Nhìn nhận vấn đề : Ni , Sư hầu đồng .
Có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới lại có sự đặc sắc về văn hóa tín ngưỡng thờ cúng như ở Việt Nam . Chính tại đây có sự pha trộn hết sức đa dạng giữa các tôn giáo ngoại lai với các quan niệm tín ngưỡng nội sinh của dân tộc .
Sự giao thao giữa các nền văn hóa này sẽ xảy ra hai trường hợp :
- Một là sự dung hòa , dẫn đến sự dung dưỡng nhau cùng phát triển .
Hai là : dường như ngay lập tức sẽ nảy sinh những mâu thuẫn gay gắt , cùng với nó là sự cố gắng tiêu diệt lẫn nhau của các cặp phạm trù văn hóa đối nghịch .
Văn hóa , tín ngưỡng nội sinh của dân tộc là một thành phần đại diện cho những tư tưởng , quan niệm của cả dân tộc hay một nhóm cộng đồng đã có lịch sử tồn tại hàng trăm năm hay cả nghìn năm như ở Việt Nam .
- Văn hóa , tôn giáo ngoại lai là thành phần đại diện cho những quan niệm , khái niệm mới tồn tại bên ngoài nền văn hóa nội sinh .
Chính bởi những nguồn gốc tồn tại khác nhau như vậy nên dưới cách nhìn nhận của con người , sự nảy sinh những mâu thuẫn hay sự dung dưỡng lẫn nhau là một xu thế tất yếu .
ở đây 2 xu hướng này được phát triển theo 2 lối suy nghĩ chủ quan của 2 thành phần người , đó là :
- Nhóm người bảo thủ hay còn gọi là những kẻ mê tín , cuồng tín : Họ không thể chấp nhận những khái niệm tâm linh mới , họ luôn tìm cách triệt tiêu những quan điểm đối lập với quan điểm của mình .
- Nhóm người có trình độ giác ngộ tâm tinh cao : Họ sẽ đưa ra những giải pháp hòng nhằm dung dưỡng sự phát triển của cả những khái niệm tâm linh mới và cả những khái niệm tâm linh cũ .
Còn với chúng tôi , những con người theo tư tưởng tâm linh mới cho rằng : Mục đích tối thượng của việc thực hành theo các tôn giáo , đạo lí đó là : Sự giác ngộ .
Sự giác ngộ ấy bao gồm : Sự giác ngộ về tình thương nhân loại , về sự an nhiên tự tại trong mỗi con người , về chân – thiện – mỹ ……
Phải chăng đó là bởi cao hơn các đạo giáo đó chính là chân lí .
Quay trở lại vấn đề như tiêu đề bài viết đã đề cập đến : Ni , sư hầu đồng .
Cùng tìm hiểu các khái niệm :
Các vị sư là đại diện cho một khái niệm tâm linh : Phật đạo , là thứ đạo ngoại đã được du nhập vào Việt Nam .
Hầu đồng : một nghi thức chủ đạo trong tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt hay là một khái niệm tâm linh thuộc : Thánh đạo . Là thứ đạo nội sinh của dân tộc .
Đạo phật có một đặc điểm là luôn đề cao tinh thần từ bi – vô ngã , chính bởi sự độc đáo này đã khiến cho đạo phật dường như có thể dung hòa mọi tôn giáo khác .
Nhưng thật khó có thể làm được điều đó nếu không có sự xuất hiện của các Thánh nhân , các Thánh nhân sẽ đóng vai là người trực tiếp tạo cầu nối giao thoa giữa các nền văn hóa ấy .
Lịch sử cho thấy rằng : Một vị thánh nhân có thể làm nên những điều phi thường mà cả triệu triệu con người khác không thể làm được .
Tôi và bạn được sinh ra vào giai đoạn mà thế giới có nhiều sự chuyển biến mạnh mẽ về mặt tâm linh .
Tôi và bạn từ khi sinh ra đã được thấy các ban thờ thánh – thần khác nhau trong chùa .
Vậy phải chăng đây là một sắp đặt tình cờ hay là sự cố gắng của bậc hiền nhân nào đó ?
Và điều đó có hợp với các qui luật tâm linh không ?
Các bạn thân mến , để đưa vấn đề này ra bình xét , hẳn không phải là việc nên làm của những kẻ phàm phu như chúng ta . Có điều , hẳn những điều đã có lịch sử tồn tại hàng nghìn năm thì sẽ ẩn tảng trong đó những nội dung sâu sắc lắm , và càng đặc biệt hơn khi đó là một phạm trù thuộc lĩnh vực tâm linh .
Các bạn thân mến , Thánh đạo thuộc một trong 5 đạo binh trời mà chúng ta đã từng đươc biết đến , và cả 5 đạo binh trời này đều được thống nhất bởi một thứ chân lý minh triết tối thượng : từ bi – vô ngã .
Đó cũng là điều dẫn chúng ta đến sự biết : Rằng tại sao các đạo binh : Thần đạo – thánh đạo – tiên đạo đều phải qui ngưỡng trước chân lí từ bi – vô ngã của Phật đạo .
Từ đây , những đệ tử của Thánh đạo hay bất một chi đạo nào khác sẽ không còn thắc mắc rằng tại sao đoạn đường cuối cùng của họ sẽ phải đi chính là phật đạo .
Dĩ nhiên , tôi sẽ không có sự phủ nhận bất kì một tôn giáo , tín ngưỡng nào khác , hay chỉ là may mảy có sự phân biệt cao thấp giữa những tôn giáo khác nhau . Đơn giản rằng , tôi chỉ muốn nói với mọi người : Trên con đường tâm linh mà bạn đã và đang trải qua , bạn sẽ chọn cho mình những phương tiện khác nhau để tiến bước , nhưng đoạn đường cuối cùng mà bạn sẽ phải đi qua trước khi để bạn có thể trở về với đấng thiêng liêng cao cả của mình , bằng phương tiện để bạn có thể đạt được điều đó , đó là sự từ bi – vô ngã .
Có người cho rằng : Việc một người chọn cho nhiều nhiều pháp môn khác nhau để tu tập có thể dẫn đến những hậu quả tai hại cho sự tái sinh sau này .
Cụ thể như là một phật tử hầu đồng hay nghiêm trọng hơn là vấn đề ni sư hầu đồng .
- Nhìn nhận về khía canh của Thánh đạo : Hẳn là các vị Thánh thần sẽ rất hoan hỉ khi đệ tử của các ngài đang hướng tới thứ chân lí từ bi – vô ngã tối thượng mà ngay cả chính các ngài cũng đang hướng theo .
Ở đây một số bạn có suy nghĩ rằng : Quyền trời phép phật là như thế nào ? Có câu : Phật tổ giải đồng . Vậy tại sao một người đã qui y phật tại sao vẫn phải hầu đồng ?
Phải chăng , ngay từ đầu đã có sự sai lầm trong cách nhìn nhận vấn đề : rằng phật và thánh không hề có sự liên quan , nợ bên thánh thì trả Thánh , nợ bên phật sẽ phải trả phật .
Nếu chúng ta không có cái nhìn nhận chính xác và thích hợp trong câu hỏi này , vấn đề không được sáng tỏ , thì e rằng điều tôi đã từng được nghe từ các bà đồng cốt : ‘’ mày trả nợ Thánh chưa xong mà chạy theo phật là các Thánh vật chết ‘’ sẽ còn khiến nhiều người khác hoang mang lo sợ hơn nữa .
Các bạn thân mến : Quả vị thánh đạt được khi các linh hồn có sự tu tập qua rất nhiều kiếp sống nhân sinh , những yếu tố như : tam cương , ngũ thường ….đều đã được xác lập , đặc biệt hơn là tinh thần quên thân mình vì tha nhân là một yếu tố xác quyết quan trong bậc nhất của bậc Thánh .
Vì vậy , với tinh thần đó , thì khái niệm ‘’nợ – trả nợ – đòi nợ ‘’giữa kẻ phàm phu – và bậc thánh là điều phi lí vậy .
Như vậy , khái niệm nợ phật – nợ thánh đã được xóa bỏ . chúng ta cần hiểu , khái niệm nợ ở đây chính là : nợ giữa con người với con người , nợ cha mẹ , anh em , bạn bè , các loài phi nhân …..cao hơn là nợ trời , nợ đât .
còn với chư vi phật Thánh thì là chúng ta mang ơn .
Dưới góc độ tâm linh , chúng ta sẽ thấy có nhiều nguyên nhân để dẫn đến các trường hợp một phật từ phải hầu thánh : Các bạn nhớ cho , tôi chỉ dùng cụm từ : một vài trường hợp để diễn tả điều này .
Rõ ràng , điều này chỉ xảy ra rất cục bộ :
+ cục bộ trong phạm vi cả nước : xảy ra ở miền bắc
+ cục bộ ở miền bắc : xảy ra chỉ ở vài trường hợp là các ni , sư .
Trước hết chúng ta quan sát thấy rằng đạo phật và đạo mẫu dường như là chi phối toàn bộ đời sống tâm linh ngoài bắc . và đạo Mẫu cũng chỉ phát triển cực thịnh ở miền bắc .
Nếu như ở miền Nam có sự phát triển rất đa dạng của các đạo phái , cùng với sự phát triển ấy là sự hiển lộ quyền phép một cách rất thực tế của các tông phái , khiến cho sự phát triển của đạo cũng như đức tin của con người ngày càng gia tăng . Nhưng dường như bao trùm nên tất cả các tông phái đó chính là tư tưởng của đạo phật .
Ngoài bắc , đạo Phật được biết đến chủ yếu là sự phát triển của phái tịnh độ tông nên vì vậy sự hiển lộ quyền phép của đạo Phật với đời sống thực tế đang còn rất ít , dường như các thứ quyền phép linh hiển ấy được người đời biết đến nhiều hơn là ở các vị Thánh , Mẫu . Còn với đạo phật , sự linh hiển ấy dường như là một thứ mơ màng , ít thực tế . Điều này cũng dễ nhìn thấy từ những lễ hội thuộc tứ phủ và của đạo phật được tổ chức hàng niên tại miền bắc .
Sự mong muốn , hướng con người đến nẻo đường từ bi – vô ngã sẽ phải thực hiện bằng cách nào với những con người có tư tưởng quá thực dụng như vậy ?
Các bạn ạ , các bạn đừng ngạc nhiên khi tôi nói rằng : Tôi và bạn cũng chỉ là một con cờ trong tay áo chư vị .
Và xin các bạn hãy cố gắng hiểu được lời tôi sau đây :
Tôi nói rằng : các vị sư , ni hầu đồng cũng là một con cờ trong tay áo chư vị . Những con cờ mang trong mình sứ mệnh lớn lao .
Đã đến lúc những con cờ này được đưa ra , đưa ra để nhằm thực hiện tâm nguyện cứu độ chúng sinh lớn lao của chư vị .
Việc các ni , sư hầu đồng sẽ phá tan đi rất nhiều hoài nghi đang tồn tại trong chúng ta bấy lâu nay :
- Theo thánh không được theo phật .
- Quyền phép thuộc về các Thánh , chư phật chỉ ‘’ ngồi nhìn ‘’
Như vậy , các bạn chớ đem sự thiếu hiểu biết của mình để đem vấn đề sư , ni hầu đồng để cho rằng : Quyền phép các Thánh lớn hơn của Phật , mà cho rằng qui y phật cũng không thể thoát khỏi việc hầu Thánh .
Và ở đây một lần nữa , chúng ta thấy được một sự nhích lại hơn nữa giữa phật đạo và thánh đạo trong tư tưởng mỗi con người .
- Nhìn nhận dưới góc độ phật đạo :Một số bạn cho rằng : Đức phật đã dạy : qui y phật không qui thần , thánh , ma , quỉ . Chiếu theo điều đó thì việc ni , sư hầu đồng là đã vi phạm môn qui .
Tôi còn nhớ đức phật có dạy rằng : ‘ Đừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó thường nghe nhắc nhở đến luôn. Đừng tin tưởng điều gì mà điều đó là một tập tục đã qua cả ngàn xưa để lại. Đừng tin tưởng những điều sáo ngữ hay bất cứ một điều gì mà người ta thường nói đến nhiều quá. Đừng tin tưởng bất cứ điều gì, dù cho điều đó là bút tích của thánh nhân xưa để lại bảo ta phải tin. Đừng tin một điều gì dù điều đó ở dưới mãnh lực của ông thầy hay nhà truyền giáo. Tất cả những sự thật, theo suy nghiệm riêng của mình và sau khi xác nhận rõ ràng, phù hợp với lẽ phải, tạo thành hạnh phúc riêng cho mình và hạnh phúc cho tất cả mọi người thì chính đó là sự thật và ta cố gắng sống theo sự thật ấy"
Như vậy , trước mỗi sự việc đưa ra , chúng ta luôn phải biết dùng lí trí để quán xét sự phải trái của sự việc ấy rồi mới đưa ra kết luận .
Trở lại với vấn đề đức phật đã đưa ra , tôi đã thử dùng lí trí của mình quán xét và đưa ra nhận định như sau : việc ngài đưa ra lời răn dạy như vậy là hoàn toàn hợp lí : vì rằng các vị Thánh , thần đang thuộc tam giới , chưa thoát khỏi lục đạo luân hồi , vì vậy các vị ác thần , quỉ mị sẽ rất có thể sẽ gây trở ngại cho con đường tu tập của chúng ta . Đặc biệt khi giữa chúng ta và họ có sự thỏa thuận mua – bán . Những tham vọng , dục vọng , danh vọng , có thể trở thành những mối đe dọa liền kề rất nguy hiểm cho những người tu khi có sự hiệp ước với ma quỉ .
Tôi là người có duyên với mật tông đã khá lâu , bản thân tôi đã có thời gian thực hành ngũ bộ chú . Ngũ bộ chú là tâm chú của các chư phật , bồ tát . ở đây chúng ta đã thấy sự tự nguyện hộ trì chánh pháp đối với những người tu của tất cả các vị : chư thần , chư thánh , chư thiên , quỉ dạ xoa , rồng …………..
Hay như trong pháp môn dược sư , người hành trì có được sự hộ pháp của tất thảy 12 vị đại tướng dược xoa cùng tất thảy 7000 quyến thuộc của mỗi vị đại tướng dược xoa
Vậy thì trước sự phát nguyện hộ trì chánh pháp sâu rộng của các bậc thần , thánh , ma , quỉ ấy thì chúng nên có thái độ ra sao để thể hiện mình là một người học phật ?
Chúng ta sẽ đem lòng khinh mạn mà đối đãi với họ , vì họ cũng là những kẻ đang còn tham , sân , si ư ?
Ồ , tôi dám chắc là bạn sẽ không làm như vậy rồi .
Các bạn thân mến , mặc dù khi chúng ta tu tập theo một pháp môn nào đó , tương ứng với pháp môn đó , chúng ta sẽ nhận được sự hộ trì của các vị đã phát nguyện hộ trì chánh pháp . Cùng với sự tinh tấn hay lười biếng của người tu , về sau sẽ có thêm những vị khác nữa đồng hành cùng người đó , đó có thể là những linh hồn hữu duyên , những ma quỉ , oan nghiệt , thiên ma …..
Sự đồng hành này , có được , bởi những gì phát sanh ra từ chính tâm của người tu tập .
Như vậy , dù là có phát nguyện nương theo hay không nương theo thì chính cái tâm của người tu sẽ quyết định tất cả , chứ đó không phụ thuộc quá nhiều vào hành động nương theo kia . Bởi vậy , ở một góc độ tâm linh , dù muốn hay không người tu sẽ luôn có những người bạn vô hình đồng hành .
Với những người tu không mảy may mưu cầu lợi ích , danh lợi cho cá nhân mình , chỉ dốc lòng cầu đạo , thì tự thân sẽ được các thiện thần đã phát nguyện hay chưa phát nguyện hộ trì chánh pháp ủng hộ . Còn những vị tu vì mưu cầu lợi dục bản thân thì cho dù người đó có phát nguyện nương theo quỉ thần hay không thì quỉ thần cũng tự nhiên mà tìm tới họ , đâu cần họ phải kêu cầu hay thờ cúng quỉ thần .
Và càng nguy hiểm hơn nếu người đó có sự hiệp ước với ma quỉ ,tà thần ….
Như vậy , chúng ta đã rút ra được cho mình những kết luận rồi : Đức phật lo sợ rằng : Khi đối diện ma quỉ tà thần , sẽ khiến căn bệnh lợi dục trong mỗi con người bùng cháy , khiến họ có những sự thỏa thuận sai lầm với ma quỉ , tà thần …nên Ngài khuyên các đệ tử của mình không nên phát nguyện qui theo các loài này . Nhưng chúng ta đã hiểu , với một đức tin sáng suốt , một tinh thần cầu đạo kiên quyết thì bản thân chúng ta sẽ có được sự ủng hộ và đồng hành của tất cả các loài : người , thần , ma , quỉ , rồng ………trên con dường tu tập của mình , cho dù là chúng ta mong muốn hay không . Đó giống như một qui luật khách quan vậy .
Vì vậy , nếu các bạn không coi những điều trên là một sự ngụy biện thì hãy xem đó như là một phương pháp hoằng dương phật pháp của chư vị vậy . một phương pháp đưa những giá trị từ bi – vô ngã đến với những cái đầu cuồng tín – mê tín .
Còn với tôi , tôi suy nghĩ rằng : tùy duyên mà bạn có thể chọn cho mình một pháp tu thích hợp , bạn cũng có thể song hành tu tập nhiều pháp môn , đó là việc của bạn . nhưng việc bạn phải làm là tím thấy trong những pháp môn đó những giá trị giác ngộ minh triết và thực hành theo . Còn nếu bạn lo cho sự tái sinh sau này của mình thì hãy yên tâm rằng : Với những giá trị giác ngộ minh triết mà bạn đã có trong tay , bạn có thể tự chọn cho mình một cõi đi về , ở đó các vị thánh – phật – chúa – tiên – những vị đại diện cho sự từ bi – vỗ ngã sẽ luôn dang tay mà đón nhận bạn như những người mẹ đón đứa con trở vê sau bao ngày xa cách ………….
Chúc các bạn sống đẹp đời – tốt đạo .
Nam mô thất câu chi phật mẫu chuẩn đề !
Đệ tử : Vạn Lợi - Đàm Quang Vinh