Nên thuộc câu này trước đã:

ĐẠO VIỄN ky thời THÔNG ĐẠT lộ DIÊU hà nhựt HƯỜN trình.




a. NGÀY HUỲNH ĐẠO:

Thuộc lòng bài này:

Chánh, Thất khởi Tý, Nhị, Bát Dần.

Tam, Cữu nguyên lai cước tại Thần (Thìn)

Tứ, Thập tu tri Ngọ thượng khởi,

Ngũ ngoạt, Thập nhứt tịnh cư Thân.

Lục, Thập nhị ngoạt khởi ư Tuất.

Huỳnh đạo vi tường, hắc đạo chân.

CHÚ THÍCH:

Tháng giêng và tháng bảy khởi chữ ĐẠO tại cung Tý, VIỄN tại cung SỬU ... mỗi cung mỗi chữ theo chiều thuận đếm suốt 12 cung.

Tháng hai, tháng tám khởi chữ ĐẠO tại cung Dần ...

Tháng ba, tháng chín khởi chữ ĐẠO tại cung Thìn ...

Tháng tư, tháng mười khởi chữ ĐẠO tại cung Ngọ ...

Tháng năm, tháng mười một khởi chữ ĐẠO tại cung Thân ...

Tháng sáu, tháng mười hai khởi chữ ĐẠO tại cung Tuất ...

đều theo chiều thuận mỗi cung mỗi chữ để tìm ngày của mình đã chọn trong lịch coi có trúng vào ngày Huỳnh đạo không? (Hể trúng vào chữ có bộ Sước là ngày Huỳnh đạo mà trật là không phải).

Thí dụ: Tháng 5 ngày Mẹo, có phải là ngày Huỳnh đạo không?

Ta thấy tháng 5 và tháng 11 đều khởi chữ ĐẠO tại cung Thân, rồi mỗi cung mỗi chữ theo chiều thuận, đến tới cung Thìn (tức là ngày Mẹo mà ta đã chọn) thì dừng lại, ta thấy ngày Mẹo nhằm chữ DIÊU là ngày Huỳnh đạo (tốt).

Ở đây cung Tý tức ngày Tý, cung Sửu tức là ngày Sửu.

b. GIỜ HUỲNH ĐẠO:

Thuộc lòng bài này:

Dần, Thân gia Tý, Mẹo, Dậu: Dần,

Thìn, Tuất tầm Thìn, Tý, Ngọ=Thân.

Tỵ, Hợi thiên can tầm Ngọ vị.

Sửu, Mùi tùng Tuất định THỜI chân.



Ở trước là căn cứ theo tháng mà khởi tìm ngày Huỳnh đạo, còn đây thì y theo ngày mà khởi tìm giờ Huỳnh đạo.

Như câu:”Dần, Thân gia Tý, Mẹo, Dậu, Dần”, ta nên biết: Dần, Thân là ngày, Tý là giờ; Mẹo, Dậu là ngày, Dần là giờ.

Ngày Dần ngày Thân khởi chữ ĐẠO tại cung Tý, ngày Mẹo ngày Dậu khởi chữ ĐẠO tại cung Dần (cung Tý là giờ Tý, cung Dần là giờ Dần) còn ba câu trong bài cũng một ý, nên tự tìm mà hiễu.

Thí dụ: Ngày Dần giờ Mẹo có phải giờ Huỳnh đạo không?

Ta có câu:”Dần, Thân gia Tý ...” vậy ta hô chữ ĐẠO tại cung Tý, theo chiều thuận, đếm tới cung Mẹo (cũng là giờ Mẹo) nhằm chữ Thời, chữ thời không phải là giờ Huỳnh đạo.

Một thí dụ nữa: Như ngày Mẹo giờ Mùi tính xem?

Ta khởi chữ ĐẠO tại cung Dần (Mẹo, Dậu, Dần) tính tới cung Mùi thấy nhằm chữ ĐẠI, là giờ Huỳnh đạo (tốt).

CHÚ Ý:

Như: ngày 21 tháng 5 âm lịch năm Đinh Mão là ngày Bính Thân.

Tháng 5 thì khởi chữ ĐẠO tại cung Thân, thế là ngày Thân, Dậu, Tý, Sửu, Mẹo, Ngọ là ngày Huỳnh đạo rất tốt.

Còn ngày Thân thì đếm chữ ĐẠO tại cung Tý, thế là giờ Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất là giờ Huỳnh đạo rất tốt.

Nhưng tháng 5 ngày Thân phạm ngày Sát chủ, không dùng được.