. Tiền đâu cho con cái học thêm, mà việc học của con cái là tia hi vọng duy nhất cho phần đời còn lại của những góa phụ đau khổ đến tột cùng này.

    Món tiền tượng trưng hai triệu đồng mà chính quyền cấp cho nơi này nơi khác không thay đổi được số phận của họ.

    Phải lên tiếng, phải nói về họ!

    Họ phải được hưởng một chương trình hỗ trợ chính thức của Nhà nước, một chương trình ưu tiên, và tối thiểu họ cũng phải được chu cấp đầy đủ lương thực, nhu yếu phẩm và thuốc men. Con cái của họ phải được đến trường và chăm sóc sức khỏe hoàn toàn miễn phí. Các cháu, các em phải được coi là nghĩa tử quốc gia. Bảo vệ các em và mẹ của các em là bảo vệ biển đảo, là bảo vệ đất nước một cách thiết thực và hữu hiệu nhất.

    Trong bối cảnh ấy, không ai có quyền giảm nhẹ trách nhiệm của Trung Quốc. Hãy nói chuyện "tàu lạ" với ngư dân Trung Bộ, họ sẽ sửa ngay thành "tàu Trung Quốc". Đối với họ có gì là "lạ" cả.

    Nhiều bạn Việt Nam đã nói với tôi: "Trung Quốc khôn ngoan lắm". Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thực là "khôn ngoan" hay không? Leo thang tranh chấp, Trung Quốc đang tạo điều kiện cho các nước ASEAN, mà lợi ích của họ ở Biển Đông bị đe dọa, xích lại gần nhau.

    Họ mở ra một trận tuyến mới, nghĩa là phải găm ở đây những nguồn lực, phải chuyển hướng một phần đầu tư cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế vào một cuộc phiêu lưu tốn kém mà chắc chắn sẽ làm họ sa lầy.

    Đã qua rồi cái thời mà họ có thể ngang nhiên chiếm đoạt Hoàng Sa, ngang nhiên đánh chìm tàu tiếp vận của Việt Nam tại Bãi Gạc Ma. Trung Quốc đang phát triển mạnh, song chính sự phát triển ấy đang khoét sâu những mâu thuẫn nội tại, khuếch đại những bất bình đẳng xã hội. Không cần phải là nhà tiên tri cũng thấy được rằng khó khăn của Bắc Kinh đang còn trước mặt, chứ không phải đã ở sau lưng. Và đến lúc đó, họ sẽ phải trả lời.

    Còn một bài học lịch sử nữa mà nhà cầm quyền Trung Quốc muốn quên - như thế không "khôn ngoan" tí nào. Đó là: về lâu dài, không thể làm nên điều gì khi họ đi ngược lại ý chí của các dân tộc khác, bởi vì sức mạnh thực sự nằm trong nhân dân, chứ không nằm trong họng súng, trong số lượng vũ khí.

    Ở Lý Sơn, tôi có dịp tham dự một nghi thức rất có ý nghĩa, nói lên ý chí của người dân hải đảo: Khi một ngư dân mất tích vì bão biển hay vì lí do bí ẩn nào đó, gia đình nào có khả năng xây mộ và mời thầy cúng, thì tổ chức một cái lễ rất độc đáo, có lẽ có một không hai, để gọi hồn người đã khuất về nhập vào một hình nhân nặn bằng đất sét được phù phép. Hình nhân được an táng trong một cái mộ gọi là "mộ gió", để thân nhân có thể tới cúng viếng. Mê tín chăng? Có thế. Nhưng không chỉ có thế. Tôi nghĩ việc này có một ý nghĩa sâu sắc: phong tục mấy trăm năm này nói lên ý chí của những người sống, kiên quyết giành lại từ biển cả, từ kẻ địch cái gì quý nhất, mang về cho gia đình, cho đất nước. Đó là thông điệp rất rõ ràng gửi tới kẻ xâm lược: "Dù các người làm gì đi nữa, chúng tôi vẫn gắn bó với những người đi biển, gắn bó với biển, với nền văn hiến này, với đất nước này. Những điều ấy, không ai, không sức mạnh nào, có thể chiếm đoạt được".

    Theo Tuanvietnamnet
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Đây là một bài tường thuật các diễn tiến mới tại cuộc hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á tại Singapore khi ông Lương Quang Liệt được các đối tác tra hỏi về ý định của Trung Quốc về biển Đông. Xin tạm dịch cho các độc giả Dân Luân ở trong nước được biết.
    Ngày 06 tháng 6 (Bloomberg) - Trung Quốc cam kết giữ hòa bình ở Biển Đông đã không làm yên lòng các nước láng giềng, với Bộ trưởng quốc phòng của Việt Nam và Philippines nói rằng sự quấy rối các tàu thăm dò khí đốt, dầu mỏ và tàu cá đã tạo nên những nghi ngờ về ý định của Trung Quốc.

    Trung Quốc "không bao giờ có ý định đe dọa bất kỳ một quốc gia nào," Bộ trưởng Quốc phòng TQ, ông Lương Quang Liệt (Liang Guanglie) đã nói với một diễn đàn khu vực tại Singapore ngày hôm qua. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin nói hành động của Trung Quốc trong vùng biển này làm các nước láng giềng "lo lắng và quan tâm." Giới trẻ Việt Nam ngày hôm qua đã tuần hành qua Hà Nội phản đối chính sách hàng hải của Trung Quốc.

    Trung Quốc phát triển các phương tiện hiện đại của hải quân và tên lửa chống tàu biển đã nâng cao mối quan tâm của Hoa Kỳ và các nước trong khu vực có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong vùng biển Đông, một trong những hải lộ bận rộn nhất thế giới. Vấn đề quan trọng là sự kiểm soát các mỏ năng lượng ở dưới lòng biển mà các công ty bao gồm Exxon Mobil Corp, Talisman Energy Inc và Diễn đàn Năng lượng Plc đã ký hợp đồng để khám phá.

    "Sự cố có thể sẽ gia tăng trong vài năm tới" trong khi Trung Quốc tăng số lượng tàu giám sát hàng hải hoạt động trong vùng biển này, ông Gary Li, một nhà phân tích của công ty Exclusive Analysis Ltd., một doanh nghiệp công ty tư vấn có trụ sở tại London. "Chúng ta có khả năng để thấy được nhiều hơn nữa những sự tuần tra có tính gây hấn trong khu vực" của Trung Quốc.

    Hành động cắt dây cáp:

    Việt Nam cho biết các tàu Trung Quốc vào ngày 26 tháng 5 cắt cáp của một tàu khảo sát của công ty Dầu khí Việt Nam, hoặc PetroVietnam, và tuần trước đã chính thức phản đối Trung Quốc đe dọa của ngư dân Việt Nam gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Hành động này của Trung Quốc đã gây ra một cuộc biểu tình của hàng trăm người dân ở Hà Nội ngày hôm qua thúc đẩy bởi lời kêu gọi trên Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác.

    Philippines phản đối tàu Trung Quốc di chuyển vào vùng biển gần quần đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền hồi tháng trước và đuổi đi một tàu khảo sát Diễn đàn Năng lượng của Trung Quốc vào tháng Ba năm nay.

    "Chúng tôi thực sự mong đợi không có sự lặp lại sự cố tương tự," Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh cho biết hôm qua, với sự hổ trợ của các đối tác đến từ Philippines và Malaysia tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á IISS được tổ chức hàng năm gọi là: Hội thoại Shangri-La. Việt Nam mua sáu tàu ngầm của Nga là một phần thiết kế nhằm là "một răn đe đối với những người có ý định vi phạm và xâm chiếm chủ quyền của Việt Nam", Thanh nói.

    "Chủ quyền tuyệt đối”

    Trung Quốc tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" gần hết toàn bộ Biển Đông, bao gồm các mỏ dầu khí cách xa gấp ba lần từ bờ biển của Trung Quốc so với từ bờ biển của Việt Nam. Thăm dò trong vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc là vi phạm "chủ quyền và lợi ích và là bất hợp pháp", Bộ Ngoại giao của Bắc Kinh cho biết ngày 12 tháng 5.

    Ông Thanh cho biết nước ông "không thể chấp nhận" bản đồ của Trung Quốc trên Biển Đông như là cơ sở để phát triển chung các nguồn tài nguyên dầu khí bởi vì nó "không có căn cứ pháp lý."

    Nhu cầu khí đốt của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng gấp ba vào năm 2025, theo Ngân hàng Thế giới ước tính, làm tăng sự cần thiết phải khoan dò. Philippines sẽ tăng trữ lượng dầu khí lên 40 phần trăm trong 20 năm tới để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu, theo một kế hoạch của cơ quan năng lượng Philippines. Dự trữ dầu của Trung Quốc đã bị thu hẹp gần 40 phần trăm kể từ năm 2001 trong khi nền kinh tế tăng 10,5 phần trăm bình quân mỗi năm, theo số liệu của Bloomberg.

    Cảnh báo của ông Gates

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, người đã phát biểu vào ngày 4 tháng 6 tại hội nghị, cảnh báo rằng nhiều cuộc đụng độ sẽ xảy ra trên biển nếu Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á không đồng ý về một quy tắc ứng xử trong vùng biển. Ông cho biết sự cắt giảm ngân sách và sự mệt mỏi của công chúng Mỹ về chiến tranh sẽ không là một trở ngại để mở rộng sự tham gia của quân đội Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

    Khi được hỏi về khả năng vũ khí của Trung Quốc, Gates nói rằng Mỹ đang "đầu tư một khoản tiền đáng kể" để đối trọng các mối đe dọa. "Mỹ, như châm ngôn thương nói, ‘đặt tiền của chúng tôi nơi nào có miệng của chúng tôi' (1) liên quan đến với khu vực này của thế giới."

    Hoa Kỳ, đã tuần tra các vùng nước châu Á-Thái Bình Dương kể từ Thế chiến II, có Hiệp ước quốc phòng với Philippines và Thái Lan, và đảm bảo an ninh của Đài Loan. Trung Quốc đã củng cố lực lượng quân sự trong thập kỷ qua, mua sắm tàu ngầm dùng năng lượng hạt nhân và phát triển một tàu sân bay, theo một báo cáo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong tháng Tám.

    Quân sự của Trung Quốc lên kế hoạch chi tiêu 601.1 tỉ đồng nhân dân tệ ($92,8 tỉ đô-la) trong năm nay, một con số mà các nhà phân tích Hoa Kỳ nói rằng là đánh giá thấp chi tiêu thực tế của Trung Quốc. Lầu Năm Góc yêu cầu $671 tỉ đô-la cho tài khóa năm 2012.

    Chi tiêu quốc phòng

    Trong năm 2010, Việt Nam đã chi $2,4 tỉ đô-la về quốc phòng và Philippines $1,5 tỉ đô-la, theo Stockholm International Peace Research Institute (Cơ quan Quốc tế nghiên Cứu Hòa bình của Stockholm) trụ sở ở Brussels.

    "Tôi biết nhiều người có xu hướng tin rằng với sự tăng trưởng của nền kinh tế của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa quân sự," ông Lương cho biết trong một phiên hỏi đáp dài 42 phút với các học giả trong khu vực, các quan chức chính phủ và giám đốc điều hành. "Nó không phải là lựa chọn của chúng tôi. Chúng tôi không tìm đến và chúng tôi sẽ không tìm kiếm sự bá quyền."

    Sự cải thiện khả năng quân sự của Trung Quốc thuộc vào "trong nhu cầu chính đáng để tự vệ của Trung Quốc," ông nói. Ông bác bỏ mối lo ngại rằng vũ khí tiên tiến của Trung Quốc đe dọa sự truy cập của Mỹ vào khu vực, và ông Lương nói rằng tự do hàng hải "chưa bao giờ bị cản trở."

    Trung Quốc đã không chịu ký kết một quy tắc ứng xử cho các vùng biển với các nước ASEAN được xây dựng dựa trên một thỏa thuận năm 2002 để giải quyết tranh chấp mà không sử dụng vũ lực.

    "Tôi không thấy bất kỳ khả năng nào của Trung Quốc và các quốc gia khác hợp tác để khai thác tài nguyên thiên nhiên", ông Lý Minh Giang (Li Mingjiang), một giáo sư của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam có trụ sở tại Singapore đã nhận định. "Nếu không có khả năng hợp tác, kết quả chỉ là sự xung đột và căng thẳng.”

    Nguồn: http://www.businessweek.com/news/201...ce-pledge.html
    Nhựt nhựt vô thường đáo

    Phương tri mộng lý nhơn

    Vạn ban tương bất khứ

    Duy hữu nghiệp tuỳ thân.

  3. #3

    Mặc định

    “Vượng báo” (Đài Loan) ngày 4/6 cho biết, Biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Trung Quốc cũng như các nước xung quanh. Cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ, Trung Quốc ngày càng chú ý tới Biển Đông và đang thúc đẩy các hành vi tích cực bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, Trung Quốc đang lâm vào tình thế “đánh không được, đàm không xong, kéo không thể” trong chính sách đối với Biển Đông.

    "Đánh không được” tức là không thể khai chiến, nếu không cho dù thế nào, hình tượng "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc sẽ mất đi và không thể lấy lại, cơ hội phát triển hòa bình của Trung Quốc cũng sẽ không còn. Do vậy, Trung Quốc tuyệt đối sẽ không tuyên chiến nếu chưa bị ép.

    “Đàm không xong” nhằm chỉ việc các nước liên quan thường áp dụng lập trường “không đàm phán” đối với tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Hơn nữa, đàm phán lãnh hải và đàm phán biên giới trên bộ khác rất xa về bản chất, đàm phán lãnh hải liên quan đến lợi ích kinh tế to lớn, do vậy mà càng khó khăn hơn. Phương thức đàm phán còn nhiều tranh cãi, lại thêm sự can thiệp tích cực của Mỹ, tình hình càng trở nên phức tạp. Đàm phán mặc dù là biện pháp cần thiết, song chỉ dựa vào đàm phán sẽ rất khó bảo vệ lợi ích của bản thân. Do vậy, ngoài việc tích cực đàm phán, còn cần phải sử dụng các biện pháp đồng bộ khác.
    “Kéo không thể”, tức không thể để vụ việc kéo dài, trong tình trạng hiện nay, nếu Trung Quốc không bắt tay vào xử lý, sau này xử lý sẽ càng bất lợi và càng phức tạp.

    Hiện trạng chiếm hữu Biển Đông của Trung Quốc hiện vô cùng bất lợi, trong số các đảo (và dải đá ngầm) ở Biển Đông, có đảo Thái Bình (Ba Bình của Việt Nam) do Đài Loan chiếm giữ, các đảo khác đều do Việt Nam chiếm giữ, Trung Quốc chỉ kiểm soát được 8 “dải đá ngầm”. Tiếp đó, toàn bộ trên 1.000 giếng khoan dầu ở Biển Đông hiện nay đều do Việt Nam và các nước khác cùng nhau xây dựng, Trung Quốc không có lấy một giếng. Bên cạnh đó, ngư dân Trung Quốc tác nghiệp trong vùng biển này thường xuyên bị tàu ngư chính các nước khác truy đuổi.

    Do các nhân tố trên, thái độ và hành vi của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông gần đây đã chuyển hướng tích cực hơn, chủ động hơn. Hành vi chủ yếu của Trung Quốc bao gồm 5 hạng mục:

    Thứ nhất, tăng cường bổ sung cơ sở pháp lý cho “đường lưỡi bò”. Nhấn mạnh rằng “đường lưỡi bò” do Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc công bố năm 1947, cộng đồng quốc tế khi đó không có ý kiến khác nào, các nước Đông Nam Á xung quanh cũng chưa từng đưa ra kháng nghị ngoại giao, có nghĩa đã mặc nhận sự tồn tại của “đường lưỡi bò”.

    Trước đó, chính quyền nhà Thanh đã từng cử hải quân đến quần đảo thị sát vào năm 1909 và kéo lên quốc kỳ Trung Quốc ở đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm của Việt Nam), báo cho thế giới biết đã chiếm lĩnh được nó. Mùa thu năm 1946, kháng chiến thắng lợi, Bộ tư lệnh hải quân của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đã cử tàu quân sự đến quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Tháng 11 thu phục đảo Vĩnh Hưng, xây dựng “Bia kỷ niệm Hải quân Trung Quốc thu phục quần đảo Tây Sa”, tháng 12 thu phục “đảo Thái Bình” và đặt hòn đá “đảo Thái Bình quần đảo Nam Sa” ở phía Đông đảo. Tiếp đó, những người đi tiếp nhận đã đến đảo Trung Nghiệp (Thị Tứ của Việt Nam), đảo Tây Nguyệt (đảo Dừa của Việt Nam) và Nam Uy (Trường Sa của Việt Nam), lần lượt dựng bia xác định chủ quyền.

    Thứ hai, lấy cọ sát để thể hiện tính bức thiết của đàm phán. Đối với cách làm của các nước xung quanh như dùng vũ lực chiếm hữu, tăng tốc khai thác, tạo ra sự việc đã rồi, Trung Quốc không ngừng cọ sát để thể hiện tranh chấp, cho thấy đàm phán là hết sức cần thiết, có đàm phán mới có thể tìm ra sự thỏa hiệp. Đối với Trung Quốc, cách làm này ít nhất cũng có thể tránh được thất bại.

    Thứ ba, lấy sức mạnh kiểm soát cọ sát, bảo đảm giải quyết hòa bình. Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự tại Biển Đông, ngoài tàu sân bay Varyag sắp được hạ thủy, Trung Quốc còn không ngừng gia tăng trọng tải cùng trang bị vũ khí cho đội tàu hải chính, trang bị vũ khí cho đội tàu ngư chính đủ năng lực đối kháng với hải quân các nước xung quanh, như vậy mới bảo đảm đủ sức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

    Bốn là, khởi động các hoạt động kinh tế, bảo đảm lợi ích cốt lõi. Cùng với các nước xung quanh thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông trong các lĩnh vực ngư nghiệp, du lịch, thăm dò và khai thác tài nguyên tương lai…, lấy biện pháp kinh tế đối phó biện pháp kinh tế.

    Năm là, khu biệt mâu thuẫn, từng bước giải quyết, xây dựng mô hình điểm, mở rộng hiệu quả. Các bên có tranh chấp ở Biển Đông đều có lợi ích quan trọng của mình, giải quyết tranh chấp có thể áp dụng mô hình “dễ trước khó sau” và “kinh tế trước chính trị sau”. Các nước có mâu thuẫn nhỏ và ít xung đột có thể đàm phán trước, tìm ra lời giải, hình thành mô hình điểm, tích lũy kinh nghiệm rồi mở rộng áp dụng đối với khu vực khác có mâu thuẫn gay gắt hơn.

    Nguồn: Theo Vượng báo
    Anh Tuấn (gt)
    Nhựt nhựt vô thường đáo

    Phương tri mộng lý nhơn

    Vạn ban tương bất khứ

    Duy hữu nghiệp tuỳ thân.

  4. #4

    Mặc định

    Có những thứ không bao giờ cũ
    SVCZ YouTube Player
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

    Hayza, người chết thuyền chìm...
    Trận này VN thiệt hại về người và của nhiều hơn, nhưng để lại những giá trị vô hình mãi về sau!

    Gọi nó là gì cũng được: giá trị tinh thần, linh hồn bất diệt....

    Cho dù ghét thằng hàng xóm, hay cục bộ địa phương ... thì cũng vẫn nhận thấy nhiều người chết trong clip trên là NGƯỜI VIỆT

    Khi xem clip này, có thể mỗi người sẽ có suy nghĩ khác nhau
    Tốt nhất là bớt nhu nhược trong cuộc sống hàng ngày, bớt ca thán những khó khăn, bớt oán trách người khác.
    Những việc định hoàn thành trong 1 tuần thì cố gắng làm xong trong 6 ngày. Một cuốn sách định đọc trong 24h sẽ phải đọc trong 20h
    Kiên quyết ưu tiên dùng hàng Việt (mặc dù vừa đắt vừa kém!)

    Thông tin quốc phòng bây giờ được các cụ để cho phổ biến khá nhiều, nhằm khẳng định lời nói của VN có giá trị trong các cuộc đàm phán


    Chuyện gì xảy ra nếu cuối năm nay, hoặc đầu năm sau, phải đối diện với cái "hàng khủng" này

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/d...oc/6388221.epi



    Địa điểm đặt giàn khoan này vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên theo tờ China’s Global Times (CGT), CNOOC 981 sẽ “giúp Trung Quốc khẳng định sự hiện diện tại khu vực trù phú chưa được khai thác ở phía Nam Biển Đông.” Đây chính là khu vực mà Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền nhưng vấp phải phản ứng từ 4 quốc gia khu vực Đông Nam Á bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

    “Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần” – Giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của Công ty năm 2011.

    Sau đó, ngày 25-3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo “Bất kỳ hành động của quốc gia hay công ty nào thăm dò dầu khí ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc mà không được phép của chính phủ Trung Quốc sẽ bị coi là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, sẽ là trái phép và không hợp lệ”

    Ngoài "50 tỉ tấn dầu thô và 20 nghìn tỉ mét khối khí tự nhiên", thì Biển Đông cũng như mặt tiền ra ngoài, bị bít đường thì còn làm ăn gì nữa :D

    Nếu cảng Cam-Ranh mở dịch vụ hậu cần..., tàu thuyền muốn vào cảng liệu có phải xin phép một tàu sân bay của nước khác không ?

    Không có gì quý hơn độc lập tự do

  5. #5

    Mặc định

    bản chất của nòi hán từ xưa đến nay là vậy : tham lam và đầy dã tâm .

  6. #6

    Mặc định

    IM LẶNG CHƯA HẲN LÀ DO SỢ HÃI. ĐÔI KHI LẠI CHO NGƯỜI KHÁC NẾM CÁI SỢ HÃI CỦA SỰ IM LẶNG???
    VẠN PHÁP TÙY DUYÊN SANH.

  7. #7

    Mặc định

    kẻ nào dám nói yêu là chống lại đảng và bác đấy

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. NIỆM PHẬT THẬP YẾU
    By vietnamese in forum Đạo Phật
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 02-08-2016, 04:12 PM
  2. truyện ma sưu tầm
    By nghichngom85 in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 18-03-2011, 01:38 AM
  3. Khoảnh khắc ngọt ngào
    By dc_bac in forum Tâm sự nhỏ to, chia sẻ, suy ngẫm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 10-03-2011, 02:26 PM
  4. NIỆM PHẬT VÔ TƯỚNG -PHÁP MÔN THIỀN-TỊNH
    By linh_tinh_85 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 22-02-2011, 08:47 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •